Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Khoá luận tốt nghiệp đọc hiểu văn bản sóng (xuân quỳnh) gắn liền với đời sống thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.08 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN
===£OBQG8===

NGƠ THỊ HỒNG NGỌC

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “SĨNG” (XN QUỲNH) GẮN
LIÈN VỚI ĐỜI SỐNG THựC TIỀN

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

••••

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ MAI
HƯƠNG

HÀ NƠI – 2015

Để hồn thành khóa luận này, tơi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới
Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi


LỜI CẢM ƠN

có cơ hội học tập, rèn luyện và có cơ hội được thực hành nghiên cứu khoa học tại
trường.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong tổ Phương pháp dạy học
Ngữ văn cùng tồn thể các thày cô trong khoa Ngữ văn đã nhiệt tình giảng dạy. Đặc biệt,
tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương, người đã tận
tĩnh hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm khoa học quý báu giúp


tôi hồn thành khóa luận đúng thời hạn.
Cuối cùng, tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè
đã động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xỉn chân thành cảm ơn ỉ
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2015 Tác giả
khóa ỉuận

Ngơ Thị Hồng Ngọc

Tơi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương, chưa được công bố trong bất kì cơng
trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai sót, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm theo đúng
quy định của việc nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2015 Tác giả
khóa luận


LỜI CAM ĐOAN

Ngô Thị Hồng Ngọc


DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẤT

Kí hiệu

Ý nghĩa

THPT


Trung học phổ thông

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

GS

Giáo sư

TS

rin ■ A r+i

SGK
NxbGD

r

Tiên sĩ
Sách giáo khoa
Nhà xuất bản giáo
dục




MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Ngữ văn là một trong những môn quan trọng trong trường THPT
và vấn đề giảng dạy Ngữ văn luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Bởi
kiến thức trong mơn học có vai trò đặc biệt đối với đời sống con người.
Trong đó, tri thức trong văn học đem lại giá trị sống phong phú, giúp con
người hồn thiện mình hơn. Tuy nhiên với giới trẻ hiện nay và đặc biệt là
học sinh THPT thì việc học văn cũng như tiếp nhận các tác phẩm văn học
ngày càng trở nên khó khăn. Học sinh thờ ơ với các văn bản trữ tình vì xa
rịi hiện thực cuộc sống. Do vậy, việc học văn càng trở nên nhàm chán vô
vị, học sinh học với thái độ học đối phó.
Việc học sinh ừong nhà trường THPT quay lưng lại với các tác phẩm
trữ tình nói riêng và bộ mơn Ngữ văn nói chung ngun nhân không chỉ là
thái độ vô cảm của các em trong việc cảm thụ hay tiếp nhận một tác phẩm
văn học. Có thể văn học trữ tình cịn xa lạ với các em do khoảng cách, thời
gian tâm lí càng khiến học sinh khơng tiếp nhận. Bên cạnh đó là phương
pháp dạy học của một số giáo viên vẫn dạy văn theo lối truyền thống, chưa
thực sự có ý thức đổi mới trong phương pháp dạy cũng như cách truyền đạt
nên không tạo ra cho học sinh sự hứng thú khi học.
Từ những nguyên nhân trên, chúng tôi thiết nghĩ cần phải tạo tâm thế
hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là các văn bản trữ
tình, người dạy cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn
ừong nhà trường THPT. Ý thức được vấn đề đó, người dạy học sẽ có cái
nhìn tồn diện tích cực về văn học và vai trị của bộ mơn Ngữ văn trong đời

sống. Nâng cao chất lượng dạy học nhằm truyền đạt những kiến thức không
thể thiếu mang giá tri nhân văn là cách chúng ta mang đến cho học sinh

7


những hành trang tinh thần quý giá với đời sống tình cảm phong phú để các
em trưởng thành làm người, hiểu cuộc đời, từ đó biết yêu thương, biết chia
sẻ để sống có ý nghĩa hơn cho bản thân, gia đình và cho xã hội.
Trên tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục về dạy - học Ngữ văn, chúng
tôi chọn đề tài: Đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh) gắn liền vói
địi sống thực tiễn với mong muốn đi tiếp con đường mà các nhà giáo dục
quan tâm. Nghiên cứu này chúng tơi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc
dạy học với hi vọng tác phẩm sẽ đến gần hơn và trở nên thiết thực hơn với
học sinh THPT.
2. Lỉch sử vấn đề
Bàn về vấn đề phương pháp dạy học và dạy học Ngữ văn có từ rất
sớm, xuất phát đầu tiên ở các nước phương Tây. Xuất hiện với một số cuốn
sách như:
“Phương pháp dạy học văn ” của IA Rex. Trình bày phương pháp học
một cách rất cụ thể, nhấn mạnh vai trò đọc sáng tạo. Coi đó là phương pháp
đặc thù nhằm phát triển năng lực cảm thụ văn học trên phương diện nghệ
thuật thông qua Đọc - hiểu.
“Phương pháp dạy học văn ở trường THPT” V.A Nhiconxki (Ngọc
Toàn và Bùi Lê dịch) cho rằng dạy học văn có vị trí và vai trị chủ đạo của
người học ừong nhà trường và hoạt động đọc diễn cảm trong quá trình tiếp
nhận.
Ở Việt Nam những năm 80, những cuốn sách bàn về đọc văn và văn
học như: “Cảm thụ văn học giảng dạy văn học ” của GS Phan Trọng Luận:
Tầm quan trọng của việc đọc, đọc từng câu, từng chữ khơng thể nhảy cóc.

Đọc không chỉ dừng lại ở việc quan sát bề mặt câu chữ mà phải thấy được
bề sâu từng ý nghĩa mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm: “Văn học và nhân

8


cách” GS Nguyễn Thanh Hùng cũng nhấn mạnh đến sự phát triển của quá
trình đọc được hoạt động liên tưởng, tưởng và giới thiệu nghệ thuật.
Ngồi ra cịn có nhiều bài báo, chuyên đề, chuyên luận như: Báo văn
nghệ (14.2.1988) “Môn văn như thực trạng và giải pháp”, GS Trần Đình
Sử. Đề cập tới ba mục tiêu của việc dạy văn, rèn luyện khả năng đọc hiểu,
bám sát tác phẩm khơng suy đốn tùy tiện.
Trong bài viết: “Dạy đọc hiểu là tạo nên nền tảng văn hóa cho người
đọc”, GSTS Nguyễn Thanh Hùng chỉ ra việc đọc hiểu giúp hình thành và
củng cố, phát triển năng lực, nắm vững và sử dụng Tiếng Việt một cách
thảnh thạo. Từ bình diện văn hóa ấy, bài viết xác định: Đọc là một hoạt
động có văn hóa, có ý nghĩa cơ bản cho sự phát triển của nhân cách.
Chuyên đề: “Đọc và tiếp nhận văn chương”, GSTS Nguyễn Thanh
Hùng khẳng định: Tiếp nhận tác phẩm văn học là một q trình vì nó chỉ
diễn ra một hoạt động duy nhất là hoạt động đọc văn. GS Phan Trọng Luận
trong chuyên đề: “Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học” đã phân tích tầm
quan trọng của hoạt động đọc. Đọc từ chữ đầu đến chữ cuối, đọc để tri giác
bằng mắt, tai tất cả các hình ảnh, chi tiết, từ ngữ. Quá trình đọc là quá trình
thâm nhập từng bước vào nội dung ý nghĩa của tác phẩm.
Tất cả các nghiên cứu trên của văn chương cho rằng đọc là hoạt động
đàu tiên của tiếp nhận văn chương. Dựa vào nghiên cứu trên khóa luận này
chúng tôi tiến hành tổ chức: Đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh)
ừong nhà trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tơi nhằm mục đích:

Xác lập các hoạt động các bước dạy văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh)
theo hướng đọc hiểu.

9


Làm rõ các vấn đề xung quanh gắn với đời sống thực tiễn. Khóa luận
sẽ đi nghiên cứu đặc điểm của thể loại trữ tình góp phần xây dựng quy trình
dạy văn gắn liền với đời sống.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học văn ở trường THPT theo
hướng dạy văn là dạy học sinh biết cách làm người - con người khơng chỉ
có tri thức mà cịn có khả năng thích ứng cao, biết giao tiếp, ứng xử ừong
đời sống.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu cơ sở của dạy học Ngữ văn với đời sống và quy trình dạy học
đọc - hiểu văn bản trữ tình ở trường THPT gắn với đời sống thực tiễn.
Vận dụng những hiểu biết ừên để đọc - hiểu văn bản “Sóng” của Xuân
Quỳnh (SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 Nxb GD) trong trường THPT gắn với
đời sống thực tiễn.
5. Đối tượng nghiền cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu:
Lí thuyết đọc - hiểu, đọc - hiểu văn bản gắn với đời sống thực tiễn.
Vận dụng và hướng dẫn HS biết cách đọc hiểu văn bản “Sóng” của
Xuân Quỳnh (SGK Ngữ văn lóp 12 tập 1 Nxb GD) trong trường THPT gắn
liền với đời sống thực tiễn.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các đặc trưng chung của thể loại trữ
tình mà cụ thể là các đặc trưng của thơ trữ tình. Đặc biệt, đi sâu vào hoạt
động đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh) trong trường THPT gắn liền

với đời sống thực tiễn.

1
0


7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lí thuyết: phương pháp phân tích tổng họp, phương pháp
so sánh đối chiếu.
Phương pháp thực nghiệm: vận dụng lí thuyết đọc - hiểu vào thiết kế
bài giảng “Sóng” của Xuân Quỳnh (SGK Ngữ văn 12 tập 2, Nxb GD) ữong
trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn.
8. Dự kiến đóng góp
Định hướng việc dạy học văn bản trữ tinh ừong trường THPT gắn liền
với đời sống thực tiễn.
Chúng tơi muốn góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy
học. Đồng thời, bản thân có dịp nâng cao kiến thức, trau dồi kinh nghiệm
phục vụ sự nghiệp trong tương lai.
Bên cạnh đó, khóa luận góp phần hình thành và phát triển khả năng
tìm tịi và nghiên cứu khoa học của người viết.
9. Bổ cục khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần:
- Mở đầu
- Nội dung
Kết luận

NỘI DUNG
a

Chương 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ cơ SỞ THựC TIỄN

1.1.

Cơ sở lí luận
Trong thời đại cơng nghệ thơng tin hiện đại như ngày nay, con người

có rất nhiều cách để tiếp cận một tác phẩm văn học. Trong đó đọc - hiểu là
phương pháp phổ biến nhất để gần hơn với các tác phẩm văn học vì văn
chương là nghệ thuật ngơn từ.

1
1


Theo SGK Ngữ văn nâng cao lớp 10: Đọc là “hoạt động nắm bắt ỷ
nghĩa trong các kí hiệu của văn bản, khác với nghe là hoạt động nắm bắt ỷ
nghĩa từ tín hiệu âm thanh Đọc ở đây địi hỏi hiểu nội dung từ ngữ, tình
cảm, cái đẹp của văn bản và có thể sử dụng văn bản đó vào đời sống cá
nhân và xã hội.
Hiểu là nắm được những thơng tin chính của văn bản và ý nghĩa mà
tác giả muốn gửi gắm, bên cạnh đó giải thích và biểu đạt được cái hay của
văn bản. Hiểu là ngộ ra, nhận ra những triết lý nhân sinh mà tác giả gửi gắm
qua từng văn bản. Đồng thời thời cũng là sự bổ sung những ý kiến mới tăng
thêm giá trị cho tác phẩm.
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Hùng thì “£)ợc - hiểu là đọc cái chủ quan
của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của mình
vào trang sách. Đọc - hiểu khơng chỉ là tái tạo âm thanh, từ và chữ viết mà
còn là q trình nhuần thẩm tín hiệu nghệ thuật chưa mã hóa đồng thời với
việc huy động vốn sổng, kinh nghiệm cá nhân của người đọc để lựa chọn
giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ỷ nghĩa vốn có của văn chương. Đọc - hiểu là
đón đầu những gì đang đọc qua từng từ, từng câu, từng đoạn rồi mới quay

về với những gì đã đọc để ỉciểm chứng và đi tìm sự hợp sức của tác giả để
tác phẩm được tái tạo trong tính cụ thể và giàu tưởng tượng”. [5,tr.5]
Trong cuốn “Hiểu văn dạy văn” GS.TS Nguyễn Thanh Hùng khẳng
định: Đọc - hiểu khơng những là những hình thức tiếp nhận nội dung, vẻ
đẹp thẩm mĩ của văn bản đó mà cịn là hoạt động tâm sinh lí, có tính trực
giác và khái qt. Nó hàm chứa trong đó kinh nghiệm cá nhân của bạn đọc.
Đây là mối quan hệ giữa chủ thể sáng tác và chủ thể tiếp nhận, tạo ra quá
trình giao tiếp ngầm giữa nhà văn và bạn đọc. Người đọc chính là người
đồng sáng tạo trong văn chương.

1
2


Còn theo GS Nguyễn Thái Hòa: Đọc - hiểu là một phương pháp: “Nói
một cách khái quát dù đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử
dụng lỉnh hoạt một thủ pháp, thao tác bằng cơ quan thị giác và thỉnh giác
để tiếp nhận và phân tích, giải mã và ghì nhớ nội dung thơng tin, cấu trúc
văn bản GS đã chỉ ra đọc - hiểu là một hành vi ngơn ngữ và coi đó là một
thao tác dùng thị giác và thình giác. Người đọc đi tìm hiểu nội dung và nghệ
thuật của văn bản, khơng chỉ vậy đọc - hiểu cịn là q trình ghi nhớ nội
dung thông tin và cấu trúc văn bản.
Sách giáo viên Ngữ văn 6 đã nêu ra khái niệm đàu tiên về đọc - hiểu,
về phương pháp đọc - hiểu: “Cách làm chủ yểu vẫn là bằng hình thức nêu
các câu hỏi hướng dẫn nhưng nhấn mạnh phương châm đề cao cơng việc
hoạt động của học sinh, nhằm tìm hiểu văn bản theo 3 hướng sau: Đọc hiểu; suy nghĩ - vận dụng; liên tưởng - tích lũy các phương pháp dạy học
hiện đại
Từ những ý kiến và hiểu biết trên, chúng tôi đi đến xác lập khái niệm
về phương pháp đọc - hiểu trên tinh thần tham khảo, học hỏi:
Theo nghĩa rộng: Đọc - hiểu là thuật ngữ chỉ chung cho phương thức

và mục đích của việc lĩnh hội tri thức và nắm bắt thơng tin. Đó là hoạt động
nhận thức nói chung thơng qua con đường giải mã văn bản bằng ngôn từ.
Theo nghĩa hẹp: Đọc - hiểu là hoạt động thưởng thức nghệ thuật ngôn
từ, hưởng thụ thẩm mĩ của con người. Nó bao gồm nhiều hành động thể
chất và thao tác tư duy (tưởng tượng, liên tưởng, phán đốn...) để đi đến
đích là
hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
Như vậy, đọc - hiểu không đơn giản là một kĩ năng như nhiều người đã
quan niệm mà nó chính là một con đường nhằm thu nhận kiến thức.

1
3


Mơ hình chung cho hoạt động đọc văn: Biết - nhớ - hiểu - vận dụng; từ
những năng lực cảm nhận, lí giải, thưởng thức, ghi nhớ. Chúng ta có thể
bước đầu xác định thao tác chính sử dụng trong phương pháp đọc - hiểu
gồm các bước:
Bước ỉ: Cần tạo tâm thế tiếp nhận văn bản văn học cho học sinh tức là
thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học bằng nhiều cách: Lời vào bài hay,
ấn tượng hoặc tổ chức một cuộc thi nhỏ, ứng dụng các phương tiện kĩ thuật
sẽ phần nào gây hứng thú cho học sinh.
Bước 2: Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật hay chính là giúp học sinh đọc hiểu khái quát văn bản.
Đọc hiểu khái quát văn bản bao gồm đọc văn bản, tìm hiểu xuất xứ, thể
loại, bố cục văn bản, tìm hiểu chú thích.
Bước 3: Tái hiện hình tượng văn học.
Để tái hiện hình tượng văn bản văn học thì học sinh cần đọc kĩ văn bản
văn học tức đọc nhiều làn để có khả năng ghi nhớ kết cấu văn bản, các chi
tiết biến cố văn bản. Có thể tái hiện hình tượng văn học bằng nhiều cách
như: sơ đồ hóa, tổ chức cho học sinh làm bài tập nhóm, thảo luận, chơi trị

chơi...
Bước 4\ Phân tích, cắt nghĩa, khái quát hóa ý nghĩa nghệ thuật bằng
phương pháp đàm thoại, diễn giảng.
Học sinh đọc kĩ văn bản, khảo sát tất cả các yếu tố tạo thành văn bản,
lựa chọn một số yếu tố được xem là cơ bản quan trọng có lượng tư tưởng,
chủ đề cao để khảo sát vì những yếu tố đó tập trung tư tưởng, tài năng của
tác giả và làm nên giá trị của tác phẩm.
Bước 5: Tự bộc lộ nhận thức hay chính là bước đánh giá liên hệ thực
tiễn.

1
4


Người đọc đưa ra ý kiến của mình đối với một văn bản có hai cấp độ:
Thứ nhất: Đánh giá khách quan, đánh giá dựa ừên những căn cứ thông qua
nội dung văn bản vừa phân tích để có nhận xét đúng đắn.
Thứ hai: Bộc lộ thái độ của cá nhân mang màu sắc chủ quan thể hiện
quan điểm của người đọc: Yêu, ghét, phản đối hay đồng tình...
Biện pháp thực hiện: Giúp học sinh liên hệ thực tế: Yêu cầu học sinh
nhập vai để bộc lộ bản thân, yêu cầu học sinh nêu quan niệm cũng như cảm
nhận khi đọc xong tác phẩm.
Trên đây là những bước cơ bản của việc đọc - hiểu một tác phẩm văn
trong chương trình dạy học, xung quanh đó cịn có nhiều kiến thức khác
nhau về vấn đề này. Trong giờ học, người giáo viên hồn tồn có thể kết
hợp các phương pháp của mình để giờ dạy đạt hiệu quả cao.
1.2.

Cơ sở thực tiễn
Văn học ln là nguời thư kí trung thành của thời đại, thời đại xã hội


thế nào sẽ được thể hiện vào trong tác phẩm như vậy. Tác phẩm văn học ra
đời là để con người thỏa mãn nhu cầu tỉnh thần hiểu biết của con người.
Vậy nên, văn chương là để phục vụ con người, vấn đề duy nhất đặt ra là:
cần phải đáp ứng nhu cầu đời sống bằng chính đặc trưng của văn chương.
“Văn học là nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo
thực tại xã hội Trong giáo dục phổ thông, cần phải gắn văn chương với đời
sống thực tiễn, nhằm nâng cao kiến thức cũng như khả năng nhận biết cho
học sinh. Đây cũng là một trong những nguyên tắc dạy học ngữ văn gắn liền
với đời sống thực tiễn. Đây không phải là vấn đề mới nhưng cần thống nhất
một cách hiểu thấu đáo về bản chất và đặc điểm mối quan hệ giữa văn
chương và đời sống thật ra không dễ dàng. Đã biết sức mạnh riêng của môn
văn trước hết tồn tại “bản chất người ” trong từng tác phẩm. Sức mạnh

1
5


riêng của môn văn được nhân lên gấp nhiều lần trong nhà trường với tư
cách một môn học cơ bản.
Những tác phẩm được lựa chọn trong nhà trường có một giá trị tiêu biểu
“quỷ hồ tinh bất quỷ hồ đa Nội dung đã được sàng lọc, xác định qua thời
gian nên mang tính thời sự và có giá trị thực tiễn.
Xã hội càng phát triển, đặc biệt ừong thời đại hội nhập, nhu cầu vươn
tới một nền giáo dục chất lượng cao, đào tạo ra những con người có khả
năng thích nghi với cuộc sống, giải quyết những vấn đề thiết thực của cuộc
sống ngày càng cấp thiết. Đó là cái đích hướng của giáo dục, trong đó Ngữ
văn là một mơn học có vai trị rất quan trọng.
Từ trước tới nay, môn Ngữ văn được coi là môn học đặc thù với rất
nhiều đặc tính: Vừa rèn luyện về ngơn ngữ, rèn luyện tư duy hình tượng

cũng như khả năng sáng tạo của học sinh, vừa rèn luyện khả năng cảm thụ
văn chương lại vừa tăng khả năng giáo dục nhân cách, đạo đức. Mục đích
của việc dạy văn trong nhà trường là đào tạo ra những con người có tư duy
độc lập, sáng tạo, có kĩ năng đọc, kĩ năng viết và kĩ năng đáp ứng các nhu
cầu trong cuộc sống. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách
quan, việc dạy và học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay chưa đáp ứng
được những nhu càu trên.
Theo điều tra của nhiều cơng trình nghiên cứu về việc dạy - học văn
hiện nay, kết quả học tập môn Ngữ văn rất đáng báo động. Nhiều học sinh
không biết cách viết như thế nào cho họp lí một bài văn, khơng biết cách
hành văn thậm chí cịn khơng chịu tìm hiểu văn bản trong chương trình
cũng như các sách tham khảo bên ngồi. Đáng nói hơn là nhiều học sinh,
sinh viên ra trường vẫn không biết cách viết một lá đơn xin việc, khơng
trình bày được ý tưởng trong công viêc một cách mạch lạc...tức là đã thiếu
đi những kĩ năng sống cơ bản lẽ ra phải được trang bị và môn Ngữ văn là

1
6


yếu tố giúp hình thành những kĩ năng cơ bản đấy. Vì vậy, dạy học Ngữ văn
trong nhà trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn là vấn đề cần thiết.
1.2.1.

Đọc hiểu văn bản trữ tình gắn liền vói địi sống thực tiễn

Như đã trình bày ở lí do chọn đề tài: Đối với những văn bản văn
chương thuộc thể loại trữ tình, học sinh thường có quan niệm chúng quá
lãng mạn, xa rời thực tế cuộc sống và cho rằng đó chỉ là cảm nhận của giới
văn nghệ sĩ nên tiếp nhận văn bản trữ tình theo hướng “học cho xong”.

Trong thực tế, những văn bản trữ tình lại mang giá trị nhân sinh tích cực mà
học sinh chưa thật sự khám phá hoặc chưa muốn khám phá. Người giáo
viên với vai trò hướng dẫn tổ chức hoạt động học của học sinh chính là
chiếc càu nối giúp học sinh nhận ra và tiếp thu những giá trị đó qua phương
pháp đọc - hiểu văn bản. Nếu như trong những giờ dạy học đọc - hiểu văn
bản trữ tình giáo viên có thể dẫn dắt học sinh tới những giá trị nhân sinh
thực tiễn, học sinh có thể áp dụng vào trong cuộc sống của mình thì chắc
chắn sẽ khơng cịn khơ khan với các em nữa mà thay vào đó học sinh sẽ hào
hứng hơn, tiếp thu hiệu quả hơn.
Trong giờ học giáo viên giúp học sinh biết rung cảm với nhịp đập trái
tim con người trước cuộc sống mn màu, bồi đắp lịng tin u con người
và cuộc sống, biết căm ghét những gì hạ thấp nhân phẩm và ngăn cản sự
phát triển toàn diện của con người. Nếu khơng gắn với lợi ích thực tiễn đặc
biệt trong mơi trường xã hội cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay thì
việc dạy đọc - hiểu văn bản trữ tình trong nhà trường THPT sẽ trở nên nặng
nề, giáo điều và không đạt được hiệu quả như mong muốn.
1.2.2.

Thực trạng tiếp nhận văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh) trong

trường THPT
Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thơng ừong
đó có việc đổi mới phương pháp dạy học văn theo tinh thần khoa học hiện

1
7


đại đã và đang diễn ra phổ biến và thu được kết quả khả quan. Việc chúng
tôi chọn đề tài này xuất phát từ yêu càu đổi mới phương pháp dạy học đã

được quy định tại Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005 ở Khoản 2 Điều 5: “Phương pháp giáo dục
phải phát huy tỉnh tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học, bồi dưỡng cho người học khả năng tự học, lòng say mê tự học và ỷ chỉ
vươn ỉền”.
Đặc điểm cấu trúc chương trình THPT hiện nay quan tâm đến việc dạy
tác phẩm văn học theo thể loại. Nhiều văn bản mới như văn bản nhật dụng
được đưa vào chương trình. Vì vậy, nghiên cứu cảm thụ khơng chỉ đóng
khung một cách phiến diện vào vấn đề hứng thú mà cần chú ý nhiều hơn
vào giá trị thực tiễn (gắn liền với tâm lí, sinh lí, xã hội, mĩ học...). Khơng
thể dạy văn theo cách tĩnh và thiếu mối liên hệ biện chứng giữa văn học và
thực tế cuộc sống, khuynh hướng khoa học ngày nay yêu cầu một cách
nghiêm ngặt về khảo nghiệm thực tiễn trữ tình. Bởi những đặc trưng rất
riêng của văn bản trữ tình so với các loại văn bản khác, địi hỏi học sinh
phải có năng lực cảm thụ văn chương mới có thể phân tích, cắt nghĩa, bình
giá những chi tiết, hình ảnh trong văn bản. Trong khi trên thực tế, học sinh
khơng có hứng thú với những bài thơ trung đại bởi chúng khó hiểu, cơng
thức, cũng khơng có hứng thú với thơ hiện đại bởi cho rằng đó là những văn
bản xa rời thực tế và khơng phù họp với tâm lí đương thời.
Giáo viên với tư cách là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động của
học sinh nhằm giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Trong q trình
dạy, đơi lúc cịn gặp phải lúng túng khi truyền tải những kiến thức, cảm xúc
thẩm mĩ mà văn bản trữ tình đem lại. Nguyên nhân một phần do giáo viên
chưa liên hệ thực tế vào bài dạy khiến học sinh thấy mơ hồ và khơng hứng
thú, tạo ra một khoảng trống khơng có sự liên hệ giữa học sinh và văn bản

1
8



dẫn đến tình trạng “học cho xong”. Mặc dù ừên thực tế, văn bản trữ tình có
được viết ở thời đại nào cũng tái hiện cuộc sống, tái hiện hiện thực. Vậy nên
sẽ khô khan nếu dạy đọc - hiểu văn bản trữ tình mà khơng gắn liền với thực
tiễn.
Văn bản “Sóng” của Xn Quỳnh là nhịp sóng lịng được nhà thơ hóa
thân và dành tặng cho đời nhiều cảm xúc, là một văn bản trữ tình trong
chương trình SGK Ngữ văn THPT lớp 12. Đây là “một câu chuyện cổ tích
về tình u được nhà thơ kể lại”, là “đứa con tinh thần” thể hiện rõ nhất hồn
thơ của nữ thi sĩ. Trong chương trình Ngữ văn THPT, khi tiếp cận vãn bản
“Sóng” - một văn bản trữ tình của một tác giả nổi tiếng được đánh giá là nét
mới mẻ ừong thi ca Việt Nam vì một nữ nhân làm thơ về tình yêu của phụ
nữ, học sinh có thể thấy văn bản này hay, thấy thích những vần thơ lạ nhưng
chưa hiểu về văn bản, hiểu về tình yêu mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm cũng
như quan niệm nhân sinh mới mẻ chứa đựng trong đó. Điều gì đã làm cho
văn bản “Sóng ” có sức sống trường tồn trong gần thế kỉ qua? Nhìn nhận
thực ừạng này và với mục đích nâng cao chất lượng dạy học văn nói chung.
Trong khn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi lựa chọn đề
tài nghiên cúu: “Đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Xuân quỳnh) gắn liền vổi
đời sống thực tiễn” với mục đích giúp học sinh tiếp nhận văn bản trữ tình
và nhận thức được quan niệm nhân sinh mới mẻ. Chúng tơi muốn góp một
phần nhỏ vào việc đổi mới dạy học với hi vọng tác phẩm văn học sẽ gần
gũi, thiết thực và hứng thú hơn với học sinh trong trường THPT.
Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN
O





1

9






BẢN “SÓNG” (NGỮ VĂN 12) GẮN LIỀN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC
TIỄN
2.1.
2.1.1.

Đặc trưng của văn bản trữ tình
Khái niêm văn bản trữ tình
Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành

và phát triển tương đối ổn định ừong quá trĩnh phát triển của lịch sử văn học
thể hiện sự giống và khác nhau về cách tổ chức tác phẩm, về các loại đặc
điểm của hiện tượng đời sống và tính chất của mối quan hệ giữa nhà văn và
các loại hiện tượng đời sống ấy.
Mỗi thể loại văn học lại có những đặc điểm riêng về nội dung và hình
thức nhằm đáp ứng và phản ánh phù hợp với hiện tượng đời sống, quan
điểm tư tưởng mà mà văn học muốn gửi gắm, phản ánh. Chính vì thế, sự
phân chia thể loại là một u cầu khơng thể thiếu. Nhìn chung, đến nay cịn
rất nhiều sự tranh luận xung quanh vấn đề phân chia thể loại nhưng với giới
hạn của đề tài về vấn đề dạy học đọc - hiểu văn học theo đặc trưng thể loại
gắn liền với đời sống thực tiễn nên bài viết này chỉ đi sâu vào thể loại trữ
tình mà cụ thể là văn bản trữ tình.
về nội dung, có thể thấy những tác phẩm trữ tình thường đi sâu vào
khám phá thế giới nội tâm, cảm xúc bên trong - những cảm xúc rất đa dạng,

mơ hồ. Đó có thể là niềm vui, nỗi buồn, sự chia li, hi vọng hay đau đớn...
Đặc biệt, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong những tác phẩm trữ tình
thường bộc lộ một cách trực tiếp, có thể thiên về tình cảm cá nhân, có khi
suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, về thăng tràm xã hội, về
cảm xúc thời đại....
về hình thức, tác phẩm trữ tình thường có hình thức ngắn gọn mang
tính chất tâm tình, giàu nhạc điệu, ngơn ngữ mang tính cách điệu hàm súc,
tư tưởng được mã hóa vào những biểu tượng nghệ thuật đày ý nghĩa.

2
0


Các tác phẩm trữ tình gồm cả tùy bút, thơ văn xuôi, ca trù nhưng tiêu
biểu nhất là thơ trữ tình. Đặc điểm cơ bản của tác phẩm trữ tình là thổ lộ ý
nghĩ, cảm xúc trước thế giới, trong đó tình cảm là mạch phát triển then chốt
của tác phẩm nên biểu hiện tập trung nhất của thể loại trữ tình là thơ trữ
tình. Hiểu một cách đơn giản theo nghĩa hẹp thì văn bản trữ tình là những
văn bản thơ trữ tình có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách thể hiện
những cảm xúc, ý nghĩ, tâm trạng riêng của người nghệ sĩ trước cuộc sống.
2.1.2.

Đặc trưng của văn bản trữ tình

2.I.2.I.

Lấy viêc bơc ỉơ nơi tâm con người làm muc đích, nơi dung biểu

đat
%ỉ


m

m

m m

o



'

m

o



Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm nhưng ở tác
phẩm trữ tình lại có cách thể hiện tình cảm riêng biệt. Ở tác phẩm tự sự, tác
giả xây dựng bức tranh về đời sống ừong đó các nhân vật thường có đường
đi và số phận của chúng. Bằng những lời đối thoại và độc thoại, tác giả thể
hiện tính cách và hành động con người qua những mâu thuẫn xung đột. Ở
tác phẩm trữ tình thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý
nghĩa được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu:
“Ảo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ẩy về khâu cho cùng... ”

(Ca dao)
Bài ca giống như một cái cớ để chàng trai tỏ tình với cô gái. Bằng tài
hoa nghệ thuật, người nghệ sĩ dân gian đã giữ lại cho chúng ta những tình
cảm lành mạnh, trong sáng, tế nhị trong cách tỏ tình của đôi lứa ngày xưa.
Đặc biệt với những bài thơ trữ tình có khả năng đi sâu vào những ngõ
ngách tâm hồn con người để phản ánh thế giới nội tâm phức tạp và phong

2
1


phú. Những tình cảm ấy xuất phát từ những tình cảm thật trong đời sống:
buồn, vui, yêu, ghét... Điều này ta dễ dàng nhận ra trong những bài thơ
đương đại:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đì

(“Vội vàng” - Xn Diệu)
Xn Diệu với niềm khát khao giao cảm với đời, với người, niềm hân
hoan được hịa cùng khơng gian và thời gian, ước muốn vĩnh cửu hóa cuộc
sống. Với Xuân Diệu sống là không ngừng cảm nhận, không ngừng cống
hiến, bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình qua từng vàn thơ, con chữ. Như vậy
có thể thấy, từ những câu ca dao xưa cho tới những bài thơ đương đại, dấu
hiệu chung của các tác phẩm trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ
quan của con người: Những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ... và từ đó người
đọc có thể cảm nhận thấy một phần mình ttrong cái được phản ánh.
2.I.2.2. Chủ thể trữ tình
Nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân

vật trữ tình hay cịn gọi là chủ thể trữ tình.
Chủ thể trữ tình là hình tượng nhân vật trực tiếp đứng ra để thổ lộ cảm
xúc, suy nghĩ, tâm trạng trong tác phẩm và chi phối toàn bộ cảm xúc của bài
thơ. Nhân vật trữ tình cũng có những đặc điểm riêng góp phần làm nên đặc
trưng của văn bản trữ tình: Khơng có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ
cụ thể như nhân vật tự sự và nhân vật kịch. Cụ thể bài “Quê hương” của Tế
Hanh thì nhân vật trữ tình chính là tác giả:

2
2


“Nay xa cách lịng tơi ln tưởng
nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc
buồm vơi Thống con thuyền rẽ sóng
chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi
nồng mặn quá!”
(“Quê hương” - Tế Hanh)
Trong một bài thơ thường có một nhân vật trữ tình nhưng những bài
thơ có kết cấu đối đáp thường xuất hiện hai nhân vật trữ tình:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ẩy thiết tha mặn nồng... ”
(“Việt Bắc” - Tố Hữu)
Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa chủ thể trữ tình và
nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình
cảm là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả.
“Tôi yêu em âm thầm, không hỉ vọng
Lúc rụt rè, khỉ hậm hực lịng ghen
Tơi u em, u chân thành, đằm thẳm
Cầu cho em được người tình như tơi đã u em ”.

(“Tơi u em” - A.x. Pu-skin)
Nhân vật trữ tình là “tơi” và đối tượng để tâm tình ở đây là “em”. Mặc dù
khơng đánh đồng chủ thể trữ tình là tác giả nhưng nhân vật trong thơ thường
là hiện thân của tác giả.
Để thấy rõ hơn đặc trưng này của văn bản trữ tình thì nhân vật trữ tình
cũng có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, đó là nhân vật trữ tình mang nhiều cảm xúc và vào thời điểm
xuất hiện ừong tác phẩm ln có nhu cầu tâm sự, dãi bày. Bài thơ "Tiếng
hát con tàu ” của Chế Lan Viên, nhân vật đã thể hiện rõ cảm xúc của mình

2
3


trong thời điểm miền Bắc sau những năm kháng chiến thắng lợi, vừa mới
trải qua thời kì khơi phục kỉnh tế, bắt đầu bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối
cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa frẻ thơ đói lịng gặp sữa Chiếc
nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa ”
Ở đây khơng chỉ giới hạn trong tình u đơi lứa của anh và em mà cịn
là những tình cảm thiêng liêng với gia đình, người thân với quê hương đất
nước.
Thứ hai, nhân vật trữ tình thường bộc lộ cảm xúc trực tiếp xuất phát từ
hoàn cảnh cá nhân ừong đời sống nhưng đồng thời hướng tới tính khái quát
đại chúng dành cho tâm ừạng của nhiều người. Như bài thơ “Tự hát” của
Xuân Quỳnh là cảm xúc, tâm trạng rất riêng của cô gái những cũng là cảm
xúc chung của những người phụ nữ trong tình yêu: lo âu, trăn trở về tình
yêu của mình...

“Em trở vể đúng nghĩa ữái tim em Là máu
thịt, đời thường ai chẳng có vẫn ngừng
đập lúc cuộc đời khơng cịn nữa Nhưng
biết yêu anh cả khi chết đi rồi ”
Như vậy, thơ trữ tình biểu hiện thế giới nội tâm chủ quan, lại cũng có
thể theo cách riêng của mình phản ánh thực tế khách quan cuộc sống xã hội.
Đúng như V.Huy-go khẳng định: “Cái tơi trữ tình trong thơ là cái ta của
thời đại”.
Thứ ba, cảm xúc của nhân vật trữ tình ít nhiều gắn bó với cuộc đời tác
giả. Có thể nói lên tâm ừạng của tác giả nhưng khơng có nghĩa nó đồng
nghĩa với tác giả bởi lẽ trong nhiều trường hợp tác giả đứng ở vị trí trung

2
4


gian nói hộ tâm ừạng của người khác. Trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế
Lữ: nhà thơ nói hộ tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú, bị
kìm kẹp khác xa với cuộc sống của nó trước đây.
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ Thủa
tung hồnh hổng hách những ngày xưa Nhớ
cảnh sơn lâm bóng cả cây già Với tiếng gió
gào ngàn, với giọng nguồn hét núi ”
Dù là nhân vật trữ tình nào thì phẩm chất và cá tính nhà thơ cũng để lại
dấu ấn sâu sắc trong tác phẩm. Nếu điều nhà thơ viết ra khơng bắt nguồn từ
chính tâm tư, tình cảm của mình thì tác phẩm khó có sự hấp dẫn nghệ thuật
và khó gây xúc động trong lịng người đọc. Ngược lại nếu nhà thơ chỉ ghi
lại những cảm xúc tủn mủn, những tâm ừạng không bắt nguồn từ hiện thực
xã hội và lịch sử khách quan thì khơng có giá tri đối với cuộc sống tinh thần
của người tiếp nhận.

2.I.2.3. Ngơn ngữ trữ tình
Là hình thức của tác phẩm văn học, lời thơ cũng như lời của tác phẩm
tự sự và kịch đều mang tính gợi hình, gợi cảm, hàm súc nhưng trong ngơn
ngữ thơ có những đặc điểm thể hiện theo cách riêng.
Thứ nhất, ngôn ngữ thơ bão hịa cảm xúc: Đặc trưng nổi bật của thơ trữ
tình là mọi từ, mọi câu đều chứa đựng cảm xúc. Ngôn ngữ thơ không bao
giờ là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh của các tác phẩm tự sự. Lời thơ
thường là lời đánh giá trực tiếp thể hiện một quan hệ của chủ thể với cuộc
đời.
‘ẮNhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây
phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu
thương Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khỉ ta
đi, đất đã hóa tâm hằn! ”

2
5


×