Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(SKKN mới NHẤT) vận dụng kiến thức vật lí lớp 10 vào đời sống thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.05 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.....................................................................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................................
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..........................................
2.2. Thực trạng về việc vận dụng kiến thức vật lí 10 vào thực
tiễn ở trường THPT ...........................................................................................
2.3. Các giải pháp để ứng dụng kiến thức vật lý lớp 10 vào thực
tiễn cuộc sống
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..................................................................................
3.1. Kết luận .. ............................................................................................................
3.2. Kiến nghị. .........................................................................................................

Trang
1
1
1
2
2
2
2

TIEU LUAN MOI download :

3
4
19
19


20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 1.
Những năm gần đây giáo dục phổ thông ở nước ta đạt nhiều kết quả nổi
bật, chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, các điều kiện giáo dục như đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kĩ thuật không ngừng được củng cố, chủ trương xã
hội hóa giáo dục đang phát huy tác dụng và góp phần quan trọng làm cho giáo
dục trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Chất lượng giáo dục tuy không ngừng được tăng lên nhưng vẫn còn thấp
so với yêu cầu phát triển của đất nước; cơ cấu xã hội giữa các vùng, miền còn
chưa hợp lí, một số nơi cơ sở vật chất cịn nghèo nàn, lạc hậu….[3].
Để góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đầu
tiên tôi phải nâng cao chất lượng dạy mơn vật lí của mình.
Với trách nhiệm của một người giáo viên vật lí tôi luôn trăn trở về về chất
lượng học tập của học sinh, những suy nghĩ, tâm tư, sự hứng thú của học sinh
với bộ mơn vật lí. Và tơi đã nhận thấy một thực trạng đáng buồn đó là sự yếu
kém của đa số học sinh phổ thông hiện nay trong việc vận dụng kiến thức vật lí
đã học vào cuộc sống của chính mình, học chưa đi đơi với hành. Sau khi rời
khỏi lớp học rời quá trình học các kiến thức của các em như biến mất. Thực tế
cho thấy rằng có những em học sinh học rất giỏi, điểm tổng kết mơn lí rất cao
nhưng chưa một lần gặp các hiện tượng vật lí trong tự nhiên mà đặt ra câu hỏi
hay thắc mắc vì sao có hiện tượng đó. Nhiều em thuộc lịng kiến thức sách giáo
khoa nhưng lại khơng vận dụng kiến thức đó trong cuộc sống hàng ngày của
mình.
Vốn là một mơn học thực nghiệm vật lí gắn kết chặt chẽ với đời sống con
người, những hiện tượng vật lí ln đặt ra cho chúng ta những câu hỏi cần giải
thích. Khi đã giải thích được ta có thể giả thích được nhiều vấn đề khác liên
quan. Các em học sinh THPT ln thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh

mình. Nếu các em biết đưa kiến thức bài học vào cuộc sống sẽ giúp các em thấy
được niềm vui, thấy được lợi ích thiết thực của việc học mơn vật lí, nó khơng
cịn xa lạ với các em, làm cho các em muốn học, u thích mơn vật lí hơn. Khi
đó các em sẽ tự học, tự tìm tịi,tự khám phá, có hứng thú trong học tập vì thế
tiết học khơng cịn khơ khan, cứng nhắc. Vì các lí do trên tơi đã mạnh dạn nêu
sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng kiến thức vật lí lớp 10 vào đời sống thực
tiễn”. Tuy các giải pháp của mình cịn mang tính rời rạc nhưng tôi hy vọng sẽ
phần nào khắc phục được thực trạng trên.
1.2. Mục đích nghiên cứu.

Nhiều người cho rằng vật lí là một mơn học rất khơ khan, kiến thức cịn
mang tính áp đặt. Nhưng thực chất mơn vật lí là môn học rất quan trọng, là môn
nghiên cứu những hiện tượng xảy ra gần gũi trong cuộc sống hàng ngày.
Với đề tài “Vận dụng kiến thức vật lí lớp 10 vào đời sống thực tiễn”
tôi giúp các em cảm thấy hứng thú khi học mơn vật lí. Khi được học và làm việc
với sự say mê , hứng thú dù gặp điều kiện khó khăn các em cũng vẫn cảm thấy
1

Trong trang này: Mục 1.1: Đoạn “ Những năm ……lạc hậu” TKTL số 3;
đoạn tiếp theo: “ Để góp phần …..thực trạng trên” do tác giả viết. Mục 1.2 do tác giả viết.

TIEU LUAN MOI download :

1


thoải mái và cố gắng đạt được kết quả cao. Các em sẽ vận dụng kiến thức vật lí
sau mỗi bài học đề giải thích các hiện tượng vật lí chúng ta có thể gặp hàng
ngày, hàng giờ.


Có thể rèn luyện cho học sinh có được một cách học để tiếp thu bài nhanh
nhất , hình thành tư duy logic khoa học cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong đề tài này tơi sẽ nghiên cứu chương trình vật lí lớp 10 cơ bản và tìm
những ứng dụng thực tế có liên quan.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: phân tích đưa ra vấn đề, sau đó thâu
tóm làm cho bản chất được bộc lộ rõ ràng.

Phát huy tính tích cực, tinh thần tự giác trong học tập của học sinh.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp quan sát, đánh
giá thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, điều tra thông tin.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
Giáo dục học sinh là một việc làm khó khăn và phức tạp, địi hỏi người
giáo viên ln có sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Tất cả sự cố gắng và nỗ lực
của chúng ta sẽ là cái chìa khố cho các em bước sang một cuộc đời mới với sự
nhìn nhận tích cực về thực tế và có ý thực rèn luyện để đạt tiêu chuẩn của con
người mới xã hội chủ nghĩa.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải đổi mới phương pháp giáo dục,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực sáng tạo, kích thích
tính tự học, tự nghiên cứu, của học sinh; phải biết kết hợp lí thuyết và thực hành,
khơng tách rời kiến thức trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Như một nhà
triết học người Đức đã từng nói: “Lý thuyết là màu xám, thực tiễn cây đời
mãi mãi xanh tươi”. Hay câu nói của Leonardo da Vinci : “Tri thức chưa có
sức mạnh chừng nào chưa được áp dụng”. “ Khoa học rỗng tuếch và đầy
sai lầm nếu không sinh ra từ Thực nghiệm” – Yogi Berre. Đúng vậy, nếu kiến

thức giảng dạy ở nhà trường không được lồng ghép, tích hợp, liên hệ cụ thể
bằng thực tế phong phú, sống động của đời sống muôn màu muôn vẻ, không vận
dụng vào cuộc sống thì mãi chỉ là lí thuyết, là vấn đề sách vở mà thôi.
Hơn nữa, trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đặt ra cho
nghành giáo dục những nhiệm vụ vô cùng to lớn. Sản phẩm của giáo dục ngày
nay là những con người năng động, có tri thức tiên tiến, những con người biết
tạo ra những giá trị mới để giải quyết những vấn đề nhiều mặt trong đời sống xã
hội và kinh tế của địa phương mình. Người thầy phải hướng tới việc tạo điều
kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc cho học sinh làm quen
với những vấn đề vật lí trong cuộc sống.
2.2. Thực trạng ở trường THPT trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.
Kiến thức vật lí 10 các em đã học 7 chương. Mỗi chương được thể hiện
bằng nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, với các cách tiếp cận kiến thức khác
nhau. Những tưởng rằng, với một kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế cuộc sống

TIEU LUAN MOI download :

2


của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hồn tồn có khả năng làm chủ được
kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức của các em trong đời sống thực tế ở
chính gia đình mình, việc giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung
quanh các em chỉ là “ vấn đề đơn giản”… Nhưng thực tế đã khơng như những gì
chúng ta mong đợi [3].
Ở trường THPT (nơi tôi đang giảng dạy) sau khi học xong kiến thức vật lí
10: các định nghĩa chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều,
chuyển động tròn đều, các định luật Niu Tơn…..các em đã được định nghĩa
chính xác. Thế nhưng khi giáo viên đặt câu hỏi: Lấy thêm một ví dụ về chuyển
động thẳng đều, chuyển động thẳng nhanh dần đều một số em lại lúng túng.

Nhiều học sinh khơng giải thích được hiện tượng gần gũi trong đời sống: Tại sao
khi đi xe máy dưới trời mưa, ta lại có cảm giác những giọt mưa không rơi theo
phương thẳng đứng mà theo phương xiên (khi khơng có gió)? Hay vì sao các
vận động viên đua xe phải nghiêng xe nhiều đến vậy khi phải qua những đoạn
đường vòng?
Những kiến thức của các em vẫn còn nằm yên trong trang vở và chưa
được “đánh thức” chúng dậy làm hành trang tốt trong cuộc sống của các em
bây giờ và sau này.
Vậy nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu?
Theo tôi nguyên nhân thứ nhất là kiến thức trong các bài q dài. Giáo
viên khơng có đủ thời gian liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được. Nếu
có liên hệ cũng chỉ mang tính chất liệt kê, thơng báo.
Bên cạnh đó trong sách giáo khoa bài tập định tính và câu hỏi liên hệ thực tế rất
ít, khơng đa dạng, phong phú và không thật sự gần gũi với thực tế hàng ngày
của các em. Như câu nói của William Blake : “ Người học, học mãi mà không
thực hành cũng giống như người cày, cày mãi mà chẳng gieo trồng ”.
Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung
và kiến thức vật lí nói riêng ở một số trường vẫn tiến hành theo lối “ thông báo –
tái hiện”, với tâm lí ngại cho học sinh tiếp xúc với thí nghiệm sợ hư hỏng, phiền
tối . Do khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị nhiều trường
còn “dạy chay” chưa sử dụng đổi mới phương pháp dạy học.
Một nguyên nhân khác cũng đóng vai trị quyết định đó là sự chủ quan
của giáo viên đứng lớp, nhiều giáo viên chưa chuẩn bị bài giảng tốt, mang tính
thụ động , thiếu bài tập định tính, thiếu phương tiện nghe nhìn.
Học sinh thì đa số các em vẫn cịn thói quen học vẹt, xem q trình học là
quá trình ghi nhớ, thuộc bài.
Mặt khác cách kiểm tra đánh giá hiện nay cũng chưa quan tâm nhiều đến
tính thực tiễn. Giải quyết thực trạng trên như thế nào? Đó là một vấn đề khó.
Mong rằng với các giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm này chúng ta sẽ cải
thiện được vấn đề trên.

2.3. Các giải pháp vận dụng kiến thức vật lí lớp 10 vào thực tiễn cuộc sống.
2

Trong mục 2.2: Đoạn “ Kiến thức….mong đợi” TKTL số 3; đoạn tiếp theo tác giả viết.

Người giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình. Thầy cơ phải luôn
cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau mới hơn tiết trước. Sau một

TIEU LUAN MOI download :

3


tiết học học trò tiếp thu được nhiều tri thức bổ ích, tạo sự đam mê, học hỏi,
khám phá tự tin, khẳng định mình.
Thầy cơ biết cuốn học trị vào trị chơi học tập sẽ lấp hời gian chết, trị
khơng cịn thời gian nói chuyện, chơi đùa, buồn ngủ,… trong giờ học.
Giáo dục học sinh là một nghệ thuật, người thầy đứng trên bục giảng đóng
vai tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, các khán giả là học trò. Bài giảng là
một món ăn nếu nhàm chán học trị sẽ bỏ ăn - bỏ học.
Vì vậy người thầy phải tâm huyết với nghề, phải đầu tư thời gian, công
sức của mình vào bài giảng trước khi lên lớp. Giáo viên phải gây được sự tị mị
về vấn đề mình sắp trình bày. Do vậy vấn đề phải mới lạ và gây hứng thú với
học sinh.
2.3.1. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc nêu một tình huống thực tế
liên quan đến bài học vào phần đặt vấn đề vào bài.
Nêu một tình huống thực tế có liên quan đến bài học cho lời giới thiệu bài
mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ. Có thể đặt vấn đề
bằng câu hỏi khơi hài hay câu hỏi bình thường mà học sinh gặp hàng ngày
nhưng cũng tạo cho học sinh sự chú ý khi học bài mới.

2.3.2. Vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống ngay khi đang học
nội dung bài hoặc sau khi học xong từng phần nội dung của bài 3.
“ Chỉ tri thức được áp dụng mới giữ lại được trong tâm trí ”[3]. Sau
khi học xong mỗi phần của bài học giáo viên nêu các câu hỏi liên quan đến thực
tiễn xung quanh đời sống hàng ngày. Cách nêu các câu hỏi định tính như vậy
làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học, tăng tính hấp dẫn
của bài học, đồng thời cũng giao cho học sinh các câu hỏi thực tiễn liên quan,
khi đó học sinh hứng thú tìm tịi và giúp học sinh nhớ kiến thức.
2.3.3. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng các câu hỏi liên quan thực
tiễn cuộc sống.
Đây cũng là một giải pháp quan trọng nhằm khắc sâu kiến thức và ý thức
học bài ở nhà của các em. Khi bài học quá dài, giáo viên sợ không lồng ghép hết
nội dung thực tế vào bài thì sẽ lồng ghép bằng cách giao câu hỏi về nhà.
Một số học sinh học thuộc lòng kiến thức trong sách giáo khoa một
cách áp đặt thì rất khó thuộc. Nhưng khi tìm hiểu các hiện tượng thực tế thì lại
rất say mê. Người giáo viên phải biết phát huy tính tự giác, tìm tịi của các em
mà khơi dậy niềm đam mê trong mỗi học sinh. Qua đó củng cố lại nội dung bài
học một cách có hiệu quả nhất.

Hệ thống các câu hỏi định tính vận dụng kiến thức vật lí lớp 10 vào
thực tiễn cuộc sống :
Bài 1- VL10: Chuyển động cơ
3

Đoạn “ Người giáo viên……..khi học bài mới” của mục 2.3.1 là của tác giả viết; Trong mục
2.3.2: Đoạn “ Chỉ tri thức….tâm trí ” tham khảo TKTL số 3; đoạn tiếp theo tác giả viết.

Câu 14: Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương người ta dùng những
tọa độ nào? [1].


TIEU LUAN MOI download :

4


Vận dụng: Ở phần cách tìm vị trí của vật trên quỹ đạo
Bài 5 - VL10 : Chuyển động tròn đều.
Câu 1: Để các tia nước từ bánh xe đạp khơng bắn vào người đi xe, phía trên
bánh người ta gắn những cái chắn bùn. Khi đó phải gắn cái chắn bùn như thế
nào? [3].
Áp dụng: Khi học phần: Đặc điểm của véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn
đều.
Trả lời: Phải gắn cái chắn bùn sao cho mép dưới cắt đường tiếp tuyến đi qua
điểm thấp nhất của bàn đạp với mép trước của bánh xe.
Bài 6 - VL10: Tính tương đối của chuyển động . Cơng thức cộng vận
tốc.
Câu 1: Tại sao ngồi trên xe chạy nhanh ta thường thấy gió thổi vào mặt ngay cả
khi trời lặng gió? [3].
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt vấn đề vào bài mới.
Trả lời: Vì chuyển động có tính tương đối, nếu ta chuyển động với vận tốc v
trong một lớp khơng khí đứng n thì cũng có thể xem ta đứng n và lớp khơng
khí chuyển động với vận tốc v theo chiều ngược lại, nghĩa là khi ta chuyển động
càng nhanh thì gió thổi vào ta với vận tốc v càng lớn.
Câu 2: Tại sao khi đi xe máy hoặc ơ tơ trong mưa, ta thường có cảm giác các
giọt mưa rơi nghiêng ( hắt vào mặt ta) ngay cả khi trời trời lặng gió? [3]. 
v 23
Trả lời:
Gọi
là vận tốc của mưa so với đường.
là vận tốc của mưa so với xe.

là vận tốc của xe so với đường.

Cơng thức cộng vận tốc:

v
12 hình vẽ.
Mặt khác
vng góc với
nên
là đường xiên như
v13
Áp dụng: Câu hỏi này sử dụng ngay khi học xong công thức cộng vận tốc.
Bài 10 - VL10 : Ba định luật NiuTown
Câu 1: Tại sao khi lấy đà trước ta nhảy được xa hơn là đứng tại chỗ nhảy ngay?
[3].
Trả lời: Trong trường hợp này chuyển động theo quán tính được cộng thêm vào
chuyển động do việc đẩy người rời khỏi mặt đất.
Áp dụng: Khi củng cố định luật I NiuTon
Câu 2: Một hành khách ngồi trên xe khách cho biết: lúc đầu xe ít khách khi qua
đoạn đường xấu, xe bị xóc làm cho hành khách trên xe rất khó chịu. Nhưng khi
xe đơng khách, đi qua những đoạn đường xóc cảm giác lại êm hơn rất nhiều? Lí
giải tại sao? [3].
4

Trong Bài 1- Câu 1:TKTL số 1; Bài 5 – câu 1; Bài 6 – câu 1, câu 2; Bài 10- câu 1, câu 2
được tham khảo TLTK số 3.

Trả lời : Theo định luật II NiuTon nếu lực không đổi gia tốc tỉ lệ nghịch với
khối lượng của vật. Càng đông khách khối lượng của xe và người càng lớn, gia


TIEU LUAN MOI download :

5


tốc thu được khi ô tô tương tác với đường càng nhỏ, sự thay đổi vận tốc ít nên
người ngồi trên xe có cảm giác êm hơn.
Áp dụng: Khi củng cố định luật II NiuTon.
Câu 3 5: Con chó săn to khỏe và chạy nhanh hơn con thỏ.Tuy thế nhiều khi con
thỏ bị chó săn rượt đuổi vẫn thốt nạn nhờ chiến thuật ln đột ngột thay đổi
hướng làm chó săn lỡ đà. Điều này trong vật lí được giải thích ra sao? [3].
Trả lời: Con thỏ khối lượng nhỏ hơn chó săn nên dễ dàng thay đổi vận tốc cả
về hướng và độ lớn. Do đó khi thỏ thay đổi hướng chuyển động thì thay đổi vận
tốc thì chó săn không kịp thay đổi chuyển động nên bị lỡ đà.
Áp dụng : Câu hỏi sử dụng mở đề phần quán tính.
Câu 4: Tại sao diễn viên xiếc ngồi trên yên ngựa đang phi nhanh, nhảy lên cao
khi rơi xuống vẫn đúng vào yên ngựa? [3].
Trả lời: Diễn viên xiếc khi rời khỏi yên ngựa vẫn tiếp tục chuyển động theo
quán tính với vận tốc ban đầu bằng vận tốc của ngựa, vì vậy vẫn rơi trúng vào
yên ngựa.
Áp dụng : Sử dụng câu hỏi khi học xong phần quán tính.
Câu 5: Tại sao khi nhổ cỏ dại khơng nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám
trong đất không chắc? [3].
Trả lời: Khi nhổ cỏ quá đột ngột thì rễ cỏ chưa kịp chuyển động thân đã bị đứt.
Rễ vẫn nằm trong đất, cỏ sẽ nhanh chóng mọc lại.
Câu 6: Khi bị vấp ngã ta ngã như thế nào? [3].
Trả lời: Khi bị vấp ngã đầu ta bị chúi về phía trước do quán tính của chuyển
động ban đầu.
Áp dụng : Sử dụng câu hỏi khi học xong phần qn tính ( Giao về nhà).
Câu 7 :Vì sao xe đạp dễ phanh hơn xe máy, ô tô và tàu hỏa? [3].

Trả lời: Chúng ta biết rằng một vật nặng đang chuyển động với vận tốc lớn
mướn dừng lại cần phải có thời gian. Xe máy, ơ tơ và tàu hỏa có vận tốc lớn và
khối lượng gấp nhiều lần xe đạp nên việc phanh sẽ khó khăn hơn.
Áp dụng: khi học xong phần quán tính . Lưu ý cho học sinh: Trước khi rẽ phải
xin đường, không rẽ đột ngột trước đầu xe máy hay ô tô. Các phương tiện giao
thơng khơng phóng nhanh, vượt ẩu khi gặp chướng ngại vật không dừng kịp.Và
không đi ngang qua đường ray khi tàu đang đến gần.
Câu 8 : Tại sao khi đi bộ xa hoặc leo núi, ta chống gậy thì đỡ mỏi chân? [3].
Trả lời: Tại sao khi đi bộ hoặc leo núi, chân ta phải đạp vào mặt đất, đất sẽ tác
dụng một phản lực làm cho ta đi được. Động tác đó lặp lại nhiều lần khiến cơ
chân mỏi. Khi chống gậy, ta dùng ta dùng tay ấn mạnh gậy phía sau, mặt đất sẽ
tác dụng đầu gậy một phản lực hướng về phía trước và nó được truyền đến cơ
thể chúng ta làm ta dịch chuyển về phía trước. Như vậy ta đã thay bớt hoạt động
của chân bằng hoạt động của tay nên đỡ mỏi.
5

Trong trang này các câu hỏi từ câu 3 đến câu 8 đều TKTL số 3

Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi củng cố định luật III NiuTon

TIEU LUAN MOI download :

6


Câu 9 6: Bạn hãy quan sát kĩ sự chuyển động của con cá và con đỉa. Định luật
III Niu Tơn đã được vận dụng thế nào trong việc giải thích chuyển động của
chúng? [3].
Trả lời:Trong khi chuyển động, các động vật này tác dụng vào nước một lực
đẩy về phía sau.Theo định luật III Niu Tơn nước tác dụng trở lại chúng một lực

theo hướng ngược lại, tức là chuyển động về phía trước.
Áp dụng : Sau khi học xong định luật III Niu Tơn (Giao về nhà).
Câu 10: Tại sao xe đạp chạy được thêm mọt quãng đường nữa mặc dù ta đac
ngừng đạp?
Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống, ta phải gập chân lại? [1].
Trả lời:
+ Do xe đạp có qn tính nên tiếp tục chuyến động. Lực ma sát lamd cho xe
chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. Nếu khơng cịn lực nào xe sẽ chuyển
động thẳng đều mãi mãi.
+ Khi nhảy từ trên cao xuống: Bàn chân dừng lại, do quán tính phần cơ thể tiếp
tục chuyển động gây ra hiện tượng gập chân.
Áp dụng : Sau khi học xong định luật I Niu Tơn.
Câu 11: Tại sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng mới
cất cánh được? [1].
Trả lời: Máy bay có khối lượng rất lớn nên quán tính của nó cũng rất lớn. Do đó
cần phải có thời gian để máy bay đạt đến tốc độ cần để cất cánh, nên đường
băng phải dài.
Áp dụng : Sau khi học xong định luật I Niu Tơn (Giao về nhà).
Bài 11- VL 10 : Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn.
Câu 1: Giải thích hiện tượng thủy triều? Ứng dụng của hiện tượng thủy triều
trong cuộc sống?
Trả lời: Nguyên nhân chính của hiện tượng thủy triều là: Lực hấp dẫn do Mặt
Trăng tác dụng lên phần nước của đại dương và phần đất của các lục địa đã tạo
ra một sự dịch chuyển tương đối của phần nước so với phần đất.

Ứng dụng của hiện tượng thủy triều trong cuộc sống:
+ Đóng góp một phần lớn vào chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của
Ngô Quyền.
+ Nhờ có hiện tượng thủy triều con người đã biết cách đánh bắt hải sản :
tôm ,cua, cá….

Áp dụng : Khi học xong bài lực hấp dẫn.
Bài 12 – VL 10- Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Huc 7.
Câu 1: Hãy kể một số vai trò của lực đàn hồi trong cuộc sống?
Trả lời:
+ Sử dụng thủy triều phục vụ cho công nghiệp (thủy điện); trong ngư nghiệp; và
trong khoa học nghiên cứ thiên văn…
6

Trong trang này: Câu 9 TKTL số 3; Câu 10, câu 11 TKTL số 1; Bài 11: Câu 1 tác giả viết.
Bài 12: Câu 1 tác giả viết.

Trả lời: Lực đàn hồi có vai trị trong các ví dụ sau:
+ Nút bấm ở bút bi.

TIEU LUAN MOI download :

7


+ Hệ thống cung tên.
+ Cầu bật của vận động viên nhảy cầu.
+ Bộ phận giảm xóc của ơ tơ, xe máy.
+ Đệm lị xo, ghế sơ pha.
+ Lực kế.
+ Cây sào của vận động viên nhảy sào.
Áp dụng: Câu hỏi sử dụng cho phần củng cố lực đàn hồi.
Bài 137 – VL10 : Lực ma sát
Câu 1: Trong bóng đá khi một hậu vệ muốn cản phá tiền đạo đối phương đang
mở tốc độ xuống bóng rất nhanh thì thường dùng vai chèn vào người tiền đạo và
lấy sức nâng người ấy lên. Giải thích xem cách làm ấy có hiệu quả khơng ? [3].

Trả lời: Khi nâng cơ thể tiền đạo đối phương lên, người hậu vệ đã làm giảm bớt
lực tác dụng giữa hai chân đối phương với mặt đất, tức là giảm lực ma sát nghỉ
đóng vai trị tăng tốc của đối phương. Do đó sự gia tăng tốc độ của tiền đạo đối
phương bị chậm lại.
Áp dụng: Khi dạy phần lực ma sát nghỉ (có thể giao về nhà).
Câu 2: Giẫm lên hạt đậu Hà Lan khơ người ta có thể bị trượt ngã. Tại sao ? [3].
Trả lời: Ma sát tạo điều kiện cho sự dịch chuyển của con người. Hạt đậu khơ
giống như hịn bi, làm giảm lực ma sát giữa chân người và điểm tựa. Vì vậy
người có thể bị trượt ngã.
Áp dụng: Khi dạy phần lực ma sát trượt.
Câu 3: Những lông mọc trên bề mặt thân giun đất có ý nghĩa gì đối với sự di
chuyển của nó ? [3].
Trả lời: Có một số lồi động vật có những bộ phận cơ thể chúng lúc đang
chuyển động theo một hướng ma sát sẽ lớn, nhưng lại nhỏ theo hướng ngược lại.
Lớp lông của con giun đất giúp nó di chuyển về phía trước dễ dàng và giữ chặt
không cho thân chuyển động theo hướng ngược lại, nhờ đó mà giun bị được.
Lúc thân kéo dài ra phần đầu dịch chuyển lên phía trước, phần đuôi giữ
nguyên tại chỗ. Khi thân co ngắn lại, phần đầu giữ nguyên, phần đuôi kéo lại
gần phần đầu.
Áp dụng: Khi dạy phần lực ma sát trượt.
Câu 4 : Kể các vai trò của lực ma sát nghỉ trong đời sống ?
Trả lời :
- Lực ma sát nghỉ giúp chúng ta cầm,nắm vật trên tay.
- Nhờ các lực ma sat nghỉ : đinh mới được đóng trên tường, sợi mới kết được
thành vải ; dây cua roa chuyển động ,băng chuyền được các vật từ nơi này đến
nơi khác ; …
- Lực ma sát nghỉ giúp người, động vật chuyển động được.
Áp dụng : Khi học xong phần lực ma sát nghỉ.
7


Trong trang này: Bài 13: Câu 1, câu 2, câu 3 TKTL số 3; Câu 4 do tác giả viết.

Bài 18 – VL 10 : Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Quy
tắc mô men lực 8.
Câu 1 : Tại sao khi gập khuỷu tay ta có thể nâng được vật nặng hơn so với
trường hợp duỗi thẳng tay theo phương ngang ? [3].

TIEU LUAN MOI download :

8


Trả lời : Khi gập khuỷu tay cánh tay đòn thu lại ngấn hơn nên có thể giữ được
lực lớn hơn.
Áp dụng : Đây là việc ta có thể làm hàng ngày nhưng ít người quan tâm đến ý
nghĩa vật lí của nó. Có thể dùng câu hỏi đặt vấn đề vào bài.
Câu 2 : Khi đi xe đạp hay xe máy cần phanh gấp người lái luôn chủ động phanh
bánh sau của xe mà ít dùng phanh trước ? Làm như vậy có lợi gì ? [3].
Trả lời : Nếu phanh ở bánh trước đột ngột, theo qn tính sẽ xuất hiện mơ men
lực làm xe dễ lật rất nguy hiểm.
Áp dụng : Thơng qua tình huống giáo viên nhắc nhở các em khi tham gia giao
thông cần đi với tốc độ vừa phải. Sử dụng câu hỏi khi học xong phần mô men.
Bài  20 - VL 10: Các dạng cân bằng. Cân bằng của vật có mặt chân
đế.
Câu 1: Tại sao những cơng nhân khi vác những bao hàng nặng họ thường chúi
người về phía trước một chút ? [3].
Trả lời : Mục đích của việc cơng nhân chúi người về phía trước là để trọng tâm
của bao hàng rơi vào mặt chân đế để tăng khả năng cân bằng cho bao hàng.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần cân bằng của vật có mặt chân đế.
Câu 2: Quan sát các võ sĩ thi đấu thì thấy họ thường đứng với tư thế hơi khụy

gối xuống một chút và hai chân dang rộng ra so với mức bình thường.Tư thế này
có tác dụng gì ?[3].
Trả lời: Mục đích của tư thế đó là làm tăng mức vững vàng của khó bị đánh
ngã; hai chân dang rộng ra cho mặt chân đế rộng hơn; hơi khụy gối làm trọng
tâm của người hạ thấp hơn.
Áp dụng: Sử sụng trong phần củng cố cho phần mức vững vàng của cân bằng.
Câu 3: Tại sao khi đang ngồi trên ghế, muốn đứng lên ta phải nghiêng người về
phía trước ? [3].
Trả lời: Khi ngồi trọng tâm của của người và ghế rơi vào mặt chân đế ( diện
tích hình chữ nhật bốn chân ghế làm bốn đỉnh). Khi muốn đứng dậy (tách khỏi
chân ghế) cần làm cho người rơi vào chân đế của họ ( phần bao của hai chân tiếp
xúc với mặt đất). Động tác chúi người về phía trước để trọng tâm của người rơi
vào trọng tâm của người ấy.
Áp dụng : Khi phần đặt vấn đề vào phần mức vững vàng của cân bằng.
Câu 4 : Tại sao khi xây dựng các cơng trình lớn các kiến trúc sư thường thiết kế
móng của cơng trình to và vững chắc ? [3].
Trả lời : Có hai ngun nhân chính : Tạo mặt chân đế và giảm áp suất của cơng
trình xuống mặt đất tránh bị lún.
Áp dụng : Sử dụng câu hỏi củng cố bài học .
8

Trong trang này: Bài 18: Câu 1, câu 2 và bài 20: Câu 1, câu 2, câu 3, caau 4 TKTL số 3.

Câu 5 9 : Tại sao con vịt và con ngỗng có dáng đi lạch bạch ? [3].
Trả lời : Hai chân ngỗng và vịt dang rộng ra, vì thế để giữ được cân bằng khi di
chuyển, chúng phải dịch thân sao cho đường thẳng đứng qua trọng tâmđi qua
điểm tựa, nghĩa là qua chân.
Câu 6 : Tại sao rùa bị lật ngửa thường không thể tự lật lại được ? [3].

TIEU LUAN MOI download :


9


Trả lời : Con rùa nằm ngửa như hình cầu phân nặng đặt ngửa. Hình cầu này
nằm rất vững vàng và để lật lại cần phải nâng trọng tâm của nó lên khá cao.
Nhiều con rùa không thể nâng nổi trọng tâm lên cao đến mức đủ sức lật ngược
lại được, nên cứ phải nằm đó mãi.
Áp dụng : Cả hai câu này có thể dùng để củng cố bài.
Câu 7: Tại sao không thể đứng vững bằng một chân ? [3].
Trả lời: Trong trường hợp này mặt chân đế bị giảm nhiều. Khi lệch khỏi vị trí
cân bằng một chút thì đường thẳng đứng qua trọng tâm sẽ không đi qua mặt
chân đế và người sẽ ở vị trí khơng cân bằng.
Áp dụng: Câu hỏi dùng để đặt vấn đề vào phần mức vững vàng của cân bằng.
Câu 8: Tại sao lúc đi bộ người ta lại vung tay ? [3].
Trả lời: Khi người ta đưa chân về trước, trọng tâm cũng dịch chuyển về phía
trước một chút. Để giữ được vị trí ban đầu của trọng tâm người ta phải đưa tay
ra phía sau. Sự lần lượt thay đổi vị trí của tay và chân được lặp đi lặp lại trong
mỗi bước đi.
Áp dụng: Khi dạy phần mức vững vàng của cân bằng ( giao về nhà).
Câu 9: Tại sao ô tô chất lên nóc nhiều hàng nặng dễ bị lật đổ ở chỗ đường
nghiêng ?
Tại sao không lật đổ được con lật đật ? [1].
Trả lời:

Vì trọng tâm của ơ tơ bị nâng cao và giá của trọng lực đi qua mặt chân đế
ở gần mép của mặt chân đế.

Người ta đổ chì vào đáy con lật đật nên trọng tâm của con lật đật ở gần sát
đáy( vỏ nhựa có khối lượng không đáng kể).

Áp dụng : Khi đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 10 : Người ta làm thế nào để thực hiện mức vững vàng cao của trạng thái
cân bằng ở những vật sau : + Đèn để bàn.
+ Xe cần cẩu.
+ Ô tô đua [1].
Trả lời :+ Chân đèn (đế đèn) phải có khối lượng lớn và mặt chân đế rộng.
+ Thân xe cần cẩu phải có khối lượng lớn và xe phải có mặt chân đế
rộng.
+ Ơ tơ đua có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.
Áp dụng : Khi dạy xong bài các dạng cân bằng ( Giao về nhà).
9

Trong trang này: Câu 5, câu 6 được tham khảo từ TLTK số 3 ; Câu 9, câu 10 tham khảo từ
TLTK số 1.

Câu 1110 : Người trượt tuyết nhảy từ dốc lấy đà, lúc bay đã dùng tay để quay –
tay trái quay ngược chiều kim đồng hồ, tay phải ngược chiều kim đồng hồ. Làm
như vậy nhằm mục đích gì ? [3].
Trả lời: Vào lúc vận động viên trượt tuyết rời khỏi núi lấy đà thì tồn thân có vị
trí gần như thẳng đứng. Chính vì thế để đảm bảo mức độ vững vàng khi vận
động viên tiếp xúc với bề mặt sườn núi, nên người trượt tuyết nhất thiết phải
khom người xuống sao cho đường trục đi qua trọng tâm của người có vị trí gần
vng góc với núi lúc hạ xuống đất. Khi quay tay - tay trái theo chiều ngược

TIEU LUAN MOI download :

10


kim đồng hồ, tay phải cùng chiều kim đồng hồ - vận động viên dựa vào định luật

bảo tồn mơ men động lượng, đã quay toàn thân theo hướng ngược lại cho đến
khi có vị trí cần thiết.
Áp dụng : Khi dạy xong bài các dạng cân bằng ( Giao về nhà)
Câu 12 : Nghệ sĩ xiếc lúc đang đi trên dây có cầm trong tay một cái gậy nặng
nhằm mục đích gì ? [3].
Trả lời : Lúc đi trên dây căng thẳng, nghệ sĩ xiếc nhất thiết phải giữ sao cho
đường thẳng đứng qua trọng tâm của cơ thể phải luôn đi qua dây. Điều này dễ
dàng đạt được nếu trong tay cầm diễn viên cầm một cái gậy dài. Độ nghiêng của
cái gậy về phía này hay phía kia sẽ nhanh chóng dịch chuyển trọng tâm chung
mà nhờ đó mà giữ được sự cân bằng.
Áp dụng : Khi dạy xong bài các dạng cân bằng ( Giao về nhà).
Bài  22 – VL 10 : Ngẫu lực.
Câu 1: Dùng tay vặn vòi nước ta đã tác dụng vào vịi nước những có đặc điểm
gì ? [1].
Trả lời : Dùng tay vặn vòi nước ta đã tác dụng vào vòi nước một ngẫu lực: hệ
hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một
vật.
Áp dụng : Câu hỏi nên sử dụng đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2: Khi chế tạo bánh xe, bánh đà, tại sao phải làm cho trục quay đi qua trọng
tâm của các vật đó ? [1].
Trả lời : Nếu trục quay khơng đi qua trọng tâm thì trọng tâm sẽ chuyển động
tròn xung quanh trục quay. Khi ấy vật có xu hướng chuyển động li tâm nên tác
dụng lực vào trục quay làm trục quay biến dạng. Nếu vật quay càng nhanh trục
quay biến dạng càng nhiều và có thể gãy.
Áp dụng : Câu hỏi sử dụng sau khi học xong phần tác dụng của ngẫu lực đối
với vật rắn.
Bài  23 – VL 10 : Định luật bảo toàn động lượng .
Câu 1: Một người làm xiếc nằm trên mặt đất rồi cho đặt lên ngực mình một tảng
đá to. Sau đó cho người khác lấy búa tạ đâọ vào tảng đá. Khi tảng đá vỡ, người
đó vẫn đứng dậy và chào khán giả . Điều gì làm anh ta thốt khỏi nguy hiểm

trên ? [3].
10

Trong trang này: Câu 11, câu 12 TLTK số 3; Bài 22: Câu 1, câu 2 được tham khảo từ
TKTL số 1; Bài 23: Câu 1 được tham khảo từ TLTK số 3.

Trả lời: Theo định luật bảo tồn động lượng, sau va chạm vật có khối lượng
càng lớn thì sự biến thiên động lượng càng nhỏ. Tảng đá trên ngực sẽ có tác
dụng làm giảm chấn động giúp người thoát khỏi nguy hiểm.
Áp dụng : Làm rõ mối liên hệ giữa độ biên thiên của động lượng và xung của
lực.
Câu 211: Một nhà du hành vũ trụ đang đi bộ ngồi khơng gian vũ trụ. Do một sự
cố dây nối giũa con tàu và người bị tuột. Để quay về con tàu vũ trụ, người đó
ném một bình khí mang theo người về phía ngược với con tàu. Giải thích cách
làm trên ? [2].

TIEU LUAN MOI download :

11


Trả lời : Theo định luật bảo toàn động lượng khi bình kín ném về phía ngược
với con tàu sẽ làm cho người chuyển động về phái tàu.
Áp dụng : Củng cố định luật bảo tồn động lượng.
Câu 3 : Vì sao khi bắn súng trường cần phải tì chặt súng vào vai ? [2].
Trả lời : Khi bắn súng cần tì chặt súng vào vai để làm giảm sự giật lùi của súng
và tăng độ chính xác của mục tiêu.
Vận dụng : Khi học xong phần chuyển động bằng phản lực.
Câu 4 : Có động vật nào chuyển động theo lối chuyển động của tên lửa không ?
[3].

Trả lời : Nhiều động vật ở biển ( như mực) ở phía bụng, giữa đầu và thân có
một ống ngắn hình nón.Ống này thơng với một xoang nằm giữa lớp áo và thân.
Nước vào xoang qua khe nằm ở đầu. Nhờ sự co cơ, khe này khép lại và nước bị
đẩy ra qua một phễu ở bên thân với vận tốc lớn. Xoang lại chứa nước và các tia
nước lại được đẩy ra nối tiếp nhịp nhàng. Nhờ phản lực của dịng nước mà con
vật có thể dịch chuyển được con vật có thể hướng phễu theo các hướng khác
nhau, nhờ đó mà hướng chuyển động thay đổi dễ dàng.
Vận dụng : Khi học xong phần chuyển động bằng phản lực.
Bài 24 - VL 10 : Công và công suất.
Câu 1 : Câu nói “ Của một đồng, cơng một nén ”. Khái niệm cơng này có phải
là cơng cơ học khơng ? Tại sao ? [2].
Trả lời : Khái niệm này không phải công cơ học. Trong câu tục ngữ khái niệm
công bao gồm cả công sức và tinh thần, khó định lượng chính xác.
Cịn cơng cơ học phụ thuộc và lực, độ dời . Do đó ta có thể xác định được.
Vận dụng : Khi học xong định nghĩa tổng quát về công.
Câu 2 : Trong trường hợp người nhảy dù đang rơi, sau khi dù đang rơi, sau khi
dù đã mở, có những lực nào thực hiện cơng ? Cơng đó là dương hay âm ?[2].
Trả lời : Sau khi dù đã mở, người và dù đang rơi thì có trọng lực, lực cản khơng
khí, lực đẩy Acsimet, lực tác dụng của gió tác dụng vào dù. Trong đó :

Trọng lực và lực của gió tác dụng cơng dương.

Lực cản khơng khí và lực đẩy Acsimet thực hiện cơng âm.
Vận dụng : Khi học xong phần công.
11

Trong trang này: Bài 23: Câu 1 TLTK số 3; Câu 2, câu 3 TLTK số 2; Câu 4, được tham
khảo từ TKTL số 3; Câu1 - Bài 24 : Câu 1, câu 2 được tham khảo từ TLTK số 2.

Bài 25 - VL 10 : Động năng 12.

Câu 1: Chúng ta đã biết những trận lũ quét và sóng thần có sức tàn phá rất
mạnh. Vậy dòng nước đã mang năng lượng dưới dạng nào ? [1].
Trả lời : Dạng năng lượng trong ví dụ trên gọi là động năng.
Áp dụng : Sử dụng câu hỏi đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2 : Dòng nào ở cột 1 ứng với dòng nào ở cột 2 ?
Cột 1
Cột 2 ( Dạng trao đổi năng lượng)
A. Máy kéo
1.Thực hiện công
B. Cần cẩu
2. Truyền nhiệt
C. Lò nung
3. Phát ra các tia nhiệt
D.Mặt Trời

TIEU LUAN MOI download :

12


E. Lũ quét
[1].
Trả lời : A – 1 ; B – 1 ; C – 2 ; D – 3 ; E – 1.
Áp dụng : Sử dụng câu hỏi sau khi học xong khái niệm năng lượng.
Bài 28 - VL 10 : Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử của chất khí.
Câu 1: Khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong nước rồi
mới bỏ đá lạnh vào. Vì sao khơng bỏ đá lạnh vào trước rồi đường bỏ sau ? [3].
Trả lời: Nhiệt độ càng cao các phân tử chuyển động càng nhanh hơn. Nếu bỏ đá
vào trước nhiệt độ của nước thấp làm q trình hịa tan của đường diến ra chậm
hơn.

Áp dụng : Sử dụng câu hỏi cho phần cấu tạo chất.
Câu 2 : Khi muốn nối hai thanh thép với nhau, người thợ rè thường làm như
sau: Nung cho hai thanh thép đến khoảng 900 0C sau đó đặt thanh nọ nối lên
thanh kia rồi lấy búa đập mạnh. Giải thích cách làm trên ? [3].
Trả lời: Làm như vậy các phân tử hai thanh thép xen vào nhau làm xuất hiện
lực liên kết phân tử giúp chúng dính lại nhau.
Áp dụng : Giáo viên sử dụng để củng cố cho phần lực tương tác giữa các phân
tử.
Câu 3: Tại sao cho hai thỏi chì có mặt đáy phẳng đã được mài nhẵn tiếp xúc vói
nhau thì chúng hút nhau ? Tại sao khi hai mặt khơng được mài nhẵn thì lại
khơng hút nhau ? [1].
Trả lời : Các phân tử cấu tạo nên hai thỏi chì có lực hút với nhau, lực này chỉ
đáng kể khi các phân tử ở gần nhau.Khi không mài nhẵn hai mặt khoảng cách
giữa các phân tử đó xa nhau (lớn hơn nhiều lần kích thước các phân tử) nên
khơng có lực hút.
Câu 4: Tại sao có thể sản xuất thuốc viên bằng cách nghiền nhỏ dược phẩm rồi
cho vào khuôn nén mạnh ?
Nếu bẻ đôi viên thuốc rồi dùng tay ép sát hai mảnh lại với nhau thì hai mảnh
khơng thể dính liền nhau ? [1].
12

Trong trang này: Bài 25: Câu 1, câu 2 được tham khảo từ TKTL số 1; Bài 28: Câu 1, câu 2
được tham khảo từ TLTK số 3 ; Câu 3, câu 4 tham khảo TLTK số 1.

Trả lời: Khi các phân tử ( các bột dược phẩm) có khoảng cách gần nhau nhất
định chúng sẽ hút nhau.
Nếu bẻ đôi viên thuốc khoảng cách giữa các phân tử xa nhau (lớn hơn nhiều lần
kích thước các phân tử) nên khơng có lực hút.
Áp dụng : Hai câu 3 và 4 sử dụng sau khi học phần cấu tạo chất.
Bài  29 – VL10: Q trình đẳng nhiệt. Định luật Bơi Lơ – Ma riôt .

Câu 1: Tại sao khi ta dùng phễu rót chất lỏng vào chai, lúc đầu thấy chất lỏng dễ
vào càng về sau càng khó khăn nếu ta không nâng phễu lên ? [3].
Trả lời: Cuống phễu ép sát cổ chai, chất lỏng đổ vào phễu liên tục vơ tình trở
thành cái nút nhốt chặt khơng khí trong chai.Khi chất lỏng chảy vào chai khơng
khí dần chiếm chỗ, thể tích khí làm áp suất trong ln bằng áp suất khí quyển,
nước sẽ chảy vào chai khó hơn.

TIEU LUAN MOI download :

13


Áp dụng : Giáo viên đặt vấn đề vào bài mới.
Bài  30 – VL10: Q trình đẳng tích. Định luật Sac Lơ
Câu 1: Tại sao lốp xe ô tô thường nổ khi đang chạy mà ít khi nổ khi đang để
yên trong ga ra? [3].
Trả lời: Khi lốp xe đang chạy trên đường, do ma sát với đường và thời tiết
nóng, nhiệt độ ở các lốp xe tăng, kéo theo áp suất khí trong ruột lốp tăng theo.
Áp suất này tăng quá giới hạn cho phép sẽ gây nổ.
Áp dụng : Giáo viên đặt câu hỏi sau phần định luật Sac Lơ.
Câu 2: Tại sao ngồi gần bếp than đang cháy, ta thường nghe lách cách cung với
những tia lửa bắn ra ? [3].
Trả lời: Khi đun, nhiệt độ tăng, khơng khí trong các thớ của than nở ra làm nứt
các cục than tạo tiếng lách cách, các hạt than bị bắn ra từ vết nứt.
Áp dụng: Nhiều học sinh đã quan sát hiện tượng này nhưng ít em giải thích
được. Câu hỏi sử dụng ở cuối bài.
Bài  32- VL 10: Nội năng và sự biến đổi nội năng 14.
Câu 1: Khi đang đóng đinh vào gỗ,mũ đinh có nóng lên nhưng rất ít. Khi đinh
đã đóng chắc vào gỗ rồi ( khơng lún thêm được nữa), chỉ cần đóng thêm vài nhát
búa nữa là mũ đinh đã nóng lên rất nhiều.Hãy giải thích ? [3].

Trả lời: Khi đang đóng đinh cơng thực hiện chuyển thành động năng cho đinh
và nội năng cho búa và đinh. Nhưng khi đinh đã được đóng chặt vào gỗ, công
thực hiện chỉ chuyển thành nội năng, nên đinh nóng lên nhanh hơn.
Áp dụng: Ở phần củng cố các cách làm biến đổi nội năng.
Câu 2: Tại sao các vật nóng khi bỏ vào nước sẽ nguội nhanh hơn khi bỏ ngồi
khơng khí ? [3].
Trả lời: Do nhiệt dung riêng của nước lớn hơn khơng khí nên trong cùng một
khoảng thời gian nước thu nhiệt nhiều hơn.
Áp dụng: Ở phần củng cố các cách làm biến đổi nội năng.
13

Trong trang này: Câu 3, câu 4 trích từ TLTK số 1; Bài 29: Câu 1 được tham khảo từ TKTL
số 3; Bài 30: Câu 1, câu 2 được tham khảo từ TLTK số 3.

Bài  36 - VL10: Sự nở vì nhiệt của vật rắn 14.
Câu 1: Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Lời khuyên này xuất
phát từ cơ sở vật lí nào ? [3].
Trả lời: Men răng sẽ giản nở khơng đều khi nóng hoặc lạnh đột ngột khi đó men
răng sẽ bị rạn nứt.
Áp dụng : Câu hỏi này cho phần củng cố bài học
Câu 2: Tại sao khi làm đường ray xe lửa hay làm cầu người ta thường để giữa
hai thanh ray hoặc hai nhịp cầu một khe hở. Khoảng cách ấy có lợi gì ? [1].
Trả lời: Khoảng cách ấy làm cho hai thanh ray hoặc hai nhịp cầu không bị
cong, không bị vênh và không bị chồng lên nhau khi giãn nở vì nhiệt.
Áp dụng : Giáo viên có thể sử dụng đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 3: Tại sao cốc thủy tinh dày thường dễ nứt hơn so với cốc thủy tinh có
thành mỏng nếu đổ nước sôi vào cốc ? [3].

TIEU LUAN MOI download :


14


Trả lời: Khi đổ nước sơi vào cốc, do tính dẫn nhiệt kém của thủy tinh, lớp bên
trong dãn nở nhiều hơn lớp bên ngoài, lớp bên ngoài trở thành vật cản trở lớp
bên trong nở vì nhiệt. Kết quả tạo ra một lực lớn làm nứt cốc.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng sau khi học phần sự nở vì nhiệt.
Câu 4: Tại sao khi nóng hay lạnh bê tông vẫn luôn bám vào cốt thép bên trong ?
[3].
Trả lời: Vì bê tơng và cốt thép có độ dãn nở vì nhiệt như nhau.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng sau khi học xong bài.
Câu 5: Tại sao bị sét đánh, cây cối lại lại bị tách ra nhiều phần ? [3].
Trả lời : Khi sét đánh, nước ở trong các tế bào của cây bị đun sôi lên đột ngột
và hơi nước làm thân cây tách ra.
Áp dụng : Giáo viên có thể sử dụng sau khi học xong bài.
Bài  37 – VL10 : Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.
Câu 1: Người ta thường dùng một loại dầu bóng đặc biệt đánh bóng sườn xe
máy, ơ tơ. Ngồi việc làm cho nước sơn của sườn xe bóng, đẹp nó cịn có tác
dụng nào khác khơng ? [3].
Trả lời: Ngồi việc làm cho nước sơn của sườn xe bóng, đẹp nó cịn có tác dụng
làm làm nước mưa khơng dính ướt sườn xe. Vì vậy sườn xe lâu bị gỉ sét.
Áp dụng : Củng cố tác dụng của hiện tượng dính ướt và khơng dính ướt.
Câu 2 : Trong nơng nghiệp, nông dân thường dùng thuật ngữ “ tưới khô ” để nói
đến cơng việc thường xun xới đất hàng cây mới trồng làm mất lớp đất cừng
trên bề mặt. Làm như vậy có tác dụng gì ? [3].
Trả lời: Đất chưa cày có nhiều lỗ nhỏ (như ống mao dẫn) làm cho nước ở dưới
bị hút lên và bay hơi sẽ làm cho đất bị khô đi.Việc cày xới làm mất các ống mao
dẫn này đi, giữ nước lại trong cây.
Áp dụng : Sau khi học phần hiện tượng mao dẫn, giáo viên đưa ra câu hỏi này.
14


Trong trang này: Bài 32: Câu 1, câu 4 trích từ TLTK số 3; Bài 36: Câu 1 tham khảo từ
TKTL số 3; Câu 2 từ TLTK số 1; Câu 3, câu 4, câu 5 từ TLTK số 3 ; Bài 37: Câu 1, câu 2
TLTK số 3.

Từ đó giáo viên có thể yêu cầu các em kể thêm các ứng dụng của hiện
tượng mao dẫn: giải thích hiện tượng cây hút chất dinh và nước từ dưới lịng đất;
dầu hỏa có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn đến ngọn bấc để cháy….
Câu 315: Vào những đêm nhiều sương, buổi sáng sớm khi quan sát các lá cây
(như lá sen), thấy có những giọt sương đọng lại có dạng hình cầu? Vì sao? [3].
Trả lời: Vì nước khơng làm dính ướt loại lá này, khi đó nước đọng lại có dạng
hình cầu.
Áp dụng : Học xong phần dính ướt và khơng dính ướt.
Câu 4: Tại sao những cánh hoa hồng vẫn khô nguyên sau khi trời mưa rất to?
[3].
Trả lời: Cánh hoa hồng chứa chất tinh dầu nhờ đó mà khơng bị thấm nước.
Áp dụng : Học xong phần dính ướt và khơng dính ướt.
Câu 5: Vì sao người thợ nề chỉ qt nước vơi lên tường khi tường đã rất khô.
[3].

TIEU LUAN MOI download :

15


Trả lời: Tường khô để lại nhiều ống mao dẫn dễ hút nước vôi vào.
Áp dụng : Giáo viên kể thêm ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.
Câu 6: Nêu các ứng dụng của lực căng bề mặt của chất lỏng trong cuộc sống ?
Trả lời:


Dưới tác dụng của lực căng bề mặt nên nước mưa không thể lọt qua các lỗ
nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù hoặc trên mui bạt ô tô tải.

Nước trong ống nhỏ giọt chỉ có thể thốt ra khỏi miệng ống khi giọt nước
có kích thước đủ lớn để trọng lực thắng được lực căng bề mặt của nước tại
miệng ống.

Hòa tan xà phòng vào nước sẽ làm giảm đáng kể lực căng bề mặt của
nước, nên xà phòng dễ thấm vào các sợi vải khi giặt để làm sạch các sợi vải.
Áp dụng : Câu hỏi sử dụng sau khi học xong lực căng bề mặt của chất lỏng
( Giao về nhà).
Bài  38- VL 10 : Sự chuyển thể của các chất 16 .
Câu 1: Tại sao khi phơi những tấm ván vừa mới xẻ từ thân cây ra, tấm ván
thường bị cong ,vênh ? [3].
Trả lời: Mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, nước trong gỗ sẽ
bốc hơi nhanh và khơ đi nhanh chóng. Mặt cịn lại sẽ khơ chậm hơn, vì vậy mặt
tiếp xúc với ánh nắng sẽ co lại nhiều hơn. Đây là nguyên nhân làm cho tấm ván
bị cong, vênh.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng đặt vấn đề phần sự bay hơi.
Câu 2: Vào mùa đông giá rét, ta có thể nhìn thấy cả hơi thở của mình ? Tại sao
vậy ? [3].
Trả lời: Hơi thở của chúng ta có thể mang hơi nước, khi hơi bị lạnh dưới điểm
sương chúng sẽ ngưng tụ lại và chúng ta có thể nhìn thấy được.
15

Trong trang này: Câu 3, câu 4, câu 5 từ trích từ TLTK số 3; Câu 6 do tác giả viết ra ; Bài 38:
Câu 1, câu 2 được tham khảo TLTK số 3

Câu 3 16: Tại sao khi trời nóng chó lại hay thè lưỡi ? [3].
Trả lời : Sự bay hơi mồ hôi trên cơ thể động vật tạo điều kiện cho sự trao đổi

nhiệt, nhưng các tuyến mồ hơi ở con chó chỉ nằm ở các đệm của ngón chân,Vì
vậy để làm cơ thể được dụi mát trong ngày nóng bức, con chó há rộng mõm và
thè lưỡi ra, quá trình bay hơi của nước bọt trong khoang miệng và lưỡi làm cho
nhiệt độ cơ thể chó hạ xuống.
Áp dụng : Giáo viên sử dụng học xong phần sự bay hơi.
Câu 4: Tại sao nhiều cây sống ở sa mạc lá lại được thay bằng gai ? [3].
Trả lời : Ở nhiều cây, gai thay thế cho lá nhằm giúp cho cây tiết kiệm được
nhiều hơn lượng nước hao phí, vì gai này bị mặt trời đốt nóng ít hơn lá cây, do
đó sự thốt hơi nước sẽ yếu hơn nhiều.
Áp dụng : Giáo viên sử dụng học xong phần sự bay hơi.
Câu 5: Mặt ngoài của cố thủy tinh đang đựng nước đá thường có nước đọng
thành giọt và làm ướt mặt cốc. Giải thích hiện tượng trên ? [1].
Trả lời: Đó là hiện tượng hơi nước trong khơng khí gặp lạnh thì ngưng tụ thành
nước.
Áp dụng : Học xong bài.

TIEU LUAN MOI download :

16


Câu 6: Lá của nhiều loài cây mọc ở sa mạc được phủ bởi những lơng óng ánh
như bạc ( cây ngải cứu, cây keo). Sự che phủ ấy có tác dụng gì ? [3].
Trả lời : Những lơng nhỏ trên lá cây ngăn cản sự chuyển động của khơng khí ở
gẫn mặt lá, nhờ đó hơi nước được giữ lại hạn chế bớt sự thoát hơi nước qua mặt
lá.
Áp dụng : Học xong phần sự bay hơi.
Câu 7 : Hãy nêu các ứng dụng của sự bay hơi?
Trả lời :
- Nước từ biển, sông, hồ….không ngừng bay hơi tạo thành mây,sương mù, mưa,

làm cho khí hậu điều hịa và cây cối phát triển.
- Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.
- Sự bay hơi của amooniac, f rê ôn…được sử dụng trong kĩ thuật làm lạnh
Áp dụng : Học xong phần sự bay hơi.
Câu 8: Ở trên núi cao người ta khơng thể luộc trứng chín trong nước sơi. Tại
sao ? [1].
Trả lời: Càng lên cao, áp suất khơng khí càng giảm.Ở núi cao, áp suất khơng
khí nhỏ hơn áp suất chuẩn (1 atm), do đó nhiệt độ sơi của nước nhỏ hơn 100 0C
dẫn đến khơng thể luộc trứng chín được.
Áp dụng : Học xong phần sự sôi.
Câu 9: Tại sao khi xoa cồn vào da tay ta cảm thấy lạnh ở chỗ da đó? [1].
Trả lời: Ta cảm thấy lạnh ở chỗ da tay vì cồn thu nhiệt lượng từ cơ thể qua chỗ
da đó để bay hơi.
Áp dụng : Học xong phần sự bay hơi ( giao về nhà).
16

Trong trang này: Câu 3, câu 4, từ trích từ TLTK số 3; câu 5 tham khảo tài liệu tham khảo
số 1; Câu 6 TKTL số 3; Câu 7 do tác giả viết ra; Câu 8, câu 9 TLTK số 1.

Câu 10 17: Giải thích tại sao khi trời nổi cơn dơng sắp mưa thì khơng khí rất oi
ả? [1].
Trả lời: Khi trời nổi cơn dơng sắp mưa khơng khí rất oi ả vì hơi nước đang
ngưng tụ mạnh tỏa nhiệt nhiều vào khơng khí.
Áp dụng : Học xong bài (giao về nhà).
Bài  39 – VL 10 : Độ ẩm khơng khí .
Câu 1: Tại sao chim én bay lượn thấp trước khi có mưa ? [3].
Trả lời: Trước khi có mưa, độ ẩm khơng khí tăng lên, do đó các con ruồi, bướm
nhỏ, chuồn chuồn, các côn trùng khác…..cánh bị phủ bởi những giọt nước nhỏ
và trở nên nặng thêm.Vì thế chúng phải chúi xuống và những con chim én cũng
phải bay theo chúng để săn bắt mồi.

Áp dụng : Giáo viên sử dụng phần độ ẩm của khơng khí
Câu 2: Vào ngày mùa hè nóng nực, sống ở nơi khơ ráo và nơi nhiều đầm lầy,
nơi nào dễ chịu hơn ? [3].
Trả lời : Sống ở nơi khơ ráo dễ chịu hơn.Vì ở nơi nhiều đầm lầy, hơi nước bốc
lên làm cho độ ẩm tương đối lớn, mồ hôi bay hơi chậm và cơ thể người nóng
nực quá mức, gây cảm giác nóng nực, khó chịu.
Áp dụng : Giáo viên sử dụng khi học xong bài độ ẩm của khơng khí.

TIEU LUAN MOI download :

17


* Trên đây là hệ thống các câu hỏi vận dụng kiến thức vật lí lớp 10
vàothực tiễn cuộc sống. Mỗi bài dạy có lượng kiến thức dài, ngắn khác
nhau; trình độ kiến thức của học sinh ở các lớp học, các trường học, các vùng
miền cũng khác nhau. Vì vậy áp dụng các câu hỏi trên vào phần nào ; số lượng
câu hỏi vận dụng trong giờ học được nhiều hay ít phải phụ thuộc vào đối tượng
học sinh và tinh thần, hứng thú học của các em. Bên cạnh đó nghệ thuật của
người giáo viên là vô cùng quan trọng để đưa đến niềm tin, sự say mê, hứng thú
học tập cho các em trong các giờ học đó. Phải làm sao khi đánh trống hết giờ
các em vẫn còn cảm giác tiếc nuối và mong muốn đến giờ học sau để lại được
khám phá, tìm tịi điều hấp dẫn, mới lạ.
2.3.4. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra, đánh giá học sinh phải lồng ghép được bài tập và câu hỏi vận
dụng thực tế trong đề kiểm tra; phải tăng số câu hỏi vận dụng thực tế lên một
cách hợp lí. Điều này khơng chỉ cho các em thấy việc vận dụng kiến thức vật lí
trong đời sống là cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực trong q trình học
tập của các em.Từ đó các em có động lực hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội các
kiến thức vật lí trong bài và tìm tịi, nghiên cứu để thấy được cái hay của bộ môn

này.
2.4. Hiệu quả của việc vận dụng kiến thức vật lí lớp 10 vào thực tế cuộc
sống.
Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp trong bài dạy và việc sử dụng
chúng như thế nào trong tiến trình bài giảng, việc xác định phương pháp nào là
chủ đạo…tất cả cái đó thuộc về sự thiết kế bài dạy của giáo viên kết hợp giữa
17

Trong trang này: Câu 10 trích dẫn từ TLTK số 1; Bài 39: Câu 1, câu 2 trích từ TLTK số 3;
đoạn tiếp theo do tác giả viết ra.

phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại.
Trong năm học vừa qua nhờ vận dụng kiến thức vật lí lớp 10 vào thực tiễn
cuộc sống tôi đã đạt được kết quả nhất định. Các lớp tôi dạy (kể cả các lớp khối
C; D) học sinh cũng thích học vật lí hơn, thích những giờ dạy của tơi nhiều hơn,
trong giờ học kể cả những học sinh lười học nhất cũng không cịn cảm giác uể
oải hay buồn ngủ nữa. Thậm chí cịn có những học sinh đã tái tạo lại hiện tượng
thực tế rồi đến hỏi tơi, khi có được câu trả lời các em mới vui vẻ ra về.
Đặc biệt là trong một số tiết học khi tôi tổ chức hoạt động thảo luận tìm
ứng dụng của các nội dung đã học các em hăng hái, tích cực, thảo luận quên cả
giờ ra chơi.
Những câu hỏi giao về nhà được các em tìm tịi câu trả lời tích cực. Các
em nắm được nội dung bài thông qua sự liên hệ và hiểu biết thực tế nên các em
nhớ lâu hơn, kiến thức vào đầu các em khơng máy móc, áp đặt.
Nhiều học sinh đã mạnh dạn trình bày ý kiến của mình một cách sơi nổi, ít
thụ động hơn.
Từ đó kết quả về chất lượng của mơn vật lí tăng đáng kể so với năm
trước.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.


TIEU LUAN MOI download :

18


Vật lí là một mơn khoa học ứng dụng, do đó cái khó của người giáo viên
là làm cách nào khơi gợi được học trị của mình áp dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn đời sống. Mỗi người giáo viên khi trực tiếp đứng lớp có một nghệ
thuật khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là đào tạo được một thế hệ học
sinh đáp ứng được yêu cầu của xã hội: khơng chỉ nắm kiến thức đó như một cái
máy mà phải biết vận dụng kiến thức đó vào từng trường hợp cụ thể.
Để có những tiết học hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục
đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề
nghiệp, nhưng đây không phải điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải
nhận thức rõ vai trò là người “ thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội tri thức
trong từng học sinh.Giáo viên phải giúp các em tìm tịi phát hiện kiến thức quan
trọng trong bài học bằng cách gợi mở đồng thời luôn tạo điều kiện đế các em
chủ động sáng tạo ra các đề xuất với tinh thần thoải mái xây dựng bài học.
Trong nội dung đề tài của mình, tơi đã đề cập đến các câu hỏi có ý nghĩa thực
tiễn, thậm chí gặp và tiếp xúc hàng ngày.Tôi hy vọng đây là một quan niệm dạy
học được người áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mặc dù đã
cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được ban giám khảo,
bạn bè, đồng nghiệp góp ý để đề tài được hồn thiện hơn. Tôi xin chân thành
cảm ơn.
3.2. Kiến nghị.
Để thực hiện có hiệu quả đề tài này :
- Giáo viên bộ mơn vật lí các trường THPT phải có tinh thần trách nhiệm và tâm
huyết cao trong tiết dạy của mình.
- Ban giám hiệu nhà trường tạo cho người đứng lớp và học trị có được tâm lí

thoải mái, khơng áp đặt, máy móc trong giờ học.
- Các thầy cơ trong tổ bộ mơn Vật lí và các đồng nghiệp khác phải có cái nhìn
thống hơn về việc “cháy giáo án”, phải quan tâm xem trong tiết học thực chất
học sinh nắm được những vấn đề gì và áp dụng nó như thế nào?
XÁC NHẬN THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 07 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép
nội dung của người khác
Tác giả

Lê Thị Minh

TIEU LUAN MOI download :

19


TIEU LUAN MOI download :

20



×