Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
CÁC TIẾN BỘ TRONG ĐIỀU TRỊ CARCINÔM BIỆT HÓA
CỦA TUYẾN GIÁP
Trần Văn Thiệp*, Nguyễn Chấn Hùng*
TÓM TẮT
Hiện nay có nhiều bàn cãi trong điều trò carcinôm biệt hóa của tuyến giáp về mức độ rộng của phẫu
thuật, chỉ đònh Iod phóng xạ và liệu pháp kích tố đè nén sau mổ. Có nhiều yếu tố dự hậu được biết và sử
dụng để phân loại bệnh nhân theo nguy cơ tái phát. Điều này giúp lựa chọn điều trò hợp lý, tránh được các
điều trò không cần thiết và làm giảm biến chứng mà không ảnh hưởng đến kết quả điều trò sau cùng. Ngoài
ra cũng có nhiều liệu pháp mới đang được thử nghiệm trong điều trò carcinôm biệt hóa của tuyến giáp.
SUMMARY
PROGRESS IN TREATMENT OF DIFFERENTIATED THYROID CARCINOMA
Tran Van Thiep, Nguyen Chan Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 131 – 136
Nowadays, a number of controversies exist in the treatment of differentiated thyroid carcinoma with
respect of the extent surgery, use of radioactive iodine and postoperative thyroxine suppression. Recent
recognition of pronostic factors has helped to assign patients, base on the risk profile, as being at high risk
of developing recurrence. This has facilitated the development of a selective approach to therapy, this,
avoid unnecessary treatment and reducing morbidity without compromising outcome. Besides several
novel approaches are currently being tested for the treatment of differentiated thyroid carcinoma.
MỞ ĐẦU
Carcinôm tuyến giáp chiếm khoảng 1% tất cả các
loại ung thư. Trong số này có khoảng 94-95% là
carcinôm biệt hóa của tuyến giáp
(1,4)
. Mặc dù
carcinôm tuyến giáp gây tử vong thấp nhưng điều trò
vẫn còn bàn cãi. Điều quan trọng nhất là lựa chọn
mức độ và kiểu điều trò thích hợp. Vì có một số các
trường hợp carcinôm biệt hóa của tuyến giáp có thể
diễn tiến lâm sàng mạnh và có thể gây tử vong. Gần
đây người ta ghi nhận các yếu tố dự hậu qua các loạt
nghiên cứu lớn, tìm ra được các nhóm bệnh nguy cơ
cao tái phát và có hướng điều trò ban đầu thích hợp.
Do đó có thể tránh được các điều trò không cần thiết
và giảm đi các dư chứng điều trò mà không làm ảnh
hưởng đến kết qủa điều trò sau cùng. Ngoài ra các tiến
bộ về sinh học ung thư cũng giúp hiểu rõ hơn về cơ
chế bệnh carcinôm tuyến giáp và các liệu pháp mới
có nhiều hứa hẹn
(5,6,9)
.
PHẪU TRỊ CARCINÔM BIỆT HÓA CỦA
TUYẾN GIÁP
Mức độ rộng của phẫu trò carcinôm tuyến giáp có
thể thay đổi từ cắt thùy-eo giáp toàn phần (total
thyroid loboisthectomy) đến cắt giáp gần toàn phần
(near total thyroidectomy) hay cắt giáp toàn phần
(total thyroidectomy).
Các tác giả ủng hộ phẫu thuật cắt giáp toàn phần
dựa trên cơ sở:
(1) Có tỷ lệ đa ổ cao của carcinôm dạng nhú
tuyến giáp. (2) Giúp chẩn đoán, điều trò dễ dàng mô
bướu còn sót lại. (3) Cho phép dùng thyroglobuline để
theo dõi bệnh sau mổ. (4) Do tính chuyển dạng
không biệt hóa của các ổ carcinôm vi thể
(1,11,17)
.
Phẫu thuật cắt giáp giới hạn (Cắt thùy giáp toàn
phần và eo giáp) được đề nghò vì các lý do sau: (1)
Không có bằng chứng cho thấy cắt giáp toàn phần có
lợi ở các bệnh nhân có nguy cơ thấp, (2) gia tăng
* Bộ môn Ung thư học - ĐH Y Dược TPHCM – BV Ung Bướu TP. HCM
131
nguy cơ suy phó giáp vónh viễn (4-9%) và thương
tổn thần kinh hồi thanh quản (1 - 8%), (3) tránh
được dùng kích tố tuyến giáp thay thế. Tính đa ổ của
carcinôm dạng nhú không biểu hiện quan trọng
trên lâm sàng. Các nghiên cứu cho thấy xuất độ tái
phát rất thấp ở thùy giáp chừa lại (Đa ổ ở 60 - 80% -
Tái phát lâm sàng 5 - 10%
(21)
), và sự chuyển dạng
thành carcinôm không biệt hóa rất hiếm xảy ra
(1)
.
Hiện nay cắt thùy giáp toàn phần + eo giáp được
chỉ đònh cho các trường hợp carcinôm tuyến giáp
dạng nhú từ 1 - 1,5cm và carcinôm dạng nang xâm
lấn ít, dưới 2 cm thuộc nhóm có nguy cơ thấp. Cắt
giáp gần toàn phần hay toàn phần được chỉ đònh cho
các trường hợp có nguy cơ cao nhất là cho các bệnh
nhân có tiền căn xạ trò vùng đầu cổ hay có bất thường
ở thùy giáp đối bên. Nhóm bệnh có nguy cơ trung
gian cần được xem xét tùy theo trường hợp
(1,4,10,12)
.
Điều trò bằng đồng vò phóng xạ
Điều trò carcinôm biệt hóa của tuyến giáp bằng
đồng vò phóng xạ dựa trên cơ sở mô giáp bình thường
và ác tính có đặc tính bắt phóng xạ Iod một cách
chọn lọc. Phóng xạ được dùng để rà tìm di căn xa,
tiêu diệt mô giáp bình thường còn sót lại và điều trò di
căn xa. Vấn đề cần bàn là có phải tất cả các trường
hợp carcinôm biệt hóa của tuyến giáp đều được điều
trò bằng Iod phóng xạ hay không? Dựa trên các bằng
chứng lâm sàng hiện nay có thể nói rằng đối với các
bệnh nhân carcinôm biệt hóa – nguy cơ thấp có thể
điều trò hiệu quả bằng phẫu thuật hạn chế, không cần
điều trò hỗ trợ bằng Iod phóng xạ. Vì xuất độ di căn xa
trong nhóm này rất thấp (1 - 7%) và cũng không cần
theo dõi bằng xạ hình Iod phóng xạ. Ngược lại đối với
các bệnh nhân thuốc nhóm nguy cơ cao hay có di
căn xa rõ ràng có lợi khi được cắt giáp toàn phần, và
liệu pháp Iod phóng xạ đã diệt mô bướu và theo dõi.
Đối với các trường hợp thuộc nhóm nguy cơ trung
gian nên được dựa theo yếu tố nguy cơ cụ thể
(1,18)
.
Điều trò I 131 sau mổ vì 3 lý do: (1) I 131 tiêu diệt
mô giáp bình thường và bướu còn sót lại, do đó sẽ làm
tăng sự nhạy cảm. (2) Rà tìm tái phát, di căn khi làm xạ
hình I 131 toàn thân. (3) Có thể theo dõi bằng
thyroglobuline trong máu để theo dõi tái phát bệnh
(21,11)
.
Điều trò kích tố đè nén
Điều trò hỗ trợ bằng thyroxine để duy trì tình
trạng kích tố kích thích tuyến giáp (TSH: Thyroid
stimulating hormone) ở mức độ thấp. Do đó làm đè
nén họat động của của mô giáp thông qua cơ chế
phản hồi ngược (negative feedback mechanism) của
trục tuyến giáp-hạ đồi-tuyến yên. Cunningham và
cộng sự (1990) cho thấy có sự cải thiện tỷ lệ sống còn
khi điều trò hỗ trợ bằng thyroxine. Theo y văn hiện
nay đồng ý cho rằng điều trò đè nén bằng thyroxine
có lợi cho tất cả các trường hợp carcinôm biệt hóa
tốt của tuyến giáp
(1)
. Mazzaferri đã chứng minh rằng
tỷ lệ tái phát giảm ở các bệnh nhân có điều trò kích
thích tố so với nhóm không điều trò. Các tác giả
cũng cho thấy mức độ tái phát thay đổi theo độ đè
nén TSH. TSH càng giảm thì tái phát càng ít.
Đa số các tác giả đều đồng ý điều trò levothyroxine
với mục đích làm giảm TSH ở mức độ nhỏ hơn 0,1
μU/ml và không có cường giáp. Mức độ đè nén TSH
nhiều hay ít tùy thuộc vào nhóm nguy cơ cao hay thấp
và cân nhắc các tác dụng phụ của thyroxine như loãng
xương, rung nhó và phì đại cơ tim
(21)
. Vấn đề còn bàn
cãi là độ giảm TSH và thời gian điều trò cho các trường
hợp ít có nguy cơ tái phát
(20)
.
Các nghiên cứu trên cho thấy rằng rhTSH đẽ làm
kích thích đủ sự trao đổi sodium-Iodide (NIS) trong
mô giáp và mô di căn làm có thể điều trò các thương
tổn này bằng I131.
Mặc dù đầu tiên rhTSH được cho phép dùng
trong chẩn đoán ở Hoa Kỳ, 4/1995. Nó đã được dùng
để điều trò bướu và tiêu diệt mô giáp còn sót lại
trong các trường hợp không ngưng được điều trò
Levothyroxine như suy tuyến yên, thiếu máu cơ tim,
người già, đã dùng Levothyroxine đè nén lâu ngày
(14)
.
CÁC YẾU TỐ DỰ HẬU, CÁC NHÓM NGUY
CƠ VÀ HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
Mặc dù đa số các bệnh nhân carcinôm biệt hóa
của tuyến giáp có dự hậu tốt, nhưng trong số này
cũng có các nhóm bệnh nhân có kết quả sau cùng
xấu. Mới đây, người ta đã có nhiều công trình hồi cứu
lớn tìm ra các yếu tố dự hậu có ý nghóa liên hệ đến
132
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
bướu và bệnh nhân carcinôm biệt hóa của tuyến giáp.
Điều này giúp cho việc phân nhóm bệnh nhân và
hướng dẫn điều trò phù hợp.
Các yếu tố dự hậu khác nhau được đánh giá trong
các nghiên cứu này là: tuổi, kích thước bướu, sự ăn
lan khỏi tuyến giáp, di căn xa, loại mô học, giới tính,
di căn hạch, tính đa ổ của bướu.
Tuổi và giới
1925 Craver nhận ra đầu tiên tuổi là yếu tố tiên
lượng quan trọng trong nhiều nghiên cứu độc lập.
Nhóm bệnh tuổi trẻ hơn có dự hậu tốt hơn. 1990
Cunningham và cộng sự áp dụng gần 50 năm ở
Lahey Clinic với tuổi tiên lượng tốt nhỏ hơn 40 cho
nam và nhỏ hơn 50 cho nữ. Nghiên cứu ở Memorial
Sloan Kettering dùng tiêu chuẩn 45 tuổi.
Giới có ý nghóa dự hậu yếu. Giới nữ có dự hậu
sống còn tốt hơn nam giới. Tuy nhiên khi phân tích
chi tiết thì kết quả này có liên hệ đến sự chi phối của
tuổi trẻ trong nhóm nữ giới.
Kích thước, ăn lan khỏi tuyến giáp và
di căn xa
Tất cả các nghiên cứu lâm sàng đồng ý rằng kích
thước bướu lớn hơn 4 cm và lâm sàng có bướu ăn lan
khỏi tuyến giáp là yếu tố dự hậu độc lập xấu.
Mô học
Mô học của bướu là yếu tố dự hậu còn bàn cãi.
Các nghiên cứu của Lahey Clinic và Memorial Sloan
Kettering cho thấy mô học của bướu có giá trò dự hậu
có ý nghóa. Có sự khác biệt sống còn có ý nghóa giữa
bướu tế bào Hurthle và bướu bướu không tế bào
Hurthle (69% so với 85%). Tuy nhiên không có sự
khác nhau ý nghóa về thời gian sống còn của
carcinôm dạng nhú và carcinôm nhú nang. Hiện nay
chưa có nhiều công trình đề cập đến các dạng biến
thể hiếm khác như carcinôm dạng nhú loại tế bào
cao, loại tế bào trụ, hay loại ưa acid. Carcinôm tuyến
giáp dạng nhú loại tế bào cao nhìn chung có dự hậu
xấu hơn.
Di căn hạch
Không giống như các loại ung thư khác, di căn
hạch không phải là yếu tố dự hậu nhiều bất lợi vì di
căn hạch vùng thường xảy ra ở các bệnh nhân trẻ,
mà tuổi này là yếu tố dự hậu tốt.. 1994 Hughes phân
tích chi tiết các nhóm bệnh nhân carcinôm tuyến
giáp dạng nhú cho thấy các bệnh nhân di căn hạch
cổ có xuất độ tái phát cao và không ảnh hượng đến tỷ
lệ sống còn. Nhưng các bệnh nhân lớn tuổi có di căn
hạch là yếu tố dự hậu xấu.
Tính đa ổ của bướu
(15)
.
Các nghiên cứu cho thấy tính đa ổ của bướu thay
đổi từ 17 - 37%. Cắt lát hàng loạt carcinôm tuyến giáp
dạng nhú cho thấy rõ tính đa ổ này lên đến 87,5%.
Dù ngay cả có xuất độ cao tính đa ổ của bướu, xuất độ
tái phát ở thùy giáp còn chừa lại chỉ 4,6 đến 8%. Qua
kết quả nhiều công trình nghiên cứu các tác giả
(Cunningham, Cady) đồng ý rằng tính đa ổ của bướu
không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống còn.
Tính đa ổ thường gặp trong carcinôm tuyến giáp
dạng nhú (Mazzaferri & Jhiang 1994). Mặc dù từ lâu
người ta cho rằng đây là sự di căn trong tuyến giáp và
không phải là các bướu riêng rẽ xuất phát tại chỗ. Các
bằng chứng hiện nay cho thấy ngược lại. 1 nghiên
cứu cho thấy chỉ 2/17 bệnh nhân có bướu đa ổ có tái
sắp xếp gen RET/PTC giống nhau trong các bướu đa ổ
vi thể trong cùng tuyến giáp. Điều này cho thấy các
bướu phát xuất được lập trên nền tảng nhạy cảm của
gen và môi trường (Sugg et al 1998). Điều này giải
thích tại sao sự tái phát thùy đối bên được tìm thấy
nhiều năm sau đó.
Các nhóm nguy cơ
Mới đây, nhiều nhóm nghiên cứu đã đưa ra hệ
thống đánh giá các bệnh nhân carcinôm biệt hóa của
tuyến giáp thành các nhóm có nguy cơ khác nhau.
Điều này có thể giúp cho các nhà lâm sàng có sự lựa
chọn kế hoạch điều trò hợp lý.
1988 Cady và Rossai ở Lahey Clinic đã nhận ra
tuổi, sự di căn xa ở thời điểm chẩn đoán, sự lan ra
khỏi tuyến giáp, giới tính và mô học có ý nghóa dự
hậu (AMES: Age, Metastasis, Extent, Size)
Nhóm nguy cơ thấp: tuổi (nhỏ hơn 40 ở nam và
nhỏ hơn 50 ở nữ)
133
Không có di căn xa
Không ăn lan khỏi tuyến giáp
Bướu nhỏ hơn 5 cm.
Nhóm nguy cơ cao: Các yếu tố còn lại.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống còn ở nhóm nguy
cơ thấp và cao lần lượt là 98,2% so với 54%. Tương tự
tỷ lệ tái phát là 5% so với 55%.
Các tác giả ở Mayo Clinic đề ra một hệ thống ghi
điểm trong carcinôm tuyến giáp dạng nhú qua phối
hợp tuổi, độ mô học, sự ăn lan của bướu và kích thước
bướu. (AGES: Age, Grade, Extent, Size). Điểm nhỏ
hơn 6 được xếp vào nhóm nguy cơ thấp, có tỷ lệ sống
còn 25 năm là 87%. Bệnh nhân có điểm lớn hơn 6 có
tỷ lệ sống còn 25 năm là 35%. Hệ thống này được
biến đổi bỏ yếu tố độ mô học, là yếu tố khó thực hiện
ở các trung tâm khác nhau. Hệï thống biến đổi này
dựa trên di căn xa, tuổi, kích thước bướu và xâm lấn
ngoài tuyến giáp (MACIS: Metastasis, Age,
Completeness, Invasive, Size).
MACIS = 3,1 (nếu tuổi ≤ 39) hay 0,08 × tuổi
(nếu tuổi ≥ 40)
0,3 x kích thước bướu (tính bằng cm)
1 (Nếu cắt không trọn bướu)
1 (Nếu bướu xâm lấn khỏi tuyến giáp)
3 (Nếu có di căn xa)
Các nhóm nguy cơ được chia ra theo đònh nghóa
Nhóm nguy cơ thấp: < 6. Sống còn 20 năm 99%
Nhóm nguy cơ trung gian: 6,0 – 6,9. Sống còn 20
năm 89%
Nhóm nguy cơ trung gian: 7,0 - 7,9. Sống còn 20
năm 56%
Nhóm nguy cơ cao : ≥ 8. Sống còn 20 năm 24%
Theo đại học bang OHIO dựa trên cơ sở tuổi,
thời gian điều trò, sự xâm lấn ngoài tuyến giáp, di
căn hạch, độ rộng của phẫu thuật, liệu pháp Iod
đồng vò phóng xạ và giới tính được chia thành 4 giai
đoạn.
Giai đoạn 1 và 2 gồm các bệnh nhân có bướu nhỏ
hơn 4,5 cm, có hay không có di căn hạch cổ, không
xâm lấn khỏi thuyến giáp hay không di căn xa. Nhóm
này có tỷ lệ sống còn 97%. Giai đoạn 3 và 4 gồm tất
cả các bướu lớn hơn 4,5 cm, có xâm lấn khỏi tuyến
giáp, có hay không có di căn xa. Nhóm này có tỷ lệ
sống còn 79%.
Viện ung thư Memorial Sloan Kettering dựa trên
phân tích đa biến số về tuổi, kích thước bướu, xâm
lấn tuyến giáp, di căn xa và mô học bướu. Sự phân
chia các nhóm gồm Nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp
(nhỏ hơn 45 tuổi), Nhóm bướu nguy cơ cao và bệnh
nhân nguy cơ cao (lớn hơn 45 tuổi) và nhóm bướu
nguy cơ thấp.
Xếp hạng TNM
1992 Hermanek và Sobin đề ra dựa vào tuổi, kích
thước bướu, di căn hạch và di căn xa.
Nhóm nguy cơ thấp tương ứng với giai đoạn I, tỷ
lệ sống còn 20 năm là 100%
Nhóm nguy cơ cao tương ứng với giai đoạn IV, tỷ
lệ sống còn 20 năm là 0%
Nhóm trung gian tương ứng với giai đoạn III và
IV, tỷ lệ sống còn 20 năm lần lượt là 74 và 85%.
1979 hệ thống của EORTC dựa vào tuổi, giới tính,
loại tế bào, có carcinôm không biệt hóa, kích thước
bướu và số vò trí di căn, hệ thống này được tính điểm
để phân chia tỷ lệ sống còn. Nhưng do khó khăn
trong việc đối chiếu các biến số trong xếp hạng này
nên không còn dùng nữa.
Xếp nguy cơ theo tuổi và sự ăn lan khỏi tuyến
giáp
Dựa vào 2 yếu tố nguy cơ thích đáng nhất là
tuổi (< 50 và ≥ 50) và sự xâm lấn khỏi vỏ bao của
tuyến giáp, để phân ra thành nhóm nguy cơ thấp
với tỷ lệ sống còn 20 năm 89% và nhóm nguy cơ
cao với tỷ lệ 60%
Mặc dù tất cả các xếp hạng hiện nay phân biệt
rõ nhóm nguy cơ thấp có dự hậu rất tốt.
Nhìn chung không có sự khác nhau về khả
năng của 5 cách xếp hạng hàng đầu (AGES, TNM,
EORTC, MACIS và AMES) để dự hậu cho bệnh
nhân carcinôm biệt hóa của tuyến giáp.
134
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Đa số các bệnh nhân được xếp vào nhóm nguy cơ
thấp về tái phát hay tử vong do carcinôm biệt hóa của
tuyến giáp, một vấn đề quan trọng khác đặt ra là cần
tránh điều trò quá lố cho các bệnh nhân có nguy cơ thấp.
Hệ thống tính điểm hay xếp hạng
Các thay đổi dự
hậu
EORTC
(1979)
AGES
(1987)
AMES
(1988) (1990)
U of C MACIS
(1993)
OSU
(1994)
MSKCC
(1995)
Các yếu tố bệnh nhân
× × × - × - × Tuổi
Giới
× - × - - - -
Các yếu tố bướu
- × × × × × ×
- - - - - × -
- × - - - - ×
× × × × × × ×
- - - × - × ×
Kích thước
Đa ổ
Độ mô học
Xâm lấn ngoài TG
Di căn hạch
Di căn xa
× × × × × × ×
Yếu tố phẫu thuật
Cắt không trọn - - - - × - -
Ghi chú: Sơ đồ này chỉ dùng cho carcinôm tuyến giáp
dạng nhú. ×: Có nguy cơ -: Không nguy cơ. AGES:
Age, Grade, Extent, Size. AMES: Age, Metastasis,
Extent, Size. EORTC: European organisation for
research and treatment of cancer. MACIS: Metastasis,
Age, Completeness of resection, Invasion, Size.
MSKCC: Memorial Sloan-Kettering Cancer Center
OSU: Ohio state university.
U of C: University of Chicago.
Hướng dẫn điều trò dựa theo nhóm
nguy cơ
Nhận ra các yếu tố dự hậu và các nhóm nguy
cơ của carcinôm biệt hóa của tuyến giáp giúp cho
cúng ta có kế hoạch lựa chọn điều trò. Một chiến
lược điều trò như thế có thể tránh được các dư
chứng điều trò không cần thiết, tốn kém và không
làm ảnh hưởng đến kết quả điều trò sau cùng. Sự
phân các nhóm nguy cơ có vai trò xếùp hạng cho
carcinôm biệt hóa của tuyến giáp và cho ra các lựa
chọn điều trò hợp lý.
Các lựa chọn điều trò carcinôm biệt hóa
của tuyến giáp.
(Viện ung thư Roswell Park – New York – Hoa
Kỳ).
Tiêu chuẩn
Nguy cơ
thấp
Nguy cơ trung gian
Nguy cơ
cao
Tuổi < 45 > 45 < 45 > 45
Kích thước bướu < 4 cm < 4 cm > 4 cm > 4 cm
Mô học Thuận lợi
Thuận
lợi
Không thuận
lợi *
Không
thuận lợi
n lan khỏi
tuyến giáp
Không Không Có Có
Di căn xa Không Không Có Có
Di căn hạch +/- - +/- +
Lựa chọn điều trò Điều trò
Phẫu thuật cắt
giáp
Giới hạn Tùy trường hợp Toàn phần
Thyroxine Có Có Có
Iod phóng xạ Không +/- Có
*: Mô học loại tế bào Hurthle hay tế bào cao.
Các lựa chọn điều trò carcinôm biệt hóa
của tuyến giáp
(Đại học Colorado – Hoa Kỳ)
Nguy cơ tử
vong/ Tái
phát
Tiêu chuẩn Điều trò
Nguy cơ rất
thấp
Bướu đơn độc <
1 - 1,5cm
Không xâm lấn
hay di căn xa
Phẫu thuật (Cắt thùy toàn phần
hay cắt giáp gần toàn phần)
Không điều trò I 131
LT4 (TSH 0,5-2μU/ml
Nguy cơ cao
Bướu ăn lan
khỏi tuyến giáp
Bướu xâm lấn
mạch máu
Di căn xa
Phẫu thuật (Cắt giáp toàn phần
hay gần toàn phần)
Điều trò I 131
LT4 (TSH < 0,1μU/ml)
≥ 40 tuổi
Phẫu thuật (Cắt giáp toàn phần
hay gần toàn phần)
Điều trò I 131
LT4 (TSH 0, 1 - 0,5μU/ml)
< 40 tuổi
Bướu nhỏ hơn
3cm
Không có yếu
tố nguy cơ
khác
Phẫu thuật (Cắt giáp toàn phần
hay gần toàn phần)
Không điều trò I 131
LT4 (TSH 0,5μU/ml)
Nguy cơ trung
bình
< 40 tuổi
Bướu lớn
Đa ổ
Di căn hạch
Mô học không
thuận lợi
Phẫu thuật (Cắt giáp toàn phần
hay gần toàn phần)
I 131 tùy trường hợp
LT4 (TSH 0,1 - 0,5μU/ml)
135