Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tài liệu Báo cáo "XÁC ĐỊNH LẠI THỜI HIỆN ĐẠI THỨ HAI ĐỐI VỚI ĐÔNG Á: MỘT ĐÁNH GIÁ CÓ PHÊ PHÁN " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.41 KB, 25 trang )


1
Redefining second modernity for East Asia: a critical assessement
Sang-Jin Han and Young-Hee Shim, The British Journal of Sociology, 2010, 61:3, pp.
465-488.

XÁC ĐỊNH LẠI THỜI HIỆN ĐẠI THỨ HAI ĐỐI VỚI ĐÔNG Á:
MỘT ĐÁNH GIÁ CÓ PHÊ PHÁN
Sang-Jin Han và Young-Hee Shim
*



Tóm tắt

Mục đích của bài viết này là đánh giá một cách phê phán việc khái niệm hiên đại thứ hai
và hiện đại hóa phản ánh, do Beck và Grande đề xuất, phù hợp ở mức độ nào cho Đông
Á. Các khái niệm như động lực, các chiều cạnh cấu trúc chủ quan đối diện với các chiều
cạnh quyết định-văn hóa, các khía cạnh cấp tiến và thiếu hụt của hiện đại, các nhân tố hút
và đẩy, được sử dụng để làm rõ những điều kiện cơ bản của sự chuyển thể lịch sử này.
Sử dụng các khái niệm này, bài viết đưa ra các khẳng định sau đây: 1) Hiện đại thứ hai
và hiện đại hóa phản ánh, như một xu hướng toàn cầu, tác động tới Đông Á cũng sâu sắc
như đối với phương Tây, đặc biệt, khi chúng ta nhận thấy đ
iều này trong sự chuyển thể
lịch sử mang điều kiện lịch sử cấu trúc; 2) Những rủi ro toàn cầu, như một động lực của
hiện đại thứ hai là thích hợp hơn ở Đông Á, bởi vì, như là những hiệu ứng phụ của cuộc
chạy đua phát triển, các quốc gia Đông Á phải đối mặt với những rủi ro phức tạp vớ
i
cường độ lớn hơn nhiều so với ở phương Tây; 3) Nhân tố hút trung giới-hành động của
sự chuyển thể hiện đại - thứ hai ở Đông Á, thể hiện thông qua khớp nối văn hóa-rời rạc
của những mong muốn và khát vọng tập thể, là khác xa so với phương Tây. Kết quả là,


những con đường đi tới cá nhân hóa có những đặc trưng khác biệt, bất chấp một n
ền tảng
cấu trúc chung, nơi mà nhân tố đẩy hoạt động; 4) Đông Á cũng khác với phương Tây ở
tầm nhìn chuẩn mực bắt rễ ở hiện đại thứ hai; 5) Tuy nhiên, con đường cụ thể đi tới hiện
đại thứ hai cũng rất khác nhau giữa các nước Đông Á.

Từ khóa: Hiện đại hóa phản ánh, cá nhân hóa, hiện đại cấp tiến, nhân tố đẩy, nhân tốc
hút, cân bằng
động, tầm nhìn chuẩn mực.


Nhập đề

Bài viết này nhằm đánh giá có phê phán mức độ mà Đông Á có thể áp dụng có hiệu quả
khái niệm thời hiện đại thứ hai và sự hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẵm của Beck
cùng cộng sự của ông. Nói Đông Á chúng tôi muốn chỉ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật
Bản, nơi thực hiện sự hiện đại hóa một cách thành công chưa từng thấ
y. Bằng cách mời


*
Han (Đại học Quốc gia Seoul và Đại học Bắc Kinh) và Shim (Đại học Hanyang). (Liên hệ với tác giaqr
qua email: )

2
gọi các nhà bình luận từ khu vực trên đóng góp vào vấn đề đặc biệt này, lần đầu tiên
Ulrich Beck và Edga Grande đã tạo cơ hội cho cuộc tranh luận Đông và Tây về bất kỳ
tác động và ảnh hưởng nào (nếu có) của thời hiện đại thứ hai và sự hiện đại hóa mang
tinh thần suy ngẵm. Từ giữa thế kỷ mười chín, bị sốc vì hành động quân sự của phương
Tây, các nước

Đông Á trở nên hết sức bận tâm với vấn đề là làm thế nào để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế càng nhanh mạnh càng tốt trong khi vẫn duy trì được trật tự chính trị
và xã hội làm một điều kiện cho sự hiện đại hóa kinh tế nhanh chóng như mẫu mực tốt
nhất là Nhật Bản. Vì lý do này, không giống như các nước phương Tây, họ không thể
theo đuổi một mô hình phát triển nội sinh vớ
i một nhãn quan mang tính chuẩn mực từ
truyền thống của riêng họ. Tuy nhiên ngày nay người Đông Á đang đặt ra những câu hỏi
mang tinh thần suy ngẫm là vì sao và làm thế nào mà họ có thể thành công trong hiện đại
hóa và họ muốn vận động tiếp nữa tới đâu. Do truyền thống văn hóa sâu sắc của họ, có
vẻ như xu hướng này ở Đông Á rõ rệt và hiển hiện nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác.
Đây
chính là lý do vì sao thời hiện đại thứ hai thu hút rất nhiều sự chú ý ở Đông Á.
Trong bài viết này luận đề trung tâm mà chúng tôi muốn nêu lên là như sau: 1) Thời hiện
đại thứ hai và sự hiện đại hóa theo tinh thần suy ngẫm là một bộ phận của quá trình toàn
cầu vốn tác động trực tiếp đến Đông Á giống như phương Tây, đặc biệt khi chúng ta thấy
những điều này chịu sự quy định của nhữ
ng chuyển biến lịch sử về cấu trúc; 2) Với tư
cách là một động lực của thời hiện đại thứ hai, những rủi to mang tính toàn cầu dễ xảy ra
ở Đông Á hơn bởi vì do kết quả tác dụng phụ của sự phát triển gấp gáp, các nước Đông
Á đối mặt với những rủi ro phức tạp có cường độ mạnh hơn nhiều so với phương Tây; 3)
Vì nét riêng ở Đông Á là sự chuyển biến hiện đại thứ hai phải thông qua sự trung gian
của hành động nên chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng cách thức diễn ra sự cá thể hóa và
toàn cầu hóa trong hiện thực cụ thể ở Đông Á; 4) Đông Á khác biệt vì nhãn quan mang
tính chuẩn mực vốn ăn sâu trong thời hiện đại thứ hai đã đòi hỏi phải tự phê phán tính
hiện đại dồn ép và phải tái phát minh truyền thống cân bằng
động cho tương lai của
Đông Á; 5) Tuy nhiên, con đường cụ thể để đi đến thời hiện đại thứ hai có khác nhau từ
nước này sang nước khác ở Đông Á.

3

Vì sao lại là Đông Á?

Hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm là những quá trình chuyển biến lịch sử vĩ mô nhất
định từ thể chế hiện đại thứ nhất sang hiện đại thứ hai. Bất kể chúng ta mong muốn nó
hay không, xem ra thế giới vẫn đang trải qua những chuyển biến sâu sắc theo một logic
chuyển biến khách quan nhất định. Quan niệm về thời hiện đại thứ hai có nhữ
ng hàm ý
khác với quan niệm về nhiều thời hiện đại. Thời hiện đại thứ hai mang nét riêng rất khác
biệt vì nó chú ý tới phương hướng chung của sự biến đổi. Ở đây thời hiện đại thứ hai hơn
hẳn về chất và có khả năng đối phó với rủi ro và nguy cơ mà các công dân đối mặt tốt
hơn là thời quá khứ. Do sự nảy nở nhanh chóng của những rủi ro và nguy c
ơ đe đọa cuộc
sống với tư cách là hậu quả không trù định trước của sự phát triển gấp gáp, nên ở Đông
Á cảm giác chung về thất vọng và vỡ mộng là rất rõ rệt. Do đó, thời hiện đại thứ hai
mang sức mạnh chuẩn mực rất sâu sắc.
Đặt trong bối cảnh như vậy, sự tự phê phán của thời hiện đại thứ hai đòi h
ỏi phải biết đặt
câu hỏi ngay với chính bản thân cái tiên đề mà cho đến nay người ta vẫn theo đuổi rằng
cần hiện đại hóa để đuổi kịp các nước tiên tiến. Trái ngược với thời hiện đại thứ nhất, khi
mà truyền thống bị coi là trở ngại cho sự phát triển, xem ra sự hiện đại hóa mang tinh
thần suy ngẫm đã mở ra không gian mới trong đó một quan điể
m hậu truyền thống đã
dẫn tới chỗ người ta coi truyền thống là một điều kiện để làm giàu bản sắc của người ta.
Những cách tiếp cận văn hóa như vậy vốn mang tính chất tự phê phán sự hiện đại hóa
thứ nhất và có thể củng cố kiểu suy luận dựa trên chuẩn mực. Do thế thời hiện đại thứ
hai nói lên không chỉ sự bi
ến chuyển lịch sử sâu sắc mà còn là một dự án về xây dựng
chuẩn mực mà người ta sẽ phải biện luận cho nó về mặt bản sắc và văn hóa.
Dựa trên cơ sở những khảo sát này chúng ta có thể phân biệt ba khía cạnh của thời hiện
đại thứ hai. Khía cạnh thứ nhất chúng tôi gọi là “cấu trúc” theo nghĩa rằng sự chuyển

biến diễn ra theo logic hình thành khách quan của riêng nó. Khía cạnh thứ hai là “hướng
về hành động” bởi vì sự chuyển biến xảy ra thông qua hành động can thiệp của con
người. Chúng tôi cho rằng không thể thiếu một cách tiếp cận lý thuyết hành động vì
những biến đổi của thời hiện đại thứ hai, dù chúng có thể mang tính khách quan như thế
nào đi nữa thì thật ra vẫn thông qua sự tương tác của hành động con người như chính
sách công, sáng kiến công dân và khát vọng tập thể. Khía cạnh cuối cùng mang tính chất
chuẩ
n mực, trong đó người ta chủ tâm tìm một mô hình phát triển thay thế mô hình đang
có. Với những khía cạnh khái niệm như trên chúng ta có thể khảo sát xem Đông Á giống

4
và khác với mô hình chuẩn của phương Tây về thời hiện đại thứ hai và hiện đại hóa theo
tinh thần suy ngẫm tới mức nào.

Làm thế nào để nghiên cứu sự biến chuyển trong thời hiện đại thứ hai?

Beck và Grande đã lưu ý tới vấn đề tính đa nghĩa trong sự chuyển biến lịch sử tiến tới
thời hiện đại thứ hai. “Có thể kiến tạo nhi
ều biến thể khác nhau của thời hiện đại thứ hai
… xét dưới góc độ trật tự trước sau, sự kết hợp và pha trộn giữa thời tiền hiện đại, hiện
đại thứ nhất, thứ hai và sau thời hiện đại”. Họ đề xuất hai kiểu kết hợp chòm cụ thể như
vậy. Thứ nhất, kiểu phương Tây có đặc điểm là “những hậu quả
nội tại, tự gây ra của sự
hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẵm”, trong khi kiểu thứ hai của Đông Á thì có đặc
điểm là “hiện đại hóa dồn nén, nghĩa là thời hiện đại thứ nhất và sự chuyển tiếp sang thời
hiện đại thứ hai xảy ra gần như cùng một lúc, trong khoảng thời gian rất ngắn chừng hai
hay ba thập kỷ như trong trường hợp Hàn Quốc”. Họ nêu rõ: hậ
u quả là “sự suy ngẫm có
ý nghĩa rất khác nhau trong cả hai bối cảnh”. Bắt đầu từ cách hiểu như vậy, bài viết này
sẽ tìm hiểu và tô đậm khía cạnh khác biệt giữa Đông Á với phương Tây về con đường

riêng của họ để đến với sự chuyển biến của thời hiện đại thứ hai.
Beck xác định động lực chính cho thời hiện đại thứ hai là những rủi ro toàn c
ầu, sự cá
thể hóa và toàn cầu hóa. Trong số đó, mang ý nghĩa quyết định là những rủi ro toàn cầu,
và chúng vận hành như là một chiếc động cơ cực kỳ mạnh mẽ thúc đẩy các quốc gia tiến
tới thời hiện đại thứ hai và sự hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm. Rủi to toàn cầu tự
nó có xu hướng tạo ra sức ép về cấu trúc để hỗ trợ cá thể hóa và toàn cầu hóa. Rủ
i to toàn
cầu khiến cho có thể cá thể hóa bằng cách tách cá nhân ra khỏi khuôn khổ phúc lợi tập
thể trước đây. Đồng thời rủi ro toàn cầu kêu gọi phải có một khuôn khổ ngăn ngừa rủi ro
toàn cầu vì nếu chỉ riêng mình thì các chính phủ quốc gia không thể giải quyết những rủi
ro đó có hiệu quả. Khỏi cần phải nói, quan hệ nội tại giữa các động lực này phức tạp hơn
thế, vì mỗi động lực là một mẫu hình biến chuyển sâu sắc về cấu trúc. Song điều quan
trọng là nắm vững phương thức lệ thuộc và thâm nhập lẫn nhau của các biến số này trong
quá trình chuyển biến sang thời hiện đại thứ hai.
Beck luôn luôn nhấn mạnh rằng mỗi động lực chủ yếu liên quan tới một mẫu hình biến
đổi cấu trúc lịch sử và biến đổ
i này mang tính độc lập so với những nhân tố chủ quan
như ý chí, động cơ và chủ định. Đây là cách tiếp cận cấu trúc khách quan. Tuy nhiên
cũng có thể nhìn nhận các động lực này là một quá trình kiến tạo xã hội qua đó định hình
và vận hành chương trình nghị sự công và những mối lưu tâm của xã hội. Dù không

5
được hệ thống hóa rõ ràng như cách tiếp cận cấu trúc khách quan, song cách tiếp cận
kiến tạo cũng hiện diện trong khái niệm “nền văn hóa rủi ro” của Beck. Trong bài viết
này chúng tôi muốn làm nổi rõ cách tiếp cận này bằng việc tập trung vào khía cạnh văn
hóa và ngôn từ của của sự chuyển biến sang thời hiện đại thứ hai.
Các thể chế luôn luôn đòi hỏi phải có những mối liên hệ qua lạ
i chặt chẽ giữa các thành
tố pháp lý, chính trị, kinh tế và văn hóa. Sự chuyển biến sang thời hiện đại thứ hai kéo

theo nhiều điều không rõ ràng với hai lý do. Thứ nhất, dù ngày nay đã rõ ràng vì sao và
bằng cách nào mà những sắp đặt của thời hiện đại thứ nhất đang đổ vỡ, nhưng không rõ
lắm vì sao và bằng cách nào những sắp đặt cuả thời hiện đại thứ hai sẽ nảy sinh. Một vài
khía cạnh của thời hiện đại thứ hai có lẽ vừa xuất hiện và có vẻ còn chưa rõ ràng ở các
khu vực khác nhiều hơn là phương Tây. Thứ hai, thường có xu thế là người ta tranh cãi
rất nhiều về việc hiểu vai trò của văn hóa trong sự chuyển biến lịch sử. Dù có thể dễ
dàng cho rằng các nhân tố cấu trúc khách quan nhất định có ảnh hưởng đến toàn thế giới,
song vẫn cần thận tr
ọng khi chúng ta đề cập đến văn hóa. Nảy sinh nhiều điều mơ hồ vì
có vẻ như sự hình thành bản sắc về mặt văn hóa ngôn từ, mong muốn và khát vọng ở
Đông Á rất xa với quỹ đạo phương Tây.
Luận đề cá thể hoá là một trường hợp điển hình về mặt này. Trên hết, cá thể hóa nói đến
quá trình chuyển biến về cấu trúc của quan hệ xã hộ
i và do vậy không nên lẫn với chủ
nghĩa cá nhân. Chính vì thế Chang và Song đã đi cùng hướng với Beck và nói về sự cá
thể hóa mà không có chủ nghĩa cá nhân. Cá thể hóa diễn ra hầu khắp mọi nơi, với tư cách
là phản ứng đáp lại hoặc thích nghi với toàn cầu hóa kinh tế và sự phân cực do kết quả
của nó. Như Yan và Suzuki cùng đồng nghiệp đã nhận thấy, chúng ta có thể thấy một xu
hướng tách rời cá nhân khỏ
i các thể chế của thời hiện đại thứ nhất và trút gánh nặng sinh
tồn lên vai cá nhân. Có thể nói rằng trong bối cảnh tự do mới này, người ta bảo cá nhân
rằng họ phải tự lập và độc lập. Tuy nhiên cá thể hóa không chỉ là cắt bỏ sự gắn bó mà cà
sự tái gắn bó. Khi ấy vấn đề then chốt là liệu cá nhân có chấp nhận thể chế vừa nảy sinh
(thời hiện đại thứ hai) v
ốn quy trách nhiệm nhiều cho cống hiến cá nhân hơn là an sinh
xã hội hay không, và nếu chấp nhận, thì ở mức nào. Ở đây chúng ta xem xét vai trò của
chủ nghĩa cá nhân, thứ chủ nghĩa có thể biện minh cho lời tuyên bố rằng các cá nhân nên
tự lo cho mình với tư cách là những chủ thể độc lập đủ tư cách pháp nhân. Với tư cách
một quá trình chuyển biến lịch sử, sự cá thể hóa có thể vận hành tốt hơn nế
u như khía

cạnh văn hóa ngôn từ, hướng về hành động của chủ nghĩa cá nhân thật sự mạnh mẽ và có
hiệu quả. Nếu nhân tố này vắng mặt hoặc yếu ớt, thì sự cá thể hóa có thể đi theo một nẻo
đường khác hẳn. Chúng tôi chấp thuận luận đề về cá thể hóa, song chúng tôi cho rằng

6
nẻo đường tiến tới cá thể hóa của Đông Á khác với đường đi của phương Tây do khác
biệt đáng kể này.
Toàn cầu hóa cũng nói tới quá trình biến chuyển lịch sử sâu sắc về cấu trúc vốn thay thế
đường biên giới quốc gia bằng những mối liên hệ qua lại xuyên quốc gia thuộc đủ mọi
loại khác nhau. Theo nghĩa này, toàn cầu hóa là một chuyển biến có thật về cấ
u trúc. Đời
sống hàng ngày ở Đông Á đã bị thâm nhập và nhào nặn rất sâu bởi những tác động của
những mối liên hệ xuyên quốc gia, bất kể dù chúng ta có ý thức về nó hay không. Nhưng
khi chúng ta xét đến khía cạnh văn hóa ngôn từ, hướng về hành động của sự phát triển
toàn cầu, thì có vẻ như nẻo đường của Đông Á khác với của phương Tây chủ yếu vì sự
kiến tạo xã hộ
i của các rủi ro mang tính chất riêng biệt. Nói cách khác, nhìn từ Đông Á,
sự quản trị phòng ngừa rủi ro dứt khoát đòi hỏi phải chú ý đến các kiểu rủi ro trong khu
vực hơn là rủi ro xuyên quốc gia. Chúng tôi sẽ sớm trở lại điểm này.
Hình I sẽ cho thấy một phác thảo sơ bộ về hình thái thể chế trong quá trình chuyển biến
sang thời hiện đại thứ hai. Khi ấy đặc điểm của s
ự hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm
là chuyển từ mô hình chuẩn chủ đạo là nhà nước dân tộc sang một cách quản trị toàn cầu
(khu vực), từ một nền kinh tế thị trường quản lý trong nước sang một nền kinh tế cạnh
tranh toàn cầu phá bỏ mọi biên giới quốc gia, từ một nền dân chủ đại diện sang một nền
dân chủ tham gia của công dân v.v. Mối quan tâm mới đối với nề
n chính trị cuộc sống có
xu hướng vượt trội hơn mô hình chuẩn về nền chính trị quyền lực

Hình 1: Các thành tố khái niệm




Các nguyên lý của thời hiện đại
Sự hình thành Sự quá mức
& Mở rộng & Gây mất ổn
định

Sự hình thành - Nhà nước -
Quản trị toàn cầu
- Kinh tế thị trường Sự chuyển biến -
Kinh tế toàn cầu
Hiện đại hóa


- Nhiều con đường
- Ngưỡng
- Tình thái

Công nghiệp hóa
Quốc gia hóa các đường biên giới
B
ảnsắchiện
đ
ại
Biến thể của
thời hiện đại
thứ nhất
Hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm



- Nhiều con đường
- Ngưỡng
-Tình thái

Rủi ro toàn cầu
Đường biên giới xuyên quốc gia
Cá th
ể hóa
Biến thể của
thời hiện đại
thứ hai


7
- Chính trị quyền lực -
Chính trị cuộc sống
- Quyền công dân - Quyền
con người
- Truyền thông đại chúng -
Truyền thông mới
- Dân chủ đại diện - Dân
chủ tham gia
- Gia đình hạt nhân - Gia
đình đa dạng

Các thể chế của thời hiện đại





theo cùng một cách như quyền con người được ưu tiên coi là chế độ toàn cầu hơn là tư
cách công dân quốc gia. Cơ c
ấu gia đình cũng thay đổi, chuyển từ mô hình gia đình hạt
nhân sang sự đa dạng hóa các loại hình gia đình.
















8






Xem xét hai luận đề: sự quá mức và sự thiếu hụt


Theo Beck, thời hiện đại thứ hai là một hậu quả không trù định trước của việc các
nguyên lý của thời hiện đại ngày càng trở nên quá mức và phá vỡ các thể chế hiện đại.
Chủ đề sự quá mức dẫn đến tự phá hủy gợi cho ta rằng có một sự tiếp nối mang tính đổi
mới của lý thuyết phê phán từ Marx đến trường phái Frankfurt. Nó cũng nhắc ta nhớ tới
Schumpeter. Vậy thì thật đúng nếu nói rằng thời hiện đại thứ hai chẳng phải một sự tiếp
nối giản đơn cũng không phải một sự phủ định hoàn toàn thời hiện đại thứ nhất, mà là
một sự đứt gẫy. Ví dụ các đường biên giới quốc gia trong thị trường lao
động đã biến
mất không phải do thất bại của thời hiện đại, mà do các nguyên lý của thời hiện đại như
tự do, cạnh tranh, và lựa chọn cá nhân đã phát huy triệt để và trở nên quá mức, dẫn đến
toàn cầu hóa kinh tế. Động lực của thời hiện đại thứ hai vốn đã được tạo dựng trong
logic của thời hiện đại thứ nhất, một logic thườ
ng xuyên đổi mới mình bằng cách phá
hủy các thể chế cũ. Hình ảnh tiên phong này của sự chuyển biến sang thời hiện đại thứ
hai hàm ý rất nhiều điều.
Về mặt này, chúng tôi đề xuất nên phân biệt hai kiểu tạo ra rủi ro. Một mặt, tính hiện đại
quá mức tạo ra những loại rủi ro mà Grande gọi là “những rủi ro của nền văn minh mới”.
Ví dụ như sự biến đổi khí hậu, sự hủy hoại về sinh thái, bất bình đẳng về kinh tế, thất
nghiệp, bệnh dịch toàn cầu và một xã hội già hóa. Với tư cách là số phận của nền văn
minh hiện đại, việc thời hiện đại trở nên quá mức là không thể tránh khỏi. Do đó những
rủi ro của nền văn minh mới cũng không thể tránh khỏi. Mặt khác, một số kiể
u rủi ro
nhất định thì không phải là không tránh khỏi, vì chúng được tạo ra do hậu quả của sự
phát triển gấp gáp. Vì thế những thiếu hụt không nói lên rằng tự bản thân sự hiện đại hóa
là thất bại. Trái lại, rủi ro là hậu quả không trù định trước của sự hiện đại hóa quá nhanh
và thành công một chiều. Ví dụ như tai nạn trên quy mô lớn, bạo lực, thực phẩm và nước
uống nhiễ
m bẩn, xây dựng trái phép, khủng hoảng đạo đức như tham nhũng, tan rã gia
đình v.v.


9
Theo một cách tương tự, chúng ta cũng có thể phân biệt hai kiểu truyền dẫn rủi ro: quốc
gia và xuyên quốc gia. Nếu về nguyên tắc rủi ro có thể xảy ra bất cứ đâu trên thế giới thì
chúng có thể được gọi là rủi ro “xuyên quốc gia”. Trái lại, rủi ro có thể mang tính chất
“quốc gia” nếu nó có xu hướng tích tụ không phải ở bất cứ đâu, mà ở những nước những
khu vực thực thi chi
ến lược phát triển gấp gáp.
Khỏi cần phải nói, các khía cạnh toàn cầu và địa phương có liên quan lẫn nhau rất sâu
sắc. Những rủi ro nhất định mà người ta coi là mang tính chất địa phương té ra lại gắn bó
qua lại rất sâu sắc với sự phát triển xuyên quốc gia. Toàn cầu hóa tác động đến đời sống
hàng ngày của người dân thường sâu sắc đến mức ít ai thoát khỏi những hậu quả đầy đe
d
ọa của nó. Do đó khoảng cách giữa kẻ giàu với người nghèo trở nên rộng lớn hơn với
một số lượng ngày càng tăng người thất nghiệp hoặc người lao động có việc làm thất
thường, và điều đó tác động tiêu cực đến sự ổn định chính trị, và gia tăng mối quan hệ
con người thù địch mang tính chất một trò chơi mà tổng số bằng không và hủy hoại lòng
tin vốn là nền tảng xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tập trung vào hiện thực cụ thể của Đông Á. Điều tranh cãi
ở đây không phải tính đúng đắn của việc phương Tây tập trung vào rủi ro toàn cầu, mà
hàm ý rằng có thể phân tích rủi ro một cách thành công mà chỉ sử dụng riêng luận đề về
sự quá mức. Trái lại, có thể cho rằng cần sử dụng đầy đủ luận đề về
sự thiếu hụt để nắm
vững tính phức hợp của rủi ro ở Đông Á. Sở dĩ như vậy là vì đặc điểm của Đông Á là
không chỉ cùng tồn tại các kiểu loại rủi ro khác nhau, mà còn có nhiều phương thức tạo
ra rủi ro khác nhau, như trên đã nói.
Kết hợp hai trục này sẽ tạo ra bảng sau mà từ đó có thể rút ra bốn lĩnh vực nghiên cứu.
Loạ
i A nói đến những hậu quả không trù tính trước của tính hiện đại quá mức. Khi trở
nên quá mức, sự cạnh tranh tự do mang lại sự toàn cầu hóa nền kinh tế, gây mất ổn định
các thể chế quốc gia về thị trường lao động và hệ thống phúc lợi. Những rủi ro này là

không thể tránh khỏi và mang tính chất “hệ thống” theo nghĩa chúng vốn có ở phương
thức tự đổi mới của m
ột hệ thống thông qua sự tự phá hủy.
Loại C nói đến kiểu rủi ro vốn gắn chặt với thời hiện đại dồn nén ở Đông Á. Vì các thể
chế chính trị và kinh tế thích có kết quả hiện đại hóa nhanh chóng, nên khả năng kiểm
soát và quản lý rủi ro tiếp tục chậm lại ở đằng sau. Ví dụ tiêu biểu là thực phẩm nhiễm
bẩn, tai nạn trên quy mô lớn, bạo lự
c và xây dựng trái phép. Ví dụ khác là tình trạng xấu
đi nhanh chóng của quan hệ con người như tham nhũng và mất lòng tin nhau.

Bảng I: Bốn kiểu loại rủi ro

10

Phương thức tạo rủi ro Sự lan truyền rủi ro
Xuyên quốc gia Quốc gia
Sự quá mức của tính hiện đại
Sự thiếu hụt tính hiện đại
A
B
-
C

Điều phân biệt loại C với loại A là ở chỗ có thể ngăn chặn C nếu người ta đưa ra được
những quyết định về chính sách tốt hơn, trong khi đó chỉ có thể quản lý tốt hơn A chứ
không thể xóa bỏ nó vì nó gần như ăn sâu không tránh khỏi trong việc đẩy tính hiện đại
lên mức quá khích. Do loại C phản ánh những thiếu hụt nhất định và có thể nhận diện
được nên mức độ mông lung là tương đối thấp. Do đó có thể cải thiện đáng kể năng lực
thể chế ngăn ngừa rủi ro nếu chúng ta phát triển một hệ thống quản trị hợp lý hơn, linh
hoạt hơn và đáp ứng nhanh nhạy hơn.

Chúng tôi đưa ra loại B để lưu ý mọi người đến nguyên mẫu của rủi ro gốc rễ trong tính
hiện đại. Chúng ta có thể
coi loại B là cơ sở nền tảng của cả loại A lẫn C hơn là một loại
riêng rẽ. Đặt trong khuôn khổ mô hình chuẩn về tính hợp lý kỹ thuật, mang tính chất
công cụ và có thể tính toán được, ở đây tính hiện đại được coi là một dự án mang tính kỹ
trị nhằm làm chủ thế giới, và tác động đến mọi thứ từ luồng tình cảm nội tâm thông qua
quan hệ con người tới môi tr
ường sinh thái. Lý do chúng tôi đưa điều này vào phần trình
bày của mình là bởi chúng tôi tin rằng với tư cách một dự án mang chất chuẩn mực, thời
hiện đại thứ hai chỉ có thể mang ý nghĩa đầy đủ khi nó cho thấy những nỗ lực nghiêm túc
nhằm thừa nhận và vượt qua sự rủi ro nguyên thuỷ này, một rủi ro vốn ăn sâu thâm căn
cố đế trong gốc rễ của thời hiện đại thứ
nhất.
Đi một bước xa hơn, chúng tôi cho rằng việc tạo ra rủi ro mới chỉ là một nửa câu chuyện,
vì nó chưa hề đụng đến vấn đề ngăn ngừa rủi ro. Thời hiện đại thứ hai có thể mang ý
nghĩa gì đối với sự quản lý và ngăn ngừa rủi ro? Về mặt này bảng I có thể giúp chúng ta
thấy vì sao ở Đông Á loại C lại không kém phần nghiêm trọng hơn lo
ại A. Nó cũng giúp
chúng ta khảo sát những cách tiếp cận mềm dẻo đối với việc quản lý rủi ro vì có thể có
chiến lược khác nhau tuỳ theo kiểu loại rủi ro mà ta đang xét. Có những lý do vững chắc
vì sao phải lưu ý đến truyền thống triết lý coi trọng cuộc sống hiện hành ở Đông Á để
hợp pháp hóa những nỗ lực mang tính đồng thuận của chính phủ, các chuyên gia, truyền
thông đại chúng và các nhà hoạt
động dân sự để giải quyết những “xung đột về rủi ro”.
Khó mà có thể nói quá lời về sự cần thiết phải tăng cường năng lực quản trị ngăn ngừa

11
rủi ro như thế nếu tính đến tính phức tạp và cường độ của những rủi ro vốn đang đe dọa
cuộc sống của công dân ở Đông Á.


Những khía cạnh kép của thời hiện đại dồn nén ở Đông Á

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang điểm qua sự phát triển lịch sử ở Đông Á, tập trung vào
vai trò trung tâm của nhà nước quan liêu chuyên chế (từ
đây trở đi gọi tắt theo tiếng Anh
là BA). Có thể vạch ra nguồn gốc cuả nhà nước BA từ cuối thế kỷ XIX khi tiếp theo
cuộc Minh Trị duy tân (1862), Nhật Bản đã phát triển một bộ máy quan liêu nhà nước
mạnh để khởi xướng một cuộc hiện đại hóa nhanh chóng nhằm đuổi kịp phương Tây. Mô
hình nhà nước BA được mở rộng và cũng cố rất nhiều trong nửa
đầu thế kỷ XX khi Nhật
Bản trở thành một chế độ quân phiệt đế chế và một cường quốc thực dân ở châu Á.
Tương tự như vậy, nhà nước BA xuất hiện ở Hàn Quốc trong cuộc đảo chính quân sự
năm 1961 và được củng cố nhờ cuộc cải cách Yushin (1972). Sự giống nhau giữa hai
nước này đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Hệ thống một đả
ng cầm quyền ở Trung Quốc,
đặc biệt sau khi nước này mở cửa và cải cách (1979) cũng có thể coi là một trường hợp
điển hình về chế độ BA với cam kết mạnh mẽ nhằm tăng trưởng kinh tế. Hệ thống này có
khả năng giữ trật tự chính trị - xã hội bằng cách dựa vào mạng lưới dày đặc của bộ máy
quan liêu và các tổ chức tư vấn.
Nhà nướ
c BA ở Đông Á đặc biệt thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế liên
tục. Những kỷ lục của Trung Quốc suốt ba thập kỷ vừa qua và của Hàn Quốc trong
những năm 1960 đến 1980 là chưa từng có trong lịch sử. Nhà nước đã gia tốc sự tăng
trưởng kinh tế càng nhanh càng tốt bằng cách huy động tất cả mọi nguồn lực sẵn có để
đạt những mục tiêu như
tăng GDP theo đầu người và xuất khẩu. Do đó, tiếp theo sau sự
phát triển này, người ta quan tâm quá mức đến việc đảm bảo thu về nhanh chóng lợi ích
kinh tế và bộ máy lãnh đạo mạnh và độc đoán, cũng như hòa tan trộn lẫn bộ máy hành
chính nhà nước với kinh doanh, ngân hàng và truyền thông đại chúng. Do vậy, tính hiện
đại “dồn nén” đã xuất hiện ở Đông Á khi theo đuổi chiến lược “phát triển nhanh vội”.

Một tr
ường hợp tiêu biểu là chế độ BA ở Hàn Quốc do Tổng thống Park Chung-Hee,
người lãnh đạo cuộc đảo chính quân sự ngày 16/5/1961 và thực hiện cuộc cải cách
Yushin khoảng mười năm sau đó, thiết lập nên. Mô phỏng cuộc Minh Trị duy tân của
Nhật Bản, cuộc cải cách Yushin nhằm mục đích thực hiện việc kiểm soát hoàn toàn và
tuyệt đối đối với các quá trình kinh tế và xã hội. Mặc dù chế
độ độc tài quân sự của ông
đã gây nên nỗi sợ hãi sâu sắc cho cả quốc gia với vô số vụ vi phạm nhân quyền, nhưng

12
niềm tin và mong muốn hiện đại hóa mãnh liệt của ông thì không lãnh tụ nào bì kịp. Là
người hào hứng với một Hàn Quốc hiện đại hóa giàu mạnh, và với sự hậu thuẫn của giới
quân sự, ông đã phát triển các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn và các ngành công
nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng, và đặt nền móng cho lực lượng vũ trang quốc gia tự
lực cánh sinh. Ông đã huy động tất cả mọi nguồn lực s
ẵn có để thực hiện một nhiệm vụ
duy nhất là tăng trưởng kinh tế nhanh hơn dự định. Tuy nhiên, việc ông mải mê với sự
nâng cao vượt bậc năng suất của quốc gia bằng cách khép quần chúng vào kỷ luật thông
qua các chiến thuật quân sự không chỉ gây ra một tình trạng căng thẳng ngột ngạt cho
tiến tình dân chủ mà còn phá hủy nền tảng xã hội cho xã hội dân sự.
Sự phát triển nhanh chóng nh
ư vậy đã tạo ra những rủi ro cao ở các nước Đông Á, nơi
tính phức hợp, nhiều hình nhiều vẻ và cường độ tỏ ra đã vượt xa những thứ đó ở các
nước phương Tây. Một số lượng lớn những rủi ro ở các cấp độ khác nhau của xã hội đã
đan xen vào nhau sâu sắc đến mức có thể nói khái niệm xã hội rủi ro thích hợp với Đông
Á h
ơn là với phương Tây. Đây chính là lý do vì sao chúng tôi rất nhạy cảm với nẻo
đường riêng và hậu quả của mô hình hiện đại hóa ở Đông Á.
Những khía cạnh kép của sự hiện đại dồn nén đáng lưu ý đặc biệt của chúng ta. Một mặt,
mô hình BA đã tạo ra kết quả tích cực như sự tăng trưởng kinh tế, các hệ thống công

nghiệp, sự phát triển công nghệ, đô thị hóa, và l
ực lượng lao động có học. Do đó, gọi nhà
nước này là “nhà nước phát triển” cũng đúng. Tuy nhiên, mặt khác, phương thức phát
triển nhanh vội của giới lãnh đạo của nhà nước BA cũng tạo ra nhiều nguy cơ và rủi ro
vốn đe dọa an ninh con người. Sự mải mê hiện đại hóa nhanh chóng đã phá hủy sự cân
bằng khôn ngoan. Người ta nhấn mạnh tốc độ nhiều hơn là thể thức, kích cỡ hơ
n là thực
chất, lượng hơn là chất v.v. Vậy là ai ai cũng bị thúc đẩy để kiếm nhiều hơn, đầu tư
nhiều hơn, làm mọi việc nhanh hơn dự định mà không giải quyết thích đáng vấn đề rủi ro
và quản lý nó.
Vì những lý do này, thời hiện đại thứ hai và hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẵm ở
Đông Á sẽ có ý nghĩa nhiều hơn nếu nó khởi đầu như là s
ự tự phê phán những thiếu hụt
sẵn có ở ở sự hiện đại dồn nén và phương thức phát triển “nhanh vội”. Dĩ nhiên luận đề
về sự quá khích có tác động đến Đông Á. Tuy nhiên, sự chú tâm của công chúng và mối
quan tâm xã hội vẫn tập trung nhiều hơn vào những sự thiếu hụt của thời hiện đại và vào
sự nảy nở nhanh chóng những rủi ro đủ loại khác nhau phát sinh từ đ
ó.
Khi Nhật Bản đi con đường hiện đại hóa của mình, các trí thức chủ đạo khẳng định đi
khẳng định lại rằng Nhật Bản sẽ bảo vệ các quốc gia châu Á trước mối đe dọa ngày càng
tăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Mặc dù vậy, Nhật Bản đã sập bẫy của chủ

13
nghĩa thực dân vì nước này trở nên hùng mạnh và xâm chiếm hầu hết các nước châu Á
với nhiiều hậu quả tai hại và sự phá hủy hàng loạt. Trong trường hợp phương Tây, nơi
thời hiện đại thứ nhất cũng dẫn đến quyền lực thực dân, chiến tranh và hủy hoại hàng
loạt, công lý mang tính chất quá độ đã sản sinh ra việc đề cao nền chính trị dân chủ và
thể chế quy
ền con người. Tuy nhiên, tình hình ở Đông Á thì khác. Công lý mang tính
chất quá độ hay vấn đề làm thế nào chấp nhận thời quá khứ vẫn cần phải giải quyết. Do

đó, khi chúng ta đề cập đến thời hiện đại thứ hai ở Đông Á, một trong những vấn đề then
chốt phải đối mặt là liệu có thể giữ rủi ro điển hình của thời hiện đại trong tầm kiểm soát
hay không, và nếu có, thì s
ự bảo vệ sẽ xuất phát từ đâu và bằng cách nào. Điều này cũng
giải thích vì sao chúng ta cần ghi nhớ vấn đề chuẩn mực khi chúng ta đề cập tới sự
chuyển biến sang thời hiện đại thứ hai ở Đông Á.

Nghiên cứu rủi ro ở Đông Á

Rủi ro khác với thiên tai vì rủi ro là những điều mông lung do hệ thống xã hội hiện đại
tạo ra. Tuy thế, về
mặt xã hội người ta cảm thấy rằng hiện tượng rủi ro rộng lớn hơn và
gây lẫn lộn nhiều hơn ở Đông Á do tính chất phức hợp, đa dạng hóa và không thuần nhất
cuả rủi ro. Phức hợp nghĩa là không có ranh giới cố định và rất lưu động. Đa dạng hóa
nghĩa là rủi ro thâm nhập mọi nơi trong xã hội. Không thuần nhất hàm nghĩa là cùng một
lúc có nhi
ều phương thức tạo rủi ro cùng tồn tại với nhau. Những rủi ro điển hình của cái
gọi là các nước tiên tiến cùng tồn tại với rủi ro của xã hội công nghiệp cũng như truyền
thống. Các nhà xã hội học Trung Quốc thường gọi đây là “phương thức va đụng rủi ro ba
lần” nghĩa là những rủi ro hết sức khác nhau như cái bắt nguồn từ loại truyền th
ống cũng
như từ thời hiện đại và hậu hiện đại đều pha trộn lẫn nhau thành một cụm rất phức tạp.
Chúng ta có thể giải quyết những rắc rối này thông qua nghiên cứu thực nghiệm để tìm
xem vì sao ở Đông Á, nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc, rủi ro lại phức tạp và không
thuần nhất hơn phương Tây. Việc này có thể giúp ta hiểu vì sao không khả thi nếu ta ưu
tiên kiểu rủi ro mới lạ mà sự hiện đại quá mức tạo ra hơn là các kiểu rủi ro khác. Nghiên
cứu của Liu Yan là một ví dụ tiêu biểu. Ông đã tiến hành điều tra ở ba thành phố có kích
cỡ khác nhau là Beijing, Xiangtan và Changchun từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 4 năm
2008 để đo lường cảm nhận của công chúng về rủi ro. Té ra sự cảm nhận có nhiều tầng
lớp tùy theo kiểu loại rủi ro. Rủi ro nguy hiểm nhất nếu nó xả

y ra được coi là rò rỉ hạt
nhân, động đất và bệnh truyền nhiễm ở cả ba thành phố này. Tuy nhiên, xét về mặt xác
suất hay khả năng xảy ra, những rủi ro này được xếp hạng thấp nhất trong số 15 hạng

14
mục được đưa ra trong cuộc điều tra. Hàm ý rút ra là công chúng Trung Quốc có xu
hướng cho rằng những hậu quả hủy hoại của sự hiện đại quá mức như biến đổi khí hậu,
chủ nghĩa khủng bố, lò điện hạt nhân dĩ nhiên là đầy đe dọa nhưng ít khả năng xảy ra.
Trái lại, công chúng coi những rủi ro như tai nạn giao thông, nghèo khổ về kinh tế, và giá
bất
động sản tăng vọt thì tác động cuộc sống hàng ngày của họ nghiêm trọng hơn. Người
ta coi khó khăn khi gặp bác sĩ khi người ta ốm là một trong những rủi ro nghiêm trọng
hơn, nhất là ở Xiangtan và Changchun. Điều này cho thấy công dân bình thường nhìn
nhận những rủi ro mà họ đối mặt trong đời sống hàng ngày ở Trung Quốc ngày nay như
thế nào.
Liu Neng đã thu thập hơn 200 trường hợp về triệu chứng r
ủi ro từ bệnh tật, xung đột, bất
ổn đến ô nhiễm môi trường. Ông đã khảo sát quá trình chuyển biến những kịch bản này ở
các cấp độ chính trị, kinh tế, nhân khẩu-xã hội và văn hóa khác nhau. Sau đó ông chuyển
những trường hợp này thành một đồ thị với hai trục: nội địa – quốc tế và tự nhiên – xã
hội. Như ta có thể thấy ở hình II, các phạm trù quy ước về khủng ho
ảng, xung đột và
chia cắt được kết hợp với những kiểu rủi ro và nguy cơ mới. Lý do của việc này không
phải là thiếu sự rõ ràng về khái niệm mà bởi có sự cùng tồn tại chưa từng có của nhiều
rủi ro có nguồn gốc khác nhau. Tình huống rủi ro rất dày đặc do bản chất dồn nén của
hiện đại hóa ở Trung Quốc.

Hàn Quốc không hề là ngoại lệ. Tác động thả
m họa cuả rủi ro bắt đầu thu hút sự chú ý
của công chúng vào giữa những năm 1990 khi xảy ra những sự kiện gây choáng sốc như

sập cầu Songsu trên sông Han (1994) và vụ sập tòa nhà siêu thị Sampoong tại một quận
tập trung đông giai cấp trung lưu ở Seoul (1995). Những sự vụ này gây choáng sốc sâu
sắc cho con người vì trước đó không ai nghĩ những loại sự kiện này sẽ xảy ra.

Hình II: Kịch bản r
ủi ro ở Trung Quốc (2009)









15









Chú thích: Liu Neng (2009)

Đồng thời, tai nạn giao thông trên quy mô lớn và nổ ga v.v. rõ ràng đã cho thấy rằng
cuộc sống con người dễ thương tổn ra sao và bao nhiêu mạng sống có thể dễ dàng mất đi
như thế nào. Ô nhiễm không khí cộng với nhiễm bẩn nước máy và lương thực thực phẩm

đã gây ra cho các công dân bao nhiêu lo lắng đến mức không sao chịu nổi. Cùng với tội
tấn công và sách nhiễu tính dục đố
i với phụ nữ, số vụ con giết cha gia tăng đáng kể,
thường với động cơ chính là kế thừa, trong khi thành viên các băng nhóm tội phạm trẻ
bắt đầu cướp nhà băng và cướp của các công dân giàu.
Trong bối cảnh này, cuộc điều tra quy mô quốc gia đầu tiên được tiến hành ở Hàn Quốc
năm 1999 để tìm hiểu cảm nhận của công chúng về rủi ro. Trong cuộc điều tra này người
ta nêu tên 18 rủi ro và nhóm thành 5 loại. Xây dựng trái phép được coi là nghiêm trọng
nhất, tiếp đó là tai nạn giao thông rồi đến tham nhũng. Khủng hoảng tài chính và thất
nghiệp chỉ đứng sau tham nhũng, còn rủi ro khi giao dịch ngân hàng chỉ xếp rất thấp ở
mức 14. Việc so sánh năm cụm cho thấy tai nạn được coi là nghiêm trọng nhất. Rủi ro về
tinh thần chiếm vị trí thứ hai (hình III). Đặc biệt tham nhũng bị coi là nguyên nhân gốc rễ
củ
a nhiều rủi ro khác mà công dân phải đối mặt. Cũng như ở Trung Quốc, từ năm 1999,
người ta thấy công chúng Hàn Quốc cũng bắt đầu nhạy cảm hơn với rủi ro loại C vốn
phản ánh những thiếu hụt của sự hiện đại hóa nhanh vội.

Hình III: Cảm nhận về sự nghiêm trọng của rủi ro theo 5 cụm (năm 1999)





16










Chú thích:
1. Hun (2008)
2. Con số nghĩa là thang 0-9.

Tuy nhiên, khi cuộc điều tra quy mô quốc gia khác tiến hành năm 2007, người ta thấy
cảm nhận của công chúng về rủi ro đã khác hẳn. Cuộc nghiên cứu này nêu tên 18 hạng
mục rủi ro được nhóm thành 6 loại, bao gồm gia đình, sức khỏe, môi trường, bạo lực và
nền kinh tế. Sự phân tích cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của luận đề về s
ự hiện
đại quá mức ở Hàn Quốc. Vào khoảng năm 2007 công chúng đã coi những rủi ro kinh tế
như khủng hoảng ngân hàng và thất nghiệp là nghiêm trọng nhất. Dự phóng về cảm nhận
tương lai sau mười năm (2017), hóa ra cụm rủi ro môi trường được số rất đông xếp ở tốp
đầu. Cụm này bao gồm sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Tất cả những rủi ro
này thu
ộc về loại C vốn nảy sinh do hậu quả có hệ thống của sự hiện đại hóa quá mức.
Hình IV cho thấy kịch bản rủi ro ở Hàn Quốc. Trục ngang là cường độ cảm nhận rủi ro
từ năm 2007, và trục thẳng đứng là cường độ dự đoán 10 năm sau. Rủi ro môi trường
được định cho ý nghĩa lớn nhất trong mười năm trong tương lai (2017) trong khi đó rủi
ro kinh tế
được coi là đáng sợ nhất năm 2007. Đặc biệt có ý nghĩa là sự thực sau: tan vỡ
gia đình bị coi là rất nghiêm trọng cả trong năm 2007 lẫn trong tương lai. Sự quan tâm
của công chúng đối với chủ đề gia đình là đặc biệt cao ở Đông Á, và điều này phản ánh
một sự đồng thuận rằng với tư cách một nền tảng của quan hệ con người, gia đình phải
được gi
ữ an toàn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.






17









Hình IV: Các miền rủi ro ở Hàn Quốc
Ghi chú
A: Tai nạn H: Sức khỏe
N: Thiên nhiên
E: Kinh tế
F: Gia đình V: Bạo lực

A-1: Hỏa hoạn
A-2: Sập tòa nhà
A-3:Tai nạn giao thông

E-1: Tổn thát tín dụng
E-2: Khủng hoảng ngân hàng
E-3: Thất nghiệp
F-1: không hòa nhập với gia đình
F-2: Sự vi phạm quyền riêng tư
F-3: Bất ổn lúc tuổi già


H-1: Các bệnh dịch
H-2: Các bệnh người lớn
H-3: Các bệnh khác

N-1: Thiên tai
N-2: Biến đổi khí hậu
N-3: Ô nhiễm môi trường

V-1: Bạo lực học đường
V-2: Tội phạm tình dục
V-3: Tội phạm bạo hành


Các nhân tố hút và đẩy của thời hiện đại thứ hai

Có thể hiểu biến đổi xã hội là tương tác của các nhân tố hút và đẩy ở các chiều cạnh cấu
trúc - khách quan và văn hóa – ngôn từ. Ví dụ có thể coi rủi ro tài chính toàn cầu là một
điều kiện khách quan quan trọng thúc ép các thể chế tài chính phải đổi mới. Khi gắn với
chiều cạnh hướng về hành động, nhân tố khách quan này có thể tự biểu hiện d
ưới hình
thức công cộng như tức giận, thất vọng và lo âu được tạo nên về mặt xã hội thông qua
văn hóa – ngôn từ. Cùng với thực tế khủng hoảng khách quan, những biểu hiện tình cảm
này có thể vận hành như là một nhân tố thúc đẩy cho sự chuyển biến sang thời hiện đại
thứ hai.
Tuy nhiên, riêng mình nhân tố thúc đẩy thì chưa đủ. Có tầm quan trọng ngang như thế là
các nhân tố lôi kéo cho sự
chuyển biến sang thời hiện đại thứ hai vì chỉ các nhân tố này

18

mới cung cấp được ý nghĩa và năng lượng để nhìn về phía trước. Nếu như các nhân tố
đẩy là một lực lượng mù quáng vận hành đằng sau các cá nhân thì trái lại, các nhân tố lôi
kéo lại mời gọi họ tiến tới một sự phát triển khác. Hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm
chỉ có thể vận hành tốt khi hai nhân tố này kết hợp hài hòa để tạo ra tác động đồng vận.
Chúng ta có thể tái khảo sát sự
cá thể hóa từ góc nhìn này. Trong thời kỳ hiện đại thứ
nhất, cá nhân và nhóm còn gắn chặt với thể chế phúc lợi hiện đại, những thể chế vốn bảo
vệ họ trước bất kỳ rủi ro hay nguy cơ nào mà họ có thể đối mặt phải. Về mặt này, nhà
nước, doanh nghiệp và tổ chức gia đình đóng một vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, các hệ
thống phúc lợi trên khắp th
ế giới đều hiện đang gặp phải nhiều khó khăn nghiêm trọng
trong việc cấp kinh phí cho các chương trình của họ do tác động tiêu cực của toàn cầu
hóa và sự phân cực về kinh tế xã hội đi liền với nó. Chúng ta có thể giải thích một cách
khách quan vì sao và bằng cách nào mà các cá nhân bị tách ra khỏi những thể chế vốn có
từ trước này. Ở đây chúng tôi có ý tưởng rằng những rủi ro toàn cầu là một nhân tố đẩ
y
cho sự chuyển biến sang thời hiện đại thứ hai. Rủi ro toàn cầu giải thoát cá nhân khỏi sự
lệ thuộc trước đây và đẩy họ chuyển sang nơi nào khác. Nhưng nó không giải thích được
rằng nhân tố nào lôi kéo cá nhân sang hướng thời hiện đại thứ hai.
Bây giờ chúng ta cần khảo sát sự cá thể hóa dưới góc độ tái gắn bó các nhân tố kéo hút.
Trước hết, có thể nhận diện một nhân tố
lôi kéo trong sự hình thành một thể chế mới
trong đó cá nhân tự chăm sóc bản thân chủ yếu thông qua đóng góp và trách nhiệm của
chính họ. Như Suzuki và đồng sự đã cho thấy, hệ thống an sinh xã hội dựa vào công ty
của Nhật Bản đã bị chính sách của nhà nước chuyển biến thành một loại hệ thống bảo
hiểm tư nhân. Điều hệ trọng đối với nhân tố kéo hút không phải bi
ểu hiện “tiêu cực” của
sự giận dữ và thất vọng, như trong trường hợp nhân tố thúc đẩy, mà là sự thể hiện “tích
cực” những khát vọng, mong muốn và hệ tư tưởng, theo đó cá nhân chấp nhận và biện
minh cho thể chế mới. Hay nói cách khác, điều quan ngại là các công dân bình thường sẽ

xem xét như thế nào tình trạng không còn hỗ trợ và đoàn kết xã hội vốn nảy sinh từ sự
chuy
ển biến sang thời hiện đại thứ hai mà Suzuki và đồng sự đã nói tới. Nếu họ không
phiền lòng vì điều này và vẫn thỏa mãn với khuôn khổ thể chế ấy, thì có lẽ sẽ không nảy
sinh vấn đề nào nghiêm trọng.
Một trong những điều chúng tôi khẳng định ở bài viết này là Đông Á khác với phương
Tây về các nhân tố kéo hút mang tính chất văn hóa – ngôn từ trong sự chuyển biến sang
thời hi
ện đại thứ hai. Ví dụ ở Trung Quốc chúng ta có thể dựa vào Yan để chỉ ra một loại
mất cân bằng hay vênh nhau giữa các quá trình tách rời hoặc tái gắn bó của cá thể hóa.
Ông đã chứng minh rõ ràng vì sao và bằng cách nào mà sự tách rời đã diễn ra trôi chảy.

19
Nhưng quá trình tái gắn bó trở lại cũng gặp nhiều khó khăn do những điều kiện chính trị,
pháp lý, thể chế và văn hóa của chủ nghĩa cá nhân vốn rất sẵn có ở phương Tây lại rất
mờ nhạt, nếu không hoàn toàn vắng bóng. Do đó rõ ràng Trung Quốc khác với phương
Tây xét về mặt quá trình, hậu quả và triển vọng của sự cá thể hóa. Ở đây nảy sinh một
câu h
ỏi nhạy cảm là liệu có thể thực thi mô hình chuyển biến này của Trung Quốc bằng
cách áp dụng khái niệm cá thể hóa vào Trung Quốc mà khỏi cần rào đón về bối cảnh hay
không. Chúng tôi nêu câu hỏi này vì sự cá thể hóa ở Đông Á có xu hướng đi liền với giá
trị cộng đồng tình cảm về sự cùng tồn tại và thể hiện thông qua nhiều hình thức mạng
lưới cộng đồng và chăm sóc lẫn nhau, nhữ
ng thứ vốn không chỉ hiện diện qua rất nhiều
bằng chứng ở khắp khu vực này, mà còn được coi là đúng chuẩn mực và đánh giá cao
trong xã hội. Do đó ở Trung Quốc, mặc dù có xu hướng cá thể hóa, nhưng các nhân tố
kéo hút về văn hóa – ngôn từ đã sản sinh ra khát vọng mạnh mẽ và đòi hỏi của công
chúng rằng không cần một hệ thống bảo hiểm kiểu Nhật Bản, mà cần có m
ột khuôn khổ
phúc lợi toàn diện mà nhà nước nên đưa ra để bảo vệ các nhân trước rủi ro.

Ở một chỗ khác chúng tôi đã gợi ra cách nhìn này nhân xem xét hôn nhân xuyên quốc
gia ở Hàn Quốc. Có thể coi hôn nhân xuyên quốc gia là một ví dụ rất hay về sự chuyển
biến sang thời hiện đại thứ hai vì nó dung chứa cả rủi ro toàn cầu, cá thể hóa lẫn toàn cầu
hóa. Nếu chúng ta sử dụng bộ khung khái niệm đã phát triển trong bài viết này, thì có thể
nh
ận diện các nhân tố thúc đẩy mang tính chất cấu trúc – khách quan là những rủi ro như
cảnh nghèo khổ đối với những phụ nữ từ nước ngoài di cư thông qua kết hôn và rủi ro
không lấy được vợ của nam giới trẻ Hàn Quốc ở vùng nông thôn. Những nhân tố này
giải phóng cá nhân khỏi cách sắp xếp hôn nhân truyền thống trong đó cả hai bên đều
cùng một quốc tịch. Cùng với nhân tố khách quan này, biểu hiện văn hóa – ngôn từ
như
nỗi lo lắng, sợ hãi và thất vọng đã thúc đẩy họ sang hướng kết hôn xuyên quốc gia. Thêm
vào đó, sự hình thành thể chế mới như hôn nhân xuyên quốc gia xét về mặt luật pháp và
chính sách công có thể trở thành một nhân tố kéo hút. Tuy nhiên, Đông Á khác với
phương Tây về cách thức họ đương đầu với nhân tố kéo hút về mặt văn hóa – ngôn từ. Ở
đây xu hướng cá thể hóa có khuynh hướng đi kèm với sự hoạt động tích cực của mạng
lưới gia đình và cộng đồng. Do đó, đặc điểm của hôn nhân xuyên quốc gia với tư cách
một ví dụ tiêu biểu về sự chuyển biến sang thời hiện đại thứ hai là ta thấy không chỉ
riêng có sự cá thể hóa như ở phương Tây, mà kết hợp hai dòng cá thể hóa với mạng lưới
gia đình. Chúng tôi gọi xu hướng này là sự cá thể hóa với mạng lướ
i tình cảm gia đình.
Ở Đông Á sự kết hợp tính cá nhân với mạng lưới cộng đồng tự nó thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Phần nhiều nhờ sự chuyển biến mang tinh thần tự do mới trong lĩnh

20
vực kinh tế cũng như chính trị, sự cá thể hóa đang mở rộng đáng kể ở Đông Á cũng như
mọi nơi khác, với tư cách là một phương thức thích ứng với logic của sự phát triển tư bản
chủ nghĩa mang tinh thần tự do mới. Tại Đông Á, xu hướng này rõ nhất ở Nhật Bản.
Đồng thời chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng quá trình ki
ến tạo xã hội về mặt văn hóa

ngôn từ tạo ra một mong muốn tập thể mạnh mẽ để cộng đồng nở rộ, như ta đã thấy qua
ví dụ những cuộc di chuyển hàng loạt trên quy mô lớn để đoàn tụ gia đình trong các kỳ
nghỉ lễ tết ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Có thể thấy một ví dụ khác là cái gọi là “những
gia đình ngỗng trời” v
ới tư cách là một loại hình gia đình xuyên quốc gia của Hàn Quốc.
Những gia đình này thể hiện cả sự năng động cá nhân lẫn sự đoàn kết gia đình ở mức độ
rất cao. Thất vọng với chất lượng của hệ thống giáo dục nội địa, người chồng và người
vợ đã quyết định cho con đi học nước ngoài, nơi có cơ hội ti
ếp cận nền giáo dục tốt hơn
hẳn. Sự thất vọng với nền giáo dục nội địa là nhân tố thúc đẩy, và khát vọng về chất
lượng giáo dục là nhân tố kéo hút. Chiến lược cá thể hóa này nghĩa là nhiều bậc cha mẹ
sống tách rời nhau về mặt địa lý theo đó một trong số họ sống với con. Tại Hàn Quốc,
hầu hết trong số những sắp xế
p gia đình kiểu ngỗng trời này là như sau: người cha ở lại
trong nước Hàn Quốc để kiếm tiền và gửi sang cho vợ con sống ở nước khác để giành
lấy nền học vấn tốt hơn mà họ mưu tìm. Người cha đi đi về về thăm vợ con ở nước khác
giống như một con ngỗng trời, và chính vì thế mà nảy sinh tên gọi loại hình gia đình này.
Những gia đình ng
ỗng trời này theo đuổi con đường công danh riêng, cá thể hóa và tính
cạnh tranh cho con cái họ bằng cách dựa vào mối quan hệ gia đình bền chặt xuyên biên
giới. Mức độ cá thể hóa cao với tư cách là một sự thách thức đầy vô định đã được đáp trả
tương xứng bằng mối quan hệ gia đình bền chặt xuyên biên giới, một mối quan hệ vẫn
được duy trì mặc dù phải xa cách nhiều năm dài. Không thể nào hình dung
được cách
sắp xếp này ở phương Tây.
Một ví dụ khác nữa là sự nở rộ cộng đồng trên mạng dựa trên cơ sở cuộc cách mạng về
công nghệ thông tin. Chẳng hạn ở Hàn Quốc, sự giao tiếp trên mạng internet đã mở rộng
vượt bậc trong mười lăm năm qua. Có thể thấy điều đó ở thực tế sau: mạng lưới xã hội
đã và đang tự động được hồi sinh đáng kể thông qua các quán càphê internet, ví dụ giữa
những thành viên vốn là bạn học cũ và đồng hương, những người trước đó đã mất liên

lạc với nhau do cuộc sống làm việc đầy bận rộn và khó đến dự các cuộc gặp mặt nhau.
Chúng ta cũng thấy năng lượng đầy năng động của internet trong lĩnh vực công, trong sự
tương tác ngày càng tăng giữa vi
ệc tranh luận và sử dụng ngày càng nhiều sự mỉa mai,
nhại lại và châm biếm. Điều này có nghĩa là con đường riêng tiến tới thời hiện đại thứ
hai ở Đông Á đã mang lại sự cân bằng động giữa cá thể hóa với mạng lưới cộng đồng do

21
chịu ảnh hưởng đặc thù của nhân tố thúc đẩy về văn hóa - ngôn từ trong sự chuyển biến
sang thời hiện đại thứ hai.

Hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm ở Đông Á

Thuật ngữ “mang tinh thần suy ngẫm” trong cụm từ “hiện đại hóa mang tinh thần suy
ngẫm” có nghiã trước hết là chúng ta trở nên có ý thức về những thiếu hụt của kiểu chiến
lược phát triể
n BA cũng như những hậu quả bệnh hoạn mà nó gây ra đối với quan hệ con
người và quan hệ giữa con người và tự nhiên. Mang tính chất then chốt trong số những
hậu quả này là sự quan tâm sặc mùi kỹ trị đến sự kiểm soát và thao túng vốn làm nền
tảng cho các tổ hợp quan sự công nghiệp và chính trị quyền lực. Nhìn theo cách này, sự
hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm là một dự án mang tính chất phê phán vốn có xu
hướ
ng đi kèm với những nỗ lực có ý thức thuộc đủ mọi loại khác nhau để vượt qua mô
hình phát triển độc đoán, lấy nhà nước làm trung tâm, cực kỳ quan liêu.
Theo quan điểm chúng tôi, ở Đông Á, hàm ý mang tính chuẩn mực và phương hướng
chung mà người ta theo đuổi là rất rạch ròi. Tuy nhiên, trong trường hợp phương Tây, sự
hiện đại hóa đã bắt đầu với tư cách là một chương trình mang tính “chủ động khởi
xướng” (chứ không phải là phản ứng lại một tác động nào đó), xuất phát từ nội tại
(không phải từ bên ngoài) và tự thân tạo ra, và được truyền sức mạnh nhờ truyền thống
Khai sang châu Âu. Như Beck và Grande đã vạch rõ, nó liên tục được kéo dài ra (chứ

không bị dồn nén lại như ở Đông Á) bởi logic nội tại của thời hiện đại. Trong quá trình
này, có lẽ các nguồn lực về chuẩn m
ực bị tận dụng quá mức tới độ người ta có thể nói đã
xảy ra sự cạn kiệt năng lượng tưởng tượng. Nếu thế, xét về mặt định hướng chuẩn mực,
sự hiện đại mang tinh thần suy ngẫm dễ có khả năng kết thúc mở ngỏ và linh hoạt. Nghĩa
là điều này có thể chuyển sang bất kỳ hướng nào, tốt hay xấu, tả hay h
ữu v.v. Điều này
lý giải khác biệt đáng kể giữa nhận xét của Grande về “tính mơ hồ về chuẩn mực” của sự
hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm với điều mà chúng tôi đã cố gắng trình bày ở trên.
Thứ hai, mang tinh thần suy ngẫm nghĩa là người ta trở nên ý thức được tác động của sự
tương tác giữa tri thức và quyền lực. Ngày nay sự mông lung gắn chặt và đ
an xen với
quyền lực, cũng như nó gắn chặt và đan xen với tri thức, tùy theo chỗ ai xác định thế nào
là mông lung và xác định như thế nào. Mang tinh thần suy ngẫm nghĩa là chúng ta ý thức
được một mối quan hệ “đầy mỉa mai” giữa rủi ro và tri thức. Rủi ro có thể gia tăng bởi tri
thức cũng như bởi sự mông lung mà người ta thừa nhận. Chúng ta càng có thêm tri thức
về hệ sinh thái, bệnh tật hay về xã hội hi
ện đại, thì chúng ta càng có nhiều cơ may để biết

22
về tính mơ hồ đi kèm theo nó. Tất cả những điều này có xu hướng đào sâu cảm thức của
chúng ta về rủi ro. Cũng vậy, sự mông lung cũng ăn sâu vào kiến tạo xã hội về rủi ro.
Như vậy, một câu hỏi quan trọng là làm thế nào mà sự hiểu biết và không hiểu biết dính
líu sâu sắc đến thế vào sự định dạng quyền lực.
Một trường h
ợp lý thú là tác động của diễn ngôn nữ quyền và phong trào phụ nữ về mặt
rủi ro của bạo lực và sách nhiễu tính dục ở Đông Á. Theo Shim, người đã tiến hành rất
nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này ở Hàn Quốc, bạo lực tính dục bị coi là một bi kịch cá
nhân, chứ không phải một vấn đề xã hội cho đến cuối những năm 1980. Tuy nhiên, với
sự gia tăng hành độ

ng chung tay của phong trào phụ nữ chống lại những vụ bạo lực tình
dục gây chấn động và sự khuếch tán diễn ngôn nữ quyền, nó bắt đầu bị coi là một vấn đề
xã hội vào cuối những năm 1980. Trong những năm 1990 những dạng thái tinh vi hơn
của bạo lực tính dục như sách nhiễu tính dục và nhìn trộm ở nơi làm việc đã bắt đầu thu
hút sự chú ý, và chúng được xác
định là những hình thái bạo lực tính dục. Với sự gia
tăng tinh thần tự suy ngẫm và việc nâng cao ý thức phụ nữ, bây giờ bạo lực tính dục
được định nghĩa là một sự vi phạm quyền con người, một sự vi phạm quyền tự xác định
về tính dục của con người ta. Tuy nhiên, với tiến bộ này, trong một số trường hợp gây
tranh cãi, thật khó mà nói chính xác cái gì là sách nhiễu tính dục và nhìn trộm, và ai là
ngườ
i xác định nó và xác định như thế nào. Càng mông lung hơn khi ta gặp tình huống
trong đó sự hiểu biết chỉ có giới hạn, hay là không hiểu biết được dòng tình cảm chủ
quan về mong muốn và nỗi đau của những người khác đang tương tác với chúng ta.
Thứ ba, chúng tôi nhấn mạnh rằng suy ngẫm nghĩa là hành động của con người có vai trò
tích cực trong quá trình chuyển biến sang thời hiện đại thứ hai. Hiện đại hóa mang tinh
thầ
n suy ngẫm không dung hòa với tất cả mọi loại quyết định luận vốn cho rằng biến đổi
xã hội cứ diễn ra mà bất cần vai trò tích cực của nhân tố con người. Đặc biệt, lực lượng
văn hóa ngôn từ, với tư cách một nhân tố thúc đẩy là rất quan trọng vì nó đẩy lịch sử tới
sự hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm. Động lực này thường xảy ra do sự
vỡ mộng và
thất vọng ngày càng tăng với những rủi ro đầy hậu họa mà người hành động gặp phải
nhưng nó cũng phản ánh ước mơ, kỳ vọng và khao khát đại chúng. Những sức mạnh của
sự hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm thường biểu hiện qua các phong trào xã hội như
các nhóm bảo vệ môi trường, nhóm phụ nữ, nhóm người tiêu dùng v.v. vốn thường kéo
theo sự tham gia của dân chúng.
M
ột trường hợp rất tiêu biểu về mặt này là cuộc biểu tình thắp nến trên đường phố tại
Hàn Quốc tháng 6 năm 2008 vốn minh họa rất sinh động tiềm năng tạo ra sự tham gia

của sự hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm. Hàng triệu công dân tham gia ngày hội

23
chống đối diễn ra suốt hơn ba tháng chống lại quyết định của chính phủ khi tái nhập khẩu
thịt bò Mỹ, trong đó người ta dùng những mối liên hệ ảo qua internet và điện thoại di
động để giao tiếp với nhau. Điều đặc biệt có ý nghĩa về mặt này là khi đối mặt với sự rất
mông lung trong nỗi lo sợ bệnh bò điên, các công dân tin rằng chính bản thân họ là người
xác định cái gì là rủi ro tác động đến họ, và chính phủ nên ủng hộ những quan ngại này
thông qua chính sách công phù hợp. Quá trình này mang tính suy ngẫm rất cao một phần
vì hành động diễn ra trong hòa bình và chỉ dùng lời nói, song chủ yếu vì các công dân đã
tự mình học cách xác định rủi ro một cách độc lập thông qua giao tiếp với nhau, chứ
không thụ động chờ chính phủ hay các chuyên gia. Tại Hàn Quốc, xem ra tiềm năng tiến
hóa của sự hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm đ
ã tích lũy ngày càng nhiều trong xã
hội dân sự, nhất là qua các phong trào xã hội mà năng lực tự điều chỉnh đã gia tăng nhờ
kết qủa của công nghệ thông tin tiên tiến và giao tiếp qua lại mở ngỏ. Từ đầu những
1980 trở đi, sự hình thành và phân hóa các lực lượng xã hội mới theo quan điểm tiến bộ,
khuynh hướng toàn cầu, cam kết dân chủ và đạo đức phi truyền thống cùng tiện nghi
công nghệ
thông tin đều có thể coi như một sự hỗ trợ mạnh mẽ cho sự hiện đại hóa mang
tinh thần suy ngẫm ở Hàn Quốc.
Trong trường hợp Nhật Bản, có thể thấy động cơ chính của thời hiện đại thứ hai là sự
hình thành và biểu hiện của một cá nhân linh hoạt, nhạy cảm, và thích ứng với bối cảnh,
có khả năng chăm sóc cho người khác trong cộng đồng. Như Maruayama Masao
đã vạch
rõ trong những năm 1950, ở Nhật Bản và Đông Á nói chung không có cá nhân mang tinh
thần đối đầu, nghiêm khắc và nhất quán mà Max Weber coi là cốt lõi văn hóa của tính
hợp lý phương Tây. Tuy nhiên, Nhật Bản thật khác biệt vì như Yui và Yazawa đã chứng
minh, ở cấp độ sâu hơn của cơ cấu xã hội, người ta đã nuôi dưỡng và bảo vệ sự lựa chọn
cá nhân dưới hình thức “cư trú riêng biệt” hay cùng tồn tại của các phong cách sống khác

nhau hay thậm chí đôi khi xung đột nhau trong truyền thống gia đình ie và cộng đồng
mura. Tiềm năng cá thể hóa này đã được thể chế hóa vững chắc trong một xã hội mạng
lưới đặc thù của Nhật Bản. Do đó chúng ta có thể cho rằng luận đề cá thể hóa có thể
đúng ở Nhật Bản hơn là các quốc gia Đông Á khác, và chúng ta có thể thấy đây là một
nhân tố thúc đẩy quan trọng
để đưa Nhật Bản tới tới thời hiện đại thứ hai.
Tình hình chung ở Trung Quốc rất mong mamh, nếu không nói là dễ gây bối rối hay mất
ổn định, bởi vì Trung Quốc mới ở giai đoạn khởi đầu của sự chuyển biến sang thời hiện
đại thứ hai. Khỏi cần phải nói, khó mà nhầm lẫn về nhân tố khách quan đẩy Trung Quốc
tới thời hiện đại thứ
hai như rủi ro toàn cầu, cá thể hóa và toàn cầu hóa. Cái vẫn cần chờ
xem là năng lượng kéo hút của sự hiện đại hóa mang tinh thần suy ngẫm sẽ từ đâu tới.

24
Nhà nước đồng thời là chính đảng đã đủ bao trùm lên hết thảy để phối hợp các quá trình
kinh tế và chính trị nhằm vừa tiến hành cải cách vừa đặt giới hạn cho sự cá thể hóa đồng
thời vẫn biện bạch rằng họ đang theo đuổi một mô hình chuyển biến kiểu Trung Quốc
đích thực mà đặc điểm là cam kết về mặt văn hóa để
xây dựng một xã hội, một thế giới
và một nền văn minh hài hòa. Có thể coi ngôn từ này là biểu hiện một khát vọng của
Trung Quốc muốn vươn tới thời hiện đại thứ hai, dù nó chẳng là gì ngoài một hệ tư
tưởng.

Suy nghĩ về chuẩn mực cho Đông Á

Beck đã xúc tiến một nỗ lực lý thú để tái xác định lập trường của ông với tư cách mộ
t lý
thuyết phê phán. Cùng với phép phân tích xã hội chặt chẽ, lý thuyết phê phán đòi hỏi
phải biện minh cho chính nó về mặt chuẩn mực bằng cách nêu ra cái nhãn quan mà nó
bênh vực. Beck đã bác bỏ nhiều tiên đề mặc định về chuẩn mực, ví dụ của lý thuyết hiện

đại hóa, chủ nghĩa quốc gia về mặt phương pháp luận và lý thuyết hệ thống. Nhãn quan
của Beck cho tương lai là gì? Một cách vắn tắt, liệu chúng ta có thể coi sự cá th
ể hóa và
toàn cầu hóa là một chuẩn mực?
Nhìn từ Đông Á, có một thực tế quan trọng rằng các nước Đông Á đã mất đi sự cân bằng
trong truyền thống của chính họ trong những cuộc vật lộn khó khăn để đạt được sự hiện
đại hóa đuổi kịp phương Tây. Điều này nghĩa là câu hỏi làm thế nào giành đoạt lại truyền
thống dướ
i góc độ hậu truyền thống là câu hỏi mang ý nghĩa cơ bản đối với suy nghĩ về
chuẩn mực mà ta đang bàn. Đó là vì suy tư về chuẩn mực không chỉ là một ý tưởng hay
một niềm tin, mà phải dựa trên cơ sở có sẵn hay không những truyền thống mà đến nay
vẫn còn sức hút đối với công dân bình thường?
Nói theo tinh thần tranh luận, thì tính hiện đại phương Tây mà Đông Á đang nghiêm túc
theo đuổ
i là đặt trên tiền đề sự phân đôi đối lập cơ bản giữa tốt và xấu, công bằng và bất
công, lý trí và tình cảm, công và tư, chủ thể và khách thể, truyền thống và hiện đại, chính
thống giáo và dị giáo, giải phóng và lệ thuộc v.v. Cái này được ưu tiên tuyệt đối so với
cái kia, dẫn đến sự kiểm soát và thống trị mang tôn ti thứ bậc, khiến số nhiều và sự đa
dạng bị m
ất đi. Người ta coi thế giới chỉ là thắng lợi không tránh khỏi của một giá trị này
so với giá trị kia. Không hề nỗ lực để thử cân bằng các giá trị này, sự theo đuổi một
chiều cực đoan và chỉ nhằm tới một hệ giá trị đã xảy ra mà không xem xét đầy đủ đến
những người khác, bất kể họ là những nhóm thiểu số, những tình cảm c
ủa nhóm ít người,

25
hay là những suy nghĩ và mong muốn không dễ thấy, không nói lên được và không được
đề cập đến.
Trái lại, Đông Á đã nuôi dưỡng một truyền thống phong phú để hỗ trợ cho sự có đi có lại
làm khuôn khổ cơ bản để đạt đến sự dung hòa những giá trị và lợi ích vốn có vẻ không

thể dung hòa bằng cách tạo lập và mở rộng không gian ở giữa cho sự “cân bằng động”.
Thật v
ậy, sự cân bằng động làm ta chú ý rất nhanh nhạy với tầm quan trọng của việc
dung hòa tăng trưởng với phân phối, cá nhân và cộng đồng, phát triển con người và công
bằng sinh thái, lý trí và tình cảm. Theo quan điểm này, thì Đông Á nên giữ nguyên tính
năng động như trong qúa khứ gần đây, nhưng cũng cần đồng thời có khả năng đạt được
sự cân bằng để vượt qua những rủi ro và nguy hiểm của tính hiệ
n đại dồn nén.
Cũng có thể coi cá thể hóa và toàn cầu hóa là chuẩn mực. Tuy nhiên có thể cho rằng về
mặt chuẩn mực sẽ hấp dẫn hơn nếu cá thể hóa kết hợp với tinh thần cộng đồng đang phát
triển cao. Đông Á có lẽ ở vị thế tốt hơn để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển song đôi này.
Giống như vậy, ngày này toàn cầu hóa dĩ nhiên là th
ật hấp dẫn. Không còn nghi ngờ gì
động thái mạnh mẽ của tính hiện đại toàn cầu và “mệnh lệnh toàn cầu” mà Beck và
Grande nhấn mạnh. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ Đông Á, một nhãn quan toàn cầu chỉ có ý
nghĩa khi nó dứt khoát rời bỏ sự mải mê của phương Tây muốn dùng tính hợp lý và coi
mọi thứ là công cụ để thống trị thế giới, cũng như rời bỏ nỗi ám ảnh muốn bá quyền toàn
cầ
u. Về mặt này những dự án lý thuyết của Habermas đáng chú ý đặc biệt. Cũng ở Đông
Á người ta đã xúc tiến nhiều nỗ lực đầy hứa hẹn để tái tạo truyền thống chuẩn mực thông
qua phê phán nội bộ để mở ra không gian mới cho Chủ nghĩa nhân đạo Mới và sự cùng
tồn tại hòa bình bằng cách tôn trọng đầy đủ những khác biệt sâu sắc và sự đa dạ
ng. Nếu
lưu tâm tới ý nghĩa sâu sắc của thời hiện đại thứ hai với tư cách là một dự án văn minh
thì khó mà có thể thổi phồng tầm quan trọng của sự tự phê phán nghiêm khắc đối với
thời hiện đại và nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các khác biệt sâu sắc được đối
thoại qua lại có lợi cho nhau.




Mai Huy Bích dị
ch

Nguồn
: “Redefining second modernity for East Asia: a critical assessement”. The British
Journal of Sociology, 2010, Vol. 61, Issue 3, tr. 465-488.

×