Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Môi trường ảnh hưởng hoạt động kinh doanh công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.32 KB, 43 trang )

MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HINH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG
1.Tổng quan về Công ty
1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần
Nhựa Đà Nẵng:
Công ty CP Nhựa Đà Nẵng trước đây là cơ sở tư nhân. Ban đầu có tên là xí nghiệp
nhựa Đà Nẵng, đặt tại 280 Hùng Vương với diện tích mặt bằng còn hạn chế, chưa đầy 500
m
2
. Đây là cơ sở ban đầu chỉ dựa vào kinh doanh buôn bán phế liệu, phế phẩm và sản xuất
nhựa bằng kỹ thuật thô sơ. Xuất phát từ nhu cầu phục vụ của các ngành kinh tế trong nước
đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ về sản phẩm nhựa,Xí nghiệp Nhựa Đà Nẵng
đã được UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ quyết định thành lập theo Quyết định số
866/QĐ – UB ngày 22/01/1976 và là doanh nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Quảng
Nam – Đà Nẵng.
Đến năm 1978, do những đòi hỏi nhất định về công tác sản xuất, với sự giúp đỡ của
cơ quan chủ quản Nhà Nước, Xí nghiệp đã đầu tư cải tạo và xây dựng một cơ sở sản xuất
mới nằm trên đường Trần Cao Vân- Thành phố Đà Nẵng và công trình được hoàn tất và
đưa vào sử dụng vào tháng 11/1981 với tổng diện tích mặt bằng là 17.400m
2
. Đồng thời
đổi tên là Nhà máy Nhựa Đà Nẵng.
Ngày 29/11/1993, theo Quyết định số 1844/QĐ – UB của UBND tỉnh Quảng Nam –
Đà Nẵng, Nhà máy Nhựa Đà Nẵng được đổi tên thành Công ty Nhựa Đà Nẵng - chịu sự
quản lý của UBND thành phố Đà Nẵng và Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
với tên giao dịch là DANANG PLASTIC COMPANY ( viết tắt là DPC), trụ sở tại 199
Trần Cao Vân – Thành phố Đà Nẵng. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất,
cung ứng, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm nguyên vật liệu thuộc lĩnh vực nhựa
phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Ngày 04/08/2000 theo Quyết định 90/2000/QĐTT của Thủ Tướng Chính Phủ, Công
ty được Cổ phần hoá và lấy tên là Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng.Sau đó các cấp lãnh


đạo quyết định gửi hồ sơ xin niêm yết cổ phiếu lên Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước.
Ngày 10/12/2001 cổ phiếu của công ty Nhựa Đà Nẵng chính thức giao dịch tại Trung tâm
Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Vốn điều lệ của công ty là 15,8 tỷ VND với cơ cấu vốn điều lệ như sau: Nhà nước
chiếm 31,5%, cổ đông trong công ty chiếm 27,33%, cổ đông bên ngoài chiếm 41,17%.
* Về mặt pháp lý của công ty:
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG
- Tên giao dịch: DANANG PLASTIC JOINT – STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: DANAPLAST.Co
- Trụ sở: 371 TRẦN CAO VÂN – tp ĐÀ NẴNG
- Tên cổ phiếu: DPC
- Điện thoại: (0511)822462 – 826406 – 835286
- Fax: (0511)824461 – 822931
- Email:
Thương hiệu Danaplast đã được Thủ Tướng Chính Phủ kí duyệt ngày 04/08/2000 do
Cục Sở Hữu Trí Tuệ và kiểu dáng Công Nghiệp thuộc Bộ Công Nghiệp Việt Nam bảo hộ.
Ngoài ra công ty còn được Bộ Thương Mại kiểm tra và bảo hộ thông qua số lượng cổ
phiếu của công ty được niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí
Minh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng là sản
xuất kinh doanh các sản phẩm từ chất dẻo, kinh doanh các sản phẩm vật tư nguyên liệu và
các phụ gia ngành nhựa. Hiện nay công ty đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường: Nhóm sản phẩm bao bì xi măng, túi xốp,
các loại ống nước, bao dệt PP, HDPE, PVC, tấm trần, nhóm sản phẩm ép phục vụ công
nghiệp như: Sản phẩm két bia, chi tiết xe máy, nhóm sản phẩm hàng tiêu dùng như: dép,
ủng…
Trong những năm gần đây công ty được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt
động hiệu quả nhất tại Đà Nẵng với những thành tích đạt được như sau:
- Huân chương Lao động hạng I, II, III
- Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 3 năm liền.

- Bằng khen đơn vị dẫn đầu ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng
- Sản phẩm của công ty được tặng thưởng danh hiệu vàng của công ty Quản lý chất
lương toàn cầu Global Quality Management.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng
1.2.1. Chức năng của Công ty
Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng sản xuất công nghiệp, cung ứng sản phẩm nhựa cho
người tiêu dùng và các ngành sản xuất khác, thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
có kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, có tư cách pháp nhân và
hạch toán độc lập, là nơi người lao động làm chủ tập thể của mình trong quản lý công ty,
thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà
nước.
Hoạt động chủ yếu của Công ty Nhựa Đà Nẵng là:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm là hàng tiêu dùng từ chất dẻo như bao bì các
loại, ống nước PVC compound cứng, các sản phẩm gia dụng khác từ nhựa.
- Được phép xuất nhập khẩu trực tiếp:
+ Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
+ Xuất khẩu: các sản phẩm từ nhựa và chất dẻo do nhà máy sản xuất.
1.2.3. Nhiệm vụ của Công ty
Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực nhựa với các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hoá cho xã hội, từ bù đắp chi phí, tự trang trải
vốn và phải làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Tận dụng năng lực sản xuất và
không ngừng nâng cao đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
quá trình sản xuất của Công ty.
- Thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội, tổ chức tốt đời sống và hoạt
động cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ văn hoá và bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, đóng góp nghĩa vụ cho địa phương.
1.2.4. Quyền hạn của Công ty
- Được quyền giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế để mua bán, hợp tác đầu tư
sản xuất và kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá, tự chủ trong kinh doanh và mở rộng mọi

hình thức liên doanh, liên kết.
- Được chủ động xác định nguồn vốn, được vay và mua bán ngoại tệ tại Ngân hàng
Ngoại thương, được huy động các nguồn vốn khác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước để phát triển kinh doanh theo pháp luật hiện hành.
1.3. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Nhựa Đà Nẵng
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
Ban Kiểm Soát
Phòng Kinh
doanh
Phòng TC -
KT
Phòng TC - HC
Tổ
màng
mỏng
Tổ
Dệt
bao
Tổ

điện
T ổ
may
bao
Tổ
can
phao
Tổ

Tấm
Trần
Tổ sp
PVC

ống
nước
Tổ
bao

Phòng Kỹ
thuật
Ghi Chú :
Quan hệ trực tuyến .
Quan hệ chức năng
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm nhiều yếu tố nhau hợp thành và tác động trực tiếp đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
2.1.1. Nhà cung cấp
* Danh mục các nhà cung cấp:
Nguyên vật liệu là yếu tố rất cần thiết cho hoạt động sản xuất, do đó cần có mối
quan hệ tốt để các tổ chức cung ứng nguyên vật liệu . Hầu hết nguyên vật liệu của Công ty
đều nhập từ nước ngoài như: hạt PP, PE, PVC, dầu hoá dẻo, phụ gia…Do đó công ty mở
rộng quan hệ với các nhà cung cấp chính như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore,
… Bao gồm các nhà cung cấp chủ yếu sau:
+ Thai Plastic and Chemichal Co.Ltd ( Thái Lan): cung cấp hạt nhựa PP, hạt nhựa
màu.
+ Hsin Meikuang Plastic Ink.Co (Đài Loan): cung cấp hạt nhựa PP, , mực in, dung
môi.

+ Dealin Industrial Co. Ltd ( Hàn Quốc): cung cấp hạt nhựa PP.
+ Cosmonthene The Polentin Co.Pre Ltd ( Singapore): cung cấp hạt nhựa PP.
Ngoài ra, các nguyên liệu phụ được cung cấp từ công ty trong nước. Các nhà cung
cấp trong nước chủ yếu cung cấp cho công ty các loại khuôn mẫu, thiết bị phụ tùng, xăng
dầu, hoá chất …như:
+ Xí nghiệp khuôn mẫu thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phòng kỹ thuật nhựa Hà Nội.
+ Công ty Hoá chất Đà Nẵng
+ Và các cơ sở khác
* Quan hệ giữa công ty và nhà cung cấp hiện nay:
Hiện nay công ty đã xây dựng được mối quan hệ với các nhà cung cấp trong và ngoài
nước qua việc làm ăn lâu dài với nhau. Bênh cạnh đó việc thanh toán và giao hàng đúng
hạn cũng góp phần tăng thêm mối quan hệ với nhau.
* Nhận xét: Hiện nay Công ty cũng đang gặp những khó khăn như nguyên vật liệu
của Công ty hầu như đều nhập ngoại nên phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài.
Ngoài ra, các nhà cung cấp trong nước cũng ở xa nên chi phí vận chuyển lớn ảnh hưởng
đến giá thành của sản phẩm làm cho sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác do
máy móc nhập ngoại nên khi hư hỏng hay gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất,
làm chậm tiến độ sản xuất từ đó ảnh hưởng đến thời gian giao hàng. Hơn nữa còn phải mất
chi phí rất lớn để mời các chuyên gia nước ngoài về khắc phục sự cố.
2.1.2. Khách hàng
* Danh mục khách hàng:
+ Khách hàng trong nước
- Khách hàng tổ chức:
Đối với sản phẩm chuyên dụng thì khách hàng chủ yếu của Công ty là các tổ chức
pháp nhân hoặc các nhà thầu công trình phục vụ cho các công trình, dự án của tổ chức cá
nhân, …Các khách hàng này thường tiêu thụ với số lượng lớn và cũng đòi hỏi nhiều ở
Công ty phải đáp ứng cho họ những chính sách về hoa hòng, chiết khẩu, thanh toán,… và
yêu cầu khác đối với sản phẩm như tiêu chuẩn về các sản phẩm để phục vụ cho tính đặc
thù của từng chương trình dự án của họ

Bảng 2: BẢNG DANH SÁCH KHÁCH HÀNG
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ CHÍNH
UNICEF Ống HDPE và PVC
Công ty bia Foster Đà Nẵng Két bia
Nhà máy bia Huda Huế Két bia
Nhà máy xi măng Hải Vân Bao xi măng
Điện lực Đà Nẵng Ống nước
Công ty cấp thoát nước Đà Nẵng Ống HDPE
Công ty giống cây trồng Quảng Bình Bao bì, bao dệt PP
Công ty xi măng Nghi Sơn Bao xi Măng
Công ty xi măng Chifon Hải Phòng Bao xi măng
Công ty Cổ phần Anh Thành Đà Nẵng Ống nước
Công ty đường Việt Trì Bao dệt PP
Công ty phân bón Ninh Bình Bao dệt PP
Tổng công ty giống cây trồng Bao dệt PP
Công ty xi măng Hoàng Thạch Bao xi măng
Công ty nước khoàng Phú Ninh Két nước khoáng
( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế Toán)

- Khách hàng tiêu dùng:
Đối với mặt hàng dân dụng thì khách hàng của loại này khá đa dạng, học có thể là
các tổ chức, các đại lý bán buôn, các nhà bán lẻ, hay là các hộ kinh doanh cá thể có nhu
cầu. Các sản phẩm này thường đã tiêu chuẩn hoá theo khuôn mẫu. Các khách hàng loại
này khá đa dạng, doanh thu từ các loại hàng này là không cao nhưng khách hàng chiếm số
lượng lớn trong danh sách khách hàng của Công ty.
* Mối quan hệ giữa khách hàng và Doanh nghiệp
Trong những năm qua công ty không ngừng cũng cố và xây dựng quan hệ với khách
hàng. Mỗi đối tượng khách hàng, công ty có những chính sách riêng như:
+ Đại lý phân phối: tổ chức hội nghị khách hàng dành cho các đại lý phân phối, tặng
lịch, thưởng cuối năm cùng với các chính sách chiết khấu – hoa hồng và hổ trợ vận chuyển

+ Khách hàng tổ chức: Tặng lịch, thăm hỏi trực tiếp, tặng quà, chính sách chiết khấu
– hoa hồng và hổ trợ vận chuyển
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường Viêt Nam hiện nay có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất nhựa và
các sản phẩm khác và đây là các đối thủ chính của Công ty trong hiện tại và trong tương lai
mà Công ty cần quan tâm và để ý:
Bảng 3: DANH SÁCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP CỦA
CÔNG TY
TT ĐỐI THỦ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CẠNH TRANH
1 Công ty Nhựa Bình Minh Ống nhựa
2 Nhà máy Nhựa Tân Tiến Bao dệt PP
3 Công ty vật liệu Xây Dựng Cần Thơ Bao dệt PP
4 Công ty Nhựa Tiền Giang Ống nước
5 Công ty Liên doanh Vinapac Bao dệt PP
6 Công ty Nhựa Bạch Đằng Ống nhựa
7 Công ty bao bì Bỉm Sơn Bao bì
8 Xí nghiệp bao bì Hải Phòng Bao bì
9 Xí nghiệp bao bì ( công ty xi măng&VLXD
ĐN
Bao bì
10 Công ty liên doanh Batest Tp Hồ Chí Minh Túi Shopping
11 Công ty Nhựa Tiền Phong Ống Nhựa
( Nguồn: Phòng kinh doanh & website: www.vietnamplastics.com)
Qua bảng danh sách các đối thủ cạnh tranh của Công ty ta thấy thị trường mà công ty
đang hoạt động đang chịu sự cạnh tranh rất lớn. Vì các sản phẩm nhựa là các sản phẩm
thông dụng và có tính thay thế cao so với các sản phẩm khác trên thị trường nên sản phẩm
nên sản phẩm nhựa có rất nhiều thị trường.Chính vì điều này mà thu hút được sự chú ý
của các nhà sản xuất và đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh chính của Công ty và các nhà đầu
tư kinh doanh có nguồn tài chính hùng mạnh.
Tất cả các công ty trên ra đời đã rất lâu, có nhiều kinh nghiệm sản xuất và có bạn

hàng truyền thống của mình, đặc biệt đây là những công ty lớn nằm ở hai khu vực Bắc và
Nam là 2 khu vực có tốc độ tăng truởng cao nhất nước ta. Ngoài ra công ty này còn có
xu hướng thâm nhập vào thị trường miền Trung như công ty nhựa Tiền Phong, nhà máy
nhựa Bạch Đằng, công ty nhựa Bình Minh. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của công ty vì thị trường chủ yếu của Công ty là ở Miền Trung và Tây Nguyên.Bên cạnh
đó đối với các mặt hàng xuất khẩu thì Công ty cũng gặp đối thủ cạnh tranh mạnh đó là
Trung quốc, do sản phẩm của Trung Quốc rẻ, mẫu mã đẹp.
Nhìn chung, đối thủ cạnh tranh của công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng mạnh, số lượng
đông, có tiềm năng tài chính cũng như trình độ máy móc, công nghệ lớn hơn nhiều so với
Công ty Cổ phần Nhựa. Do đó trong tương lai, công ty cần phải cố gắng đầu tư máy móc
thiết bị để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng để giữ vững và phát triển thị trường
của mình.
2.2 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bào hàm nhiều yếu tố nhau hợp thành và đều có sự tác động
gián tiếp đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.1 Yếu tố tự nhiên
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dưong, nơi đang diễn ra dòng giao
lưu kinh tế sôi động nhất, với các tuyến giao thông quốc tế quan trọng, có nhiều cửa ngõ
thông ra biển rất thuận lợi. Phát huy những tiềm năng thế lực đó, thành phố Đà Nẵng với
kết cấu cơ sở hạ tầng phát triển đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của khu vực
Miền trung và đứng thứ 3 trong cả nước gồm có khu vực cảng Tiên Sa và khu vực cảng
Sông Hàn, đảm bảo cho tàu có trọng tải lớn(từ 15.000 đến 20.000 tấn) ra vào cảng thuận
lợi; có sân bay quốc tế Đà Nẵng tương đối hiện đại; có nhiều di tích văn hoá - lịch sử nổi
tiếng, có giá trị du lịch và thu hút được nhiều khách đến tham quan du lịch. Cùng với
những chính sách mở cửa của Nhà nước đã hấp dẫn và thu hút nhiều đối tác đầu tư trong
quá trình thăm dò hợp tác làm ăn ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Tất cả những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Cổ phần Nhựa Đà
Nẵng thu hút đầu tư, tiếp thu những công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào quá
trình sản xuất mặt hàng nhựa như ống nước PVC, bao dệt PP… nhằm nâng cao khả năng
cung ứng cũng như chất lượng cho các chủng loại sản phẩm , đảm bảo cho các mặt hàng

này khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài hay tiêu thụ trong nước được khách hàng đánh
giá cao.
Trong khi đó, khí hậu nước ta nói chung và khu vực miền Trung nói riêng thuộc khí
hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm cao, thành phố Đà Nẵng lại nằm ở xứ ven biển nên độ pH
trong không khí cao, độ ăn mòn kim loại lớn. Bên cạnh đó, khu vực miền Trung lại thường
xuyên gặp phải thời tiết khắc nghiệt, hứng chịu nhiều cơn bảo lớn và nắng mưa thì lại thay
đổi liên tục nên dễ làm hư hỏng các sản phẩm bằng kim loại có tuổi thọ thấp. Còn với
những sản phẩm bằng nhựa thì môi trường tự nhiên lại rất ít tác động cả về hoạt động sản
xuất kinh doanh lẫn quá trình sử dụng và bảo quản sản phẩm cho nên các sản phẩm bằng
nhựa và sản phẩm bao dệt PP của Công ty rất được mọi người ưa chuộng và tín nhiệm.
Một vấn đề nữa đáng lưu ý hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên đối
với các sản phẩm của Công ty hiện nay, do thiết bị công nghệ được đầu tư và cập nhật hoá
tương đối hiện đại, các loại hoá chất để sản xuất bao dệt PP không gây độc hại nhiều nên
không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nơi công ty đặt trụ sở . Bên cạnh đó,
Công ty cũng chú ý đến việc lắp đặt hệ thống thông gió, hệ thống chống ồn, hệ thống
chống cháy ở các phân xưởng sản xuất nhằm đảm bảo cho sức khoẻ của công nhân cũng
như người dân xung quanh khu vực phân xưởng sản xuất.
2.2.2. Yếu tố kinh tế
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nước ta đã có sự phát
triển đáng kể, đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực công - nông – lâm – ngư - nghiệp và dịch
vụ. Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các trong khu vực và thế giới như các nước trong
khu vực ASEAN, khu vực châu Âu và mới đây nhất vào ngày 7/11/2007 Việt Nam đã trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thành tựu về kinh tế
mà chúng ta đã đạt được trong năm 2006 như sau: GDP bình quân đầu người là 720
USD/người, tốc độ phát triển kinh tế đạt 8,2%, FDI đạt trên 10 tỷ USD so với năm 2005
chỉ đạt 5,9 tỷ USD, thu hút vốn ODA đạt 3,7 tỷ USD và xuất khẩu đạt được trên 39,5 tỷ
USD. Với sự phát triển của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng GDP làm cho mức chi tiêu
của người dân ngày càng tăng. Tổng thu ngân sách nhà nước trong năm năm qua đạt
trung bình 17%. Hoạt động tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt, tỷ lệ lạm phát trong năm năm
gần đây bình quan là 4.7%, Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008

, giá tiêu dùng là tỷ lệ lạm phát đã gia tăng một cách nhanh chóng, chỉ số giá tiêu dùng ba
tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ 2007 đã tăng 16.38%, sự biến động về tỷ giá cũng sẽ
tác động đáng kể đến việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào của các công ty nói riêng và
các doanh nghiệp trong ngành nói chung bao gồm chủ yếu là kim loại đồng và nguyên vật
liệu nhựa các loại. Điều này đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động của người dân.
Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế của nước ta vào kinh tế toàn cầu đã có những bước
chuyển biến mạnh mẽ. Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, đây là có hội lớn
cho các doanh nghiệp nước ta đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro đối với các doanh
nghiệp muốn vươn mình ra thị trường toàn cầu. Đây là một thuận lợi cho Công ty
Nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước,
các thành phần kinh tế đều bình đẵng trong kinh doanh, tạo sự cạnh tranh sôi động trên thị
trường, khi nền kinh tế phát triển góp phần thúc đẩy đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam,
đẩy nhanh tốc độ đầu tư, xâydựng cơ sở hạ tầng trong nước. Điều này đã góp phần cho
Việt Nam nói chung cũng như công ty Nhựa Đà Nẵng nói riêng tìm kiếm được các nhà đầu
tư, liên doanh liên kết trong công tác xuất khẩu hàng hoá, giúp Công ty tìm kiếm được các
nhà cung cấp máy móc thiết bị, cung ứng nguyên vật liệu, tìm kiếm nơi tiêu thụ.
Với mục tiêu đặt ra cho sản xuất công nghiệp của nước ta tăng trưởng bình quân là
15% đến 20% và luôn được khuyến khích mạnh mẽ. Hơn nữa hiện nay chúng ta đang là
thành viên của WTO, rất nhiều đối tác nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, xây dựng
cơ sở hạ tầng đang được chú ý, điều này đã tạo điều kiện rất nhiều cho Công ty Nhựa trong
việc tiêu thụ hàng hoá của mình.
2.2.3 Yếu tố khoa học – công nghệ
Chưa bao giờ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ lại diễn ra mạnh mẽ
như ngày nay. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho cuộc sống của con người được nâng
cao, những phát minh sáng chế được xâm nhập vào một cách nhanh chóng, thời gian ứng
dụng được rút ngắn làm cho sản phẩm nhanh chóng lỗi thời, giảm chu kỳ sống của sản
phẩm. Do đó, vấn đề nghiên cứu của môi trường kỹ thuật công nghệ trở nên vô cùng cần
thiết.
Việt Nam là một nước đang phát triển, thừa hưởng được những thành quả công
nghiệp của các nước phát triển nên có điều kiện tiếp cận được máy móc công nghệ mới,

nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, để đuổi kịp xu hướng phát triển của thế giới, tranh
nguy cơ tụt hậu, Nhà nước ta đã chủ trương vừa phát triển từng bước vừa đón đầu cập nhật
hoá khoa học kỹ thuật . Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra trước mắt là nên lựa chọn công nghệ
nào cho hợp lý và chi phí chuyển giao công nghệ, đây là câu hỏi đặt ra cho toàn ngành
nhựa cũng như công ty Nhựa.
Trong ngành nhựa, yếu tố kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng liên quan đến chất lượng
và giá thành sản phẩm. Hiện nay, máy móc thiết bị của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
phần lớn được đầu tư đã lâu do vậy vấn đề này cần phải được quan tâm đầu tư để nâng cao
năng lực sản xuất.
2.2.4 Yêú tố Chính trị - Pháp luật
Tình hình chính trị ở các nước trên thế giới trong những năm vừa qua có những biến
động lớn, tuy nhiên Việt Nam với sự cố gắng của toàn dân và sự lãnh đạo sáng suốt, tài
tình của Đảng và Nhà nước đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định đã góp phần tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu tư, tăng cường mở rộng quan hệ với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã tạo cơ hội hợp tác, liên doanh, liên
kết, thúc đẩy ngoại thương phát triển đồng thời tạo điều kiện giúp doanh nghiệp có thể tiếp
nhận được các máy móc thiết bị mới phục vụ cho công tác sản xuất tạo ra sản phẩm có chất
lượng đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay theo đánh giá của các nhà đầu tư là chưa hoàn
chỉnh, do vậy trong thời gian qua chúng ta đã nổ lực để hoàn thiện chúng. Những bộ luật,
đạo luật điển hình như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật doanh nghiệp, luật lao
động, luật đất đai, luật chuyển giao công nghệ, luật sở hữu trí tuệ… đã thiết lập một nền
tảng vững chắc và tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các quá trình sản xuất và kinh
doanh, tạo thuận lợi cho Công ty kinh doanh hiệu quả, có thể tham gia vào thị trường quốc
tế.
Với những nhân tố chính trị và pháp luật ở nước ta hiện nay, Công ty cổ phần Nhựa
Đà Nẵng đã không ngừng tận dụng những ưu đãi của Nhà nước để định hướng cho mình
trong quá trình phát triển về qui mô lẫn doanh số và lợi nhuận như ngày nay. Mặt khác nó
còn giúp cho Công ty hoạt động kinh doanh đúng luật, củng cố địa vị, uy tín của sản phẩm
không chỉ trên thị trường trong nước mà còn vươn xa trên thị trường thế giới.

2.2.5 Yếu tố văn hoá – xã hội
Do tốc độ đô thị hoá và thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống của con
người ngày càng được cải thiện do vậy nhu cầu của con người ngày càng đa dạng hơn.
Người tiêu dùng hiện nay chú trọng hơn vào chất lượng và kiểu dáng sản phẩm nhằm bảo
vệ sức khoẻ, đem lại sự tiện nghi, sang trọng hơn. Bên cạnh đó sự tiện dụng cũng được
người tiêu dùng quan tâm. Đây là điều mà Công ty cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, linh hoạt
nắm bắt được thị hiếu của người bán, tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ mới thoã mãn
được nhu cầu của khách hàng. Cho nên, đây vừa được xem là cơ hội nhưng cũng vừa là
mối đe doạ cho hoạt động kinh doanh của Công ty, nếu Công ty không đáp ứng tốt thì sẽ
khó tồn tại trên thị trường.
Bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, nếu công ty
không thực hiện tốt trong vấn đề bảo vệ môi trường thì sẽ gây ấn tượng không tốt cho công
chúng và có thể sẽ bị khách hàng tẩy chay. Vấn đề này cũng cần được quan tâm để hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty được thuận lợi
2.2.6. Yếu tố dân số
Môi trường dân số là mối quan tâm hàng đầu của những người làm Marketing vì dân số là
lực lượng tạo ra thị trường. Sự thay đổi trong các khuynh hướng dân số bao giờ cũng tạo ra
ra những có hội hoặc đe dọa đối với hoạt động của các doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến
các quyết định Marketing trong tương lai của chính doanh nghiệp đó.
Năm 2007 dân số nươc ta khoảng 85 triệu người với tốc độ tăng dân số là
1.14%, dân số tăng hơn 1 triệu người/ năm. Việt Nam là nước có số dân đông thứ 13 trên
thế giới và mật độ dân cư là 254 người trên kilômet vuông. Với quy mô dân số như vậy,
Việt Nam là một thị trường thuận lợi cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hơn 70% dân số sống ở nông thôn và 30% dân số sống ở thành thị. Với tốc độ phát triển
kinh tế như hiện nay, tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng nhanh chóng, đời sống của
người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể. Bên cạnh đó trình độ
dân trí của người dân cũng đã có những thay đổi theo hướng tiến bộ hơn, nhu cầu sử dụng
các đồ dùng Nhựa ngày càng nhiều hơn.
Sau đây là sản lượng tiêu thụ nhựa của người dân trong những năm qua:
Bảng số 1: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NHỰA

DVT:kg/người/năm ( Nguồn: Tạp chí ngành nhựa số tháng 1/2008)
Năm 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
SL 5,6 6,5 7,7 9,5 11,6 13 15,6 18 20,1 23,2 25,4 28,1
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được nhu cầu về sản lượng nhựa bình quân đầu người
ngày càng tăng cao vì sản phẩm nhựa là sản phẩm dễ thay thế nên đây là cơ hội và triển
vọng phát triển và gia tăng sản lượng của công ty.
3. Phân tích thưc trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
3.1Môi trương bên trong donh nghiệp
3.1.Thực trạng về cơ sở vật chất
3.1.1. Mặt bằng kinh doanh
Công ty Nhựa Đà Nẵng được bố trí xây dựng nằm trên đường Trần Cao Vân – Thành
phố Đà Nẵng, là nơi có vị trí thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nằm
ở trung độ của Việt Nam, gần trục giao thông thuỷ bộ Bắc Nam, nằm trong khu vực có
nhiều đầu mối giao thông của thành phố thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá và đi lại
bằng các phương tiện đuờng thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường hàng không như:
- Cách Cảng Đà Nẵng 10 km
- Cách sân bay Đà Nẵng 3 km
- Cách ga xe lữa 3 km
Tổng diện tích mặt bằng hiện có của Công ty là 17.400m
2
, diện tích sử dụng được là
15.200 m
2
và được bố trí như sau:
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MĂT BẰNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
DVT: m
2
STT Diện tích sử dụng Số lượng Tỷ trọng
1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
Diện tích nhà làm việc
Diện tích kho hàng
Diện tích nhà xưởng sản xuất
Diện tích sinh hoạt
Diện tích công trình phụ
Diện tích sân bãi, đất, lối đi …
Diện tích khác
1.400
1.000
3.800
250
50
10.660
240
8,05
5,75
21,84
1,44
0,29
61,26
1,38
8 Tổng nguồn vốn 17.400 100
( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng)
Nhìn vào bảng bố trí mặt bằng của công ty ta thấy diện tích sân bãi và diện tích
xưởng sản xuất chiếm hầu hết diện tích của Công ty khoảng 82%. Điều này là rất phù hợp

với công ty sản xuất sản phẩm để kinh doanh và đặc biệt hơn cả là đặt tính sản phẩm với
nhiều chủng loại như ống nhựa nên rất cần hệ thống sân bãi, lối đi bên cạnh hệ thống nhà
kho. Bên cạnh đó với tổng diện tích khá lớn là 17.400 m
2
đã tạo điều kiện cho công ty mở
rông quy mô sản xuất kinh doanh sau này và đặc biệt với vị thế mặt bằng của công ty đặt
ngay tại trung tâm thành phố đã tạo không ít thuận lợi cho công ty trong việc vận chuyển
nguyên vật liệu cũng như sản phẩm của công ty tới khách hàng, vì khi đó chi phí sẽ thấp
hơn.
3.1.2. Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị cũng là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất
để chế tạo ra sản phẩm, đảm bảo cho quá trình sản xuất được hoàn thiện và liên tục. Do bị
chi phối bởi đơn hàng nên việc sử dụng lao động và máy móc thiết bị không đều. Khi
không có nhiều đơn hàng thì một số máy móc không sử dụng hoặc sử dụng không hết công
suất. Còn ngược lại thì sử dụng tối đa hoặc tăng ca. Ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng
sản phẩm.
BẢNG THỐNG KÊ TIÊU BIỂU MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY
STT Tên máy móc Nước sản
xuất
Số
lượng
Công suất
thực tế
Năm SX
1 Máy cán tráng Đài Loan 1 1.150m/h 1994
2 Máy dệt ống 6 thoi Đài Loan 3 12kg/h 1996
3 Máy ép laphông nhựa PVC Đài Loan 1 50kg/h 1997
4 Máy in ống 4 thoi Singapore 1 3.000m/h 1994
5 Máy màng mỏng Đài Loan 5 60kg/h 1997
6 Máy SX ống nước nhỏ PVC Đức 1 250kg/h 1995

7 Máy tạo hạt nhựa Đài Loan 1 400kg/h 2002
8 Máy SX ống nước lớn PVC Đài Loan 2 40kg/h 1994
9 Máy làm bao ximăng Đài Loan 1 160bao/ph 1997
10 Máy sản xuất HD Việt Nam 1 30kg/h 1994
11 Lò cáp nhiệt đối lưu Việt Nam 1 1996
(Nguồn: Phòng kỹ thuật – Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng)
Nhìn vào bảng danh mục tiêu biểu trên ta thấy rằng máy móc thiết bị của công ty rất
đa dạng với rất nhiều chủng loại nên rất phù hợp cho mục đích sản xuất kinh doanh, nhiều
mặt hàng, sản phẩm của công ty và đa số máy móc, trang thiết bị của công ty đều nhập từ
nước ngoài ( khoảng 80%), nhưng hầu hết máy móc này đều đã có thời gian sử dụng khá
lâu, đa phần đều có năm sản xuất dưới năm 1995 và phần lớn được nhập từ Đài Loan với
công nghệ cũ, năng suất chưa cao.
3.1.3.Thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực
Nhân lực là tài sản vô cùng quan trọng của Doanh nghiệp. Họ chính là người trực
tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho Công ty.
BẢNG PHÂN CHIA LAO ĐỘNG THEO TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
( %)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
( %)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ ( %)
Lao động 272 100 260 100 221 100

Lao động gián tiếp 41 15.0 37 14.2 37 16.7
- Đại học 21 7.7 26 10 28 12.7
- Trung cấp 4 1.5 1 0.4 4 1.8
- Phục vụ sản xuất 16 5.9 10 3.8 10 4.5
Lao động trực tiếp 231 85 223 85.8 184 83.3
Lao động thời vụ 0 0 0 0 0 0
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng)
Qua bảng thống kê về tình hình lao động phân chia theo trực tiếp và gián tiếp ta thấy lực
lượng gián tiếp giảm xuống ở năm 2006 và giữ nguyên ở năm tiếp theo. Cụ thể lực lượng
lao động gián tiếp của năm 2005 là 41 người chiếm tỷ lệ 15% sau đó năm 2005 là 37 người
chiếm tỷ lệ 14,2 % và năm 2007 vẩn là 37 người chiếm tỷ lệ là 16,7 %. Đây là lực lượng
không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù lực lượng đó giảm nhưng chất
lượng lao động lại tăng rỏ rệt, lao động đại học tăng còn trung cấp và phục vụ sản suất thì
giảm
3.1.4. Phân tích thực trạng về tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
1.3.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn qua các năm (2005 – 2007)
Bảng : TỔNG KẾT TÀI SẢN QUA CÁC NĂM
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%)
A/TÀI SẢN
I.TSLĐ-ĐTNH 27,449,422,443 78.34 26,221,712,449 73.3 31,638,352,668 79.7

×