Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tài liệu Những bức chân dung tự họa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 24 trang )



Những bức chân dung tự
họa

Chân dung tự hoạ thuộc thể loại đặc biệt trong thể loại chân
dung. Người thể hiện chân dung tự hoạ chính là tác giả, tự
mình khám phá và bộc bạch thông qua ngôn ngữ nghệ thuật
tạo hình.

Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, loại hình nghệ thuật chân
dung tự hoạ đã phổ biến từ rất lâu, nhưng ở Việt Nam không
có truyền thống và thường tác phẩm chân dung không có tên
tác giả. Từ đầu thế kỷ XX, chân dung tự hoạ cũng đã xuất
hiện trong điêu khắc và hội hoạ nhưng chưa phổ biến.

Giải thưởng Dogma dành cho nghệ thuật chân dung tự hoạ là
một cuộc thi mới được Hội sưu tập Dogma tài trợ, tổ chức
hàng năm ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2011. Tại các nước ở
châu Âu và châu Mỹ cuộc thi này đã có lịch sử hơn 100 năm,
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á tổ chức cuộc thi này
do Công ty Mekong Artists thực hiện dưới sự bảo trợ của tổ
chức Dogma.


Cắt băng khai mạc triển lãm “Dogma - chân dung tự hoạ”
lần thứ 2, năm 2012.



Họa sỹ Richard di San Marzano (bên phải), người đồng sáng


lập giải “Dogma- chân dung tự hoạ” dành cho các hoạ sỹ
Việt Nam.


Ông Dominic Scriven - doanh nhân người Anh - chủ tập
đoàn đầu tư tài chính Dragoncapital, sống và làm việc ở Việt
Nam hơn 20 năm đã sáng lập, hỗ trợ cho giải “Dogma- chân
dung tự hoạ”. Đây là giải thưởng đầu tiên trong lĩnh vực hội
hoạ do tư nhân sáng lập. Doanh nhân Dominic Scriven theo
học ngành Luật ở Anh, từng làm việc tại Hồng Kông. Năm
1992 ông sang Việt Nam học tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp
Hà Nội. Từ đó ông bắt đầu sưu tầm tranh chân dung tự hoạ,
tích luỹ tạo được bộ sưu tập Dogma với hơn 100 tác phẩm,
trong đó có cả những bức tự hoạ của các nghệ sỹ Việt Nam
nổi tiếng như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm. Năm
2011, Dominic Scriven cùng hoạ sỹ Richard di San Marzano
- chuyên gia thẩm định tranh quốc tế người Italia - đã sáng
lập giải “Dogma- chân dung tự hoạ” dành cho các hoạ sỹ
Việt Nam.


Chân dung tự họa Nguyễn Việt Thắng (chất liệu đất nung,
cao 79cm, nặng 20 kg).



Chân dung tự họa Hoàng Thanh Phong (chất liệu khắc gỗ,
50x70 cm).




Chân dung tự họa Vũ Duy Tâm (chất liệu tổng hợp, 100x100
cm)



Chân dung tự họa Ngô Văn Sắc (chất liệu đốt trên gỗ tự
nhiên, 200x120 cm)



Chân dung tự họa Đỗ Trung Kiên (chất liệu sơn dầu trên vải,
90x120 cm)



Chân dung tự họa Nam Anh (Nguyễn Văn Nam) (chất liệu
đắp nổi và in kĩ thuật số, 50x70 cm)



Chân dung tự họa Phạm Tuấn Tu (chất liệu acylic trên vải,
130x170 cm)



Chân dung tự họa Phạm Quang Hiếu (chất liệu sơn dầu trên

vải, 100x120 cm)



Chân dung tự họa Đỗ Thế Thịnh (chất liệu composite,
100x80 cm)



Chân dung tự họa Đặng Xuân Hưng (chất liệu sơn dầu trên
vải, 90x110 cm)



Chân dung tự họa Lê Văn Sơn (chất liệu acylic và giấy dó
trên vải, 125x180 cm)



Chân dung tự họa Phạm Văn Tuấn (chất liệu gỗ, 65x15 cm)



Chân dung tự họa Phan Vũ (chất liệu sơn dầu trên vải,
100x100 cm)



“Chân dung tự hoạ- Dogma Prize” được tổ chức định kỳ mỗi

năm một lần với tổng giá trị giải thưởng 200 triệu VNĐ. Năm
2011, cuộc thi có hơn 230 tác phẩm tự hoạ của các hoạ sỹ
Việt Nam tham gia, trong đó có nhiều hoạ sỹ nổi tiếng. Giải
thưởng “Dogma- chân dung tự hoạ” lần thứ 2 - năm 2012 kéo
dài 3 tháng (5/2012 – 8/2012) thu hút hơn 300 tác phẩm dự
thi.

Tại giải năm nay, hoạ sỹ Ngô Văn Sắc với bức chân dung tự
hoạ đốt trên chất liệu gỗ cỡ 200cm x 200cm đã vượt qua 45
tác phẩm vòng chung khảo để đoạt giải Nhất. Trên khối gỗ tự
nhiên hình chữ nhật được chia thành 16 ô, hoạ sỹ khắc hoạ ở
mỗi ô những góc khuôn mặt của chính bản thân mình. Màu
nâu của gỗ hoà với màu đen của vết cháy cùng những đường
vân gỗ tự nhiên tạo nên hiệu ứng thị giác đặc biệt của bức
chân dung. Tác phẩm vừa như sự tự bộc lộ trạng thái cảm
xúc của một người làm nghệ thuật trong cuộc sống vừa như
ẩn giấu góc khuất bên trong một con người.

Bốn giải đặc biệt trong cuộc thi được trao cho các hoạ sỹ
Phạm Quang Hiệu, Đỗ Thế Thịnh, Phạm Tuấn Tú, Đặng
Xuân Hùng. Nói về giải Dogma, ông Dominic Scriven cho
biết: "Chân dung tự hoạ căn bản là một nghệ thuật đi sâu vào
nội tâm, bắt người nghệ sỹ phải đào bới bên trong mình để
tìm kiếm sự can đảm và trung thực. Tôi hy vọng giải thưởng
Dogma sẽ tạo nên phong trào hưởng ứng thường niên cho
quá trình chất vấn nội tâm và thể hiện bản thân này".

Còn chuyên gia thẩm định tranh quốc tế Richad di San
Marzano - người cũng gắn bó nhiều năm với Việt Nam chia
sẻ: "Cuộc thi là một sân chơi bổ ích, là cầu kết nối giữa giới

hoạ sỹ Việt Nam với nghệ thuật tranh đương đại thế giới".
Tiến sỹ Mã Thanh Cao - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật thành
phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Giải thưởng Dogma trở thành
sự kiện mới trong đời sống mỹ thuật, góp phần khuyến khích
và phát triển một nghệ thuật tạo hình khá độc đáo của mỹ
thuật Việt Nam./.

×