Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(SKKN mới NHẤT) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy bài 13 công dân với cộng đồng môn giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1.
2.2.

2.3.
2.4
3
3.1.
3.2.

Nội dung
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Thực tiễn khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
giảng dạy bài 13 “ Công dân với cộng đồng” GDCD lớp 10
ở trường THPT
Biện pháp thực hiện thảo luận nhóm trong giảng dạy bài 13
“Cơng dân với cộng đồng” GDCD lớp 10 ở trường THPT Ba
Đình


Kết quả thực nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2
3
3
4

5
13
16
16
16

0

TIEU LUAN MOI download :


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục là yêu cầu cấp thiết trong đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Chất lượng, hiệu quả của giáo dục

phụ thuộc vào việc xác định mục đích, yêu cầu giảng dạy, chọn lựa nội dung,
hình thức tổ chức dạy học của giáo viên. Có rất nhiều phương pháp dạy học, bao
gồm cả phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại. Sử
dụng phương pháp nào là trọng tâm, kỹ thuật dạy học nào là thên chốt của bài
dạy phụ thuộc vào nội dung kiến thức, năng lực học tập của học sinh và khả
năng của giáo viên. Trong hệ thống các phương pháp đang sử dụng hiện nay,
phương pháp thảo luận nhóm chiếm ưu thế hơn cả và được vận dụng phổ biến
trong các nhà trường.
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông đang nằm ở giai đoạn có nhiều biến
động, tâm lí thích khám phá, khơng muốn sự áp đặt từ người khác mà phải tự
mình tìm tịi, sáng tạo. Các em vừa muốn hịa mình vào tập thể để học tập lẫn
nhau, vừa muốn khẳng định khả năng của mình trước bạn bè. Điều này hồn
tồn phù hợp với yêu cầu của các hình thức thảo luận nhóm với các kĩ thuật dạy
học hiện đại. Cho nên, khi áp dụng thảo luận nhóm được đa số học sinh hưởng
ứng với thái độ tích cực, hợp tác chặt chẽ.
Bộ môn Giáo dục công lớp 10 ở trường trung học phổ thông là môn học
vừa khô, vừa dài, vừa khó bởi tính trìu tượng khái qt hóa cao, địi hỏi vừa phải
có óc tưởng tượng, vừa phải có vốn hiểu biết chung, vốn sống phong phú. Môn
học này chỉ được phát huy hiệu quả khi áp dụng hình thức thảo luận nhóm. Ở đó
học sinh sống với chính cuộc sống thật của mình để từ đó súy ra kiến thức lý
luận chung và soi vào cuộc sống để hình thành quan điểm, thái độ đúng.
Trong thực tế, việc áp dụng phương pháp này cịn nhiều khó khăn cả về
nhận thức, cách thức đến điều kiện vật chất, trang thiết bị, tổ chức thực hiện.
Khi áp dụng giáo viên cịn tỏ ra lúng túng trong cả hình thức phân nhóm, lựa
chọn câu hỏi để tổ chức thảo luận. Trong khi đó, mơn học vốn đã khó, học
sinh ngại học, vẫn cịn quan niệm là mơn học phụ lại càng làm cho các em xa
rời môn học hơn.
Qua thực tiễn vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, bước đầu tơi đã đúc
kết được một số kinh nghiệm. Vì vậy, tơi chọn vấn đề: Vận dụng phương pháp
thảo luận nhóm trong giảng dạy bài 13 “Công dân với cộng đồng” môn Giáo

dục công dân lớp 10 ở trường THPT làm đề tài nghiên cứu.Nhằm đáp ứng một
phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà nghành giáo dục đang
thực hiện nói chung và của mơn Giáo dục cơng dân nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lí luận của thảo luận trong giảng dạy GDCD.

1

TIEU LUAN MOI download :


- Những thuận lợi, khó khăn trong vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm để giảng dạy GDCD ở trường THPT Ba Đình hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp khoa học cho việc vận dụng thảo luận nhóm
trong giảng dạy bài 13 “Công dân với cộng đồng” môn GDCD lớp 10 ở trường
THPT Ba Đình.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Cách thảo luận nhóm trong giảng dạy bài 13 “Cơng dân với cộng đồng”
mơn GDCD lớp 10 ở trường THPT Ba Đình năm học 2019 - 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong phạm vi của một đề tài SKKN, tôi sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, lịch sử và lơgic, thống kê,
phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá.

2

TIEU LUAN MOI download :


2. NỘI DUNG

2.1.Cơ sở lí luận.
2.1.1. Phương pháp và phương pháp thảo luận nhóm.
Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, phương pháp là cách thức, quy trình,
biện pháp tiến hành để đạt được mục tiêu đề ra. Phương pháp chính là hình thức
vận động của sự vật nhằm làm cho nội dung của sự vật biến đổi. Theo quan
điểm của triết học Mác - Lê nin, sự biến đổi của hình thức sự vật đến một giới
hạn nhất định thì làm biến đổi nội dung của sự vật. Phương pháp dạy học
(PPDH) là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ
chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội
nội dung bài học.
Trong lý luận dạy học, có rất nhiều phương pháp, trong đó có thể có 2 hệ
thống phương pháp: truyền thống và hiện đại. Phương pháp dạy học truyền
thống như: trực quan, thuyết trình, đàm thoại; phương pháp dạy học hiện đại
như: vấn đáp tìm tịi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, theo dự án.
Phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi
trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi
học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học
sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có
liên quan đến nội dung bài học.
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy hiện
nay. Bởi vì chương trình sách giáo khoa hiện nay của bộ môn GDCD hầu như
kiến thức đã cập nhật khá đầy đủ, tồn diện. Vì vậy, cần phải có phương pháp tổ
chức dạy học phù hợp để cuốn hút học sinh, phát huy vai trị chủ động, tích cực
trong tìm hiểu, khai thác kiến thức của các em. Mặt khác, thực hiện thảo luận
nhóm có tác dụng rèn luyện kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng tư duy độc lập
sáng tạo và kỹ năng tự học, nghiên cứu.
Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu thế trong dạy học, nhất là đối
tượng học sinh bậc trung học phổ thơng. Phương pháp này vừa có tác dụng khai
thác tối ưu các phương pháp dạy học truyền thống, vùa phát huy các phương
pháp dạy học hiện đại và đặc biệt là tận dụng mọi khả năng của kĩ thuật dạy học

tích cực hiện nay. Góp phần làm cho tiết học sinh động, vui vẻ, nhẹ nhàng, tất cả
học sinh đều làm việc. Thảo luận nhóm tạo ra mối quan hệ tương tác đồng thuận
giữa thầy và trò, rèn cho các em kĩ năng hợp tác tập thể, hỗ trợ nhau giữa các
thành viên trong việc tìm hiểu kiến thức. Ưu thế nổi trội của thảo luận nhóm là
vừa phát huy hiệu quả vai trị trí tuệ tập thể, vừa khẳng định được vị trí của cá
nhân. Trong suốt q trình học tập một năm, ít nhất học sinh được làm trưởng
nhóm để tổ chức thảo luận và trình bày kết quả trước lớp một lần. Cho nên, vị trí
của cá nhân đặc biệt này tạo ra được sự đoàn kết, thấu hiểu, hỗ trợ nhau trong
học tập. Vì thế thảo luận nhóm cịn được gọi là hình thức dạy học phân hóa
nhằm tích cực hóa q trình học tập của học sinh.
3

TIEU LUAN MOI download :


2.1.2. Các bước tiến hành thảo luận nhóm
Có 4 bước tiến hành thảo luận nhóm:
Bước 1: Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung
cấp thông tin, định hướng cho việc thảo luận và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho
từng nhóm.
Bước 2: Thảo luận nhóm: Từng nhóm ngồi từng cụm với nhau để dễ dàng
trao đổi ý kiến, giáo viên dễ dàng quan sát, động viên nếu cần trong khi cả nhóm
đang thảo luận. Nhóm trưởng có nhiệm vụ thu thập các ý kiến trong nhóm để
báo cáo
Bước 3: Thảo luận lớp: các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có
thể thảo luận với nhau để đi đến kết luận.
Bước 4: Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học.
2.2. Thực tiễn khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy
bài 13 “Công dân với cộng đồng” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Ba
Đình.

2.2.1. Những thuận lợi
Các em học sinh đã làm quen với phương pháp thảo luận nhóm ở các mơn
học và các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở bậc THCS. Đây thực chất là
hoạt động trao đổi bài, thể hiện ý chí cá nhân trong giờ học được tổ chức có mục
đích. Thơng qua các hoạt động nhóm các em thi đua bọc lộ, thể hiện hiểu biết
của mình trước các bạn trong nhóm. Phương pháp thảo luận nhóm góp phần làm
cho giờ học sinh động, gây hứng thú, kích thích tư duy, tính tích cực chủ động
sáng tạo của học sinh. Phương pháp này phù hợp với chương trình GDCD lớp
10, phần 2: Công dân với đạo đức.
Giáo viên giảng dạy môn GDCD của nhà trường đã được tập huấn nhiều
đợt về đổi mới phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học hiện đại. Tổ chun
mơn trên cơ sở đó đã triển khai cho thành viên trong tổ, nhóm chun mơn, tổ
chức thực nghiệm trong các giờ học, trong các đợt thao giảng, hội giảng. Vì vậy
giáo viên đã quen thuộc với phương pháp thảo luận nhóm. Đối với trường THPT
Ba Đình, giáo viên GDCD có thuận lợi là phong trào phong trào soạn giảng theo
tinh thần đổi mới phương pháp được triển khai sâu rộng. Nhà trường có đủ cơ sở
vật chất như máy tính, máy chiếu đa năng, phịng học bộ môn, các phương tiện
dạy học hiện đại trang cấp khá đầy đủ cho các lớp. Do đó, giáo viên có nhiều
thuận lợi trong việc thảo luận nhóm cho học sinh.
2.2.2. Những khó khăn
Một bộ phận học sinh quan niệm đây là mơn học phụ, tâm lí học sinh ngại
học GDCD, đơi khi học cịn mang tính chất đối phó.Vì lí do đó, giáo viên khơng
hứng thú khi vận dụng phương pháp này trong giảng dạy.
Về công tác tổ chức lớp học: Các giờ học chủ yếu thảo luận theo một hình
thức đơn điệu là phân nhóm theo tổ, chưa chú ý đến các đối tượng khác như sở
4

TIEU LUAN MOI download :



thích, năng lực, giới tính, nhóm bàn hay địa bàn sinh sống. Phân cơng tổ trưởng
người đại diện trình bày kết quả thảo luận thường chú trọng đến một vài em có
năng lực học khá mà ít để ý các em tự bình bầu hay cử đại diện hoặc thực hiện
luân phiên. Lâu rồi các em không đủ tự tin để trình bày hay nhận xét.
Về phạm vi và mức độ kiến thức cần tìm hiểu: Các giờ học có sử dụng thảo
luận nhóm chỉ mới dừng lại ở mức độ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức ở
trong sách giáo khoa mà ít chú ý đến ý thức, thái độ, khả năng vận dụng kiến
thức của học sinh vào đánh giá, nhận xét các tình huống trong thực tiễn đời
sống. Do đó, học sinh cảm thấy học bộ môn xa rời cuộc sống, không thấy được
giá trị của đạo đức đối với cuộc sống của con người. Đây là phần khó trong
chương trình vì học sinh thiếu trải nghiệm, thiếu chủ động và do đó giáo viên tỏ
ra ngại khi thực hiện phần này.
Về câu hỏi: Hệ thống câu hỏi chuẩn bị cho thảo luận chưa phân định các
mức độ dễ, trung bình, khó, rất khó để phù hợp với năng lực của từng nhóm và
từng lớp ở các trình độ tương ứng của mỗi lớp. Do vậy, khi thảo luận, có lớp
trình bày rất tốt song có lớp không đáp ứng được yêu cầu.
2.3. Biện pháp thực hiện thảo luận nhóm trong giảng dạy bài 13 “Cơng dân
với cộng đồng” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Ba Đình.
2.3.1. Tìm hiểu học sinh, phân nhóm lớp
Đầu năm học, giáo viên bộ mơn cần tìm hiểu học sinh về: số lượng học
sinh, giới tính, địa bàn sinh sống, năng lực học tập bộ môn, hiểu biết xã hội, tính
cách, vị trí chỗ ngồi, cán bộ lớp, chi hội thanh niên, cán sự bộ mơn, tổ trưởng, tổ
phó, sở thích nhóm cá nhân…Trên cơ sở tìm hiểu để phân nhóm sao cho số
thành viên các nhóm tương đối đều nhau. Thơng thường, với lớp 45 học sinh thì
mỗi tổ có thể từ 10-11 em. Theo Điều lệ, mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 đến 2 tổ
phó. Căn cứ phân nhóm:
+ Theo tổ của lớp: thành 4 nhóm, nhóm trưởng vừa là người tổ chức cho
nhóm thảo luận, vừa là người đại diện trình bày và điểm của tổ được tính cho
nhóm trưởng. Vì vậy, nhóm trưởng thực hiện luân phiên để có điểm kiểm tra
miệng trong sổ ghi đầu bài

+ Theo dãy bàn: Mỗi lớp có 2 dãy bàn dọc theo lớp, mỗi dãy có 6 bàn, mỗi
bàn có 3-4 học sinh. Vì vậy, có thể chia thành 4 nhóm hoặc 2 nhóm. Nếu 4
nhóm thì cứ 3 bàn liền nhau là một nhóm, nếu 2 nhóm thì mỗi dãy bàn dọc theo
lớp là một nhóm. Nhóm trưởng do các nhóm đề xuất căn cứ điểm số mà người
đó chưa đạt ở các kỳ thảo luận trước.
+ Theo giới tính: Nếu lớp có số nam, nữ tương đương thì có thể chia thành
nhóm nam và nữ, nếu số nam nữ q chênh lệch thì khơng thực hiện được tiêu
chí này.
+ Theo năng lực: Nhóm năng lực thấp, trung bình, cao hoặc phân nhóm
năng lực ở dạng thơng hiểu, vận dụng, tổng hợp nhận xét, đánh giá.
5

TIEU LUAN MOI download :


+ Theo sở thích: Có thể bằng câu hỏi trắc nhiệm dưới dạng đúng sai, trả lời
ngắn hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân trước một tình huống cụ thể, giáo viên có
thể phân thành các nhóm sở thích khác nhau như: Nhóm sở thích tại sao?, Nhóm
sở thích như thế nào?, Nhóm sở thích ý nghĩa tác dụng?, Nhóm sở thích trách
nhiệm tơi và chúng ta?, …Đặc trưng của nhóm sở thích “Tại sao” chính là việc
làm rõ ngun nhân, “Như thế nào” là quá trình diễn biễn, “ý nghĩa tác dụng” là
nêu “vai trò và trách nhiệm của tôi, chúng ta” là nêu trách nhiệm của mỗi người
trước mục tiêu, nhiệm vụ mà bài học đặt ra. Đây là q trình thống nhất trong
tồn bộ nội dung bài học.
+ Theo nhóm địa bàn sinh sống: Nga Sơn có 3 vùng: vùng đồng chiêm
trũng, vùng đồng màu và vùng cói. Tùy theo số học sinh cụ thể mỗi vùng trong
lớp để phân nhóm phù hợp. Vùng chiêm trũng gồm các xã Nga Thắng, Ba Đình,
Nga Vịnh, Nga Trường, Nga Lĩnh, Nga Thiện, Nga Thạch; vùng cây màu là các
xã Nga Yên, Nga Mỹ, Thị Trấn, Nga Hải, Nga Trung, Nga Hưng, Nga Nhân,
Nga An, Nga Thành; vùng cói và biển gồm Nga Thủy, Nga Thanh, Nga Liên,

Nga Tân, Nga Bạch, Nga Điền, Nga Tiến, Nga Thái, Nga Phú. Đặc trưng của
học sinh vùng cói là đại đa số theo đạo Thiên chúa, do đó tâm lý học sinh hướng
thiện, tin tưởng vào các giá trị chuẩn mực của con người và xem đó là biểu
tượng thiêng liêng. Học sinh vùng màu chịu ảnh hưởng nhiều của triết lý phật
giáo, coi trọng tôn ti trật tự, phép tắc chuẩn mực của gia đình. Học sinh vùng
chiêm trũng giao thoa giữa văn hóa tơn giáo đạo phật với đạo Thiên Chúa và
một phần là ý chí của khởi nghĩa Ba Đình. Phân chia nhóm này rất có ý nghĩa
khi dạy phần cơng dân với đạo đức.
Việc phân nhóm là cần thiết và tùy vào mỗi bài để chọn nhóm cho phù hợp.
Khi tổ chức nhóm cần rất linh hoạt trong 1 tiết và giữa các tiết nhằm tạo ra
khơng khí sinh động cho bài học, tạo không gian mở để phát huy hiệu quả năng
lực sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, trong 1 tiết nên chọn 1 hoặc cùng lắm là 2
hoạt động nhóm là vừa, khơng nên q lạm dụng vào hình thức này.
Việc phân nhóm để thảo luận chính là một hình thức dạy học phân hóa mà
các nhà trường đã và đang thực hiện. Thực hiện điều này sẽ tạo ra mối quan hệ
tương tác hợp lý, hiệu quả, phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng học sinh
trong việc khai thác kiến thức bài học và cũng phát huy khối đồn kết nhất trí
trong tập thể. Điều này cũng tạo ra sản phẩm giáo dục đa dạng, phù hợp yêu cầu
của lao động sản xuất và nhân cách công dân trong xã hội.
2.3.2. Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện để lên lớp
Đồ dùng cho các nhóm thảo luận gồm:
- Tranh ảnh, mơ hình, mẫu vật
- Bút lông, thước kẻ, compa, giấy A0-A3, nam châm hút bảng từ để treo
tranh.
- Máy tính để trình triếu các đoạn video, tranh ảnh mô phổng
- Sách giáo khoa, phấn màu và các phương tiện khác
6

TIEU LUAN MOI download :



Các đồ và phương tiện một phần do giáo viên chuẩn bị, một phần giao cho
các nhóm tự chuẩn bị. Trước khi đến tiết thảo luận, giáo viên phải yêu cầu học
sinh phải chuẩn bị phương tiện và các nội dung liên quan đến câu hỏi để học
sinh chuẩn bị trước. Chỉ khi nào có đủ các điều kiện nêu trên thì mới có khả
năng tổ chức thảo luận thành cơng.
Phương tiện để thảo luận giáo viên có thể đăng kí với bộ phận phụ trách
thiết bị để mượn trước.
2.3.3. Soạn giáo án trước khi lên lớp
Khi soạn giáo án phải xác định những vấn đề sau đây:
- Mục tiêu hoạt động của nhóm
- Chia nhóm theo hình thức nào
- Câu hỏi thảo luận cho các nhóm
- Thiết bị cần dùng cho mỗi nhóm
- Dự kiến tình huống xảy ra và hướng giải quyết
- Học sinh phải chuẩn bị những gì
- Soạn giáo án cho phù hợp với thảo luận nhóm
- Chuẩn bị những phương án dự phịng
2.3.4. Tổ chức thực hiện
Theo thời lượng phân phối chương trình, bài 13 “Công dân với cộng đồng”
GDCD lớp 10 được chia làm 2 tiết (tiết 24 và tiết 25), mỗi tiết giáo viên thực
hiện thảo luận nhóm ở một nội dung kiến thức với cách thức khác nhau.
2.3.4.1. Phân nhóm theo địa bàn sinh sống trong giảng dạy tiết 24, bài 13
GDCD Lớp 10: Cơng dân với cộng đồng.
Cách phân nhóm này giúp học sinh ở các địa bàn sinh sống gần nhau sẽ có
nét tương đồng về phong tục, tập quán, nếp sống cũng như cách ứng xử theo
truyền thống đạo đức của dân tộc trong nội dung của bài học.
Sau khi làm rõ khái niệm cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc
sống của con người, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận tìm hiểu về truyền
thống nhân nghĩa của dân tộc Việt nam. Ở nội dung này giáo viên vừa sử dụng

phương pháp thảo luận nhóm đồng thời kết hợp lồng ghép tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh, sử dụng cơng nghệ thơng tin bằng phương pháp trực quan thơng qua
các hình ảnh để làm rõ nội dung bài học.
- Ra câu hỏi thảo luận: Nhân nghĩa là một truyền thống đạo đức của dân tộc
ta, em hiểu thế nào về những giá trị cơ bản của truyền thống đạo đức ấy. Theo
em một con người nhân nghĩa là một con người như thế nào, chúng ta phải làm
gì để thực hiện tốt truyền thống nhân nghĩa?
- Hình thức tổ chức thảo luận: Thảo luận bằng kỹ thuật mảnh ghép
- Tổ chức thực hiện:
+ Bước 1: Thực hiện nhóm chuyên gia

7

TIEU LUAN MOI download :


Để trả lời câu hỏi này, chia lớp thành nhóm theo bàn, mỗi nhóm, giáo viên
phát cho 3 tờ giấy A4 có đánh số tương ứng với 3 tờ: tờ 1, tờ 2, tờ 3. Mỗi nhóm
lại chia thành 3 nhóm nhỏ và mỗi nhóm nhỏ trả lời một câu hỏi tương ứng:
Nhóm nhỏ 1: Thế nào là nhân nghĩa? nhân nghĩa có vai trị như thế nào đối
với cuộc sống của con người?
Nhóm nhỏ 2: Em hãy chỉ ra biểu hiện nhân nghĩa ở Việt Nam? cho ví dụ
minh họa?
Nhóm nhỏ 3: Chúng ta cần làm gì để giữ gìn truyền thống nhân nghĩa của
dân tộc?
Cho các nhóm nhỏ viết kết quả thảo luận vào giấy A4.
+ Bước 2: Thực hiện mảnh ghép các nhóm nhỏ
Lớp 10D năm học 2019 – 2020: có 43 học sinh, trong đó số học sinh vùng
đồng chiêm chũng có 12 em, vùng màu, Thị Trấn có 15 em, vùng cói, biển có 16
em. Vì số học sinh tương đối đều nên chia thành 3 nhóm với tên gọi tương ứng:

Trống trận, Từ Thức, Dưa hấu đỏ. Học sinh nhóm nhỏ 1 sẽ về nhóm Trống trận,
nhóm nhỏ 2 về nhóm Từ Thức, nhóm nhỏ 3 về nhóm Dưa hấu đỏ. Học sinh tự
sắp xếp vị trí ngồi theo nhóm đã chia. Các nhóm tự cử nhóm trưởng theo tiêu chí
đã nêu trên. Các nhóm nhỏ trình bày ý tưởng của mình và nhóm tranh luận,
thống nhất nội dung trả lời.
- Các nhóm trình bày kết quả. trình bày đến đâu, giáo viên ghi kết quả đó
lên bảng
- Các nhóm tranh luận: Nhóm 1đặt câu hỏi cho nhóm 2, nhóm 2 đặt câu hỏi
cho nhóm 3 và nhóm 3 đặt câu hỏi cho nhóm 1.
- Giáo viên nhận xét ưu, nhược trong câu trả lời của các nhóm.
Nội dung kết luận:
Kết quả các nhóm trình bày, giáo viên kết luận nêu rõ 3 nơi dung cơ bản về
Nhân nghĩa, vai trò của nhân nghĩa trong cuộc sống của con người, biểu hiện
nhân nghĩa ở Viêt Nam và việc thực hiện nhân nghĩa của mỗi học sinh - cơng
dân chúng ta. Đây chính là phần kiến thức học sinh cần nắm trong bài học.
- Giáo viên lồng ghép giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua câu
chuyện “ Một lần hành quân với bác” do giáo viên chuẩn bị. Mục đích qua
câu chuyện để học sinh thấy được:
+ Bác Hồ là một tấm gương lớn về nhân nghĩa.
+ Bác yêu thương, chăm sóc mọi người.
+ Bác vị tha, không cố chấp với người bị lầm lỗi, biết hối cải.
+ Bác kinh trọng, biết ơn những người có cơng với nước và biết ơn những
người đã giúp đỡ mình.
- Giáo viên cho học sinh xem và giới thiệu cho học sinh những hình ảnh
ở phụ lục - ảnh và đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì khi xem những hình ảnh
trên?
8

TIEU LUAN MOI download :



Phụ lục - ảnh :

Anh Trần Hữu Hiệp (SN 1988, ở Thanh Hóa) đã nhường áo phao
và cứu sống 4 người trong vụ chìm tàu thảm khốc ở Cần Giờ TP HCM
ngày 2-8-2013, đã được công nhận là liệt sỹ (ảnh: Lê Hiếu).

Các chiến sĩ công an huyện Thuận Nam - tỉnh Ninh Thuận tham gia
hiến máu nhân đạo (ảnh: doanthanhnienninhthuan.org.vn)
9

TIEU LUAN MOI download :


Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 3 giúp người dân di dời người
và tài sản trong mùa mưa lũ. Ảnh: Trần Kiên
Những hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống đại dịch
COVID-19 ở Việt Nam.

10

TIEU LUAN MOI download :


Trưởng khoa Cấp cứu BV Bệnh Nhiệt đới TW: "Tất cả các bác sỹ khi tham gia
chống dịch đều xác định mình có nguy cơ nhiễm COVID-19" (ảnh: kenh14.vn)

Bác sĩ viết đơn xin ra tuyến đầu chống dịch COVID-19. (ảnh: nongnghiep.vn)

Cán bộ chiến sĩ của Trường quân sự tỉnh Hòa Bình trực tiếp mang khẩu phần

ăn vào mỗi bữa cho từng người dân khu cách ly, phòng chống COVID-19.
11

TIEU LUAN MOI download :


(ảnh: Trọng Đạt-TTXVN)

Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội (ảnh: congdoanhanoi.org.vn)
2.3.4.2. Phân nhóm theo sở thích trong giảng dạy tiết 25, bài 13 GDCD Lớp
10: Công dân với cộng đồng.
Phương pháp này được áp dung cho nội dung mục c. hợp tác.

12

TIEU LUAN MOI download :


- Giáo viên nêu có 4 câu hỏi: Vì sao, như thế nào, ý nghĩa tác dụng, trách
nhiệm của tôi và chúng ta? Chia lớp theo 4 nhóm bằng hình thức đặt thứ tự số
bàn trong lớp từ dãy bàn 1 đến dãy bàn 12 để phân nhóm theo thứ tự:
+ Từ bàn 1 đến bàn 3: Nhóm câu hỏi vì sao?
+ Từ bàn 4 đến bàn 6: Nhóm câu hỏi như thế nào?
+ Từ bàn 7 đến bàn 9: Nhóm câu hỏi ý nghĩa, tác dụng?
+ Từ bàn 10 đến bàn 12: Nhóm câu hỏi trách nhiệm của tơi và chúng ta?
Học sinh nào thích nhóm nào thì tự đăng ký đến bàn của nhóm đó. Nếu số
người trong các nhóm chênh lệch quá nhiều về số lượng, giáo viên yêu cầu lớp
điều chỉnh cho hợp lý.
- Ra câu hỏi thảo luận: Hợp tác có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Nhóm 1: Vì sao phải đẩy mạnh hợp tác?
Nhóm 2: Hợp tác thể hiện như thế nào?
Nhóm 3: Hợp tác có ý nghĩa gì?
Nhóm 4: Mỗi người cần có nghĩa vụ gì để thực hiện hợp tác?
- Phát giấy A4, bút dạ cho các nhóm
- Các nhóm chuẩn bị 3 - 5 phút
- Lần lượt các nhóm trình bày, Giáo viên gọi 4 học sinh cùng lên viết nội
dung câu trả lời lên bảng theo 4 cột
- Các nhóm tranh luận về câu trả lời, bổ sung, chỉnh sửa
- Giáo viên nêu nhận xét ưu, nhược trong câu trả lời của từng nhóm, bổ
sung chỉnh sửa phù hợp.
Nội dung kết luận:
- Vì sao hợp tác: Một cá nhân có nhiều nhu cầu mà bản thân không tạo ra
được tất cả các điều kiện, do đó cần hợp tác để thỏa mãn nhu cầu vật chất và
tinh thần.
- Thể hiện hợp tác: Cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhang, hiểu biết về mọi
nhiệm vụ của nhau, sẵn sáng giúp đỡ, chia sẻ.
- Ý nghĩa: Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất. Đem lại chất lượng và
hiệu quả cao trong hoạt động và lao động, là phẩm chất quan trọng của người
lao động mới.
- Trách nhiệm: Hiểu đúng tầm của hợp tác,. Hịa mình trong tập thể. Tìm
biện pháp, hình thức tổ chức hợp tác hiệu quả.
Đây chính là kiến thức của nội dung bài học hợp tác mà học sinh cần nắm.
2.4. Kết quả thực nghiệm.
Qua thời gian thực nghiệm vận dụng phương pháp thảo luận nhóm với việc
áp dụng các hình thức kĩ thuật dạy học hiện đại, tơi thu được một số kết quả sau:
Thứ nhất: So với trước đây và những lớp học cùng thời điểm chưa áp dụng,
Số học sinh làm việc trong giờ học đông hơn. Hầu hết học sinh đều động não
suy nghĩ, đưa ra ý tưởng, bổ sung, tranh luận để tìm ra kiến thức. Trung bình
13


TIEU LUAN MOI download :


mỗi giờ học có 15% học sinh được phát biểu. Học sinh tỏ ra hứng thú với môn
học, say mê suy nghĩ, tìm tịi để thể hiện vị trí của mình.
Thứ hai: Giờ học sinh động hơn, khơng gian mở hơn dưới cá hình thức
khác nhau. Nếu như trước đây và hiện nay ở các lớp chưa áp dụng, các em chỉ
được thảo luận theo tổ thì bây giờ sự hợp tác giữa các em đa dạng hơn. Các em
được rèn luyện kỹ năng cá nhân như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng điều hành,
kỹ năng trình bày, kỹ năng logic, kỹ năng tranh luận 1 vấn đề, kỹ năng giải
quyết tình huống…
Thứ ba: Xây dựng cho học sinh lối sống hòa nhập, với cộng đồng, tinh thần
hợp tác, khả năng giao tiếp, tinh thần đoàn kết, sự phối hợp hiểu biêt về tinh
thần, trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên từ đó tạo ra những giải
pháp mới cho mọi vấn đề khó khăn.
Thứ tư: Kết quả học tập cao hơn
Sau khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm ở lớp 10D, tơi chọn lớp 10E
- hai lớp có chất lượng đầu vào ngang nhau để đối chứng, thông qua bài kiểm tra
15 phút như sau:
Đề bài:
Câu 1( 7 điểm): Tình huống.
Ơng A và ơng B là hàng xóm của nhau. Mấy hơm trước, đàn gà nhà ông A
sang bới nát vườn rau nhà ông B. Trong lúc nông giận, bà B đã ném chết một
con gà nhà ông A. Vợ chồng ông A tiếc con gà, vợ ông B tiếc vườn rau nên hai
bên quay ra lời qua tiếng lại cãi nhau, không ai chịu nhường ai, Sau khi đi làm
về và tìm hiểu rõ đầu đuôi sự việc, ông B khuyên nhủ vợ nên binh tinh. Tối hơm
đó ơng B đã chủ động sang nói với vợ chồng nhà ơng A “Em sang chơi và xin
lỗi hai bác chuyện hôm chiều, Em mong hai bác thơng cảm ho vợ em cơ ấy vừa
sót vườn rau vừa tiếc cơng chăm bón bấy lâu nay, nên nông giận mất khôn đã

khiến hai bác phải phiền lịng. Gia đình em sẽ đền cho hai bác con gà khác. Con
gà, mớ rau cũng rất quý nhưng làm sao q bằng tình nghĩa xóm riềng tối lửa tắt
đèn có nhau của hai gia đình chúng ta được”.
GV hỏi: Theo em, cách xử sự của ơng B có phải là nhu nhược không? Tại sao?
Câu 2(3điểm): Đánh dấu (X) vào các câu đúng với hoạt động hợp tác?
Hoạt động
A. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể do xã hội, nhà trường và
địa phương tổ chức
B. Học nhóm cùng các bạn trong lớp
C. cùng bàn bạc để tìm ra hướng đi chung cho phong trào tập thể
của lớp.
D. Tham gia quét dọn vệ sinh nơi ở vào ngày cuối tuần cùng mọi

Hợp tác

14

TIEU LUAN MOI download :


người ở khu dân cư.
E. Việt Nam và Nhật Bản kí kết để phát triển giáo dục.
Đáp án.
Câu 1:
Gợi ý trả lời: Cách xử sự của ông B trong trường hợp trên khơng phải là
nhu nhược, vì đó là cách xử sự có nghĩa, có tình, thể hiện sự tơn trọng, nhường
nhịn đối với những người xung quanh, làm cho tình nghĩa xóm làng trở nên bền
chặt.
Câu 2:
Các đáp án đúng của hợp tác là: B,C,E.

Kết quả điểm kiểm tra 15 phút của hai lớp:
Nội dung
Chưa vận dụng
thảo luận nhóm
Vận dụng thảo
luận nhóm

Lớp

Sĩ số

10 E

39

10D

43

Điểm
giỏi

12.5

Tỉ lệ %
Điểm
Điểm
trung
khá
bình


Điểm
yếu
kém

70.0

25.0

5.0

81.0

6.5

0

Kết quả cho thấy lớp 10 E không vận dụng phương pháp thảo luận nhóm,
chỉ dạy theo phương pháp thơng thường.Các em học sinh còn thiếu kỹ năng vận
dụng kiến thức, chủ động liên hệ giải quyết vấn đề trong một tình huống đặt ra,
trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học, cũng như trả lời các câu hỏi khi kiểm
tra đánh giá, vì vậy kết quả khơng cao.
Từ thực nghiệm, tơi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Muốn giờ học bộ môn sinh động, hiệu quả, cuốn hút học sinh phải
đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đến thảo luận
nhóm và tăng cường kỹ thuật dạy học tích cực, áp dụng cơng nghệ thông tin
hiện đại vào giảng dạy. Muốn thảo luận nhóm thành cơng phải chuẩn bị cơng
phu, có trách nhiệm, người giáo viên phải tâm huyết với bộ môn, với học trị.
Tăng cường cơng tác tự học, tự nghiên cứu chuyên môn.
Hai là: Trước khi tổ chức thảo luận, cần phải có tiêu chí phân nhóm nhằm

tạo ra nhiều loại hình nhóm khác nhau, chọn lựa nội dung, câu hỏi thảo luận,
hình thức và kỹ thuật trong thảo luận. Trong tổ chức phải linh hoạt, nhạy bén,
vừa chú trọng các mối quan hệ trong nhóm, vừa phải đề cao vai trị, vị thế của
từng cá nhân trong nhóm, trong lớp.

15

TIEU LUAN MOI download :


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm có ý nghĩa quan trọng trong giảng
dạy bộ môn GDCD trong giai đoạn hiện nay. Thảo luận nhóm tạo ra cơ hội để
tận dụng các hình thức kỹ thuật dạy học tiên tiến, tích cực nhằm phân hóa học
sinh trong dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin của học sinh trong
học tập, đồng thời qua thảo luận nhóm cũng tăng cường sự giao lưu, hợp tác, hỗ
trợ lẫn nhau giữa các em học sinh.
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy bài 13: Công dân
với cộng đồng, GDCD lớp 10 ở trường THPT Ba Đình trong năm học vừa qua.
Tơi đã giúp cho các em học sinh tự tìm tịi, khai thác kiến thức thức không chỉ ở
trong sách giáo khoavề một số truyền thống đạo đức của dân tộc mà còn giúp
các em biết liên hệ mật thiết với những việc làm, hành động và hình ảnh cụ thể
về việc làm tốt của con người việt nam qua các thế hệ. Bồi dưỡng cho các em tư
tưởng, tình cảm, niềm tin váo cuộc sống, sự say mê, hứng thú trong học tập bộ
môn GDCD. các em thấy bôn môn GDCD gần gũi với đời sống hơn, tự tin hơn
trong học tập.
Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng phải căn cứ vào thực tiễn: Nội dung
cấu trúc bài học, đối tượng học sinh, điều kiện thiết bị, phương tiện và cả trạng
thái tâm lí của cả thầy và trị trong giờ học. Dạy học nói chung, vận dụng

phương pháp dạy học nói riêng là một nghệ thuật, trong đó lịng u nghề, say
mê nhiệt huyết của người thầy sẽ thổi bùng niềm đam mê, khát vọng học tập của
trò, để đạt kết quả cao trong giáo dục.
3.2. Kiến nghị.
Giảng dạy là hoạt động quan trọng của người giáo viên và trong hoạt
động của mỗi nhà trường. Do đó, người giáo viên phải ln tìm tịi phương
pháp dạy học để đạt kết quả cao. Muốn vậy tôi rất mong được sự quan tâm
sát sao hơn nữa của Ban giám hiệu nhà trường đối với bộ môn Giáo dục
công dân, sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo Sở Giáo dục và
đào tạo Thanh hóa, trang bị cung cấp thêm cho chúng tôi điều kiện về cơ sở
vật chất, tư liệu, tài liệu, băng, đĩa, hình ảnh …phù hợp với bộ mơ. Có được
như vậy, tơi tin rằng bài giảng về mơn Giáo dục cơng dân sẽ khơng cịn khơ
khan, cứng nhắc, trừu tương nữa mà trái lại hấp dẫn và sinh động hơn nhiều,
để đạt hiệu quả cao trong giáo dục.
16

TIEU LUAN MOI download :


Trên đây là ý kiến chủ quan của tơi, vì trong thời lượng nhất định sáng kiến
này rất eo hẹp, cho nên tôi thiết nghĩ rằng sẽ không tránh khỏi hạn chế và thiếu
sót. Kính mong được các đồng nghiệp đóng góp ý kiến, đặc biệt là đồng nghiệp
cùng chuyên môn Giáo dục công dân, để tôi thực hiện tốt hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 07 năm 2020
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân, không copy của người khác.
Người viết sáng kiến


Nguyễn Thị Luân.

17

TIEU LUAN MOI download :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lí luận dạy học mơn Giáo dục công dân ở trường PTTH - Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999.
2. Thiết kế bài dạy học Giáo dục công dân theo chuẩn kiến thức kĩ năng Nhà xuất bản Đại học Huế năm 2014.
5.Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục
công dân trường THPT, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nôi năm 2011
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng
môn GDCD ở trường THPT.
4.Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy
học môn GDCD cấp THPT, Hà Nội năm 2012
5. Vũ Đình Bảy (Chủ biên) Trần Quốc Cảnh, Đặng Xuân Điều: Học và
thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Giáo dục công dân 10, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, Đà Nẵng năm 2011

18

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH

VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
********
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Luân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Ba Đình.
STT

1.

2.

3.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
Kết quả
xếp loại
đánh giá xếp
loại
Hội đồng
KHGD
Nghành - cấp
Loại C
tỉnh.

Một số ý kiến về kĩ
năng đặt câu hỏi trong
giảng dạy một số bài
pháp luật - chương trình

GDCD ở trường THPT.
Kĩ năng đặt câu hỏi
Hội đồng
trong một số bài giảng
KHGD
Giáo dục cơng dân ở Nghành - cấp
trường THPT.
tỉnh.
Tích hợp giáo dục kĩ
Hội đồng
năng sống vào giảng
KHGD
dạy một số bài pháp Nghành - cấp
luật lớp 12 ở trường
tỉnh.
THPT Trần Phú.

Năm học
đánh giá
xếp loại

2003 - 2004

Loại C

2006 - 2007

Loại C

2014 - 2015


19

TIEU LUAN MOI download :


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM TRONG
GIẢNG DẠY BÀI 13 “CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG” MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Nguyễn Thị Luân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD.

THANH HOÁ NĂM 2020

20

TIEU LUAN MOI download :


21

TIEU LUAN MOI download :




×