Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Khảo sát đặc tính nông học của 35 giống Sorghum ở hai điều kiện trong chậu và ngoài đồng tại Chợ Mới và Tri Tôn, An Giang pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.4 KB, 4 trang )


Báo cáo Khoa học


Số 31
, 01/2008


12

KHẢO SÁT ðẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA 35 GIỐNG SORGHUM
Ở HAI ðIỀU KIỆN TRONG CHẬU VÀ NGOÀI ðỒNG
TẠI CHỢ MỚI VÀ TRI TÔN, AN GIANG

Ths. Phạm Huỳnh Thanh Vân

∗∗


TÓM TẮT
ðề tài “Khảo sát ñặc tính nông học của 35 giống shorgum ở hai ñiều kiện trong chậu và ngoài ñồng tại Chợ
Mới và Tri Tôn, An Giang” ñược thực hiện nhằm khảo sát các ñặc tính nông học của 35 giống sorghum ñể tìm ra
những giống có triển vọng ñể trồng lấy thân lá, lấy hạt, giống có khả năng tái sinh, chịu ngập. Kết quả cho thấy 35
giống sorghum có thể chia thành 3 nhóm chính dựa chủ yếu vào các ñặc tính nông học và mục ñích sử dụng: nhóm
1 bao gồm 10 giống trồng ñể lấy thân lá, trong ñó giống 2, 5, 9 có giống triển vọng nhất. Nhóm 2 bao gồm 11 giống
trồng lấy hạt, trong hai giống 24 và 34 có triển vọng nhất. Nhóm 3 bao gồm 14 giống có ñặc tính nông học rất khác
biệt. Tóm lại kết quả thí nghiệm cho thấy giống 2 có triển vọng ñể lấy thân lá ñồng thời là giống có hàm lượng
protein lá khá cao. Giống 24 có năng suất hạt cao ñồng thời là giống có hàm lượng vật chất khô thân, lá cao.
ABSTRACT
The study “Survey the agronomic characteristics of the 35 sorghum varieties in pot condition and on field trials
in Cho Moi and Tri Ton district, An Giang province” is done to get an understanding about agronomic


characteristics of the 35 sorghum varieties in order to find out the varieties having good potential to grow for
foliage, seed, regeneration purposes and withstand well in flood conditions. The result shows that 35 sorghum
varieties can be divided into the three groups: group 1 includes 10 varieties good at growing for foliage and among
them variety number 2, 5, 9 are better than the others. Group 2 includes 11 varieties good at growing for seed,
among them variety number 24 and 34 are better than the others. Group 3 includes 14 varieties having various
agronomic characteristics. In conclusion, variety number 2 is good at growing for foliage and also its leaf protein
content is quite high. Variety 24 is good at growing for seed and its stem and leaf dry weight matter content is high.
Key words: sorghum varieties
1. ðẶT VẤN ðỀ
Tỉnh An Giang, với tất cả ưu ñãi về ñiều kiện tự nhiên ñã tạo ñiều kiện cho tỉnh có nền nông nghiệp
phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, An Giang phải ñối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa
chọn cơ cấu cây trồng thích hợp. Huyện Tri Tôn, việc sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn nước trời thì việc
tìm kiếm ñối tượng cây trồng thích hợp với ñiều kiện canh tác trên ñất ruộng trên, nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế là vấn ñề mà huyện Tri Tôn quan tâm. Sorghum là loại cây thức ăn có khả năng chịu hạn và
chịu ñược ngập, năng suất thân lá cao và có giá trị dinh dưỡng, là một trong những loại cây trồng thay thế
có triển vọng ñáp ứng ñược những ñòi hỏi của vùng, nên ñề tài “Khảo sát ñặc tính nông học của 35 giống
sorghum ở hai ñiều kiện trong chậu và ngoài ñồng tại Chợ Mới và Tri Tôn An Giang” ñược thực hiện.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm tại Chợ Mới ñể bước ñầu khảo sát các ñặc tính nông học, thời gian sinh trưởng của 35
giống ñể tuyển chọn những giống có triển vọng cho thí nghiệm tại Tri Tôn. Thí nghiệm trong chậu tại
trường ðại học An Giang nhằm khảo sát về khả năng chịu ngập, tái sinh và hàm lượng dinh dưỡng của
các giống ñược ñánh giá là có triển vọng qua thí nghiệm tại Chợ Mới.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ba mươi lăm giống sorghum có nguồn gốc từ ICRISAT (International Crops Research Institute for
the Semi – Arid Tropics).
3.1. Thí nghiệm tại Chợ Mới: hạt ñược gieo theo hàng, các chỉ tiêu theo dõi gồm: số lá, số chồi,
chiều cao và ñường kính chồi chính, các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển.
3.2. Thí nghiệm tại Tri Tôn: Cả hai thí nghiệm lấy thân lá và lấy hạt ñược bố trí theo thể thức khối
hoàn toàn ngẫu nhiên, với 10 nghiệm thức và 3 lần lập lại cho mỗi nghiệm thức. Các chỉ tiêu về nông học,
các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển tương tự như ở lần thí nghiệm tại Chợ Mới. Tuy nhiên, các chỉ tiêu

năng suất tươi và vật chất khô ñược theo dõi thêm ở thí nghiệm lấy thân lá và năng suất hạt ñược theo dõi
ở thí nghiệm lấy hạt.


Giảng viên BM Khoa học ðất, K. NN - TNTN.
Email:

Báo cáo Khoa học


Số 31
, 01/2008


13

3.3. Thí nghiệm trong chậu
Thí nghiệm so sánh năng suất và khả năng chịu ngập của 8 giống ñược bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên. Tám nghiệm thức là 8 giống sorghum, bảy lần lặp lại (bốn lần lặp lại ñể so sánh năng suất
thân, hạt lúc thu hoạch và ba lần lặp lại ñể so sánh khả năng chịu ngập).
Thí nghiệm so sánh năng suất và khả năng tái sinh của 9 giống ñược bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 9
nghiệm thức là 9 giống và 7 lần lặp lại (bốn lần lặp lại ñể so sánh năng suất và khả năng tái sinh tại thời
ñiểm thu hoạch và ba lần lặp lại ñể so sánh khả năng tái sinh lúc 70 ngày sau khi gieo).
Chỉ tiêu theo dõi bao gồm: chiều cao, số chồi, sinh khối, năng suất hạt, hàm lượng vật chất khô, hàm
lượng protein và khả năng chịu ngập (thí nghiệm 1).
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thí nghiệm tại Chợ Mới
35 giống sorghum có các ñặc tính nông học và các thời gian sinh trưởng rất khác biệt, ñược chia
thành 3 nhóm dựa chủ yếu vào các ñặc tính nông học.
Bảng 1. Phân loại các nhóm giống theo mục ñích sử dụng

Nhóm 1 (lấy thân lá) Nhóm 2 (lấy hạt)
Nhóm 3 (các mục ñích
khác)
Phân loại

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10
13, 15, 16, 17, 18, 22,
23, 24, 25, 26, 34
11, 12, 14, 19, 20, 21, 27,
28, 29, 30, 31, 32, 33, 35
Tổng (giống) 10 11 14
Nhóm 1, các giống có một số ñặc tính nông học chính như: lá hẹp và nhỏ, thân có ñường kính nhỏ và
mềm (nhất là vào giai ñoạn trước khi trổ hoa), số lá/chồi nhiều có triển vọng theo hướng lấy thân lá. Thời
gian sinh trưởng của các giống nhóm 1 trung bình là 93, 3 ngày. Các giống nhóm 2 có một số ñặc ñiểm
nông học ñược ñánh giá là có triển vọng trong việc trồng lấy hạt (cây thấp, nẩy chồi ít và hạt có kích
thước to). Các giống thuộc nhóm lấy hạt có thời gian sinh trưởng tương ñối ngắn trung bình là 89,9 ngày.
Nhóm 3 bao gồm các giống có ñặc tính nông học rất khác biệt: cây rất cao, khả năng cho hạt kém, một số
giống thân có vị ngọt. Các giai ñoạn sinh trưởng của các giống trong nhóm 3 khác biệt khá lớn, tổng thời
gian sinh trưởng trung bình là 90 ngày, tuy nhiên một số giống có thời gian này trên 120 ngày là do giai
ñoạn từ cây con ñến trổ rất dài (khoảng 80 ngày).














4.2 Thí nghiệm tại Tri Tôn
4.2.1. Thí nghiệm 1 – nhóm lấy thân lá
Số lượng lá, số chồi, chiều cao và ñường kính chồi chính của các giống nhóm 1 tăng nhanh vào giai
ñoạn 50 – 60 ngày. Trong cùng một giai ñoạn năng suất tươi giữa các giống không khác biệt ý nghĩa
thống kê và kết quả phân tích cho thấy các giống cũng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về hàm
lượng vật chất khô.


Nhóm 1 - Giống 2
Nhóm 2 - Giống 22
Nhóm 3 - giống 27
Hình 1. Các dạng kiểu hình khác nhau của 3 nhóm sorghum

Báo cáo Khoa học


Số 31
, 01/2008


14

Bảng 2. Năng suất tươi của 6 giống sorghum qua các giai ñoạn sinh trưởng và hàm lượng vật chất khô

Sinh Khối (tấn/ha)
55 NSKG 85 NSKG 110 NSKG

Giống
Toàn
thân
Thân Lá
Toàn
thân
Thân Lá
Toàn
thân
Thân Lá Tổng
Vật
Chất
Khô
(%)
2 8,6 4,2 4,4 12,9 7,0 5,8 7,1 3,2 3,9 28,6 11,5
4 10,0 5,7 4,3 14,0 8,0 6,0 7,7 3,7 4,0 31,7 10,4
5 10,6 5,9 4,7 10,6 5,5 5,2 7,2 3,4 3,8 28,4 11,8
7 9,4 5,5 3,9 8,8 4,7 4,2 5,0 2,2 2,7 23,1 10,9
8 10,3 6,5 3,8 10,2 5,6 4,6 6,9 3,4 3,5 27,3 11,8
9 10,9 6,5 4,4 13,1 7,1 6,0 9,0 4,3 4,7 33,0 10,7
4.2.2. Thí nghiệm 2 - nhóm lấy hạt
Bảng 3. Năng suất hạt (tấn/ha) 7 giống nhóm 2

Giống Năng suất hạt
15 1,4 c
17 1,5 abc
22 1,5 abc
24 2,5 a
25 1,6 abc
34 2,4 ab

36 1,4 bc


4.3. Thí nghiệm trong chậu
4.3.1. Thí nghiệm so sánh năng suất và khả năng chịu ngập của 8 giống sorghum
Bảng 4. Trọng lượng tươi (g/chậu ) của thân lá ở giai ñoạn 70 ngày và khi thu hoạch
70 NSKG khi thu hoạch
Giống Lá Thân Thân + lá Lá Thân Thân + lá
22 108,3 508,0 a 616,3 47,6 c 758,6 b 806,0a
24 125,3 298,3 ab 423,7 136,6a 199,6 f 336,0 d
14 96,5 451,0 ab 547,5 123,0a 670,0 c 793,0 b
18 114 234,3 b 348,3 89,6 b 348,0 e 462,6 d
27 144 500,7 a 644,7 102,6ab 940,0a 1042,6a
33 135 428,3 ab 563,3 Không xử lý


34 Không xử lý 110,6ab 222,6 d 333,4 c
ðối chứng 85 255,5 b 340,5 101,4ab 510,0 d 611,4 c
Ghi Chú: Trong cùng một cột các số theo sau cùng một ký tự thì không khác biệt mức 5% trong phép thử
Duncan
Vào giai ñoạn 70 ngày, năng suất lá chiếm tỉ lệ không cao và không có sự khác nhau giữa các giống
nhưng trọng lượng thân thì có sự khác nhau giữa các giống. Nhưng vào giai ñoạn thu hoạch năng suất lá,
thân, tổng của chúng ñều khác biệt mức ý nghĩa 1%.
Số lượng lá của các giống tăng dần qua các
giai ñoạn. Các giống thuộc nhóm 2 có khả năng
nẩy chồi yếu, ở tất cả các giai ñoạn số chồi ở
tất cả các giống ñều ít hơn 1 chồi. ðường kính
chồi chính giữa các giống trong nhóm không
có sự khác biệt.
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy giống 24

và giống 34 là hai giống có năng suất cao nhất.

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số theo sau cùng một chữ
cái thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử Duncan.

Báo cáo Khoa học


Số 31
, 01/2008


15













4.3.2. Thí nghiệm so sánh năng suất và khả năng tái sinh của 9 giống sorghum
Bảng 5. Năng suất tươi (g/chậu) của các giống theo từng vụ
Trọng lượng tươi / chậu
Tên giống

Tơ Tái sinh 1 Tái sinh 2 Tổng 3 vụ

2 485 c 412 d 313 1210
3 678 bc 498 bcd 325 1502
7 635 bc 469 cd 267 1370
13 777 b 819 a 455 2051
16 767 b 658 abc 390 1805
25 1203 a 628 bc 558 2388
26 743 b 643 bc 399 1785
17 891 b 491 bcd 443 1825
ðC 632 bc 701 ab 377 1709
Chú thích: trong cùng một cột, cùng một chữ cái thì không khác biệt ở mức 5% trong phép thử Duncan.
Năng suất của các giống ở vụ tơ và tái sinh 1 ở từng giai ñọan cao hơn vụ tái sinh 2, nhưng năng suất
tổng 3 vụ không có sự khác biệt giữa các giống.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cần nghiên cứu chi tiết về ñặc ñiểm nông học của các giống nhóm 3, khả năng tái sinh của các giống
nhóm lấy hạt. Các nghiên cứu cụ thể hơn về mật ñộ gieo, phân bón trên giống 2, 5, 9 (lấy thân lá), giống
24 và 34 (lấy hạt) và khả năng chiụ ngập của các giống 22, 14, 27 ở ñiều kiện ñồng ruộng trên các vùng sinh
thái khác nhau ñặc biệt vùng bị ảnh hưởng lũ lụt là cần thiết ñể có khuyến cáo cụ thể hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lữ Thị Kim Dung. 2005. So sánh năng suất và khả năng chịa ngập của 8 giống/dòng cao lương trồng
trong chậu. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát triển Nông thôn. Khoa Nông nghiệp - TNTN, ðại
học An Giang.
Nguyễn ðăng Khôi và Dương Hữu Thời. 1981. Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam. Hà Nội:
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
Nguyễn Ngọc ðiền. 2006. Khảo sát ñặc tính nông học và năng suất của 10 giống sorghum lấy thân lá
trong ñiều kiện ñất ruộng trên tại xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Phát triển Nông thôn. Khoa Nông nghiệp - TNTN, ðại học An Giang.
Nguyễn Thị Bích Ngọc. 2005. So sánh năng suất và khả năng tái sinh của 9 giống/dòng cao lương trồng
trong chậu. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát triển Nông thôn. Khoa Nông nghiệp - TNTN, ðại

học An Giang.
Trần Trọng Phú. 2006. Khảo sát ñặc tính nông học và năng suất của 10 giống sorghum lấy hạt trong ñiều
kiện ñất ruộng trên tại xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát
triển Nông thôn. Khoa Nông nghiệp - TNTN, ðại học An Giang.

0
20
40
60
80
t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7
tên giống
ngày
e d f
c f
a

b

22
24 14 18 27 33
ð
c

Thời gian chịu ngập của các giống
khác nhau. Giống có thời gian chịu
ngập dài nhất (60 ngày) là giống 22,
giống ñối chứng có thời gian chịu ngập
thứ hai (59 ngày) và khác biệt có ý
nghĩa so với các giống giống khác.

Hình 2. Khả năng chịu ngập khác nhau của các giống
Ghi chú: cùng một ký tự thì không khác biệt mức 5% trong phép thử Duncan

×