LUẬN VĂN
phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
của công ty cổ phần VTNN Thừa
Thiên Huế
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Một quốc gia muốn phát triển và giàu mạnh thì trước tiên nhân dân phải được
ăn no, mặc ấm. Cho dù ngày nay nền khoa học của con người đã rất tiến bộ trên
mọi lĩnh vực, con người đã có thể làm ra nhiều nguyên liệu thay thế tự nhiên,
nhưng có những thứ cho dù nền khoa học có tiến bộ đến mấy cũng không thể
thay thế được, đó chính là những sản phẩm nông nghiệp. Chính vì lẽ đó mà mọi
quốc gia cho dù đang ở giai đoạn phát triển nào cũng đều rất chú trọng đến sự
phát triển của ngành nông nghiệp, dù tỷ trọng của nông nghiệp chiếm như thế
nào trong GDP.
Nông nghiệp chiếm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia, sản xuất nông nghiệp không những phục vụ cho nhu cầu ăn
uống của con người, đảm bảo nguồn nguyên nhiên liệu cho ngành công nghiệp
sản xuất và công nghiệp chế biến mà ngành nông nghiệp còn tạo ra được nhiều
mặt hàng có giá trị xuất khấu cao như cà phê, hạt diều, mũ cao su tăng nguồn
thu ngoại tệ cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người dân. Hiện tại cũng
như trong thời gian tới, ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong
sự phát triển của xã hội loài người và không ngành nào có thể thay thế được.
Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn
định chính trị, phát triển kinh tế xã hội.
Đối với nước ta do đặc điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên nông nghiệp
giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước.
Thừa Thiên Huế là một địa phương có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao. Dân số
ngày càng tăng, đất nông nghiệp ngày càng ít đi. Muốn cây trồng có năng suất
cao, chất lượng tốt thì người nông dân phải đầu tư thâm canh. Mà muốn làm như
vậy thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp như: đầu tư khoa học kỹ thuật, vật tư
phân bón, giống, thủy lợi cho sản xuất sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích
để thu được năng suất cao, chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Do việc tăng
cường đầu tư các yếu tó vật chất và đầu tư phân bón cho sản xuất được lặp đi lặp
lại hàng vụ, hàng năm với khối lượng rất lớn nên cần có đơn vị sản xuất kinh
doanh để phục vụ VTNN với hệ thống mạng lưới rộng khắp đảm bảo đáp ứng
đầy dủ kịp thời cả về số lượng, chất lượng cho từng vùng, từng địa phương.
Khi tiến hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước, các DN muốn tồn tại và phát triển phải luôn quan tâm
đến hiệu quả kinh tế sao cho kinh doanh có lãi và đảm bảo yêu cầu xã hội. Tuy
nhiên cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các DN.
Nền kinh tế thị trường buộc các DN phải luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng
thì mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt với các DN
sản xuất có tồn tại được hay không còn phải phụ thuộc vào khâu tìm kiếm đầu ra
cho mình, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Song công tác thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm, đưa sản phẩm đến từng khu vực thị trường chưa được coi trọng trong
các DN. Việt Nam đang từng bước mở của thị trường và hội nhập với các nước
trong khu vực và thế giới điều đó càng làm cho việc cạnh tranh giữa các DN
trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt hơn, điều này buộc DN Việt Nam phải
qan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm hơn.
Hầu hết các DN trong nước điều gặp một số vấn đề chung như là sản xuất ra
không tìm được thị trường tiêu thụ hay là bị sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các DN
nước ngoài. Mọi công ty đều coi thị trường là khâu quan trọng nhất để tiến hành
sản xuất hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm là thước đo đánh giá sự thành công của
DN. DN muốn đứng vững và phát triển phải luôn biết cách nắm bắt nhu cầu của
thị trường, phải nhạy bén trong các chiến lược kinh doanh để luôn đáp ứng được
các yêu cầu của khách hàng.
Từ nhận thức đó, trong thời gian thực tập cuối khóa tôi đã chọn đề tài" phân
tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên
Huế" làm chuyên đề cho bài tốp nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
-Hệ thống hóa một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm
-Đánh giá khái quát tình hình chung của công ty
-Phân tích kết quả và hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm
của công ty.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
-Phương pháp duy vật biện chứng
-Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp chỉ số nhân tố, phương pháp so
sánh trên cơ sở thu thập số liệu ở công ty để đưa ra kết luận có tính khoa học.
-Phương pháp chuyên gia tham khảo: tham khảo ý kiến của thầy cô, ý kiến
của nhân viên trong công ty
-Phương pháp so sánh
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu : các vấn đề liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm
của công ty trong 3 năm 2008-2010
Phạm vi nghiên cứu
-Về nội dung: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ hàng hóa và một số giải pháp đẩy
mạnh công tác tiêu thụ.
- Về thời gian : Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần
VTNN Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2008-2010.
-Về không gian: nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hoạt động của công ty cổ
phần VTNN Thừa Thiên Huế.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung nghiên cứu
+ Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
+ Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần
VTNN Thừa Thiên Huế.
+ Chương3: Định hướng và giải pháp
Phần III: Kết Luận và Kiến Nghị.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh thực
hiện giá trị và giá trị sử dụng đối với sản phẩm hàng hóa thông qua quan hệ trao
đổi. Trong quan hệ này, DN chuyển nhượng cho người mua sản phẩm hàng hóa
đồng thời được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số tiền hàng
tương ứng với giá trị của số sản phẩm hàng hóa đó.
1.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa là rất quan trọng. Vì có tiêu thụ được hàng hóa mới có vốn để
tiến hành tái sản xuất mở rộng. Sản phẩm tiêu thụ được chứng tỏ năng lực kinh
doanh của DN, thể hiện kết quả công tác nghiên cứu thị trường.
Sản phẩm hàng hóa của DN được người tiêu dùng chấp nhận, điều đó cho
thấy sản phẩm sản xuất và tiêu thụ xét về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất
lượng, giá cả đã phù hợp với yêu cầu và với thị hiếu của thị trường.
Sau quá trình tiêu thụ DN không những thu hồi được số vốn đã chi ra, mà tiêu
thụ sản phẩm còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn để mở
rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
1.1.2 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Có các nội dung chính sau:
- Điều tra thị trường: đây là việc làm cần thiêt đối vói DN, là khâu đóng vai
trò quan trọng ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của hoạt động tiêu thụ sản
phẩm. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời câu hỏi: Thị trường đang cần sản phẩm
gì?, ai là khách hàng mục tiêu?, cầu về thị trường đó như thế nào?
- Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức tìm kiếm nguồn hàng.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, DN lựa chọn sản phẩm thích ứng.Đây là
một nội dung quyết định hiệu quả họat động tiêu thụ.
- Tổ chức kiểm tra hàng hóa trước khi đưa hàng hóa về kho chuẩn bị tiêu thụ
- Khâu tổ chức kiểm tra hàng hóa bao gồm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, số
lượng sản phẩm, mẫu mã
- Công tác lưu kho cần phải chú trọng để sản phẩm khỏi bị mất mát, hao hụt,
hư hỏng, nhưng chất lượng sản phẩm phải đảm bảo khi lưu kho.
- Định giá và thông báo giá. Các quyết định về giá bán được xem xét một
cách có cơ sở, không những nhìn nhận từ những tác động bên trong DN như chi
phí đầu vào, tiền lương, lãi vay mà DN còn phải xác định những yếu tố bên
ngoài như: nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh để đưa ra một
mức giá cho phù hợp với mỗi loại hàng hóa.
- Lên phương án phân phối và lựa chọn kênh phân phối sản phẩm trong công
tác tiêu thụ sản phẩm của DN, việc lên phương án phân phối phải được xác định
trước, dựa vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường mà DN có thể tiến hành
phân phối lượng hàng hóa cho hợp lý thông qua các kênh tiêu thụ.
- Xúc tiến bán hàng: đây là hoạt động của người bán để tác động vào tâm lý
người mua.
- Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản
phẩm. Trong đó, nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng, hoạt động tiêu thụ vẫn chưa
kết thúc nếu như hàng hóa được bán nhưng vẫn chưa thu được tiền về cho DN.
1.1.3 Lựa chọn kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Khái niệm về kênh phân phối: Kênh phân phối là một tập hợp các công ty hay
cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với
một hàng hóa cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu
dùng (theo Philip Kotler)
Khái niệm về phân phối: là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức điều
hành và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng
nhằm đạt hiệu quả tối đa.
Các loại trung gian trong kênh phân phối: trung gian thường là các công ty,
các đại lý, cá nhân đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. Họ có
thể trực tiếp hoặc không tham gia trực tiếp váo quá trình lưu thông hàng hóa. Có
các loại trung gian sau:
Trung gian bán buôn: là những người mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc trực
tiếp nhập khẩu hàng hóa về bán lại cho người bán lẻ. Trung gian bán buôn có vai
trò quan trọng trên thị trường, họ là những người có thế mạnh về vốn do đó họ có
khả năng chi phối người bán lẻ và đôi khi người sản xuất, đôi lúc họ có thể trở
thành nhà độc quyền do họ có khả năng dự trữ hàng để tung ra thị trường lúc cần
thiết, và họ có phương tiện kinh doanh hiện đại.
Trung gian bán lẻ: là những người thường mua hàng từ những người bán
buôn hay đại lý với khối lượng vừa phải để bán lại cho người tiêu dùng. Họ là
những người tiếp xúc trực tiếp, gần gủi, thường xuyên với khách hàng do đó họ
hiểu biết và nắm bắt nhu cầu thị trường
Đại lý: bao gồm đại lý bán buôn và đại lý bán lẻ. Đại lý bán buôn làm trung
gian trong mối quan hệ giữ nhà bán buôn và người bán lẻ. Đại lý bán lẻ làm trung
gian giữ nhà bán buôn với người tiêu dùng cuối cùng. Quy mô của đại lý phụ
thuộc vào khả năng kinh doanh, nguồn vốn và uy tín của người làm đại lý.
1.1.4 Thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
1.1.4.1 Quan điểm về thị trường
Thị trường là tập hợp tất cả những người mua hiện tại và tiềm năng đối vói
một sản phẩm( theo Philip Kottler )
1.1.4.2 Chức năng của thị trường
- Chức năng thừa nhận: Trong thực tế chỉ khi nào sản phẩm được thừa nhận.
Lúc đó quá trình tái sản xuất hàng hóa mới kết thúc. Tuy nhiên thị trường không
chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán
mà thông qua sự hoạt động của các quai luật kênh tế trên thị trường nó có thể
kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán đó. Thị trường thừa nhận
tổng khối lượng hàng hóa được đưa ra trên thị trường, cơ cấu của cung và cầu,
quan hệ cung cầu đối với từng hàng hóa, thừa trị giá trị sử dụng và giá trị hàng
hóa, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị xã hội.
- Chức năng thực hiện: hoạt động chủ yếu của thị trường là mua bán. Thực
hiện được quá trình mua bán là cơ sở quan trọng nhất có tính chất quyết định đối
vói việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác.
- Chức năng điều tiết kích thích: Thị trường là nơi chúa đựng cung và cầu, mà
quan hệ cung cầu quyết định đến lợi nhuận của DN. Do vậy thị trường vừa là
mục tiêu vừa là động lực để điều tiết và kích thích cho các hoạt đọng kinh doanh.
Sự điều tiết thể hiện ở chỗ:
+ Thông qua nhu cầu thị trường các DN chủ động điều tiết hoặc di chuyển
các sản phẩm mà người tiêu dùng thích, có thể thay đổi từ sản phẩm này qua sản
phẩm khác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận cao hơn.
+ Thông qua hoạt động của các qui luật kinh tế trên thị trường các DN
mạnh sẽ tận dụng khả năng của mình, lợi thế của mình trong cạnh tranh, để đẩy
mạnh quá trình kinh doanh. Những DN không có lợi thế cũng tìm cách vươn lên
để tránh khỏi sự phá sản.
- Chức năng thông tin: Trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh chỉ có
thị trường mới có chức năng thông tin. Trên thị trường có nhiều mối quan hệ
như: Kinh tế, chính trị, xã hội, dân tộc xong thông tin về kinh tế là thông tin
quan trọng nhất. Chức năng thông tin của thị trường sẽ góp phần đắc lực cho sự
hiểu biết giữa người bán và người mua, giữa người kinh doanh và người tiêu
dùng. Thông tin thị trường cho biết tổng số cung và tổng số cầu đối với từng loại
sản phẩm hàng hóa, cho biết giá cả, chất lượng sản phẩm các điều kiện để mua
bán và các thông tin khác.
Do vậy thông tin thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế,
quyết định đến cả quá trình kinh doanh.
1.1.4.3 Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là việc phân chia một thị thị trường lớn không đồng nhất
thành những khúc, những đoạn hay những nhóm khách hàng với những đăc
điểm, nhu cầu, thị hiếu và hàng vi mua tương đối đồng nhất, trên cơ sở đó tiến
hàng các hoạt động marketing hỗn hợp cho phù hợp để đạt được mục tiêu mong
muốn của DN như : doanh thu, thị phần, lợi nhuận; mức độ nhận biết thương
hiệu
Ta phải phân khúc thị trường vì: khách hàng quá đông, khách hàng phân bố
khắp nơi, nhu cầu và thói quen mua sắm của họ cũng khác nhau.
Do đó, ta nên chọn phần hoặc khúc nào để có thể phục vụ tốt nhất.
1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của việc tiêu thụ
sản phẩm
1.1.5.1 Tỷ lệ % hoàn thành khối lượng hàng hóa tiêu thụ
T
t
=
0 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q
* 100
Trong đó:
-T
t
: Tỷ lệ % hoàn thành khối lượng hàng hóa tiêu thụ.
-Q
1i
: số lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ báo cáo của sản phẩm i
-Q
0i
: khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc của sản phẩm i
-g
oi
: giá bán kỳ góc của sản phẩm i
Nếu T
1
> 100 thì chứng tỏ DN đã hoàn thành tốt việc tiêu thụ ở kỳ báo cáo so
với kỳ gốc và ngược lại quá trình tiêu thụ của DN không tốt.
1.1.5.2 Doanh thu: là tổng tất cả hàng hóa đã tiêu thụ.
TR =
1
n
i i
i
QG
Với: TR: tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Q
i
: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm i
G
i
: giá bán sản phẩm i
Để phân tích sự biến động của doanh thu giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc, ta
dùng phương pháp chỉ số.
1 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q
=
1 1
1
0 1
1
n
i
n
i
p Q
p Q
*
0 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q
Với
-p
1
Q
1
: Khối lượng và giá bán hàng hóa kỳ báo cáo
-p
0
Q
0:
Khối lượng và giá bán hàng hóa kỳ gốc
-
1 1
0 1
p Q
p Q
: Chỉ số chung về giá cả các sản phẩm
-
0 1
0 0
p Q
p Q
: Chỉ số chung về sản lượng sản phẩm tiêu thụ
Về số tăng( giảm) tuyệt đối
1 1
p Q
-
0 0
p Q
=(
1 1
p Q
-
0 1
p Q
)+ (
0 1
p Q
-
0 0
p Q
)
Về số tăng( giảm) tương đối
1 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
=
1 1 0 1
0 0
p Q p Q
p Q
+
0 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
Như vậy, doanh thu giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc có sự biến động tăng(
giảm) là do sự ảnh hưởng của 2 nhân tố: giá bán và sản khối lượng tiêu thụ.
1.1.5.3 Tổng chi phí:
Là toàn bộ chi phí tính bằng giá trị mà DN dùng để kinh doanh. Chỉ tiêu này
dùng để tính giá bán sản phẩm.
TC = FC + VC
Với: TC: tổng chi phí
FC: tổng chi phí cố định
VC: tổng chi phí biến đổi
1.1.5.4 Lợi nhuận:
Là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh chất lượng kinh doanh của DN.
P= TR -Z-T
Với P: lợi nhuận.
TR: tổng doanh thu bán hàng
Z: giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
T: Thuế
1.1.5.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất= Lợi nhuận/ tổng vốn sản xuất
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí= lợi nhuận/ tổng chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu= Lợi nhuận/ tổng doanh thu
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Vai trò của vật tư phân bón
- Giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu với sâu bệnh.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trong từng thời kỳ.
- Làm tăng năng suất cây trồng.
- Cải tạo lại đất canh tác.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Việt Nam ta hiện nay
Phân bón là một trong những vật tư thiết yếu trong nền sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, nó không chỉ giúp ổn định và nâng cao năng suất cây trồng mà còn tác
động đến phẩm chất của nông sản, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất đai.
Chính vì thế, tình hình giá cả và thị trường phân bón có ảnh hưởng lớn đến sản
xuất nông nghiệp nói riêng và một số ngành nghề khác.
Hiện nay, tổng số lượng phân bón hóa học sản xuất trong nước đạt khoảng 6,2
triệu tấn, chỉ đáp ứng được 68% nhu cầu. Hàng năm, nước ta vẫn phải nhập khẩu
tới khoảng 2,6 triệu tấn, vì vậy giá phân bón trong nước hiện vẫn chịu tác động
lớn từ giá phân bón thế giới.
Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình 7,2%/ năm;
phân lân tăng 13,9%/ năm; phân kali tăng 23,9%/năm.
Thời gian gần đây, nhu cầu phân bón của người dân gia tăng trong khi đồng
USD mất giá cộng với việc Trung Quốc- nước xuất khẩu phân bón lớn giảm sản
lượng sản xuất đã làm cho giá phân bón tăng ảnh hưởng đến sản xuất lương thực
cũng như đời sống của người nông dân. Giá nhập khẩu Ure bình quân từ mức
292 USD/ tấn năm 2009 đã tăng lên mức 322 USD/tấn năm 2010 và hiện ở mức
khoảng 380 USD/tấn (năm 2011). Giá bán lẻ Urê trong nước cũng tăng liên tục,
từ mức 6.000-6.500 đ/kg (năm 2009) đã tăng lên mức 8.000-9.500 đ/kg (cuối
năm 2010 đầu năm 2011).
Nhà nước đã đưa phân bón vào trong danh mục các mặt hàng thiết yếu thuộc
diện bình ổn giá, áp dụng nhiều biện pháp điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp như:
điều hòa cung cầu, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0%, ưu đãi giá đầu vào đối
với một số loại phân bón sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản
lý, điều hành giá, triển khai các biện pháp bình ổn giá còn có những bất cập nên
thị trường phân bón nhiều năm qua đã xảy ra những diễn biến không bình
thường: có lúc, có nơi đã xảy ra những cơn sốt tăng giá quá cao hoặc có lúc giá
giảm xuống quá thấp, không hợp lý gây bất ổn định cho nền kinh tế.
Do vậy, theo các chuyên gia kinh tế, để chủ động hơn trong việc kiểm soát sự
biến động của giá bán lẻ phân bón, các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát
chặt các yếu tố hình thành giá, tổ chức xây dựng hành lang pháp lý để các DN
sản xuất kinh doanh có được hệ thống phân phối minh bạch từ khâu bán buôn
đến bán lẻ đến tay người nông dân. Các DN sản xuất kinh doanh phân bón cần
chủ động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng khi thị trường biến động lớn
hoặc mất cân đối cung cầu.
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Do sự tác động lớn từ thị trường phân bón thế giới cũng như thị trường phân
bón trong nước cho nên thị trường phân bón tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian này
cũng gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động. Việc giá nguyên liệu tăng và
nguồn quặng dùng cho sản xuất phân bón ngày càng khan hiếm đã tác dộng rất
lớn đến việc cung ứng. Đa số người dân sống ở Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn sống
chủ yếu dựa vào nghề nông vì vậy họ cũng bị ảnh hưởng lớn từ những khó khăn
đó.Hiện nay ở Thừa Thiên Huế có rất ít nhà máy sản xuất phân bón, cộng thêm
việc các công ty lớn đang dần tìm cách giảm lượng hàng nhập khẩu đã tác động
mạnh mẽ đến các công ty cung ứng VTNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,
làm cho lượng cầu vượt quá cung.
Đa số các công ty ở Thừa Thiên Huế điều hoạt động dựa trên vốn vay ngân
hàng, điều đó làm cho các DN không thể chủ động trong việc dữ trữ nguồn hàng,
chính điều đó nhiều lúc đã làm cho lượng cầu vượt quá cung. Thị trường phân
bón Thừa Thiên Huế với những biến động như vậy đã làm xuất hiện nhiều nguồn
phân bón giả, kém chất lượng. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương tỉnh
phải triển khai những chính sách hợp lý để kiểm soát thị trường. Chính quyền cần
kết hợp với DN để tìm ra biện pháp tối ưu để cho người nông dân yên tâm sản
xuất.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tình hình cơ bản của công ty.
2.1.1 Một số đăc điểm cơ bản của công ty
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triểncủa công ty:
Từ khi việc chia cắt Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, công ty VTNN Bình Trị Thiên được chia thành 3 công ty: Công
ty VTNN Quảng Bình, công ty VTNN Quảng Trị và công ty VTNN Thừa Thiên
Huế.
Công ty VTNN Thừa Thiên Huế chính thức được thành lập theo quyết định số
71/QĐ-UB( 17/07/1989) của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 29/01/1993
theo quyết định số 126/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thì
công ty được công nhận là DN nhà nước thực hiện các hoạt động theo cơ chế độc
lập, cung ứng và trao dổi VTNN trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh.
Văn phòng công ty đóng tại 07 đường Tản Đà, Hương Sơ, Thành Phố
Huế.
Nhà máy tại Km27 – QL1A Thị Trấn Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
Email:
Theo quyết định số 1069/ QĐ-UB ngày 05/04/2005 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế quyết định chuyển công ty VTNN thành công ty cổ phần VTNN Thừa
Thiên Huế. Đến nghị định 4408/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 của UBND Thừa
Thiên Huế đã chính thức phê duyệt phương án xây dựng cổ phần hóa. Như vậy,
kể từ tháng 1/2006, để phù hợp với nền kinh tế thị trường trong xu hướng mở cửa
hội nhập kinh tế quốc tế nhà nước ta đã mạnh dạn cắt giảm các DN nhà nước sử
dụng vốn chủ yếu của ngân sách để trở thành công ty cổ phần, với vốn cổ phần sẽ
giúp cho công ty trở nên chủ động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh
của mình.
Trong những năm qua với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên của công ty,
công ty đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển bền vững khẳng định
được vị trí của mình trên thị trường.
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Theo thông báo số 377 TB/UB ngày 23/07/1990 công ty được giao chức năng
và nhiệm vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu trực tiếp đến các hợp tác xã và
từng hộ nông dân, địa bàn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của công ty chủ yếu
là trong tỉnh. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đó, công ty tổ chức 4 điểm
giao dịch bán hàng phục vụ cho 8 huyện và thành phố Huế.
- Trạm An Lỗ phục vụ cho 3 huyện phía bắc: Phong Điền, Quảng Điền,
Hương Trà.
- Trạm Truồi phục vụ cho 3 huyện phía nam: Phú Lộc, Hương Trà, Hương
Thủy.
- Trạm A Lưới được thành lập để phục vụ cho bà con ở huyện A Lưới.
- Phòng kinh doanh phục vụ cho thành phố Huế và các xã lân cận.
Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là DN có tài khoản con dấu riêng,
có tư cách pháp nhân nên công ty phải thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm với
nhà nước nằm tăng nguồn thu ngân sách. Đồng thời công ty phải phục vụ VTNN
đảm bảo đúng số lượng và kịp thời cho nền sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra công
ty còn có nhiệm vụ thu mua đối lưu phân bón và nông sản nội địa để bán nội địa
và xuất khẩu, nhập khẩu phân bón, sản xuất phân lân vi sinh hữa cơ và các chế
phẩm than bùn, nhận làm đại ly tiêu thụ cho các DN sản xuất phân bón khác.
Ngoài chức năng và nhiệm vụ trên công ty còn có vai trò chủ động trong việc
tham gia điều tiết lượng VTNN sao cho phù hợp với qui luật cung cầu trên thị
trường, giữ được mặt bằng giá cả, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sản
xuất, đồng thời đảm bảo chính sách lương trả cho cán bộ nhân viên để họ đảm
bảo cuộc sống.
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Kể từ năm 2006, khi công ty VTNN đã được cổ phần hóa trở thành công ty cổ
phần VTNN thì cơ cấu của công ty có một số thay đổi. Để phù hợp với tiến trình
cổ phần hóa thì công ty xây dựng lại bộ máy quản lý theo quan hệ trực tuyến và
chức năng.
Bộ mấy lãnh đạo đó gồm:
Hội đồng quản trị : Do hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành công ty. Hội
đồng quản trị gồm 7 thành viên đại diện cho cổ đông để giải quyết các vấn đề sản
xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, người đứng ra chịu trách nhiệm
và thực hiện các chỉ đạo của hội đồng quản trị. Giám đốc của công ty hiện nay là
ông Trần Thuyên.
Phó giám đốc: Là người chụi trách nhiệm trong khâu bán hàng hóa, giúp cho
giám đốc trong công tác quản lý và điều hành tổ chức hoạt động kinh doanh của
công ty
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ giải quyết công việc hành chính, tham mưu
cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ nhân sự, chính sách hưu trí, chỉ đạo trực
tiếp các đơn vị đặt hàng của khách hàng.
Phòng marketing: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường mới, củng cố mối quan hệ
với những khách hàng hiện tại và thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Các chi nhánh phụ thuộc: Chi nhánh An Lỗ, chi nhánh Truồi,chi nhánh Phú
Đa, nhà máy Sông Hương. Hàng tháng tập hợp số liệu về tình hình kinh doanh
hàng hóa báo cáo lên lãnh đạo công ty. Mỗi chi nhánh đều có kho chứa hàng, đại
lí và các của hàng riêng lẻ.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu vừa chức năng vừa trực tuyến. Về
quan hệ trực tuyến biểu hiện dưới các chỉ thị hướng dẫn, chỉ đạo của hội đồng
quản trị với giám đốc và của giám đốc với các phòng chức năng cũng như các chi
nhánh phụ thuộc. Mối quan hệ giữa các phòng ban rất chặt chẽ với nhau đảm bảo
cho hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao.
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế.
Nguồn: phòng hành chính công ty
HĐQT
Giám đốc
Phó Giám đốc
Nhà máy vi sinh
Nhà may NPK
C
ử h
àng xăng
Trạm Phú
Đa
Trạm
Truồi
Trạm An
Lỗ
Trạm A
Lưới
Nhà máy
PLVS Sông
Hương
C
ủa h
àng
Đ
ại lý
C
ửa h
àng
Đ
ại lý
C
ửa h
àng
Đ
ại lý
C
ửa h
àng
Đ
ại lý
P.TCHC P.Marketing P.KHKD P. KTTV
Nhà
Máy
Vi
sinh
Cửa
Hàng
Xăng
Dầu
Nhà
Máy
NPK
2.1.2 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm
Lao động là một yếu tố nguồn lực quan trọng của mỗi DN. Một DN cho dù có
nguồn vốn dồi dào, có qui trình công nghệ tiên tiến đến thế nào di chăng nữa nếu
không có nguồn lao động thì cũng không thể nào sử dụng đồng vốn kinh doanh
một cách có hiệu quả, và cũng không thể tạo ra sản phẩm để kinh doanh. Lao
động là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả và hiệu quả
của hoạt động sản suất kinh doanh. Ngoài vốn và công nghệ thì lao động là chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, vì vậy việc sử dụng lao động
một cách hợp lý, phù hợp với trình độ người lao động là rất quan trọng. Sử dụng
người lao động hợp lý sẽ góp phần làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm.
Nhìn chung tống số lao động của công ty qua 3 năm có sự thay đổi rõ rệt:
- Phân theo tính chất công việc: công ty cổ phần VTNN là một DN hoạt động
chủ yếu là kinh doanh phân bón. Thị trường của công ty tương đối rộng. Do vậy
lao động trực tiếp bán hàng chiếm số lượng lớn hơn so với lao động gián tiếp, lao
đông trực tiếp qua 3 năm luôn lớn hơn 60% tổng số lao động.
-Phân theo trình độ: Do cong ty là dơn vị vùa kinh doanh vùa sản xuất nên tỷ
lệ công nhân chiếm khá caong trong tổng số nguồn lao độngvà số lượng công
nhân tăng đàn qua các năm, năm 2008 là 86 người, năm 2009 là 102 người tăng
16 người tương ứng tăng 18,6%, năm 2010 là 114 người tăng 12 người so với
năm 2009. Một công ty muốn phát triển thì phải có đội ngũ công nhân viên giỏi
nắm bắt được điều này công ty đã chủ động tuyển những nhân viên có trình độ
vào những vị trí quan trọng nên tỷ lệ nhân viên tốp nghiệp đại học, cao đẳng
cũng chiếm 1 tỷ lệ tương đối và tăng dần qua các năm.
- Phân theo giới tính: nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ lao động nam nhiều hơn nữ
điều đó là hoàn toàn phù hợp với tính chất công việc và đặc điểm kinh doanh của
công ty.
Để duy trì và phát triển thị trường của mình công ty nhất thiết phải có một đội
ngũ nhân viên giỏi. Nhận biết được điều đó công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên
Huế đã chú trọng phát triển lực lượng lao động theo chiều rộng lẫn chiều sâu và
chất lượng lao đồng ngày càng được nâng cao rõ rệt đáp ứng được yêu cầu công
việc.
Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 So sánh
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
2009/2008 2010/2009
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
. Theo tính ch
ất công vi
êc
156 100 195 100 214 100
39 125 19 109.7
Lao động trực tiếp 98 62.8
130 66.7
144 67.3
32 132.6
14 110.7
Lao động gián tiếp 58 37.2
65 33.3
70 32.6
7 112.1
5 107.6
2. Theo giới tính 156 100 195 100 214 10 39 125 19 109.7
Nam 111 71.7
140 71.8
156 72.9
29 126.1
16 111.4
Nữ 45 28.9
55 28.2
60 27.1
10 122.2
5 109.1
3. Theo trình độ
156 100 195 100 214 100
39 125 19 109.7
Đại học 20 12.8
27 13.8
32 14.9
7 135 5 118.5
Cao đẳng 26 16.7
32 16.4
32 14.9
6 123.1
0 100
Trung cấp 14 8.9 20 10.3
20 9.4 6 142.8
0 100
Công nhân 86 55.1
102 52.3
114 53.3
16 118.6
12 111.7
Lái xe 10 6.5 44 7.2 16 7.5 34 440 -28 36.4
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
2.1.3 Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008- 2010
Nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh, nguồn vốn giúp cho DN có đầy đủ điều kiện để thực hiện quá trình tái sản
xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và là sức mạnh về tài chính của DN để cạnh
tranh với các DN khác. Để có thể tái sản xuất kinh doanh và phát triển thì yếu tố
bắt buộc phải có đối với mỗi DN là vốn.
Vốn của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế chủ yếu hình thành từ hai
nguồn là vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty được thể hiện qua số liệu ở bảng 2,
nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình vốn của công ty qua 3 năm có sự biết
động và không ngừng tăng lên. Năm 2008 tổng tài sản của công ty là 70739 triệu
đồng, năm 2009 là 91400 triệu đồng tăng 20661 triệu đồng tương ứng tăng
29.2% so với năm 2008, năm 2010 tổng tài sản là 102464 triệu đồng tăng 11064
triệu đồng tương ứng với 12.1% so với năm 2009. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ
tăng tổng tài sản của năm 2009/2008 lớn hơn lệ tăng tổng tài sản của năm
2010/2009 vì ở năm 2009 công ty mở rộng thêm 2 thị trường mới là Lâm Đồng
và Cộng Hòa Nhân Dân Lào con ở năm 2010 công ty chỉ mở rộng thêm một thị
trường ở Đà Lạt nên chi phí đầu tư trong năm 2010 ít hơn so với năm 2009 vì
vậy mà tỷ lệ tổng tài sản năm 2010/2009 thấp hơn so với 2009/2008.
Xét theo đặc điểm vốn: cả vốn cố định và vốn lưu động của công ty đều tăng
lên qua 3 năm và vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn cố định của
công ty điều này là phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty do công ty là
đơn vị vừa sản xuất vừa thương mại phục vụ cho nông nghiệp nên việc đầu tư
vào vốn lưu động là yếu tố cần thiết để quay vòng vốn tạo hiệu quả cao trong
kinh doanh. Năm 2009 vốn lưu động của công ty là hơn 74 tỷ đồng tăng hơn 17
tỷ đồng tương ứng với 30,98% so với năm 2008. Năm 2010 là hơn 83 tỷ đồng
tăng hơn 9 tỷ đồng tương ứng với 12,22% so với năm 2009. Cùng vói sự tăng lên
của vốn lưu động thì vốn cố định cũng tăng theo, năm 2009 là hơn 17 tỷ đồng
tăng hơn 3 tỷ đồng tăng ứng với 21,99% so với năm 2008, năm 2010 là gần 19 tỷ
đồng tăng gần 2 tỷ đồngồng tương ứng vói 11.56% so với năm 2009
Bảng 2: Tình hình vốn của công ty
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị % % %
Tổng vốn sản xuất kinh doanh 70739 100 91400 100 102464 100 20661 129.2 11064 112.1
1. Phân theo đặc điểm nguồn vốn
Vốn cố định 13957.3 19.73
17027.2
18.63
18996.8 18.51
3069.9 121.99
1969.6 111.56
Vốn lưu động 56781.7 80.27
74372.8
81.37
83467.2 81.49
17591.1 130.98
9094.4 112.22
2. Phân theo nguồn hình thành
vốn chủ sở hữu 7295.02 10.31
9231.4 10.1 11475.97
11.2 1936.38 126.54
2244.57
124.31
Vốn vay 63443.98
89.69
82168.6
89.9 90988.03
88.8 18724.62
129.51
8819.43
110.73
(Nguồn : phòng kế toán tài vụ -công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế)
Xét theo nguồn hình thành: vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn là vốn chủ
sở hữu(VCSH) và vốn vay, qua bảng số liêu thì ta thấy cà 2 nguồn vốn này của công
ty đều tăng qua các năm, năm 2009 VCSH của công ty là hơn 9 tỷ đồngồng tăng gần 2
tỷ đồngồngồng so với năm 2008, năm 2010 VCSH là hơn 11 tỷ đồngồng tăng 24,31
% so với năm 2009. tuy nhiên nguồn vón vay cũng tăng len cụ thể năm 2009 là hơn 82
tỷ đồngồng tăng 29,51 % tương ứng hơn 18 tỷ đồngồng so với năm 2008, năm 2010
hơn 90 tỷ đồngồng tăng gần 9 tỷ đồng tương ứng với 10,73 % so với năm 2009.
Từ việc phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có tăng nhưng
không đáng kể so với sự tăng lên của vốn vay, vì vậy công ty cần có biện pháp giải
quyết sao nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn nữa vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự
chủ của DN, đồng thời nếu công ty có nguồn vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng
đem lại lợ nhuận cho công ty càng cao vì công ty không phải trả chi phí lãi vay
2.2. Tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm.
2.2.1 Tình hình tiêu thụ và số lượng các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008-
2010
Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh có nhiệm vụ cung
ứng các loại VTNN trên địa bàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, do đó
để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trượng công ty cần phải có biện pháp dự trữ hàng
và nhập hàng đúng thời điểm để đáp ứng nhu cầu của bà con và để sản phẩm của mình
được tiêu thụ mạnh.
Qua bảng 3 ta thấy số liệu sản lượng tiêu thụ phân bón qua các năm đều tăng lên.
Qua bảng 3 này ta cũng dễ nhận thấy NPK và vi sinh là mặt hàng chủ lực chủ công ty,
số lượng tiêu thụ qua các năm là rất lớn và chiếm tỷ trọng cao so vói các sản phẩm
khác của công ty. Trong năm 2008 lượng NPK và vi sinh tiêu thụ là hơn 23 nghìn tấn
chiếm 64,53%. Năm 2009 lượng tiêu thụ là gần 27 nghìn tấn chiếm 64,22%, năm 2010
lượng tiêu thụ là hơn 31 nghìn tấn chiếm 66,81 %. So sánh năm 2009 với 2008 lượng
tiêu thụ tăng hơn 3 nghìn tấn tương ứng tăng 13.78%. Năm 2010 với năm 2009 thì
lượng tiêu thụ tăng hơn 4 nghìn tấn tương ứng tăng 15.55%. Số lượng phân NPK tăng
mạnh theo các năm vì loại phân này là rất cần cho cây trồng hầu hết các loại cây trồng
điều bón phân này.
Xếp sau NPK là đạm. Năm 2008 lượng tiêu thụ là hơn 6 nghìn tấn chiếm tỷ trọng
17 %, năm 2009 là hơn 7.2 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 17%, năm 2010 là hơn 7.3 nghìn
tấn chiếm tỷ trọng 15.6 %. So sánh năm 2009 với 2008 ta thấy lượng phân đạm tăng
hơn 949 tấn tức tăng 15.17 %, năm 2010 tăng 100 tấn so với năm 2009 tức tăng 1.38
%, mặt dù số lượng phân đạm năm 2010/2009 tăng nhiều hơn số lượng phân đạm
2009/2008 nhưng tỷ lệ tăng % lại ít hơn , sở dĩ như vậy là do Trung Quốc 1 nước sản
xuất phân bón lớn của thế giới cắt giảm sản lượng.
Mặt hàng tiếp theo là phân lân. Năm 2008 lượng phân tiêu thụ đạt hơn 4,5 nghìn
tấn chiếm tỷ trọng 12.32 %. Năm 2009 tiêu thụ được trên 5 nghìn tấn chiếm 12.61 % .
năm 2010 lượng tiêu thụ là trên 5.5 nghìn tấn chiểm tỷ trọng 11.89 %. So sánh năm
2009 với năm 2008 lượng phân lân tiêu thụ tăng 771 triệu tấn tương ứng tăng 17.04
%. Năm 2010 với năm 2009 lượng phân lân tiêu thụ tăng 253 triệu tấn tương ứng với
4.77%.
Cuối cùng là Kali có khối lượng tiêu thụ thấp nhất. Năm 2008 tiêu thụ 2,2 nghìn
tấn chiếm tỷ trọng 6.13 %, năm 2009 là 2.5 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 6.02%, năm 2010
lượng tiêu thụ là trên 2.6 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 5.65%. So sánh năm 2009 với năm
2008 thì lượng tiêu thụ tăng 277 tấn tương ứng tăng 7,1 %. Năm 2010 tăng 94 tấn so
với năm 2009 tương ứng tăng 3.75 %.
Nhìn chung khối lượng hàng hóa tiêu thụ hàng năm có sự biến động đáng kể.
Nhưng nhìn vào bảng số liệu tiêu thụ trong ba năm 2008- 2010 thì ta có thể thấy công
ty chỉ tập trung nhiều vào mặt hàng sản phẩm NPK, sản phẩm này nếu cứ tiếp tuc tăng
như những năm qua thì sẽ khiến công ty gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh. Chính vì
vậy công ty cần có những chính sách tiêu thụ hợp lý để tiêu thụ đồng đều các sản
phẩm phòng tránh rủi ro cho DN, tránh tình trạng hàng thừa hàng thiếu.
Bảng 3: Khối lượng tiêu thụ các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008- 2010
ĐVT: Tấn
Tên vật
tư
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- %
Đạm 6260.40 17.02 7209.99 17,15 7310.16 15.65 949.59 115.17 100.17 101.38
Lân 4529.59 12.32 5301.34 12.61 5554.50 11.89 771.75 117.04 253.16 104.77
NPK &
vi sinh
23728.17 64.53 26998.56 64.22 31198.52 66.81 3270.39 113.78 4199.96 115.55
Kaly 2253.75 6.13 2530.85 6.02 2625.82 5.65 277.1 112.30 94.97 103.75
Tổng
cộng
36771.91 100 42040.74 100 46689 100 5268.83 114.33 4648.26 111.06
Nguồn: Phòng kế toán công ty
2.2.2 Cơ cấu doanh thu của công ty qua 3 năm
Doanh thu là chỉ tiêu cần thiết để đánh giá hoạt động kinh doanh của DN. Thông
qua doanh thu từ việc bán sản phẩm ta có thể thấy được tình trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty đó đang diễn ra như thế nào, mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng
nào bị ứ động.
Để đánh giá kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty chúng ta sử
dụng bảng 4:
Qua bảng 4 ta thấy doanh thu tiêu thụ năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2008
doanh thu đạt 283352 triệu đồng, năm 2009 đạt 339334 triệu đồng, năm 2010 đạt
393184 triệu đồng. So sánh năm 2009 với năm 2008, ta thấy doanh thu tăng 55982
triệu đồng tương ứng tăng 19.75 %, năm 2010 với năm 2009 tăng 53849 triệu đồng
tương ứng tăng 15.87 %.
Qua bảng số liệu ta cũng dễ nhận thấy trong cơ cấu doanh thu thì tỷ trọng của NPK
chiếm đa số, cụ thể trong năm 2008 doanh thu của NPK đạt 191011 triệu đồng, chiếm
67.4% trong tổng doanh thu, năm 2009 là 228407 triệu đồng chiếm 67.39% trong tổng
doanh thu, năm 2010 là 276418.88 triệu đồng, chiếm 70.3% trong tổng doanh thu.
Nguyên nhân doanh thu của NPK chiếm tỷ trọng cao như vậy vì đây là mặt hàng chủ
lực của công ty , nên công ty đã đưa ra những chính sách phát triển mạnh mẽ cho sản
phẩm chủ đạo của mình, bằng chứng là khối lượng tiêu thụ NPK luôn chiếm tỷ trọng
cao hơn so với các sản phẩn khác trong các năm qua.
Mặt hàng đem lại doanh thu lớn thứ hai là phân Đạm, năm 2008 doanh thu của
Đạm là 54841 trieu đồng, chiếm 19.35%, năm 2009 là 66404 triệu đồng chiếm 19.57%
, năm 2010 là 69081 triệu đồng chiếm 17.57%.
Mặc dù khối lượng tiêu thụ của kaly là ít hơn so với phân Lân nhưng doanh thu
công ty thu về từ phân kaly lớn hơn so với phân kaly, cụ thể doanh thu trong năm 2008
của kaly là 24182 triệu đồng chiếm 8.53%, còn doanh thu của phân lân là 13316 triệu
đồng chiếm 4.69%. trong năm 2009 doanh thu của kaly là 27611 triệu đồng chiếm
8.14%, doanh thu của phân lân là 16911 triệu đồng chiếm 4,98%. Trong năm 2010
doanh thu của Kaly là 28910 triệu đồng chiếm 7.35%, doanh thu từ lân chỉ chiếm
4,7% tổng doanh thu, tức là 18774 triệu đồng.