Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Tài liệu Đề tài: Thực trạng công tác kế toán tại Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.21 KB, 78 trang )

Luận văn
Đề tài: Thực trạng công tác
kế toán tại Xí nghiệp xây
dựng Sinh Thùy
1
Mở Đầu
1. Lời mở đầu
Hiện nay cùng với sự ra đời cơ chế quản lý của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã
có những bước chuyển biến khá vững chắc, quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp
với tính chất trình độ và yêu cầu của lực lượng sản xuất cơ chế thị trường tạo ra cho
các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới đồng thời cũng gặp không ít những khó khăn cần
phải vượt qua để tồn tại và phát triển.
Và Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy đã ra đời hoàn toàn phù hợp với xu thế của nền
kinh tế thị trường trong quá trình đổi mới đất nước. Đó là vì ngành xây dựng nói riêng
hiện nay đang được quan tâm trên thị trường các ngành kinh tế. Do vậy Xí nghiệp phải
luôn phấn đấu nâng cao chất lượng các công trình của mình để có thể cạnh tranh với
các đơn vị xây dựng khác. Trong đó kế toán là một bộ phận không thể thiếu của mỗi
doanh nghiệp nói chung. Bộ phận này đã giúp doanh nghiệp kiểm soát các hoạt động
tài chính đồng thời tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. Đặc
biệt là kế toán nguyên vật liệu, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành các công trình,
hạng mục công trình.
Theo quy trình đào tạo của nhà trường, sau khi được đào tạo phần lí thuyết trên
trường thì sinh viên cần qua một khoảng thời gian thực tập ở mỗi doanh nghiệp để tiếp
cận với thực tế, vận dụng lí thuyết vào thực tế một cách tốt nhất, hiểu rõ hơn các quy
trình kế toán và cách tổ chức ở một đơn vị sản xuất kinh doanh.Theo đó, quá trình thực
tập này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn những gì đã học được áp dụng như thế nào trên
thực tế, giúp sinh viên có kinh nghiêm hơn khi rời khỏi ghế nhà trường để tiếp xúc với
công việc thực tế.
2. Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy
*Phạm vi về thời gian: Số liệu kế toán quý IV năm 2011


* Phạm vi về nội dung: Trong quá trình thực tập tại xí nghiệp em đã đi sâu vào
nghiên cứu hai đề tài sau:
- Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu và Công cụ dụng cụ
- Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
3. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập thông tin:
- Điều tra thống kê trên phòng kế toán.
- Quan sát thực tế tại xí nghiệp.
- Phỏng vấn những người có liên quan.
- Tham khảo một số thông tư hay quyết định tại xí nghiệp.
2
* Phương pháp hạch toán kế toán:
- Phương pháp tính giá: là phương pháp dung thước đo giá trị để biểu hiện các loại
tài sản khác nhau theo những nguyên tắc nhất định nhằm phản ánh, cung cấp những
thông tin tổng hợp cần thiết nhất.
- Phương pháp chứng từ kế toán: là xác định và kiểm tra sự hình thành các nghiệp
vụ kinh tế cụ thể, xác định sự hiện thực của các loại tài sản so với số liệu phản ánh
chúng.
- Phương pháp kiểm kê: Là phương pháp theo dõi thường xuyên hay không
thường xuyên liên tục hay không lien tục về tình hình biến động của các loại vật tư,
sản phẩm trên các tài khoản kế toán. Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh
trị giá của vật tư hàng hóa tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán.
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: là phương pháp khái quát tình hình tài
sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và các mối quan hệ kinh tế
khác thuộc đối tượng kế toán.
4. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nôi dung của bài báo cáo thực tập gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tại Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy.
Chương III: Kết luận và kiến nghị.


3
Chương I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP XẬY DỰNG SINH THÙY
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy.
1.1.1. Tên, địa chỉ Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy.
Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy (DN tư nhân) là đơn vị chuyên nhận đấu thầu xây lắp,
thi công các công trình xây dựng dân dụng giao thông, thủy lợi, chế biến gỗ.
Giám đốc Xí Nghiệp: Ông Nguyễn Văn Sinh
Trụ sở chính: Xóm Dẫy- Xã Đồng Tiến- Huyện Phổ Yên- TP.Thái Nguyên
Điện thoại:( 02803).764.848 Fax:( 02803).762.295
Tài khoản: 850821102005 tại Ngân hàng NN và PTNT Huyện Phổ Yên
Mã số thuế: 4600271760
Vốn đầu tư: 2.700.000.000 VNĐ
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của Xí nghiệp xây dựng
Sinh Thùy từ khi hình thành cho đến thời điểm hiện tại.
Xí nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp tư nhân ngày 15/5/2001 do Sở kế
hoạch và đầu tư tỉnh Thái nguyên cấp.
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 1701000120 đăng kí lần đầu ngày
15/5/2001.
Mặc dù là một doanh nghiệp tư nhân nhưng về mặt chuyên môn Xí nghiệp xây dựng
Sinh Thùy đã có nhiều năm hoạt động trong nghề xây dựng dưới hình thức kinh tế tư
nhân, có kinh nghiệm nghề nghiệp xây dựng dưới các công trình xây lắp, sửa chữa dân
dụng và công nghiệp.
Trong những năm hoạt động gần đây xí nghiệp đã nhận thi công nhiều công trình trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Hơn nữa các công trình đó đều được thị
trường và khách hàng chấp nhận, kỹ thuật và mỹ thuật đều đạt được tiêu chuẩn cao đáp
ứng được yêu cầu và tiến độ công trình của chủ đầu tư.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy.
- Xây dựng các công trình dân dụng.

- Chế biến gỗ, lắp đặt các hệ thống cấp thoát nước.
- Trang trí nội thất
- Xây dựng cầu cống, đường giao thông nông thôn liên xã vừa và nhỏ.
- Xây dựng thủy lợi vừa và nhỏ.
- Xây dựng trạm biến áp, đường dây tải điện cao áp và 0,4KV.
1.3. Công nghệ sản xuất chủ yếu.
4
Xí Nghiệp Xây Dựng Sinh Thùy là một doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng cơ bản
nên sản phẩm cũng mang nét đặc thù của ngành xây dựng. Đặc điểm nổi bật là sản
phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài,
mục đích sử dụng của từng công trình cũng khác nhau, gồm cả công trinh dân dụng và
công trình công nghiệp, cho nên việc tổ chức sản xuất và quản lý rât phức tạp. Mặt
khác, sản phẩm xây lắp không được tiêu thụ qua thị trường như những sản phẩm khác
của các ngành kinh doanh đơn thuần mà chỉ coi là được tiêu thụ khi công trình đã hoàn
thành và bàn giao cho đơn vị sử dụng. Do vậy, sản phẩm xây dựng không được chấp
nhận nhiều thứ hạng phẩm cấp giống các sản phẩm công nghiệp mà luôn phải đảm bảo
chất lượng và yêu cầu của quy trình công nghệ.
Tất cả các công trình xây lắp của Xí Nghiệp đều phải tuân thủ theo quy trình công
nghệ sau:
SƠ ĐỒ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất của Xí Nghiệp
(Nguồn tài liệu: Phòng tài chính - kế toán)
1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy.
Với sự nhiệt tình trong việc tham mưu cho Ban lãnh đạo xí nghiệp, các phòng ban
trong đơn vị được tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu. Theo mô hình
này sẽ giúp cho Ban giám đốc Xí nghiệpcó quyết định đúng đắn tại mọi địa điểm, đưa
doanh nghiệp đi lên phù hợp nền kinh tế thị trường hiện nay.
5
Đầu tư và nhận thầu xây
lắp
Khởi công công trình

Xuất cho các công trường
thi công
Hoàn thiện công trình
Vật liệu mua về nhập kho
của Xí Nghiệp
Bàn giao công trình
Căn cứ vào đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình, các phòng ban được sắp xếp
theo sơ đồ sau
SƠ ĐỒ 1.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP
(Nguồn tài liệu: Phòng tài chính - kế toán)
1.4.1. Bộ máy quản lý
* Ban giám đốc
Giám Đốc: là người đứng đầu và là đại diện pháp nhân của Xí Nghiệp. Giám Đốc là
nơi tập trung đấu mối điều hành mọi hoạt động kinh doanh tài chính của Xí nghiệp
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chức năng chính của giám đốc là trực tiếp
điều hành, phụ trách một số phòng ban chính, quản lý giám sát mọi hoạt động của Xí
nghiệp, chịu trách nhiệm trước Xí nghiệp về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp cũng như việc chấp hành luật hiện hành.
Phó Giám Đốc: Phụ trách sản xuất kinh doanh, trợi giúp giám đốc trong việc điều
hành Xí Nghiệp.
* Phòng chức năng
 Phòng tài chính- kế toán: có nhiệm vụ quản lý tiền, phân tích toàn bộ tình hình
kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác kế toán tài chính theo đúng quy định của Nhà
6
Phó Giám Đốc
Giám Đốc
Phòng bảo
vệ
Phòng tổ
chức hành

chính
Phòng kinh
doanh
Phòng tài
chính-kế
toán
nước. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, tổng hợp phản ánh trung
thực về tình hình hiện có cũng như sự biến động của nghuồn vốn và tài sản của xí
nghiệp trong mỗi kỳ hạch toán. Đồng thời tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài
chính, kế hoạch thu nộp nhân sách và kế hoạch sử dụng vật tư tiền vốn.
 Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, điều tra và phát triển thị trường. Đây là phòng
trực tiếp kinh doanh tạo ra doanh thu cho Xí Nghiệp. Phòng kinh doanh luôn phải linh
hoạt và nắm bắt nhu cầu thị trường, qua đó đề ra các chiến lược nhằm kinh doanh có
hiệu quả.
 Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý và tổ chức bộ máy
lao động của Xí Nghiệp. Bên cạnh đó phối hợp cùng các phòng ban khác, đặc biệt là
phòng tài chính, kế toán của đơn vị hạch toán kinh doanh và phân tích hoạt động kinh
tế. Kiểm tra kịp thời, chính xác tình hình tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp.
 Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh và an toàn trong Xí nghiệp.
1.4.2.Các đơn vị trực thuộc
- Đội xây dựng: 4 đội được thực hiện SXKD theo kế hoạch của Xí nghiệp giao
nhiệm vụ chính là đảm bảo đúng tiến độ thi công hoàn thành.
1.5. Khái quát về công tác kế toán của Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy
1.5.1. Cơ cấu bộ máy kế toán.
Để giúp Xí nghiệp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, bộ máy kế toán
của Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy được tổ chức theo kiểu tập trung. Theo mô hình
này tương đối phù hợp với điều kiện của xí nghiệp bởi tất cả số liệu đều được tập trung
bởi phòng kế toán trung tâm, tại các đơn vị trực thuộc bộ phận kể toán không mở sổ
hạch toán riêng.
Do xí nghiệp có mô hinh kinh doanh nhỏ nên có 4 nhân viên kế toán, mỗi nhân viên

đảm nhận một hoặc một số phần hành riêng.
SƠ ĐỒ 1.3: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
7
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp
Kế toán tiền lương và
bảo hiểm xã hội
Thủ quỹ
Kế toán viên ở các đơn vị trực thuộc
(Nguồn tài liệu: Phòng tài chính - kế toán)
*Chức năng của các bộ phận:
- Kế toán trưởng: là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách và chịu trách nhiệm
trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của
đơn vị, tổ chức hoạt động huy động vốn, chỉ đạo chuyên môn các nhân viên kế toán
trong phòng. Kế toán trưởng là người điều hành, phụ trách công tác kế toán và quản lý
tài chính ở Xí nghiệp như: thông tin kinh tế, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, giá cả
và hạch toán kinh doanh theo pháp luật hiện hành.
- Kế toán tổng hợp: tổng hợp chứng từ vào sổ nhật ký chứng từ, ghi vào sổ cái, lập
báo cáo trình kế toán trưởng.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ lập bảng lương theo sự giám
sát và quản lý của cấp trên. Thanh toán các khoản tiền lương và các khoản trích theo
lương cho các cán bộ công nhân viên trong chi nhánh theo quyết định của giám đốc.
Đồng thời cugn cấp số liệu cho kế toán tổng hợp đẻ hỗ trợ việc quản lý và giám sát
tinh hình tài chính của đơn vị.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu, chi và bảo quản tiền mặt, thông báo thường xuyên tình
hình thu chi. Theo dõi toàn bộ tài sản, hiện vật thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng
của Xí nghiệp.
- Kế toán viên tại các đội xây dựng: Tập hợp các chứng từ chi phí phát sinh tại đơn
vị, theo dõi phân bổ trực tiếp đến từng hạng mục công trình.

8
1.5.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
- Chế độ kế toán: Xí nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán: là năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng.
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp kê khai hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ: Theo quy đình hiện
hành và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác:
+ Nguyên tắc ghi nhận: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
+ Lập dự phòng phải thu khó đòi: Theo quy định hiện hành và chuẩn mực kế toán
Việt Nam.
- Nguyên tắc xác nhận khoản phải thu phải trả: Theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Theo chuẩn mực kế toán số 14 kế toán Việt Nam,
doanh thu được ghi nhận khi có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hảng hóa cho người mua.
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quản lý hang hóa như người sở hữu hàng hóa
hoặc kiểm soát hàng hóa.
+ Doanh nghiệp được xác định tương đối chắc chắn.
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Thuế GTGT: Tính theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Công tác kiểm kê tài sản cố định: Theo định kỳ 6 tháng kiểm tra 1 lần.
-Nguyên tác ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng: Theo chuẩn mực kế
toán.

-Nguyên tắc xác định các khoản tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển:
Giá trị thực tế thu được.
- Nguyên tắc xác định khoản phải thu, phải trả: theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng.
- Hình thức sổ kế toán sử dụng: Hình thức kế toán của Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy
là hình thức CTGS. Định kỳ 15 ngày ghi sổ 1 lần.
SƠ ĐỒ 1.4 HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
9
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
Theo hình thức này việc ghi sổ kế toán tách rời với việc ghi theo thứ tự thời gian và
ghi theo hệ thống giữa việc ghi sổ kế toán tông hợp và ghi sổ kể toán chi tiết.
-Hệ thống sổ kế toán áp dụng:
+ Sổ cái TK 111, TK 112, TK 152, TK 153, TK 211, TK 212….
+ CTGS;
+ Sổ đăng ký CTGS;
+ Bảng cân đối số phát sinh;
+ Sổ thẻ kế toán chi tiết.
10
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc cùng
loại
Sổ Quỹ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiêt
Bảng tổng
hợp chi tiết

Chứng thi sổ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký CTGS
Bảng cân đối
số phát sinh
- Một số sổ cái của doanh nghiệp là : Sổ cái TK 111, TK 112, TK131, TK331, TK152,
TK 153, TK 154, TK 311, TK 334, TK 338…
+ Sổ kế toán chi tiết: Trên thực tế doanh nghiệp sử dụng một loạt sổ kế toán chi tiết
như : Sổ chi tiết VL, sổ chi tiết với người mua, sổ chi tiết với người bán…
1.6. Đặc điểm tình hình lao động của Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy.
Là Xí nghiệp hoạt động trong chuyên ngành xây dựng, Xí nghiệp xây dựng Sinh
Thùy cần có đội ngũ cán bộ công nhân viên trình độ khác nhau từ đại học, trung cấp
hay công nhân lao động chủ yếu bằng chân tay. Mặt khác lao động trong xí nghiệp
phần lớn là lao động nam chiếm 90% trong tổng số lao động toàn doanh nghiệp bởi
lĩnh vực xây dựng yêu cầu đòi hỏi sức khỏe tốt, khả năng bốc vác nặng nên phái nữ
chiếm tỷ lệ ít. Đối với từng cấp bậc khác nhau sẽ được sắp xếp ở các vị trí khác nhau
phù hợp cho từng lao động chính của xí nghiệp. Chính nhờ vậy mà Xí nghiệp đã thu
hút được đông đảo lao động đến từ nhiều địa phương khác nhau ở mọi nơi.
Trong những năm gần đây Xí nghiệp đã tập hợp được gần 215 lao động (không kể
lao động thuê ngoài tại các công trường). Trong đó bao gồm:
11
SƠ ĐỒ 1.5: THÔNG TIN
VỀ CÁN BỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CỦA XÍ NGHIỆP
STT Chuyên môn kỹ thuật
Số
lượng
Thâm niên
>= 5 năm >= 10 năm >=15 năm
I Đại học 9

1 Kỹ sư xây dựng 5 5
2 Kỹ sư giao thông 4 4
II
Trung cấp và tương
đương
14
1 Trung cấp xây dựng 5 5
2 Trung cấp giao thông 8 8
(Nguồn số liệu: Phòng tổ chức hành chính)
SƠ ĐỒ 1.6: THÔNG TIN
LỰC LƯƠNG CÔNG NHÂN KỸ THUẬT VÀ THỢ LÀNH NGHỀ CỦA XÍ NGHIỆP
STT Loại thợ Số lượng Ghi chú
1. Thợ nề 120 Xây dựng và hoàn thiện
2. Thợ bê tông 50 Đổ bê tông
3. Thợ mộc 15 Ghép cốt pha
4. Cơ khí 7 Gia công sản xuất lắp ghép cửa nhôm kính
5. Thợ diện máy 3 Lắp ráp máy và lắp đèn chiếu sáng
6. Lái các loại xe 4
7. Vận hành sửa chữa 3 Vận hành máy xây dựng và sửa chữa
(Nguồn số liệu: Phòng tổ chức hành chính)
Với đội ngũ lao động trên đã đem lại cho Xí nghiệp những kết quả đáng kể. Tuy nhiên
trong thị trường kinh tế phát triển hiện nay thì đòi hỏi xí nghiệp phải đào tạo, nâng cao
12
hơn nữa đội ngũ lao động trên. Hơn nữa cũng cần phải tuyển thêm lao động và có sự
sắp xếp lao động một cách hợp lý nhất để tận dụng tối ưu nguồn lực này.
1.7. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Xí nghiệp xây dựng Sinh
Thùy trong thời gian qua.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy được
biểu hiện qua bảng số liệu sau:
13

BẢNG 1.7: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
So sánh 2011/2010
Mức Tỷ lệ %
Tổng doanh thu
15.533.700.000 9.169.020.909 (6.364.679.091) 59,02
Các khoản giảm trừ 0 0 0 0
Doanh thu thuần
15.533.700.000 9.169.020.909 (6.364.679.091) 59,02
Giá vốn hàng bán
14.229.004.033 8.020.150.000 (6.208.854.030) 56,36
Lợi nhuận gộp
1.304.695.967 1.148.870.909 (155.825.058) 88,05
Doanh thu hoạt động
tài chính
3.880.500 7.252.600 3.372.100 186,90
Chi phí tài chính
476.367.230 256.370.220 (219.997.010) 53.82
Chi phí QLDN 254.821.730 591.915.315 337.093.585 232,28
LNT từ HĐKD 577.387.507 307.837.974 (269.549.533) 53,31
Thu nhập khác 136.363.637
Chi phí khác 250.293.027
Lợi nhuận khác (113.929.390)
Lợi nhuận trước thuế 463.458.117 307.837.974 (155.620.143) 66,42
Thuế TNDN phải nộp 115.864.529 76.959.494 (38.905.035) 66,42
Lợi nhuận sau thuế 347.593.588 230.878.480 (116.715.108) 66,42
(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán- tài chính)
14
Qua số liệu ở bảng trên, ta thấy trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của

Xí nghiệp có nhiều biến động, nổi lên một số vấn đề sau:
Tổng doanh thu năm 2011 của Xí nghiệp giảm đáng kể so với năm 2010. Cụ thể là
-6.364.679.091 đồng hay chỉ bằng 59,02% tổng doanh thu năm 2010. Điều nay gặp
phải là do tình hình kinh tế năm vừa qua biến dộng không ngừng, gây ra khủng hoảng
kinh tế toàn cầu nên việc Xí nghiệp gặp phải khó khăn trong kinh doanh là điều dễ
dàng nhận thấy.
Giá vốn hàng bán năm 2010 là 14.229.004.033 đồng, năm 2011 giá vốn hàng bán đạt
8.020.150.000 đồng giảm đáng kể so với năm 2010. Cụ thể là giảm 6.208.854.030
đổng hay chỉ bằng 56,36 % giá vốn hàng bán năm 2010. Chính điều này đã làm giảm
rất nhiều lợi nhuận của Xí nghiệp.
Năm 2010 chi phí quản lý doanh nghiệp là 254.821.730 đồng đến năm 2011 thì chi
phí quản lý doanh nghiệp lại tăng cao lên đến 591.915.315 đồng tăng mạnh so với
năm 2010, cụ thể là tăng 337.093.585 đồng hay đạt 232,28%. Qua đó cho thấy Xí
nghiệp chi chưa hợp lý, dẫn đến làm giảm lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 giảm 155.620.143 đồng và lợi
nhuận sau thuế giảm 116.715.108 đồng. Qua số liệu trên ta thấy được xu hướng phát
triển của Xí nghiệp. Lợi nhuận của Xí nghiệp năm 2010 tăng lên, tốc độ tăng đã lớn
hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Điều đó chứng tỏ rằng Xí nghiệp vẫn giữ được
thị trường của mình và vẫn có được sự tin cậy của khách hàng. Tuy năm 2011 có giảm
nhưng việc giảm lợi nhuận này là do một phần tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế
nên việc Xí nghiệp vẫn đứng vững và phát triển, vẫn đảm bảo được công ăn việc làm
cho toàn bộ công nhân viên đang làm việc tại Xí nghiệp và hàng năm vẫn tuyển thêm
nhân sự là một tín hiệu đáng mừng.
15
Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SINH
THÙY
2.1. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
2.1.1. Đặc điểm và thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
2.1.1.1. Đặc điểm

Với đặc điểm chung của ngành xây dựng là thường xuyên sản xuất lưu động, lực
lượng sản xuất phân tán không tập trung và thường xuyên làm vào ban đêm với công
việc cụ thể là: đào đường, xây dựng các công trình cầu đường, nhà ở, trường học Vì
vậy NVL sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp cũng mang những đặc thù
khác nhau. Từ những đặc điểm trêm cho thấy việc quản lý NVL của Xí nghiệp có
những khó khăn riêng biệt. Vấn đề đặt ra cho Xí nghiệplà phải đưa ra những biện pháp
quản lý chặt chẽ NVL và sử dụng một cách hợp lý, giúp nâng cao kết quả sản xuất, đó
cũng chính là mục tiêu phấn đấu của Xí nghiệp. Hơn nữa khác với tư liệu lao động
khác, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, chúng bị tiêu hao toàn bộ,
thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo nên sản phẩm.
Tại Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy, NVL được sử dụng vào những mục đích khác
nhau, phù hợp với từng công trình nên đa dạng cả về chủng loại lẫn số lượng. Hơn nữa
xí nghiệp cũng trang bị kho, bến bãi cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới chất lượng
của NVL, CCDC, tránh thất thoát NVL một cách lãng phí.
Vì Xí nghiệp hoạt động trên một địa bàn tương đối rộng, phải đi theo các công trình
trên khắp các tỉnh nên CCDC, NVL được mua sắm tại chỗ phục vụ cho công trình một
cách tốt nhất. Điều này đã giúp Xí nghiệp giảm tối thiểu chi phí vận chuyển và những
hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản NVL, CCDC
tại công trường, do điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng gây cho việc bảo quản gặp
khó khăn và việc NVL, CCDC bị thất thoát là điều không thể tránh khỏi.
Do có nhiều chủng loại NVL khác nhau, nên muốn quản lý tốt vật liệu và hạch toán
chính xác vật liệu chính xác vật liệu thì cần phải tiến hành phân loại NVL một cách
khoa học và hợp lý. Căn cứ vào nội dung kinh kế vật liệu được chia thành các loại sau:
+ Vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu của Xí nghiệp, tham gia vào quá trình sản
xuất, là cơ sở chủ yếu hình thành nên thực thể sản phẩm. Bao gồm: Đất đá, cát , sỏi, xi
măng
+ Vật liệu phụ: gồm rất nhiều loại khác nhau, tuy không cấu thành nên thực thể sản
phẩm song vật liệu phụ rất đa dạng và phong phú, nó mang tính đặc thù khác
16
+ Nhiên liệu: là các loại xăng, dầu, mỡ phục vụ cho quá trình vận hành máy móc

thiết bị của Xí nghiệp mua sắm, dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị.
+ Phế liệu thu hồi: chủ yếu là những loại vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất.
+ Thiết bị xây dựng cơ bản: là những thiết bị chuyên dùng để thi công và xây dựng
các công trình kiên cố.
+ Các loại vật liệu phụ khác: là thiết bị đặc chủng của máy móc thi công dùng trong
quá trình sửa chữa thay thế không có trong nước nên khó có thể mua được.
+ Vật liệu phục vụ việc trang trí: gỗ….
Xét về mặt chi phí, chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất đặc
biệt là chi phí NVL chính. Do đó một biến động nhỏ về chi phí NVL cũng có ảnh
hưởng ngay tới giá thành sản phẩm. Do vậy mà Xí nghiệp phải có biện pháp thu mua
vận chuyển, bảo quản tốt tránh tình trạng hư hao, mất mát làm ảnh hưởng tới quá trình
sản xuất của Xí nghiệp, đồng thời tính toán sao cho chi phí vận chuyển là thấp nhất.
Đối với CCDC thì Xí nghiệp chia ra thành hai loại CCDC chính là: CCDC dùng cho
việc thi công và sản xuất; CCDC dùng cho công tác quản lý. Mỗi loại đều được phân
bổ một cách chính xác cho từng bộ phận trong Xí nghiệp.
2.1.1.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Đối với NVL nhập kho: tính theo giá trị thực tế nhập kho( tính thuế theo phương pháp
khấu trừ).
- Đối với NVL xuất kho: Áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước.
Theo phương pháp này, dựa tên giả định hàng nào nhập trước sẽ xuất trước, và trị giá
NVL xuất kho sẽ đước tính bằng số lượng hàng xuất kho x đơn giá của hàng nhập kho
theo thứ tự thời gian từ trước đến sau. NVL tồn kho được tính theo số lượng NVL tồn
kho và đơn giá của những lô hàng nhập sau hiện còn.
-Đối với NVL tự gia công chế biến: bê tông, gia công thiết bị nhỏ….thì giá nhập kho
và xuất kho được tính như sau:
Giá thực tế =
Giá xuất vật liệu
chuyển đến
+
Chi phí

Gia công chế
biến
+
Chi phí vận
chuyển bốc dỡ
17
Trị giá
thực tế
của vật
liệu nhập
=
Trị giá mua
chưa thuế
+
Chi phí
liên quan
+
Thuế
không được
hoàn lại
-
Các
khoản
giảm giá,
chiết
khấu
2.1.2. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Thủ tục nhập kho NVL, CCDC tại đơn vị:
Vật liệu, CCDC của xí nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất được mua ở nhiều
nguồn cung cấp khác nhau. Phương thức thanh toán có thể trả tiền ngay hoặc trả chậm.

PNK phản ánh trực tiếp hoạt động kinh tế tài chính xảy ra, sao chụp lại nguyên vẹn
hoạt động kinh tế tài chính đó.Nó là cơ sở để ghi chép, tính toán số liệu, tài liệu ghi sổ
kế toán thông tin kinh tế và kiểm tra, quản lý các hoạt động kinh tế tài chính.Lập PNK
để xác định số lượng, chất lượng, giá cả của vật tư mua vào thực tế nhập kho, để ghi
vào thẻ kho, thanh toán tiền hàng. Ngoài ra PNK được dùng để tổng hợp tài liệu từ các
chứng từ gốc cùng loại, phục vụ việc ghi sổ kế toán được thuận lợi. Do vậy cần phải
kèm theo các chứng từ gốc mới có giá trị sử dụng trong ghi sổ kế toán, thông tin kinh
tế, quản lý.
PNK được lập thành 02 liên:
Liên 1: Lưu tại quyển gốc và giữ tại bộ phận cung ứng vật tư.
Liên 2: Chuyển cho thủ kho ghi vào thẻ kho về mặt số lượng. Định kỳ chuyển
PNK liên 2 cho kế toán kiểm tra, hoàn thiện phiếu nhập và tiến hành ghi sổ chi tiết
NVL, CCDC, PNK phải có đầy đủ chữ ký của người có liên quan.
Ngoài ra quá trình nhập kho hay xuất kho NVL, CCDC còn có hóa đơn GTGT. Nó là
cơ sở để chứng minh cho các hoạt động kinh tế tài chính xảy ra, là cơ sở để ghi sổ kế
toán và thông tin kinh tế về các hoạt động kinh tế tài chính đó. Giúp cho kế toán quản
lý được quá trình mua bán nguyên vật liệu, giúp cho việc phân loại chứng từ, tổng hợp
số liệu một cách thuận lợi. Nó giúp cho việc kiểm tra, thanh tra tính trung thực, tính
hiệu quả về mặt thời gian các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn
thành, xác định trách nhiệm của đơn vị, bộ phận, cá nhân đối với hoạt động kinh tế tài
chính, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hoạt động kinh tế tài chính, phân loại hoạt
động kinh tế theo đối tượng để ghi sổ kế toán đúng đắn và quản lý có hiệu quả. Đặc
biệt trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển và tin học được ứng dụng rộng rãi
trong kế toán, các chứng từ cần được xây dựng, thiết kế như một phương tiện ghi nhận,
lưu giữ thông tin để sử dụng trong kế toán đảm bảo cho các phương tiện kỹ thuật tin
học sử dụng trong kế toán có thể thực hiện thu nhận thông tin đã được ghi nhận, lưu
giữ. Hoá đơn GTGT gồm 3 liên:
+ Liên 1: Lưu tại cuống
+ Liên 2: Giao khách hàng
+ Liên 3: Lưu tại cuống (cuối tháng bỏ ra lưu theo chứng từ đã xuất).

Minh họa thủ tục nhập kho gồm: Hóa dơn bán hàng, biên bản kiểm nghiệm và PNK
18
BẢNG 2.1
Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
NN/2011B
0095000
HÓA ĐƠN GTGT
Liên 2: (Giao khách hàng)
Ngày 02 tháng 11 năm 2011
Đơn vị bán hàng: xí nghiệp CP xi măng La Hiên
Địa chỉ: X.La Hiên-H.Võ Nhai–TP.Thái Nguyên
Điện thoại:0280.3829154 MST: 4600420652
Họ và tên người mua hàng : Mè Văn Tú
Tên đơn vị: Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy
Địa chỉ: Đồng Tiến- Phổ Yên – Thái nguyên.
Hình thức thanh toán: chuyển khoản Số tài khoản: 850821102005
Mã Số Thuế: 4600271760
TT Tên hàng hóa,dịch vụ
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
A B C D E F
01 Xi măng PC30 La Hiên Tấn 20
1.163.00

0
23.260.000
02 Xi măng trắng Tấn 4
2.529.60
0
10.118.400
Cộng tiền hàng:
33.378.400
Thuế suất GTGT: 10%. Tiền thuế GTGT:
3.337.840
Tổng cộng tiền thanh toán: 36.716.240
Tổng số tiền( viết bằng chữ): Ba mươi sáu triệu bảy trăm mười sáu nghìn hai trăm bốn
mươi đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên)
Mè Văn Tú Ngô Thị Thùy Nguyễn Văn Sinh
(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán- tài chính)
19
BẢNG 2.2
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SINH THÙY Mẫu số 03 - VT
Địa chỉ: Đồng Tiến-Phổ Yên-Thái Nguyên (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐBTC
ngày 14/9/2006 của BTC)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ
Ngày 02 tháng 11 năm 2011
Căn cứ vào HĐ số 0095000 ngày 02 tháng 11 năm 2011
Biên bản kiểm nghiệm bao gồm:
-Ông/bà: Ngô Lệ Chỉ huy trưởng công trình – Trưởng ban
-Ông/bà: Ngô Thị Thùy Kế toán công trình - Ủy viên
-Ông/bà: Mè văn Tú Thủ kho công trình - Ủy viên
-Ông/bà: Nguyễn Khánh Lâm Bên giao hàng - Ủy viên

Phương thức kiểm nghiệm: Kiểm tra đo đếm thực tế số lượng, chất lượng
Đã tiến hành kiệm nghiệm vật tư sau:
STT
Tên vật

Mã số ĐVT
Số
lượng
theo
chứng
từ
Kết quả kiểm
nghiệm
Ghi chú
Số đúng
quy
cách
Số sai
quy
cách
01
Xi măng
PC30 La
Hiên
01859 Tấn 20 20 0
02
Xi măng
trắng
01861 Tấn 4 4 0
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Đạt tiêu chuẩn

Bên giao hàng Thủ kho Trưởng ban
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)
(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán- tài chính)
20
BẢNG 2.3:
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SINH THÙY Mẫu số 03 - VT
Địa chỉ: Đồng Tiến-Phổ Yên-Thái Nguyên (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006 của BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 02 tháng 11 năm 2011 Nợ TK: 152
Số: 111 Có TK : 112
Họ tên người giao hàng:
Theo HĐ số 0095000 ngày 02 tháng 11 năm 2011
Nhập tại kho: Nhà chính Đền Thờ Liệt Sĩ H.Phổ Yên
STT
Tên, nhãn
hiệu, quy
cách
Mã số ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(Đồng)
Thành tiền
(Đồng)
Theo
chứn
g từ
Thực
nhận
01

Xi măng
PC30 La
Hiên
01859 Tấn 20 20 1.163.000 23.260.000
02
Xi măng
trắng
01861 Tấn 4 4 2.529.600 10.118.400
Tổng
Cộng
33.378.400
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba mươi ba triệu ba trăm bảy tám nghìn bốn trăm đồng./
Số chứng từ đi kèm: 01 HĐ và 01 Biên bản kiểm nghiệm
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên)
(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán- tài chính)
-Thủ tục xuất kho NVL, CCDC tại đơn vị:
21
Để quản lý NVL, CCDC một cách chặt chẽ thì kế toán NVL, CCDC cần theo dõi
chặt chẽ số lượng vật tư, CCDC, sản phẩm, hàng hoá xuất kho cho các bộ phận sử
dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản
phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.Bên cạnh
đó kế toán cũng cần ghi đầy đủ các khoản theo quy định như người nhận hàng, đơn vị,
lý do xuất kho, số lượng, đơn giá, thành tiền đồng thời cầnký và ghi rõ họ tên của
người lập phiếu, người nhận phiếu, người nhận hàng, thủ kho, kế toán trưởng, giám
đốc…Trong quá trình thi công công trình nếu có yêu cầu xuất kho thì kế toán phải dựa
vào các chứng từ gốc để làm thủ tục xuất kho vầ ghi vào sổ tổng hợp chi tiết NVL,
CCDC.
PXK do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập thành 3
liên(đặt giấy than viết 1 lần). Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán

trưởng ký xong chuyển cho Giám đốc hoặc người uỷ quyền duyệt( ghi rõ họ tên) giao
cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thu kho ghi vào
cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người
nhận hàng ký tên vào PXK( ghi rõ họ tên)
+ Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.
+ Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán
ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán.
+ Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá giữ để theo dõi ở
bộ phận sử dụng
Minh họa thủ tục xuất kho gồm: PXK
22
BẢNG 2.4
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SINH THÙY
Địa chỉ: Đồng Tiến -Phổ Yên - TP.Thái Nguyên
Mẫu số 02 - VT
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 Của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 12 tháng 11 năm 2011 Nợ TK : 154.1
Số : 115 Có TK : 152
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn An Địa chỉ( bộ phận): Kỹ thuật
Lý do xuất: Phục vụ thi công công trình Nhà chính Đền Thờ Liệt Sĩ H.Phổ Yên
Xuất tại kho: Đội 3- Xí nghiệp xây dựng Sinh Thùy Địa điểm: Phổ Yên
STT
Tên nhãn
hiêu SP,
quy cách
vật tư
Mã số ĐVT
Số lượng

Đơn giá
(Đồng)
Thành tiền
(Đồng)
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4=(3x2)
1.
Xi măng
PC30 La
Hiên
01859 30 30 1.200.000 36.000.000
2. Xi măng
trắng
01861 Tấn 2 2 2.700.000 5.400.000
Cộng 41.400.000
Tổng số tiền( viết bằng chữ): Bốn mươi mốt triệu bốn trăm nghìn đồng./
Ngày 12 tháng 11 năm 2011
Người lập
phiếu
Người nhận
hàng
Thủ kho
Kế toán
trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán- tài chính)

*Căn cứ vào chứng từ, nhập xuất thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho:
23
Thẻ kho dùng theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ NVL, CCDC, sản
phẩm, hàng hoá ở từng kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu,
dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho.Mỗi thẻ kho
dùng cho một loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng nhãn
hiệu, quy cách ở cùng một kho.Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận
chứng từ và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ
kho. Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên thẻ kho cho phù hợp
với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định. Cuối tháng kế toán dựa vào phiếu
nhập, phiếu xuất để vào thẻ kho. Nhập số liệu vào thẻ kho chỉ nhập phần số lượng.
24
BẢNG 2.5:
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SINH THÙY
Địa chỉ: Phổ Yên – TP. Thái Nguyên
Mẫu số: S09-DN
(Theo QĐ:48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
THẺ KHO
Tháng 11 năm 2011
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Xi măng PC30 La Hiên Mã số: 01859
Đơn vị tính: Tấn
TT
Ngày
ghi sổ
Số hiệu chứng
từ
Diễn giải
Số lượng
Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu tháng 50
1.
02/11 PN111
Nhập kho xi măng
PC30
20 70
2.
05/11 PN115
Nhập kho xi măng
PC30
10 80
3.
12/11 PX111 Xuất kho xi măng PC30 30 50
4.
18/11 PX110 Xuất kho xi măng PC30 15 35
5.
25/11 PX 115 Xuất kho xi măng PC30 20 15
6.
30/11 PN115
Nhập kho xi măng
PC30
5 20
Cộng phát sinh 35 65
Tồn kho cuối tháng 20
Ngày 30 tháng 11 năm 2011.
Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên,
đóng dấu)
(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán- tài chính)
25

×