Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai theo hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.72 KB, 7 trang )

XÂY DỰNG MƠ HÌNH NƠNG LÂM KẾT HỢP Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN,
TỈNH ĐỒNG NAI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
PHẠM VĂN LÂM - TRẦN VĂN CÁT
NGUYỄN HOÀNG SƠN
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai có nhiều tiềm năng để xây dựng các
mơ hình nơng lâm kết hợp bền vững. Trên cơ sở phân tích hiện trạng các mơ hình
nơng lâm kết hợp, những ưu điểm và hạn chế của các mô hình; bài viết đã đề xuất
được 5 mơ hình nơng lâm kết hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện kinh tế và đời
sống của dân cư tại địa phương; đồng thời định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Định Quán
theo hướng bền vững.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Định Quán là một huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Biên Hịa 90 km, có
tuyến đường quốc lộ 20 đi qua. Huyện có diện tích tự nhiên 971,23 km2, chiếm 16,45% diện
tích tồn tỉnh. Địa hình chủ yếu là gị đồi lượn sóng, khí hậu cận xích đạo, thổ nhưỡng là đất
xám và đất feralit. Đây còn là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người (Châu Ro, Châu Mạ,
Chăm, Thái, Hoa, Tày, ÊĐê, Sán Dìu, Khơmer). Phần lớn dân cư của huyện chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động của ngành này vẫn còn
nhiều bất cập, chưa có các mơ hình nơng - lâm kết hợp có năng suất cao, huyện có tỉ lệ nơng
hộ thuộc diện đói nghèo cao nhất cả tỉnh. Vì vậy, việc xây dựng mơ hình nơng - lâm kết hợp ở
huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu vực theo hướng phát triển bền vững là vấn đề mang
tính cấp thiết.
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Định Quán là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai, có diện tích tự
nhiên 971,23 km2, với hệ tọa độ địa lý:
+ 11000’30’’ - 11025’00’’ vĩ độ Bắc.
+ 107007’30’’ - 107030’00’’ kinh độ Đông.


Huyện có 14 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Định Quán và 13 xã: Thanh Sơn, Phú Tân, Phú
Vinh, Phú Lợi, Phú Hòa, Ngọc Định, Gia Canh, Phú Ngọc, La Ngà, Túc Trưng, Phú Túc, Phú
Cường, Suối Nho.
- Địa hình: Huyện Định Quán là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng địa hình
chủ yếu vùng gị đồi với độ dốc thoải; độ nghiêng trung bình 2,50/km theo hướng Đơng Bắc Tây Nam; độ cao trung bình 180m so với mặt nước biển.
- Khí hậu: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ ổn định quanh
năm; chịu ảnh hưởng một thời gian ngắn đặc tính khí hậu vùng cao nguyên Bảo Lộc - Lâm
Đồng, hầu như khơng có mùa đơng; phân hóa thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đơng Bắc mang đặc tính chủ
yếu của vành đai tín phong và khí hậu nhiệt đới hơi khơ, nóng và hầu như khơng mưa.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ nhất
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2013: tr. 207-213


PHẠM VĂN LÂM và cs.

208

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những cánh rừng phía bắc nên nhiệt độ khơng khí phần
nào được điều hồ và dịu đi so với tính chất thực của nó.
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10; chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng Đơng Nam
Bộ, có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm từ biển Ấn Độ Dương; khí hậu cận xích
đạo có đặc tính nóng ẩm và mưa nhiều. Ngồi ra, cịn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu
cao ngun (Bảo Lộc - Lâm Đồng) nên lượng mưa vào mùa mưa thường lớn.
- Thủy văn:Trên địa bàn có 02 tuyến thủy văn quan trọng: Sông Đồng Nai và Sông La Ngà.
- Các nguồn tài nguyên:
+ Tài nguyên đất: Trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chính: Đất xám(Acrisols), đất đá
bọt (Andosols), đất đỏ (Ferrasols), đất Gley (Gleysols), đất đen (Luvisols).
+ Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt chủ yếu là lưu lượng nước của sông Đồng Nai và
sông La Ngà. Nguồn nước ngầm phong phú nhưng phân bố không đều.

+ Tài nguyên khoáng sản: Vàng, đá quý, vật liệu xây dựng (đá ốp lát, đá xây dựng, đất
sét, cát), nguyên liệu phụ gia xi măng, thạch anh, nước nóng và muối khoáng…
+ Tài nguyên rừng: Theo thống kê năm 2010, diện tích rừng và đất rừng của huyện là
34.183,69 ha; trong đó chủ yếu là đất rừng phịng hộ 18.626,63 ha, đất rừng sản xuất
15.555,69 ha, đất rừng đặc dụng 1,367 ha.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Theo thống kê năm 2010, tổng sản phẩm trên địa bàn huyện (theo giá thực tế) 1.067 tỷ
đồng, tăng 6,81 % so với cùng kỳ, thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu
đồng/người/năm. Trong đó, ngành nơng lâm - thủy sản tăng 6,79 % năm; công nghiệp
và xây dựng tăng 15.4 %/năm; thương mại - dịch vụ tăng 9,6 %/năm. Nhìn chung, các
ngành kinh tế có xu hướng tăng đều qua các năm từ năm 2006 cho đến nay; giai đoạn
2006 -2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình qn tính theo giá trị thực tế đạt 9,1 % [1].
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 15 triệu đồng/người/năm (NQ 10-11 triệu
đồng/năm), tăng bình quân 19,1%/năm.
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2010 đạt 413 tỷ đồng, chiếm 16,1% GDP
(NQ 24-25% GDP).
3. THỰC TRẠNG CÁC MƠ HÌNH NƠNG LÂM KẾT HỢP Ở HUYỆN ĐỊNH QN,
TỈNH ĐỒNG NAI
Kết quả điều tra thực địa về hiện trạng các mơ hình nơng - lâm kết hợp làm cơ sở khoa học
cho việc đánh giá, đề xuất của đề tài cho thấy, các mơ hình nơng lâm kết hợp ở Định Qn
khá đa dạng:
3.1. Mơ hình nương rẫy truyền thống: Trong suốt quá trình phát triển của cộng đồng dân cư
trên địa bàn nghiên cứu, tập quán canh tác làm nương rẫy vẫn được người dân ở đây sử dụng.
Mơ hình nương rẫy truyền thống chỉ cịn hiện diện ở những vùng mà phần lớn người dân sống
gần rừng, nơi xa xơi hẻo lánh, giao thơng liên lạc cịn khó khăn.
* Ưu điểm của mơ hình:
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học nên khơng gây ảnh hưởng đến mơi
trường đất, nước, khơng khí...



XÂY DỰNG MƠ HÌNH NƠNG LÂM KẾT HỢP Ở HUYỆN ĐỊNH QN, TỈNH ĐỒNG NAI...

209

- Mơ hình này đem lại lợi ích trước mắt cho người dân là giải quyết nhu cầu lương thực, thực
phẩm cho nông hộ.
* Hạn chế của mơ hình:
- Kỹ thuật canh tác lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sản phẩm làm ra năng suất rất thấp,
có hộ phải vay mượn lương thực trước khi đến mùa rẫy sau.
- Sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
- Không giải quyết được việc làm cho những hộ có quy mơ hộ lớn.
- Phá hủy diện tích rừng rất lớn, khơng có biện pháp bảo vệ đất nên đất bị thối hóa và xói
mịn rất nhanh.
- Khơng có cơ hội thốt nghèo, phụ thuộc lớn vào tự nhiên.
3.2. Mơ hình rừng - vườn: Lịch sử hình thành mơ hình bắt nguồn do q trình khai thác rừng
một cách bừa bãi cùng với việc đốt nương làm rẫy đã làm mất một phần lớn diện tích rừng tự
nhiên của lãnh thổ.
* Ưu điểm của mơ hình:
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học nên bảo vệ được mơi trường.
- Các cây thân gỗ có tác dụng giữ nước và chống xói mòn rất cao, bảo vệ được các cây hoa
màu bên dưới.
- Ít tốn cơng chăm sóc.
- Tạo thu nhập lớn cho người dân.
* Hạn chế của mơ hình:
- Đất có độ dốc cao, dễ bị xói mịn đất trong những năm đầu trồng rừng.
- Khu vực trồng rừng có diện tích tương đối lớn, khó bảo vệ cây con khi mới trồng.
- Người dân khơng có khả năng tự sản xuất cây giống. Do vậy, họ không thể đưa ra một kế
hoạch trồng rừng hợp lý.
- Khả năng giải quyết nhu cầu trước mắt cho người dân thấp, chu kỳ kinh doanh dài, chi phí
ban đầu tương đối lớn nhưng thời gian thu hồi vốn chậm.

- Tập trung chủ yếu vào rừng thuần lồi nên số lồi cây trong mơ hình ít.
- Trong mơ hình chưa có vật ni.
- Sản phẩm từ vườn chưa đáng kể.
3.3. Mơ hình rừng - vườn - chuồng: Mơ hình được hình thành trên cơ sở tận dụng diện tích
đồng cỏ dưới tán rừng và sản phẩm làm ra từ vườn xung quanh nhà…
* Ưu điểm của mơ hình:
- Giúp tận dụng diện tích đồng cỏ dưới tán rừng và sản phẩm từ vườn.
- Đa dạng hóa sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm trồng trọt và chăn ni.
- Mơ hình ổn định, cây trồng và vật nuôi hỗ trợ nhau tạo cơ sở canh tác lâu bền.
- Thu nhập ngày càng tăng, thu hút được người dân.


210

PHẠM VĂN LÂM và cs.

* Hạn chế của mơ hình:
- Hoạt động chăn nuôi không được kết hợp ngay từ đầu khi mới trồng rừng.
- Cơng tác bảo vệ khó khăn do chăn thả vật ni gây thối hóa đất và gây hư hại các cây
trồng.
- Kỹ thuật chăm sóc vật ni cịn hạn chế.
- Thiếu vốn cho đầu tư sản xuất.
3.4. Mơ hình vườn - ao - chuồng: Mơ hình được hình thành tương đối lâu, ban đầu phổ biến
ở các hộ người Kinh sau mở rộng dần ra các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực
thung lũng của địa bàn.
* Ưu điểm của mô hình:
- Địa hình bằng phẳng, đất tốt, ẩm thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
- Do ở vùng thung lũng nên mơ hình này có khả năng tưới nước vào mùa khô đảm bảo cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Sản phẩm của mơ hình rất đa dạng và sự hỗ trợ giữa các thành phần rất lớn.

- Hiệu quả cao cả về mặt kinh tế và môi trường.
- Giảm chi phí đầu vào.
- Tận dụng quỹ đất hạn hẹp phát triển được nhiều loại hình sử dụng.
* Hạn chế của mơ hình:
- Người dân chưa được tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả. Phần lớn
là sử dụng kiến thức bản địa vào trong sản xuất.
- Thành phần loài nhiều nên khó quy hoạch do phải xem xét mối quan hệ sinh thái phức tạp
giữa chúng. Do đó, đa số diện tích mơ hình chưa được quy hoạch cụ thể.
- Dễ lây lan dịch bệnh trong mơ hình.
- Cạnh tranh sinh thái giữa các loài lớn.
- Cần đầu tư nhiều vốn và kỹ thuật nên hạn chế với người dân nghèo.
3.5. Mơ hình vườn cây cơng nghiệp - cây ăn quả: Mơ hình này được hình thành phổ biến ở
Tây Ngun. Hiện nay, mơ hình này được áp dụng rộng rãi trong cả nước; đã có nhiều hộ
nơng dân trên địa bàn huyện Định Qn đã áp dụng mơ hình này vào sản xuất nơng nghiệp.
* Ưu điểm của mơ hình:
- Chuối và cà phê, điều là những cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập lớn cho
người dân.
- Mơ hình đơn giản, dễ chăm sóc và quản lý.
- Tạo được việc làm cho nhiều lao động tại chỗ.
- Tận dụng được quỹ đất giữa các hàng cà phê, điều để trồng chuối.
* Hạn chế của mô hình:
- Mơ hình xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, chưa có đánh giá kỹ thuật cụ thể
nào.


XÂY DỰNG MƠ HÌNH NƠNG LÂM KẾT HỢP Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI...

211

- Mức đầu tư tương đối cao, kỹ thuật chăm sóc tương đối khó nên những hộ nghèo khơng có

khả năng đầu tư vào mơ hình này. Nếu có thì mức độ đầu tư sẽ thấp dẫn đến năng suất kém,
hiệu quả kinh tế không cao.
- Chu trình sinh trưởng của chuối ngắn hơn cà phê, điều nên phải trồng lại chuối sau một vài
năm khai thác, cây con khi được trồng lại rất dễ bị che bóng bởi cà phê, điều.
Qua phân tích các mơ hình cho thấy, bên cạnh những thế mạnh tạm thời mang tính chất ngắn
hạn thì về cơ bản các mơ hình nơng - lâm kết hợp ở địa bàn nghiên cứu cịn nhiều điểm yếu và
thiếu bền vững. Các mơ hình phần lớn tập trung vào khai thác lợi ích kinh tế trước mắt như
giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho các hộ nghèo, đa dạng hóa sản phẩm, tạo thu
nhập lớn và cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, các
mơ hình lại thiếu tính bền vững ở chỗ kỹ thuật canh tác còn lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, người dân chưa nắm bắt được kỹ thuật
xây dựng và phát triển các mơ hình... Do đó, sản phẩm làm ra từ các mơ hình có năng suất rất
thấp, chất lượng sản phẩm không cao nên thường xuyên bị thương lái ép giá làm cho hiệu quả
kinh tế không cao và không giải quyết được việc làm trong điều kiện áp lực dân số tăng, trình
độ dân trí cịn thấp và quỹ đất bình quân trên đầu người giảm. Bên cạnh đó, trong điều kiện
địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc rất lớn nhưng chưa có quy hoạch cụ thể và tự phát nên
các mơ hình chưa phát huy được hiệu quả bảo vệ môi trường đất, nước và tài nguyên rừng
trên địa bàn huyện Định Qn.
4. ĐỀ XUẤT CÁC MƠ HÌNH NƠNG LÂM KẾT HỢP HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH
ĐỒNG NAI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Đề xuất các mơ hình nơng lâm kết hợp nhằm sử dụng hiệu quả tiềm năng sinh thái tự nhiên,
kinh tế - xã hội huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật kết hợp với những kinh nghiệm sản xuất truyền thống, tôn trọng luật tục của đồng bào
các dân tộc ở địa bàn là mục tiêu bài viết hướng tới.
Cơ sở khoa học của việc đề xuất các mơ hình nơng lâm kết hợp theo hướng bền vững ở huyện
Định Quán:
- Căn cứ vào mức độ thích hợp của các tiểu vùng sinh thái đối với sự phát triển của các loại
hình sử dụng.
- Căn cứ vào hiệu quả kinh tế - xã hội và mơi trường của các mơ hình nông lâm kết hợp ở khu
vực nghiên cứu.

- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất.
- Căn cứ vào định hướng phát triển nông lâm nghiệp của địa phương.
Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành đề xuất 5 mơ hình nơng lâm kết hợp ở huyện Định Qn, tỉnh
Đồng Nai:
4.1. Mơ hình vườn rừng
Xây dựng mơ hình này ở vùng núi thấp hoặc vùng đồi với loại đất đá bọt nghèo dinh dưỡng,
không thuận lợi trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, ở các khu vực có lượng mưa lớn, đất
dốc và đã bị thối hóa ít có khả năng phát triển nơng nghiệp. Mơ hình này được đề xuất ở
vùng đồi thấp dọc hai bên đường quốc lộ 20, đoạn qua địa bàn các xã: Gia Canh, La Ngà, Phú
Ngọc, Ngọc Định.


212

PHẠM VĂN LÂM và cs.

4.2. Mơ hình vườn đồi (vườn nhà) với cây cơng nghiệp
Mơ hình này được đề xuất ở các vùng thung lũng và vùng đồi thấp có độ dốc tương đối lớn.
Mơ hình nên phân bố gần khu vực dân cư để tiện lợi cho việc tưới nước vào mùa khơ. Mơ
hình này phân bố qua địa bàn các xã: Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Tân, Phú Ngọc, Thanh Sơn.
Trên địa bàn các xã này phân bố các loại cây công nghiệp ngắn ngày như thuốc lá, mía. Cây
cơng nghiệp dài ngày như cây điều, tiêu.
4.3. Mơ hình vườn nhà với cây ăn quả
Vườn quả thường được phát triển ở khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng với loại đất
feralít đỏ vàng, đất xám. Mơ hình này nên được bố trí ở vườn nhà các hộ dân thuộc các xã:
Thanh Sơn, Phú Túc, Túc Trưng, Suối Nho, Phú Cường và thị trấn Định Quán. Với các loại
đất trên, có thể trồng các loại cây ăn quả như chơm chơm, sầu riêng, nhãn, xồi với diện tích
lớn. Đồng thời, với dự án cung cấp nước tưới vào mùa khô trên địa bàn huyện là điều kiện
thuận lợi cho mơ hình vườn nhà với cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao.
4.4. Mơ hình VAC

Mơ hình VAC được đề xuất phát triển ở vùng đất nằm gần lưu vực sơng Đồng Nai và lịng hồ
Trị An, trên địa bàn các xã: La Ngà, Phú Ngọc, Thanh Sơn, Suối Nho, Phú Cường. Đất trên
địa bàn các xã này chủ yếu là đất feralit và đất xám giàu chất vơ cơ thích hợp trồng cây ăn
quả: xồi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, bơ và các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, điều,
cao su, tiêu với diện tích lớn. Tận dụng nguồn nước tưới từ sơng Đồng Nai. Kết hợp ni lợn
theo hình thức trang trại để lấy phân bón cho vườn cây cơng nghiệp và cây ăn quả. Khu vực
thấp trũng giáp lưu vực sông Đồng Nai và lịng hồ Trị An đào ao ni cá nhằm mục đích thốt
nước cho vườn cây cơng nghiệp và cây ăn quả vào mùa mưa, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.
4.5. Mơ hình vườn - ao - chuồng - ruộng
Mơ hình này được đề xuất xây dựng ở những khu vực đất thấp trũng, đất đen với diện tích
đứng thứ hai trong tổng diện tích trong huyện. Phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Gia Canh,
Phú Vinh, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Vinh, Suối Nho, Thanh Sơn. Trên những vùng đất bằng
phẳng không ngập nước vào mùa mưa có thể trồng những vườn cây cơng nghiệp như điều, cà
phê, tiêu hoặc vườn cây ăn quả như nhãn, xồi, ổi, bơ, chơm chơm. Những vùng chuyển tiếp
giữa vùng đất bằng phẳng và vùng thấp trũng đào ao nuôi cá. Vùng thấp trũng là những ruộng
lúa. Trong những vườn cây công nghiệp hoặc cây ăn quả là những trang trại chăn ni (lợn,
bị, dê). Tận dụng dưới tán cây công nghiệp, cây ăn quả trồng cỏ làm thức ăn cho bò hay dê.
Phân bò, phân dê làm phân bón cho cây cơng nghiệp, cây ăn quả và làm thức ăn cho cá. Hiện
nay, mơ hình vườn - ao - chuồng - ruộng rất phổ biến trên địa bàn của huyện vì tận dụng được
tài nguyên đất trong quá trình phát triển nơng nghiệp và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các
nông hộ.
5. KẾT LUẬN
Huyện Định quán, tỉnh Đồng Nai có nhiều tiềm năng và triển vọng cho việc xây dựng các mơ
hình nơng lâm kết hợp bền vững. Tiềm năng này bao gồm sự phân hoá đa dạng về các yếu tố
sinh thái tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn và sinh vật) cũng như sự
phong phú về dân tộc, văn hóa, phong tục tập quán, kỹ thuật bản địa của người dân về nông
lâm kết hợp. Tuy nhiên, ngành kinh tế nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm
gần đây đạt hiệu quả kinh tế chưa cao. Quá trình phát triển nơng lâm ngư nghiệp đã có tác
động mạnh đến môi trường và tài nguyên của huyện Định Quán theo chiều hướng tiêu cực. Vì
vậy, việc đề xuất 5 mơ hình nơng lâm kết hợp sẽ có ý nghĩa trong việc khai thác tốt các tiềm



XÂY DỰNG MƠ HÌNH NƠNG LÂM KẾT HỢP Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI...

213

năng lãnh thổ nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ nguồn tài nguyên và
môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Định Quán theo hướng bền vững,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

Cục thống kê Đồng Nai, Chi cục thống kê huyện Định Quán (2012). Niên giám thống kê
huyện Định Quán năm 2012. Đồng Nai.
Nguyễn Viết Khoa (2006). Sản xuất nơng lâm kết hợp ở Việt Nam, Chương trình hỗ trợ
ngành nông nghiệp và các đối tác - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam.
Dương Viết Tình, Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Hồng Sơn (2013). Nơng Lâm kết hợp ở miền
trung, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Title: CONSTRUCTING A MODEL OF SUSTAINABLE AGROFORESTRY IN DINH QUAN
DISTRICT, DONG NAI PROVINCE
Abstract: Dinh Quan, Dong Nai, has a lot of potential for developing sustainable agroforestry models.
Based on the analyses of the existing models of combining agriculture and afforestation and looking
into their advantages and disadvantages alike, the author of this journal article proposes five models of
agroforestry in meeting the needs for promoting the economy and the livelihood of the local residents.
Besides, the article also puts forward an orientation toward the sensible use of natural resources and
the protection and sustainability of the local ecosystem.

PHẠM VĂN LÂM

Học viên Cao học, chuyên ngành Địa lý tự nhiên, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Huế
TRẦN VĂN CÁT
Học viên Cao học, chuyên ngành Địa lý tự nhiên, khóa 20 (2011-2013), Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Huế
TS. NGUYỄN HOÀNG SƠN
GV Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

View publication stats



×