Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.14 KB, 7 trang )
QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH & GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ
Quá trình giải quyết vấn đề thường bao gồm một chuỗi các bước nhằm tìm ra
giải pháp sáng tạo tối ưu để đạt mục tiêu mong muốn, đó là xác định vấn đề, thu thập
thông tin, xác định rõ mục tiêu, các điều kiện giới hạn, có khả năng khắc phục, xây
dựng và đánh giá các giả thiết, ra quyết định và chọn phương án hành động.
Những yếu tố giới hạn trên bước đường giải quyết vấn đề thường bao gồm
nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, thời gian, không gian… đòi hỏi tìm giải pháp
khắc phục trước tiên. Nhà bác học Albert Einstein còn lưu ý: “Vấn đề tồn tại trên thế
giới ngày nay không thể giải quyết bằng trình độ tư duy đã tạo ra nó”. Nếu vấn đề
phát sinh bắt nguồn từ cách tư duy lỗi thời trong quá khứ thì yếu tố quyết định là
phải thay đổi tư duy.
Thực chất của việc ra quyết định là một sự lựa chọn giữa nhiều khả năng, từ
sự đa dạng các giải pháp chọn ra giải pháp tối ưu. Hiệu quả của quyết định được đưa
ra phụ thuộc vào mức độ chính xác của giả thuyết được lựa chọn. Trong thực tế cuộc
sống con người có thể ra quyết định dựa trên nhiều cơ sở khác nhau như: theo kinh
nghiệm đã có; theo cảm tình, nể nang hay định kiến; theo tập quán; theo quan điểm
thắng-thua; theo nguyên tắc cùng thắng…
Giải quyết vấn đề là tiến hành triển khai quyết định để đạt mục tiêu mong muốn
theo những tiêu chí nhất định. Một vấn đề thường có nhiều cách tiếp cận và hướng
giải quyết khác nhau tùy độ phức tạp, quan điểm, kỹ năng tư duy phê phán và sáng
tạo của người giải quyết vấn đề. Trong tình huống không ngừng biến động của môi
trường sống, diễn biến của quá trình có thể xảy ra theo nhiều hướng khác với dự
đoán ban đầu, cần có năng lực đưa ra những quyết định hợp lý, sáng tạo và linh