Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.07 KB, 86 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế,
không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cho thấy tính hiệu quả, linh hoạt
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay với gần 200.000 DNV&N,
chiếm gần 90% số doanh nghiệp cả nước đã đóng góp khoảng 27% GDP,
31% sản lượng công nghiệp, tới 67% vào nguồn thu ngân sách từ thuế và tạo
việc làm cho hơn 26% tổng số lao động của cả nước, DNV&N đã càng chứng
tỏ lợi thế của mình trong nền kinh tế năng động này. DNV&N tạo ra khối
lượng lớn hàng hóa và dịch vụ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, góp phần tập
trung vốn, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đặc biệt là khu vực nông nghiệp nông thôn…., giải quyết nhu cầu vốn
chủ yếu dựa vào thị trường tài chính phi chính thức. Chính các lợi thế đó, tín
dụng là một trong những kênh quan trọng, là van điều phối vốn chủ yếu cho
các doanh nghiệp. Theo định hướng của Chính phủ, cả nước sẽ có khoảng
500.000 DNV&N và ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho DNV&N từ kênh
ngân hàng.
Xuất phát từ nhận thức trên, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề
cùng với việc nghiên cứu tình hình hoạt động cho vay đối với DNV&N tại
Ngân hàng Công thương Bãi Cháy, em xin chọn đề tài “Tăng cường hoạt
động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương
Bãi Cháy” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn áp
dụng những kiến thức đã học nhằm đưa ra một số giải pháp tăng cường hoạt
động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của em gồm ba chương:
Chương 1: Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Ngân hàng thương mại
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và


nhỏ tại NHCT Bãi Cháy
Chương 3: Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Tăng cường
hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công
thương Bãi Cháy”, em xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và các cô
chú tập thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh Ngân hàng Công thương
Bãi Cháy đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập, cung cấp cho em những số liệu và những kiến thức thực tế để em có
thể hoàn thành đề tài này.
Em cũng xin được cảm ơn thầy PGS.TS Phạm Quang Trung, người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài này cùng các thầy
cô trong khoa Ngân hàng Tài chính đã dày công đào tạo, bồi dưỡng trang bị
cho em những kiến thức để có thể vững vàng bước vào cuộc sống.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên quy mô, độ sâu của chuyên đề
thực tập tốt nghiệp chỉ xem xét trong một giới hạn nhất định, không thể tránh
được những thiếu sót trong bài viết. Em rất mong có được những ý kiến đóng
góp của thầy cùng các độc giả để em có thể bổ sung, hoàn thành bài viết của
mình một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn!
Bãi Cháy, ngày 29 tháng 03 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nga
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
Chương 1

HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng
Danh từ tín dụng được xuất phát từ gốc Latinh Credium có nghĩa là sự
tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Theo Mac, “tín dụng là sự vận động của tư bản
cho vay” sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dư thừa tạm thời từ
người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định thu về một
lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Điều đó có nghĩa là bản chất tín dụng là
sự bóc lột của tư bản cho vay. Theo luật của các tổ chức tín dụng Việt nam
“Tín dụng là một giao dịch đảm bảo về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên
cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân,
doanh nghiệp và các chủ thể khác). Trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản
cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi
vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc lẫn lãi đến khi kỳ hạn thanh
toán.
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng nói riêng và của
các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản,
tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động rủi ro cao nhất. Tín dụng là
quan hệ vay mượn, gồm cả cho vay và đi vay. Tuy nhiên khi gắn với chủ thể
nhất định như ngân hàng, hoặc các trung gian tài chính khác, ví dụ như tín
dụng ngân hàng thì chỉ bao hàm nghĩa là ngân hàng cho vay.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng có thể hiểu cơ bản là việc ngân hàng tin
tưởng nhường quyền sử dụng vốn trong khoảng thời gian đã thỏa thuận và kết
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
thúc thời gian đó người sử dụng vốn phải chấp nhận hoàn trả vô điều kiện cả
gốc lẫn lãi.
Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất

cho NHTM. Tín dụng gồm bốn đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, tín dụng là cung cấp một lượng giá trị trên cơ sở, ở đây người
cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả trong một thời
gian nhất định và do đó có khả năng hoàn trả được nợ.
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn
Thứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên
nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
Thứ tư, tín dụng ngân hàng chỉ thay đổi về quyền sử dụng chứ không
thay đổi về quyền sở hữu vốn.
1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng
- Đối với bản thân ngân hàng thương mại
Tín dụng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của ngân hàng thương mại. Đối với NHTM, tín dụng là hoạt động bao trùm
của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất, là hoạt động sinh lời nhất song rủi ro
cao nhất.
Hoạt động tín dụng góp phần nâng cao hình ảnh của ngân hàng và qua
đó tạo cho ngân hàng những mối quan hệ có lợi cho ngân hàng.
Các chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng,
trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng,
tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất trong
hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
- Đối với nền kinh tế:
Tín dụng ngân hàng có vai trò to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn
cho các doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
doanh, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển. Để tồn tại và phát triển, bất
cứ một doanh nghiệp nào cũng cần nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án,
các kế hoạch kinh doanh, nhu cầu vốn sản xuất. Doanh nghiệp muốn hoạt

động có hiệu quả thì luôn sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính một cách có hiệu
quả, sử dụng vốn tín dụng một cách hợp lý với ưu điểm là chi phí vốn khá rẻ
so với các nguồn khác.
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông và ổn
định tiền tệ. Với tư cách điều hòa lượng cung cầu về vốn cho nền kinh tế, là
kênh dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, thông qua ngân hàng, người
thừa vốn có được một phần thu nhập từ lãi do việc chuyển nhượng quyền sử
dụng vốn trong một thời gian nhất định, người thiếu vốn có được một khoản
vốn thông qua việc cấp tín dụng và phải trả phí để có thể sử dụng nguồn vốn
đó. Ngoài ra, ngân hàng thương cũng là kênh tạo tiền quan trọng trong nền
kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế kém phát
triển và thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển. Thông qua tín dụng
ngân hàng, ngân hàng nhà nước có thể thực hiện các chính sách tiền tệ, chính
sách tài khóa, chính sách lãi suất hoặc các ưu đãi hỗ trợ khác cho các ngành
kinh tế này.
Tín dụng ngân hàng còn có chức năng kiểm soát nền kinh tế. Xuất phát
từ chức năng phân phối tiền tệ, tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được hoạt
động của nền kinh tế thông qua quá trình sử dụng các nguồn huy động để cấp
tín dụng. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng có thể đánh giá tình
hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng chi
trả của khách hàng thông qua biến động số dư tiền gửi của khách hàng. Ngoài
ra, ngân hàng thường xuyên phân tích khả năng tài chính của khách hàng, có
biện pháp và kế hoạch giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
hàng và theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, đóng góp ý kiến để có sự điều
chỉnh kịp thời khi cần thiết.
Với xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa, tín dụng ngân hàng còn tham gia

tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ đối ngoại. Đầu tư vốn ra nước ngoài
và tài trợ xuất nhập khẩu đã và đang là hai lĩnh vực hợp tác thông dụng giữa
các nước. Thông qua hoạt động này, các nước có thể mở rộng và thắt chặt
mối quan hệ tạo điều kiện phát triển, tăng cường nguồn tín dụng có chi phí rẻ
vào trong nước như ADB, WB…
1.1.3. Phân loại tín dụng
Theo luật các tổ chức tín dụng, điều 49 có ghi: “Tổ chức tín dụng được
cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương
phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức
khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.” Hiện nay, các ngân hàng đã và
đang thực hiện đa dạng các hinh thức tín dụng, một mặt mang lại thu nhập
mặt khác lại chứa đựng rủi ro. Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản
cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại
tín dụng là tiền đề thiết lập quy trình cho vay, đánh giá và nâng cao hiệu quả
hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại tín
dụng.
1.1.3.1. Phân loại theo hình thức
Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách
hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân
hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ). Ngân
hàng tuy ứng tiền cho người bán, song thực chất là thay thế người mua trả tiền
cho người bán. Việc bỏ tiền ra hiện tại để thu về một khỏan lớn hơn trong
tương lai với lãi suất xác định trước được coi như là hoạt động tín dụng.
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách
hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.
Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ
khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng cho

khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi.
Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê
theo những thỏa thuận nhất định. Sau một thời gian nhất định, khách hàng
phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.
1.1.3.2. Phân loại theo thời gian cho vay
Phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng dối với ngân
hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của
tín dụng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.
- Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm.
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm.
1.1.3.3. Phân loại theo tài sản bảo đảm
Tài sản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có được nguồn
nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất không có
hoặc không đủ.
- Cho vay có bảo đảm bằng uy tín của khách hàng, có bảo đảm bằng thế
chấp, cầm cố tài sản. Cam kết bảo đảm là cam kết của người nhận tín dụng về
việc dùng tài sản của mình đang sở hữu hoặc sử dụng, hoặc khả năng trả nợ
của người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng.
- Cho vay không cần tài sản đảm bảo có thể cấp cho các khách hàng có
uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, có tình hình tài
chính vững mạnh, ít xáy ra tình trạng nợ nần, hoặc món vay tương đối nhỏ so
với vốn của người vay.
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
1.1.3.4. Phân loại theo rủi ro
Phân loại tín dụng theo rủi ro giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại
tính an toàn của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro, tổn thất kịp
thời.

- Tín dụng lành mạnh: Là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.
- Tín dụng có vấn đề: Là các khoàn tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh,
bao gồm:
+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gian
ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn.
+ Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn đã khá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài
sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì…
1.2. CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
1.2.1. Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn
1.2.1.1. Thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người đi vay
được chi trội vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn
nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này gọi là hạn mức
thấu chi. Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về
thời gian và quy mô. Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục
đơn giản, phần lớn không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá
nhân vài ngày trong tháng, vài tháng trong năm dùng để chi lương, chi trả các
khoản mua, nộp hàng... Khách hàng có thể kí séc, lập ủy nhiệm chi, mua thẻ
séc… Hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong
quá trình thanh toán chủ động, nhanh và kịp thời.
1.2.1.2. Cho vay trực tiếp nhiều lần
Cho vay trực tiếp nhiều lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của
ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. Đây là hình thức vốn ngân hàng chỉ tham
gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh, khách
hàng vẫn sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu. Trong quá trình khách hàng sử
dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích và hiệu quả theo từng kì hạn

nợ. Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Mỗi món vay sẽ được
tách biệt nhau thành từng các hồ sơ khác nhau.
1.2.1.3. Cho vay theo hạn mức
Cho vay theo hạn mức là nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng thỏa thuận
cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể cấp cho cả kì
hoặc cuối kì, và được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu
vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kì khách hàng có thể thực
hiện vay trả nhiều lần,song số dư không được vượt quá hạn mức tín dụng.
Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường
xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngân hàng không xác định trước kì
hạn nợ và thời hạn tín dụng. Khi khách hàng có thu nhập thì ngân hàng sẽ thu
nợ, tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên, các lần vay
của khách hàng thường không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngân
hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay. Ngân hàng chỉ phát hiện
vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính và dư nợ lâu không giảm sút.
1.2.1.4. Cho vay luân chuyển
Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của
hàng hóa. Khi doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng sẽ cho vay để mua hàng và
sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Phương thức vay, hạn mức tín dụng,
các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ là do sự thỏa thuận giữa
ngân hàng và khách hàng. Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi các hóa đơn
chứng từ nhập hàng và số tiền cần vay. Ngân hàng cho vay và trả tiền cho
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
người bán. Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tùy theo khối lượng và
chất lượng quan hệ nợ nần của người vay.
Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có chu kì
tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay – trả thường xuyên với ngân hàng. Đây là
hình thức cho vay thuận tiện cho các khách hàng. Thủ tục vay cũng đơn giản,

chỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay. Khách hàng đáp ứng được yêu
cầu vốn kịp thời, việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn.
1.2.2. Nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn
1.2.2.1. Cho vay trả góp
Cho vay trả góp là hình thức tín dụng mà ngân hàng cho phép khách
hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả
góp áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho các tài sản cố
định hoặc hàng lâu bền. Ngân hàng cho vay trả góp đối với người tiêu dùng
thông qua hạn mức nhất định. Đó là hình thức tín dụng tài trợ cho người mua
nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hóa. Cho vay trả góp rủi ro cao do khách
hàng thường thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc
vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu
nhập giảm sút thì khả năng trả nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Do vậy
lãi suất cho vay trả góp cũng cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân
hàng.
1.2.2.2. Cho vay gián tiếp
Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian
như tổ, đội, hội, nhóm như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ...
Các tổ chức thường liên kết các thành viên theo mục đích riêng, song chủ yếu
đều hỗ trợ lẫn nhau. Ngân hàng chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay
sang cho các tổ chức này. Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra tín chấp
cho các thành viên vay, hoặc các thành viên bảo lãnh cho một thành viên vay.
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
Ngân hàng cũng có thẻ cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào
của quá trình sản xuất. Việc cho vay này sẽ hạn chế việc sử dụng sai mục đích
của người đi vay. Đây là hình thức áp dụng đối với thị trường có nhiều món
vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng. Cho vay qua tổ chức trung
gian có thể tiết kiệm được chi phí cho vay, giảm bớt rủi ro. Song, nhiều tổ

chức trung gian cũng lợi dụng vị thế của mình và nếu ngân hàng không kiểm
soát tốt sẽ tăng lãi suất cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên
khác cho riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất
lượng hoặc với giá đắt cho người vay vốn.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.3.1. Khái niệm
Khái niệm DNV&N hiện nay ở các nước trên thế giới chỉ mang tính chất
tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội từng nước.
Ở Việt Nam, để hỗ trợ cho các DNV&N, một số cơ quan nhà nước, một số tổ
chức đã đưa ra nhiều tiêu thức phân loại DNV&N.
Ngày 20/6/1998 tại công văn số 681/CP-KTN của Chính phủ đã tạm thời
quy định thống nhất tiêu chí xác định DNV&N là doanh nghiệp có vốn điều lệ
dưới 5 tỷ đồng và có số lao động bình quân hàng năm dưới 200 người. Công
văn nêu rõ các bộ, ngành, địa phương có thể căn cứ vào tình hình cụ thể mà
có thể áp dụng cả hai hoặc một trong hai tiêu thức.
Theo Nghị định 90/2001-NĐCP của Chính phủ: DNV&N là cở sở sản
xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có
vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm
không quá 300 người.
Theo NHCT Việt Nam thì DNV&N là doanh nghiệp có dưới 500 lao
động, có vốn cố định nhỏ hơn 10 tỷ đồng, có vốn lưu động nhỏ hơn 8 tỷ đồng
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
và doanh thu hàng tháng nhỏ hơn 20 tỷ đồng, sự xác định nhằm phân loại đối
tượng vay vốn và số vốn cho vay đối với các doanh nghiệp.
Với những mục đích khác nhau và vào những thời điểm khác nhau nên
việc đưa ra những tiêu thức để phân loại, xác định DNV&N của các tổ chức,
cơ quan nhà nước và các cá nhân cũng khác nhau, mang tính ước lệ. Bản thân
các tiêu chí đó chưa đủ để xác định thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt

Nam hiện nay. Như vậy, theo nghị định 90/2001/NĐ-CP khu vực DNV&N ở
Việt Nam bao gồm:
+ Các doanh nghiệp nhà nước có qui mô vừa và nhỏ được thành lập và
đăng ký theo luật doanh nghiệp nhà nước.
+ Các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác
xã được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã đáp
ứng được hai hoặc một trong hai tiêu thức mà nghị định 90/2001/NĐ-CP đưa ra.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt
động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng được hai hoặc một
trong hai tiêu thức mà nghị định 90/2001/NĐ-CP đưa ra.
1.3.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.2.1. Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
DNV&N ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP. Do số lượng
doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành,
lĩnh vực. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực DNV&N cũng
thường cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác. Nếu tính theo doanh
thu của các doanh nghiệp cả nước tỷ trọng doanh thu của khu vực DNV&N
theo qui mô lao động (dưới 300 lao động) năm 2004-2006 là 81,5% - 86,5%.
Điều đó chứng tỏ các DNV&N có đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lượng
và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, DNV&N còn giải quyết nhu cầu vốn chủ
yếu dựa vào thị trường tài chính phi chính thức.
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
1.3.2.2. Làm tăng năng lực hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế.
Sự ra đời của các DNV&N đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh
vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận
cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để tồn tại và phát triển. Với tính linh hoạt

của mình, các DNV&N cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh thậm chí với cả các
công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia. Đồng thời nhiều DNV&N đóng vai
trò là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa
và phân công lao động trong sản xuất làm tăng hiệu quả của chính các
DNV&N cũng như các công ty hợp tác.
1.3.2.3. Tạo ra nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp.
Hiện nay, do tỷ lệ dân số cao trong những năm trước đây, hàng năm Việt
Nam có khoảng 1,4 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động. Vấn đề giải
quyết việc làm cho những người này là rất cấp thiết. Bên cạnh đó, khu vực
doanh nghiệp nhà nước hiện đang thực hiện sắp xếp lại nên không những
không thu hút thêm lao động mà còn tăng thêm số lao động dôi dư. Khu vực
đầu tư nước ngoài mỗi năm cũng chỉ tạo ra khoảng 30.000 chổ làm mới, một
tỷ lệ không đáng kể. Như vậy, phần lớn số người tham gia lực lượng lao động
này trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực DNV&N.
Các DNV&N đã tạo nhiều việc làm mới với tốc độ tăng trưởng cao.
Nếu không kể hộ kinh doanh cá thể thì khu vực DNV&N chiếm 7% lực lượng
lao động trong các ngành kinh tế, hay 20% lực lượng lao động phi nông
nghiệp, hoặc 85,2% số lao động trong khu vực doanh nghiệp. Nếu kể cả hộ
kinh doanh cá thể thì khu vực DNV&N chiếm khoảng 19% lực lượng lao
động làm việc trong tất cả các ngành kinh tế (nguồn: xây dựng chiến lược hỗ
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
trợ phát triển DNV&N ở Việt Nam đến năm 2010, Bộ kế Hoạch Đầu Tư, năm
2006). Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các
DNV&N có mức tăng trưởng cao về lao động trong những năm qua. Số lao
động tại khu vực này đã tăng 2,36 lần trong năm 2004 so với thời điểm năm
1997, so với 1,06 và 1,35 lần của các khu vực doanh nghiệp nhà nước và hộ
kinh doanh cá thể.
1.3.2.4. DNV&N có vai trò quan trọng trong việc phát huy tiềm năng huy

động mọi nguồn lực xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Dựa vào ưu thế của mình, các DNV&N khởi sự thành lập với số vốn nhỏ
nhưng có khả năng thu hồi vốn nhanh, có khả năng huy động vốn tự có hay
vốn huy động khác từ bạn bè, gia đình, sử dụng và tận dụng các tiềm năng về
nguồn vốn, lao động và nguyên vật liệu sẵn có. Theo ước tính, vốn đầu tư của
DNV&N chiếm tới 70% vốn đầu tư toàn xã hội. Các DNV&N do ít vốn, quản
lý đơn giản, linh hoạt và dễ thích nghi với điều kiện biến đổi của thị trường
nên thường được thành lập và hoạt động tại địa phương có nguồn nguyên liệu
tại chỗ hay vùng phụ cận để dễ dàng sử dụng, dễ được cung cấp với giá rẻ và
tiết kiệm chi phí vận chuyển. Do vậy, các DNV&N có khả năng sản xuất một
khối lượng sản phẩm, dịch vụ tương đối lớn đáp ứng cho nhu cầu của xã hội
với giá rẻ hơn và thuận lợi hơn.
1.3.2.5. DNV&N là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu từ nông nghiệp và sản xuất nhỏ lên nền sản xuất CNH- HĐH.
Việc nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các DNV&N được thành lập tại các
vùng nông thôn, vùng miền núi sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặc khác, sau một thời gian
thành lập và hoạt động, các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi đều có xu hướng
phát triển bằng cách nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường và trong những điều kiện thuận lợi nhất định các DNV&N có thể từ
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Các doanh nghiệp có thể tận dụng máy móc
thiết bị cũ, sữa chữa lại, đổi mới trang thiết bị, cải tiến hệ thống dây chuyền
sản xuất, đào tạo lại người lao động nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao năng
lực trình độ quản lý. Sự đổi mới tới mức độ nào đó nhất định sẽ dẫn đến đổi
mới công nghệ, điều đó góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.Việc phát triển các DNV&N cũng đưa đến việc tổ chức lại sản xuất,
hợp lí hoá sự phân công hợp tác xã hội.

1.3.2.6. DNV&N là tiền đề tạo môi trường văn hóa kinh doanh mang
tính kinh tế thị trường, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi.
Chúng ta đã ở trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa tập trung khá lâu.
Môi trường văn hóa kinh doanh mang tính thị trường gần như không tồn tại
hoặc không có cơ hội phát triển, đội ngũ doanh nhân giỏi, có khả năng điều
hành các doanh nghiệp trong điều kiện quốc tế hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế rất hạn chế. Vì vậy, trong môi trường kinh tế năng động, việc tạo ra môi
trường văn hoá kinh doanh mang tính thị trường cũng như một đội ngũ kinh
doanh giỏi là điều kiện cực kỳ quan trọng để Việt Nam có thể hội nhập thành
công. Đó cũng là yêu cầu cần thiết của xã hội trong điều kiện kinh tế ngày nay.
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHCT BÃI CHÁY
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHCT BÃI CHÁY
2.1.1. Lịch sử hình thành
Chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy được thành lập năm 1990
trên cơ sở nâng cấp phòng Giao dịch Bãi Cháy – Ngân hàng công thương
Quảng Ninh. Khi mới thành lập là chi nhánh cấp hai hạch tóan trực thuộc
Ngân hàng công thương Việt Nam. Qua 15 năm xây dựng và trưởng thành,
xét về quy mô cũng như năng lực phát triển, nhằm tạo tiền đề cho sự phát
triển tại một khu vực kinh tế năng động, từ ngày 01/01/2006, chi nhánh Ngân
hàng Công thương Bãi Cháy được nâng cấp thành chi nhánh cấp một hạch
toán phụ thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam.
Là Ngân hàng đặt trụ sở đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đến ngày
31/12/2008, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã hoạt động và phát triển
cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức là 52 người. Với vị trí thuận lợi
nằm ở vị trí trung tâm Bãi Cháy – khu kinh tế năng động của vùng với các

loại hình kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cảng biển ngày càng phát
triển, chi nhánh Ngân hàng Công thương Bãi Cháy chịu sự cạnh tranh gay gắt
của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Đến 31/12/2008, trên địa bàn
khu vực Bãi Cháy đã có chín Ngân hàng đặt trụ sở giao dịch và rất nhiều tổ
chức tín dụng khác chưa đặt trụ sở nhưng tập trung khai thác các dịch vụ ngân
hàng (đặc biệt là dịch vụ ngân hàng di động ATM, dịch vụ thanh toán tại các
cơ sở chấp nhận thẻ…). Về cơ bản, Ngân hàng công thương Bãi Cháy vẫn
chiếm thị phần lớn nhất, trong đó nguồn vốn huy động là 570 tỷ đồng, cho
vay nền kinh tế là 399,222 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
Theo định hướng của sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh, khu vực Bãi
Cháy và các khu vực phụ cận như Hoành Bồ, Quảng Yên đã trở thành khu
vực kinh tế tổng hợp với các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch dịch vụ
công nghiệp đóng tàu, điện, xi măng, công nghiệp chế biến và cảng biển. Các
khu công nghiệp này sẽ trở thành khu công nghiệp kinh tế tập trung và là thị
trường đầy tiềm năng và rất lớn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng tới các thành phần kinh tế.
Chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy với những lợi thế của một
ngân hàng quốc doanh lớn và hoạt động lâu năm trên địa bàn đã tạo các tín
nhiệm lớn với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư trong thời gian
qua. Ngân hàng đã không ngừng đổi mới mở rộng thị phần và địa bàn hoạt
động, đã và luôn là người bạn đồng hành của mọi nhà và mọi doanh nghiệp.
Với phương châm của Vietinbank “nâng giá trị cuộc sống”, ngân hàng sẽ
không ngừng hoạt động và phát triển cùng với sự phát triển chung của khu
vực.
2.1.2. Đặc điểm khách hàng và thị trường hoạt động
Sau hai năm trở thành chi nhánh cấp một hạch toán phụ thuộc ngân hàng
công thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã thu hút nhiều

khách hàng tham gia và tạo sự uy tín đối với khách hàng, đặc biệt là tổ chức
dân cư. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng chủ yếu là công ty vừa và nhỏ,
doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp thương mại dịch vụ, số lượng lên tới hai
mươi ba doanh nghiệp.
2.1.2.1. Đặc điểm khách hàng
Chi nhánh NHCT Bãi Cháy đã kinh doanh hoạt động với hai mươi mốt
doanh nghiệp trên địa bàn và kết hợp cho vay Việt Đức - chương trình tín
dụng hợp tác của Đức - với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các
doanh nghiệp đều kinh doanh có lãi, thành lập được từ năm năm trở lên và
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
hoạt động ở hầu hết các ngành nghề khác nhau như vận tải, nhà hàng, cảng
biển, du lịch, khai thác than, đóng tàu, gốm, san lấp mặt bằng… Về quan hệ
tiền vay, các doanh nghiệp đều có quan hệ tín dụng lành mạnh, không có nợ
xấu, nợ quá hạn hay lãi treo, luôn thanh toán đúng hạn, không có hiện tượng
chây ì. Về quan hệ tiền gửi, nhiều doanh nghiệp đã mở tài khoản VND và
USD tại NHCT Bãi Cháy với số tiền lớn.
2.1.2.2. Đặc điểm thị trường hoạt động
Thành phố Hạ Long có 20 đơn vị hành chính, gồm 18 phường và 2 xã,
với dân số hơn 370.000 người. Thành phố chia làm hai khu vực rõ rệt là khu
vực phía Đông và khu vực phía Tây, cách nhau bởi eo biển Cửa Lục rộng 420
mét, nối hai bờ là cầu Bãi Cháy.
Phía Đông thành phố là trung tâm chính trị và công nghiệp than của
Tỉnh. Ở đây có trụ sở các tổ chức chính trị, các cơ quan công quyền như Tỉnh
uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban,
ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng. Cũng ở đây,
có các mỏ than lớn của tỉnh như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, mỗi năm
sản xuất khoảng sáu triệu tấn than.
Phía Tây thành phố là trung tâm du lịch dịch vụ, đồng thời cũng là khu

công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng và cảng biển nổi tiếng của
cả nước. Ở đây, có khu du lịch quốc tế Hoàng Gia, Tuần Châu,.. cùng nhiều
khách sạn từ hai sao đến bốn sao, với các tiện nghi phục vụ hiện đại.
Chỉ tính riêng khu vực Bãi Cháy, trên một chiều dài khoảng 3km đã có
chín tổ chức tín dụng có chi nhánh hoạt động, song NHCT Bãi Cháy tính đến
31/12/2008, nguồn vốn huy động bình quân của chi nhánh đạt 570 tỷ đồng
(tốc độ tăng 30,14% so với năm 2007), dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 399.222
triệu đồng.
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
Bảng 2.1
BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN BÃI CHÁY
Đơn vị: tỷ đồng
T
T
Tên TCTD
Nguồn vốn
huy đông
Cho vay nền
kinh tế
Số lượng
Tỷ trọng
%
Số lượng
Tỷ trọng
%
1 NHCT Bãi Cháy
570 31.48 399.20 24.70

2 NH Đầu tư và phát triển Bãi Cháy
169.70 9.37 409.60 25.35
3 NH Nông nghiệp Bãi Cháy
124.20 6.86 194.70 12.05
4 NH Ngoại thương Bãi Cháy
371.40 20.51 366.70 22.69
5 NH đồng bằng sông Cửu Long
36.90 2.04 5.70 0.35
6 NHCP hàng hải Bãi Cháy
482.30 26.63 185.60 11.49
7 NH Chính sách xã hội Bãi Cháy
1.40 0.08 48.30 2.99
8 NHCP Quốc tế
43.00 2.37 6.10 0.38
9 NHCP sài Gòn Công thương
11.90 0.66 - 0.00
Cộng
1,810.8 100 1,615.9 100
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ NHNN đến 31/12/2008)
Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều ngân hàng mở chi nhánh
(Phòng giao dịch ) trên địa bàn. Trước tình hình hoạt động cạnh tranh giữa
các chi nhánh, ngân hàng đã vận dụng linh hoạt các chính sách tín dụng, gặp
gỡ và trao đổi thường xuyên với các khách hàng, từ đó khơi tăng nguồn vốn
tín dụng đáng kể. Trong công tác tín dụng, chi nhánh thường xuyên phân tích
đánh giá thực trạng khách hàng để cấp tín dụng, kiên quyết không hạn thấp
điều kiện tín dụng.
2.1.3. Mô hình tổ chức
Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh đến 31/12/2008 là 52
người với tuổi đời bình quân từ 40 tuổi, trong đó có 30 nữ chiếm tỷ lệ 58%,
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A

20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
22 nam chiếm 42%. Trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên đều được
đào tạo tại trường lớp chuyên môn đúng ngành nghề. Trong đó trình độ đại
học có 34 người chiếm tỷ lệ 65%, trình độ trung cấp 18 người chiếm tỷ lệ
35%. Đảng Viên có 19 đồng chí, chiếm tỷ lệ 36%. Trình độ lý luận chính trị:
Cao cấp 01 đồng chí, trung cấp 33 đồng chí.
Trong tổng số 52 cán bộ công nhân viên có 13 đồng chí là cán bộ từ phó
phòng trở lên, 7 cán bộ tín dụng (Trong đó 3 nhân viên mới tuyển), 11 giao
dịch viên ( Trong đó 01 mới tuyển), 3 kiểm ngân, còn lại là cán bộ phận khác
như bảo vệ, lái xe, văn thư, hậu kiểm...vv. Cán bộ làm trực tiếp 40 người
chiếm 76%, làm gián tiếp có 12 người chiếm 24%.
Sơ đồ 2.1
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Công thương Bãi Cháy
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
21
Quỹ tiết
kiệm số
02
Tổ quản
lý rủi ro
Phòng
GD
Hoành
Bồ
Quỹ tiết
kiệm
Vườn
Đào
Quỹ tiết

kiệm
Giếng
Đáy
Phòng Kế
toán
Phòng
khách
hàng DN
Phòng
khách
hàng cá
nhân
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng
tiền tệ
ngân quỹ
2 phó Giám đốc
Giám đốc
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHCT BÃI CHÁY
Trong ba năm vừa qua, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã hoạt động
đạt được những kết quả đáng chú ý. Năm 2008, Ngân hàng công thương Việt
Nam tiến hành cổ phần hóa trong bối cảnh thị trường chứng khoán có những
biến động khó lường, của lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng, vật tư,
nhiên liệu,… và chính quyền địa phương đã có bước chấn chỉnh hoạt động
kinh doanh và khai thác than đã ảnh hưởng nhất định tới kinh tế xã hội và
hoạt động của ngân hàng trên địa bàn.

2.2.1. Về công tác huy động vốn
Đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 569.970
triệu đồng, tăng so với đầu năm 132.319 triệu đồng (tốc độ tăng 30,23%);
vượt 12,8% kế hoạch NHCT Việt Nam giao cho chi nhánh (kế hoạch giao đến
31/12/2008 là 505.000 triệu đồng). Trong đó:
- Theo khách hàng:
+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế và các TCTD khác là 130.111 triệu đồng
chiếm 22,83% tổng nguồn vốn; so với đầu năm tăng 54.199 triệu đồng (Tốc
độ tăng 71,39%).
+ Tiền gửi dân cư là 439.858 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77.17% tổng
nguồn vốn, tăng 78.120 triệu đồng so với đầu năm (Tốc độ tăng 21,6%).
- Theo loại tiền:
+ Tiền gửi VNĐ là 522.073 triệu đồng, tăng 110.763 triệu đồng so với
đầu năm, chiếm 91,6% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ đạt 47.897 triệu đồng, tăng 21.556 triệu
đồng so với đầu năm, chiếm 8,4% tổng nguồn vốn.
- Theo kỳ hạn:
+ Tiền gửi bảo đảm thanh toán và không kì hạn 102.433 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 17,97%% tổng nguồn vốn.
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
+ Tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng là 362.255 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
63,55% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi kì hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 102.725 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 18,03% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi kì hạn từ 24 tháng trở lên là 2.557 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
0,45% tổng nguồn vốn.
Bảng 2.2
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

CỦA NHCT BÃI CHÁY TỪ NĂM 2006- 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tiền gửi TCKT 30.160 49.843 124.629
Tiền gửi dân cư 273.869 344.406 390.781
Tổng 304.029 394.249 515.410
(Nguồn: Ngân hàng Công thương Bãi Cháy)
0
100
200
300
400
500
600
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tiền gửi TCKT
Tiền gửi dân cư
Tổng

Biểu 2.1: Tình hình huy động vốn của NHCT Bãi Cháy
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
23
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
Mặc dù năm 2008, sự cạnh tranh trên lĩnh vực nguồn vốn hết sức gay
gắt, các TCTD luôn “xé rào” để hình thành mặt bằng lãi suất huy động mới;
đồng thời sử dụng nhiều hình thức tiếp thị đa dạng, phong phú, đưa ra các sản
phẩm dịch vụ tiền gửi đa dạng linh hoạt như kỳ hạn qua đêm, tuần, tháng...
Trước tình hình đó, Ban Giám đốc đã đưa ra các biện pháp phản ứng nhanh
nhạy, kịp thời bảo đảm tính cạnh tranh. Kết quả là nguồn vốn của chi nhánh
không những không bị sụt giảm mà còn có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng

nguồn vốn huy động bình quân năm 2008 đạt 515.410 triệu đồng, tốc độ tăng
trưởng bình quân 30,73%. Cụ thể như sau:
- Tiền gửi tổ chức kinh tế và các TCTD khác năm 2008 đạt bình quân
124.629 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,18% tổng vốn huy động bình quân, tốc
độ tăng trưởng 150% so với 2007, tăng 313% so với năm 2006.
- Tiền gửi dân cư đạt bình quân 390.781 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
75,82% tổng vốn huy động bình quân, tốc độ tăng trưởng đạt 13,46% so với
năm 2007, tăng 42,6% so với năm 2006. Trong tổng số nguồn vốn huy động
năm 2008, mặc dù tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng cơ cấu vốn
huy động có sự thay đổi so với năm 2007:
- Kỳ hạn tiền gửi dài ngày dịch chuyển dần sang loại tiền gửi có kỳ hạn
ngắn nên thiếu tính ổn định. Đến 31/12/2008 tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng
trở lên chiếm tỷ trọng 18,48% tổng vốn huy động ( năm 2007 chiếm tỷ trọng
46,68%). Nguyên nhân do trong năm 2008, lãi suất biến động thất thường ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý người gửi.
- Tỷ lệ tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng đã giảm xuống so
với đầu năm. Năm 2008, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng bình quân 75,82%
tổng vốn huy động ( Năm 2007 là 87,36%, năm 2006 là 90,1%), tỷ lệ tiền gửi
doanh nghiệp tăng từ 12,64% năm 2007 lên 24,18% năm 2008 cho thấy
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
24
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Quang Trung
những nỗ lực rất lớn của chi nhánh trong việc tiếp cận và tranh thủ nguồn tiền
gửi trong thanh toán và nhàn rỗi đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tình hình huy động vốn của chi nhánh Bãi Cháy trong ba năm đã có sự
tăng trưởng đáng kể, năm 2008 tăng 30,73% so với năm 2007 và tăng 69,5%
so với năm 2006. Tỷ trọng tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
số nguồn vốn huy động. Kì hạn tiền gửi dân cư chuyển dần từ kì hạn dài sang
kì hạn ngắn. Đặc biệt từ giữa năm 2007, và đầu năm 2008, tình hình biến
động lãi suất, với sự chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng cũng thúc đẩy hoạt

động huy động vốn của ngân hàng. Lãi suất huy động vốn bình quân của chi
nhánh năm 2007 là 6%/tháng, năm 2006 là 0,59%/tháng.
Để đạt được kết quả trên đây, trong bối cảnh có nhiều biến động và cạnh
tranh gay gắt, Ban Giám đốc đã chỉ đạo thành lập tổ theo dõi biến động lãi
suất huy động để đưa ra mức lãi suất huy động hợp lý nhằm tránh tình trạng
khách hàng rút tiền đi gửi tổ chức tín dụng khác đồng thời tích cực khai thác
tiếp thị khách hàng mới. Trong năm qua, việc thực hiện khai thác nguồn vốn
của các phòng chức năng là rất có hiệu quả., đặc biệt là huy động được số
lượng lớn nguồn USD do khách hàng ứng trước của công ty đóng tàu Hạ
Long giúp chi nhánh giảm đáng kể chi phí nhận vốn ngoại tệ từ Trụ sở chính.
2.2.2. Về hoạt động cho vay và đầu tư
Đến 31/12/2008, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 399.222 triệu đồng,
tăng 164.924 triệu đồng ( tốc độ tăng 70,2%) so với 31/12/2007, đạt 104% kế
hoạch NHCT Việt Nam giao (kế hoạch trung ương giao 384 tỷ đồng). Dư nợ
cho vay bình quân năm 2008 đạt 335.964 triệu đồng tăng 25,55% so với bình
quân năm 2007. Dư nợ cho vay bình quân năm 2007 đạt 261.352 triệu đồng,
tăng 19,87% so với bình quân năm 2006.
- Theo thời hạn cho vay:
Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A
25

×