Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Các Giải pháp Định Hướng Phát Triển Bền Vững Nền Nông Nghiệp VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.64 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
………………
ĐỀ TÀI MÔN:
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững
Các Giải pháp Định Hướng
Phát Triển Bền Vững Nền Nông Nghiệp
VIỆT NAM
SV thực hiện: Phạm Thị Thuỳ Dung
Lớp: NL02 STT: 05
Khóa: 32
Tp. Hố Chí Minh, 12/2008
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN




























Điểm đề tài Chữ kí của giáo viên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Vì thế, nông nghiệp có vai trò rất quan trong đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam. Với diện tích 331.688 km2, trong đó diện tích đất nông ngjệp và đất lâm nghiệp chiếm
51.3%, có sự đa dạng về chất lượng, đất có tầng dày, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng cung cấp
cho cây trồng khá cao, kết hợp cùng nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tài nguyên nước phong phú đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp.
Nhờ chuyển sang sản xuất hàng hóa và vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước, nông nghiệp Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm, đạt được những
kết quả hết sức khả quan như: năng suất và sản lượng tăng cao, đẩy mạnh xuất khẩu, đời sống
người dân ngày càng được cải thiện, Tuy nhiên, so với tiềm năng và nhu cầu thì vẫn chưa thực
sự thỏa mãn. Hiện nay, sau khi đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi và khó khăn hết sức
to lớn. Để tiếp tục phát triển, thì việc tìm hiểu về thực trạng, các thành tựu và thách thức cũng
như đề ra các phương hướng, giải pháp nhằm định hướng và xây dựng ngành nông nghiệp Việt
Nam theo hướng phát triển bền vững là vô cùng cấn thiết. Đó cõng chính là lý do em chọn đề
tài: “Nông Nghiệp Trong Quá Trình Phát Triển Bền Vững & Các Giải pháp Để Định

Hướng Nền Nông Nghiệp Việt Nam Theo Hướng Phát Triển Bền Vững".

Đề tài của em gồm các phần như sau:
1. Phát triển bền vững là gì?
2. Các thành tựu đạt được và triển vọng phát triển bền vững trong nông nghiệp ở Việt
Nam
3. Các thách thức đặt ra đối với định hướng phát triển bền vững nông nghiệp Việt
Nam
4. Các giải pháp đư ra để định hướng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng Phát
triển bền vững
1. Phát triển bền vững là gì?
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, theo Bách khoa tòan thư điện
tử Wikipedia, " Phát triển bền vững là một khá niệm mới nằm định nghĩa một sự phát triển về
mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này là
mục tiếu hướng tới của nhiều quốc gia trên Thế giới, mỡi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế,
xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để họach định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia
đó". Còn theo định nghĩa của Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển đưa ra năm 1987: “
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Trong thời đại ngày nay, phát triển bền vững phải nhằm hướng tới và giải quyết tốt những
vấn đề cơ bản có liên quan chặt chẽ với nhau như: bền vững về kinh tế, bền vững về chính trị,
xã hội và bền vững về môi trường. Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển bền vững phải bảo
đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng nhanh và có hiệu quả, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường sinh thái.
Với cách hiểu về phát triển bền vững như vậy, có thể thấy được sự phát triển bền vững trong
nông nghiệp, nông thôn nước ta, đó là sự tăng trưởng nhanh, mạnh, hiệu quả vể mặt năng suất,
sản lượng và cả về chất lượng nông sản, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống người nông
dân, góp phần thực hiện công bằng xã hội, nhưng vẫn đảm bảo về mặt môi trường sinh thái, an
tòan cho sức khỏe người dân.
2. Các thành tựu đạt được và triển vọng phát triển bền vững trong nông

nghiệp ở Việt Nam
Nhìn nhận vai trò sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn nước ta có thể qua
những nội dung chính như:
Về kinh tế: Thành tựu lớn nhất của nông
nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm
vừa qua là tăng trưởng nhanh, liên tục. của
nông nghiệp, nông thôn nước ta đối với Giá
trị sản xuất nông nghiệp tăng trương liên tục
từ 1988 đến nay, Sản xuất lương thực tăng
nhanh và vững chắc, mức tăng bình quân là
5,8%/ năm, tương đương 1,3 triệu tấn, trong
đó, sản xuất lúa gạo là chủ yếu, chiếm hơn
90% sản lượng, vùng chuyên canh lớn nhất
cả nướ là Đồng bằng sông cửu long, chiếm
trên 50% diện tích sản xuất cũng như sản
lượng cả nước. Các lọai cây trồng khác phát triển nhanh, hình thành một số vùng sản xuất tập
trung hàng hóa, cung cấp nhiều nông sản để làm nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Về
chăn nuôi, sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm liên tục tăng qua các năm, đáng kể như gia cầm
tăng 70%. Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũg có sự phát triển vượt bậc, sản lượng đánh bắt
tăng gần gấp đôi, sản lượng nuôi trồng thủy hải sản tăng gấp 2,7 lần trong giai đọan 1990 –
1999. Lâm nghiệp cũng có bước phát triển đáng kể, độ che phủ của rừng tăng từ 26% (1990) lên
31% (1999)
• Bình quân tăng trưởng hàng năm của nông- lâm- ngư nghiệp nước ta thời kỳ 1991-2000
là 4,5%. Năm 2003 là 3,25%, mặc dù thời tiết, khí hậu và thị trường nông sản có nhiều
điều bất ổn. Trong kết quả chung đó, điều nổi bật nhất là thành tựu trong việc giải quyết
vấn đề lương thực, chẳng những nông nghiệp nước ta bảo đảm đủ “cái ăn” mà còn tạo ra
một khối lượng lớn lương thực cho xuất khẩu và an ninh lương thực.
• Nông nghiệp đã đi dần vào sản xuất hàng hóa và hướng mạnh ra xuất khẩu, giá trị xuất
khẩu của nông, lâm, thủy sản chiếm khỏang 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tòan bộ
nền kinh tế, tăng 10 lần so với năm 1987 và chiếm 40% giá trị sản xuất của nông

nghiệpNông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc tăng nguồn hàng xuất
khẩu, tăng nguồn ngoại tệ để tăng trưởng kinh tế. Nông, lâm, thủy sản và hàng thủ công
mỹ nghệ là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng lên
và đạt giá trị hàng tỷ đôla Mỹ, đó là nguồn ngoại tệ quý giá để đầu tư phát triển kinh tế
cho đất nước.
• Cơ cấu giá trị sản phẩm nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tích cực, theo hướng đa
lĩnh vực và đa ngành, ra đời nhiều nhân tố mới trong tổ chức sản xuất kinh doanh nông
nghiệp. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã có chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tính
chất thuần nông, thuần lương thực, mang tính tự cung tự cấp sang một nền nông nghiệp
đa dạng mang tính chất sản xuất hàng hóa. Xem bảng 1.
Bảng1: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp (%)
1990 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Nông
nghiêp
81,4 80,6 80,4 80,6 81,5 80,2 77,4 76.9 76,56
Lâm
nghiệp
7,6 5,3 5,1 4,6 4,6 4,5 4,5 4,3 5,04
Ngư
nghiệp
8,3 14,1 14,3 13,9 13,9 15,3 18,1 18,8 18,40
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2003.
 Nghiên cứu các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, hình thành các
vùng chuyên canh, các giống cây trồng vật nuôi được phát triển phù hợp với điều kiện
khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, có thị trường tiêu thụ ổn định.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa và sản xuất hàng hóa là điều kiện
cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của từng ngành, cũng như toàn bộ nền kinh
tế quốc dân.
• Về xã hội: Cùng với những chuyển biến về mặt kinh tế, trong xã hội nông thôn cũng

có sự chuyển biến tích cực về tư duy và lối sống. So với trước đây, người nông dân
hiện nay năng động hơn, chủ động hơn, biết theo “những tín hiệu của thị trường” để
điều chỉnh sản xuất với mong muốn tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Chính vì vậy
đời sống vật chất và tinh thần của dân cư trong nông thôn được cải thiện rõ rệt. Với
những nỗ lực của các tầng lớp dân cư nông thôn, với sự hỗ trợ của nhà nước, tỷ lệ
nghèo đói đã giảm đi nhanh chóng (xem biểu đồ sau)

Nguồn: Bộ kế họach đầu tư 2005
Lao động và việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm và giải quyết bằng
nhiều biện pháp khác nhau như : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển
ngành nghề và làng nghề truyền thống, đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh v.v. Nhờ
vậy, số lao động có công ăn việc làm ngày càng tăng lên, thu nhập và đời sống của người nông
dân ngày càng tốt hơn trước. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tình trạng
mất ổn định ở một số vùng nông thôn đã cơ bản được xóa bỏ. Công tác tuyên truyền phổ biến
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được coi trọng, nhiều vấn đề
dân quan tâm đã được công khai hóa, dân chủ cơ sở ngày càng tiến bộ.
• Về môi trường sinh thái: Trong những năm vừa
qua bộ mặt nông thôn nước ta đã có những thay
đổi to lớn, trong đó vấn đề môi trường đã được
lãnh đạo các ngành và người dân quan tâm, tổ
chức thực hiện như: vấn đề cung cấp nước sạch,
vệ sinh làng xã, trồng rừng và bảo vệ rừng. Một
số tỉnh đã dành đất cho các hộ ngành nghề sản
xuất tập trung để giảm ô nhiễm môi trường v.v.
Có thể nói môi trường sinh thái ở nông thôn cho
dù hiện nay vẫn còn rất nhiều việc phải làm,
nhưng dù sao nó vẫn còn trong lành và sạch hơn so với khu vực đô thị. Chính vì vậy,
trong những năm gần đây đã xuất hiện ý tưởng cho rằng nông nghiệp, nông thôn bên
cạnh những vai trò truyền thống, nó còn có vai trò rất quan trọng trong việc thỏa mãn
những nhu cầu mới xuất hiện chính từ xã hội công nghiệp và văn minh đô thị, từ yêu

cầu phát triển bền vững, từ yêu cầu lấy con người làm hạt nhân, trung tâm của sự phát
triển.
Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam đang có những cơ hội hết sức thuận lợi để tiến tới đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam theo hướng mang tính chất bền vững. Đó
chính là quá trình hội nhập, tòan cầu hóa hiện nay đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Tiến trình hội
nhập là cơ hội để sản phẩm nông sản Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt
là hàng hóa nông sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là cơ hội để nông dân tiếp cận
những công nghệ mới của nhà đầu tư, bên cạnh những sức ép buộc các doanh nghiệp trong
nước phải liên tục đổi mới và nâng cao về chất lượng cải tiến công nghệ và giá cả cạnh tranh.
Như vậy, lợi thế của nông dân là được lựa chọn nhiều mặt hàng giá rẻ, phù hợp với yêu cầu và
điều kiện sản xuất.
Theo PGS-TS. Mai Thành Phụng - Trung tâm khuyến nông quốc gia, gia nhập WTO
nông dân có 3 điều thuận lợi:
 Thị trường nông sản rộng mở, hàng hóa nông sản có thể bán trong nước và 149 nước
thành viên còn lại trong WTO.
 Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, đặc biệt là vào lĩnh vực nông nghiệp,
nhờ vậy sẽ thúc đẩy nền ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh lên.
 Nông dân Việt Nam sẽ có dịp tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ngày càng
nhiều hơn, nhanh hơn và sâu rộng hơn.
3. Các thách thức đặt ra đối với định hướng phát triển bền vững nông
nghiệp Việt Nam
Có thể thấy quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển
bền vững đã có những bước tiến to lớn và có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển bền vững
một cách mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên bên cạnh đó, nông nghiệp, nông thôn vẫn
còn nhiều điểm tồn tại, đó là:
 Chất lượng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn thấp. Điều này thể hiện ở sự
thích ứng của hàng nông sản với yêu cầu của thị trường và khả năng cạnh tranh của
chúng còn rất thấp, cụ thể là:
 Tính cạnh tranh yếu: Tính cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi chúng ta phải có quy trình
chuẩn cho ra sản phẩm giá thành hạ năng suất tăng, chất lượng tăng và đặc biệt là

bán được giá cao.
 Trình độ Marketing non kém: Hiện nay marketing là khâu yếu nhất của sản phẩm
nông nghiệp Việt Nam, làm sao để quảng bá thương hiệu, liên kết nông dân, tổ
chức sản xuất ra được sản phẩm có uy tín trên thị trường có số lượng lớn.
Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là sản xuất thiếu quy hoạch hoặc chưa gắn với
quy hoạch, còn có hiện tượng chạy theo phong trào, năng suất, chất lượng sản phẩm còn
thấp…
• Người nông dân, bên cạnh mặt tích cực vốn có của họ, vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm
khuyết đáng lưu ý như: Tính toán thiển cận, làm ăn theo kiểu tự do, tùy tiện. ý thức
kỷ luật lao động theo kiểu công nghiệp chưa có, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao,
vừa có cái bảo thủ, trì trệ, vừa có cái tư hữu, cá nhân, chưa sản xuất theo định hướng
thị trường: nông dân cần phải xác định rõ, không phải muốn sản xuất cái gì cũng
được, mà phải hướng đến sản xuất cái gì thị trường cần, bán có giá, có hiệu quả kinh
tế và phải sản xuất theo tiêu chí thị trường chấp nhận Vì vậy, sau những năm đổi mới
cơ chế, nhiều hủ tục lại xuất hiện, ý thức cộng đồng có phần bị phai nhạt, sự du nhập
lối sống đô thị không chọn lọc, làm xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội trong nông thôn
Việt Nam.
• Có một thực tế đang tồn tại là trình độ sản xuất của bà con nông dân còn ở mức độ
thấp, bộc lộ nhất là giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ và cũng
chưa kiểm soát nguồn gốc, chưa kiểm soát tốt phân hóa học, phân bón, công tác bảo
quản sau thu hoạch, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa thương hiệu vẫn chưa đáp ứng theo
chuẩn mực yêu cầu của quốc tế trong quá trình hội nhập, quy mô sản xuất bình quân
diện tích đất trên một nông hộ còn rất thấp khoảng 0,7- 1ha/hộ, vì vậy muốn sản xuất
với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó. Đi đôi với những bất lợi đó là việc
giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được
quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường.
• Sự phân hóa giầu nghèo và bất bình đẳng về thu nhập ở nông thôn có xu hướng tăng,
nhưng còn ở mức thấp. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là trong nhóm hộ nghèo
vẫn còn nhiều hộ có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và trong
số hộ giầu, còn có nhiều hộ giầu lên nhờ bán đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất

bất hợp pháp.
• Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường tâm lý và khung pháp lý vẫn còn có những bất
cập, chưa tạo đầy đủ điều kiện cho sự họat động của thị trường (bao gồm thị trường
hàng hóa nông nghiệp, thị trường sử dụng đất, thị trường giá trị sử dụng sức lao động,
thị trường vốn). Do đó, việc cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra
của nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn gặp nhiều ách tắc.
• Lao động, việc làm trong nông thôn là một trong những vẫn đề nan giải, khi mà tốc
độ tăng dân số ở nông thôn còn cao, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng,
mức thu nhập bình quân ở nông thôn còn thấp, sự chênh lệch lớn giữa các vùng nông
thôn, giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn, số lao động cần giải quyết việc làm
ngày càng tăng lên, nhưng chất lượng lao động lại còn rất thấp kém và việc dạy nghề
cho nông dân còn nhiều bất cập.
• Tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường vẫn có xu hướng tăng, điều này thể hiện
ở những điểm chính sau: Vấn đề lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp chưa
được kiểm soát tốt; Việc phát triển làng nghề chưa có quy hoạch, do đó tiếng ồn và
các chất thải là những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường; Vấn đề
xử lý nguồn nước thải và rác thải ở nông thôn chưa tốt; Rừng bị chặt bừa bãi, lâm tặc
hoành hành v.v.
4. Các giải pháp đưa ra để định hướng nền nông nghiệp Việt Nam theo
hướng Phát triển bền vững
Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, nông dân phải
là nhân vật trung tâm, người được hưởng lợi trước tiên từ những thành quả của quá trình phát
triển. Nội dung của phát triển nông thôn bền vững bao gồm 4 quá trình: Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; Đô thị hóa; Kiểm soát dân số; Bảo vệ môi trường sinh thái.Có thể nói về thực chất của
công cuộc chấn hưng đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là phát triển nông thôn
bền vững với 4 quá trình đó.Trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm trồng
trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng, đánh bắt hải sản), yếu tố đầu tiên và căn bản là nông sản
phải đảm bảo 4 yêu cầu:
 Chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, trước hết

là đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời sản phẩm
nông nghiệp phải đa dạng, có hàm lượng công nghệ cao.
 Giá cả nông sản hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
 Khối lượng nông sản phải có quy mô đủ lớn theo yêu cầu thị trường, cụ thể là
theo từng yêu cầu của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt
Nam.
 Thời gian cung ứng nông sản phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà phân phối,
nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.
Muốn đáp ứng 4 yêu cầu trên,
nền nông nghiệp phải được phát triển
trên các cơ sở: thực hiện một nền nông
nghiệp đa chức năng, vừa sản xuất
nông phẩm hàng hóa vừa kết hợp phát
triển du lịch sinh thái và tạo cảnh quan
môi trường sống tốt đẹp cho con
người; nông sản phải được sản xuất
theo tiêu chuẩn và quy trình GAP
(good agriculture practice),
ISO.1.4000 và HCACCP; và áp dụng
công nghệ cao trong tất cả các khâu
của quá trình sản xuất nông nghiệp, từ
chọn, tạo, sản xuất giống đến sản xuất và chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản.Muốn vậy cần
triển khai các mô hình sản xuất:
 Các trang trại có quy mô lớn về diện tích đất, đầu con gia súc, gia cầm, chủ yếu
tồn tại dưới hình thức trang trại gia đình hay trang trại cá nhân, trang trại hợp doanh có 1
cấp quản trị, phải trở thành lực lượng sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu kết hợp với
du lịch nông thôn trên các vùng nông nghiệp sinh thái.
 Các HTX làm dịch vụ đầu vào-đầu ra cho các trang trại phải trước hết và chủ yếu
là của các chủ trang trại này, được thành lập và phát triển do nhu cầu và khả năng quản
lý của chính các chủ trang trại sản xuất hàng hóa nông sản có quy mô lớn. Đồng thời,

việc điều hành hoạt động kinh tế của các HTX phải do những nhà quản trị chuyên
nghiệp (được đào tạo và trả công xứng đáng theo giá cả sức lao động trên thị trường)
đảm trách.
 Sản xuất theo hợp đồng (Contrac farming) giữa các trang trại và doanh nghiệp chế
biến, tiêu thụ nông sản, trên thị trường trong và ngoài nước, cũng như các doanh nghiệp
du lịch sinh thái, phải trở thành hình thức giao dịch buôn bán nông sản phổ biến và chủ
yếu. Doanh nghiệp kinh doanh chế biến, tiêu thụ nông sản và du lịch nông thôn phải là
lực lượng nòng cốt tổ chức lại nền nông nghiệp hàng hóa của đất nước.
Những mô hình sản xuất kể trên là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả của sản xuất nông nghiệp - cơ sở của sự phát triển bền vững đối với một nước có mức
bình quân diện tích trên nhân khẩu thấp như nước ta. Từ thực trạng phát triển nông nghiệp,
nông thôn nước ta trong thời gian qua, Muốn thực hiện được mô hình sản xuất nói trên có thể
đưa ra một số kiến nghị về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững như sau:
1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn.Cần coi trọng công
tác quy hoạch nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp theo đúng quỹ đạo đã xác định, tránh tình
trạng sản xuất theo phong trào, khó kiểm soát. Trong công tác quy hoạch (ngành hoặc vùng)
cần đặt rõ yêu cầu phát triển kinh tế phải gắn với phát triển xã hội, phát triển con người, bảo vệ
và cải thiện môi trường sinh thái. Mặt khác, công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nông
thôn cần gắn với quá trình đô thị hóa, trong đó đặc biệt coi trọng quy hoạch sử dụng đất. Bởi vì
việc phân bổ sử dụng đất vào các mục đích khác nhau có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
2. Đổi mới và hoàn thiện chính sách, nâng cao vai trò pháp luật.Cần có các chính
sách thích hợp nhằm huy động được toàn thể dân cư nông thôn và các nhà đầu tư đô thị tham
gia đóng góp phát triển kinh tế xã hội nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn. Cần
coi việc bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái nông thôn là trách nhiệm của toàn xã hội, trong
đó có trách nhiệm của khu vực đô thị, ví dụ trách nhiệm về xử lý chất thải, trách nhiệm bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên v.v.
 Tăng cường vai trò và nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, đi đôi với
nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân. Muốn vậy, phải nâng cao vai trò của
luật pháp trong công tác quản lý nhà nước, bởi vì chỉ có luật pháp mới có thể điều chỉnh

được hành vi và nâng cao trách nhiệm của mọi người và mọi tổ chức trong xã hội. Điều
này càng quan trọng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, nơi mà ý thức chấp hành
luật pháp còn nhiều hạn chế.
 Tăng cường công tác giáo dục và hoàn thiện thể chế để huy động toàn dân
tham gia bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên có tính chất lâu bền trong khu vực
nông nghiệp, nông thôn và có chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm luật môi
trường.
 Tạo khung pháp lý cho thị trường đất nông nghiệp hoạt động lành mạnh để
quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra thuận lợi, hình thành các trang trại quy mô lớn.
3. Đào tạo miễn phí cho con em nông dân, từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học
cơ sở và trung học cao đẳng nghề nông nghiệp, để tạo ra một đội ngũ chủ trang trại “thanh
nông tri điền” và các kỹ thuật viên nông nghiệp trên tất cả các vùng nông nghiệp sinh thái.
4. Tiếp tục nghiên cứu điều tra về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
kinh tế xã hội, xây dựng các phương án sử dụng các tài nguyên ( bao gồm : tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên rừng, ) theo hướng phát triển bền vững.
5. Tăng cường chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng
cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, phát triển công nghiệp chế biến nông sản và bảo
vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng công tác xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển
kinh tế các tỉnh miền núi, vùng sâu - vùng xa, các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh
sống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản suất
hàng hóa Đổi mới công nghệ, tập trung vào công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, công nghê
sau thu họach, từng bước cơ giới hóa hòan tòan trong các khâu như: làm đất, thủy lợi, vận
chuyển, chế biến nông - lâm sản, Đẩy mạnh họat động nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ khoa
học - công nghệ, mở rộng mạng lưới tư vấn, tuyên truyền, phổ cập, phổ biến kiến thức khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến công, đáp ứng yêu cầu triển khai các họat động khoa học - công
nghệ cao, phục vụ cho sản xuất
6. Đầu tư phát triển nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp hữu cơ.Để phát triển
nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ cần khuyến khích đầu tư và sử dụng các yếu tố vừa
bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, vừa không gây tác hại cho người sử dụng và
không làm suy thoái, ô nhiễm môi trường sinh thái. Muốn giải quyết được những vấn đề trên,

cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản như:
 Đầu tư sử dụng các giống có khả năng kháng bệnh và sâu rày.
 Áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến như: luân canh cây trồng, cày sâu
bừa kỹ theo đúng yêu cầu kỹ thuật, tưới tiêu nước theo khoa học, sử dụng phân hữu cơ,
phân vi sinh.
 Sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học.
 Giảm dần mức sử dụng hóa chất. Trong điều kiện hiện nay khi chưa giảm
được thì phaỉ sử dụng theo đúng quy trình (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng).
 Đầu tư cho hoạt động khuyến nông để nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nông
dân hiện hữu theo nhu cầu của nông dân và thị trường nông sản, không phân biệt chủ
thể (tổ chức) hoạt động khuyến nông.
 Tài trợ 100% kinh phí cho các đề tài khoa học kỹ thuật và kinh tế-xã hội
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, không phân biệt chủ thể (tổ chức và cá
nhân) thực hiện các đề tài khoa học này.
.
7. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân nói chung và người nông
dân nói riêng, cũng như nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển bền vững:chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trên từng vùng sinh thái, vừa phù hợp với nhu cầu thị trường, vừa phải phù
hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, nhằm cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên để phát triển kinh tế, nhưng cũng phải bảo đảm được các vấn đề xã hội và môi trường. Vì
vậy phải xác định giới hạn sản xuất hợp lý cho từng ngành và đánh giá sự tác động về mặt xã
hội và môi trường trong các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
8. Xóa bỏ sự chênh lệch: quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn phải theo mô
hình nhiều trung tâm trên các vùng sinh thái tự nhiên và nhân văn; mỗi trung tâm lại có nhiều
“vệ tinh”, kết nối chặt chẽ với nhau về kinh tế-văn hóa, xã hội, lịch sử và sinh thái. Mô hình
này cho phép tiến tới xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn xét về mức sống vật chất
và tinh thần. Điều khác biệt chỉ còn là ở chỗ, mật độ dân số và các công trình xây dựng ở đô thị
cao hơn nông thôn, còn môi trường sinh thái tự nhiên ở nông thôn tốt hơn thành thị; nông thôn
có cảnh quan thiên nhiên thỏa mãn nhu cầu du lịch nông thôn của dân cư thành thị. Muốn vậy,

thể chế quản lý vi mô của Nhà nước cần:
 Không được hy sinh lợi ích của bất kỳ nhóm dân cư nào trong quá trình phát triển nông
thôn, nhất là trong việc xây dựng các khu công nghiệp - đô thị mới, phải chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp.
 Quy hoạch hệ thống các đô thị trung tâm và vệ tinh trên cả nước và ở mỗi vùng kinh tế-
sinh thái; có chính sách tài trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị
vệ tinh, phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp và sử dụng lực lượng lao động nông nghiệp
dôi dư. Nhà nước phải đứng ra tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để xây
dựng khu công nghiệp - đô thị, kết cấu hạ tầng, rồi đấu thầu cho các doanh nghiệp tổ
chức thực hiện quy hoạch (không để các doanh nghiệp- chủ đầu tư, trực tiếp thực hiện
việc đền bù, giải phóng mặt bằng như hiện nay). Tiền lời thu được qua bán đấu giá phải
ưu tiên chi cho việc “an cư, lạc nghiệp” của người dân bị giải tỏa đất đai, nhà cửa, di dời
đến chỗ ở mới với công ăn việc làm tốt hơn nơi ở cũ.
 Đào tạo nghề phi nông nghiệp miễn phí cho nông dân theo yêu cầu phát triển công
nghiệp, dịch vụ ở các đô thị, trước hết là cho các đô thị vệ tinh.
 Miễn, giảm tiền thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các cơ sở công nghiệp, dịch
vụ đóng tại nông thôn và các khu đô thị vệ tinh.
 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: giao thông (kể cả đường sông), cơ sở giáo dục
phổ thông và dạy nghề, chăm sóc sức khỏe con người, cung cấp nước sạch, khu nhà ở
cho người thu nhập thấp ở các khu công nghiệp - đô thị vệ tinh. (Không dùng ngân sách
Nhà nước để đầu tư mà chỉ tài trợ lãi suất hay cho vay ưu đãi đối với việc xây dựng các
cơ sở hạ tầng kỹ thuật để kinh doanh, như hệ thống sản xuất, truyền tải điện, bưu chính -
viễn thông, cầu - đường giao thông có thể thu phí dưới hình thức BOT).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh tế nông nghiệp đại cương, PGS. Đào Công Tiến (chủ biên), NXB Đại học Quốc
Gia TPHCM – 2003
2. Niên giám Thống kê 2003, Tổng cụ Thống kê phát hành, NXB Thống kê, 06/2004
3. Website Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: />4. Website Bộ ngọai giao: />5. Website Bộ kế họach đầu tư: />6. Website Tạp chí Tia Sáng: />7. Website Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam: />8. Website Trung tâm Thông tin Nông nghiệp Phát triển nông thôn
(AGROINFO): />

×