Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các yếu tố tác động đến mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.66 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ SỬ DỤNG
CÁC THƯỚC ĐO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nghiêm Văn Lợi
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các thước đo HQHĐ tác động đến hành
vi của các nhà quản trị. "Các nhà quản trị
chỉ quan tâm đến những gì được đánh giá
và những gì ảnh hưởng đến quyền lợi của
họ" (Kaplan, 1992). Do vậy, lựa chọn
thước đo để đo lường và đánh giá HQHĐ
có vai trị quan trọng trong thành cơng của
doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, trong hơn 40 năm qua hệ
thống đo lường và đánh giá HQHĐ trong
các doanh nghiệp vẫn không có nhiều thay
đổi. Các thước đo HQHĐ của doanh nghiệp
vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống kế tốn,
khơng gắn với chiến lược và các yếu tố có
ảnh hưởng quyết định đến thành công của
doanh nghiệp. Hệ thống đo lường này có
các hạn chế đã được Neely (2000) tổng kết
như sau: khuyến khích các hoạt động ngắn
hạn; khơng tập trung vào chiến lược;


khuyến khích nâng cao hiệu quả bộ phận;
khơng chú ý đến nhu cầu khách hàng và
hiệu quả cạnh tranh, v.v...
Trong điều kiện tồn cầu hóa và cạnh
tranh ngày càng tăng, việc đo lường và cải
thiện HQHĐ của các doanh nghiệp ngày càng
trở nên cấp thiết. Bài viết này nghiên cứu ảnh
hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng
các thước đo HQHĐ trong các DN Việt Nam
để trả lời câu hỏi: "Các yếu tố ngẫu nhiên có
ảnh hưởng như thế nào đến mức độ sử dụng
các thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp
Việt Nam?"

Trong hơn 20 năm qua chưa có các nghiên
cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử
dụng hệ thống đo lường và đánh giá HQHĐ
trong các doanh nghiệp. Các cơng trình nghiên
cứu về các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng
đến việc sử dụng thước đo HQHĐ thường là
một phần trong nghiên cứu ảnh hưởng của các
yếu tố ngẫu nhiên đến KTQT trong các doanh
nghiệp. Một số nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:
Cạnh tranh trên thị trường là yếu tố được
các nhà nghiên cứu quan tâm. Hoque, Mia và
Alam (2001) tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ
giữa cạnh tranh với việc sử dụng các thước đo
hiệu quả phi tài chính của các doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, ảnh hưởng của trình độ
chun mơn của nhân viên kế toán đến áp dụng

kế toán quản trị trong đó có các thước đo
HQHĐ cũng được Trần Ngọc Hùng (2016) và
Thái Anh Tuấn (2019) nghiên cứu. Tuy nhiên,
Trần Ngọc Hùng (2016) chỉ nêu chung chung
hệ thống KTQT gồm 5 biến trong đó các thước
đo HQHĐ là một biến, không chỉ rõ thang đo
biến này gồm những quan sát nào. Nghiên cứu
của Thái Anh Tuấn (2019), đã chỉ ra tương
quan tích cực, đáng kể giữa sự quan tâm của
nhà quản trị cao nhất và trình độ chun mơn
của nhân viên kế toán đến mức độ sử dụng các
thước đo HQHĐ của các doanh nghiệp.
Như vậy, trên thế giới và tại Việt Nam vẫn
chưa có nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về
ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến
mức độ áp dụng các thước đo HQHĐ của các
doanh nghiệp. Đây là khoảng trống cho
nghiên cứu này.

362


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bảng hỏi được phát triển dựa trên các câu
hỏi khảo sát đã được một số tác giả sử dụng
trước đây như: Chenhall và Langfield-Smith
(1998), Joshi (2001), Hyvonen (2005),

Ahmad (2012). Sau khi tham khảo ý kiến của
các chuyên gia các tác giả đã sự chỉnh sửa
các câu hỏi khảo sát cho phù hợp với văn
hóa, ngơn ngữ và thực tiễn của doanh nghiệp
Việt Nam.
Thông qua ứng dụng Google Docs bảng
hỏi được gửi cho các doanh nghiệp. Tổng
cộng có gần 800 bảng hỏi được phát ra, số
phiếu nhận được là 319 phiếu, sau khi làm
sạch, loại bỏ các phiếu trả lời khơng phù hợp,
có nhiều mâu thuẫn... còn lại 267 phiếu.
Dữ liệu thu được từ khảo sát chính thức sẽ
được làm sạch sau đánh giá độ tin cậy của
thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha bằng

phần mềm SPSS 20 để loại các biến rác có hệ
số tương quan tổng biến < 0,3 ra khỏi mơ
hình trước khi phân tích nhân tố khám phá.
Kết quả phân tích nhân tố (EFA) các biến độc
lập hội tụ lại thành 4 nhân tố: Quy mô, Cạnh
tranh; Phân quyền và Con người. Biến phụ
thuộc tách thành 5 nhóm thước đo: nội bộ,
các bên liên quan, chất lượng hoạt động, hiệu
quả tài chính và tăng trưởng.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sử dụng Mơ hình SEM dựa trên bình
phương tối thiểu từng phần (Partial Least
Squares SEM), kết quả phân tích bằng phần
mềm SmartPLS 3 cho thấy độ tin cậy, giá trị

hội tụ và giá trị phân biệt của các biến trong
mơ hình đều đạt u cầu. Tác động của các
biến độc lập đến biến phụ thuộc như trong
bảng 1.

Bảng 1. Tác động tổng thể giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Mối quan hệ
Cạnh tranh  Nội bộ
Cạnh tranh  Bên liên quan
Cạnh tranh  Chất lượng
Cạnh tranh  Hiệu quả TC
Cạnh tranh  Tăng trưởng
Phân quyền  Nội bộ
Phân quyền  Bên liên quan
Phân quyền  Chất lượng
Phân quyền  Hiệu quả TC
Phân quyền  Tăng trưởng
Con người  Nội bộ
Con người  Bên liên quan
Con người  Chất lượng
Con người  Hiệu quả TC
Con người  Tăng trưởng
Quy mô  Nội bộ
Quy mô  Bên liên quan
Quy mô  Chất lượng
Quy mô  Hiệu quả TC
Quy mô  Tăng trưởng

Hệ số Beta
0,240

0,108
0,234
0,071
0,062
0,072
0,286
0,147
0,012
0,154
0,000
0,057
0,253
0,329
0,180
0,123
-0,173
0,081
0,189
-0,031

P-Values
0,000
0,089
0,000
0,310
0,326
0,389
0,000
0,016
0,871

0,016
0,995
0,495
0,000
0,000
0,007
0,059
0,013
0,133
0,001
0,609

Kết quả
Chấp nhận
Bác bỏ
Chấp nhận
Bác bỏ
Bác bỏ
Bác bỏ
Chấp nhận
Chấp nhận
Bác bỏ
Chấp nhận
Bác bỏ
Bác bỏ
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Bác bỏ
Chấp nhận

Bác bỏ
Chấp nhận
Bác bỏ

(Nguồn: Phân tích của tác giả)

363


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8

5. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Chưa đủ cơ sở để khẳng định quy mơ
DN có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các
thước đo quy trình nội bộ, chất lượng và tăng
trưởng của các DNVN.
(2) Chưa đủ cơ sở để khẳng định cạnh
tranh có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng
các thước đo các bên liên quan, hiệu quả tài
chính và tăng trưởng của các DNVN.
(3) Chưa đủ cơ sở để khẳng định phân
quyền có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng
các thước đo nội bộ và hiệu quả tài chính
của các DNVN.
(4) Chưa đủ cơ sở để khẳng định sự ủng hộ
của nhà quản trị cao nhất và sự hiểu biết của
nhân viên kế toán về PMS ảnh hưởng tích cực

đến mức độ sử dụng các thước đo quy trình
nội bộ và các bên liên quan của các DNVN.
(5) Cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đáng
kể đến mức độ sử dụng các thước đo quy
trình nội bộ và chất lượng của các DNVN.
(6) Phân quyền quản trị có ảnh hưởng
tích cực đến việc sử dụng các thước đo các
bên liên quan, chất lượng và tăng trưởng
của các DNVN.
(7) Sự ủng hộ của NQTCN và sự hiểu biết
của nhân viên kế toán về đo lường HQHĐ có
ảnh hưởng tích cực đến mức độ sử dụng các
thước đo chất lượng, hiệu quả tài chính và
tăng trưởng của các DNVN.
(8) Quy mơ DN có tác động tích cực đến
mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả tài
chính nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến
mức độ sử dụng các thước đo các bên liên
quan.

[1] Ahmad, K. (2012). The use of management
accounting practices in malaysian smes,
University of Exeter.
[2] Chenhall, R. H., & Langfield-Smith, K.
(1998). Factors influencing the role of
management
accounting
in
the
development of performance measures

within organizational change programs.
Management Accounting Research, 9,
361-386.
[3] Hoque, Z., Mia, L., & Alam, M. (2001).
Market competition, Computer- aided
manufacturing and use of multiple
performance measures: An empirical study.
The British Accounting Review, 33(1), 23-45.
[4] Hyvonen J. (2005). Adoption and Benefis of
Management Accounting Systems: Evidence
from Finland and Australia. Advances in
International Accounting, 18, 97-120.
[5] Neely, A. and Bourne, M. (2000), “Why
measurement initiatives fail”, Measuring
Business Excellence, 4 April, pp. 3-6.
[6] Joshi, P. L. (2001). The international
diffusion of new management accounting
practices: the case of India. Journal of
International Accounting, Auditing &
Taxation 10 (2001) 85–109.
[7] Thái Anh Tuấn (2019), ảnh hưởng của các
nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật kế toán quản
trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt
Nam. Luận án tiến sĩ. Trường đại học KTQD.
[9] Trần Ngọc Hùng (2016), Các nhân tố tác
động đến việc vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam. Luận án tiến sĩ. Trường đại học Kinh
tế TP.HCM.


364



×