Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trình bày quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về phạm trù “vật chất”, “ý thức” và ý nghĩa phương pháp luận?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.12 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN:TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề bài: “ Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phạm trù
“vật chất”, “ý thức” và ý nghĩa phương pháp luận? ”
Mã đề số: 01 – SBD: 183

Sinh viên

: Nguyễn Thị Thu Hoài

Lớp

: K14 – Dược 2

Mã sinh viên

: 20010524
HÀ NỘI, THÁNG 8/2021


MỤC LỤC

SỐ TRANG

Lời mở đầu

2



Nội dung

3

I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ

3

PHẠM TRÙ “VẬT CHẤT”

1.Định nghĩa về vật chất.

3

1.1.Các quan niệm về phạm trù vật chất trước C.Mac.

3

1.2. Cuộc CMKH và sự phá sản của quan DVSH về vật chất.

3

1.3. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất.

4

2. Vận động - thuộc tính, phương thức tồn tại của vật chất.

6


2.1.Vận động.

6

2.2.Vận động và đứng im.

6

II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ

7

PHẠM TRÙ “Ý THỨC”

1.Nguồn gốc của ý thức.

7

1.1.Nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

7

1.2.Nguồn gốc xã hội.

8

2. Bản chất của ý thức.

8


3. Kết cấu của ý thức.

9

IV. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHẠM TRÙ
CHẤT - Ý THỨC

VẬT
10


3

Kết luận
13

LỜI NÓI ĐẦU
“Vật chất và ý thức - chúng được ví như hai lối mịn để dẫn tới cùng
một khu vườn. Mà nếu chúng ta mở cửa lối mòn này trước thì thế giới trước
mắt chúng ta sẽ mang màu sắc và hình ảnh hồn tồn khác so với lối mịn
kia” Nhìn nhận xung quanh vấn đề vật chất ý thức từ xưa tới nay có rất
nhiều quan điểm của các nhà triết học vĩ đại như: Heraclit, Platon, Heghen,
…Nhưng học thuyết của Lenin có thể được coi là sự lựa chọn đúng đắn nhất
để tìm hiểu một “ khu vườn cuộc sống ”. Bởi vì con người ai cũng muốn
mình hiểu rõ hơn về cuộc sống, nguồn gốc, cách vận động và xu hướng của
nó, để từ đó chinh phục cuộc sống hết sức sôi động. Quan điểm về phạm trù
“vật chất”, “ý thức” của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đáp ứng thỏa mãn nhu
cầu trên.
Trên thế giới ngày nay, các quốc gia không ngừng chăm lo cho sự phát

triển kinh tế - xã hội của mình. Họ lao vào tìm kiếm các nguồn vật chất mới,
tìm ra các quy luật và phát minh mới,.. bên cạnh đó tìm mọi cách có thể
hồn chỉnh lại hệ thống tư tưởng cho chính bản thân mình. Quan niệm về
vật chất và ý thức của Lênin như một tiên đề, nền tảng sáng suốt cho cuộc
sống vậy, nó chính là kim chỉ nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động,
mọi quá trình đang diễn ra của cuộc sống.


4

B. NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ PHẠM TRÙ
“VẬT CHẤT”.

Trong suốt quá trình tồn tại của mình, con người ln đặt ra câu hỏi:
linh hồn và thể xác liệu có tách rời. Khi triết học ra đời và phát triển thì
các nhà triết gia vĩ đại đã đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu để trả lời cho
câu hỏi lớn này. Và đặt ra hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học: giữa
vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào? Con
người có khả năng nhận biết thế giới khách quan hay không? Trước hết
cần hiểu vật chất là gì.
1.Định nghĩa về vật chất.
Vật chất là một phạm trù của Triết học. Trong lịch sử, xung quanh
vấn đề này luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm.
1.1.Các quan niệm về phạm trù vật chất trước C.Mac.
Thời cổ đại các nhà triết học duy vật nhìn chung đều có khuynh
hướng là đi theo yếu tố khởi nguyên, nên họ đã đồng nhất vật chất với
một số vật cụ thể nào đó: Theo Heraclitus cho rằng lửa là thực thể sinh ra
mọi vật trên thế giới, Thales thì cho là nước,… Theo triết học Trung Hoa

cổ đại thì ta lại thấy họ quan niệm năm yếu tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả,
Thổ (thuyết Âm dương ngũ hành). Qua đó, ta có thể thấy rằng sai lầm của
các nhà triết học thời cổ đại là họ đã đồng nhất vật chất với vật thể hay
chính là với các dạng tồn tại của nó. Sở dĩ như vậy là do thời bấy giờ


5

khoa học thực nghiệm chưa phát triển và các triết gia khơng thể chứng
minh mà chỉ có thể dựa trên sự quan sát trực tiếp.
1.2. Cuộc cách mạng khoa học và sự phá sản của các quan điểm duy
vật siêu hình về vật chất.
Tới thế kỉ XIX - XX, với sự ra đời của điện tử và các chất phóng xạ,
điều đó đã chứng minh ngun tử khơng cịn là phần tử nhỏ nhất, đồng
thời họ cũng nhận ra một điều: khối lượng nguyên tử thay đổi phụ thuộc
vào vận tốc.
Chính lúc này chủ nghĩa duy tâm đã tấn cơng mạnh mẽ vào chủ
nghĩa duy vật. V.I.Lênin cho rằng: “Tinh thần duy vật cơ bản của vật lý
học, cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại, sẽ chiến thắng tất
cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu là chủ nghĩa duy vật
biện chứng phải thay thế cho chủ nghĩa duy vật siêu hình”. Và sau đó
định nghĩa về vật chất của Lênin ra đời và đáp ứng tất cả.
1.3. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất.
V.I.Lênin cho rằng : “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”.
Theo đó, trước hết vật chất là một phạm trù triết học tức là nó khái quát
nhất, cơ bản nhất, nó khác với các phạm trù khoa học cụ thể khác vì
chúng đã sâu vào từng lĩnh vực cụ thể và có giới hạn. Ví dụ trong lĩnh

vực vật lý có một loạt các phạm trù riêng của nó: sóng cơ học, giao thoa
sóng, dao động, ... nhà các lĩnh vực khác khơng có được.


6

Ông cho rằng “Vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại thực
hiện độc lập bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức con người”.
Vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực này mang tính
khách quan chứ khơng phải là chủ quan. Như vậy, mọi sự vật, hiện tương
từ vi mô tới vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết, tự sự vật
đơn giản nhất tới những hiện tượng vô cùng kỳ lạ, dù tồn tại trong tự
nhiên hay trong xã hội đều là những đối tượng tồn tại khách quan độc lập
với ý thức và đều thuộc phạm trù vật chất và là các dạng cụ thể của vật
chất. Chính việc chỉ ra tính tồn tại khách quan, Lênin đã bao quát được tất
cả thế giới vật chất hết sức phong phú đa dạng, khái quát được các thành
tựu khoa học tự nhiên.
Lênin cũng đã khẳng định: “Vật chất được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh”. Trong đó,
vật chất là cái có trước, tính là thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác (ý
thức), cịn cảm giác là cái có sau, tính là thứ hai, cái phụ thuộc vào vật
chất. Tất cả những cái được gọi là vật chất không phải là chúng ta không
biết mà là con người sớm muộn sẽ biết, bởi chúng đều có điểm chung là
tác động vào giác quan gây ra những cảm giác nhất định, nhờ đó con
người biết về sự tồn tại của sự vật. Qua đó, Lênin đã khẳng định cho
chúng ta: cái được phản ánh là vật chất (cái được con người nhận biết), và
cái phản ánh là ý thức (phương tiện để nhận biết), đây là những câu nói
hùng hồn đầy sức nặng thuyết phục tất cả mọi người và đánh gục hoàn
toàn chủ nghĩa duy tâm.
Vật chất “được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh “ Lênin cho

rằng: con người bằng ý thức của mình hồn tồn có thể nhận thức thế giới
vật chất, khơng có sự vật, hiện tượng nào mà không nhận thức được mà


7

chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách
quan, không lệ thuộc vào hiện tượng tinh thần, còn các hiện tượng tinh
thần (cảm giác, ý thức,…) lại có nguồn gốc từ hiện tượng vật chất. Những
gì có được trong hiện tượng tinh thần ấy chẳng qua chỉ là chép lại, chụp
lại của các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan.Như vậy, cảm giác là cơ
sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lạu khơng ngừng chụp
lại, chép lại, phản ánh hiện thực, nên về nguyên tắc con người có khả
năng nhận thức được thế giới vật chất.
Có thể nói định nghĩa của Lênin về vật chất ra đời đánh dấu bước
ngoặt ý nghĩa trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử triết học. Nó
đã khắc phục được tính trực quan máy móc trong trong quan niệm của
các nhà duy vật trước Mác, đáp ứng được đòi hỏi nói của khoa học tự
nhiên, đánh bại hồn tồn chủ nghĩa duy tâm.
Cũng qua định nghĩa này Lênin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản
của triết học trên cả hai mặt. Đồng thời định hướng nghiên cứu cho các
nhà khoa học tìm hiểu và phát minh ra các thuộc tính mới của vật chất,
thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển.
2. Vận động - thuộc tính, phương thức tồn tại của vật chất.
2.1.Vận động.
Ph. Ăngghen viết: “Vận động hiểu nghĩa chung nhất, tức được hiểu
là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất,
thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ,
kể từ sự thay đổi đơn giản nhất cho tới tư duy”.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Sự tồn tại vật chất là

tồn tại bằng cách vận động, tức vật chất dưới dạng thức nó ln luôn


8

trong q trình biến đổi khơng ngừng. Đây là điều mà các nhà duy vật
trước Mác chưa nhìn thấy được.
Vận đông bao gồm: vận động cơ học, vật lý, sinh học, hóa học và xã hội
(hình thức vận động cao nhất, bao trùm lên các hình thức vận động
khác0.
2.2.Vận động và đứng im.
Đứng im là trạng thái ổn định về vật chất, hiện tượng trong những
mỗi quan hệ và điều kiện cụ thể. Chính sự đứng im đó mà chúng ta biết
được sự vật. Vì thế mà vận động và đứng im có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Trong đó vận động là tuyệt đối vĩnh viễn cịn đứng im là tương đối
tạm thời. Sở dĩ vận động là tuyệt đối vĩnh viễn vì như đã nói ở trên vận
động là thuộc tính tồn tại của vật chất, vận động khơng do ai tạo ra mà chỉ
chuyển hố từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ khuynh hướng này
sang hình thức khác.

II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHẠM
TRÙ “Ý THỨC”
1.Nguồn gốc của ý thức.
1.1.Nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Nói về nguồn gốc tự nhiên, trước hết đó là bộ não của con người, nó
là cơ quan vật chất của ý thức, ý thức là một thuộc tính của vật chất
nhưng khơng phải mọi dạng của vật chất, mà chỉ là một dạng vật chất
sống có tổ chức cao nhất là bộ óc con người. Ý thức là chức năng của bộ
óc con người hoạt động bình thường, cho nên khi bộ óc bị tổn thương thì



9

ý thức cũng khơng được bình thường nữa. Vì vậy ý thức khơng thể diễn
ra ở đâu khác ngồi hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc con người.
Nhưng tại sao bộ óc con người - một tổ chức vật chất cao nhất lại có
thể sinh ra ý thức? Để trả lời câu hỏi này chúng ta nghiên cứu mối quan
hệ giữa bộ óc với thế giới khách quan - cũng là yếu tố thứ hai của nguồn
gốc tự nhiên sinh ra ý thức. Sự tác động của thế giới khách quan đã hình
thành nên quá trình phản ảnh thế giới vật chất vào bộ óc con người . Phản
ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất, đó là năng lực tái hiện
những đặc điểm, tính chất của một kết cấu vật chất này lên một kết cấu
vật chất khác. Có bốn hình thức phản ánh : vật lí , hố học, sinh học và
tâm lý.
1.2.Nguồn gốc xã hội.
Trước hết nói về lao động, từ xưa tới nay con người muốn tồn tại và
phát triển thì phải có những tư liệu sinh hoạt dựa vào quá trình lao động
và sản xuất trong thực tiễn. Kết quả của q đó là hình thành nên những
phản xạ có điều kiện, thói quen và làm biến đổi chức năng của các cơ
quan trong cơ thể con người, đặc biệt là sự biến đổi của thần kinh trung
ương làm cho năng lực sáng tạo của con người ngày càng tăng lên tạo
thành ý thức. Nhờ lao động mà con người bắt thế giới khách quan bộc lộ
kết cấu, thuộc tính và quy luật vận động của mình hình thành viên các
hiện tượng nhất định, từ đó nắm bắt thế giới khách quan và hình thành
nên tri thức của mình về thế giới đó.
Ngơn ngữ là “vỏ vật chất” của tư duy, là phương tiện diễn đạt tư
duy, là công cụ tư duy phản ảnh thế giới khách quan, tích lũy thông tin xã
hội, là hiện thực trực tiếp của ý thức. Nhờ có ngơn ngữ con người có thể
giao tiếp trao đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa, có thể truyền đạt tri thức,



10

kinh nghiệm từ người này sang người khác từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
2. Bản chất của ý thức.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, bản chất của ý thức là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là q trình phản ánh tích cực,
sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
Nói về khía cạnh phản ánh thế giới khách quan thì ý thức là sự phản
ánh cái phản ánh, còn vật chất là cái được phản ánh. Ý thức ln mang
tính thứ hai, nó ln bị chi phối, bị quyết định bởi vật chất. Khi thực tại
khách quan thay đổi thì sự phản ánh vào đại não dẫn tới ý thức con người
cũng thay đổi theo và từ đó ra đời ý thức mới quan điểm mới.
Ý thức là sự phản ánh, nhưng không phải là sự phản ánh đơn thuần
máy móc mà là sự phản ánh một cách sáng tạo thế giới khách quan. Nó
khơng sao chép giản đơn, thụ động thế giới khách quan, mà trên cơ sở
những cái đã có, ý thức có thể tạo ra những tri thức mới về vật chất, tạo ra
những huyền thoại, giai thoại, những lý thuyết khoa học dự báo tương lai.
Ta có thể thấy rõ điều này qua hoạt động dự báo thời tiết hằng ngày và
cũng có thể từ đây giải thích nhiều phát minh dự báo của các nhà khoa
học. Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất, riêng có của óc người về hiện
thực khách quan trên cơ sở thực tiễn – xã hội.
3. Kết cấu của ý thức.
Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố hợp thành.
Ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong
đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất.
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của
quá trình nhận thức, tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức



11

dưới dạng ngôn ngữ, là phương thức tồn tại và điều kiện để ý thức phát
triển. Theo Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một
cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức…, cho nên một cái gì đó nảy
sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”.
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các
quan hệ, tham gia và trở thành một trong những động lực quan trọng của
hoạt động con người
Ý chí là cố gắng, là nỗ lực, là khả năng huy động mọi tiềm năng
trong con người hoạt động vượt qua trở ngại và đạt được mục đích.
IV.

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHẠM TRÙ VẬT

CHẤT - Ý THỨC.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phạm trù “vật chất” và “ý
thức” là một bước phát triển vượt bậc trong quá trình phát triển của Triết
học.
Về mặt nhận thức, giúp cho việc chấm dứt cuộc đấu tranh không
biết mệt mỏi giữa hai trường phái duy vật và duy tâm; khắc phục được
những hạn chế trong quan điểm của các nhà triết gia trước kia; chỉ ra cho
họ sự thiếu sót cũng như sai lầm trong cách nhận thức và suy đoán về vấn
đề. Đồng thời thống nhất về một mối cách nhìn về thiên giới vật chất
cũng như tinh thần. Giải quyết được hai vấn đề đó cũng có nghĩa Mác
-Lênin đã triệt để giải quyết mọi vấn đề to lớn nhất, sâu xa nhất của thế
giới, đã đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa duy tâm chủ quan cũng như chủ
nghĩa duy tâm khách quan. Là tiền để mở đường cho sự phát minh sáng
chế của các nhà khoa học: hướng cho họ đi theo con đường tìm ra các

dạng tồn tại mới của vật chất chứ không đi vào con đường siêu nhiên thần
thánh. Mở ra một thời đại mới, đó là thời đại của tri thức, khoa học, đẩy
lùi xa thời bao phủ bởi những thế lực thần linh.


12

Trong hoạt động thực tiễn, do thế giới vật chất với những thuộc tính
và quy luật tồn tại khách quan khơng phụ thuộc vào ý thức con người.
Chính vì thế, mà chúng ta luôn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy
thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Lênin đã
từng nhấn mạnh khơng được lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, khơng
được lấy thực tiễn cách mạng là chiến lược, sách lược cách mạng. Nếu
chỉ xuất phát từ thực tế khách quan , nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy
ảo tưởng thay thể hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh duy ý chỉ, và đó là điểm
mở đường cho những sai lầm liên tiếp.
Qua việc phân tích về vai trò của ý thức, ta thấy trong hoạt động
thực tiễn con người phải chịu sự tác động nhất định của ý thức. Vì thế
chúng ta phải phát huy vai trị to lớn và tích cực của ý thức đối với sự
nghiệp cải tạo thế giới của con người. Tức chúng ta cần phát huy được
tính năng động, sáng tạo của ý thức. Khi thế giới phản ánh đúng đắn, sâu
sắc thể giới khách quan và đưa ra được những dự báo chính xác thì sẽ đưa
đến thành cơng, và ngược lại, khi con người phản ánh sai, phản ánh hời
hợt thì sẽ dẫn tới thất bại. Khi thế giới hiện thực thay đổi thường xuyên
liên tục mà ý thức con người lại chậm trễ, khơng nhạy bén, kém linh hoạt
thì sẽ không thể phản ánh kịp thời đưa chúng ta xa rời thực tế và mất cân
đối trong ổn định cuộc sống. Trong quá trình đổi mới hiện nay, bệnh bảo
thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động ỷ lại, đang là con vi rút phá huỷ sự
phát triển của đất trước một cách mạnh mẽ nhất.
Áp dụng vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng

như các quốc gia khác trên thế giới, đã khơng ít lần chung ta sai phạm
những ngun tắc trên, đi ngược lại với phương thức thành động phù hợp
và dẫn tới hậu quả vô cùng tai hại. Theo Lênin: “nếu lãnh đạo nhạy bén,
khắc phục được những sai lầm kịp thời thì khủng hoảng sẽ được khắc


13

phục và cách mạng tiếp tục đi lên”. Đi sâu vào phân tích những khuyết
điểm của mơ hình CNXH ở Liên Xơ, ta thấy nét đặc trưng của mơ hình
này là chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp làm thui chột động lực của con
người trong mọi lĩnh vực. Ngun nhân chính là: khơng xuất phát từ thực
tế khách quan tình hình trong trước và quốc tế đang phải trải qua một thời
kỳ hết sức khó khăn, và đưa ra được những biện pháp hiệu quả trong việc
cải tổ, mơ hồ, hữu khuynh và xét lại, mở đường cho sự tấn công của các
thể lực và hệ tư tưởng tư sản, cuối cùng làm tan rã cộng đồng liên bang
Xô Viết. Sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô là một bằng chứng sống cho sự sai
lầm về nhận thức, sai lầm trong sự vận dụng học thuyết Mác – Lênin.
Với con đường xây dựng CNXH ở nước ta, bên cạnh những thành
tựu đã đạt được, Đảng ta đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm
quy luật khách quan trong việc xác định mục tiêu, bước đi về xây dựng
cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế...Khơng ít lần
nhà nước ta can thiệp quá sâu vào kinh tế, kìm hãm sự phát triển và nhạy
bén trong quá trình nắm bắt thực tế. Ví dụ trong thời kỳ bao cấp, những
chính sách của Đảng và nhà nước đã tạo nên tình trạng đi làm theo giờ, ỷ
lại, phụ thuộc, không chịu năng động làm việc, nên khơng có tài sản tích
trữ, nhân dân lầm than, đất nước chìm trong sự nghèo nàn, lạc hậu.
Vì vậy, từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ kinh nghiệm
thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đại hội Đảng
lần thứ VII đã rút ra bài học quan trọng: “Mọi đường lối chủ trương của

Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Đảng ta
lấy chủ trương: lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản
cho việc phát triển nhanh và bền vững. Muốn vậy thì phải khơi dậy trong
nhân dân lịng yêu thuớc, ý chí quật cường phát huy tài trí của người Việt
Nam, quyết tâm đưa trước nhà ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu.


14

Trong suốt thời gian qua, vận dụng linh hoạt lý luận đường lối Mác
– Lênin, đất nước ta đã tạo được bước phát triển mới, đứng vững trước
những thử thách của tình hình thực tế, đưa ra chính sách chung và biện
pháp riêng, đặc thù cho từng tỉnh, từng địa bàn trên tồn quốc. Có thể nói
chủ nghĩa Mác - Lênin chính là học thuyết đúng đắn, là ngọn hải đăng soi
sáng, là kim chỉ nam trong con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam.

KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “” Cái vĩ đại vĩnh viễn của chủ
nghĩa Mác - Lênin là tinh thần cách mạng và phép duy vật biện chứng”.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phạm trù vật chất và ý thức ra
đời không chỉ là bước đi cụ thể mà buộc chúng ta phải tự tìm tịi, nghiên
cứu, tìm ra lối đi đúng đắn. Trong hồn cảnh cách mạng có những điều
kiện đặc thù của nước ta thì phải có những chủ trương, biện pháp đặc thù,
giải quyết vấn đề theo nguyên tắc” Xuất phát từ thực tế khách quan và
phát huy tính năng động sáng tạo của con người” điều đó cũng chính là
chúng ta đang đi đúng với những gì mà Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ.
Hiện nay và trong tương lai, tất cả mọi người , tất cả các quốc gia
đang cố gắng tiến nhanh và tiến xa trên con đường phát triển của mình thì
việc phóng tầm mắt xa hơn, rộng hơn và bao qt hơn là hết sức cần thiết.

Chính vì vậy vai trò của hiện thực khách quan càng được nâng cao hơn
với tầm quan trọng chiến lược. Song song với nó là sự nhận thức, ý thức
của mỗi chúng ta phải đủ nhanh nhạy, sáng tạo để có thể theo kịp với hiện
thực đang từng ngày, từng giờ thay đổi. Đứng trước hiện thực đó, quan
niệm về vật chất và ý thức của Mác - Lênin càng trở nên quan trọng và ý
nghĩa hơn trong việc định hướng con người đến sự nhận thức đúng đắn và
sâu sắc hơn về thế giới vật chất, đó chính là kim chỉ nam cho mọi hành


15

động. Muốn vận dụng dụng đúng đắn các nguyên tắc đó, bản thân mỗi
sinh viên cần phải học tập nghiên cứu nghiêm túc, có hệ thống, tìm hiểu
đúng đắn, có định hướng mục tiêu rõ ràng trong học tập, không ngừng rèn
luyện trau dồi tri thức và biết áp dụng nguyên lý Mác – Lênin trong giải
quyết vấn đề.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin – NXB chính trị Quốc gia
2. Giáo Trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
3. Tạp chí Triết học số 1, 1993
4. Tạp chí Triết học số 3, 1998
5. Tạp chí Triết học số 5, 1999
6. Tạp chí Cộng sản số 3, 1998
7. Tạp chí Cộng sản số 6, 2003




×