Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu NHẬN BIẾT CẢM XÚC CỦA NGƯỜI KHÁC VÀ MỐI QUAN HỆ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.04 KB, 6 trang )





NHẬN BIẾT CẢM XÚC CỦA NGƯỜI
KHÁC VÀ MỐI QUAN HỆ



Con người là những thực thể xã hội và những mối quan hệ xã hội là yếu tố
quyết định sự thành bại và hạnh phúc trong cuộc đời. Việc không nhận biết
được cảm xúc của người khác và không kiểm soát được cảm xúc của mình
tác động xấu đến mối giao tiếp và ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và cả
cuộc sống gia đình. Biết làm chủ cảm xúc của mình không chỉ để thành
công trong quan hệ giao tiếp xã hội, mà còn làm cho cuộc sống êm đẹp,
hạnh phúc hơn. Chất lượng và số lượng các mối quan hệ tốt góp phần quyết
định sự thành công của con người. Theo GS. Howard Gardner: “Trung tâm
trí tuệ về quan hệ giữa con người là năng lực nắm được tâm trạng, tính khí,
động cơ, ham muốn của người khác và phản ứng lại thích hợp; đó là năng
lực khám phá tình cảm của mình và năng lực lựa chọn tình cảm để hướng
dẫn ứng xử của mình theo sự lựa chọn ấy. Trong cuộc sống không một hình
thức trí tuệ nào quan trong hơn điều đó”.
Thomas Hatch và Hovard Gardner cho rằng thành tố quyết
định sự thành công trong quan hệ cá nhân gồm: -năng lực tổ chức
nhóm – năng lực hợp tác và lãnh đạo, - năng lực thiết lập quan hệ cá
nhân – năng lực đồng cảm và giao tiếp, - năng lực phân tích xã hội –
nhận ra tình cảm, động cơ và cảm xúc của người khác .
Trong giao tiếp, làm chủ được cảm xúc của mình là điều cần thiết, nhưng
chưa đủ để đạt được mục tiêu mong muốn, mà còn phải biết cách diễn đạt
nó một cách chân thật, tự tin, thông qua ngôn từ, giọng nói, nét mặt, cử
chỉ… Mặt khác phải biết lắng nghe người khác, nếu cần thì mạnh dạn hỏi


lại, để tin chắc rằng mình thấu hiểu tâm tư thật sự của họ, từ đó xác định
cách ứng xử phù hợp, kịp thời, kể cả khi có bất đồng quan điểm. Lời nói và
cách ứng xử trong lúc giao tiếp có thể làm cho cảm xúc của người khác
thay đổi, vì thế cần cân nhắc hậu quả gì sẽ phát sinh từ đó. Trong giao tiếp,
hãy luôn tự nhũ rằng người khác đang nhìn mình như người hướng dẫn cảm
xúc của họ. Napoleon Hill, người có ảnh hưởng đến sự thành đạt của nhiều
ngàn triệu phú Mỹ cho rằng: “Có một đức tính không gì có thể thay thế
được vì nó có khả năng làm rung động lòng người hơn hết thảy mọi đức
tính quý báu khác, đó là sự chân thành”. Lòng chân thành là cơ sở để xây
dựng các mối quan hệ tích cực.
Có câu ‘biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” đúng trong
mọi trường hợp ứng xử, hành động. Trong kinh doanh, trong đàm
phán, thương lượng, việc nhận biết cảm xúc của đối tác không chỉ
qua lời nói, mà cả những biểu hiện phi ngôn ngữ, như ánh mắt, nét
mặt, cử chỉ có tác dụng không nhỏ đến kết quả công việc. Người có
trí thông minh bình thường, nhưng có trí tuệ cảm xúc tốt vẫn có thể
đạt được những thành công vượt trội nhờ sự nhạy bén trong nhận
thức bản chất sự việc, giải mã được cảm xúc của đối tác, biết làm chủ
cảm xúc của mình để đưa ra những quyết định hành động thích hợp,
hữu hiệu. Việc giải mã đúng cảm xúc của đối tác cần chẳng những
kinh nghiệm mà cả sự quan sát tinh tế mọi biểu hiện trong lúc giao
tiếp. Kỹ năng quản lý các mối quan hệ bao gồm: đón nhận và thấu
hiểu cảm xúc của người khác; thể hiện đúng và chân thật cảm xúc
của bản thân; truyền cảm hứng, gây ảnh hưởng tích cự đến người
khác và tạo sự thay đổi ở họ; gầy dựng sự hợp tác trên tinh thần thân
thiện.
GS Patricia Thompson, chuyên gia tư vấn tâm lý và quản lý
doanh nghiệp khuyên: "Để có thể giảm thiểu những phản ứng tiêu
cực do căng thẳng, cho dù là trong cuộc họp ở công ty hay một buổi
phỏng vấn xin việc, bạn cũng cần phải xác định nguyên nhân khiến

bạn căng thẳng và từng bước hành động cụ thể để kiểm soát bản
thân". Mỗi phản ứng là kết quả của một sự lựa chọn có ý thức, nếu
không nhận thức đúng vấn đề, rất có thể ta sẽ có những hành vi
không thể kiểm soát để rồi sau đó phải hối hận. Thông thường khi để
xảy ra xung đột thì cả hai bên đều có lỗi, do một bên không biết cách
ứng xử thích hợp với tình thế, đối tượng, còn bên kia không biết cách
kìm chế cảm xúc của mình.


×