Tải bản đầy đủ (.ppt) (73 trang)

Vấn đề vô hiệu hóa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực trạng giải quyết hợp đồng vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.79 KB, 73 trang )



Đ 4:ề Vấn đề vô hiệu hóa hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế và thực trạng giải quyết hợp đồng vô hiệu.


Trong mục tiêu phát triển tổng quát chiến lược xuất
khẩu của Việt Nam là phát triển xuất khẩu với tốc độ
cao, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó
tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng có
lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng tiềm
năng, mặt hàng mới theo hướng nâng cao hiệu quả đi đôi
với chuyển dịch cơ cấu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu
các nhóm hàng có giá trị gia tăng cao, cùng với việc xuất
khẩu vấn đề nhập khẩu các loại máy móc thiết bị để nâng
cao năng xuất, chất lượng sản phẩm là không thể thiếu.
Để tạo thuận lợi trong công tác xuất nhập khẩu, mua bán
hàng hóa quốc tế, thu hút đầu tư từ nước ngoài Chính
phủ đã cải thiện môi trường pháp lý đã tạo thuận lợi cho
hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa
quốc tế.


Để đạt được mục tiêu phát triển, các doanh nghiệp Việt
Nam cần mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác bên
ngoài là xu thế tất yếu và mang lại nhiều cơ hội tăng
trưởng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều vấn đề phức
tạp cũng phát sinh từ đây. Trên thương trường, bất kể
hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp với đối tác
bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng.
Đây chính là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên


trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh chấp kinh doanh
ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng.
Nhiều công ty, tập đoàn lớn trên toàn thế giới đã tổ chức
bộ phận pháp lý riêng để xem xét, đánh giá và tư vấn cho
mình trước khi ký kết các hợp đồng.


Nhiều chuyên gia kinh tế từng đặt câu hỏi: Đâu là yếu
tố quan trọng nhất của một thương vụ làm ăn? Phần lớn
câu trả lời nhận được là: tính chặt chẽ và hình thức của hợp
đồng. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế chúng ta hãy xem xét một khía cạnh nhỏ của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế là “vấn đề vô hiệu hóa hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực trạng quyết hợp
đồng vô hiệu”

Chương 1 :
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm
1.2 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế
1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
1.4 Những nguyên tắc liên quan đến hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế


Chương 2 :
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÔ HIỆU

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
2.1 Một số trường hợp vô hiệu hợp đồng hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2.2 Thực trạng giải quyết hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế bị tuyên bố vô hiệu
2.3 Xem xét bản án ví dụ


Chương 1 :
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm:
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn gọi là hợp
đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương
là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở
các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu
(Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một
bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất
định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả
tiền hàng. Ðịnh nghĩa trên đây nêu rõ:


Bản chất của hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên ký kết
(các bên đương sự), chủ thể của hợp đồng là bên bán (bên xuất
khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu), họ có trụ sở kinh doanh ở
các nước khác nhau, bên bán giao một giá trị nhất định và để
đổi lại, bên mua phải trả một đối giá cân xứng với giá trị đã
được giao. Ðối tượng của hợp đồng này là tài sản do được
đem ra mua bán tài sản này biến thành hàng hoá. Hàng hoá
này có thể là hàng đặc tính và cũng có thể là hàng đồng loại.

Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu
hàng hoá (chuyển chủ hàng hoá). Ðây là sự khác biệt so với
hợp đồng thuê mướn (vì hợp đồng thuê mướn không tạo ra sự
chuyển chủ), so với hợp đồng tặng biếu (vì hợp đồng tặng biếu
không có sự cân xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi).


Hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua
bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp
hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và
quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận
hàng.
So với những hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế có ba đặc điểm:
Ðặc điểm 1, (Ðặc điểm quan trọng nhất) chủ thể của hợp đồng,
người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia
khác nhau. Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để
phân biệt dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng
nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thỗ của cùng một quốc
gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế.

Ðặc điểm 2, Ðồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với
một trong hai bên hoặc cả hai bên.
Ðặc điểm 3, Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng
được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực
hiện hợp đồng.
Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các
bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên
đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng. Những văn bản này
phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình

đẳng và tự nguyện giữa các bên.

Chủ thể hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện
những nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi theo
những điều kiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể ký
giữa: Pháp nhân với pháp nhân, Pháp nhân với cá
nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật.


1.2 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tổng hợp các quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng (bên bán và bên mua), được hình thành trong
quá trình các bên thương lượng, thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng.
Nội dung hợp đồng phải hợp pháp, thể hiện ý chí của các bên. Việc đàm
phán, ký kết và thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản,
các quy định trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế trong
lĩnh vực hợp đồng.
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được quy
định rất khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế.
Có hệ thống pháp luật yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản, nhưng cũng có hệ thống
pháp luật không có bất kỳ một yêu cầu nào về hình thức hợp đồng. Theo
đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được xác lập và chứng
minh dưới mọi hình thức, kể cả bằng lời khai của nhân chứng. Bên cạnh
đó, một điểm cần lưu ý là ngay cả trong khái niệm “văn bản” giữa các
quốc gia cũng có cách quan niệm rộng hẹp khác nhau về những dạng vật
chất nhất định chứa đựng thông tin nào được coi là “văn bản”. Vì vậy,
các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng phải thận trọng trong việc tìm
hiểu các quy định của luật có khả năng được áp dụng cho quan hệ hợp

đồng, nhằm cố gắng tránh được tối đa các hậu quả pháp lý bất lợi và các
thiệt hại có thể xảy ra.


Xuất phát từ sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ
kinh tế và thực tiễn thương mại giữa các nước mà quy
định pháp luật của các nước trong lĩnh vực thương mại
quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói
riêng cũng khác nhau. Sự quy định khác nhau trong pháp
luật của các nước trong lĩnh vực này là một trong những
nguyên nhân gây ra xung đột pháp luật trong việc điều
chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, đây cũng là nguyên nhân dẫn
đến vấn đề vô hiệu hợp đồng.

Để hạn chế vấn đề này nhiều tổ chức quốc tế đã cho ra đời
các văn bản mang tính hướng dẫn để các thương nhân tham
khảo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, đồng thời nhiều quốc gia đã tham gia
ký kết các điều ước quốc tế để điều chỉnh vấn đề này, như
nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT
(PICC) và Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).
Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà
luật pháp đã quy định. Nội dung của hợp đồng bao gồm
những điều khoản, mà theo Luật thương mại, buộc phải có.
Ðó là:


Điều kiện về tên hàng (bao gồm tên thông thường, tên

thương mại, tên khoa học, …), địa phương sản xuất ra nó
nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, qui cách
chính của hàng đó, tên nhà sản xuất ra nó hình thức này
áp dụng với những sản phẩm nổi tiếng của những hãng
có uy tín, công dụng của hàng đó.
Điều kiện về phẩm chất là điều khoản nói lên các mặt
của hàng hóa như tính năng, tác dụng, công suất, hiệu
suất của hàng hóa đó, có nhiều phương pháp để xác định
phẩm chất hàng hóa như xác định phẩm chất dựa vào
mẫu hàng, tiêu chuẩn, nhãn hiệu, tài liệu kỹ thuật, hàm
lượng một chất nào đó trong sản phẩm, hàng mẩu xem
trước.

Điều kiện về số lượng; quy cách chất lượng; giá cả; phương
thức thanh toán; Ðịa điểm và thời gian giao nhận hàng,
thông báo giao hàng. Ngoài ra các bên có thể thoả thuận
thêm những nội dung, những điều khoản cho hợp đồng như:
bảo hành, phạt và bồi thường thiệt hại, bảo hiểm, khiếu nại,
trọng tài, ….
Hình thức của hợp đồng phải là văn bản. Ðó có thể là bản
hợp đồng (hoặc bản thoả thuận ) có chữ ký của hai bên,
cũng có thể là những thư từ, điện tín, điện chữ, thư điện tử
bao gồm: chào hàng và chấp nhận chào hàng được hợp đồng
đã giao kết hoặc, đặt hàng và xác nhận đặt hàng được hợp
đồng đã giao kết.


1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế:
Đây là vấn đề được các bên ký kết hợp đồng đặc biệt quan tâm.

Bởi chỉ khi hợp đồng ký kết giữa các bên có hiệu lực thì quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên mới được bảo đảm và thực hiện theo hợp đồng
mà các bên đã ký kết và nếu có tranh chấp xảy ra thì mới đảm bảo
việc khiếu nại hay tố tụng trước Toà án hay Trọng tài. Để đảm bảo
hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chúng ta
cần phải lưu ý các vấn đề sau:
Một là, Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện thỏa
thuận ý chí giữa các Bên, đó chính là sự thuận mua vừa bán. Người
bán nhất trí giao hàng mà người mua muốn mua; người mua nhận
hàng và trả tiền theo cam kết. Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu
được ký kết không vi phạm các trường hợp pháp luật ngăn cấm như:
có sự cưỡng bức, đe dọa; có sự lừa dối; có sự nhầm lẫn.
Hai là, Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp. Chủ thể của hợp
đồng là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia
khác nhau và có đủ tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý của các thương
nhân này được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương
nhân đó có trụ sở.


Ba là, Người ký kết hợp đồng có đủ thẩm quyền ký kết
theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở. Theo
quy định của pháp luật Việt Nam, người ký kết là người đại
diện cho thương nhân đó theo luật hoặc theo ủy quyền. Đại
diện theo luật là đại diện do pháp luật quy định, là người
đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân
hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại
diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy
quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Phạm vi
đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền và
người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm vi

đại diện. Ủy quyền phải được làm bằng văn bản và người
ủy quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của
người được ủy quyền trong phạm vi quy định của sự ủy
quyền. (Điều 140-142 Bộ luật dân sự 2005)

Bốn là, Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp. Tức là hàng
hoá theo hợp đồng phải là hàng hoá được phép mua bán theo
qui định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.
Theo qui định của pháp luật Việt Nam, thương nhân được xuất
khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề
đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất
khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm
nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất nhập khẩu phải
có giấy phép của Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên
ngành. (Điều 3,4 Nghị Định 12/2006/NĐ-CP). Danh mục hàng
hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Danh mục hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại; Danh mục
hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định của
Việt Nam được quy định trong phụ lục số 01, 02 và 03 ban
hành kèm theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006.


Năm là, Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp. Nội dung của hợp
đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Nguồn luật điều
chỉnh hợp đồng có thể được các bên thoả thuận quy định trong hợp
đồng. Khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng không được quy định trong
hợp đồng thì áp dụng theo quy tắc luật xung đột: "luật nước người bán",
"luật nơi xảy ra tranh chấp", "luật nơi ký kết hợp đồng", "luật nơi thực
hiện nghĩa vụ".

Sáu là, Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp. Hình thức của hợp
đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Trong thực tiễn
thương mại quốc tế, phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
đều được lập thành văn bản. Hình thức văn bản là cần thiết về phương
diện chứng cứ trong giao dịch quốc tế. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được lập thành văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương bao gồm điện
báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định
của pháp luật (Điều 3, 27 Luật thương mại 2005).


Theo Bộ luật Thương mại Việt Nam. Hợp đồng mua bán
quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là bên
mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Về phía Việt
Nam chủ thể hợp đồng phải là doanh nghiệp đã có đăng ký
kinh doanh (theo thủ tục thành lập doanh nghiệp) và đã
đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải Quan
tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp không được phép xuất nhập
khẩu những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu. Ðối với mặt
hàng được phép nhập khẩu, xuất khẩu có điều kiện, họ phải
xin được hạn ngạch (trường hợp hàng thuộc nhà nước quản
lý bằng hạn ngạch) hoặc được giấy phép (trường hợp hàng
thuộc diện nhà nước quản lý bằng giấy phép kinh doanh
xuất nhập khẩu).

Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua
bán theo quy định của pháp luật, đối tượng hợp đồng
phải là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu theo các
văn bản pháp luật hiện hành, không bị cấm kinh

doanh.


1.4 Những nguyên tắc liên quan đến hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế:
Chế định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác
định là một trong những nội dung trọng tâm của luật
Thương mại (sửa đổi) số 36/2005/QH11 và nội dung những
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại của luật
thương mại Việt Nam.
Nguyên tắc bình đẳng trước Pháp luật, Thương nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật
trong hoạt động thương mại.
Nguyên tắc tự do tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động
thương mại, Các bên tự do thỏa thuận không trái với các qui
định của Pháp luật, thuần phong mỹ tục đạo đức xã hội, các
bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào thực hiện hành vi
áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.

Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại
được thiết lập giữa các bên, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong
hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên đó mà bên
đã biết hoặc phải biết nhưng không trái với qui định pháp
luật.
Nguyên tắc áp dụng tập quán, Trường hợp pháp luật không
có qui định, các bên không có thỏa thuận và không có thói
quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán
thương mại nhưng không trái với qui định ghi trong luật
này và trong bộ luật dân sự.


Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu
dùng, thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có
nghĩa vụ thông tin đầy đủ trung thực cho người tiêu dùng
về hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh và chịu
trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, chất lượng,
tính hợp pháp hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh.
Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ
liệu, trong hoạt động thương mại các thông điệp dữ liệu
đáp ứng các điểu kiện tiêu chuẩn kỹ thuật theo qui định
của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương
đương văn bản

×