Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Bảo đảm quyền của lao động nữ tại các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh hà nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.21 MB, 112 trang )

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... 11
DANH MỤC HÌNH

vii

DANH MỤC BẢNG

MỞ ĐẦU
Chương 1 MỘT sơ VÀN ĐẼ LÝ LUẬN VÊ QUYÊN CỦA LAO ĐỘNG

NỮ..................................................................................................................... 6

1.1. Quyền của người lao động và quyền của lao động nữ............................... 6

1.1.1. Quyền của người lao động...................................................................... 6
1.1.2. Quyền của lao động nữ........................................................................... 9
1.2. Nội dung pháp luật quốc tế về quyền của lao động nữ........................... 14

1.2.1. Quyền không bị phân biệt đối xử.......................................................... 14
1.2.2. Các quyền về hưởng chế độ thai sản và bảo hiểm xã hội..................... 19
1.2.3. Quyền không bị ép buộc lao động........................................................ 23
1.2.4. Quyền được bào đảm không bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc...... 25
1.3. Nội dung pháp luật Việt Nam về quyền của lao động nữ.........................26
1.3.1. Quyền không bị phân biệt đối xử.......................................................... 27
1.3.2. Quyền về hưởng chế độ thai sản và bảo hiểm xã hội.......................... 31

1.3.3. Quyền không bị ép buộc lao động........................................................ 36
1.3.4. Quyền đảm bảo khơng bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc................ 37


Tiểu kết Chương 1........................................................................................... 40
Chương 2 THỤC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NŨ

TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÀ NAM............................... 41
2.1. Giới thiệu tỉnh Hà Nam và tông quan vê các khu công nghiệp trên địa bàn

iv


2.1.1. Giới thiệu tỉnh Hà Nam........................................................................ 41
2.1.2. Tống quan các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh................................ 42
2.2. Đặc điểm của lao động nữ tại khu công nghiệp tỉnh Hà Nam............... 46

2.2.1. Độ tuối và thể trạng............................................................................... 46
2.2.2. Trình độ tay nghề.................................................................................. 47
2.2.3. Trình độ kiến thức chun mơn............................................................ 48
2.2.4. Xuất thân lao động................................................................................ 49
2.2.5. Ý thức kỷ luật........................................................................................ 50
2.3. Thực trạng bảo đảm quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam................................................................... 51

2.3.1. Thực trạng bảo đảm quyền không bị phân biệt đối xử......................... 51
2.3.2. Thực trạng bảo đảm quyền được hưởng chế độ thai sản và bảo hiểm xã

hội...................................................................................................................56
2.3.3. Thực trạng đảm bảo quyền không bị ép buộc lao động........................ 63
2.3.4. Thực trạng đảm bâo quyền không bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc .. 64

2.3.5. Việc bảo đảm các quyền khác của người lao động............................... 65

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BẢO ĐẢM

QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP................... 69

3.1. Phương hướng.......................................................................................... 69
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về quyền của lao động nữ................................... 69
3.1.2. Nâng vai vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lao
động và cơ quan bảo vệ pháp luật; các doanh nghiệp, các cấp chính quyền và

đồn thể........................................................................................................... 74
3.1.3. Tun truyền giáo dục, nâng cao ý thức, nhận thức và sự nỗ lực vươn
lên của người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng trong việc khắng

định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.......................................... 75

3.2. Giải pháp thúc đấy bảo đảm quyền của lao động nữ tại các khu công
nghiệp.............................................................................................................. 76
V


3.2.1. Hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật quốc gia về quyền lao động nói
chung và lao động nữ nói riêng....................................................................... 76

3.2.2. Hồn thiện cơ chế chính sách địa phương............................................ 83
3.2.3. Nâng cao vai trò, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước............ 85
3.2.4. Phát huy vai trị, trách nhiệm của các đồn thể quần chúng................ 87
3.2.5. Nâng cao nhận thức và ỷ thức của người lao động và lao động nữ

nói riêng.......................................................................................................... 89


3.2.6. Các giải pháp liên quan tới doanh nghiệp và khuyến nghị cho các khu
công nghiệp khác............................................................................................. 90
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 94

KẾT LUẬN.................................................................................................... 95
/K

■>

X

~

CONG TRINH KHOA HỌC ĐA CONG BO........................................... 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 98

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Nhóm tuổi lao động nữ.tại KCN Hà Nam...................................... 47

Hình 2.2. Tỷ lệ bình quân tuổi lao động nữ tại KCN Đồng Văn I và II............ 47
Hình 2.3. Trình độ chun mơn của lao động nữ KCN tỉnh Hà Nam............ 49
Hình 2.4. Thời gian làm việc thục tế bình quân/ngày của người lao động tại

KCN Hà Nam năm 2019................................................................................. 58


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thời giờ làm thêm thực tế của công nhân tại các KCN Hà Nam... 59
Bảng 2.2. Nhũng khó khăn người lao động chưa lập gia đình ở KCN.......... 66
Đồng Văn........................................................................................................ 66

VII


MỞ ĐẦU

1. Tính câp thiêt của đê tài

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất

nước, các khu công nghiệp (KCN) phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương,
kéo theo sự gia tăng lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở

các KCN. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng

9/2021, cả nước có 563 KCN nằm trong quy hoạch phát triển các KCN ở Việt

Nam (tính cả KCN trong khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu) với tổng
diện tích đất tự nhiên khoảng 210,9 nghìn ha, chiếm khoảng 0,6% tổng diện

tích đất tự nhiên của cả nước và 4,1% tổng diện tích đất phi nông nghiệp
trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 [20]. So với
doanh nghiệp chung trong cả nước, tỷ lệ doanh nghiệp KCN, khu chế xuất,
khu công nghệ cao chỉ chiếm 7,7% tổng số doanh nghiệp nhưng tỷ lệ lao động


chiếm hơn 29,86% tổng số [24]. Các KCN ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần đẩy nhanh

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại.

Ớ Việt Nam hiện nay, phụ nữ giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế, là nguồn nhân lực to lớn góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục
tiêu phát triến kinh tế - xã hội, ngày càng khẳng định rõ nét vị trí của mình
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và đóng góp tích cực vào cơng cuộc
xây dựng, phát triển đất nước. Tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động ngày

càng lớn, chiếm khoảng 50,2% dân số và 47,3% lực lượng lao động cả nước
và có mặt trên hầu hết các lĩnh vực lao động sản xuất [60]; đặc biệt tỷ lệ lao

động nữ (LĐN) trong các KCN, khu chế xuất ngày càng gia tăng. Trong số

gần 3 triệu lao động làm việc tại các KCN trong cả nước thì có gần 1,2 triệu

lao động nữ [14]; trong đó các ngành dệt may, giày dép và chế biến thực
phẩm LĐN chiếm 70% công nhân [33].
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn vói chuyển đổi

cơ cấu kinh tế và phát huy các tiềm năng, lợi thế cùa địa phương, góp phần


giải quyêt việc làm và nâng cao đời sông của nhân dân; Đảng bộ và chính

quyền tỉnh Hà Nam đã tập trung phát triến các KCN, hình thành cụm các

KCN trên địa bàn tĩnh với lực lượng CNLĐ đông đảo, trong đó LĐN chiếm tỷ


trọng lớn là số cơng nhân lao động (CNLĐ) tại các KCN. Trong những năm
qua, việc bảo đảm quyền của LĐN ở các KCN trên địa bàn tỉnh đã đạt được
những kết quả nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển các KCN của Hà

Nam cũng nổi lên những vấn đề nổi cộm về đảm bảo quyền của LĐN làm
việc tại các KCN, như: tình trạng bất bình đẳng về cơ hội việc làm và thu
nhập; thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ, chăm sóc y tế, đời sống văn hóa,

tinh thần chưa được đảm bảo; LĐN vẫn cịn mang gánh nặng cơng việc gia
đình...Nhiều LĐN cũng khơng có nhà ở hoặc nhà ở khơng đảm bảo chất

lượng; khơng có điều kiện tìm bạn đời ảnh hưởng đến quyền kết hơn, khơng
có nhà trẻ cho LĐN có con nhỏ...

Trong bối cảnh đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
và hội nhập quốc tế (HNQT) đất nước hiện nay quyền lợi của LĐN đang cần

được bảo đám hơn bao giờ hết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương

đồng thời nhằm góp phần nhỏ bé của bản thân vào việc thúc đẩy bảo đảm
quyền cùa LĐN làm việc tại các KCN, học viên đã chọn đề tài “Bảo đảm
quyền của lao động nữ tại các khu công nghiệp: từ thực tiễn tinh Hà Nam"

làm đề tài luận
văn thạc
sĩ.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, đề tài bảo đảm quyền của lao động nói chung và
quyền của lao động nữ nói riêng đã được một số tồ chức, cá nhân quan tâm

nghiên cứu, bàn luận và đề cập đến những vấn đề, khía cạnh liên quan thơng
qua các hình thức như các sách chuyên khảo, đề tài khoa học của tác giả trong

và ngoài nước; các luận án, luận văn. Tiêu biểu là sách của PGS.TS. Lê Thị

Hoài Thu (2013), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt
Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn thạc sỹ của các tác giã Phan

Thị Mai Anh (2018), Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao

2


động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiên các khu cơng nghiệp
tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỳ luật kinh tế, Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam; Hồ Thanh Vân (2017), Bảo vệ quyền của lao
động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Viện

Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Đặng Thị Thơm (2016), Quyền lao
động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Phạm Thị Thảo (2015), Quyền của lao

động nữ làm việc tại các khu công nghiệp ở Việt Nam: phân tích từ thực tiễn
một so khu công nghiệp trên địa hàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ luật

học - Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Những cơng trình nêu trên là những nguồn tài liệu quan trọng đế tác giả

tham khảo, kế thừa trong q trình thực hiện đề tài luận văn.
3. Mục
đích và nhiệm
vụ• nghiên
cứu


CT
3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và pháp luật về
quyền của LĐN nói chung, LĐN làm việc tại KCN nói riêng; Khảo sát, đánh

giá thực tiễn pháp luật bảo vệ quyền của LĐN tại các KCN tỉnh Hà Nam; trên

cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp và thúc đấy bảo đảm quyền của
LĐN làm việc tại các KCN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đe đạt được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền cùa LĐN như: khái niệm
quyền của LĐN, nội dung của pháp luật quốc tế (PLQT) và pháp luật Việt

Nam (PLVN) về bão vệ quyền của LĐN (bao gồm pháp luật bảo đảm quyền
của LĐN và pháp luật về biện pháp bảo vệ quyền của LĐN); quyền của LĐN
làm việc tại các KCN.


- Giới thiệu khái qt lịch sử-văn hóa-tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà
3


Nam và các K.CN trên địa bàn tỉnh; Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn
thực hiện vấn đề bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền và lợi ích của LĐN làm

việc ở các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam và những vấn đề đặt ra.

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp bảo đảm và thúc đẩy quyền
của LĐN làm việc tại các KCN từ thực tiễn tỉnh Hà Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quyền của lao động nữ tại các
KCN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian', từ địa bàn tình Hà Nam.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2017 - 2020.
5. Phưong pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.7. Phươngpháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), các quan điểm

của Liên hợp quốc, của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các


phương pháp nghiên cứu cụ thể, như:
- Phương pháp phàn tích: được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm
phân tích, làm rõ các luận điểm.

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những quan điểm, luận điểm để
đưa ra kết luận chung.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 1 thông qua
việc so sánh pháp luật giữa các quốc gia với nhau, so sánh PLQT về bảo vệ

quyền con người với PLVN. Ớ chương II so sánh việc áp dụng pháp luật đối
với thực tiễn việc bảo đảm quyền của LĐN tại các K.CN tỉnh Hà Nam.

- Phương pháp thong kê: được sử dụng ở chương 2 nhằm làm rõ thực
trạng bảo về quyền của LĐN ở Việt Nam hiện nay.
4


6. Y nghĩa khoa học và thực tiên của đê tài
6.1. Ỷ nghĩa khoa học

Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ và hệ thống hóa những vấn đề lý
luận và pháp luật về quyền của LĐN tại các KCN; trên cơ sở đó, luận văn góp

phần bổ sung, hồn thiện và hệ thống tri thức pháp luật về quyền con người.
6.2. Ỷ nghĩa thực tiễn

Với ý nghĩa là công trình chun luận khảo sát, phân tích và đánh giá
thực tiễn bảo đảm quyền của LĐN ở địa bàn tỉnh Hà Nam thuộc đồng bằng


Bắc Bộ; luận văn là một tài liệu tham khảo cần thiết và hữu ích đối với các cơ
quan nghiên cứu khoa học, hoạch định và thực thi chính sách, bão vệ pháp
luật; các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy pháp luật, nghiên cửu sinh, học viên
cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Pháp luật quyền con người tại các

cơ sở đào tạo luật.
Kết quả nghiên cứu cùa luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những

kiến thức chuyên sâu cho các tồ chức và cá nhân công tác tại các KCN và
những ai quan tâm đến vấn đề này.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có kết cấu 3 chương bao gồm:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền của LĐN.
Chương 2'. Thực trạng bảo đảm quyền của lao động nữ tại các KCN

tinh Hà Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy bảo đảm quyền của
LĐN tai các KCN

5


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ


1.1. Quyền của người lao động và quyền của lao động nữ
1.1.1. Quyền của người lao động

Người lao động (Workers-NLĐ) là danh từ chỉ những người bỏ sức lao
động của mình ra để thu lại một nguồn lợi tức nhất định từ chính sách lao

động đó. Đó là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thế
làm việc bằng sức lao động hay theo lao động trí óc. Thơng qua hành vi lao

động trên thực tế mà được trả lương, làm việc dưới sự quán lý của người sử
dụng lao động (NSDLĐ). Họ là những người làm cơng ăn lương, đóng góp

hoặc bán sức lao động của mình cho NSDLĐ bằng cách thực hiện những
nhiệm vụ, công việc cụ thể mà NSDLĐ đề ra và hồn thành nó. Theo quy

định của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, NLĐ là đối tượng người nằm

trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc cho NSDLĐ
theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của

NSDLĐ [77, Điều 3, Khoản 1],

Quyền của người lao động (quyền con người trong lao động- Workers'
rights) trước hết là quyền con người (Human rights), xuất hiện khi con người

có đủ khả năng và điều kiện lao động, liên quan đến quan hệ lao động
(QHLĐ) giữa NLĐ và NSDLĐ. Quyền con người gồm quyền dân sự, quyền
chính trị và quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Dưới góc độ quyền con người,

quyền cúa NLĐ nói chung và quyền của LĐN nói riêng là những quyền dân


sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, văn hoá và xã hội của NLĐ. Là hoạt động
chủ yếu của con người, lao động có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đấy

sự phát triển của xã hội và là cơ sở để con người có thể chăm lo cho sinh hoạt
của bản thân và gia đình. Lao động là nội dung cơ bản của quyền con người.

6


Quyên của NLĐ là một phân không thê tách rời của hệ thông các quyên con

người; vừa là quyền con người đồng thời cũng là quyền cơ bản và hợp pháp
cùa công dân được pháp luật quốc tế, hiến pháp và pháp luật lao động (PLLĐ)
các quốc gia ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm cả phương diện quyền cũng như

nghĩa vụ. Pháp luật ghi nhận và bảo vệ NLĐ với tư cách là bảo vệ quyền con
người trong lình vực lao động. Vi quyền con người là phổ biến (Universal) và

bất khả xâm phạm (Inalienable) cho nên nó loại trừ bất cứ điều gì xâm phạm
đến quyền lao động của con người, kể cả quan niệm về phát triển kinh tế hay

CNH không tránh khỏi mâu thuẫn với quyền lao động của con người. Dưới
góc nhìn của luật nhân quyền, quyền lao động là vô cùng quan trọng và thuyết

phục về mặt đạo đức; nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ, bảo đảm quyền con
người, quyền của NLĐ.
Quyền của NLĐ hình thành và phát triển gắn liền với quá trình CNH từ
các nước phương Tây. Trên phương diện pháp lý, “quyền của người lao


động” đã được ghi nhận chính thức ở các văn kiện quốc tế trong thế kỷ XX

như: Tuyên ngôn quyền con người năm 1948 (Universal Declaration of
Human Rights-UDHR), Công ước quốc tể về các Quyền Dân sự và Chỉnh trị
năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights-ICCPR),

Công ước quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá năm 1966
(International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights-ICESCR).

Trong đó, UDHR là một trong những văn bản quan trọng và phổ biến nhất;
được xem là nền tảng cho các hành động của các chính phủ quốc gia, cá nhân
và các tổ chức phi chính phủ. Tất cả các quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn

UDHR và coi đây là tiêu chuẩn quốc tế chung để ban hành pháp luật quốc gia.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hiệp ước Versailles thành lập Tổ
chức Lao động quốc tế (International Labor Organization-ILO) là tổ chức
quốc tế liên chính phủ dựa trên nguyên tắc “labour is not a commodity” (lao
7


động khơng phải là hàng hóa). Sau khi Chiên tranh thê giới thứ hai kêt thúc, Hội

Quốc Liên giải tán, ILO trở thành một thành viên của Liên hợp quốc (United
Nations-UN), là một cơ quan đặc biệt liên quan đến các vấn đề về lao động.
Theo các quy định của luật nhân quyền quốc tế (UDHR, ICCPR,

ICESCR, các công ước của ILO), “quyền của người lao động” và “quyền của

lao động nữ” là nhóm quyền cơ bản liên quan đến lĩnh vực và quan hệ lao

động (giữa NLĐ và NSDLĐ), không định nghĩa một cách cụ thể mà được đề

cập thơng qua các quyền cụ thể có mổi quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau

góp phần bảo đảm tối đa quyền con người trong lĩnh vực lao động. Theo đó,
quyền của NLĐ bao gồm các quyền, như: quyền được làm việc, được tự do
lựa chọn việc làm (quyền khơng bị ép buộc, bóc lột hay cưỡng bức lao động);

quyền được trả lương công bằng và được trả lương bằng nhau cho những

công việc như nhau (quyền không bị phân biệt đối xử trong lao động); quyền

được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ
chống thất nghiệp; quyền được trả lương đù để bảo đảm cho bản thân và gia

đình một đời sống xứng đáng với nhân phẩm; quyền được hưởng an sinh xã
hội (ASXH) trong trường hợp thất nghiệp; quyền được thành lập và gia nhập

cơng đồn; quyền đình cơng...UDHR khẳng định: “mọi người đều có quyền
làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm

việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp” [52, Điều

23], Cụ thể hóa các quyền về làm việc trong UDHR, ICESCR được xem là
văn kiện pháp lý quy định toàn diện nhất về quyền làm việc, trong đó xác
định các yếu tố cốt lõi của quyền này, như: cơ hội làm việc; tự do lựa chọn
việc làm; điều kiện làm việc thuận lợi; không phân biệt đối xử; quyền tự do

thành lập và gia nhập cơng đồn [54, Điều 6,7,8]. Cơng ước cũng u cầu các
quốc gia thành viên “thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của


tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự lựa chọn hoặc
8


chấp nhận, và các quốc gia phải thi hành các biện pháp thích hợp đế đảm bảo
quyền này” [54, Điều 6]

Mặc dù hiện nay các khái niệm về “quyền của người lao động” hay

“quyền của lao động nữ” chưa có định nghĩa cụ thế. Tuy nhiên, khái niệm

“quyền của người lao động” đã được đề cập trong một số văn kiện pháp lý
quốc tể và PLVN và một số công trình của các nhà khoa học. Cụ thể: (i)

BLLĐ 2019, tuy không định nghĩa cụ thể thế nào là “quyền lao động” nhưng
đã nói về “quyền và nghĩa vụ của người lao động” [77, Điều 5], Các quy định

này đã bao gồm cơ băn nội hàm của “quyền lao động” theo cách hiểu cùa luật
nhân quyền quốc tế. (ii) Theo PGS TS. Lê Thị Hồi Thu, về cơ bản có thể hiểu

“Quyền con người trong lao động là những quyền con người liên quan đến điều
kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động, bao gồm việc làm, tiền lương, an
tồn lao động, hoạt động cơng đồn, an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm nói
riêng” [84],

Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Quyền của NLĐ (hay quyền lao

động) là quyền con người (quyền họp pháp), liên quan đến quan hệ lao động
(QHLĐ) giữa NLĐ và NSDLĐ. Các quyền này được hệ thong hóa trong luật

Lao động và luật Việc làm trong nước vả quốc tế, hao gồm các quyền có moi

quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau góp phần bảo đảm quyền lợi tối đa của
NLĐ. Một trong những diêm nôi bật nhất là quyền tự do hiệp hội, hay còn gọi

là quyền tô chức: NLĐ được tô chức trong tô chức công đoàn thực hiện quyền

thương lượng tập thê đê cải thiện điều kiện lao động.
1.1.2. Quyền của lao động nữ

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, phụ nừ luôn là một bộ phận giữ

vai trị khơng thể thiếu đối với gia đình và xã hội. Vai trị của con người trong
xã hội là cơ sở đế hình thành nên quyền con người trong xã hội. Pháp luật ghi
nhận vai trò của mồi chủ thể, từ đó quy định quyền của họ nhằm đảm bảo cho
9


họ có thê thực hiện được tơt nhât vai trị của mình. Quyên của phụ nữ là tập

hợp những khả năng pháp luật mồi quốc gia công nhận cho người phụ nữ

được hưởng, được làm và được đòi hỏi. Phụ nữ cũng là con người nên về mặt
pháp lý quyền phụ nữ là một bộ phận tất yếu của quyền con người; không bảo
đảm thực hiện các quyền phụ nữ thì mới thực hiện được một nửa các quyền

con người. Khi nói đến quyền phụ nữ là nói đen quyền bình đẳng của phụ nữ

với nam giói trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền phụ nữ cũng đồng
thời là kết quả được tạo ra từ sự nỗ lực, tự giải phóng, tự đấu tranh của phụ

nữ, đặc biệt quan trọng là giải phóng chính trị hướng tới dành quyền bình

đẳng với nam giới cho phụ nữ. Là sản phẩm của sự phát triển và giá trị xã hội,

quyền phụ nữ phản ánh sâu sắc những giá trị của chủ nghĩa nhân đạo và chủ

nghĩa nhân văn trong lịch sử. Quyền phụ nữ cũng có tất cả nhũng đặc trung
của quyền con người như tính phổ biến, tính khơng thể chuyển nhượng, tính
khơng thể chia cắt, tính tương tác và phụ thuộc lẫn nhau...nhưng cần nhấn
mạnh là quyền phụ nữ có tính phổ biến đối với phụ nữ [80, tr.23].

Lao động nữ được hiểu là NLĐ có những đặc điểm riêng biệt so với lao
động nam về tâm sinh lý và thế lực, mang những đặc trưng riêng về giới khi

tham gia quan hệ lao động. Chiếm hơn một nửa trong xã hội nhưng phụ nữ lại
là đối tượng dễ bị tốn thương và chịu nhiều thiệt thòi nhất về sức khỏe, giáo

dục, đào tạo, cơ hội việc làm và những nhu cầu khác. Nhìn chung, “trong
những hồn cảnh nghèo khố, phụ nữ là những người có ít cơ hội nhất trong
việc hưởng lương thực, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, các cơ hội về

việc làm và các nhu cầu khác” [55]. Theo pháp luật nhân quyền quốc tế, phụ

nữ được xem là nhóm dễ bị tổn thương- là nhóm người có đặc điểm và hồn
cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so
với những người khác trong cộng đồng. Đặc điểm riêng biệt của phụ nữ và

vai trò truyền thống từ xưa đến nay khiến cho phụ nữ mang trên mình “gánh
10



nặng kép” vừa phải làm mẹ, chăm sóc gia đình đơng thời góp phân vào phát

triển kinh tế-xã hội. Phụ nữ cũng là “những nhóm cộng đồng người có vị thế

về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao bị
tốn thương về quyền con người và bởi vậy cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so
với những nhóm, cộng đồng người khác” [46, tr.53].

Tính đặc thù của LĐN được thể hiện ở các phương diện sau:

- Thiên chức làm mẹ-, phụ nữ được tạo hoá ban cho khả năng mang thai,
đẻ con và nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ. Đặc thù này làm nảy sinh nhiều vấn
đề liên quan đến quyền của phụ nữ, như: được phép nghỉ để khám thai và
nghỉ sinh con, được giảm thời gian làm việc trong thời kỳ nuôi con dưới 12

tháng tuổi, được hưởng lương và BHXH trong thời gian nghỉ thai sản,..Vì
vậy, quyền của LĐN cần được nhìn nhận tổng thể trong quan hệ với các nhóm
quyền khác đề đảm bảo tồn diện và hài hồ vai trị của LĐN.

- Sức khoẻ sinh lý: đặc điểm cơ thể của phụ nữ nói chung thường nhỏ
bé, nhẹ cân hơn so với nam giới, chân yếu tay mềm nên thường không phù

hợp với những công việc nặng nhọc, độc hại. Mặc dù hiện nay, nam nữ đều
bình đẳng trong việc lựa chọn cơng việc nghề nghiệp và thể trạng phụ nữ

cũng được cải thiện nhiều hơn so với trước kia nhưng phụ nừ vẫn được coi là
phái yếu hơn so với nam giới. Phụ nữ liên quan đến vấn đề sinh sản cho nên
trong giai đoạn mang thai hoặc nuôi con nhỏ sức khoẻ và tâm lý của phụ nữ


thường trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường (giai đoạn này người phụ nữ
cần được quan tâm hơn bao giờ hết).

- Đặc điếm xã hội: Việt Nam là quốc gia có ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho
giáo. Tư tưởng Nho giáo với chế độ gia đình phụ hệ đi đơi với quan niệm nam

quyền cực đoan, trọng nam khinh nữ đã “hằn sâu” vào trong tâm trí người
Việt Nam qua nhiều thế hệ. Mặc dù ngày nay, tư tưởng này đang được đấu

tranh xoá bỏ và khoảng cách về giới giữa nam và nữ đang dần thu hẹp, song ở
11


nhiêu nơi tư tường trọng nam khinh nữ vân tôn tại. Định kiên giới trong xã
hội khiến cho người phụ nữ chịu nhiều khó khăn và thiệt thịi. Lao động nữ

thường có trình độ học vấn, trình độ chun mơn và kỳ thuật thấp hơn nam

giới; cơ hội việc làm, thu nhập và quyền lợi chính đáng của phụ nữ còn hạn

chế, nhất là ở những khu vực chưa phát triền, dân trí thấp...
Đặc thù của LĐN thế hiện ỏ' chỗ: (i) Ngoài việc phải thực hiện các
nghĩa vụ NLĐ như đồng nghiệp nam, LĐN còn đảm nhiệm thiên chức làm mẹ

và chịu trách nhiệm chinh trong chăm sóc gia đình. Phụ nữ Việt Nam từ lâu
đã mang trên vai một gánh nặng kép “giòi việc nước, đám việc nhà”; (ii) Do

đặc tính về giới và tâm sinh lý nên phụ nữ nói chung, LĐN nói riêng ln là
đối tượng yểu thế cần được hảo vệ. Với những đặc thù này, khi xét đến quyền
của phụ nữ và quyền của LĐN ngồi những quy định chung thì cần có những


quy định riêng nhằm bão đảm tối thiểu theo tiêu chuẩn của luật nhân quyền
quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là: ngồi việc có đầy đủ các quyền con người,
quyền cơng dân, trong đó có quyền lao động và được bảo vệ, bảo đảm cuộc

sống; tham gia QHLĐ, LĐN còn được ghi nhận những quyền đặc thù riêng,

được báo đảm cả trên phương diện luật pháp và trong thực tế. Tính đặc thù
trong việc hảo đảm quyền của LĐN là tân trọng, hảo vệ, thực hiện, thúc đấy

quyền bình đắng và quyền ưu tiên dành cho nữ giới. Vì vậy, trong xã hội hiện

đại xu hướng phát triển của luật quốc tế về quyền con người đang ngày càng
tăng và mở rộng quyền bình đắng cho phụ nữ. Thế giới có nhiều văn kiện quy

định bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của người LĐN nói riêng.

Tất cà những văn kiện quốc tế như UDHR, CEDAW...đều công nhận những
quyền cơ bản của con người, tôn trọng giá trị, sự bình đẳng giữa nam và nữ,

đảm bảo những giá trị này được thực thi ở mọi quốc gia. Nam giới và nữ giới

phải được binh đắng trong mọi lĩnh vực và hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa
đồng thời cần phải có những quy định đặc biệt dành cho phụ nữ trong một
12


khoảng thời gian thích đáng trước và sau khi sinh con, trong khoảng thời gian

đó, phụ nữ cần được nghỉ ngoi và trong thời gian nghỉ đó họ vẫn được nhận


lương và các chế độ phúc lợi ASXH. Tất cả những văn kiện này đều chung

một mục tiêu thúc đấy sự công bằng xã hội, bảo vệ các quyền lao động và
quyền con người của NLĐ, đặc biệt là LĐN. Đồng thời, quyền được làm việc

của phụ nữ nằm trong phạm vi điều chỉnh quyền làm việc chung và được ghi
nhận trong nhiều văn kiện pháp lý. Ở Việt Nam, quyền của phụ nữ trong các

bản hiến pháp và các văn bản pháp luật đều thể hiện rõ 2 yếu tố căn bản là

“bình đẳng và ưu tiên”. Từ hiến pháp đầu tiên năm 1946, Nhà nước Việt Nam
đã quan tâm đến quyền của phụ nữ, rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử

“đàn bà ngang quyền với đàn ông” [70, Điều 9], Quy định này tạo tiền đề và
cơ sở cho chuyển biến to lớn về vị trí và vai trò của phụ nữ trong pháp luật và
thực tế xã hội Việt Nam sau này. Chính vì vậy, việc bảo đảm quyền cho LĐN

phài xem xét đến đặc điểm và vai trò của phụ nữ cùng với sự thay đồi liên tục
cùa xã hội.

Lao động nữ ngồi việc có đầy đủ các quyền con người, quyền cơng
dân trong đó có quyền lao động và được bảo vệ, bào đảm cuộc sống khi họ
tham gia QHLĐ thì cịn có những quyền đặc trưng riêng. Quyền của LĐN là

sự cụ thế hóa quyền của NLĐ đối với giới nữ căn cứ vào yếu tố đặc thù của
giới trong lĩnh vực lao động, việc làm và các vấn đề liên quan; được quy định
để tạo điều kiện cho LĐN phát triển mọi tiềm năng nhằm nâng cao chất lượng

cuộc sống của họ. Đó là khả năng xử sự mà pháp luật cho phép LĐN được

tiến hành hay là thước đo hành vi được phép của chủ thể LĐN trong QHLĐ

với mục đích thỏa mãn lợi ích của mình và được bảo đảm bởi nghĩa vụ pháp
lỷ của NSDLĐ hoặc nhà nước. Quyền của LĐN được thể hiện ở nhiều

phuơng diện của đời sống xã hội, đặc biệt là ở mối quan hệ với NSDLĐ để
tránh khỏi sự bóc lột, sự đối xử bất công từ NSDLĐ. Là một bộ phận cấu
13


thành và đóng vai trị quan trọng trong hệ thơng các quyên con người, quyên

của LĐN được thừa nhận như là một giá trị xã hội, được pháp luật ghi nhận
và bảo đảm thực hiện (bảo đảm quyền của LĐN cũng chính là bảo đảm quyền

con người được thực thi). Tuy nhiên, quyền của LĐN là một phạm trù pháp lý
có giới hạn, bởi lẽ trong một QHPL cụ thể thì quyền của NLĐ bao giờ cũng

tương ứng với nghĩa vụ của NSDLĐ và ngược lại. Vì vậy, để đàm bảo hài hòa
quyền và nghĩa vụ của các chù thề tham gia QHLĐ thì bên cạnh việc thực

hiện các quyền mà pháp luật quy định cho mình, LĐN cịn phải thực hiện các

nghĩa vụ nhằm đáp ứng quyền của các chủ thể đối tác trong cùng QHPL.
1.2. Nội dung pháp luật quốc tế về quyền cùa lao động nữ
Lao động nữ có đầy đủ các quyền của NLĐ nhưng trọng tâm nhất vẫn

là nhóm quyền đặc trưng gắn liền với nhũng đặc điểm về giới và tâm sinh lý

của phụ nữ, bao gồm các quyền sau đây:

1.2.1. Quyền không bị phân biệt đối xử

Khi bàn về quyền LĐN người ta ln nhấn mạnh quyền đặc trưng của

LĐN là quyền bình đẳng về cơ hội làm việc và thu nhập. Bởi lẽ: binh đẳng là
tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một xã hội, một đất nước; vừa là
mục tiêu của sự phát triến vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp

của phụ nữ vào sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia. Quyền bình
đẳng của phụ nữ là cơ sở bảo đảm quyền của LĐN và trong các công ước
quốc tế về quyền con người, khái niệm “bình đẳng” mang một ý nghĩa rộng

lớn là đoi xử theo cùng một cách thức với tất cả mọi người. Thực chất của
việc thực hiện quyền của LĐN là tạo ra khuôn khổ pháp lý và đạo lý khẳng
định các quyền được đối xử cơng bàng, bình đắng xã hội của LĐN và tạo điều
kiện cơ hội để họ có đủ năng lực thực hiện các quyền đó.

Liên hợp quốc (UN) và 1LO đã ban hành nhũng công ước nhằm ngăn

chặn sự bất bình đẳng giới trong lao động, củng cố vị thế và vai trò của LĐN
14


vào sự nghiệp phát triên của nhân loại. Dưới góc độ quyên con người thì

quyền lao động và quyền bình đẳng được ghi nhận trong UDHR, ICCPR,

CEDAW và các văn kiện của ILO liên quan đến các vấn đề về lao động. Tất
cả những văn kiện đó đều khơng nhằm mục tiêu thúc đấy công bằng xã hội,


bảo vệ các quyền lao động và quyền con người của NLĐ, đặc biệt là LĐN.
Hiến chương Liên họp quốc (Lời nói đầu) đã khẳng định niềm tin vào sự bình
đẳng về các quyền giữa phụ nữ và đàn ông. Năm 1967, UN cũng thơng qua

Tun bố về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ - như

một cách tiếp cận mới trong việc bảo đảm các quyền cho phụ nữ, trong đó có
yêu cầu các quốc gia phải bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới
trước pháp luật, bao gồm quyền tài sản và bình đắng chung trong việc chăm

sóc con cái. Ngày 24/11/2005, úy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
của Liên hợp quốc (United Nations Committee on Economic, Social and
Cultural Rights - UNCESCR) đã đưa ra Bình luận số 18 khẳng định quyền

làm việc là một quyền cơ bản của con người, là cốt lõi đế thực hiện các quyền
con người và tạo nên phần quan trọng, không thể tách rời của nhân phẩm.

Quyền được làm việc cũng khẳng định nghĩa vụ của quốc gia thành viên phải
đảm bảo với từng cá nhân quyền tự do của họ trong việc chấp nhận và lựa

chọn việc làm chính đáng và đảm bảo quyền lợi cơ bản cho NLĐ, tạo ra

những cơ hội việc làm ngang nhau giữa nam và nữ trong đó bao gồm cả
chống phân biệt đối xử trong công việc, không bị tước bỏ công việc một cách

khơng cơng bằng. “Chính vì vậy trong lao động quốc tế, tự do làm việc và lựa
chọn việc làm, chống lại lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc đã trở thành một

trong bốn vấn đề cơ bẳn nhất hiện nay” [46], Ngồi việc thơng qua các hiệp
ước, UN cịn bổ sung thêm các biện pháp không ràng buộc, khuyến nghị xây


dựng và thực hiện các mơ hình phát triển “thúc đấy sự tham gia và tiến bộ của

phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực công việc và cung cấp cho họ cơ hội giáo dục
15


bình đăng và các dịch vụ”; kêu gọi các qc gia đưa ra những thay đơi trong

nước với mục đích cải thiện tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của phụ nừ.
Quyền bình đẳng của LĐN tiếp tục được khẳng định và bổ sung trong
các công ước quốc tế. UDHR xác nhận những nhân quyền cơ bản, tôn trọng
các quyền tự do, phẩm cách và giá trị con người, khẳng định nguyên tắc bình

đẳng nam nữ trong việc hưởng thụ các quyền và tự do cơ bản của con người.
“Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và

lương tri và phải đối xử với nhau trong tình bác ái. Ai cũng được hưởng
những quyền tự do ghi trong bản Tun ngơn này khơng phân biệt đối xử vì

bất cứ lý do nào như chủng tộc, màu da, nam nừ, ngơn ngữ, tơn giáo, chính
kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất
cứ thân trạng nào khác” [52, Điều 1,2]. Tuyên ngơn cũng ghi nhận: “Mọi

người đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng
những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chổng lại nạn

thất nghiệp” [52, Điều 2,3].
ICESCR quy định việc nam và nữ có quyền bình đẳng trong mọi hoạt
động kinh tế, xã hội, văn hóa đồng thời cần dành sự bảo hộ đặc biệt cho các

bà mẹ trong một khoảng thời gian thích đáng trước và sau khi sinh con. Trong

khoảng thời gian đó, các bà mẹ cần được nghỉ có lương hoặc nghỉ với đầy đủ
các phúc lợi ASXH. Quy định các quốc gia thành viên phải bảo đảm các

quyền được ghi nhận trong công ước một cách bình đẳng cho nam và nữ;

trong đó có quyền được làm việc bao gồm tự do lựa chọn nghề nghiệp, được
làm việc và trả lương, quyền bình đẳng về tiền lương giữa phụ nữ và nam
giới, không phân biệt đối xử trong lao động. Công ước tái khẳng định: “Các

quốc gia thành viên công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng
những điều kiện làm việc công bằng thuận lợi, đặc biệt đảm bảo những điều
kiện việc làm an toàn và lành mạnh” [54, Điều 7]; yêu cầu những nước là
16


thành viên của ICESCR phải có trách nhiệm thi hành các biện pháp thích hợp

để bảo đảm quyền làm việc cho mồi người. Bình luận chung số 16 của ủy ban
giám sát thực hiện ICESCR (ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa)

giải thích rằng: “Ngun tắc không phân biệt đối xử là hệ quả của nguyên tắc

bình đẳng và giới tính là một yếu tố ảnh hướng đến việc thụ hưởng đầy đủ các

quyền cơ bản giữa nam giới và phụ nữ”. Trong cùng một tài liệu, ủy ban giải
thích thêm rằng Điều 6 của Cơng ước yêu cầu “Các quốc gia thành viên bảo
vệ quyền của mọi người đối với cơ hội kiếm sống bằng làm việc; được tự do
lựa

hiện các bước cần thiết để đạt
• chọn
• hoặc
• chấp1 nhận
• và thực
••
• được
• việc


thực hiện đầy đủ quyền này”; và việc thực hiện Điều 6 có liên quan đối với

Điều 3, sẽ yêu cầu các chính phủ phải đảm bảo rằng phụ nữ và nam giới có
quyền tiếp cận bình đẳng với các cơ hội làm việc và đào tạo. Bình luận chung

giải thích thêm rằng việc thực hiện Điều 7 của Công ước, đối với Điều 3,
cũng sẽ yêu cầu các chính phủ đàm bảo rằng mọi người đều có quyền được
hưởng các điều kiện công bằng và thuận lợi trong công việc bao gồm ngun

tắc trả cơng bình đẳng cho cơng việc có giá trị như nhau, quyền bình đẳng về
cơ hội và bảo vệ quyền của NLĐ với trách nhiệm gia đình. Như vậy, các quốc

gia thành viên nên thay đổi và thực hiện pháp luật cho phép chính phủ giám
sát và đăm bảo tuân thủ.

Trong khuôn khổ các văn bản của UN, các cơng ước chính đề cập đến
vấn đề khơng phân biệt đối xừ trong lao động gồm: ICESCR, ICCP, CEDAW

và Nghị định thư đối với CEDAW. Là “Tuyên ngôn nhân quyền của của phụ


nữ”, CEDAW được xem là văn kiện quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý đầu

tiên đề cập đến quyền của LĐN nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử với phụ
nữ (được xem là xâm phạm quyền con người). Là một trong nhũng công ước
quốc tế được phê chuẩn rộng rãi nhất, CEDAW phản ánh những tiêu chuẩn

mang tính quy phạm thích hợp với các quyền của phụ nữ và nhận được sự
17


hưởng ứng của tồn thê giới. Khơng chỉ đê cập vê khía cạnh dân sự và chính
trị, CEDAW cịn đề cập đến kinh tế- xã hội, văn hóa và gia đình. Cơng ước

chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa và truyền thống làm giới hạn quyền của

người phụ nữ, bao hàm nguyên tắc về nghĩa vụ của các quốc gia và gây khó
khăn cho các nhà chức trách trong việc thay đổi các thành kiến, khuôn phép,
phong tục, tập quán phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. Không chỉ tập trung
xác định các quyền của phụ nữ, cụ thể là: Quyền được hưởng tiền lương bình
đẳng, bao gồm cả lợi ích và đối xử bình đẳng đối với cơng việc có giá trị như
nhau, cũng như đối xử bình đắng trong việc đánh giá chất lượng cơng việc”

[54, Điều 11]; CEDAW còn hướng vào những cách thức, biện pháp nhàm loại
trừ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong việc hưởng thụ các quyền con người.
Mục đích của CEDAW là trao cho phụ nữ những quyền con người đã được

luật pháp thừa nhận nhưng họ không được hưởng trên thực tế do sự phân biệt
đối xử với phụ nữ; chỉ ra các cách thức, biện pháp nhằm loại trừ những sự
phân biệt đối xử với phụ nữ trong việc hưởng thụ quyền con người và xác


định các mục tiêu, cách thức, biện pháp đặc thù để áp dụng những nguyên tắc

của nhân quyền trong việc bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, Hiến chương của ILO (Lời nói đầu) kêu gọi “công nhận

nguyên tắc thù lao cho các công việc có giá trị ngang nhau”. Việc trả thù lao
cho NLĐ ngoài việc phải đảm bảo cuộc sống tương đối đầy đủ cho NLĐ và

gia đình họ phù hợp với những quy định tại ICESCR cịn phải đàm bảo trả
cơng bằng nhau cho LĐN với những công việc như nhau. Năm 1951, ILO đã
thông qua Công ước số 100 (văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên) liên quan đến

việc trả cơng bình đẳng cho cơng việc có giá trị như nhau, với mục tiêu thúc

đẩy sự công bằng và xóa bở sự phân biệt đối xử. Cơng ước cũng yêu cầu các
quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp thúc đẩy, bảo đăm khuyến

khích hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc của
18


Khuyên nghị bảo đảm lao động nam và lao động nữ được trả công như nhau
khi làm những công việc có giá trị tương đương. Cơng ước sử dụng thuật ngữ

“giá trị của công việc” như là một điểm để so sánh mặc dù cụm từ “giá trị” lại

không được định nghĩa; và yếu tố cốt lõi để tính tốn giá trị công việc là “nội
dung công việc”. Theo ILO, thù lao bao gồm tiền lương cơ bản, tiền công tối

thiểu và bất cứ khoản bổ sung nào, bất cứ khoản thanh toán trực tiếp hoặc

gián tiếp nào bằng tiền mặt hoặc các loại khác do NSDLĐ trả cho NLĐ phát

sinh từ việc làm của NLĐ. Tiền công công bằng cho LĐN và lao động nam
cho việc làm có giá trị ngang nhau liên quan đến tỷ lệ tiền công được thiết lập
khơng có sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính.

Ngun tắc trả cơng bình đẳng cho cơng việc có giá trị như nhau cũng
được đề cập trong ICESR với các điều khoản: “Các quốc gia thành viên của

Cơng ước này cam kết đảm bảo quyền bình đẳng của nam giới và nữ giới

được hưởng tất cả các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được quy định trong
công ước hiện tại" [54, Điều 3], Công ước nêu rõ: “Các quốc gia thành viên
của Công ước này công nhận quyền của mọi người được hưởng các điều kiện
làm việc công bằng và thuận lợi, cụ thế là đảm bảo: (a) Tiền lương trá cho tất
cả người lao động, ở mức tối thiểu, với: (i) Tiền lương công bằng và bình

đắng đối với cơng việc có giá trị như nhau, khơng phân biệt dưới bất kỳ hình
thức nào, cụ thể là phụ nữ được đảm bảo điều kiện làm việc khơng thua kém
nam giới, với mức lương bình đắng cho công việc như nhau” [54, Điều 7],
1.2.2. Các quyền về hưởng chế độ thai sản và bảo hiếm xã hội

Thiên chức cao quý, chỉ riêng phụ nữ mới có và cũng chỉ riêng phụ nữ

mới thực hiện được là sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái. Đây là quyền thiêng liêng

về mặt giá trị và ý nghĩa nhất; vì quyền làm mẹ được phổ biến phải đi qua
hành vi sinh đé. Việc sinh sản, duy trì nịi giống mang lại lợi ích cho xã hội và
là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong đó. Trong PLQT, quyền làm mẹ
19



của LĐN được thê hiện rõ nhât qua chê độ thai sản có nội dung là chính sách
chăm sóc y tế trong thời gian mang thai, sinh con và sau khi sinh (nuôi con

nhỏ), trợ cấp bằng tiền cho thời gian nghỉ việc khơng hưởng lương.
Chăm sóc sức khỏe là nhu cầu thiết yếu của tất các mọi người nhưng
đối với phụ nữ nó càng đóng vai trị quan trọng hơn. Khác với nam giới, phụ

nữ còn phải gánh vác chức năng sinh nở - chức năng hàm chứa nhiều rủi ro về
mặt sức khỏe. Vì vậy, PLQT đã có những quy định về chăm sóc sức khởe cho
phụ nữ nói chung và LĐN nói riêng. Một thực tế cần quan tâm là: trong thời
kỳ mang thai người mẹ và thai nhi đều rất dễ bị tổn thương về sức khoẻ, đặc

biệt là khi người mẹ làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại,
nguy hiếm hoặc phải làm việc với thời gian kéo dài trong ngày. Do đó, bảo vệ

sức khỏe bà mẹ và trẻ em bằng việc quy định thời gian nghỉ cho LĐN khi sinh
con là nhu cầu thiết yếu không chỉ dành riêng cho LĐN mà cịn là chính sách

ưu việt quan tâm đến sự phát triển nguồn nhân lực.
Vì vậy, báo vệ quyền thai sản của LĐN là một trong những quyền cơ
bản của con người được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế. ICESCR quy

định: “Cần có sự bảo vệ đặc biệt đối với bà mẹ trong một khoảng thời gian
thích hợp trước và sau sinh. Trong suốt thời gian này, những bà mẹ đang làm
việc được nghỉ vần được trả lương hoặc nhận khoản trợ cấp an sinh xã hội

tương đương” [52, Điều 10, Khoản 2], Đề cập đến việc bảo vệ thai sản,


CEDAW cho rằng: “Để ngăn chặn sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ vì lý do
kết hôn hoặc thai sản và để đảm bảo quyền làm việc hiệu quả của họ, các
quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp: (a) Nghiêm cấm, áp

dụng các biện pháp trừng phạt, sa thải với lý do đang mang thai hoặc nghỉ thai
sản ...(b) Được nghỉ thai sản cỏ lương hoặc trợ cấp xã hội tương đương mà
không bị mất công việc cũ, thâm niên hoặc trợ cấp xã hội; (c) Khuyến khích
cung cấp các dịch vụ xã hội hỗ trợ cần thiết để cha mẹ có thể kết hợp nghĩa vụ
20


gia đình với trách nhiệm cơng việc... [55, Điêu 11], Cơng ước u câu: “Các
quốc gia cần có biện pháp thích hợp nhằm quy định chế độ nghỉ phép cho

người mẹ trong thời kỳ thai sản được hưởng lương hoặc các trợ cấp xã hội
tương đương mà không bị mất việc làm, vị trí trong cơng việc và các khoản

trợ cấp xã hội [55, Điều 11]. Các quốc gia thành viên phải áp dụng tất cả các
biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối xử chổng lại phụ nữ trong lĩnh

vực chăm sóc sức khỏe [55, Điều 12].

Ngoài ra, trong các mục tiêu phát triển bền vừng (Sustainable
development goals) bao gồm cả mục tiêu đảm bão bình đẳng giới, UN cũng

chỉ ra rằng nền tảng cho sự phát triển bền vững và hịa bình thế giới bình là
đắng giới. Do đó, việc bảo vệ vai trị sinh sản hay quyền thai sản của phụ nữ
chính là mục tiêu của sự phát triển bền vững (PTBV). Để đạt được mục tiêu

này, UN đã thiết lập các mục tiêu cần đạt được trên tồn cầu như: chấm dứt

mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái ở mọi nơi; cơng

nhận vai trị chăm sóc gia đình của phụ nữ, thơng qua và củng cố các chính
sách pháp luật thúc đẩy bình đẳng giới (như quy định về nghĩ thai sản) và trao

quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái các cấp.

Là tổ chức quốc tế bảo vệ quyền của NLĐ, hầu hết các công ước của
ILO về đảm bảo quyền cho LĐN đều ít nhiều liên quan đến vấn đề thai sản
của họ. Một trong những mục tiêu trọng tâm của ILO là “tạo điều kiện cho

phụ nữ kết hợp hiệu quả giữa vai trò làm mẹ và vai trò phát triến kinh tế-xã
hội, đồng thời ngăn chặn sự đối xử bất bình đẳng trong lao động khi thực hiện

vai trị làm mẹ của họ. ILO đã đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên để giải
quyết các vấn đề liên quan đến quyền thai sản. Trực tiếp bảo vệ cho LĐN

trong thời kì thai sản cỏ các Cơng ước Bảo vệ thai sản số 3 (năm 1919); Công

ước số 103 năm 1952 (xét lại) và Công ước số 102 năm 1952 về an tồn xã
hội nói chung. Cơng ước số 3 quy định các vấn đề như bảo vệ sức khỏe của
21


×