Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu TACROLIMUS: Thuốc mới trong điều trị bệnh chàm thể tạng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.34 KB, 8 trang )



TACROLIMUS: Thuốc
mới trong điều trị bệnh
chàm thể tạng

Tác giả : BS. HUỲNH HUY HOÀNG
Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da thể
tạng (Atopic dermatitis: A.D.) là tình trạng
phản ứng dị ứng ở da thuộc týp IV theo
phân loại của Gell và Coomb. Chàm thể
tạng là bệnh thường gặp ở người bị bệnh ngoài da, bệnh
không chỉ xảy ra ở tuổi nhỏ mà còn kéo dài đến khi lớn,
thậm chí đến tuổi già bệnh vẫn còn đeo đuổi. Chàm thể
tạng là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, miễn dịch
và môi trường. Việc chữa trị cho khỏi hẳn không phải dễ
dàng, thuốc bôi có chứa chất Corticosteroid thường được
nhiều người sử dụng. Tuy nhiên đây không phải là thuốc
an toàn và một số bác sĩ da liễu có nhiều kinh nghiệm
thường không thích sử dụng cho bệnh nhân. Tacrolimus
là loại thuốc bôi mới được giới thiệu tại Hội nghị bệnh da
thế giới lần thứ 20, tổ chức tại Paris, Pháp (từ 1-5/7/2002).
Khi tác nhân gây dị ứng, hay còn gọi là kháng nguyên xâm
nhập vào người có tạng dị ứng thì trong cơ thể và ở da có sự
thay đổi về tình trạng miễn dịch như:
- Có sự gia tăng hoạt động của tế bào T.
- Mất cân bằng giữa TH1/TH2 làm thay đổi tiến trình bệnh.
- Gia tăng sự tạo chất Cytokines.
- Gia tăng tế bào ưa Eosine trong máu ngoại vi.
- Gia tăng hoạt động của bạch cầu.
TẾ BÀO LIMPHO-T


Ðóng vai trò chính trong việc phát sinh chàm thể tạng (CTT).
- Mỗi khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể thì kháng
nguyên sẽ tiếp xúc với tế bào Limpho-T, sự tiếp xúc này sẽ
làm thay đổi mặt bên trong của tế bào T. Cụ thể là làm tăng
Calcium (Ca++) trong nội tế bào và kích thích sự kết hợp với
Calmodulin (Cal) và Calcineurin (CN), thúc đẩy Calcineurin
di chuyển đến NF-AT (Nuclear factor of activated T-cells) ở
nguyên sinh chất, tại đây Calcineurin sẽ khử Phosphore của
NF-AT, NF-AT đã khử Phosphore sẽ xâm nhập vào nhân của
tế bào T, NF-AT sẽ kích thích tạo ra Interleukine 2 (IL2) và
các Cytokines khác, Cytokines được phóng thích vào máu dễ
gây nên triệu chứng viêm và dị ứng ở da người bị CTT (H.
1).
TACROLIMUS: CHẤT ÐIỀU HÒA MIỄN DỊCH TẠI CHỖ
Ở NGƯỜI BỊ CTT
- Chất điều hòa miễn dịch tại chỗ (Topical Immuno
Modulators-TIM): là chất khi bôi trên da sẽ ngấm vào da và
xâm nhập vào tế bào T, nó sẽ bám vào loại Protein gọi là
Protein đặc hiệu 12 ở bên trong nguyên sinh chất của tế bào
T, có tên là FKBP-12. Phức hợp TIM-FKBP-12 di chuyển
đến CN ngăn chặn không cho CN đi đến NF-AT để khử
Phosphore, do vậy NF-AT không thể nhập vào nhân của tế
bào T, kết quả là Cytokines không tạo ra để đưa ra ngoài
được, do đó không có quá trình viêm và dị ứng xảy ra ở da
(H. 2).
TACROLIMUS:
- Là thuốc bôi điều hòa miễn dịch đầu tiên với tên thương
mại là Protopic, đã được hãng dược phẩm Fujisawa - Nhật
Bản đưa ra thị trường Mỹ, Canada, Nhật và châu Âu. Ðầu
tháng 7/2002, Protopic đã được giới thiệu tại Hội nghị bệnh

da thế giới lần thứ 20 tổ chức tại Paris (Pháp).
- Ðã được thử nghiệm trên 13.000 người ở Bắc Mỹ, Nhật
Bản, châu Âu.
- Là thuốc bôi được sử dụng ở vùng mặt cổ, toàn thân mà
không gây các tình trạng khó chịu khác nhau.
- Rất ít được hấp thu vào máu dù là khi bôi lên một diện rộng
hoặc được lặp lại nhiều lần trên người CTT.
- Khi so sánh việc điều trị bệnh CTT mức độ vừa và nặng ở
người lớn giữa hai loại thuốc mỡ Tacrolimus 0,03%, 0,1% và
thuốc chứa Hydrocortisone Butyrate (H.B.) với nồng độ
0,1% (là loại thuốc có chứa chất Corticosteroid có tác dụng
trung bình). Báo cáo cho thấy Tacrolimus 0,1% có tác dụng
tương đương với H.B, còn Tacrolimus 0,03% thì có tác dụng
yếu hơn.
- Ở trẻ em (từ 2-15 tuổi) khi so sánh với thuốc bôi có chứa
Corticosteroid Acetate (H.A.) bôi 2 lần mỗi ngày, liên tục
trong 3 tuần. Báo cáo cho thấy Tacrolimus với nồng độ
0,03% và 0,1% có hiệu quả nhanh và tốt hơn H.A.
- Không giống như thuốc bôi có chứa chất Corticosteroid,
Tacrolimus có thể sử dụng độc lập kéo dài và lặp lại khi bị
bệnh CTT tái phát. Tacrolimus không gây tác dụng phụ như
Corticosteroid, không làm bệnh tái phát nặng hơn khi ngừng
bôi thuốc (Rebound).
- Có thể bôi trên vùng da mặt, mí mắt, vùng nếp gấp mà
không sợ gây tác dụng phụ. Tacrolimus rất ít hấp thu vào cơ
thể, do đó không gây tác dụng phụ ở bên trong.
- Không gây cảm ứng với ánh nắng và nghiên cứu trên chuột
cho thấy Tacrolimus không có khả năng gây ung bướu.
- Trên thị trường có 2 loại Protopic (tên thương mại có chứa
Tacrolimus) là loại chứa 0,03% và loại chứa 0,1%

Tacrolimus. Loại 0,03% sử dụng cho trẻ em, loại 0,1% sử
dụng cho người lớn.
- Không nên dùng cho thai phụ và lúc cho con bú.
- Không nên dùng cho người đã có tình trạng dị ứng với
thuốc thuộc nhóm Macrolid hoặc với tá dược trong thành
phần đi kèm.
- Tác dụng phụ có thể gặp khi bôi Tacrolimus là nóng da, đỏ
da, ngứa nhẹ, châm chích da, nổi mụn, viêm nang lông,
Herpes, đặc biệt là người uống rượu có thể bị hiện tượng đỏ
mặt và dễ bị kích ứng da.
Tóm lại
Tacrolimus là loại thuốc bôi mới có hiệu quả trong việc điều
trị bệnh CTT ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Tacrolimus có
thể thay thế thuốc bôi có chứa Cortcosteroid để hạn chế tác
dụng phụ.

×