Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(SKKN MỚI NHẤT) Tạo hứng thú học tập môn hóa hóa học 11 cho học sinh trường THCS&THPT Quan Hóa thông qua xây dựng câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời sống thực tiễn vào nội dung bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.27 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS VÀ THPT QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MƠN HĨA HỌC 11 CHO HỌC
SINH TRƯỜNG THCS VÀ THPT QUAN HĨA THƠNG QUA
XÂY DỰNG CÂU HỎI KIẾN THỨC HĨA HỌC GẮN LIỀN
VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN VÀO NỘI DUNG BÀI HỌC

Người thực hiện: Bùi Văn Tuân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực mơn: Hóa Học

MỤC LỤC
THANH HỐ NĂM 2020
1

TIEU LUAN MOI download :


TRANG

2

TIEU LUAN MOI download :


I.II.
MỞ


ĐẦU…………………………………………………………….
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………...............
2. Mục đích nghiê cứu………………………………………….........
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………..........
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
III. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN………………………………......
1. Cơ sở lí luận của vấn đề.....................................................................
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu............................................................
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.............................
3.1. Một số hình thức áp dụng câu hỏi kiến thức Hóa học gắn liền với
đời sống thực tiễn vào nội dung bài học………………………………..
3.2. Các giải pháp cụ thể khi thực hiện việc xây dựng câu hỏi kiến
thức Hóa học gắn liền với đời sống thực tiễn vào nội dung bài học
.................................................................................................................
3.2.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời
sống thực tiễn sử dụng trong bài giảng về NITƠ – PHOTPHO …........
3.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời
sống thực tiễn sử dụng trong bài giảng về CACBON – SILI………….
3.2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời
sống thực tiễn sử dụng trong bài giảng về DẪN XUẤT HALOGEN –
ANCOL – PHENOL…………………………………………………………..
3.2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời
sống thực tiễn sử dụng trong bài giảng về ANĐEHIT- XETON- AXIT
CACBOXYLIC ………………………………............................................
3.2.5. Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời
sống thực tiễn sử dụng trong bài giảng về HIĐROCACBON NO……
3.2.6. Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời
sống thực tiễn sử dụng trong bài giảng về HIĐROCACBON KHÔNG
NO………………………………………………………………………………
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...........................................

IV.
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ……………………………….............
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………..

2
2
2
2
3
3
3
4
5
5
6
6
8
11
13
14
14
15
15
17

3

TIEU LUAN MOI download :



I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hóa học là bộ mơn khoa học tự nhiên giữ một vai trị quan trọng trong việc
hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Nhưng qua thực tiễn giảng dạy tôi
nhận thấy nhiều học sinh đều cảm thấy mơn hóa học là mơn khoa học khơ khan và
khó tiếp thu nên nhiều em đã thốt lên rằng “Mơn Hóa khó q, mơn Hóa rất khơ
khan, khó học, mơn Hóa mình khơng nhớ gì hết, mơn Hóa học để làm gì, sao
khơng học những mơn gì nó thực tế hơn, học mấy cái phương trình Hóa học này để
làm gì”. Đó là những lời mà tôi vẫn thường nghe các học sinh than thở sau mỗi tiết
dạy. Chính vì thế trong tơi luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để học sinh hiểu đúng
giá trị của mơn Hóa học. Là một giáo viên giảng dạy ở miền núi nhiều năm tôi luôn
luôn trăn trở và suy nghĩ: “Làm sao để học sinh của mình học mơn Hóa dễ hơn, u
mơn Hóa nhiều hơn, làm sao các em có thể vận dụng kiến thức mơn Hóa học vào
trong thực tế, làm thế nào để các em giải thích được một số hiện tượng Hóa học
trong tự nhiên”…Với kinh nghiệm nhiều năm cơng tác, học tập và giảng dạy tôi
nhận thấy rằng nếu cứ dạy kiến thức trong sách giáo khoa, sách bài tập, các bộ đề
thi tuyển sinh, đề thi THPT Quốc gia cho đối tượng học sinh miền núi thì chỉ một
số em chú ý phần cịn lại các em khơng có hứng thú, thụ động, khơng chú ý, làm
việc riêng, dẫn đến nhiều em ghét, sợ mơn Hóa học. Do vậy, ngồi những hiểu biết
về Hóa học, người giáo viên dạy Hóa học cịn có phương pháp truyền đạt thích hợp
và những hiểu biết về những vấn đề liên quan đến bài học để gây hứng thú cho học
sinh khi lĩnh hội các kiến thức. Chính vì vậy trong q trình dạy học tơi thường đưa
ra những câu hỏi, những tình huống gắn liền với đời sống thực tiễn từ đó tơi thấy
rằng các em học sinh trao đổi sơi nổi hơn, hứng thú hơn, chú ý hơn so với những
phương pháp trước đây tơi đã dạy. Do đó tơi mạnh dạn đưa kinh nghiệm của mình :
"Tạo hứng thú học tập mơn Hóa học 11 cho học sinh trường THCS và THPT Quan
Hóa thơng qua xây dựng câu hỏi kiến thức Hóa học gắn liền với đời sống thực tiễn
vào nội dung bài học’’.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Hóa học

Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ mơn Hóa
học và qua những câu hỏi thực tế phần nào giúp các em yêu thích, say mê nghiên
cứu khoa học hơn.
Đề tài này đặt ra nhằm phát huy tính tích cực trong học tập và giảng dạy mơn
Hóa học.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Kế hoạch thực hiện đề tài được bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, được áp
dụng trong năm học 2019 - 2020.
- Đề tài này nghiên cứu áp dụng trong chương trình giảng dạy mơn Hóa học
đối với học sinh lớp 11 trường THCS và THPT Quan Hóa.
4

TIEU LUAN MOI download :


4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng
một số phương pháp thống kê tốn học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm
sư phạm v.v.. .
- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: tiến hành trao đổi, học hỏi từ đồng
nghiệp, các tích lũy qua việc dự giờ từ đồng nghiệp.
- Sưu tầm, liệt kê các hiện tượng hóa học thực tiễn áp dụng cho một số bài dạy
cụ thể ở chương trình Hóa học 11 và lồng ghép giảng dạy cho các lớp 11A, 11B,
11C và 11D trong các giờ học.
- Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa lớp 11 và các sách tham khảo.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm tư liệu qua sách, mạng trước
tiết học một vài hơm để khích thích các em tìm tịi và nghiên cứu bài học.
- Lấy điểm tổng kết cả năm mơn Hóa học của bốn lớp 11A, 11B, 11C và 11D
năm học 2018 - 2019 ( năm lớp 10) làm bài kiểm tra đánh giá trước khi áp dụng

đề tài, lấy điểm tổng kết cả năm môn Hóa học của bốn lớp 11A, 11B, 11C và 11D
năm học 2019 - 2020 làm bài kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc nội dung nghiên
cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Hóa học là một trong những môn khoa học tự nhiên có giá trị thực tiễn cao
nhất. Người học có thể ứng dụng kiến thức hóa học vào giải thích các hiện tượng
trong tự nhiên và cuộc sống. Với vai trò là người đồng hành cùng các em học sinh
trên con đường học vấn tơi ln trăn trở tìm ra những giải pháp tối ưu nhất giúp các
em có những bước đi vững chãi và thành công. Đúc rút kinh nghiệm nhiều năm
giảng dạy và học tập tôi nhận thấy rằng để đạt được mục đích của Hóa học trong
trường phổ thông đặc biệt là đối với những giáo viên giảng dạy mơn Hóa học khu
vực miền núi như tơi ngồi những hiểu biết về Hóa học, người giáo viên dạy Hóa
học cịn phải có phương pháp truyền đạt, thu hút, gây hứng thú khi lĩnh hội kiến
thức Hóa học cho học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc.
Bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình tơi xin đề cập đến một khía cạnh “Tạo hứng
thú học tập mơn Hóa học 11 cho học sinh trường THCS và THPT Quan Hóa thơng
qua xây dựng câu hỏi kiến thức Hóa học gắn liền với đời sống thực tiễn vào nội
dung bài học’’ .
Với mục đích góp phần sao cho học sinh học Hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi
với đời sống và lôi quấn học sinh khi học.
2. Thực trạng của vấn đề.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra một quá trình cải cách tương
đối toàn diện trong giáo dục. Một trong những vấn đề trọng tâm của cải cách là nhu
5

TIEU LUAN MOI download :


cầu đưa vào sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại và phù hợp để nâng

cao chất lượng đào tạo dạy học, đưa những kiến thức khoa học khô khan trở nên
gần gũi với học sinh hơn và tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc
sống. Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy đã và đang thực sự là yếu tố quyết
định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến
bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, giáo dục về tư tưởng vừa
mang bản sắc dân tộc mà không làm mất đi tính cộng đồng trên tồn thế giới.
Trong thực tế giảng dạy tơi thấy: Mơn Hóa học trong trường phổ thơng là một
mơn học khó, nếu khơng có những bài giảng và phương pháp hợp lý, phù hợp với
đối tượng học sinh dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận, đã
có hiện tượng một số bộ phận học sinh khơng muốn học Hóa học, ngày càng lạnh
nhạt với giá trị thực tiễn của Hóa học đặc biệt là các em học sinh miền núi như
trường THCS&THPT Quan Hóa là ngơi trường nằm khu vực miền núi của tỉnh
Thanh Hóa, đây là huyện có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của cả nước nói
chung và của Thanh Hóa nói riêng, đa số các em học sinh nơi đây đều là con em
dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế khó khăn, đường sá xa xơi, hiểm trở, trình độ
dân trí thấp do đó việc học tập của các em học sinh chưa được các gia đình quan
tâm đúng mực, nhiều phụ huynh có tư tưởng việc học tập là giao cho thầy cô dạy
dỗ không quan tâm hôm nay con học được những gì, học như thế nào…mặt khác ở
cấp học dưới nhiều trường chưa đủ giáo viên giảng dạy nên một giáo viên có thể
giảng dạy 2 đến 3 mơn đặc biệt là các mơn tự nhiên trong đó có mơn Hóa học. Do
đó chất lượng đầu vào ở các lớp đầu cấp của Nhà trường năm nào cũng thấp, nhiều
em vào lớp 10 nhưng chưa biết cộng, trừ, nhân, chia thành thạo, nhiều em chưa
thuộc bảng cửu chương chứ chưa nói gì về kiến thức Hóa học. Chính vì lẽ đó hằng
năm Nhà trường có tỉ lệ học sinh đạt yếu, kém về học tập rất cao, học sinh đạt 7-8
điểm ở các môn khoa học tự nhiên trong các kì thi THPT Quốc gia là khơng có, số
học sinh tham gia thi tổ hợp các môn khoa học tự nhiên của Nhà trường ngày càng
giảm, tỉ lệ học lực yếu, kém các môn tự nhiên chiếm đại đa số, cụ thể trong năm
học 2018 – 2019 kết quả học lực mơn Hóa học ở bốn lớp 11 mà tơi trực tiếp giảng
dạy khi chưa áp dụng đề tài như sau:
Điểm tổng kết cả năm - năm học 2018 – 2019

Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Tbình
Yếu
11A
36
1
9
15
11
11B
36
0
2
7
27
11C
33
1
5
8
19
11D
33
0
3
7
23


6

TIEU LUAN MOI download :


Vậy thì nguyên nào nhân dẫn đến những thực trạng trên? Theo thăm dò qua
nhiều thế hệ học sinh tối thấy đa phần các em đều trả lời rằng do chúng em chưa có
ý thức tự học, chúng em học nhưng khơng hiểu gì, chúng em học nhưng mất gốc
hết rồi, thầy này, cô nọ dạy chán quá, dạy không hiểu gì hết…với vai trị là người
thầy tơi cũng nhận thấy rằng lỗi một phần là do học sinh, một phần do giáo viên
chưa quan tâm đúng đối tượng học sinh, chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách
nhiệm cao trong giảng dạy, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài
giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trị là khơng ít. Do đó người giáo viên đã trở
thành người cảm nhận, truyền đạt tri thức một chiều. Bên cạnh đó nhiều giáo viên
chỉ dạy làm sao đủ thời gian để hết lượng kiến thức mà chương trình yêu cầu, chưa
chịu lồng ghép một cách phù hợp các nội dung liên quan đến nội dung bài học. Với
những lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp giảng dạy “Tạo hứng thú học
tập mơn Hóa học 11 cho học sinh trường THCS và THPT Quan hóa thơng qua xây
dựng câu hỏi kiến thức Hóa học gắn liền với đời sống thực tiễn vào nội dung bài
học’’.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Để việc giảng dạy bộ mơn hóa học 11 đạt hiệu quả cao tôi đã mạnh dạn cải tiến
nội dung phương pháp trong các bài giảng hóa học 11. Một trong những giải pháp
tôi đã làm là: Làm cho Hóa học khơng khơ khan, bớt đi tính đặc thù, tạo hứng thú,
giúp các em hiểu rõ lý thuyết, hiểu rõ bản chất một cách nhẹ nhàng không gây
nhàm chán, áp lực, từ đó phần nào làm cho các em biết trân trọng mơn Hóa học,
u thích mơn Hóa học và tạo động lực cho các em học tập tốt hơn. Để thực hiện
được tôi đã phải nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm
hiểu, tham khảo các vấn đề liên quan phù hợp với từng đối tượng học sinh đặc biệt

là học sinh miền núi của Trường THCS và THPT Quan Hóa. Ngồi ra bản thân tơi
ln quan tâm đến tính cách, sở thích của từng học sinh, biết tiếp thu những ý kiến
đóng góp của học sinh và đồng nghiệp, từ đó xây dựng cho mình giáo án theo
hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhưng phải mang tính hợp lý,
hài hịa, nhẹ nhàng và đơi lúc khơi hài nhưng sâu sắc.
3.1. Một số hình thức áp dụng câu hỏi kiến thức Hóa học gắn liền với đời sống
thực tiễn vào nội dung bài học.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày thay cho lời giới thiệu
bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ nhưng lại tạo
sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thơng
qua những câu chuyện ngắn có tính chất khơi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ
7

TIEU LUAN MOI download :


thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo khơng khí học
tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê Học hố.
- Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay
không là nhờ vào người dạy. Trong đó phần mở bài là rất quan trọng, nếu ta biết
đặt ra một tình huống thực tiễn phù hợp rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải
thích.
- Lồng ghép tích hợp mơi trường trong bài dạy: Tùy vào nội dung của bài giảng
mà lấy ví dụ sao cho gần gũi, phù hợp với thực tế tại địa phương như vấn đề khói
bụi, nước thải sinh hoạt…có liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết, khí hậu và
mơi trường hay khơng.
- Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh thấy được
ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu. Do đó
trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn

được sự chú ý của học sinh hơn.
3.2. Các giải pháp cụ thể khi thực hiện việc xây dựng câu hỏi kiến thức Hóa
học gắn liền với đời sống thực tiễn vào nội dung bài học.
3.2.1: Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời sống thực
tiễn sử dụng trong bài giảng về NITƠ – PHOTPHO.
Câu 1: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi
thấy mùi khai ?
Giải thích: Khi nước sơng, hồ bị ơ nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm
như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ thì lượng urê trong các chất hữu cơ này
sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp
thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:
 CO2 + 2NH3
(NH2)2CO + H2O
NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động. Như
vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa
trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào khơng khí làm cho
khơng khí xung quanh sơng, hồ có mùi khai khó chịu.
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khơ,
nắng nóng. Giáo viên có thể nêu vấn đề trong bài giảng: PHÂN BĨN HĨA HỌCHóa 11 – (tiết 19 lớp 11CB)
Câu 2: Ca dao Việt Nam có câu:
“Lúa chim lấp ló ngoài bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Mang ý nghĩa hóa học gì?

8

TIEU LUAN MOI download :


Giải thích: Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có

trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy?
Do trong khơng khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa
điện) thì:
2N2 + O2 → 2NO
Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 hịa tan trong nước:
4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 → H + + NO3Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giơng, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được
cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi trình bày phần chu trình của
nitơ trong tự nhiên ở bài giảng “Axit HNO 3” (Tiết 14-15) hoặc đề cập trong bài
“Phân bón hóa học” (Tiết 19 lớp 11 CB).
Câu 3: “Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu?
Giải thích: “Ma trơi” là một hiện tượng đã gây cho con người nhiều tị mị
và cũng khơng ít sợ hãi từ trước đến nay, và cũng không phải ai cũng biết hiện
tượng này có thể giải thích bằng hóa học.
Hiện tượng “ma trơi” thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa có nhiều
xác sinh vật…(nói chung là ở hầu hết những nơi mà con người thấy “sợ”) Đó là
hiện tượng xuất hiện những đốm lửa cháy sáng trong khơng khí gây cho con người
sự sợ hãi. Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất
khí đó là photphin (PH3) và điphotphin (P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy
trong khơng khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng
1500C thì PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”. Một câu hỏi
đặt ra: PH3, P2H4 xuất hiện do đâu? Đáp án chính là nơi chúng ta hay thấy chúng ở
đầm lầy, nghĩa địa có nhiều xác sinh vật…Đó là nguồn photpho rất lớn để hình
thành PH3, P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất.
Áp dụng: Vấn đề này có thể được đề cập ở trong bài “Photpho” (Tiết 16 lớp
11CB) để giải thích hiện tượng “ma trơi”. Đây là một hiện tượng tự nhiên chứ
không phải là một hiện tượng “ thần bí ” nào đó, tránh tình trạng mê tín dị đoan,
làm cho cuộc sống thêm lành mạnh.

Câu 4: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Giả thích: Khí thải cơng nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ơ tơ,
xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi
nước trong khơng khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc
ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
9

TIEU LUAN MOI download :


Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trị chính của mưa axit
là H2SO4 cịn HNO3 đóng vai trị thứ hai. Hiện nay mưa axit là nguồn ơ nhiễm
chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các
cơng trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại
đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên
những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển.Vấn
đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất
chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp
cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm
nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học
sinh trả lời sau khi dạy xong bài“Axit nitric” (tiết 14-15 lớp 11-CB).
Câu 5: Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại phá thủng quần áo?
Giải thích: Khi làm thí nghiệm hóa học, nếu quần áo bạn dính phải axit
nitric HNO3 đặc thường sẽ bị thủng một lỗ; khi dùng axit khơng đặc, nhìn bên

ngồi thì khơng thấy gì, nhưng sau khi phơi khơ bạn sẽ thấy ngay lỗ thủng. Quần
áo chúng ta mặc thường ngày thường dệt bằng sợi bơng, thành phần hóa học của
sợi bông là xenlulozơ. Xenlulozơ không tan trong nước và đa số các dung môi khác
nhưng dễ tan trong axit HNO 3 đặc nên làm thủng quần áo. Khi bị axit HNO 3 lỗng
dính vào quần áo, tuy quần áo khơng bị thủng cùng sẽ làm thủng quần áo. Ngồi ra,
axit HNO3 lỗng có thể có tác dụng hóa học với xenlulozơ.
Áp dụng: Giáo viên có thể nêu vấn đề trên khi nói về tính chất hóa học của
axit nitric trong bài “Axit nitric”( Tiết 15-16 lớp 11CB) để nhắc nhở học sinh
thật cẩn thận khi tiếp xúc với axit HNO3 đặc.
3.2.2: Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời sống thực
tiễn sử dụng trong bài giảng về CACBON – SILIC
Câu 1: Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than
củi ?
Giải thích: Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm
làm cho cơm đỡ mùi khê.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài
Cacbon – (Tiết 23 lớp1 1CB)
Câu 2: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thốt ra?
Giải thích: Nước ngọt khơng khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm
khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để
ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước
ngọt. Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO 2 lập tức bay vào khơng
khí. Vì vậy các bọt khí thốt ra giống như lúc ta đun nước sôi. Về mùa hè người ta
10

TIEU LUAN MOI download :


thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày
và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO 2 nhanh

chóng theo đường miệng thốt ra ngồi, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng
trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngồi ra CO 2 có tác
dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu
hóa.
Áp dụng: Hiện tượng có nhiều bọt khí thốt ra từ bình nước ngọt có ga hay
chai bia thì chắc hẳn học sinh nào cũng biết. Nhưng khi giải thích khí đó là khí gì
và có cơng dụng ra sao thì khơng ít học sinh biết được. Giáo viên có thể nêu câu
hỏi trên khi dạy phần “Cacbon Đioxit” (tiết 24 lớp 11-CB).
Câu 3: Một số người đốt lò sưởi bằng than trong nhà bị ngộ độc, thậm chí tử
vong. Hãy giải thích vì sao ?
Giải thích: Khi sưởi ấm bằng bếp than trong nhà vì khơng có đủ oxi cho than
cháy, pư khơng hồn tồn thường sinh ra khí CO; con người hít phải khí này vào cơ
thể thì CO sẽ kết hợp với Hb trong máu, ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp
oxi lên não và các tế bào.
Áp dung: Đây là kiến thức mà học sinh nào cũng phải biết khi học bài “Hợp
chất của cacbon’’ (Tiết 24 lớp 11 – CB)
Câu 4: Làm thế nào để biết dưới giếng (hay trong các hang động) có khí độc
(CO) hoặc nhiều khí thiên nhiên (CH4…) và khơng có oxi, để tránh khi xuống
giếng hoặc hang động khơng bị ngạt?
Giải thích: Trong các giếng đào hay trong các hang động thường có khí độc
CO, CH4…và khơng có O2. Để biết có khí độc (CO), hoặc nhiều khí thiên nhiên
(CH4…) và khơng có O2 trong giếng hay trong các hang động chỉ cần lấy dây buộc
một con gà, vịt …thả xuống nếu nó chết thì chứng tỏ có khí độc CO hoặc có các
khí độc khác.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng hay xảy ra, giáo viên nên đưa vào bài giảng
để nhắc nhở học sinh, cộng đồng …tránh những cái chết thương tâm. Vấn đề này có
thể xen vào bài dạy “Hợp chất của cacbon” (tiết 24-lớp 11-CB) hay “Ankan” (tiết
37-38 lớp 11-CB).
Câu 5: Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thể thao cần xoa bột trắng vào
lòng bàn tay ?

Giải thích: Loại bột màu trắng có tên gọi là Magiê cacbonat (MgCO 3) là loại
bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt. Khi tiến hành thi đấu, bàn tay của các
vận động viên thường có nhiều mồ hơi. Điều đó đối với các vận động viên thi đấu
thể thao hết sức bất lợi. Khi có nhiều mồ hơi ở lịng bàn tay sẽ làm giảm độ ma sát
khiến các vận động viên sẽ không nắm chắc được các dụng cụ khi thi đấu. Điều này
không chỉ ảnh hưởng xấu đến thành tích mà cịn gây nguy hiểm khi trình diễn.
MgCO3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và
11

TIEU LUAN MOI download :


các dụng cụ thể thao giúp vận động viên có thể nắm chắc dụng cụ và thực hiện các
động tác chuẩn xác hơn.
Áp dụng: Đây là một trong những “mẹo nhỏ” trong thi đấu thể thao cũng
như vấn đề an toàn trong thi đấu. Khi dạy phần “Ứng dụng của muối cacbonat”
(Tiết 24 lớp 11CB) giáo viên có thể kể cho học sinh nghe ứng dụng của muối
magie cacbonat thông qua câu chuyện trên.
Câu 6: Vì sao trong cơng nghiệp thực phẩm, muối NH 4HCO3 được dùng làm bột
nở?
Giải thích: Người ta thường dùng NH4HCO3 làm bột nở vì khi có tác dụng
nhiệt, bột nở phân hủy sinh ra khí NH3 và CO2 từ trong chiếc bánh làm chúng nở to
ra, tạo các lỗ xốp nên bánh mềm hơn theo phương trình trình
(NH4)2CO3  2NH3 + CO2 + H2O
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng vấn đề này vào bài “Muối amoni” (tiết
13 lớp 11) hoặc “Hợp chất của cacbon” (tiết 24 lớp 11).
Câu 7: Câu tục ngữ: “Nước chảy đá mịn” mang ý nghĩa hóa học gì?
Giải thích: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO 3. Trong khơng khí có khí
CO2 nên nước hịa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa
học: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2 theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân
bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho
đá bị bào mòn dần.
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dịng nước chảy
qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều
này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ
có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời
thường. Giáo viên có thể nêu vấn đề này ở phần “Muối cacbonat ” (Tiết 24 lớp 11
CB)
Câu 8: Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
Giải thích: Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng
chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi,
rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mịn ở những chỗ lớp sáp bị cào đi
theo phương trình phản ứng:  SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Nếu khơng có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm
tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF 2 vào chỗ cần khắc, sau đó cho thêm
H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chỗ cần khắc. Sau một thời gian, thủy
tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp theo phương trình phản ứng :
CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF (dùng tấm kính che lại)
to

12

TIEU LUAN MOI download :


Sau đó: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Áp dụng: Đây là một vấn đề rất thực tế khi mà nghề khắc thủy tinh đang phát
triển ở nước ta. Sau bài học học sinh không những biết được phương pháp khắc
thủy tinh mà cịn có thể giải thích được vấn đề này. Thậm chí đây là cơ sở cho việc

học nghề, khơi gợi niềm đam mê học tập, học sinh có thể tự làm thí nghiệm này
trong tiết thực hành. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên để dẫn dắt vào bài
3.2.3: Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời sống thực
tiễn sử dụng trong bài giảng về DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL –
PHENOL
Câu 1: Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu?
Giải thích: Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic.
Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng
với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom (VI) oxit CrO 3. Đây là một
chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột
oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr 2O3 là một hợp chất có màu
xanh đen. Cảnh sát giao thơng sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa
CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa
hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen.
Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thơng báo cho cảnh sát biết
được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã
uống rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người. Một trong
những ngun nhân chính xảy ra tai nạn giao thơng chính là rượu. Nhằm giúp cho
học sinh thêm hiểu biết về cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh và
chính xác của cảnh sát giao thơng, giáo viên nên đưa nội dung này vào bài “Ancol”
(tiết 56-57 lớp 11-CB).
Câu 2: Vì sao cồn 700 sát khuẩn tốt nhất?
Giải thích: Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu
cao, cồn giết chết các vi sinh vật bằng cách biến tính Protein của chúng, cồn thấm
xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein và hòa tan lipit của
chúng làm cho tế bào chết. Trong thực tế chỉ dùng cồn 700 để sát khuẩn là tốt nhất.
Bởi vì nếu cồn lớn hơn 70 0 thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi
khuẩn đơng cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn khơng cho cồn thấm tiếp vào
bên trong nên làm đông thành tế bào của vi khuẩn khiến chúng có lớp màng bảo vệ,

khơng đạt được mục đích diệt khuẩn, vi khuẩn khơng chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn
700 độ thì hiệu quả sát trùng kém.
Áp dụng: Trong y tế, cồn được sử dụng đại trà khi tiêm, rửa vết thương
nhưng có ít người quan tâm tại sao lại dùng cồn? Trong khi học, nếu học sinh được
biết sẽ rất tốt cho cuộc sống. Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào trong các tiết dạy
về bài “Ancol” (Tiết 56-57 lớp 11-CB).
13

TIEU LUAN MOI download :


Câu 3: Giải thích hiện tượng: “Khi các cầu thủ đá bóng bị đau nằm lăn lộn trên
đất thì nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào chỗ bị thương, sau đó
cầu thủ bị thương đứng lên tiếp tục thi đấu”.
Giải thích: Khi cầu thủ bị thương, chỗ bị thương sẽ rất đau đớn, nhân viên y
tế dùng phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm lạnh tức thời trên
chỗ bị thương. Chất làm lạnh ở đây là etyl clorua C2H5Cl hay gọi là cloetan. C2H5Cl
là hợp chất hữu cơ có t0s là 12,30C. Ở nhiệt độ thường khi tăng áp suất sẽ biến
thành chất lỏng. Khi phun C2H5Cl lên chỗ bị thương, các giọt etylclorua tiếp xúc
với da, nhiệt độ cơ thể sẽ làm etyl clorua sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình
này thu nhiệt mạnh làm cho da bị lạnh đơng cục bộ và tê cứng.Vì vậy thần kinh
cảm giác khơng truyền được đau lên đại não. Nhờ đó cầu thủ khơng có cảm giác
đau. Do sự đơng cục bộ nên vết thương không bị chảy máu. Chú ý là cloetan chỉ
tạm thời không làm cho cầu thủ cảm giác đau mà khơng có tác dụng chữa trị vết
thương.
Áp dụng: Đây là cảnh tượng thường thấy trong các trận đá bóng. Mọi người
cứ nghĩ đó là một loại “thuốc tiên” nhưng xét về phương diện hóa học đó chỉ là một
chất có đặc tính “thu nhiệt mạnh” ở điều kiện thường. Giáo viên có thể kể cho học
sinh nghe về phần ứng dụng của dẫn xuất halogen trong bài “Dẫn xuất halogen”
(Tiết 55 lớp 11CB).

Câu 4: Làm cá bớt tanh bằng phương pháp nào?
Giải thích: Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH3)3N và đimetylamin
(CH3)2NH và metyl amin CH3NH3 là những chất có mùi khó ngửi. Khi chiên cá ta
cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá. Vì trimetylamin thường
“lẩn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong rượu có cồn, cồn có
thể hịa tan trimetylamin nên có thể lơi được trimetylamin ra khỏi chỗ ẩn. Khi rán
cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau mùi
tanh cá sẽ bay đi hết. Ngồi ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên
rượu có tác dụng thêm mùi thơm rất tốt.
Áp dụng: Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết được cơ sở hóa học của
kinh nghiệm trên. Từ đó giúp các em thấy được những ứng dụng đời thường của
hóa học nhằm tăng thêm niềm u thích đối với mơn hóa học. Giáo viên có thể đưa
vào phần ứng dụng của ancol trong bài “Ancol” (Tiết 56-57 lớp 11CB).
Câu 5: Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?
Giải thích: Để thu được nhiều rượu (rượu etylic), người ta thêm nước vào pha
lỗng ra vì vậy rượu nhạt đi, người uống khơng thích. Nên họ pha thêm một ít rượu
metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động
vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự
nhiễm độc axit.
Áp dụng: Đây là các câu hỏi nhằm kích thích tính tị mị của học sinh. Học
sinh khơng lạ gì với các hiện tượng trên nhưng để giải thích thì khơng phải dễ.
14

TIEU LUAN MOI download :


Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi dạy xong bài : “Ancol” (Tiết 56 - 57 lớp
11CB)
3.2.4: Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời sống thực
tiễn sử dụng trong bài giảng về ANĐEHIT- XETON- AXIT CACBOXYLIC

Câu 1: Vì sao bơi vơi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Giải thích: Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic
(HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.
2HCOO + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2H2O
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này vào bài axit cacboxylic
(tiết 65-66 lớp 11).
Câu 2: Vì sao khơng nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn?
Giải thích: Trái cây có loại đường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ
kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra Axit tactaric, Axit citric làm cho dạ dày đầy
hơi. Một số loại hoa quả có hàm lượng Tanin và Pectin cao, chúng sẽ kết hợp với
dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn, khó tiêu hóa.
Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột. Nên ăn hoa quả sau bữa ăn khoảng
1−3 giờ.
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng vấn đề này vào bài axit cacboxylic (tiết
65-66 lớp 11)
Câu 3: Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang
màu đỏ?
Giải thích: Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm
cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau
khác) có chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa 7% axit xitric. Vắt chanh vào
nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt
chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm canxi.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa
học của axit ở bài axit cacboxylic (tiết 65-66 lớp 11).
3.2.5: Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời sống thực
tiễn sử dụng trong bài giảng về HIĐROCACBON NO
Câu 1: Vì sao có khí metan thốt ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
Giải thích: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các
vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan.
Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thốt vào khí quyển hàng năm là từ các

hoạt động cày cấy. Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong
chăn ni heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy …
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về
môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẽ. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong
phần liên hệ thực tế bài ankan (Tiết 37 -38 lớp 11CB).
Câu 2. Khí metan gây nguy hiểm như thế nào khi làm trong hầm mỏ?
15

TIEU LUAN MOI download :


Giải thích: Nổ khí metan và tiếp theo nữa là nổ bụi than là một trong những
mối hiểm họa nguy hiểm nhất trong ngành cơng nghiệp khai thác mỏ. Khí metan là
nguyên nhân của các tai nạn hầm mỏ lớn. Vụ tai nạn lớn nhất liên quan đến metan
xảy ra vào năm 1903 tại Hoa Kỳ với 1.234 thợ mỏ thiệt mạng. Ở Ba Lan vào năm
1974 tại mỏ Silesia đã xảy ra một vụ nổ khí metan, tổn thất cho 34 thợ mỏ. Khí
metan đặc biệt nguy hiểm khi tiến hành khai thác than hầm lớn mà không tuân thủ
quy trình kỹ thuật và quy phạm an tồn. Ngun nhân đó là do phản ứng CH 4 + 2O2
 CO2 + 2H2O tỏa nhiệt lớn và gây ra nổ.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng hay xảy ra, giáo viên nên đưa vào bài giảng
để nhắc nhở học sinh, cộng đồng …tránh những cái chết thương tâm. Vấn đề này
có thể xen vào bài ankan (Tiết 37 -38 lớp 11CB).
3.2.6: Xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức hóa học gắn liền với đời sống thực
tiễn sử dụng trong bài giảng về HIĐROCACBON KHƠNG NO
Câu 1: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ?
Giải thích: Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC 2 khi tác dụng
với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit: CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2.
Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra anđehit axetic, chính chất này làm tổn
thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.
Áp dụng: Giáo viên dùng hiện tượng này mở rộng cho phần điều chế nhằm

cũng cố lại tính chất của axetilen ở bài ankin (Tiết 46 - lớp 11CB)
Câu 2: Tại sao người ta dùng khí axetilen để hàn và cắt kim loại ?
Giải thích: Axetilen cháy trong O2 tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 3000
độ C nên được dùng trong đèn xì oxi - axetilen dùng để hàn và cắt kim loại.
2C2H2 + 5O2  4CO2 + 2H2O
Áp dụng: Khi dạy phần ứng dụng của axetilen trong bài ankin (Tiết 46 - lớp
11CB)
to

to

2.4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Bảng điểm so sánh trước và sau khi áp dụng đề tài

Lớp
11A
11B
11C

Điểm tổng kết cả năm,
năm học 2018 – 2019
Sĩ số
(trước khi áp dụng đề tài)
Giỏi Khá Tbình Yếu
36
1
9
15
11
36

0
2
7
27
33
1
5
8
19

Điểm tổng kết cả năm,
năm học 2019 – 2020
(sau khi áp dụng đề tài)
Giỏi
Khá
Tbình
Yếu
4
14
17
1
0
4
23
9
2
11
18
2
16


TIEU LUAN MOI download :


11D 33
0
3
7
23
1
5
22
5
Qua bảng trên cho thấy đề tài đã góp phần nâng cao rất đáng kể kết quả học tập
của học sinh bốn lớp 11A, 11B, 11C và 11D tại trường THCS và THPT Quan Hóa.
Thơng qua đề tài này hi vọng sẽ rèn cho các em tự tin hơn trong việc chiếm lĩnh
tri thức và vận dụng kiến thức vào việc giải thích hiện tượng trong thực tế.
Qua đề tài này sẽ giúp các em củng cố được kiến thức, kĩ năng của mình sâu
sắc, vững chắc hơn, kết quả học tập được nâng cao hơn. Học sinh trở nên thích mơn
Học hóa hơn, thích những giờ dạy của tơi nhiều hơn, thậm chí có cả những học sinh
đã về nhà tự tìm hiểu, tự nghiên cứu. Như tơi đã khẳng định rằng phương pháp này
đã có tác dụng và hiệu quả đối với một số bài dạy trong chương trình Hóa học 11.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng đề tài “Tạo hứng thú học tập mơn Hóa học 11 cho học sinh
trường THCS và THPT Quan hóa thơng qua xây dựng câu hỏi kiến thức Hóa
học gắn liền với đời sống thực tiễn vào nội dung bài học’’ có thể khắc phục được
các vấn đề tồn tại theo phương pháp truyền thống mà tôi đã nêu ở trên. Việc áp
dụng đề tài này khá đơn giản nhưng hiệu quả rất tốt nên sẽ giúp được nhiều giáo
viên có hứng thú, say mê khi lên lớp hơn vì khi đó học sinh sẽ u thích mơn học

hơn, tích cực trong học tập hơn .Cũng qua đề tài này sẽ giúp ích cho các em nhiều
trong cuộc sống của mình. Khi người giáo viên vận dụng linh hoạt thì có thể làm
cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học hơn. Khơng chỉ mơn Hóa học mà theo
tơi đề tài này cịn có thể vận dụng được đối với nhiều môn học khác để mang lại
hiệu quả cao trong nhiều tiết học cho học sinh.
2. Kiến nghị
- Đối với Ban giám hiệu Nhà trường: Cần quan tâm, động viên và khích lệ
giáo viên tích cực sáng tạo, đổi mới trong phương pháp dạy học để có nhiều cách
làm hay, hiệu quả.
- Trong q trình giảng dạy mơn hoá học, nếu chú trọng rèn tốt tư duy cho sinh
thì các em sẽ hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức tốt hơn, học sinh sẽ được củng cố, hệ
thống hoá, mở rộng, nâng cao kiến thức, đồng thời các kỹ năng cũng được rèn tốt
hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài này khơng tránh khỏi sự thiếu sót. Tơi rất
mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo ân cần của các đồng nghiệp để
bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như sáng kiến kinh nghiệm
của mình có tác dụng cao trong việc dạy và học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 06 năm 2020
17

TIEU LUAN MOI download :


ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép

nội dung của người khác
Người thực hiện
Bùi Văn Tuân

1.
2.
3.
4.
5.
6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 10,11,12 ( Nhà xuất bản Giáo Dục)
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HĨA HỌC 10,11,12
385 CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HĨA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG
Nguyễn XuânTrường (Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
CHÌA KHĨA VÀNG HĨA HỌC
Người dịch: Từ Văn Mặc và Trần Thị Ái; (NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
2002)
QUA MẠNG INTERNET
TÀI LIỆU GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC
TS. Trịnh Văn Biều (Đại học sư phạm TPHCM)

18

TIEU LUAN MOI download :




×