Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hợp đồng vô hiệu qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.51 MB, 95 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xỉn cam đoan Luận vãn là công trình nghiên cứu của riêng tơi

dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Vinh Hưng.
Các kết quả nêu trong Luận vãn chưa được cơng bố trong bất kỳ

cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận vãn đảm
bảo tỉnh chỉnh xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các
mơn học và đã thanh toán tảt cá các nghĩa vụ tài chinh theo quy định

của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xỉn chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Hoàng Vũ


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHƯNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU...........7


1.1.

Khái quát chung về hựp đồng vô hiệu.........................................................7

1.1.1.

Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng vô hiệu.................................. 7

1.1.2.

Phân loại hợp đồng vô hiệu........................................................................... 15

1.1.3.

Hậu quả pháp lý của họp đồng vô hiệu......................................................... 19

1.2.

Nguyên tắc giao kết của họp đồng............................................................ 20

1.2.1.

Khái niệm và các nguyên tắc giao kết hợp đồng.......................................... 20

1.2.2.

Đề nghị giao kết hợp đồng............................................................................23

1.2.3.


Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.......................................................... 24

1.2.4.

Hình thức giao kết hợp đồng....................................................................... 25

1.3.

Lược sử hình thành và phát triến của pháp luật về hợp đồng vô
hiệu tại Việt Nam........................................................................................26

1.3.1.

Trước thời kỳ Pháp thuộc.............................................................................. 26

1.3.2.

Trong thời kỳ Pháp thuộc đến trước Đại hội Đảng VI (12/1986)................27

1.3.3.

Từ sau Đại hội Đảng VI đến nay.................................................................. 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 31

CHƯƠNG 2: THỤC TIẺN QUY ĐỊNH VÀ THỤC TRẠNG ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VÈ HỢP ĐỊNG VƠ HIỆU TẠI TỊA ÁN NHÂN

DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP..........................................................................32


2.1.

Thực tiễn quy định pháp luật về họp đồng vơ hiệu.................................32

2.1.1.

Điều kiện có hiệu lực của họp đồng............................................................. 32

2.1.2.

Hậu quả pháp lý và xử lý hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu................ 38

2.1.3.

Ọuy định về bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu.............................. 44


2.1.4.

về bảo vệ quyền lợi cũa người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vơ hiệu..........49

2.2.

Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết họp đồng vô hiệu tù’

thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp........................... 54

2.2.1.

Hợp đồng vô hiệu qua thực tiền xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh


Đồng Tháp.................................................................................................... 54

2.2.2.

Những vướng mắc, bất cập từ quá trình áp dụng các quy định của
pháp luật về hợp đồng vơ hiệu tại Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp......... 67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 72

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SĨ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN
PHÁP LUẬT VÈ HỢP ĐỊNG VƠ HIỆU............................................... 73

3.1.

Định hướng hồn thiện pháp luật về hợp đồng vơ hiệu......................... 73

3.1.1.

Cơ sở chính trị...............................................................................................73

3.1.2.

Cơ sở kinh tế - xã hội.................................................................................... 74

3.2.

Một số kiến nghi hồn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng
vơ hiệu.......................................................................................................... 75


3.2.1.

Kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lý............................................................ 75

3.2.2.

Một số kiến nghị........................................................................................... 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 84

KÉT LUẬN............................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS:

BƠ• lt
• Dân sư•

BLTTDS:

Bộ luật Tố tụng dân sự

LSHTT:

Lt
• Sở hữu trí t•

LTM:


Luật thương mại


MỞ ĐẦU
1. Tính câp thiêt của việc nghiên cứu đê tài

Hợp đồng là chế định trung tâm của dân luật và là nội dung rất quan trọng
đối với bất kỳ chủ thể trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, hợp đồng giúp cho các chủ thề

có thế giao kết, thực hiện các hành vi dân sự, kinh doanh, thương mại. Do đó, có thể
khẳng đinh, họp đồng phát sinh thường xuyên trong đời sống hàng ngày của con

người và giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ tài sản. Mặt

khác, hợp đồng còn là hình thức pháp lý đề bảo đảm cho việc vận động của hàng
hóa và tiền tệ trong đời sống kinh tế, xã hội. Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh,
thương mại, hợp đồng thương mại được coi như điều kiện bắt buộc đối với các chủ
thể khi giao kết các loại quan hệ thương mại.

Hiện nay, trong các quan hệ dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại đã và
đang đòi hởi các hành vi giao dịch phải thực hiện thông qua họp đồng. Trên thực tế,

trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hay cấp tín dụng giữa các chủ thể và tổ chức tín dụng đều bắt buộc tất cả các bên

tham gia đều phải giao kết qua hợp đồng. Nói cách khác, pháp luật bảo hộ các giao
dịch diễn ra giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với pháp nhân hay giừa các

pháp nhân với nhau thơng qua hình thức là hợp đồng.

Tuy nhiên, khơng phải mọi giao kết thơng qua hợp đồng đếu có hiệu lực

pháp luật vì trên thực tế, nhiều trường hợp các họp đồng kinh doanh, thương mại bị

Tòa án tuyên bố vô hiệu do các lý do như nhầm lẫn, giả tạo... Xuất phát từ tầm
quan trọng cũng như ý nghĩa thiết thực của hợp đồng, pháp luật Việt Nam đã trải

qua một số lần sửa đổi, bổ sung và về cơ bản đã hoàn thiện tương đối các quy định
về hợp đồng như việc xác lập, thực hiện cũng như các điều kiện có hiệu lực của hợp

đồng, về hậu quả pháp lý cũng như việc xử lý hậư quả pháp lý khi hợp đồng bị
tuyên bố vô hiệu.... Đây chính là hành lang pháp lý cho các chủ thể khi tham gia
vào các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại. Mặc dù vậy, từ thực tiễn xét xử
tại các Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cho thấy, vẫn còn một số quy

1


định vê hợp đông vô hiệu tôn tại một sô vướng mãc, bât cập hay chông chéo nên tạo

ra cách hiểu khơng thống nhất gây khó khăn trong cơng tác áp dụng pháp luật và
giải quyết các tranh chấp có liên quan.
Từ những lý do trên, tác giả luận văn nhận thấy đề tài “Hợp đồng vô hiệu

qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dãn tỉnh Đồng Tháp” là đề tài khơng những có
ý nghĩa về mặt lý luận khoa học mà còn cả thực tiễn sâu sắc. Do đó, tác giả luận vãn
xin lựa
chọn
đề tài này đế làm đề tài của luận
văn thạc

sĩ Luật
học.







2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu cho thấy, hợp đồng vô hiệu là đề tương đối phổ biến tại Việt

Nam. Bởi lẽ, trong thời gian vừa qua, khơng ít nghiên cúư đã phân tích và tim hiểu

khá kỹ về đề tài này. Trong đó, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu điển
hình như sau:
Các nghiên cứu thê hiện dưới dạng luận văn, luận án tại Việt Nam vê hợp

đồng vô hiệu bao gồm:
- Nguyễn Văn Cường (2005), Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết

hậu quả phảp lỷ của giao dịch dân sự vô hiệu, Luận án Tiến sĩ luật học tại trường

Đại học luật Hà Nội. về cơ bản, luận án nghiên cứu khá đầy đủ, tồn diện về giao
dịch dân sự vơ hiệu và làm rõ các căn cứ pháp lý xác định giao dịch dân sự vơ hiệu,

phân tích thực tiễn giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu và tác
giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Bùi Thị Thu Huyền (2010), Họp đồng dãn sự vô hiệu do vi phạm ỷ chí chủ

thê, Luận văn Thạc sĩ luật học tại trường Đại học luật Hà Nội. Tác giả chủ yếu

nghiên cứu các trường hợp làm họp đồng vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể như họp

đồng vơ hiệu do giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa... hậu quả pháp lý khi hợp đồng

vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể.
- Nguyễn Thị Thanh (2014), Xử lý họp đồng vô hiệu theo phảp luật dãn sự

Việt
Nam,7 Luật
văn Thạc
sĩ luật
học
tại
Khoa Luật
- Đại
học
quốc
gia Hà Nội.
Luận










X
S-rX


văn của tác giả đã làm rõ nhũng vấn đề cơ bản của họp đồng vô hiệu như khái niệm,

đặc điểm họp đồng vô hiệu, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật tại
Tịa án về xử lý hợp đồng vơ hiệu.

2


- Vũ Thị Khánh (2014), Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dôi theo pháp luật

Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học tại Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Luận
Ze





e

e



e




e

1





văn làm rõ những vấn đề cơ bản của giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối như khái
niệm, đặc điểm giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, thực trạng pháp luật và thực

tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối.
- Lê Đức Việt (2017), Họp đồng vô hiệu do giả tạo theo pháp luật Việt Nam

hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học tại Viện Hàn lâm khoa học xà hội Việt Nam.


>/

Z

e



e




e

e

e

e



Đối với cơng trình này, tác giả tập trung phân tích những vấn đề pháp lý liên quan
đến hợp đồng vô hiệu do giả tạo theo quy định của pháp luật Việt Nam hay hậu quả
pháp lý khi hợp đồng vô hiệu...
Đối với các nghiên cứu thể hiện dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, sách

chun khảo trong đó có các nội dung đề cập đế vấn đề hợp đồng vơ hiệu có thể kể

đến: Bùi Thị Thanh Hằng (chủ biên) Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (phần

chung) của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đinh Văn Thanh và Nguyễn
Minh Tuấn (đồng chủ biên), Giảo trình Luật Dân sự Việt Nam tập ĩỉ, của trường

Đại học Luật Hà Nội năm 2014; Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam của tác giả

Phạm Duy Nghĩa, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1998; Giáo trình Luật
Kỉnh tế Việt Nam của tác giả Nguyễn Như Phát chủ biên, Khoa Luật - trường Đại

học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1998; Giáo trình

Luật Kinh tế Việt Nam của tác giả Lê Minh Toàn (chủ biên) năm 2006, nhà xuất bản

Chính trị quốc gia; Giáo trình Luật Thương mại tập lỉ của nhóm tác giả Bùi Ngọc

Cường (chủ biên) năm 2010 nhà xuất bản giáo dục Việt Nam; Giảo trình Luật Kinh
doanh của nhóm tác giả Lê Học Lâm và Lê Ngọc Đức (đồng chủ biên) năm 2010

nhà xuất bản Thống kế; Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam của tác giả Nguyễn Như
Phát (chủ biên) năm 2011 nhà xuất bản công an nhân dân, Viện Đại học Mở Hà
Nội; Giảo trình Luật Hợp đồng - phần chung của Ngô Huy Cương năm 2013 tại

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập II
của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2018 do Nguyễn Viết Tý và Nguyễn Thị
Dung đồng chủ biên... Ngồi ra, những sách chun khảo có một số nội dung đề

3


cập đên hợp đông dân sự và hợp đông kinh doanh, thương mại vơ hiệu trong thời

gian gần đây có thể kể đến như: Tác giả Nguyễn Vinh Hưng (chủ biên 2021), Việc
dãn sự: Lỷ luận - Thủ tục - Bình luận, Nxb. Cơng an nhân dân; Nguyễn Vinh Hưng

(chủ biên 2022), Vụ án dân sự: Thủ tục - Bình luận, Nxb. Công an nhân dân.

về các bài viết liên quan đến hợp đồng vơ hiệu, có thể kể đến: Trịnh
Tuấn Anh (2020), Hợp đồng vô hiệu do không tuần thủ quy định về hình

thức: Thực trạng và hướng hồn thiện, Tạp chí Tịa án nhân dân (nguồn truy
cập từ địa chỉ: u-quy-dinh-ve'-hình-thuc-thuc-t rang -va-huong-hoan- thien);

Hồ Thị Vân Anh (2021), Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu theo pháp


luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (nguồn truy cập từ địa chỉ:
h ttp ://w ww.la pphap. vn/Pages/ti n tuc/ti nch itiet. aspx ? tintucìd=2 ỉ 0784Ỵ

về cơ bản, các cơng trình nghiên cúu trên đà nghiên cứu khá chi tiết về hợp

đồng vô hiệu. Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên cứu trên đã tương đối lâu và áp
dụng trên nền các quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005. Do đó, hiện nay,

quy định trong BLDS năm 2015 đã có khá nhiều thay đối và đặc biệt, chưa có cơng
trình nghiên cứu nào về hợp đồng vô hiệu tại tỉnh Đồng Tháp áp dụng theo quy định

của pháp luật hiện hành. Chính vì vậy, tác giả luận ăn ý thức được cần kế thừa và

phát triển từ các nghiên cứu đi trước đế xây dựng đề tài luận văn của mình
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đoi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu cùa đề tài “Hợp đồng vô hiệu qua thực tiễn xét xử tại
Tịa án nhãn dân tính Đồng Tháp ” chính là các quy định pháp luật về hợp đồng vô
hiệu theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài ‘Họp đồng vô hiệu qua thực tiễn xét xử tại
Tòa án nhản dân tỉnh Đồng Tháp” là các vấn đề trong pháp luật thực định bao gồm
các quy định hiện hành của Việt Nam về hợp đồng vô hiệu (bao gồm Luật, Nghị

định, Thông tư...). Trên cơ sở các quy định này được đưa vào thực tiễn đề áp dụng

4



đà làm nảy sinh những vân đê hạn chê, bât cập gây ảnh hưởng đên hiệu quả hoạt

động của hợp đồng vơ hiệu. Ngồi ra, từ phạm vi nghiên cứu, luận văn đưa ra một
số kiến nghị cụ thể để nhằm mục đích hồn thiện các quy định pháp luật về hợp

đồng vơ hiệu.
4. Mục
đích và nhiệm
vụ• nghiên
cứu


ơ
4.1. Mục đích nghiên cứu

Tác giả xây dựng đề tài và hướng đến các mục đích nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng vô hiệu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của quy định hiện hành về hợp đồng vô hiệu
từ thực tiễn xét xử tại tỉnh Đồng Tháp.

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp

đồng vô hiệu.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích trên, tác giả có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thề sau đây:
- Phân tích, làm rỗ một số vấn đề lý luận về hợp đồng vô hiệu.
- Phân tích các quy định pháp luật về hợp đồng vơ hiệu, để từ đó, xác định
những hiệu quả, hạn chế và nguyên nhân.


- Đe xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối với hợp

đồng vô hiệu.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đe xây dựng đề tài, chủ yếu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận và các

phương pháp nghiên cúu như:
về phương pháp luận, là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Mặt khác, là đề tài của ngành khoa học xà hội nên các phương pháp nghiên

cứu đặc thù của ngành khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng
được tác giả kết hợp sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn. Trong đó, có thể kể

đến các phương pháp điển hình như: phương pháp tổng hợp; phương pháp phân
tích; phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá các quy định pháp luật...

5


6. Những đóng góp của đê tài
Trong phạm vi nghiên cửu giới hạn, luận văn tập trung vào những điểm chính sau:

- về mặt lỷ luận, luận văn nghiên cứu và phân tích có hệ thống các vấn đề
như khái niệm, đặc điểm, điều kiện, nguyên tắc... của hợp đồng vô hiệu. Việt Nam

với một số nước trên thế giới.


- về mặt thực tiễn, từ thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử
về hợp đồng vô hiệu tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay, luận văn
hệ thống thành mơ hình pháp luật điều chỉnh về hợp đồng vô hiệu.

- Về mặt định hướng hoàn thiện, luận văn đưa ra cơ sở hình thành những
định hướng và đề xuất những giải pháp đế hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp
luật về hợp đồng vơ hiệu.

7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn bao gồm 03 chương với kết cấu như sau:
Chương ỉ: Những vấn đề lý luận về hợp đồng vô hiệu

Chương 2*. Thực tiễn quy định và thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng

vô hiệu tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Định hướng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng vô hiệu.

6


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
1.1. Khái quát chung về hựp đồng vô hiệu


1.1.1. Khái niệm và đặc đỉểm pháp lý của hợp đồng vô hiệu
ỉ. ỉ. 1.1. Khái niệm hợp đồng và hợp đồng vô hiệu

* Khái niệm hợp đồng
Tại Việt Nam, kể từ khi mở cửa xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, “việc mua bán hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng” [30, tr. 83].

Do đó, hợp đồng là chế định trung tâm của đời sống dân sự và được quy định trong
các đạo luật có giá trị pháp lý đặc biệt quan trọng tại mỗi quốc gia và đó chính là

BLDS. Tuy nhiên, khơng chỉ lĩnh vực dân sự, hợp đồng cịn tồn tại trong rất nhiều

lĩnh vực khác nhau và cụ thể là lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Còn trong chế

định họp đồng, hợp đồng vô hiệu là một bộ phận và là nội dung rất quan trọng.
Nghiên cứu cho thấy, không chỉ trong các quy định hiện nay, hợp đồng vô hiệu đã
từng được các văn bản pháp luật trước khi thống nhất đất nước tại Việt Nam quy

định rất chi tiết, chặt chẽ, rõ ràng. Tuy nhiên, trước hết cần nắm rõ các định nghĩa
của hợp đồng, để từ đó, có thể nhận biết sâu sắc về hợp đồng vơ hiệu.

Trước khi tiếp cận khái niệm họp đồng có lẽ cần có sự nhận thức chính xác về
giao dịch dân sự. về bản chất, “giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý đa dạng được

thực hiện bởi ý chí của con người nhàm thu được một kết quả nhất định” [19, tr. 136].

Do đó, giao dịch dân sự chính là hành vi của con người. Tuy nhiên, đế có cơ sở
chứng minh hay xác lập mối quan hệ giữa các bên khi họ tham gia vào các quan hệ

dân sự đó thì người ta thường xác lập thông qua hợp đồng. Tại Việt Nam, kể từ khi


thực dân Pháp du nhập hệ thống pháp luật của quốc gia này vào Việt Nam. Chế

định hợp đồng đã xuất hiện. Nghiên cứu cho thấy, Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931

từng quy định theo hướng: “Khế ước là một hiệp ước của một người hay nhiều
người cam đoan với một hay nhiều người khác để tặng cho, để làm hay khơng làm

cái gì” [5, Điều 644]. Đây chính là tinh thần của hợp đồng để pháp luật có các điều
chỉnh về các nội dung liên quan của họp đồng.

7


Hay theo của Dân luật Trung Kỳ năm 1936 quy định theo hướng như sau:
“Khế ước là một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay

nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay không làm cái gì” [58, Điều 680].
Tuy nhiên, khái niệm về hợp đồng của hai bộ Dân luật Bắc Kỳ và Trung Kỳ

thiếu sự bao quát khi đề cập ngay đến một sự phân loại nghĩa vụ dựa trên nội dung
của nghĩa vụ, đó là chuyến giao quyền, làm hoặc khơng làm một việc gì đó. Nội

hàm của hai khái niệm trong hai đạo luật này không bao quát được yếu tố tạo lập
hậu quả pháp lý. Có lẽ, khái niệm hợp đồng của hai bộ luật này chịu ảnh hưởng sâu

sắc bởi BLDS Pháp năm 1804. Bởi lẽ, Việt Nam là thuộc địa của Pháp từ năm 1858
nên Pháp mang hệ thống pháp luật của mẫu quốc vào áp dụng tại Việt Nam.

Bộ Dân luật năm 1972 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã từng

đưa ra quy định: “Khế ước hay hiệp ước là một hành vi pháp lý do sự thỏa thuận

giữa hai người hay nhiều người đế tạo lập, di chuyển, biến cải hay tiêu trừ một
quyền lợi, đối nhân hay đối vật” [65, Điều 653]. Có thề thấy rằng, mặc dù Bộ Dân

luật năm 1972 của Việt Nam Cộng hòa nhắc đến sự thỏa thuận với nghĩa tương
đồng với khế ước/hợp đồng. Tuy nhiên, điều này khơng gây ra sự nhầm lẫn nào vì
việc tạo lập hậu quả pháp lý được nhắc đến ngay sau đó.
Sau đó, kể từ khi mở cửa xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, Điều 01 của Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 quy định:
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đối

hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ cùa các bên trong mua bán, thuê,
vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc khơng làm một việc,
dịch
• vụ• hoặc
• các thỏa thuận
• khác mà trong đó một
• hoặc
• các bên nhằm

đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
Tiếp sau đó, Điều 394 của BLDS năm 1995 và Điều 388 của BLDS năm
2005 đều quy định theo hướng: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về

việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đây chính là nền

tảng pháp lý cho các văn bản pháp luật chuyên ngành như lao động, kinh doanh,
thương mại có các điều chỉnh theo tinh thần của Bộ luật Dân sự đối với lĩnh vực của


8


mình. Có thê nhận thây, BLDS nãm 1995 và cả BLDS năm 2005 lại không sừ dụng
thuật ngữ “hợp đồng” như tất cả các nghiên cứu cơ bản về hợp đồng mà có một bổ
ngữ “dân sự” ở phía sau. Và bổ ngữ “dân sự” này đã tạo ra bất cập trong thực tiễn,

về mặt cấu trúc của hệ thống pháp luật, ở những nước có sự phân biệt ngành luật

cơng và luật tư thì BLDS thường được coi là bộ luật nền tảng của luật tư. Hay có
thể quan niệm Hiếp pháp của luật tư chính là BLDS. Do vậy, khái niệm hợp đồng
và các chế định hợp đồng trong BLDS có tính bao qt cho tồn bộ các quan hệ tư

nơi mà các chủ thể trong quan hệ ở vị thế bình đẳng với nhau và giao kết hợp đồng
dựa trên sự tự do ý chí. Việc thêm bổ ngữ “dân sự” ở đằng sau có thể khiến cho
những người thực hành pháp luật hiểu nhầm rằng chế định về hợp đồng dân sự

trong BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 chỉ áp dụng cho các quan hệ dân sự

thuần túy (phục vụ mục đích sinh hoạt, tiêu dùng, không làm phát sinh lợi nhuận)
mà không áp dụng cho các quan hệ tư khác như thương mại, kinh doanh, lao

động thể hiện tư duy khơng chính xác về cấu trúc của hệ thống pháp luật tư và
khơng thích ứng với cơ chế thị trường tại Việt Nam.
Mặt khác, thuật ngữ “hợp đồng dân sự” của BLDS năm 2005 là sự kế thừa từ

chính BLDS năm 1995. Có thể khi BLDS năm 1995 ra đời, Việt Nam vừa mới bắt

đầu q trình đổi mới, thốt ra khỏi nền kinh tế kế hoạch và trong tư duy của các

nhà làm luật vẫn còn những quan niệm cũ về “kế hoạch hóa”, đặc biệt trong các

quan hệ nhằm làm phát sinh lợi nhuận, dẫn đến sự phân biệt hợp đồng kinh tế,
thương mại và hợp đồng dân sự thuần túy. Không những vậy, Pháp lệnh Hợp đồng

kinh tế năm 1989 đà tồn tại song song với BLDS năm 1995 và tạo nên hai hệ thống

pháp luật hợp đồng riêng biệt. Hai hệ thống này có sự trùng lặp, mâu thuẫn và
khơng thống nhất, vì vậy, dẫn đến sự sửa đổi về thuật ngừ trong BLDS năm 2015,
chỉ còn là “hợp đồng”. Có thể, nhừng nhà làm luật khi xây dựng BLDS năm 2015

sau đó đã sửa đối nhằm loại bỏ mọi cách hiểu khơng chính xác cả về mặt khoa học

và trong thực tiễn về phạm vi điều chỉnh của chế định hợp đồng trong BLDS tại

Việt Nam. Qua đó, chế định hợp đồng trong BLDS là nền tảng của mọi quan hệ hợp
đồng trong lĩnh vực tư. Do đó, đương nhiên trong lĩnh vực thương mại, các họp

9


đồng thương mại đều chịu ảnh hưởng, tác động hay dựa theo một phần khn mẫu
của hợp đồng dân sự.
Ngồi hai đạo luật quan trọng này, trong thời điểm đó, liên quan đến họp đồng,

cũng có quan điểm cho rằng: “họp đồng thương mại là sự thoa thuận về việc xác lập,

thay đối hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại giữa thương nhân

với thương nhân hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan” [25, tr. 393]. Rõ


ràng, đây cũng mở thêm một quan điểm về hợp đồng.
Hiện nay, Điều 385 của BLDS năm 2015 quy định về họp đồng theo hướng

như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đối hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
có liên quan về một số vấn đề phát sinh giữa họ. Và họp đồng chính là căn cứ pháp lý
đế khi phát sinh tranh chấp, các bên có quyền đề nghị Tịa án xem xét, giải quyết. Có
thể đây là khái niệm đầy đủ và chi tiết nhất về hợp đồng dân sự tại Việt Nam.

Như vậy, các khái niệm hợp đồng trong các BLDS tại Việt Nam, có thề thấy,

nhà làm luật nhìn nhận về sự ràng buộc của hợp đồng nghiêng về mặt chủ quan của
sự thoa thuận ý chí hơn là mặt khách quan/kết quả của sự thoa thuận đó. Trong đó,

quan tâm đến việc các bên có ý chí tạo lập hệ quả pháp lý ràng buộc mình hay
khồng hơn là việc hệ quả pháp lý ràng buộc các bên xuất phát từ sự thỏa thuận hay
xuất phát từ quy chế pháp lý được quy định sẵn bởi pháp luật.

Còn tại Hoa Kỳ, pháp luật quốc gia này quy định về hợp đồng như sau: “hợp

đồng là sự thoa thuận có hiệu lực bắt buộc. Theo pháp luật Hoa Kỳ, hợp đồng được
hiểu là một
• hoặc
• nhiều sự• hứa hẹn
• mà việc
• thực
• hiện
• chúng được coi là các nghĩa vụ•


pháp luật buộc phải thi hành” [31, tr. 159].

Còn theo tác giả Phạm Duy Nghĩa, “hợp đồng là một sự thoa thuận có hiệu
lực bắt buộc thực hiện đối với các bên” [32, tr. 94].
Nhìn chung, khái niệm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam được hồn thiện

dần theo thời gian. Theo đó, Bộ Dân luật năm 1972 và BLDS năm 2015 hiện hành

đều có chung quan điểm về hợp đồng: là một sự thỏa thuận/sự thống nhất ý chí giữa
các chủ thể, nhằm làm phát sinh, thay đoi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

10


Ngồi ra, hợp đơng dân sự cịn có thê được quan niệm như sau:

Hợp đồng dân sự là các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật
chất giừa các chủ thể với nhau [59, tr. 92]
* Khái niệm hợp đồng vô hiệu

về bản chất, hợp đồng vô hiệu là họp đồng khi giao kết và thực hiện không
đảm bảo những điều kiện có hiệu lực. Cũng có thể đối tượng của hợp đồng khơng

thế thực hiện được vì lý do khách quan. Diễn đạt theo cách khác, hợp đồng vô hiệu
khi không đáp ứng đủ các điều kiện về giao dịch dân sự quy định tại Điều 122 của

BLDS năm 2015.

Vô hiệu được hiểu là không thể phát sinh ra một hiệu lực pháp lý nào. Có

quan điểm cho rằng, “trong sự kết lập mà các điều kiện hình thức cũng như về nội

dung khơng được tơn trọng, khế ước đó phải được coi như khơng được kết lập và vì

vậy không thể phát sinh một hiệu lực nào cả” [27, tr. 750J.
Pháp luật không quy định khái niệm về hợp đồng vô hiệu mà chỉ xác định
các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của BLDS năm
2015. Do đó, cũng có thế được áp dụng đối với trường hợp của hợp đồng vơ hiệu.
Vì thế, họp đồng có thể bị tun bố vơ hiệu khi khơng tn thủ các điều kiện có

hiệu lực do pháp luật quy định và các điều kiện đó là: Chủ thể phải có năng lực

pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; chủ thể tham gia ký kết hợp đồng hoàn

toàn trên tinh thần tự nguyện; mục đích và nội dung của họp đồng không vi phạm
điều cấm của luật và cũng không được trái đạo đức xã hội; trong trường hợp luật có

quy định hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì phải tuân
thủ cả vấn đề về hình thức đó. Nói cách khác, khi hợp đồng vi phạm một trong các

điều kiện trên thì sè được coi là vô hiệu. Tuy nhiên, Điều 408 của BLDS năm 2015

quy định: “7. Trường hợp ngay từ khi giao kết, họp đồng có đổi tượng khơng thê

thực hiện được thi họp đồng này bị vô hiệu

” là quy định chỉ rõ đối tượng của hợp

đồng cũng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nhưng quy định
này chỉ được đề cập đến trong tùng chế định cụ thể của giao dịch dân sự, chứ không


11


được quy đinh bao quát tại Điêu 117 của BLDS năm 2015. Điêu luật quy định chung

về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Do đó, có lẽ nên bồ sung thêm điều
kiện về đối tượng vào các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực tại Điều 117 cùa
BLDS năm 2015. Như vậy, quy định tại Điều 122 của BLDS năm 2015 về giao dịch

dân sự vơ hiệu sẽ bao qt, tồn diện, đầy đủ, rõ ràng và cũng thống nhất hơn.

Đe hiểu rõ hơn về hợp đồng vơ hiệu, có lẽ, cần phân biệt sự khác nhau giữa
hợp đồng vô hiệu với hợp đồng mất hiệu lực hay hợp đồng bị hủy bở. Sở dĩ như vậy

là vì hậu quả pháp lý của các trường hợp này là rất khác nhau. Do vậy, cần có sự

phân biệt để xác định được chính xác hợp đồng rơi vào trường hợp nào, từ đó, có
cách xử lý cho thích hợp và đúng đán, bảo vệ lợi ích chung cũng như quyền và lợi
ích của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.

Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng khơng có hiệu lực ở ngay thời điếm giao kết

còn hợp đồng mất hiệu lực là hợp đồng được giao kết một cách hữu hiệu nhưng
trong lúc đang được thực hiện thi lại mất một yếu tố cơ bản và do đó, khơng thề

được thực hiện đến cùng hoặc thậm chí hồn tồn khơng thể thực hiện được. Ví dụ,
X ủy quyền cho Y đại diện cho mình tham gia tố tụng tại Tịa án, hợp đồng ủy

quyền của hai người được giao kết một cách hợp lệ nhưng sau khi hợp đồng được


giao kết thì Y lại chết bất ngờ và trong khi công việc được ũy quyền chưa được thực
hiện, trường hợp này theo quy định tại điểm đ, khoản 3, Điều 140 của BLDS năm

2015, hợp đồng ủy quyền đương nhiên chấm dứt. Tuy hợp đồng vô hiệu và hợp
đồng bị hủy bỏ đều đi đến một kết quả chung là chấm dứt hợp đồng nhưng hợp
đồng vô hiệu là do vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được quy định

tại Điều 117 của BLDS năm 2015 như về năng lực của các chủ thể tham gia ký kết
hợp đồng hoặc về ý chí của chù thể trong giao kết hợp đồng hay về hình thức của
hợp đồng... và hợp đồng đó khơng có hiệu lực ở ngay thời điểm giao kết còn hợp

đồng bị hủy bỏ là do một trong các bên trong hợp đồng vi phạm các điều khoản có
trong hợp đồng hoặc một bên yêu cầu hủy bỏ hợp đồng. Hay nói cách khác, nghĩa là

hợp đồng có giá tri ở thời điểm giao kết nhưng mất hiệu lực do có một sự kiện xảy

ra sau đó và các bên buộc phải trở lại tình trạng ban đầu.

12


Tóm lại, hợp đơng vơ hiệu là hợp đơng khơng được pháp luật thừa nhận giá

trị pháp lý. Trong khi đó các trường hợp cịn lại là những hợp đồng đã được pháp

luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhưng vì một lý do mà sau đó hợp đồng khơng

thể tiếp tục được thực hiện.
Nói cách khác, “hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không thỏa mãn đầy đủ các

điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật” [7, tr. 20].

Ngoài ra, từ khái niệm của họp đồng vơ hiệu có thể rút ra bản chất pháp lý

của hợp đồng vơ hiệu chính là: Hợp đồng chứa đựng những khiếm khuyết hay
những vi phạm pháp luật ngay từ khi hợp đồng được xác lập dẫn đến việc bị Tịa án

tun bố vơ hiệu. Nói cách khác, hợp đồng vơ hiệu chính là hợp đồng mặc dù đã

được các bên giao kết và thỏa thuận nhưng khơng có hiệu lực pháp luật.
ỉ. ỉ. 1.2. Đặc điêm pháp lỷ của hợp đồng vô hiệu

về bản chất, “hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại

đều là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể. Giừa chúng có các điềm
chung” [25, tr. 393 - 394].

Khi giao kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng có nghĩa vụ tuân thủ các
nguyên tắc, điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu khơng tn theo hợp đồng
thì đương nhiên là sự vi phạm nghĩa vụ giữa các bên và vi phạm pháp luật. Cịn đối

với hợp đồng cơ hiệu thi thường có những đặc điếm pháp lý như sau:
Một là, hợp đồng vô hiệu phải là những hợp đồng có sự vi phạm một trong
các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại Điều 117 của BLDS năm
2015. về cơ bản, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại phần về

giao dịch dân sự vô hiệu. Hệ thống các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được

quy định cụ thể tại Điều 117 và Điều 407 của BLDS năm 2015. Đó là các điều kiện

pháp lý như:

- Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của chù thể tham gia ký
kết hợp đồng;

- Ý chí của các chủ thể tham gia ký kết họp đồng.

13


- Mục đích và nội dung của hợp đơng khơng vi phạm điêu câm của luật,

không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của hợp đồng phải phù hợp nếu pháp luật có quy định.
Nhu vậy, về nguyên tắc, nếu hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện này

thì nếu có u cầu của một bên, Tịa án sẽ xem xét hợp đồng và có thể tuyên bố hợp

đồng vô hiệu.
Hai là) thời điểm xác định sự vô hiệu của hợp đồng là thời điểm hợp đồng đã

đuợc ký kết. Do đó, thời điểm xác định sự vơ hiệu đuợc tính kể từ thời điểm ký kết

hợp đồng. Nếu xác định tại những thời điếm sau khi hợp đồng đuợc xác lập tức là
pháp luật đã thừa nhận hiệu lục của hợp đồng truớc đó, thừa nhận những vi phạm
pháp luật dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu. Nhu vậy, sẽ khơng đảm bảo đuợc tính
nghiêm minh của pháp luật, khơng bảo vệ đuợc các lợi ích bị xâm phạm bởi một

hợp đồng vô hiệu.
Ba là, hợp đồng vô hiệu không đuợc pháp luật thừa nhận. Nhu đã biết, hợp


đồng là sự thỏa thuận của các bên và về nguyên tắc sẽ đuợc nhà nước và pháp luật
tôn trọng và bảo đảm cho việc thực hiện. Tuy nhiên, không phải mọi sự thỏa thuận

đều được công nhận và bảo vệ. Pháp luật chỉ thừa nhận và bảo vệ những thỏa thuận
khồng trái với quy định của pháp luật. Mặc dù hợp đồng đã được giao kết và có thể

đã được đưa ra thực hiện nhưng sự tồn tại của hợp đồng lúc này chỉ là trên thực tế.
Một hợp đồng vơ hiệu khi nó khơng tn thủ các quy định của pháp luật, vượt ra
ngoài giới hạn luật định, xâm phạm đến các quan hệ xã hội, các lợi ích được nhà

nước và pháp luật bảo vệ. Pháp luật không công nhận những hợp đồng này ngay cả
khi các bên đã thừa nhận nó.

Bốn là, hợp đồng vơ hiệu không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các

bên. Họp đồng là hình thức pháp lý quan trọng thể hiện ý chí của các bên giao kết hay
chính là nơi ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Do đó, hợp đồng là căn
cứ pháp lý quan trọng làm cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ

họp đồng. Họp đồng bị vô hiệu thỉ không phát sinh hiệu lực cho nên những thoa thuận
ràng buộc trách nhiệm giữa các bên theo đó cũng khơng có giá trị về mặt pháp lý.

14


1.1.2. Phăn loại hợp đông vô hiệu

Hợp đồng dân sự là bản giao kèo đề ghi nhận những quyền và nghĩa vụ dân
sự giữa các bên [59, tr. 1011 Việc phân loại hợp đồng giúp cho việc tiếp cận, nghiên

cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng, chặt chẽ và chính xác hơn. Theo

đó, có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau về hợp đồng vô hiệu. Cụ thế, các cách

phân loại sau đây thường được sử dụng:
* Căn cứ váo thủ tục tố tụng có hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô

hiệu tương đối
- Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối:
Đây là những hợp đồng bị xem là đương nhiên vô hiệu do việc xác lập hợp

đồng trái pháp luật, xâm phạm tới lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích cơng cộng. Một
số trường trường hợp bị coi là vô hiệu tuyệt đối;

+ Hợp đồng vô hiệu do giả tạo.
+ Hợp đồng có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật.

+ Hợp đồng có nội dung, mục đích trái đạo đức xã hội.
Hợp đồng khơng đúng hình thức do pháp luật quy định và đã được Tòa án
cho các bên thời hạn để điều chỉnh, sửa chữa đúng quy định về hình thức nhưng khi

hết thời hạn đó mà các bên vẫn chưa thực hiện hoặc trường hợp pháp luật có quy
định về hợp đồng vi phạm hình thức nhưng các bên chưa thực hiện hợp đồng và các

bên có tranh chấp thì hợp đồng bị xem là vơ hiệu.
Hợp đồng vơ hiệu tuyệt đối thì đương nhiên hồn tồn khơng có hiệu lực

pháp luật.
- Hợp đồng vơ hiệu tương đối:
Đây là những hợp đồng đã được các bên xác lập nhưng có thế bị Tịa án


tun bố là vơ hiệu một phần theo u cầu cúa người có quyền và lợi ích liên quan.
Sự vơ hiệu tương đối thế hiện ở chỗ: Một (hoặc một số) nội dung của hợp

đồng giao kết không đúng quy định của pháp luật hoặc xảy ra ngồi sự tính tốn của
các bên mà dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không thể thực hiện được hoặc nếu
thực hiện lại dẫn đển các hậu khả bất lợi... Các trường hợp dẫn đến giao dịch dân

sự vô hiệu tương đối:

15


+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập khơng có năng lực hành vi

tương ứng với địi hỏi của pháp luật đối với loại giao dịch đó.
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị đe dọa.
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối.
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn.

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do một người xác lập trong tỉnh trạng người đó
khơng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình.
* Căn cứ vào nội dung họp đồng thì chia thành họp đồng vơ hiệu tồn hộ và

họp đồng vơ hiệu từng phần
- Hợp đồng vơ hiệu tồn bộ:
Đây là hợp đồng có tồn bộ nội dung vơ hiệu hoặc tuy chỉ cỏ một phần nội

dung vô hiệu nhưng phàn đó lại ảnh hưởng đến hiệu lực của tồn bộ hợp đồng.


Khi có những căn cứ cho là tồn bộ điêu khoản của hợp đơng vơ hiệu thỉ hợp

đồng vơ hiệu tồn bộ. Căn cứ làm cho hợp đồng vơ hiệu có thề xuất phát từ sự vi
phạm nội dung hợp đồng nhưng ngồi ra, cũng có thể là những căn cứ khác như:

Mục đích, năng lực giao kết hợp đồng, hợp đồng giả tạo...

Bên cạnh đó, có những hợp đồng vơ hiệu tồn bộ nhưng đối với một số
điều khoản được các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng có vai trị độc lập với

hợp đồng thì khi hợp đồng vơ hiệu tồn bộ các điều khoản đó cũng có thể được

cơng nhận
• có hiệu
• lực
• nếu đủ các điều kiện
• luật
• định
• mà khơng lệ thuộc
• vào hiệu

lực cùa tồn bộ hợp đồng.

- Hợp đồng vơ hiệu từng phần (vô hiệu một phần):
Đây là những hợp đồng được xác lập mà có một phần nội dung cùa nó khơng

có giá trị pháp lý nhưng khơng ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác của hợp

đồng đó.


Đơi với một hợp đơng vơ hiệu từng phân, ngồi phân vơ hiệu khơng được áp
dụng, các phàn cịn lại vẫn có giá trị thi hành. Chính vi vậy, các bên vẫn phải tiếp
tục thi hành trong phạm vi phần hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

16


* Căn cứ vào điêu kiện có hiệu lực của hợp đổng có thê phân hợp đơng vơ

hiệu thành các trường họp sau:

- Hợp đồng vô hiệu do người tham gia là cá nhân khơng có năng lực hành

vi dân sự. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là các điều kiện cần và đú cùa
năng lực chủ thế. Nói cách khác, chủ thể của các quan hệ pháp luật bắt buộc phải

có đủ cả hai điều kiện là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Ớ Việt Nam,

năng lực pháp luật dân sự chính là khả năng cùa chủ thể được pháp luật trao cho
các quyền hạn, nghĩa vụ và phải thực hiện trong phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ.
Còn nãng lực hành vi dân sự tức là chủ thể bằng chính khả nàng của mình thực

hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ, chủ thể trực tiếp tham gia các hệ cầm
cố, tặng cho, thế chấp, mua bán...

- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm, đạo đức xã hội: Điều cấm của

pháp luật là những quy định bắt buộc không được thực hiện mà nếu thực hiện dẫn
đến hậu quả pháp lý là trái quy định của pháp luật. Còn đạo đức xã hội là cách thức
ứng hay quy cách xử giữa người với người nhưng được cả xã hội tôn trọng và thừa


nhận. Nếu như là trái những quy cách ứng xử này sẽ bị lên án. Mặt khác, pháp luật
là công cụ bảo vệ đạo đức xã hội. Vậy nên, việc vi phạm đạo đức xã hội thường

cũng dẫn đến việc vi phạm pháp luật.
- Hợp đồng vô hiệu do khơng có sự tự nguyện cùa chủ thể: Bản chất của hợp

đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đăng, thỏa
thuận và được ghi nhận trong các văn bản. Nên nếu như việc các bên mặc dù có

hành vi giao kết họp đồng nhưng trái tinh thần, mong muốn hay sự tự nguyện cùa
các bên thi đương nhiên dẫn đến việc hợp đồng vơ hiệu. Bởi như đã nói, sự tự
nguyện của các bên là cơ sở cùa việc giao kết hợp đồng.
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức (nếu pháp luật có quy định về hình
thức của hợp đồng là điều kiện bắt buộc). Đe thống nhất và thuận tiện cho việc xem

xét, giải quyết, pháp luật thường đưa ra một số điều kiện mang tính khn mẫu
trong đó có vấn đề tn thủ theo hình thức của hợp đồng. Như vậy, trong hầu hết

các trường họp, các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ theo quy định về hình thức

17


của hợp đồng. Nếu như hình thức của hợp đồng khơng đúng quy định có thể dẫn
đến việc hợp đồng vô hiệu.

* Căn cứ vào mức độ vượt quá phạm vỉ đại diện của người đại diện
về bản chất, đại diện được hiểu đó là việc một người (gọi là người đại diện)


nhân danh và vì lợi ích của người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có thế
xác lập thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện [51, Điều 139, khoản 1,2].

Hình thức đại diện phố biến thường được sử dụng như đại diện theo pháp luật; đại
diện theo ủy quyền. Trong thương mại còn có hình thức đại diện cho thương nhân

[46, Điều 141]. Đây là “một dạng riêng của quan hệ đại diện theo ủy quyền được

quy định trong Bộ luật Dân sự, bởi vậy, hợp đồng đại diện cho thương nhân là một

dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền” [61, tr. 89 - 90].
Một trong các điều kiện quan trọng đế cơng nhận hợp đồng có hiệu lực là tư
cách đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc ủy quyền) của hộ gia đình, tổ

hợp tác, tổ chức hoặc cá nhân. Trong nhiều trường hợp, khi việc tham gia xác lập
hợp đồng thay cho người thứ ba không dựa trên các trường hợp đại diện luật định

thì hợp đồng đó có thể bị là vơ hiệu.
- Hợp đồng vơ hiệu do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện:

Thường thì đây là hợp đồng được xác lập bởi người đại diện hợp pháp, nhưng

do người đại diện đã xác lập hợp đồng trên thực tế vượt quá phạm vi đại diện. Người

trực tiếp tham gia hợp đồng tuy có tư cách đại diện hợp pháp nhưng nội dung hợp
đồng do họ xác lập có một phần giá trị, mức độ, phạm vi vượt quá giới hạn được ghi
trong hợp đồng ùy quyền hoặc được quy định trong loại đại diện tương ứng.

Hợp đồng được xác lập vượt quá phạm vi đại diện thì phần vượt quá phạm vi


đại diện đó bị vơ hiệu, trừ trường hợp người được đại diện biết mà không phản đối.
- Hợp đồng vơ hiệu do người giao kết khơng có quyền đại diện:
Hợp đồng vô hiệu do người trực tiếp giao kết khơng có tư cách đại diện hoặc

tuy có tư cách đại diện nhưng đã giao kết, thực hiện Hợp đồng không thuộc công

việc mà họ được phép đại diện.

18


Cũng bị xem là khơng có tư cách đại diện nêu người đại diện đưa ra những

tuyên bố trái với ỷ chí của người được đại diện hay làm những việc không thuộc đối

tượng của quan hệ đại diện.
1.1.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Hậu quả pháp lý được hiếu là những hậu quả xảy ra và mang tính pháp lý khi
một chủ thế khơng thực hiện theo nội dung đã cam kết và có thế đà gây ra thiệt hại
cho chủ thể còn lại. Còn đối với hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu thì theo như

tên gọi, đây chính là những hậu quả về mặt pháp lý mà các chủ thề sè phải gánh
chịu khi họp đồng bị Tịa án tun vơ hiệu. Và thông thường, đây là các hậu quả bất

lợi mà các chủ thể ký kết hợp đồng không hề mong muốn.
Trong đó, như đã biết, khi các chủ thế ký kết hợp đồng sể phát sinh các
quyền, nghĩa vụ giữa cả hai bên hay còn được gọi là hợp đồng song vụ. Tuy nhiên,


đế hợp đồng có sự đảm bảo pháp lý thì pháp luật quy định khá nhiều điều kiện đối
với chủ thể như: Chủ thể ký kết hợp đồng phải có năng lực chủ thể, nội dung và

mục đích của hợp đồng khơng vi phạm pháp luật hay đạo đức xã hội.... Vi vậy, nếu
một bên tham gia ký kết hợp đồng không đáp ứng các điều kiện có thể dẫn đến hậu

quả pháp luật khơng thừa nhận về giá trị pháp lý của hợp đồng đó hay đó cịn được
gọi là hợp đồng vơ hiệu.

Nếu họp đồng bị Tịa án tun vơ hiệu thì các hậu quả pháp lý xảy ra đương

nhiên do các bên phải gánh chịu. Trong đó, thơng thường, bên gây ra thiệt hại sẽ
phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại nếu như bên gây ra thiệt hại cố tình lừa
dối bên thiệt hại để ký kết hợp đồng. Mặt khác, khi hợp đồng bị tun vơ hiệu có

nghĩa là khơng có hợp đồng đó, vì vậy, các bên tham gia ký kết hợp đồng phải hoàn
trả nguyên trạng những đối tượng liên quan đến hợp đồng.
về thẩm quyền tuyên bố họp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định của
BLTTDS năm 2015 về việc xác định thẩm quyền của Tòa án. Như vậy, về nguyên

tắc, nếu tranh chấp hợp đồng liên quan đến bất động là thuộc về Tòa án nơi có bất

động sản giải quyết. Cịn lại thường thuộc về Tòa án nơi bị đơn là cá nhân cư trú,
làm việc hay bị đơn là tổ chức thỉ là nơi có trụ sở. Quyết định tuyên bố hợp đồng vơ
hiêu thc về Tịa án.

19


1.2. Nguyên tăc giao kêt của hợp đông

ỉ. 2.1. Khái niệm và các nguyên tắc giao kết hợp đồng

* Khái niệm giao kết họp đồng

Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tở, thống nhất với nhau về việc xác
lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân

theo nguyên tắc do pháp luật quy định. Như vậy, giao kết hợp đồng phải bao gồm
những yếu tố cốt lõi như:

- Tự do giao kết hợp đồng nhưng phải đảm bảo không được trái pháp luật và

đạo đức xã hội. Nội dung của ngun tắc thế hiện hai vấn đề đó chính là: Tự do
nhưng khơng được trái với các địi hỏi mà pháp luật quy định: không được trái pháp

luật và trái đạo đức xã hội.
- Nguyên tắc các bên “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và

ngay thẳng trong giao kết hợp đồng”. Trước hết các bên phải có vị trí bình đẳng, vì
bình đẳng là điều kiện để có sự tự nguyện một cách thực sự.

Cịn về sự thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng đó chính là những địi
hỏi khơng thế thiếu trong giao kết, thực hiện hợp đồng vì khi thiếu đi một dấu hiệu

hoặc một yếu tố nào đó thì quan hệ hợp đồng sẽ bị rơi vào tình trạng khơng thoải

mái, gượng ép.
Giao kết hợp đồng được bắt đầu bàng việc một bên đề nghị với bên kia giao
kết hợp đồng và đồng thời, kèm theo các nội dung chú yếu của hợp đồng và thời hạn


trả lời. Trong trường hợp đó, người đề nghị khơng được thay đối, mời người thứ ba
trong thời hạn chờ đợi sự trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.

* Các nguyên tắc giao kết họp đồng

Trên tinh thần hiến pháp của luật tư - BLDS năm 2015, các nguyên tắc cơ
bản về giao kết họp đồng đã được đưa vào Bộ luật với nội dung tương đối ngắn

gọn, súc tích, cơ đọng, rõ ràng. Cụ thể như sau:
- Ngun tắc bỉnh đẳng (khoản 1, Điều 3 của BLDS năm 2015):

Nội dung của nguyên tắc bình đẳng thể hiện: Mọi cá nhân, pháp nhân đều

binh đẳng, không được lẩy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo
hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

20


Khi phân tích nguyên tăc này cho thây, “mọi cá nhân, pháp nhân” trong quan
hệ dân sự đều bình đẳng trước pháp luật. Ngoài ra, cụm từ “bất kỳ lý do nào” đà bao
hàm tất cả các lý do có thể có. Hàm ý của nó chứa đựng nhiều vấn đề như: Dân tộc,

giới tính, thành phần xã hội, hồn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tơn giáo, trinh độ văn
hố, nghề nghiệp...
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận: (quy định tại khoản 2,

Điều 3 của BLDS năm 2015):

Nội dung của nguyên tắc này bao hàm: Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực

hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của minh trên cơ sở tự do, tự nguyện cam
kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật,

không trái đạo đức xà hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ
^2



•••••

JL



thể khác tơn trọng.
Tinh thần của nguyên tắc này thế hiện, mọi cam kết, thoa thuận có hiệu
lực bắt buộc thực hiện đối với các bên. Hiện nay, nguyên tắc này đà thể hiện rõ

ràng, rành mạch và dễ hiểu hơn so với BLDS năm 2005. Đồng thời, nội dung của
nguyên tắc này đã bao hàm ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng pháp luật trước đây

tại BLDS năm 2005.
- Nguyên tắc thiện chí, trung thực (khoản 3, Điều 3 của BLDS năm 2015):
Nguyên tác này có nội dung như sau: Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

Nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các chủ thế khi tham gia quan hệ pháp luật
dân sự, đồng thời, thể hiện rõ ý chí của mình làm cơ sở thực hiện những thỏa thuận,

cam kết trong các mối quan hệ này.


- Ngun tắc tơn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác (khoản 4, Điều 3 của BLDS năm 2015):

Việc xác lập, thực hiện, chẩm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác.
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (khoản 5, Điều 3 của BLDS năm

21


×