Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phù Châu Miếu nét quyến rũ văn hóa Việt Hoa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.97 KB, 5 trang )



Phù Châu Miếu nét
quyến rũ văn hóa Việt-
Hoa

Giữa con rạch Vàm Thuật từ ngã ba sông Sài Gòn rẽ vào bến
đò Bến Cát, An Nhơn đi về Tân Thới Hiệp (phường 5, Q. Gò
Vấp, TP Hồ Chí Minh) nổi lên một cồn đất nhỏ hình chữ
nhật, diện tích khoảng 100m² nằm giữa sông nước mênh
mông. Trên cồn có một ngôi miếu nhỏ là Phù Châu, nhưng
dân trong vùng thương gọi là miếu Nổi. Theo lời đồn có lẻ
miếu được xây dựng vào khoảng nhũng năm cuối thế kỷ 18.

Gần 200 năm đã trôi qua, từ một ngôi miếu nhỏ bằng lá,
đến nay miếu đã được xây dựng khang trang và trùng tu
nhiều lần. Miếu quay về hướng nam, được cất theo kiểu chữ
tam, gồm ba toà nhà nối liền nhau bởi hai sân thiên tỉnh hẹp
(hiện nay hai khoảng sân này đã được lợp mái). Mái lợp ngói
âm dương tráng men xanh ngọc, gồm hai tầng chồng khít lên
nhau. Trên nóc mỗi toà nhà đều trang trí rồng chầu hạt ngọc,
rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư. Trên bốn đầu
đao cong lên có gắn hình tượng Long, Ly, Quy, Phụng và các
họa tiết: hoa cúc dây, lá nho, sông nước Các bức tường
được quét vôi màu hồng đậm, các mí cửa sơn màu đỏ.

Cũng giống như các ngôi miếu khác, diện tích thờ tự chia
làm 3 phần: tiền điện, trung điện và chính điện. Chính giữa
tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và
Địa Mẫu. Phía trước là Quan âm Chuẩn Đề ngồi trên toà sen
với 18 cánh tay đang cầm pháp khí. Dọc bên tường treo hai


bức phù diêu Thập Bát La Hán. Ngay giữa Trung điện thờ Tề
Thiên Đại Thánh. Xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm lọng
theo mô típ: tiên nữ dâng đào với 4 chữ khắc: "Thánh Gia
bảo điện". Nối liền trung và chính điện là một sân thiên tỉnh
hẹp có đặt hai lư hương to cẩn sành nhiều màu. Giữa chính
điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, bên trong đặt năm lọ tượng
gỗ thờ Kim, Thuỷ, Thổ, Mộc. Trước điện kê bàn hương án,
thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. Bao xung quanh
điện thờ là bao lam bằng gỗ chạm long với chủ đề: tứ linh,
mai lan cúc trúc; phía trên có hàng chữ: “Hành Thánh Mẫu
bảo điện ". Bên phải chính điện thờ Quan Công, bên trái thờ
Bao Công. Đối diện điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu là điện
thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, Long Thần, Hộ Pháp. Trên tường
trang trí những bức phù điêu màu sắc rực rỡ hình tùng hạc,
Phật Di Lặc.

Phía ngoài khuôn viên, có miếu nhỏ thờ Thần Hổ (một
dạng tín ngưỡng sơ khai mang màu sắc Vật linh giáo do
người Hoa mang theo từ quê hương tới). Bên trong miếu đặt
một bệ thờ giả sơn với năm tượng hổ ở tư thế chồm oai
phong.

Mặc dù nằm ở giữa sông, muốn sang miếu Nổi phải đi
thuyền, nhưng vào những ngày mùng một, ngày rằm (âm
lịch) và ngày vía của các vị thần miếu, rất đông khách thập
phương đến cúng lễ. Lúc đầu, miếu chỉ thờ Ngũ Hành Thánh
Mẫu và Tề Thiên Đại Thánh - những vị thần theo người
Trung Hoa là anh minh, yêu dân, giúp đỡ mọi người (Bao
Công, Tế Thiên ) và các dạng tín ngưỡng sơ khai (thờ Hổ,
Lân). Chính sự pha tạp, hỗn dung của tín ngưỡng dân gian

với đạo giáo thể hiện trong miếu đã nói lên tính đặc sắc, độc
đáo của di tích lịch sử văn hoá này.(TBDL)

×