Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành của sinh viên đại học bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành phần 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.01 KB, 20 trang )

Phụ lục 3



Phụ lục 3: Các bài báo về giáo dục


- Dạy học nhóm – Phương pháp dạy học tích cực
- Về mối quan hệ tương tác giữa người dạy và người học
- Thế nào là nền giáo dục mạnh
- Lối thoát nào cho giáo dục đại học Viết Nam
- Bệnh “lười đọc” của sinh viên
- Cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học – Cao đẳng
- Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại
- Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học
- Hướng nghiệp sớm cho học sinh
- Why – Lối tư duy tôi học được ở Anh
- Những quái chiêu học và chơi
- So cialization and education in postmodern times: The school – a limited sphere of
intergration.

Phuï luïc 3
Lối thoát nào cho giáo dục Đại học Việt Nam?

GS,TS Trần Đình Sử
Hồ sơ sự
09:54' AM
- Thứ hai,
04/06/2007



“Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà, đã có ý định thả nổi hệ thống Đại
học hiện có. Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam. Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướn
g
mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”.
Mặc dù hiện nay chúng ta đang có một hệ thống Đại học gồm: Đại học Quốc gia đa ngành, Đại học
vùng đa ngành, Đại học chuyên ngành, Đại học địa phương, Đại học tại chức, Đại học từ xa, Đại
học dân lập nhưng tất cả đều thiế
u đẳng cấp khu vực và thế giới, chất lượng đào tạo ngày càng tụt
hậu, kém hiệu quả so với nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trước thực trạng đó, không ít người đã mất niề
m
tin vào Đại học nước nhà, không hy vọng đầu tư để tự nâng cấp các Đại học hiện có, mà sốt sắng
nghĩ tới dự án mời chuyên gia nước ngoài giúp đỡ đề xây dựng một trường Đại học đẳng cấp quốc
tế, dạy học bằng tiếng Anh, theo chương trình "quốc tế". Tôi cho rằng, đó là một cách nghĩ cần
được bàn bạc lại cho thấu đáo.
Đội ngũ
giáo viên - khâu quyết định hệ thống đào tạo
Thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà là sản phẩm của các chính sách phát triển Đại
học của các nhà quản lý. Bệnh thành tích dẫn đến các cuộc chạy đua theo bề nổi, theo số lượng mà
ít quan tâm thực chất, đặc biệt ít quan tâm tới yếu tố con người. không quan tâm đội ngũ giảng viên
và cơ sở vật chấ
t. Bước vào thời kỳ đổi mới chúng ta đã thay đổi mô hình và hệ thống Đại học, đa
ngành hoá đào tạo, đầu tư nhiều kinh phí cho các trường trọng điểm, nhưng chất lượng vẫn tụt hậu.
Vì sao như vậy? Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, nhưng theo tôi, có một vấn đề rất then
chốt nhưng đã bị buông lỏng, thả nổi và cho đến nay vẫn chưa hề đượ
c đặt ra để giải quyết. Đó là
vấn đề đội ngũ giảng viên Đại học. Ai cũng biết nhân tố con người quyết định tất cả, nhưng nhân tố
con người trong trường Đại học thì bị thả nổi từ những năm 80 cho đến nay! Thời Giáo sư Tạ
Quang Bửu làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp việc chọn người gửi đ
i đào tạo

tại các nước xã hội chủ nghĩa rất được coi trọng, kết quả là chúng ta có được một đội ngũ cốt cán
làm nòng cốt cho việc đào tạo Đại học và sau Đại học cho đến nay. Nhưng từ khi bước vào thời kỳ
đổi mới, đặc biệt từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, quan hệ giao lưu
quốc tế thay đổ
i lớn, đội ngũ cán bộ kia liền tỏ ra bất cập, vì phần lớn không có điều kiện tiếp xúc
với môi trường Đại học Âu - Mỹ. Trung Quốc cũng có tình trạng như ta, nhưng họ nhanh chóng
chuyển hướng: đưa hàng loạt cán bộ khoa học đào tạo trong nước và ở các nước xã hội chủ nghĩa
(cũ), vốn đã có trình độ, đi đào tạo lại dưới hình thứ
c thực tập sinh tại các nước Âu Mỹ. Làm như
thế họ đạt được ba mục đích. Một là trang bị lại ngoại ngữ, hai là trang bị lại kiến thức và ba là xây
dựng các quan hệ hợp tác khoa học mới. Nhờ thế, thế hệ cốt cán vừa duy trì vị thế, vừa có điều kiện
đổi mời chương trình và giáo trình đào tạo, rút ngắn khoảng cách tiếp cận trình độ tiên tiến trên th
ế
giới.
Chúng ta cũng có một thế hệ như thế, nhưng đã bị bỏ roi, đế cho tự tàn lụi. Họ ít có điều kiện tiếp
cận vời trình độ phương Tây, học trò do họ đào tạo ra vì thế mà cũng không theo kịp trình độ của
thời đại, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Thế hệ cốt cán nói trên nay đã về hưu
hoặc ngấp nghé v
ề hưu, và xảy ra tình trạng hẫng hụt nghiêm trọng đội ngũ giảng viên có chất
Phuï luïc 3
lượng. Đội ngũ giảng viên cốt cán hiện nay chủ yếu được đào tạo trong nước, học trò của thế hệ th

nhất. Nhược điểm trầm trọng của họ là không tinh thông ngoại ngữ, ít vốn liếng văn hoá Âu Mỹ và
ít có quan hệ khoa học với các trường Đại học Âu Mỹ. Nếu bỏ rơi nốt thế hệ này thì sự hẫng hụ
t
giảng viên sẽ kéo dài thêm trong vài thập kỷ nữa. Độ tuổi của thế hệ này trung bình từ 35 - 50 tuổi.
Cần có kế hoạch gấp rút cho thế hệ này được đi tu nghiệp ở các nước Âu Mỹ trong vòng từ 1 - 3
năm, trang bị lại ngoại ngữ và kiến thức khoa học, trên cơ sở đó họ sẽ co đủ điều kiện phát huy vai
trò cốt cán trong đào tạo cho đất nước trong khoảng 10 - 15 n
ăm tới. Muốn nâng cao chất lượng đào

tạo Đại học trước mắt thì phải có chính sách đúng đắn đối với thế hệ cốt can hiện nay. Tiếp theo cần
có chính sách đào tạo các thế hệ kế tiếp.
Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng
Có lẽ trên thế giời không đâu có chế độ đãi ngộ thấp kém, tệ hại đối với trí th
ức như ở nước ta.
Muốn có trình độ cao, theo kịp trình độ khoa học tiên tiến, người giảng viên phải không ngừng học
tập. Muốn thế, họ phải có thu nhập hoàn toàn yên tâm để tập trung vào chuyên môn. Tôi là Giáo sư,
Tiến sĩ, đã giảng dạy Đại học 46 năm, mà lương tháng chỉ hơn 5 triệu đồng, trong đó đã bao gồ
m
50% phụ cấp đứng lớp, số phần trăm này sẽ mất khi về hưu. Như thế thì giảng viên trẻ sẽ sống và
phát triển năng lực chuyên môn của họ thế nào với đồng lương ít ỏi của họ? Thù lao đào tạo một
thạc sĩ là 1,5 trệu đồng, thù lao đào tạo tiến sĩ trong ba năm, mỗi năm 2 triệu đồng, đọc phản biện
m
ột Luận án Tiến sĩ 500 nghìn đồng, viết một bài báo khoa học được thù lao từ 200 đến 300 nghìn
đồng. Chế độ đó không khuyến khích nâng cao trình độ và chất lượng đào tạo, không tính đến nhu
cầu trang bị và sử dụng các phương tiện kĩ thuật tối thiểu như máy vi tính, đi tham quan, trao đổi
khoa học với nước ngoài. Trong cơ chế thị trường hiện nay, trong khi ngành nào cũng dựa vào mặt
bằng giá trên thế giới
để tăng giá, chỉ riêng giá người là không theo mặt bằng thế giới nào cả!
Trang thiết bị dạy học học không theo kịp yêu cầu
Trang bị các phòng học, các thư viện, phòng thí nghiệm ở các Đại học rất yếu kém, vừa không cập
nhật, vừa không có hệ thống. Vào mạng các Trường Đại học nước ngoài, chưa nói các nước Âu -
Mỹ, chỉ riêng các Đại học lớn ở Nga, Trung Quốc - các nước vừa chuy
ển từ cơ chế bao cấp sang cơ
chế thị trường, họ cũng có nhiều thư viện điện tử nhiều kho dữ liệu rất phong phú cho Sinh viên,
Giảng viên sử dụng. Ở nước ta, cho đến nay chưa hề có một thư viện điện tử nào, chưa có một
Trường Đại học nào có được một trang web mang nội dung học thuật để cho các nhà nghiên cứu và
sinh viên truy cập cả! Trong thời đại điện tử, v
ới khấu hiệu hô hào tự học, học suốt đời mà lại thả
nổi việc sử dụng phương tiện hiện đại như thế cho sinh viên, thì còn có gì biện minh được về chính

sách phát triển Đại học của đất nước?
Tôi cho rằng, Dự án Đại học đẳng cấp quốc tế cũng chỉ là sản phẩm của bệnh thành tích và bệnh s
ĩ
diện, ít có giá trị thực tế. Nó còn thể hiện sự mất lòng tin đối với chính người Việt Nam. Đã mất
lòng tin đối với người Việt Nam thì mong gì đưa được đại học Việt Nam lên tầm quốc tế! Lối thoát
cho Đại học Việt Nam hiện nay phải xuất phát từ thực tế Đại học Việt Nam, tháo gỡ các vướng
mắc, bổ khuyết các thiếu sót thì nhất định chất l
ượng Đại học sẽ lên. Chúng ta không nên quên bài
học về nông nghiệp. Từ một nước thiếu gạo, chỉ cần thay đổi chính sách hợp lý, chúng ta đã tr

thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
/>


Phuï luïc 3

Bệnh lười đọc" của sinh viên
Hà Ánh ghi
Thanh Niên
11:12' AM
- Thứ bảy,
03/02/2007


"Lười đọc... " là lời tự thú của nhiều sinh viên thời hiện đại. Khảo sát ngẫu nhiên một số sinh viên các
trường ĐH, CĐ tại TP.HCM về việc đọc sách báo của họ, số đông đều ngắc ngứ rằng "có đọc", nhưn
g
chỉ đọc một số cuốn theo phong trào, và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có
sinh viên... sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện.
Ngẫu hứng... đọc

Thi xong môn cuối cùng, Châu Giang - sinh viên khoa Ngữ văn Anh trường ĐH Khoa học xã hội và
nhân văn TP.HCM đã bắt tay vào việc sưu tập tài liệu cho các môn học kỳ mới. Nghỉ hè, nghỉ tết là thời
gian vàng ngọc để Giang tranh thủ tìm tòi tr
ước bài vở. Ấn tượng nhất ở Giang, có lẽ là khả năng đọc
sách bằng tiếng Anh.
Đi đâu, giỏ xách của Giang cũng có vài cuốn sách, không phải một truyện vui ngăn ngắn thì cũng tiểu
thuyết dài tập. Ít quan tâm đến sách chuyên ngành, nhưng Mai - sinh viên trường ĐH Luật TP.HCM lại
rất quan tâm đến việc cập nhật những kiến thức xã hội. Đặc biệt là những cuốn sách hay, có giá trị nh
ư
Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Thế giới phẳng, Đắc nhân tâm... Mai cho biết: "Đọc để bắt nhịp thế giới xung
quanh mình, để khi nói chuyện với bạn bè không bị lạc lõng. Nhưng quan trọng, mình học được nhiều
kinh nghiệm về cuộc sống, có khi những vận dụng thực tế vào bài vở. Nhất là qua việc đọc tạo cho mình
một tư duy độc lập".
Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có thói quen đọc sách như Giang, Mai. Thực tế
, đa số sinh
viên đều rất ít ngó ngàng đến sách chuyên ngành, và không phải bạn nào cũng quan tâm đến những
chuyện không phải là của mình - những vấn đề xã hội. Đại - sinh viên trường ĐH Sư phạm kỹ thuật
TP.HCM đưa ra một thông điệp buồn, như một tiếng nói chung cho các bạn của mình: "Đọc sách cũng
còn phải... tùy hứng.
Thường khi phải thuyết trình hoặc chuẩn bị cho kỳ thi tụi em mới ghé thư
viện đọc sách. Bình thường thì
hiếm lắm". Hay như Quang - sinh viên trường ĐH dân lập Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM, không biế
t
mặt mũi thư viện trường như thế nào nhưng lại rất thường "thăm nom" mấy tiệm truyện tranh gần nhà.
Cũng bởi, những Phong vân, Thủy hử, Yokohama... " vừa ngắn gọn, lại vui mắt chứ không thiếu sắc
màu như sách học".
Lý do: Chín người mười ý
Là sinh viên, ai cũng biết sách báo chứa đựng trong nó cả kho tàng tri thức, nhưng nhiều người vẫn
không lý giải được "bệnh lườ
i đọc", cũng như những hiệu ứng kỳ diệu mà sách mang lại trong thực tế

cuộc sống. Nên khi được hỏi về nhân tố "gây bệnh", mỗi người một cách trả lời. Số đông cho rằng: cuộc
sống hiện đại với đa dạng kênh thông tin thì xem ti vi, nghe đài, lướt web... hấp dẫn hơn nhiều so đọc
sách. Hấp dẫn hơn bởi những sự thưởng thức đ
a dạng từ âm thanh, hình ảnh chứ không đơn thuần là
bằng mắt.
Phuï luïc 3
Với những người hay đọc ké tại các nhà sách thì "vấn đề nằm ở chỗ, giá cả của nhiều loại sách không
phù hợp với túi tiền của sinh viên, nhất là những sách hấp dẫn vừa dài vừa đắt thì không thể đọc theo
kiểu chớp nhoáng tại nhà sách, mà càng không thể mua được về nhà". Có bạn lại cho rằng, với một số
sinh viên phải chật vật với cơm áo gạo tiền, thời gian là vấn đề
quyết định sự lựa chọn cách họ tiếp cận
thông tin. "Chị tính coi, sáng tới trường, chiều và tối tranh thủ vài sô làm thêm, đêm về chỉ còn thấy mỗi
cái giường, đầu óc đâu mà nghiền ngẫm sách báo hả chị", được hỏi, cô bạn Dung trọ học tại Thủ Đức
tuôn một tràng về lý do rất... khó bình luận.
Ý kiến khác thì cho rằng, chương trình học dày đặc là "thủ phạm" không cho phép sinh viên dành thời
gian nhiều cho đọc, đặc biệt là đọc theo kiểu tìm tòi, suy luận và nghiên cứu vấn đề. Một so sánh khá
thuyết phục, sinh viên nước ngoài, cụ thể ĐH Auckland (New Zealand), chỉ lên lớp 6 - 8 tiếng mỗi tuần
để giáo viên định hướng cách nghiên cứu, thời gian còn lại họ tự học theo cách tự đọc và tự nghiên cứu.
Chính môi trường học và phương pháp đào tạo đã tạo điều kiện và cả thói quen bắt buộc cho việc đọc
của sinh viên. Đồng tình với ý kiến trên, một giảng viên dạy môn chuyên đề Luật báo chí - xuất bản kể
một câu chuyện thoạt nghe hài hước: "Một sinh viên đã thú thật là không biết chọn sách nào khác ngoài
bộ truyện tranh Bảy viên ngọc rồng để làm bài tập khảo sát về đọc sách và tìm hiểu về các quy định pháp
luật trong xuất bản cuốn sách mà bạn chọn đọc gần nhất".
Dù là lý do gì, và dù có thêm những kênh thông tin khác, lợi ích của việc đọc vẫn không gì thay thế
được. Và một thực tế hiện nay, ngoài sự vững chắc về chuyên môn, kiến thức nền, những hiểu biết xã
hội là điều nhà tuyển dụ
ng luôn đòi hỏi ở nhân viên của mình.
TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh - giảng viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM:

Việc số đông sinh viên mình ít đọc có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhưng nói chung họ

rất thụ động trong việc đọc. Thụ động bởi sinh viên chỉ đọc khi được giảng viên yêu cầu thuyết trình về
một đề tài, viết một bài tiểu luận hoặc khi được khuyến khích bởi một người khác về một cuốn sách hay
nào đó, tức chỉ khi bị áp chế hoặc được truyền cho niềm tin thì họ mớ
i đổ xô đi đọc. Họ chưa có thói quen
đọc một cách chủ động, đọc theo nhu cầu hoặc sở thích. Do vậy, nên chăng không phải đợi đến bậc ĐH -
CĐ, mà ngay từ phổ thông, các em cần được tạo một môi trường học tập, cũng như phương pháp học
tập phù hợp để có thời gian cho việc đọc, nghiền ngẫm và nghiên cứu kiến thức.

Việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giảm tải chương trình, tăng cường sự chủ động của
người học, hạn chế tình trạng thầy đọc trò chép trong lớp là một trong những hướng đi chiến lược góp
phần giải quyết một cách dây chuyền những hạn chế có liên hệ với nhau, trong đó có việc lười đọc của
sinh viên.

Trần Văn Huấn - sinh viên khoa Châu Á - Thái Bình Dương, ĐH dân lập Hồng Bàng:

Theo tôi, việc đọc sách của sinh viên bị hạn chế một phần cũng do họ chưa thực sự có được điều kiện lý
tưởng để đọc sách ở một vài trường. Một chuyên đề học, trong thư viện chỉ có vài cuốn tài liệu, bạn này
mượn thì bạn kia không có. Sách mới bán ra thì không hợp với túi tiền sinh viên. Dạng thư viện công
cộng như Thư viện khoa học tổng hợp TP.HCM thì không nhiề
u, mà không phải bạn nào cũng có thể ngồi
liên tục mấy tiếng đồng hồ tại đó để đọc sách. Có lần, tôi đã không thể mượn được sách từ thư viện các
quận trong nội thành chỉ vì tôi không phải là người dân cư trú tại địa bàn đó.



Hà Hồng Nhung - sinh viên khoa Quản trị khách sạn quốc tế trường ĐH Công nghệ Auckland (New
Phuï luïc 3
Zealand):

Ngay từ nhỏ, ba mẹ đã tập cho tôi một thói quen đọc sách. Không nhất thiết cứ phải đọc sách, mà sách

cũng không nhất thiết cứ phải là chuyên ngành, bởi sinh viên thời hiện đại có nhiều con đường để đọc và
cập nhật thông tin khác nhau. Dù là đọc một mẩu báo, lướt qua một trang web, hay nghe một bài viết trên
đài... tất cả đều tốt. Đừng nghĩ mình không phải là người thích sách báo, mình không có thời gian đọc,
hãy cứ dành ra một số giờ
nhất định trong tuần cho việc đọc, bạn sẽ thấy rằng sách báo ẩn chứa điều kỳ
diệu. Một kinh nghiệm đơn giản từ bản thân, một lần nhờ tình cờ đọc được một mẩu tin trên tờ báo du lịch
cũ tôi đã giúp khách sạn nơi tôi làm việc tháo gỡ tình huống cam go với khách hàng. Chỉ cần thấy được
sự cần thiết thực sự từ
việc đọc, thì bạn sẽ có thời gian để đọc cũng như tìm được niềm đam mê với
sách.


Cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng
Lê Minh Triết
Tạp chí Khoa học & Tổ quốc
0

Thực trạng Giáo dục & đào tạo hiện nay ở nước ta là nỗi âu lo sâu sắc của toàn xã hội, vì nó gắn liền
với mỗi gia đình và tương lai phát triển của đất nước. Vấn đề này đã được đề cập mọi lúc, mọi nơi và
nhiều khi gay gắt trong Hội thảo khoa học, trên mặt báo và tại diễn đàn của Quốc Hội. Các nhà giáo,
các nhà khoa học đã đề xuất, kiến ngh
ị các giải pháp đổi mới nền giáo dục nước nhà, nhưng sự chuyển
biến rất chậm chạp và đôi khi còn tạo ra các mâu thuẫn mới trong nội bộ hệ thống giáo dục. Nguyên
nhân của tình trạng này có thể phân tích theo các quan điểm khác nhau. Do đó, cho đến nay chúng ta
vẫn chưa có quan điểm thống nhất, các kiến nghị, đề xuất giải pháp thường chưa đủ tính đồng bộ và tính
hệ thống.
Để
thống nhất quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trước hết ta phải xuất phát từ chức năng của Ngành
GDĐT từ tính chất của các bậc đào tạo và mục tiêu chiến lược của ngành trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Nói chung, giáo dục có 3 chức năng: chức năng xã hội, chức

năng kinh tế và chức năng vă
n hoá tư tưởng. Tuy nhiên các chức năng đó thể hiện khác nhau ở các bậc
học. Có thể khẳng định rằng trong thời đại ngày nay ở bậc Đại học - Cao đẳng chức năng kinh tế trở
thành chức năng chính, giáo dục Đại học - Cao đẳng thuộc lĩnh vực kinh tế dịch vụ. Xem xét ba chức
năng trên cho toàn bộ hệ thống GDĐT, mục tiêu của giáo dục thể hiện bằ
ng phương châm chung là:
nâng cao dân trí, phát huy dân khí, đào tạo nhân lực, trọng dụng nhân tài. Nhân tài không xuất hiện
trong quá trình đào tạo ở nhà trường, mà chỉ thể hiện trong quá trình sử dụng đúng người có trình độ
kiến thức sâu rộng trong môi trường tinh tế - xã hội thích hợp. Biết trọng dụng nhân tài, biết tạo điều
kiện để nhân tài phát huy tác dụng, thì nhiều nhân tài sẽ xuất hiện và khi nhân tài xuất hiện thì phải
được tiến cử đúng lúc,
đúng chỗ.
Hiện nay, hầu như tất cả các nước đều đề ra và thực hiện chương trình cải cách giáo dục, đặc biệt là đối
với hệ thống Đại học. Tất nhiên, chúng ta cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước. Nhưng ở mọi quốc
gia, nền giáo dục đều có lịch sử phát triển, truyền thống và kinh nghiệm riêng. Do đó, trên thế giới
không thể tìm thấy hai quốc gia nào có hệ
thống giáo dục hoàn toàn đồng nhất. Chính vì thế mới có
chuyện phải tiến hành các thủ tục công nhận bằng cấp và học vị của nhau, như chúng ta đều biết, mặc
dù xu thế hoà nhập về nội dung đào tạo và cấu trúc Đại học đang được quan tâm ở nhiều nước.
Nghiên cứu tình hình cải cách, đổi mới giáo dục trên thế giới chúng ta có thể nhận ra 2 kiểu cải cách:
Cải cách diễn ra bên trong h
ệ thống giáo dục, còn bản thân hệ thống đó vẫn không thay đổi.
Cải cách sâu sắc, toàn diện cả hệ thống giáo dục được tác động của các nhân tố bên ngoài hệ thống, bên
ngoài khuôn khổ của nước ta đã tiến hành một cuộc cách mạng giáo đục như vậy sau khi thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945.
17 năm qua, ngành giáo dục đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách, đổi mới về
chương trình, tổ chức hệ
thống giáo dục và đa dạng hoá nguồn đầu tư. Nhưng tất cả những biện pháp đó chủ yếu diễn ra trong hệ
thống giáo dục hiện hữu, nên hiệu quả kinh tế - xã hội thấp, thậm chí đôi khi gây tác động tiêu cực lên
xã hội, hoặc sau cải cách chúng ta quay lại điểm khởi đầu. Đã đến lúc chúng ta phải tiến hành một cuộc

cách m
ạng giáo dục mới đối với toàn bộ hệ thống giáo dục, mà trước hết là đối với bậc giáo dục Đại
Phuï luïc 3
học - Cao đẳng. Nói khác đi, chúng ta phải tiến hành cải cách giáo dục kiểu thứ hai đã nêu trên.
Đối với nước ta các nhân tố khách quan bên ngoài hệ thống giáo dục hiện hữu tác động vào hệ thống
giáo dục bao gồm: Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do vậy, đòi hỏi hệ thống giáo dụ
c và đào tạo phải
cung cấp đủ nhân lực có trình độ cao chậm nhất cũng trước năm 2010. Chính vì thế cuộc cách mạng
giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng.
Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu và rộng vào thị trường và nền kinh tế thế giới.
Cơ chế kinh tế đã thay đổi đòi hỏi phải thay đổi cơ chế qu
ản lý và tổ chức hệ thống giáo dục, đặc biệt là
cơ chế quản lý bậc Đại học và Cao đẳng, bậc học có mục tiêu cung cấp lực lượng lao động có trình độ
cao cho thị trường nhân lực. Hệ quả đương nhiên là thị trường nhân lực có trình độ cao đòi hỏi phải
hình thành thị trường Đại học - Cao đẳng.
Các trường Đại học và Cao đẳng phải cạnh tranh để thu hút Sinh viên. Do đ
ó các trường phải có quyền
tự chủ cao trong việc tuyển sinh, thành lập và giải thể các khoa, các bộ môn, tuyển Giáo sư, Giảng viên
tuỳ theo nhu cầu của trường. Các trường Đại học và Cao đẳng dần dần không còn có chủ quản như hiện
nay, mà hoạt động theo luật giáo dục mới và các quy định của pháp luật. Sẽ có tác dụng rất lớn trong
việc phân luồng học sinh tốt nghiệp Trung học, nếu chúng ta có thể
đánh giá xếp hạng (accreditation)
các trường như nhiều nước đã làm đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Với một cơ chế thích hợp, các Hội khoa học -
kỹ thuật quốc gia kết hợp với các Hội doanh nghiệp và các hội nghề nghiệp khác hoàn toàn có thể đánh
giá khách quan và xếp hạng các trường Đại học và Cao đẳng. Khi đó vai trò và trách nhiệm xã hội của
các hội nghề nghiệp sẽ được nâng cao.
Xu hướng phát tri
ển các hệ thống Đại học - Cao đẳng trên thế giới có tác động rất lớn đến quá trình đổi
mới hệ thống Đại học - Cao đẳng ở nước ta. Các xu hướng dễ dàng nhận thấy bao gồm: đào tạo đại trà,

tuyển sinh dễ dàng và sàng lọc chặt chẽ trong quá trình đào tạo học suốt đời, thường xuyên bằng các
hình thức đào tạo khác nhau, đào tạo liên ngành, kết hợp chức n
ăng đào tạo với chức năng nghiên cứu
khoa học và chuyển giao tri thức công nghệ.
Dưới đây là một số đề xuất theo cách nhìn hệ thống GDĐT trong hệ tổng thể kinh tế - xã hội:
1) Tập trung mọi nguồn lực tạo sự chuyển biến đột phá cho bậc Đại học - Cao đẳng. Khuyến khích các
thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân thành lập nhiều trường Đại học và Cao đẳ
ng ở các vùng kinh
tế - văn hoá - xã hội. Có các chính sách và giải pháp ưu đãi để huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho
sự phát triển về số lượng và chất lượng bậc Đại học và Cao đẳng với hai hình thức tổ chức công lập và
tư thục. Sẽ có người đặt câu hỏi: Đội ngũ giảng dạy đại học và cao đẳng hiện nay vừa yếu lại vừa thiếu,
thì làm sao b
ảo đảm chất lượng đào tạo? Chúng ta có thể đặt câu hỏi ngược lại: Đã có bao nhiêu phần
trăm đội ngũ khoa bọc và công nghệ có trình độ cao được tham gia đào tạo? Đó là chưa kể một lực
lượng khá đông đảo các nhà khoa học và kỹ sư về hưu theo luật lao động có thể tham gia đào tạo ở các
trường Đại học và Cao đẳng. Về mặt chất lượng
đào tạo chúng ta cũng cần có cách đánh giá mới. Chính
người sử dụng nhân lực mới đánh giá đúng chất lượng đào tạo của nhà trường. Một tổ chức chỉ bao gồm
các giáo sư cũng không thể làm điều đó. Nói khác đi, thị trường nhân lực khoa học - công nghệ sẽ điều
chỉnh chất lượng đào tạo, cũng như quy mô đào tạo. Vả l
ại, để tồn tại và phát triển trong môi trường
cạnh tranh bản thân nhà trường phải nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút Sinh viên và đứng vững
trên thị trường Đại học - Cao đẳng.
2) Gắn đào tạo với sử dụng lực lượng lao động được đào tạo. Có chính sách tuyển chọn và sử dụng lao
động hợp lý dựa theo năng lực và hiệu quả, thì vấn đề mâu thuẫn giữa
đào tạo và sử dụng, hiện tượng
tiêu cực trong bằng cấp hoặc kiếm bằng theo các cách phi đạo đức sẽ được giải quyết. Trong môi
trường cạnh tranh lành mạnh, lấy hiệu quả làm thước đo, không tổ chức kinh tế, tổ chức quản lý, tổ
chức xã hội nào lại chỉ dựa vào mảnh bằng để tuyển chọn, sắp xếp và đề bạt cán bộ, nhân viên. Bằng
cấp chỉ có giá trị thông tin cho biết người có bằng trải qua một quá trình đào tạo nhất định. Do đó, cần

phải xây dựng và thực hiện chính sách sử dụng nhân lực được đào tạo theo quan điểm mới. Thực ra vài
chục năm trước đây chúng ta đã từng thực hiện điều này!
3) Trong giai đoạn cách mạng khoa học và công nghệ sôi động như hiện nay, nhất là khi nền kinh tế

nhiều nước lần lượt phát triển lên bậc thang kinh tế tri thức, một vấn đề lớn được đặt ra đối với hệ thống
Phuï luïc 3
đào tạo Đại học và Cao đẳng là đào tạo chuyên sâu (specialized training) hay đào tạo rộng (gener-
alized training). Ngày nay hiện tượng: "đổi nghề" nhiều lần trong đời làm việc đã trở nên phổ biến.
Ngoài ra, những vấn đề phải giải quyết trong thực tiễn đều có tính liên ngành. Do đó, hệ thống Đại học
và Cao đẳng nước ta nên chọn cách đào tạo rộng là chủ yếu, thời gian đào tạo có thể rút ngắ
n bớt. Nhà
nước chỉ nên tập trung phát triển một số trường, một số khoa đào tạo chuyên sâu để tạo ra đội ngũ có tài
năng cung cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển văn hoá - nghệ thuật, tạo ra và phát triển
công nghệ mới.
4) Để đổi mới bản thân hệ thang giáo dục - đào tạo Đại học và Cao đẳng, nhiều nhà giáo và nhà khoa
học có tâm huyết đã đưa ra nhiều giả
i pháp rất thiết thực và khá cụ thể ở đây tôi chỉ đưa ra thêm một vài
kiến nghị:
Chỉ tổ chức thi tuyển đối với một số trường đào tạo chuyên sâu, trường năng khiếu. Việc tuyển sinh nên
để cho các trường chủ động thực hiện.
Việc xây dựng chương trình và nội dung kiến thức phải do một tập thể các nhà giáo, các nhà khoa học
và kỹ sư ở các vi
ện nghiên cứu và trong các doanh nghiệp thực hiện để gắn đào tạo với nhu cầu thực
tiễn. Ngay từ 1956 - 1957 ở Hoa Kỳ, để xây dựng chương trình vật lý cho trường trung học người ta đã
phải làm như vậy.
Chuẩn hoá, nâng cao trình độ đội ngũ giảng dạy Đại học và Cao đẳng nên dựa theo các tiêu chuẩn phổ
biến ở các nước trong khu vực và phấn đấu theo tiêu chuẩn ở các nước công nghiệ
p phát triển. Kiên
quyết chống hiện tượng chuẩn hóa hình thức dựa vào bằng cấp đang có "xu hướng lạm phát" hiện nay.
Chỉ các nhà giáo, các nhà khoa học trực tiếp tham gia giảng dạy và đào tạo mới được sử dụng chức

danh "Giáo sư", "Phó Giáo sư” trong hoạt động giáo dục và hoạt động xã hội. Hội đồng chức danh khoa
học (có lẽ phải có tên gọi khác!) không trực tiếp công nhận, mà chỉ làm nhiệm vụ
đánh giá có đủ tư
cách hay không (habilitation) để các trường tuyển chọn. Bằng cách đó chúng ta có thể phân bố hợp lý
Giáo sư, Phó Giáo sư giữa các trường, giữa các vùng.
Một việc tưởng chừng không quan trọng, nhưng rất cần thống nhất đó là danh xưng học vị và chức
danh. Tên gọi học vị "Thạc sĩ" là không đúng, vì theo nghĩa Hán - Việt Thạc sĩ là người có học vấn
uyên thâm, có đạo đức cao và có thể hi
ểu là "bác học" theo cách tôn xưng trong xã hội. Tôi thấy nên
chọn danh xưng "Học sĩ", vì người có bằng master thực chất chỉ mới học nghiên cứu. Tên gọi chức
danh "Phó giáo sư" cũng bất hợp lý, vì ai cũng biết Phó Giáo sư không phải là người giúp cho Giáo sư,
như chức phó trong cơ quan quản lý. Tôi đề nghị nên chọn danh xưng "giảng sư”, vì chính các associate
profes - sor mới là người giảng dạy các giáo trình chính ở các trường Đại học đã đượ
c chuẩn hoá.
Theo Tạp chí Khoa học & Tổ quốc

Trang:
1/2
-
1

2


»

Theo Viet-studies













×