Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Điều tra, nghiên cứu tác dụng, lượng tích lũy của thuốc làm mập trong giá đỗ, ảnh hưởng của chất này đối với sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 31 trang )

Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỐ LIỆU .................................................................. 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .................................................................................... 5
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 6
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .................................................................................... 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 7
4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.................................................................................... 7
5. Tính mới của đề tài .................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 9
1.1.1. Trong nƣớc ........................................................................................................ 9
1.1.2. Nƣớc ngoài ...................................................................................................... 11
1.1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến 4-CPA .................................................................. 11
1.1.2.2. Nghiên cứu về 6-BAP .................................................................................... 12
1.2. Tổng quan về thuốc làm mập giá đỗ .................................................................. 14
1.2.1. Giới thiệu chung ................................................................................................. 14
1.2.2. Thành phần của thuốc ........................................................................................ 16
1.2.3. Hoạt tính của 6-benzylaminopurine ................................................................... 17
1.2.4. Hoạt tính của axit p-clorophenoxyaxetic ........................................................... 20
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 24
2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 24
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................... 24
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 24
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát tình hình bn bán và tiêu dùng giá đỗ có sử
dụng thuốc làm mập trên địa bàn TPHCM .................................................................. 24


2.3.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm nghiên cứu tác dụng của thuốc làm mập giá
đỗ lên giá và khảo sát hàm lƣợng thuốc cho giá phát triển tốt nhất............................. 25
2.3.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm khảo sát độc tính của thuốc SHS lên chuột...... 26
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu thống kê................................................................... 27
CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 1


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

2.3.5. Phƣơng pháp lấy mẫu, phân tích ........................................................................ 29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 31
3.1. Kết quả tìm hiểu hiện trạng sử dụng thuốc SHS trên địa bàn TPHCM ................ 31
3.1.1. Hiện trạng mặt hàng giá ở một số chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh ................... 31
3.1.2. Nguyên nhân ngƣời trồng giá sử dụng thuốc làm mập SHS để ủ giá ................ 33
3.1.3. Khảo sát thói quen mua giá của ngƣời tiêu dùng ............................................... 33
3.2. Kết quả khảo sát tác dụng của thuốc SHS lên sự phát triển của giá và xác định
hàm lƣợng thuốc SHS cho giá phát triển tốt nhất ........................................................ 35
3.3. Kết quả phân tích tồn dƣ thuốc SHS trên giá thành phẩm .................................... 39
3.4. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hƣởng của thuốc SHS lên chuột ............................ 43
3.5. Nhận xét ................................................................................................................ 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 48
1. Kết luận .................................................................................................................... 48
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 51
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 53
Phụ lục 1: Sắc ký đồ phân tích thành phần SHS (nguồn: Trung tâm dịch vụ phân

tích thí nghiệm TPHCM, 2005) ................................................................................... 53
Phụ lục 2: Các hình ảnh giá đỗ (hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình 5, hình 6, hình
7, hình 8) ...................................................................................................................... 59
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát ngƣời tiêu dùng................................................................... 63

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 2


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-

2,4,5-T

: 2,4,5- triclorophenoxyaxetic axit

-

2,4-D

: 2,4- diclorophenoxyaxetic axit

-

4-CPA


: 4-clorophenoxy axetic axit

-

6-BAP

: 6-benzylaminopurine

-

BVTV

: Bảo vệ thực vật

-

EUPD

: Dữ liệu thuốc bảo vệ thực vật của Liên minh châu Âu

-

KTST

: Kích thích sinh trƣởng

-

LC50


: Nồng độ (mg/L) gây chết 50% cá thể của một quần

thể
-

LD50

: Liều lƣợng (mg/kg) gây chết 50% cá thể của một

quần thể.
-

MRID

: Danh mục số độc quyền đƣợc gán cho một nghiên

cứu về thuốc trừ sâu tại thời điểm gửi đến cho cơ quan bảo vệ môi trƣờng
Mỹ.
-

MRL

: Dƣ lƣợng tối đa cho phép

-

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


-

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

-

U.S.EPA

: Cơ quan bảo vệ Mơi trƣờng Mỹ

-

β-NOA

: β- Naphthoxyaxetic axit

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 3


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỐ LIỆU
Bảng 1. 1. Độc tính của 6-benzyladenin ................................................................. 20

Bảng 1. 2. Tóm tắt độc tính cấp của 4-CPA ........................................................... 22
Bảng 1. 3. Tác động của 4-CPA lên các sinh vật.................................................... 22
Bảng 3. 1. Tình hình giá mập, trắng và lùn ở một số chợ ở TPHCM .......................... 31
Bảng 3. 2. Kết quả khảo sát giá ủ đƣợc ở các nồng độ 0,01%, 0,1%, 1%, 2% và giá
không dùng thuốc .................................................................................................... 36
Bảng 3. 3. Kết quả khảo sát giá ủ ở 0,03%, 0,05% và 0,08% ................................ 38
Bảng 3. 4. Kết quả phân tích hàm lƣợng tồn dƣ thuốc KTST SHS trong giá đỗ lấy
ở phịng thí nghiệm ................................................................................................. 39
Bảng 3. 5. Kết quả cân nặng của chuột theo dõi trong 8 tuần nuôi ........................ 43
Bảng 3. 6. So sánh khối lƣợng trung bình của 2 nhóm đối tƣợng nghiên cứu ....... 44

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 4


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Cách đóng gói và hình thức bên ngồi của thuốc SHS đã có sự thay đổi
................................................................................................................................. 16
Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình thí nghiệm phân tích thành phần thuốc SHS................ 17
Hình 1. 3. Cấu tr c phân tử 6-benzylaminopurine.................................................. 18
Hình 1. 4. Cấu tr c phân tử 4-CPA ......................................................................... 20
Biểu đồ 3. 1. Tỉ lệ số hàng giá có giá trắng, mập, lùn so với tổng số hàng giá…32
Biểu đồ 3. 2. Tình hình tiêu thụ giá của ngƣời tiêu dùng ....................................... 34
Biểu đồ 3. 3. Phụ thuộc khối lƣợng trung bình giá theo nồng độ thuốc ................. 37
Biểu đồ 3. 4. Phụ thuộc chiều dài trung bình của giá theo nồng độ thuốc ............. 38

Biểu đồ 3. 5. Tỉ lệ các mẫu giá có tích lũy và khơng tích lũy 4-CPA và 6-BAP ở cả
hai chợ Nguyễn Văn Trỗi và Nhật Tảo ................................................................... 40
Biểu đồ 3. 6. So sánh lƣợng tích lũy 4-CPA trung bình giữa hai chợ Nguyễn Văn
Trỗi và Nhật Tảo ..................................................................................................... 41
Biểu đồ 3. 7. So sánh lƣợng tích lũy trung bình giữa các mẫu lấy trong phịng thí
nghiệm với các mẫu lấy từ các chợ ......................................................................... 42
Biểu đồ 3. 8. Khối lƣợng chuột đực sau 8 tuần nuôi .............................................. 45
Biểu đồ 3. 9. Khối lƣợng chuột cái sau 8 tuần nuôi ................................................ 45

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 5


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xƣa đến nay, giá đỗ là một loại thực phẩm rất thƣờng thấy trong bữa ăn gia
đình Việt mà nếu thiếu giá đỗ, các món ăn nhƣ b n chả, nem rán, canh chua, dƣa
giá sẽ khơng cịn có đƣợc những hƣơng vị vốn có, là một đặc trƣng của ngƣời Việt,
gia đình Việt. Giá đỗ giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, axit amin,
protein và các chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals). Ăn giá hay mầm ngũ
cốc cũng là một cách để tăng giá trị dinh dƣỡng và khả năng hấp thụ dinh dƣỡng
của các loại đậu và ngũ cốc. Giá đỗ cũng cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, cân
đối, nuôi dƣỡng làn da, chống lão hóa. Đó là những giá trị tuyệt vời của giá đỗ khi
sử dụng làm thực phẩm. Liệu rằng sử dụng giá đỗ trong bữa ăn hàng ngày vẫn đem
lại những tác động tích cực đối với sức khỏe hay khơng khi mà hiện nay, giá đỗ

khơng cịn đƣợc ủ theo phƣơng pháp truyền thống dựa vào sự nảy mầm tự nhiên
của đỗ xanh nữa?
Theo phƣơng pháp ủ giá truyền thống, giá ủ đƣợc khơng mập và trắng, nhìn
khơng ngon mà đặc biệt nhiều rễ. Vì vậy, với nhu cầu sử dụng giá đỗ trên thị
trƣờng, ngƣời làm giá thƣờng cho thêm một loại thuốc để kích thích sinh trƣởng
(KTST) của giá đỗ. Loại thuốc này đƣợc mua khá dễ dàng từ các đầu mối bán
dụng cụ ủ giá hoặc một số khu chợ hóa chất. Bằng cách sử dụng thuốc này, giá
thành phẩm có thân trắng, mập, khơng có rễ, mầm giá nhỏ và trọng lƣợng giá cũng
tăng lên cao hơn do sự tích nƣớc trong thân giá rất tốt. Loại thuốc này đƣợc ƣa
chuộng vì ngồi khả năng kích thích giá mập nhanh, giá thành của nó cũng rất rẻ.
Với tình trạng sử dụng thuốc làm mập giá đỗ nhƣ hiện nay, ngƣời tiêu dùng cần
đƣợc biết thành phần của thuốc làm mập đó là gì, khả năng tồn dƣ của nó ra sao và
liệu rằng việc thƣờng xuyên sử dụng loại giá đỗ nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng tới sức
khỏe nhƣ thế nào? Vì vậy đề tài “ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG,
LƢỢNG TÍCH LŨY CỦA THUỐC LÀM MẬP TRONG GIÁ ĐỖ, ẢNH
HƢỞNG CỦA CHẤT NÀY ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƢỜI” thực sự có ý

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 6


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

nghĩa thực tiễn và cấp thiết trong tình hình sử dụng chất KTST tràn lan trên cây
trồng và vật nuôi nhƣ hiện nay.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
-


Tìm hiểu tác dụng của thuốc làm mập SHS lên giá đỗ, xác định nồng độ của
thuốc làm cho giá phát triển tốt nhất.

-

Xác định đƣợc thành phần của thuốc làm mập giá đỗ, xác định lƣợng tồn dƣ
của các thành phần của thuốc trong giá đỗ thành phẩm.

-

Khảo sát ảnh hƣởng của thuốc lên sinh vật để tìm hiểu tác động của thành
phần thuốc. Từ đó cảnh báo ngƣời tiêu dùng sử dụng giá đỗ an toàn.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tƣợng nghiên cứu:

 Thuốc kích thích tăng trƣởng giá đỗ SHS.
 Giá đỗ có sử dụng thuốc SHS để KTST, làm mập và ức chế phát triển của
rễ.
 Chuột bạch có cho ăn giá có thuốc và cho ăn những thực phẩm bình thƣờng
khác.
 Tình hình tiêu thụ giá trắng, mập, lùn ở một số chợ trên địa bàn TPHCM
-

Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 05/2012 đến 05/2013.

-


Địa bàn nghiên cứu: thành phố Hồ Chí Minh

4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
-

Ý nghĩa khoa học: đề tài cập nhật những thông tin cơ bản về thuốc làm mập
SHS sử dụng trên thị trƣờng hiện nay, là căn cứ khoa học cho các nghiên
cứu tiếp theo về độc mãn tính của thuốc, khả năng sử dụng 6-benzylamino
purine để bảo quản nông sản, khả năng sử dụng 4-clorophenoxy axetic và 6benzylamino purine làm chất kích thích sinh trƣởng cho cây trồng tại Việt
Nam.

-

Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp cho ngƣời tiêu dùng những kiến thức cơ bản về
loại thuốc làm mập giá đỗ đang đƣợc sử dụng rộng rãi, gi p ngƣời tiêu
dùng có thể an tâm khi sử dụng giá đỗ.

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 7


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

5. Tính mới của đề tài
Tuy thơng tin về thuốc làm mập giá đỗ đƣợc cập nhật hàng ngày trên các
phƣơng tiện thông tin đại ch ng nhƣng vẫn chƣa có một nghiên cứu chính thức về

lƣợng tích lũy cũng nhƣ ảnh hƣởng của thuốc này lên sức khỏe con ngƣời, vì vậy
đề tài đáp ứng về tính mới.

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 8


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tình hình nghiên cứu

1.1.1. Trong nƣớc
Ở Việt Nam, việc sử dụng chất điều hòa sinh trƣởng trên cây trồng rất phổ
biến và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nông dân. Các chất điều hòa sinh
trƣởng đƣợc xem là “thần dƣợc” có thể gi p cây trồng sinh trƣởng, ra hoa, kết quả
một cách nhanh chóng hoặc ức chế sự phát triển của một số cơ quan không mong
muốn chẳng hạn rễ ở giá đỗ, hạt ở dƣa hấu, ổi, dâu tây… Các nghiên cứu về chất
điều hòa sinh trƣởng thƣờng xoay quanh các loại hocmon thực vật nhƣ Auxin,
Gibberrelin, Cytokinin, Etylene… chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên, chỉ có một số
nghiên cứu về chất điều hòa sinh trƣởng do con ngƣời tổng hợp. Phần lớn các
nghiên cứu về chất sinh trƣởng thực vật chỉ nhằm xác định các khả năng kiểm soát
sinh trƣởng, sinh sản của thực vật nhƣng có rất ít các nghiên cứu về dƣ lƣợng và
ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng thực vật lên sức khỏe con ngƣời.
Nhóm thuốc KTST có nguồn gốc từ Trung Quốc đƣợc sử dụng rất rộng rãi ở

Việt Nam, chủ yếu thông qua vận chuyển trái phép vào Việt Nam. Các nghiên cứu
về chất KTST có nguồn gốc từ Trung Quốc trên các loại cây trồng đƣợc điểm qua
nhƣ sau:
Năm 2008, trƣớc dƣ luận xôn xao về loại thuốc có nguồn gốc Trung Quốc
GA3 và 920 có khả năng làm rau lớn nhanh nhƣ thổi sau 2 ngày phun thuốc, Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chủ trì thực hiện đề tài
“Nghiên cứu thành phần hoạt chất, hiệu lực KTST và xác định dƣ lƣợng của một
số chế phẩm KTST đang đƣợc sử dụng trên rau hiện nay”. Sau hơn 3 tháng thực
hiện đề tài, Bộ NN&PTNT đã có một số kết luận về việc sử dụng chất KTST trên
rau. Tại các điểm thí nghiệm, đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trƣởng, trong
danh mục là 7 loại trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic Axit (70,9%),
thuốc ngoài danh mục là 1 loại; sử dụng thuốc cho nhiều loại rau với số lần phun 1
– 2 lần/lứa rau. Sau khi đƣợc phun các loại thuốc trên, cây rau xà lách bị tác động
rõ rệt, tăng chiều cao cây (dài lá), tăng đƣờng kính tán cây, màu sắc lá nhạt dần,
CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 9


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

cây èo uột từ sau 3 ngày, ra ngồng hoa từ sau 7 ngày phun thuốc KTST - ở các liều
lƣợng khảo nghiệm và chất lƣợng rau, tỷ lệ phần trăm thƣơng phẩm giảm nhiều.
Thuốc “Tăng phọt 920” và “Viên sủi GA3” (dùng với liều lƣợng gấp 5 lần trở lên
theo khuyến cáo của thuốc cùng hàm lƣợng hoạt chất trong danh mục) gây hiện
tƣợng dừng, giảm tăng trƣởng và lá cây rau sần sùi, quăn queo, biến dạng. Chất
lƣợng rau cải giảm. Bộ NN&PTNT đã kết luận, không thể sau 2 - 3 ngày phun
thuốc KTST từ một cây rau mới gieo hoặc trồng đã cho thu hoạch, hoặc cây rau

tăng trƣởng gấp 3 - 4 lần so với cây rau đối chứng không phun thuốc KTST. Dƣ
lƣợng Gibberellic Axit dƣới mức dƣ lƣợng tối đa cho phép 1 ngày sau phun đối
với xà lách, 2 ngày sau phun đối với rau cải nếu dùng thuốc ở liều lƣợng khuyến
cáo.
Tại bộ mơn Cơng nghệ thực phẩm, nhóm nghiên cứu của Thạc sĩ Tôn Nữ
Minh Nguyệt đã so sánh sản lƣợng ni trồng giữa giá đỗ xanh có và khơng sử
dụng hố chất tăng trƣởng. Nhóm dùng 5 khay, mỗi khay có 20g đỗ xanh, và tất cả
đƣợc nuôi trong trong môi trƣờng tự nhiên với độ ẩm của cát là 19%. Trong 5 khay
đỗ xanh, có 4 khay sử dụng hoá chất tăng trƣởng với hàm lƣợng tăng dần từ 1 tới
4ppm. Hố chất đƣợc pha lỗng và phun lên hạt đỗ đã nảy mầm. Kết quả sau 48
tiếng ni trồng, khay khơng sử dụng hố chất đạt tỷ lệ tăng trƣởng từ đỗ thành
78g giá sống. Trong các khay có sử dụng hố chất, tỷ lệ tăng trƣởng cao hơn, ví dụ
mẫu sử dụng 3ppm hố chất thu đƣợc 113g giá sống, nghĩa là sản lƣợng tăng gần
50% so với khơng dùng hố chất.
Tại Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm TPHCM, hai mẫu hố chất đƣợc
kiểm nghiệm để xác định tên gọi và nồng độ mẫu. Theo phiếu kết quả số
05031954 và 05031955, ngày 01/04/2005 thì loại hóa chất làm tăng trƣởng giá có
tên thƣơng mại là WUGENDOUYAJISU (Trung Quốc sản xuất); hóa chất làm
trắng

giá



Sodium

Hydrosulfite

Na2S2O4.


Theo

đó,

hóa

chất

WUGENDOUYAJISU có chứa Natri p-clorophenoxyacetate (thuộc họ Auxins) và
6-benzylaminopurine (thuộc họ Cytokinins) là hố chất tổng hợp, có tác dụng điều
hoà sinh trƣởng cho thực vật. Dựa trên cơ chế hoạt động thì đây là loại hố chất
đƣợc phép sử dụng làm chất điều hòa sinh trƣởng cây trồng.
CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 10


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

1.1.2. Nƣớc ngoài
Chất KTST thực vật đã đƣợc phát hiện từ năm 1880 khi Darwin nghiên cứu về
hiện tƣợng quang hƣớng động. Hocmon KTST đầu tiên đƣợc phát hiện là indole-3axetic axit trong một thí nghiệm của Salkowski, 1885. Tiếp theo sau đó là sự xuất
hiện của hàng loạt các chất KTST đƣợc chiết xuất từ thực vật thuộc nhóm Auxin,
Gibberrelin, Cytokinin…
Ngồi ra, con ngƣời cũng tổng hợp đƣợc nhiều các chất KTST khơng có trong
tự nhiên, trong đó điển hình nhất là 4-CPA và 6-BAP. Các nghiên cứu về hoạt tính
điều hịa sinh trƣởng, ảnh hƣởng của hai chất này lên thực vật và sức khỏe con
ngƣời đƣợc điểm qua nhƣ sau:

1.1.2.1.

Nghiên cứu liên quan đến 4-CPA

Quy trình tổng hợp và tính chất của 4-CPA lần đầu tiên đƣợc công bố vào năm
1945 bởi Synerholm và Zimmerman trong đó, 4-CPA đƣợc tổng hợp từ natri 4clorophenoxit và ethyl bromoaxetat.
4-CPA đƣợc đăng ký lần đầu tiên nhƣ một loại hóa chất BVTV ở Mỹ vào năm
1969 sử dụng để KTST trên đỗ xanh và sau đó đƣợc sử dụng để kích thích đậu quả
ở cà chua. 4-CPA đƣợc đánh giá lại bởi U.S.EPA lần đầu vào năm 1991 và lần thứ
hai vào năm 1997. Kết quả của các đánh giá về các loại thuốc có thành phần chính
là 4-CPA cho thấy các loại thuốc này đƣợc phép sử dụng trên cà chua và đỗ xanh
(Bergesion, 1997).
Lundgren B và cs (1987) nghiên cứu về tác động của axit 4-CPA, 2,4-D và
2,4,5-T trên peroxisome gan và các gen chuyển hóa xenobiotic ở chuột cho thấy
các loại thuốc này làm tăng đáng kể các cytochrome oxidaza, nhƣng không ảnh
hƣởng đến các peroxisome khác trong gan.
Năm 2000, G. O. Nkasah, trong một thí nghiệm khảo sát sự tƣơng tác giữa
màn phủ nhựa và 4-CPA lên sự phát triển của cây cà (Solanum Aethiopicum L.)
cho thấy sự kết hợp giữa việc sử dụng màn phủ trong suốt và 15 ppm 4-CPA tạo ra
sản lƣợng quả cao nhất (G. O. Nkasah, 2000).

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 11


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên


Alicigüzel Y và cộng sự (2001) nghiên cứu về “Ảnh hƣởng của 4-CPA lên
enzyme chống oxy hóa hồng cầu của con ngƣời trong phịng thí nghiệm”. 4-CPA
đƣợc sử dụng với liều lƣợng 1 ppm cho hồng cầu của con ngƣời trong 1 giờ gây ra
sự suy giảm đáng kể hoạt động của enzym glucose-6-photphat dehydrogenaza và
catalaza, nhƣng không ảnh hƣởng đến hoạt động các enzym khác (Alicigüzel Y và
cs, 2001).
Năm 2011, một nghiên cứu về tác động của 4-CPA lên năng suất và chất
lƣợng của cà chua (Solanum Lycopersicum L.) dƣới điều kiện nhiệt độ cao của
Atsushi Sanada và cộng sự đã khẳng định 4-CPA ngăn chặn sự suy giảm năng suất
và làm tăng các phản ứng chống oxy hóa của cây.
Cũng trong năm 2011, Duygu Tozcu Altın và cộng sự đã nghiên cứu về “Tác
động của chất điều hòa sinh trƣởng thực vật (4-clorophenoxy axetic axit) vào các
phản ứng oxy hóa trong gan chuột”. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 80 con chuột
Wistar 20 ngày tuổi. Cho 40 con chuột tiếp x c với 4-CPA mỗi ngày cho đến khi
đƣợc 50 ngày tuổi và 40 con chuột khác làm mẫu đối chứng. Nghiên cứu cho thấy
các tác động của 4-CPA trên peroxy lipid và phản ứng viêm trong mô gan (Altın
và cs, 2011).
Năm 2012, nghiên cứu của Necati Ozok và Ismail Celik về “Ảnh hƣởng của
phơi nhiễm bán cấp tính và bán mãn tính của chất KTST tổng hợp đối với tổn
thƣơng gan, hệ thống mô chống oxy hóa và peroxy lipid ở chuột”. Kết quả nghiên
cứu cho thấy β-NOA và 4-CPA có thể gây tổn thƣơng gan và stress oxy hóa
(Necati Ozok & Ismail Celik 2012).
1.1.2.2.

Nghiên cứu về 6-BAP

Nhà sinh học thực vật ngƣời Thụy Điển, Folke Karl Skoog và Carlos Miller là
những ngƣời đầu tiên phát hiện và chiết xuất đƣợc các cytokinin trong đó có 6benzylaminopurine vào năm 1954 (Armstrong & Newcomb 2001).
6-benzylaminopurine đƣợc đăng ký lần đầu tiên nhƣ một loại thuốc BVTV ở
Mỹ vào năm 1979. Vào tháng 1 năm 1990, U.S.EPA xếp 6-BAP vào danh mục

thuốc BVTV bởi vì hoạt tính của 6-BAP tƣơng tự nhƣ các hocmon sinh trƣởng tự
CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 12


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

nhiên và khơng có các biểu hiện về độc tính. Năm 1994, U.S.EPA đánh giá lại 6BAP và đƣa ra những nghiên cứu đầy đủ hơn về hoạt tính, độc tính đối với sinh vật
và kết luận 6-BAP đƣợc phép sử dụng trên thực vật (Philip Poli, 1994).
Năm 1995, 6-BAP đƣợc sử dụng rộng rãi ở Mỹ nhƣ một chất kích thích đậu
quả, gi p cải thiện màu sắc và chất lƣợng của quả, làm giảm sâu bệnh, cải thiện
phân nhánh ở cây táo (Childers, 1995).
Năm 1998, Yumata Mishima và cộng sự nghiên cứu về “Tác dụng của 6benzylaminopurine lên sự phát triển của tóc tơ trên da đầu ngƣời” cho thấy việc sử
dụng 6-benzylaminopurine làm tăng cƣờng sự phát triển tóc mới, giảm rụng tóc và
khơng gây các tác dụng phụ (Yumata Mishima và cs, 1998).
E. S. Ron’zhina (2003) khẳng định 6-BAP có tác dụng kích thích kéo dài của
các tế bào diệp lục; tăng diện tích và độ dày của phiến lá, số lƣợng sắc tố quang
hợp, đồng hóa tiềm năng; và trì hỗn q trình lão hóa của lá và rụng lá, do đó làm
tăng sinh khối của các phần cây trên mặt đất. 6-BAP có tiềm năng gây ra sự phát
triển của bộ máy quang hợp và tăng năng suất xanh của cây đậu tằm (Vicia faba
L.) (Ron’zhina, 2003).
Kim S. và cộng sự (2009) nghiên cứu xác định ảnh hƣởng của 6-BAP trên
melanogenesis (một q trình sinh lý tạo ra sắc tố melanin, đóng vai trò quan trọng
trong việc chống lại ung thƣ da). Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng 6-BAP
kích hoạt protein kinase A thông qua sản sinh cAMP (cyclic adenosine
monophotphat) độc lập và sau đó kích thích melanogenesis bằng cách điều chỉnh
MITF và tyrosinaze (Kim S. và cs, 2009).

Năm 2011, Nor Hasnida Hassan và cộng sự xác định 0,1 mg/l 6-BAP bổ sung
vào môi trƣờng nuôi cấy cho số chồi của Aquilaria hirta nhiều nhất, 6 chồi trên
mỗi mẫu mô. Chồi mới hình thành đạt chiều dài 0,4 – 1,8 cm trong vịng 25 ngày
ni cấy (Hassan và cs, 2011).
Trong một nghiên cứu về ứng dụng của 6-BAP trong bảo quản bắp cải của
M.W. Siddiqui và cộng sự năm 2011 chỉ ra rằng 15 ppm 6-BAP có thể đƣợc sử
CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 13


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

dụng nhƣ một phƣơng pháp an toàn và hiệu quả để duy trì chất lƣợng cảm quan
của bắp cải (Siddiqui, 2011).
Cũng trong năm 2012, Xu F. và cộng sự ở Đại học Nông nghiệp Nam Kinh
(Trung Quốc) đã nghiên cứu về tác dụng của 6-BAP trên bông cải xanh. Kết quả
chỉ ra rằng 6-BAP có thể duy trì chất lƣợng, làm chậm q trình lão hóa và nâng
cao giá trị dinh dƣỡng của bông cải xanh (Xu Feng, 2012).
1.2.

Tổng quan về thuốc làm mập giá đỗ

1.2.1. Giới thiệu chung
Loại thuốc làm mập giá đỗ với tên thƣơng mại WYGENDOUYAJISU đƣợc
dùng để kích thích sự phát triển của giá đỗ. Loại thuốc này đƣợc sản xuất tại Trung
Quốc và nhập lậu vào Việt Nam, đƣợc ngƣời trồng giá sử dụng và gọi với tên đơn
giản là SHS. Thuốc đƣợc sử dụng bằng cách pha vào nƣớc rồi tƣới lên giá ở nồng

độ nhất định theo kinh nghiệm của những ngƣời trồng giá. Sản phẩm này không
nằm trong danh mục thuốc KTST đƣợc cho phép lƣu hành ở Việt Nam. Tuy không
đƣợc lƣu hành công khai nhƣng thuốc này đã đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến ở
khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam đặc biệt là ở khu vực thủ đơ Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, hai trung tâm kinh tế văn hóa xã hội cũng là đầu mối giao thông
quan trọng ở hai miền Nam – Bắc.
Thuốc SHS đƣợc sử dụng trong ủ giá đỗ hiện nay đã có nhiều thay đổi so với
thuốc SHS đƣợc sử dụng trong 2 năm trƣớc đây. Khác biệt ở chỗ, SHS trƣớc đây
đƣợc đóng gói trong hộp bìa cứng thì nay đƣợc chuyển sang đóng theo t i polime,
mỗi t i 20 ống bằng nhựa dẻo. Và ngay cả những thơng tin trên bao bì cũng đã có
những thay đổi giữa 2 kiểu đóng gói. Tuy nhiên, trên bao bì cũng chỉ tồn là chữ
Trung Quốc. Theo thông tin ghi trên hộp đựng kiểu cũ của SHS thì nổi bật là hình
ảnh gần giống chữ V ngƣợc cách điệu từ cây giá đỗ với tên Cấu Lực. Theo nhƣ
những chữ tiếng Trung đƣợc in trên bao bì thì thành phần, cơng dụng của sản
phẩm này là dung dịch chất lỏng không màu, trong suốt. SHS đƣợc chiết xuất từ
loại thảo dƣợc không độc hại, không chất bảo quản, có chức năng ức chế sản xuất
rễ nhỏ của giá đỗ, khiến giá đỗ dày, trắng, nâng cao đƣợc chất lƣợng và sản lƣợng.
CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 14


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

Ngƣời sử dụng ngâm đỗ khoảng 3 tiếng, sau đó dựa vào phƣơng pháp thơng
thƣờng để gieo giá đỗ hoặc khi mầm đỗ cao đƣợc 2 cm thì tiến hành tƣới dung
dịch chất lỏng 1 lần, khi mầm đỗ cao 5 cm lại tiếp tục tƣới một lần nữa. Thời hạn
sử dụng thuốc là 2 năm.

Còn đối với nhãn mác mới của thuốc SHS đã thay đổi khá nhiều, hình logo
gần giống chữ V ngƣợc với cách điệu cây giá đỗ đã có kèm chữ R, điều này có
nghĩa là thƣơng hiệu đã đƣợc đăng ký bản quyền. Ngoài ra, sự khác biệt thấy rõ là
trên nhãn mác mới khơng cịn đƣợc ghi chất kích thích giá đỗ khơng ra rễ nữa, mà
thay vào đó là chất phụ gia thực phẩm – 6-benzylaminopurine. Hàm lƣợng 1,1%
và mỗi ống 2ml. Kèm theo đó là dịng tiêu chuẩn số Q/321183 XT 002, giấy phép
y tế số 320000 – 050077 do Cục An tồn vệ sinh thực phẩm Giang Tơ cấp năm
2007 – Phịng Nghiên cứu hóa sinh thành phố Cấu Dung. Còn nơi sản xuất là thị
trấn Hành Hƣơng – thành phố Cấu Dung – tỉnh Giang Tô, kèm theo số điện thoại,
fax và mã bƣu điện. Trên t i polime cịn có dịng chữ sản phẩm chun dùng cho
giá đỗ. Ở mặt sau t i ghi công dụng nhƣ sau: Đây là sản phẩm làm tăng lƣợng 6benzylaminopurine (C12H11N5) trong thực phẩm. Khi dùng cho giá đỗ, gi p ức chế
sự tăng trƣởng của rễ, kích thích giá đỗ lớn nhanh, thân mập và trắng, gi p tăng
sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng giá đỗ. Mỗi gói sản phẩm có thể dùng cho 10
đến 12 kg đỗ khơ. Cách dùng và liều lƣợng cũng rõ ràng hơn trƣớc khi giá đỗ dài
tới 1 – 1,5 cm, pha 1 gói vào 3 – 4 lít nƣớc, đổ giá vào ngâm 30 ph t vớt ra và
dùng bình tƣới nƣớc lên giá một lần nữa. Để có tác dụng tốt nhất, khi giá đỗ dài 3
– 4 cm lại tiếp tục lặp lại quy trình lần nữa.
Tuy trên bao bì sản phẩm đã có đăng ký bản quyền và đƣợc cấp phép của Cục
An tồn thực phẩm Giang Tơ nhƣng thuốc SHS vẫn chƣa đƣợc kiểm định và sự
cho phép lƣu hành ở Việt Nam.

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 15


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên


Hình 1. 1. Cách đóng gói và hình thức bên ngồi của thuốc SHS đã có sự thay đổi
1.2.2. Thành phần của thuốc
Thuốc làm mập SHS gồm hai thành phần chính là 6-benzylaminopurine và
axit p-clorophenoxy axetic. Hai thành phần này đều là những hocmon tổng hợp
gi p KTST ở thực vật có tác dụng hỗ trợ qua lại với nhau. Trong đó, 6benzylaminopurine chiếm 4,8% khối lƣợng (Trung tâm dịch vụ phân tích thí
nghiệm TPHCM, 2012). Ngồi ra, trong thuốc cịn có một thành phần phụ là
Na2CO3 có tác dụng tẩy trắng giá.

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 16


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình thí nghiệm phân tích thành phần thuốc SHS
(Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm TPHCM, 2005)
1.2.3. Hoạt tính của 6-benzylaminopurine
6-benzylaminopurine (6-BAP) hay benzyladenin là cytokinin tổng hợp đầu
tiên gi p cây trồng tăng trƣởng và phát triển, kích thích ra hoa và làm tăng sản
lƣợng quả bằng cách kích thích sự phân chia tế bào. Nó là một chất ức chế hô hấp
kinaza ở thực vật và làm tăng thời gian bảo quản sau thu hoạch của các loại rau
xanh. 6-benzylaminopurine lần đầu tiên đƣợc tổng hợp và thử nghiệm trong phịng
thí nghiệm của nhà sinh lý thực vật Folke K. Skoog. 6-benzylaminopurine có cơng
thức phân tử là C12H11N5. Cấu tr c phân tử nhƣ hình 1.3.

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên


Trang 17


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

Hình 1. 3. Cấu tr c phân tử 6-benzylaminopurine
6-BAP là chất rắn dạng bột màu trắng với khối lƣợng phân tử là 225,28M.
Nhiệt độ nóng chảy của 6-BAP là 230oC. 6-BAP tan nhẹ trong nƣớc ở nhiệt độ 25
- 26oC (76 ppm) nhƣng tan nhiểu hơn trong dung mơi isopropanol (3.960 ppm) và
cloroform (288 ppm) (Rojas, 1994).
6-BAP có những ứng dụng và tác dụng sinh lý giống nhƣ các loại cytokinin
khác bao gồm:
-

Có khả năng kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ ở thực vật do
cytokinin hoạt hóa mạnh mẽ sự tổng hợp axit nucleic và protein.

-

Ảnh hƣởng rõ rệt và rất đặc trƣng lên sự phân hóa cơ quan của thực vật, đặc
biệt là sự phân hóa chồi. Từ lâu ngƣời ta đã chứng minh rằng sự cân bằng tỉ
lệ giữa auxin (phân hóa rễ) và cytokinin (phân hóa chồi) có ý nghĩa rất
quyết định trong q trình phát sinh hình thái của mơ ni cấy trong phịng
thí nghiệm cũng nhƣ trên cây ngun vẹn. Nếu tỉ lệ auxin cao hơn cytokinin
thì kích thích sự ra rễ, còn tỉ lệ cytokinin cao hơn auxin sẽ kích thích sự
xuất hiện và phát triển của chồi (Campell và cs, 2008). Để tăng hệ số nhân
giống, ngƣời ta tăng nồng độ cytokinin trong môi trƣờng nuôi cấy ở giai
đoạn tạo chồi trong phịng thí nghiệm.


-

Có khả năng kìm hãm sự hóa già của cơ quan và của cây nguyên vẹn.
Chẳng hạn khi một lá bị ngắt khỏi cây thì đƣợc đặc trƣng bằng sự giảm hàm

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 18


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

lƣợng clorophin và sẽ hóa vàng làm giảm hàm lƣợng của protein và axit
nucleic. Nếu nhƣ lá tách rời đƣợc xử lí cytokinin thì duy trì đƣợc hàm lƣợng
protein và clorophin trong thời gian lâu hơn và duy trì đƣợc màu xanh lâu
hơn (Ron’zhina, 2003). Hiệu quả kìm hãm sự hóa già, kéo dài tuổi thọ của
cơ quan có thể chứng minh là khi cành giâm ra rễ, thì rễ tổng hợp cytokinin
nội sinh và kéo dài thời gian sống của lá lâu hơn (Campell và cs, 2008).
Trên cây nguyên vẹn thì khi hệ rễ phát triển mạnh mẽ sẽ là l c cây trẻ và
sinh trƣởng mạnh. Nếu hệ thống rễ bị thƣơng tổn thì cơ quan trên mặt đất sẽ
chóng già.
-

Trong một số trƣờng hợp, 6-BAP ảnh hƣởng lên sự nảy mầm của hạt và củ.
Vì vậy nếu xử lí 6-BAP cũng có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ,
chồi.


-

Ngoài ra trong mối tƣơng quan với auxin, 6-BAP có ảnh hƣởng tới ƣu thế
ngọn của cây. 6-BAP làm yếu hiện tƣợng ƣu thế ngọn, làm phân hóa cành
nhiều.
6-benzylaminopurine khi ở dạng nguyên chất đƣợc đánh giá là một hợp chất

hóa học ít độc. Độc tính của 6-BAP đƣợc đánh giá theo các dữ liệu của U.S.EPA
(1994) nhƣ sau:
Trong các thí nghiệm về độc tính cấp, 6-BAP thể hiện độc tính nhẹ qua đƣờng
tiêu hóa và gây kích ứng vừa đối với mắt vì thế đƣợc xếp vào nhóm độc thứ III
(nhóm độc ít). 6-BAP có độc tính thấp qua da và đƣờng hơ hấp và chỉ gây kích
ứng nhẹ đối với da. Vì những biểu hiện độc tính này, 6-BAP đƣợc xếp vào nhóm
độc thứ IV (nhóm rất ít độc).
Trong những thí nghiệm nghiên cứu độc bán mãn tính trên chuột cho thấy 6BAP gây ra các biểu hiện nhƣ giảm tiêu thụ thực phẩm, giảm khả năng tăng trƣởng
trọng lƣợng cơ thể, tăng ure trong máu và những thay đổi nhỏ trong mơ thận.
6-BAP bị hấp thụ ở bƣớc sóng 290 nm và quang phân trực tiếp dƣới ánh sáng
mặt trời (Lyman và cs, 1990). Sau khi phát thải vào đất khoảng 16 ngày ở nhiệt độ
22oC, 6-BAP chỉ còn lại khoảng 5,3% (đất cát pha sét) và 7,85% (đất sét pha)

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 19


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

(Tomlins, 2003). 6-BAP không thủy phân trong môi trƣờng nƣớc (Meylan và cs,

1999).
Bảng 1. 1. Độc tính của 6-benzyladenin
Nghiên cứu trên lồi

Kết quả

Nhóm độc tính

Độc tính cấp qua đƣờng tiêu hóa (Chuột)

LD50 = 1,3 g/kg

III

Độc tính cấp qua da (Thỏ)

LD50 > 5 g/kg

IV

Kích ứng mắt (Thỏ)

Kích ứng vừa

III

Kích ứng đƣờng hơ hấp (Thỏ)

Kích ứng nhẹ


IV

Nhạy cảm với đƣờng hô hấp (Chuột lang) Không gây nhạy
cảm
(Nguồn: U.S.EPA, 1994)
1.2.4. Hoạt tính của axit p-clorophenoxyaxetic
Axit p-clorophenoxyaxetic hay cịn gọi là 4-CPA là một loại thuốc BVTV
tổng hợp thuộc nhóm clorophenoxy đƣợc sử dụng nhƣ một chất điều hòa sinh
trƣởng thuộc một nhóm các hocmon thực vật gọi là Auxin.
Quy trình tổng hợp và tính chất của 4-CPA lần đầu tiên đƣợc công bố vào năm
1945 bởi Synerholm và Zimmerman. Hợp chất này đƣợc tổng hợp từ natri 4clorophenoxit và ethyl bromoaxetat. Cơng thức hóa học: ClC6H4OCH2COOH.
Cơng thức cấu tạo:

Hình 1. 4. Cấu tr c phân tử 4-CPA
CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 20


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

Là chất rắn tinh thể màu trắng cho đến màu be, tan nhẹ trong nƣớc (957 mg/L
ở 25oC theo Yalkowsky S.H và cs, 2003), tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ,
pKa = 3,56 (Baily GW và cs, 1965), bền ở điều kiện thƣờng. Nhiệt độ nóng chảy từ
156 – 159oC (Lide D.R và cs, 1994).
4-CPA có hoạt tính tƣơng tự các loại auxin. Auxin giữ vai trò quan trọng trong
việc phân chia tế bào, mở rộng và kéo dài tế bào. Điều này liên quan đến sự giãn
nở của vách tế bào, tính ƣu tính ngọn, hƣớng động (thuyết Cholodny-Went), lão

suy, rụng, đậu và tăng trƣởng quả, kích thích quả chín (Zimmerman & Wilcoxon
1935), tính cái của hoa, điều khiển sự hình thành rễ, tăng hơ hấp tế bào và mơ ni
cấy, có vai trị quan trọng trong việc sinh phôi (bao gồm cả phôi hợp tử và phơi
soma). Auxin cịn làm tăng hoạt tính của các enzym, ảnh hƣởng mạnh đến sự trao
đổi chất của nitơ, tăng khả năng tiếp nhận và sử dụng đƣờng trong môi trƣờng (Bùi
Trang Việt, 2000).
Các hiệu ứng tiềm năng đến sức khỏe (Bergesion, 1997):
-

Đối với mắt: có thể gây kích ứng khi dây vào mắt.

-

Đối với da: có thể gây kích ứng da. Các cá nhân bị bệnh liên quan đến da
liễu dễ nhảy cảm hơn khi tiếp x c với hợp chất này.

-

Đối với tiêu hóa: Nuốt phải có thể kích ứng đƣờng tiêu hóa gây buồn nơn,
nơn và tiêu chảy.

-

Đối với đƣờng hơ hấp: kích ứng đƣờng hơ hấp, kích thích màng nhày.

Các sản phẩm phân hủy nguy hiểm: HCl, CO, CO2, Cl2
Các nghiên cứu cho thấy rằng 4-CPA có độc mãn tính thấp đối với động vật có
v và ngoại trừ kích thích mắt, có độc tính cấp từ thấp đến trung bình. Tuy nhiên,
4-CPA là một chất kích thích mắt nghiêm trọng khi thử nghiệm trên thỏ và là một
chất độc phát triển ở chuột. 4-CPA đƣợc xem là thực tế không gây độc hại đối với

cá và khơng có khả năng gây hại đến mơi trƣờng theo các mơ hình hạn chế đƣợc
sử dụng hiện nay (Bergesion, 1997).

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 21


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

Bảng 1. 2. Tóm tắt độc tính cấp của 4-CPA
Thí nghiệm
LD50 qua đƣờng tiêu hóa trên chuột
LD50 qua da trên thỏ
Kích ứng mắt trên thỏ
Kích ứng da trên thỏ
Nhạy cảm trên da đối với chuột lang
(Nguồn: Bergesion, 1997)

Kết quả
2.730 mg/kg
> 2.000 mg/kg
Kích thích nghiêm trọng
Khơng gây kích ứng
Khơng gây nhạy cảm

Loại
III

III
I
IV
-

Bảng 1. 3. Tác động của 4-CPA lên các sinh vật
Vật liệu thí
Kết quả
nghiệm
Chuột
4-CPA (100%) LD50 = 2.730
mg/kg
Bluegill
4-CPA, Muối
LC50 96 giờ >
Sunfish
Diethanol
180 ppm
amine (2%)
(Nguồn: Bergesion, 1997)
Lồi

Tham khảo
Glaza S.
(1991)
Thí nghiệm
ABL số 657

Loại độc tính
Khơng độc hại

Khơng độc hại

Các dữ liệu trên chỉ ra rằng 4-CPA, 100% thành phần hoạt chất thực tế khơng
độc hại đối với các lồi động vật có v nhỏ thơng qua phơi nhiễm bằng đƣờng tiêu
hóa và 4-CPA, muối diethanolamine, trong một cơng thức 2%, thực tế không độc
hại với cá Bluegill Sunfish (Bergesion, 1997).
Các nghiên cứu độc bán mãn tính và mãn tính của 4-CPA trên chó săn cho
thấy ở liều lƣợng khoảng 18,6 mg/kg/ngày đối với chó đực và 17,4 mg/kg/ngày đối
với chó cái gây ra các biểu hiện nhƣ biếng ăn và giảm khả năng tăng trọng
(Henwood, 1993).
Đối với chuột, liều lƣợng 517 mg/kg/ngày đối với chuột đực và 626
mg/kg/ngày đối với chuột cái gây ra giảm khả năng tăng trọng lƣợng cơ thể ở cả
hai giới, biếng ăn ở chuột cái và tăng lƣợng nƣớc tiểu ở chuột cái, hoại tử một ít tế
bào gan ở chuột đực (Bergesion, 1997).
Một sản phẩm thuốc BVTV chứa thành phần là 4-CPA đƣợc đăng ký lần đầu
tiên tại Hoa Kỳ trong tháng 10 năm 1969. Nó đã đƣợc đăng ký để sử dụng nhƣ một
chất điều chỉnh tăng trƣởng thực vật cho đỗ xanh và sau đó là một chất kích thích
CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 22


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

đậu quả cho cà chua. Dƣ lƣợng cho phép của hợp chất 4-CPA và chất chuyển hóa
của nó p-chlorophenol trên cà chua là 0,05 ppm, trên giá đỗ xanh là 0,2 ppm
(Bergesion, 1997).
Khả năng phân hủy trong môi trƣờng: Việc phát thải 4-CPA vào mơi trƣờng có

thể do trong quá trình sản xuất khi 4-CPA đi vào các dòng thải; việc sử dụng chất
này nhƣ một chất KTST ở thực vật hoặc chất kích thích đậu trái (Bergesion, 1997).
-

Khi 4-CPA đi vào khơng khí ở điều kiện áp suất 3,2x10-4 mmHg, nhiệt độ
25oC, 4-CPA tồn tại dƣới dạng hơi (Lyman, 1985). Hơi 4-CPA trong khơng khí
sẽ bị phân hủy do phản ứng quang hóa tạo ra các gốc hydroxyl, thời gian bán
hủy ƣớc tính là 35 giờ sau khi tiếp x c với khơng khí (Meylan, 1993). 4-CPA
cũng phân hủy khoảng 30% khi tiếp x c với ánh sáng mặt trời trong vịng 24
giờ, cho thấy quang hóa trong khơng khí là một q trình rất quan trọng đối với
môi trƣờng (Bergesion, 1997).

-

Nếu 4-CPA đi vào môi trƣờng đất, chất này có tính di động rất cao. pKa của 4CPA là 3,56 (Baily và cs, 1965) vì vậy nó tồn tại trong mơi trƣờng đất ở dạng
anion là chủ yếu (Doucette, 2000). Nó sẽ khơng bốc hơi từ bề mặt đất vì các
anion thì khơng bốc hơi dựa trên áp suất hơi ƣớc tính của nó. Thời gian bán
hủy của 4-CPA trong một mẫu đất sét pha trong điều kiện thực địa là 20 ngày
(Park và cs, 1981). Vi sinh vật đất chuyển hóa 4-CPA thành axit 2-hydroxy-4clophenoxyaxetic và Aspergillus niger chuyển hóa 4-CPA thành các dẫn xuất
của o- và p-hydroxy (Parke, 1968).

-

Khi đƣợc thải vào trong nƣớc, 4-CPA không bị hấp thụ bởi các chất rắn lơ lửng
và trầm tích vì nó rất linh động (Meylan và cs, 1992). 4-CPA cũng không bay
hơi từ môi trƣờng nƣớc (Baily và cs, 1965). 4-CPA chống lại quá trình thủy
phân trong nƣớc tuy nhiên nếu mặt nƣớc đƣợc chiếu sáng thì 4-CPA dễ dàng
thủy phân do khả năng hấp thụ ánh sáng lớn hơn 290 nm (Bergesion, 1997).
Khả năng tích lũy vào trong sinh vật của 4-CPA thấp (Hansch và cs, 1995).


-

4-CPA phơi nhiễm lên con ngƣời do hít phải hoặc tiếp x c qua da với hợp chất
này tại nơi sản xuất hoặc khi sử dụng sản phẩm chứa hợp chất này.

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 23


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
-

Điều tra khảo sát tình hình bn bán và tiêu dùng giá đỗ có sử dụng thuốc
làm mập SHS trên địa bàn TPHCM.

-

Khảo sát tác dụng của thuốc làm mập lên giá đỗ ở các nồng độ khác nhau
đồng thời chọn ra khoảng nồng độ gi p giá phát triển tốt nhất.

-

Phân tích lƣợng tồn dƣ các thành phần của thuốc SHS trên giá thành phẩm

đã đƣợc ủ với thuốc SHS.

-

Khảo sát tác dụng của thuốc làm mập trên chuột từ đó đánh giá đƣợc ảnh
hƣởng lên sức khỏe con ngƣời.

2.2. Vật liệu nghiên cứu
-

12 chậu sành, 6 xơ nhỏ có nắp đậy (thể tích 4 lít), 12 rổ nhỏ vừa với các
chậu sành, phên tre nhỏ vừa với các rổ, dây kẽm, 3,5 kg đỗ xanh, 350 g vơi,
bơng gịn, t i nhựa màu, thùng chứa nƣớc đá.

-

1 pipet 5 ml, 1 pipet 10 ml, 1 bình định mức 50 ml, 1 bình định mức 500
ml, 1 beaker 1000 ml.

-

80 ống thuốc SHS, mỗi ống 2ml (chợ Kim Biên)

-

6 cặp chuột bạch trƣởng thành (mỗi con khoảng 20g) (Viện Pasteur)

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát tình hình bn bán và tiêu dùng giá đỗ
có sử dụng thuốc làm mập trên địa bàn TPHCM

Nhóm điều tra đã tiến hành khảo sát điều tra, đếm số lƣợng hàng giá và dựa
vào cảm quan nhận biết những loại giá có sử dụng thuốc tại một số chợ trên địa
bàn TPHCM nhƣ chợ Gò Vấp, Tân Sơn Nhất (Gò Vấp), chợ Thiếc (quận 11), chợ
Bà Chiểu (Bình Thạnh), Hiệp Bình Phƣớc (Thủ Đức), Nguyễn Văn Trỗi (quận 3),

CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 24


Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp trường

GVHD: ThS. Trần Mai Liên

chợ tự phát trên đƣờng Minh Phụng (quận 11), chợ Tân Định (quận 1), chợ Nhật
Tảo (quận 10).
Nhóm điều tra cũng khảo sát trên 90 ngƣời tiêu dùng ở các chợ kể trên (mỗi
chợ 10 phiếu) cùng với 30 ngƣời tiêu dùng ở các siêu thị bao gồm các siêu thị nhƣ
Big C Nguyễn Kiệm, Maxi Mart Cộng Hòa, Big C An Lạc. Tổng số phiếu khảo sát
là 120 phiếu.
2.3.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm nghiên cứu tác dụng của thuốc làm mập
giá đỗ lên giá và khảo sát hàm lƣợng thuốc cho giá phát triển tốt nhất
Để nghiên cứu về tác dụng của thuốc làm mập giá đỗ và xác định nồng độ
thuốc phù hợp nhất cho giá phát triển mập, trắng, ít rễ giống nhƣ giá đang đƣợc
bán trên thị trƣờng, nhóm tác giả tiến hành ủ đỗ xanh với các nồng độ khác nhau
của thuốc SHS. Đầu tiên, chọn 4 nồng độ nằm trong khoảng từ 0,01% đến 2% sau
đó thu hẹp khoảng cách giữa các nồng độ. Mỗi lần khảo sát ở 4 nồng độ trong
khoảng cách nồng độ thu hẹp dần. Cuối cùng sẽ tìm đƣợc một nồng độ mà ở đó,
giá phát triển tốt nhất.
Thí nghiệm đƣợc chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: thực hiện ở 4 nồng độ 0,01%, 0,1%, 1% và 2% và mẫu đối chứng
không sử dụng thuốc SHS. Ở mỗi nồng độ thực hiện lặp lại 3 lần và đƣợc đánh số
theo thứ tự 1, 2, 3.
Giai đoạn 2: dựa vào kết quả của giai đoạn 1 mà tìm ra đƣợc khoảng nồng độ
có giá phát triển tốt nhất, tiến hành chia nhỏ nồng độ. Thực hiện thí nghiệm lặp lại
3 lần trên 3 nồng độ nằm trong khoảng nồng độ đã chọn.
Các chỉ tiêu khảo sát: hình thái, khối lƣợng, chiều dài của giá thành phẩm. Thời
gian khảo sát là 4 ngày kể từ khi ngâm đỗ cho đến khi thu hoạch giá thành phẩm
nếu ủ theo cách truyền thống khơng sử dụng thuốc kích thích. Hình thái của giá
đƣợc xem xét qua cảm quan. Khối lƣợng và chiều dài đƣợc đo bằng cân phân tích
và thƣớc đo.
Thí nghiệm đƣợc thực hiện nhƣ sau:
CNĐT: Mai Thị Huyền Trang – Hoàng Thị Thủy Tiên

Trang 25


×