Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Đột qụy – Cái chết không hề báo trước doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152 KB, 7 trang )




Đột qụy – Cái chết
không hề báo trước
Ngay trong ngày cuối cùng của năm Đinh Hợi vừa qua, cái chết bất ngờ của
diễn viên Thanh Phương khiến cho tất cả bạn bè, người thân, đồng nghiệp và
nhiều khán giả phải bàng hoàng. Diễn viên trẻ đầy tiềm năng và triển vọng
này đã ra đi quá đột ngột bởi căn bệnh đột qụy (Hay còn gọi là tai biến mạch
máu não)

Hàng năm, trên khắp thế giới vẫn có những người phải nhận cái chết đột
ngột không được báo trước như thế. Đột qụy là bệnh cấp cứu rất thường gặp.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không hiểu biết cặn kẽ về căn bệnh này nên
chưa biết cách phòng ngừa, điều trị để bảo vệ an toàn tính mạng cho bản
thân.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là từ được dùng chung để chỉ
sự tổn thương 1 phần não bộ. Vì não cần được cung cấp ôxy và đường
thường xuyên để có thể hoạt động được nên khi động mạch não bị tắc nghẽn,
lượng máu dùng để cung cấp cho vùng não sẽ bị cản trở và một phần não sẽ
ngưng hoạt động.
Nếu không được cấp cứu kịp thời thì vùng não này sẽ bị chết và ngừng chức
năng vĩnh viễn, gọi là nhồi máu não. Theo nghiên cứu, thống kê có khoảng
hơn 80% các ca đột quỵ là do nhồi máu não. Khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ
rơi vào tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi và các tế
bào não sẽ bị chết dần đi. Hậu quả dẫn đến thường là bệnh nhân bị liệt nửa
người, hôn mê hoặc tử vong.
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật cho nhiều người (đặc biệt là
người lớn tuổi). Ở các nước phát triển, tỉ lệ tử vong do đột quỵ chỉ đứng sau
bệnh ung thư và các bệnh về tim mạch. Theo tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ số
người mắc chứng đột quỵ hàng năm chiếm khoảng 1.27 – 7.46%/năm.


Trong số những người bị đột quỵ thì chỉ có khoảng 50% có khả năng phục
hồi chức năng sống, còn 50% còn lại thường bị tàn phế hoặc một vài dị tật
để lại.
Nguyên nhân gây đột quỵ

Bệnh đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi (chiếm tỉ lệ cao là nam giới).
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nhiều nhất là do tăng huyết áp, hút thuốc lá,
tiểu đường, các bệnh lý về tim (thiếu máu cơ tim), xơ vữa động mạch, nhồi
máu não, bệnh mạch máu ngoại biên…
Ngoài ra cũng có một số yếu tố khác có thể gây đột quỵ là chứng tăng mỡ
máu, lưỡi vận động thể dục, béo phì, nghiện rượu, căng thẳng thần kinh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng cao huyết áp
thường xuyên để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
Triệu chứng của bệnh đột quỵ
Đột quỵ biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau. Các triệu chứng của đột quỵ thể
hiện ra ngoài tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước vùng não bị ảnh hưởng. Mức
độ nặng-nhẹ của đột quỵ ở mỗi người cũng khác nhau: có thể hồi phục
nhanh chóng trong vòng 24 giờ hoặc bị tổn thương não vĩnh viễn. Thường
thì các triệu chứng xuất hiện đột ngột không biết trước, có khi ngay cả trong
lúc ngủ.
Triệu chứng phổ biến thường gặp ở người bị đột quỵ là:
- Đau đầu đột ngột, choáng váng, chóng mặt, rối loạn tri giác như tiếp xúc
chậm chạp, hôn mê.
- Đột ngột bị á khẩu, không nói được, nói năng lẫn lộn, vô nghĩa
- Yếu, liệt cơ tay, chân
- Cá triệu chứng về thị giác
- Nôn ói
Trong vài giờ đầu sau khi đột quỵ, bệnh nhân có thể sẽ gặp một số biến
chứng nguy hiểm đến tính mạng như: tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp, khó
nuốt gây viêm phổi, thiếu nước, dinh dưỡng, co giật, huyết khối tĩnh mạch,

nhiễm trùng… Tuỳ theo mức độ nặng-nhẹ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương
pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân bị đột quỵ.
Điều trị đột quỵ
Đột quỵ là bệnh lý cần được điều trị khẩn cấp, kịp thời để tế bào não khỏi bị
chết hẳn trong vòng 3 giờ đầu khởi phát bệnh.
Khi nhập viện, bệnh nhân sẽ nhanh chóng được chẩn đoán, đánh giá lâm
sàng, cận lâm sàng về sinh hoá huyết học, đo điện tim, chụp CT não hoặc
MRI não. Các bác sĩ sẽ dùng thuốc tiêu sợi huyết rtPA để điều trị thiếu máu
não cấp cho bệnh nhân.
Can thiệp bằng rtPA giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh, làm tan máu đông
trong não, phòng ngừa di chứng tàn phế và tử vong cho người bệnh. Đây là
phương pháp điều trị mới được áp dụng ở Việt Nam. Kết quả dùng thuốc
rtPA cho thấy các triệu chứng ở người bị đột quỵ được cải thiện tốt rõ rệt
trong 24 giờ đầu và hầu hết phục hồi hoàn toàn khi xuất hiện.
Bệnh nhân bị đột quỵ sẽ được điều trị ở đâu?
Điều này phụ thuộc vào bản chất và mức độ biểu hiện của các triệu chứng
bệnh nhân. Người bệnh có thể được chăm sóc, điều trị tại:
Trung tâm chuyên điều trị đột quỵ - Nơi chỉ dành để chăm sóc người bệnh
đột quỵ. Tại đây có các thầy thuốc và nhân viên y tế được huấn luyện đặc
biệt để chăm sóc và điều trị cho người bị đột quỵ.
Bệnh viện đa khoa: Người bệnh đột quỵ sẽ được chăm sóc chu đáo nhờ đội
ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn về bệnh này.
Với một số người bị nhẹ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên vẫn
cần phải đến bệnh viện để được khám bệnh định kỳ, hướng dẫn phương
pháp đìêu trị hiệu quả.
Làm thế nào để giảm nguy cơ bị đột quỵ?
Phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý (tránh ăn mặn, hạn chế ăn thức ăn có dầu,
mỡ, nên ăn nhiều trái cây, rau quả) để đảm bảo sức khoẻ, không bị cao huyết
áp và những bệnh dễ dẫn đến đột quỵ như tiểu đường, béo phì.
Không hút thuốc lá. Hút thuốc lá cũng như bệnh béo phì sẽ làm tăng nguy cơ

mắc bệnh đột quỵ lên 1.5 – 2 lần.
Kiểm soát huyết áp. Khoảng 50% người bị đột quỵ là do tăng huyết áp.
Trung bình cứ giảm huyết áp được 5mmHg sẽ giảm được 10% nguy cơ bị
đột quỵ.
Uống thuốc ngăn ngừa nguy cơ
Aspirin, Clopidogrel và Dipyridamole là những thuốc có tác dụng chống kết
tập tiểu cầu. Sử dụng thường xuyên Aspirin với liều dùng 75mg – 300mg
mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ tim và não. Clopidogrel và
Dipirdamole cũng là những loại thuốc có công dụng tương tự.
Nên làm gì sau điều trị đột quỵ?
Sau khi được cấp cứu và điều trị kịp thời thì người bệnh nên quay trở lại
cuộc sống bình thường như trước và từ bỏ những thói quen không tốt cho
sức khoẻ như hút thuốc, uống rượu để tránh bị tái phát đột quỵ. Dưới đây là
những lời khuyên dành cho những người sau điều trị đột quỵ.
Tập thể dục thể thao: Nên tập thể dục, thể thao theo sở thích và khả năng
của mình. Về mặt tự nhiên, những vấn đề tồn tại kéo dài về trí tuệ, cảm xúc,
tiếng nói, thị giác, sức cơ, sự phối hợp các hoạt động và sự cân bằng có thể
làm hạn chế hoạt động này.
Hoạt động sinh lý: Một số người gặp vấn đề về hoạt động tình dục sau khi
bị đột quỵ. Cần có thời gian để người bệnh trở lại hoạt động sinh lý bình
thường.
Không uống rượu: Rượu có thể tương tác với các thuốc phòng ngừa đột quỵ
tái phát vì rượu có thể làm tăng huyết áp, thay đổi nhận thức, tình hình người
bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng 1 lượng nhỏ rượu mỗi ngày –
khoảng 50ml/ngày.
Không lái xe: Mặc dù đã được hồi phục chức năng của não, song cũng
không nên điều khiển xe ít nhất là trong vòng 1 tháng sau điều trị vì trong
khoảng thời gian này, nguy cơ tái phát rất cao. Thường thì sau khi điều trị
đột quỵ, thời gian đầu, thị giác và cử động tay chân của người bệnh còn yếu,
tinh thần thiếu tỉnh táo và phản ứng chậm, do đó không nên điều khiển

phương tiện giao thông để giữ an toàn cho bản thân và những người khác.
Trở lại làm việc: Tuỳ thuộc vào loại công việc, những di chứng còn lại sau
điều trị đột quỵ, yêu cầu và tính chất của công việc để quyết định thời gian
trở lại làm việc. Nên lượng sức, giảm khối lượng công việc lại để tránh căng
thẳng thần kinh dẫn đến tái phát đột quỵ.



×