Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc Xác lập quan hệ pháp luật, Thực hiện pháp luật, Truy cứu trách nhiệm pháp lí, Giáo dục pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.84 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI : Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc:
- Xác lập quan hệ pháp luật
- Thực hiện pháp luật
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Giáo dục pháp luật


MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt................................................................................................

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
QPPL

: Quy phạm pháp luật.

VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật.


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong khoa học pháp lí, văn bản quy phạm pháp luật là nơi chứa đựng các quy
phạm pháp luật với ý nghĩa là những quy tắc xử sự chung và được nhà nước đảm
bảo thực hiện. Từ khi xuất hiện cho đến nay, văn bản quy phạm pháp luật đã trở
thành một loại nguồn quan trọng bậc nhất và là trình độ phát triển cao nhất của
hình thức pháp luật. Có thể khẳng định như vậy một phần là do ý nghĩa to lớn của


nó trong hệ thống pháp luật nói chung và trong các hoạt động từ lúc xác lập quan
hệ pháp lí giữa các bên chủ thể; đến khi thực hiện pháp luật; truy cứu trách nhiệm
pháp lí và cuối cùng là giáo dục pháp luật nói riêng. Đồng thời VBQPPL cũng là
yếu tố quyết định tới hiệu quả của việc thực hiện các hoạt động này trên thực tế.
Nghiên cứu ý nghĩa đó sẽ giúp ta thấy được tầm quan trọng của các văn bản quy
phạm pháp luật, từ đó đề xuất ra những phương hướng, giải pháp trong việc xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao việc thực hiện các hoạt động đã
nêu.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CÁC KHÁI NIỆM
1. Văn bản quy phạm pháp luật
Dưới góc độ lí luận, từ xưa đến nay định nghĩa VBQPPL đã được tiếp cận dưới
nhiều khía cạnh khác nhau. Đã từng có quan điểm cho rằng, VBQPPL là hình thức
thể hiện của quyết định hay quy phạm pháp luật1, hay VBQPPL là hình thức thể
hiện của các quyết định pháp luật2..., tuy nhiên định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất
có lẽ là: “văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền
ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa
đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội” 3. Các quan
điểm lí luận nêu trên chính là cơ sở để các nhà lập pháp thể hiện thành các quy
1 Nguyễn Cửu Việt, “Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số
11/1988.
2 Trường đại học tổng hợp Hà Nội, Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Hà Nội,
1993
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp,
Hà Nội, 2020, tr. 289-290.

3


định của định của pháp luật, như trong điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm

pháp luật năm 2015 Việt Nam đã quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn
bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức,
trình tự, thủ tục quy định trong Luật này”. VBQQPL vừa là nguồn, vừa là hình
thức pháp luật quan trọng bậc nhất, và là nơi chứa đựng phổ biến của QPPL.
VBQQPL có các đặc điểm như sau : do chủ thể có thẩm quyền ban hành; chứa
đựng qui tắc xử sự chung; được thực hiện nhiều lần; và có tên gọi, nội dung, hình
thức, thủ tục ban hành do pháp luật qui định.
Ví dụ: Hiến pháp; các bộ luật như bộ luật dân sự, bộ luật hình sự..; các luật như
luật hơn nhân gia đình, luật đất đai.... đều là các VBQPPL.
2. Quan hệ pháp luật
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, bản chất con người được định nghĩa là “tổng hòa các
quan hệ xã hội” 4. Quan hệ pháp luật chính là một dạng quan hệ xã hội - quan hệ
giữa người với người trong cuộc sống, bên cạnh những điểm tương đồng nó cịn có
nhiều đặc trưng khác biệt với các loại quan hệ xã hội khác. Có nhiều cách định
nghĩa về quan hệ pháp luật, ví dụ như “quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của
các quan hệ xã hội, xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật
và các sự kiện pháp lý tương ứng, trong đó các bên tham gia có các quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định, được nhà nước đảm bảo và bảo vệ” 5, hay “ quan hệ
pháp luật là quan hệ xã hội đặc biệt nảy sinh do sự tác động hữu cơ giữa quy
phạm pháp luật và sự kiện pháp lý” 6. Nhưng theo ý kiến của tôi, quan điểm chính
xác nhưng đơn giản nhất đó là : “quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp
luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và
nghĩa vụ pháp lí được nhà nước bảo đảm thực hiện”7. Mỗi ngày, chúng ta đều tham
gia vào nhiều quan hệ pháp luật như quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ-con cái,
4 C.Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr. 492.
5 X. X, Alexêp, Lý luận chung về pháp luật, tập 2, Nxb Pháp lý, Matxcơva, 1982, tr. 85 ( bản tiếng
Nga).
6 Trần Ngọc Đường (chủ biên), “Lí luận nhà nước và pháp luật”, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1998,
tr. 327.
7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Sđd, tr. 383.


4


quan hệ giữa khách hàng với bên cung cấp dịch vụ, giữa học sinh, sinh viên với
trường học của mình....
Các đặc điểm của quan hệ pháp luật đó là: quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý
chí, thể hiện ý chí của nhà nước và các chủ thể tham gia; và các bên tham gia quan
hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lí được nhà nước đảm bảo thực hiện.
3. Thực hiện pháp luật.
Dưới góc độ khoa học pháp lí, “thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp,
có mục đích của các chủ thể được hình thành trong quá trình thực hiện hóa các
quy định của pháp luật”8. Nói cách khác, thực hiện pháp luật là hành vi xác định
của con người, phù hợp với các quy định của pháp luật, làm cho pháp luật trở
thành hiện thực trong đời sống. Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm: tuân
thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Ví dụ:
khơng vượt đèn đỏ; nộp thuế đúng hạn, nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm
quyền...
4. Truy cứu trách nhiệm pháp lí.
Định nghĩa truy cứu trách nhiệm pháp lí được hiểu như sau : “là hoạt động thể
hiện quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền
tiến hành nhằm cá biệt hóa bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các
chủ thể vi phạm pháp luật” 9. Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động thể hiện
quyền lực nhà nước; là việc các biệt hóa bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật;
là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định; và là hoạt
động địi hỏi phải sáng tạo. Ví dụ: Tịa án ra quyết định áp dụng hình phạt tù đối
với ơng Trần Văn A vì hành vi giết người. Khi đó ơng A đang bị truy cứu trách
nhiệm pháp lí.
5. Giáo dục pháp luật.
Có quan điểm cho rằng, “Giáo dục pháp luật là hoạt động có tổ chức của chủ thể

giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên
8 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Sđd, tr. 401.
9 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Sđd, tr. 432.

5


nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lí, tình cảm và hành vi phù hợp với
các địi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành”10. Tuy nhiên, các hiểu giáo dục pháp
luật chính xác nhưng đơn giản hơn đó là : “ Giáo dục pháp luật là q trình tác
động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con
người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lí nhất định để từ đó có ý thức
đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử xự theo yêu cầu của pháp luật” 11. Ví
dụ: Chính Phủ đăng tải thông tin pháp luật lên trang thông tin điện tử Chính Phủ;
Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật...
CHƯƠNG II. Ý NGHĨA CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI
VỚI VIỆC: XÁC LẬP QUAN HỆ PHÁP LUẬT; THỰC HIỆN PHÁP LUẬT;
TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ; GIÁO DỤC PHÁP LUẬT.
1. Đối với việc xác lập quan hệ pháp luật:
Một là, VBQPPL chứa đựng cơ sở pháp lí cho việc xác lập quan hệ pháp luật. Cơ
sở pháp lí làm phát sinh, tồn tại và thay đổi quan hệ pháp luật là các QPPL, và
VBQPPL chính là nơi chứa đựng chủ yếu, quan trọng nhất của các QPPL. Trước
hết, chủ thể của quan hệ pháp luật phải là cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều
kiện do pháp luật quy định được nêu trong VBQPPL. Ví dụ: Người bầu cử phải
đáp ứng được độ tuổi theo Điều 27 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2013)
quy định; và không nằm trong trường hợp được nêu trong khoản 1 điều 30 Luật
Bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Đồng thời, VBQPPL là cơ sở để
xác định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp
luật. Cơ cấu của QPPL trong VBQPPL gồm 3 bộ phận : giả định, quy định và chế
tài. Chủ thể của quan hệ pháp luật sẽ nằm trong bộ phận giả định, vì nó trả lời cho

câu hỏi : Ai (tổ chức, cá nhân nào), trong những tình huống nào (khi nào); còn bộ
phận quy định và bộ phận chế tài sẽ quy định nội dung, khách thể của quan hệ
pháp luật, bởi nó xác lập quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ
10 Đinh Xuân Thảo (1996), “Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện CTQG Hồ Chí
Minh, tr. 11.
11 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Sđd, tr. 462.

6


pháp luật đó. VD: Khoản 1 điều 72 Luật Hơn nhân và gia định Việt Nam 2014 quy
định : “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho
con học tập...”. Phần giả định của QPPL này:“ cha mẹ” là chủ thể trong quan hệ
pháp luật, cịn phần quy định:” có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo
điều kiện cho con học tập” là nội dung của quan hệ pháp luật đó, xác lập quyền và
nghĩa vụ của chủ thể.
Ngồi ra, cịn một căn cứ pháp lí khác cho việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quan hệ pháp luật, đó chính là sự kiện pháp lí - “là sự kiện thực tế mà khi chúng
xảy ra được pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ
pháp luật”12. Và sự kiện pháp lí đã được quy định trong bộ phận giả định của
QPPL trong VBQPPL. Dựa vào bộ phận giả định, ta sẽ xác định sự kiện nào là sự
kiện pháp lý để từ đó xác định được quan hệ pháp luật nào đã được phát sinh, thay
đổi, chấm dứt; đồng thời cũng xác định được được thời điểm xảy ra để căn cứ vào
đó xác định quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên.
Hai là, VBQPPL thể hiện ý chí của nhà nước trong việc xác lập quyền và nghĩa
vụ pháp lí trong quan hệ pháp luật giữa các bên chủ thể. Bộ phận quy định của
QPPL trong VBQPPL sẽ thể hiện ý chí của nhà nước đối với các tổ chức hay cá
nhân khi xảy ra tình huống cụ thể, qua việc quy định rõ quyền mà các chủ thể được
hưởng hoặc các nghĩa vụ pháp lí mà họ phải thực hiện, đó đều là những cách xử sự

phù hợp với ý chí nhà nước và bắt buộc phải tuân theo.
VBQPPL được thể hiện thành từng điều, khoản, trong đó xác định rõ đối tượng,
phạm vi điều chỉnh, cách xử sự cho chủ thể và hậu quả mà họ phải gánh chịu nếu
làm trái điều đó.Vì thế, so với các nguồn luật khác như tập qn pháp, tiền lệ
pháp...,thì VBQPPL có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc xác lập quan hệ pháp
luật.. Nếu khơng có VBQPPL, việc xác lập quan hệ pháp luật sẽ trở lên vơ cùng
khó khăn, thiếu đồng bộ.
2. Đối với việc thực hiện pháp luật

12 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Sđd, tr. 398.

7


Một là, VBQPPL chứa đựng cơ sở pháp lí cho việc thực hiện pháp luật. Mọi
hành vi thực hiện pháp luật trên thực tế đều phải dựa trên cơ sở các QPPL: làm
những việc pháp luật bắt buộc phải làm, không làm những việc pháp luật cấm; làm
những việc pháp luật cho phép; đồng thời pháp luật cũng quy định thẩm quyền với
chủ thể áp dụng pháp luật. Qua đó sẽ thể hiện ý chí của nhà nước qua những yêu
cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể
trong xã hội. Ví dụ: theo khoản 1 điều 21 luật Phịng chống tác tại rượu bia 2019:
“Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi
tham gia giao thơng”; vì vậy trong cuộc sống hàng ngày nếu muốn thực hiện pháp
luật thì phải khơng được uống rượu bia trước và trong khi tham gia giao thông.
Hai là, VBQPPL giúp xác định hình thức thực hiện pháp luật. Một trong những
tiêu chí cơ bản để xác định hình thức thực hiện pháp luật là căn cứ vào cách thức
thực hiện đối với các loại QPPL trong VBQPPL.
- Đối với quy phạm ngăn cấm: Khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó, các
chủ thể pháp lí kiềm chế để khơng tiến hành hoạt động này dù có cơ hội. Cách thức
đó tương ứng với hình thức thực hiện pháp luật là tuân thủ pháp luật. Ví dụ: theo

khoản 1, điều 6 Luật đầu tư 2020 thì “pháp luật cấm kinh doanh dịch vụ địi nợ”.
Khi người dân không thực hiện hành vi kinh doanh dịch vụ địi nợ đó thì họ đang
tn thủ pháp luật.
- Đối với quy phạm bắt buộc: Chủ thể pháp luật khi ở trong điều kiện mà pháp luật
quy định các hoạt động bắt buộc phải làm thì họ phải tiến hành những nghĩa vụ đó,
khơng được viện cớ từ chối. Cách thức đó tương ứng với hình thức thực hiện pháp
luật là thi hành pháp luật. Ví dụ: Điều 47 Hiến pháp 2013 nước CHXHCNVN ghi
nhận “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định“. Khi người dân đi nộp thuế
thì họ đang thi hành pháp luật.
- Đối với quy phạm cho phép: Các chủ thể pháp luật được thực hiện các quyền của
mình theo quy định của pháp luật, căn cứ vào mong muốn và điều kiện của họ.
Cách thức đó tương ứng với hình thức thực hiện pháp luật là sử dụng pháp luật. Ví
dụ: theo khoản I, điều 12 luật khiếu nại 2011, người khiếu nại có quyền rút khiếu

8


nại. Người khiếu nại có thể rút hay khơng rút khiếu nại tùy theo mong muốn và
điều kiện của bản thân. Khi đó họ đang sử dụng pháp luật.
- Khi các chủ thể có thẩm quyền muốn cá biệt hóa QPPL thành quyền, nghĩa vụ
hay trách nhiệm pháp lí cụ thể, cho cá nhân, tổ chức cụ thể, trong trường hợp cụ
thể; cách thức đó sẽ tương ứng với hình thức thực hiện pháp luật là áp dụng pháp
luật. Nếu có nhiều nguồn luật đều chứa đựng quy phạm pháp luật có thể áp dụng
thì VBQPPL thường được ưu tiên, sau đó mới đến các nguồn khác. Khi lựa chọn
QPPL để áp dụng thì QPPL đó phải đang có hiệu lực ở thời điểm xảy ra vụ việc;
nếu có những QPPL chồng chéo, trùng lặp thì phải dựa vào giá trị pháp lí hay hiệu
lực theo thời gian của VBQPPL để lựa chọn cho chính xác. Ví dụ: Nếu về cùng
một vấn đề nhưng có sự mâu thuẫn giữa bộ luật và Hiến pháp thì phải chọn Hiến
pháp.
Ba là, VBQPPL ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện pháp luật trên thực

tế. Trước hết, VBQPPL là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện
pháp luật được diễn ra. Bộ phận chế tài trong QPPL của VBQPPL là nơi quy định
những hậu quả mà chủ thể phải gánh chịu khi không tuân thủ pháp luật, thi hành
pháp luật trong điều kiện, hoàn cảnh được nêu trong phần giả định; qua đó răn đe
để các chủ thể thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh. Sau đó, VBQPPL sẽ ảnh hưởng
đến hiệu quả của việc thực hiện pháp luật đó trên thực tế. Nếu hệ thống VBQPPL
đảm bảo được tiến bộ, dân chủ, được hệ thống hóa thường xuyên; kỹ thuật xây
dựng VBQPPL tốt, các quy định rõ ràng, cụ thể, công khai minh bạch và phù hợp
với nhu cầu, lợi ích của người dân thì hoạt động thực hiện pháp luật của người dân
sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn, pháp luật sẽ dễ đi vào đời sống bởi người dân dễ tiếp
cận, nắm bắt và tự giác thực hiện; đồng thời hoạt động áp dụng pháp luật của chủ
thể có thẩm quyền cũng sẽ thống nhất và hiệu quả hơn, tránh việc xảy ra sai sót,
nhầm lẫn. Ngược lại, nếu hệ thống VBQPPL thiếu tồn diện, thiếu tính hệ thống;
tình khả thi thấp, nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả
của hoạt động thực hiện pháp luật, gây ra sự nhầm lẫn hoặc người dân khơng tự
giác thực hiện pháp luật; khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện đúng, đủ nội
dung của các quy định. Đồng thời, tình trạng ban hành VBQPPL chỉ dừng lại ở

9


những quy định mang tính chung nhất, chưa đạt đến một sự điều chỉnh cụ thể (luật
khung) dẫn tới việc phải ban hành thêm số lượng lớn các VBQPPL có giá trị pháp
lí thấp hơn chỉ để quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể, dẫn đến tình trạng chồng
chéo, thiếu thống nhất, gây khó khăn và có thể dẫn tới sai sót trong cho hoạt động
áp dụng pháp luật nói riêng và thực hiện pháp luật nói chung.
So với tập quán pháp, tiền lệ pháp, VBQPPL là hình thức pháp luật thành văn nên
nhìn chung dễ hiểu, có tính chặt chẽ, khoa học, chính xác; dễ được áp dụng thống
nhất trên phạm vi rộng; khả năng phù hợp với thực tiễn cao hơn; vì thế nó sẽ giúp
việc nhận thức và thực hiện pháp luật được thống nhất, chính xác, hiệu quả hơn.

Nếu khơng có VBQPPL, việc thực hiện pháp luật trên thực tế sẽ vơ cùng khó khăn,
hiệu quả thấp; thiếu đồng bộ và thiếu chính xác.
Việc thực hiện pháp luật trên thực tế đồng thời cũng là cơ sở để hồn thiện hệ
thống VBQPPL: thơng qua nhìn nhận quá trình pháp luật đi vào thực tế để thấy
được những thiếu xót, những điểm chưa hợp lí để từ đó dần hồn thiện, đồng bộ
kịp thời.
3. Đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lí.
Một là, VBQPPL chứa đựng căn cứ cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lí.
Trước hết, việc truy cứu trách nhiệm pháp lí chỉ xảy ra với các chủ thể vi phạm
pháp luật. Mà hai trong số các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật bao gồm: là
hành vi trái pháp luật; do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Trong
đó, QPPL chính là căn cứ pháp lí để xác định tính trái hay khơng trái pháp luật
trong một hành vi cụ thể; đồng thời là cơ sở pháp lí để xác nhận xem chủ thể thực
hiện hành vi đó có nằm trong độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí hay khơng.
Những hành vi ngược với cách xử sự nêu ra trong QPPL bị coi là hành vi trái pháp
luật, và với mỗi lĩnh vực khác nhau, pháp luật lại quy định độ tuổi phải chịu trách
nhiệm pháp lí khác nhau. Đồng thời, việc xác định biện pháp cưỡng chế áp dụng
với chủ thể hành vi đó, những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ, loại trừ trách
nhiệm pháp lí; thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lí; thẩm quyền truy cứu; trình
tự, thủ tục của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí,.. đều phải dựa trên cơ sở
các QPPL. Mà VBQPPL lại là một nguồn luật và là nơi chứa đựng phổ biến của

10


QPPL, vì thế VBQPPL chính là căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí của chủ thể
vi phạm pháp luật. Ví dụ : trong các điều từ 431 đến 436 Bộ luật Tố tụng hình sự
Việt Nam 2015 đã quy định thủ tục áp dụng trong truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với pháp nhân phạm tội.
Ba là, VBQPPL thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước trong việc truy cứu

trách nhiệm pháp lí. VBQPPL quy định các biện pháp cưỡng chế áp dụng với chủ
thể vi phạm pháp luật; vì thế khi dựa vào VBQPPL để ban hành những biện pháp
cưỡng chế cụ thể, áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật trong hoạt động
truy cứu trách nhiệm pháp lí và buộc họ phải làm theo thì ý chí và quyền lực của
nhà nước được thể hiện trên thực tế.
Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí cũng giúp bộ phận chế tài của quy phạm
pháp luật trong VBQPPL được đảm bảo thực thi.
4. Đối với giáo dục pháp luật.
Một là, VBQPPL chứa đựng nội dung của hoạt động giáo dục pháp luật. Nội
dung của hoạt động giáo dục pháp luật là các quy định trong Hiến pháp và
VBQPPL. VD: cuộc thi tìm hiểu về luật trẻ em, hoạt động giảng dạy, tuyên truyền
về các quy định trong luật dân sự, hình sự, hành chính,...
Hai là, VBQPPL giúp đảm bảo hiệu quả của việc giáo dục pháp luật. So với tập
quán pháp, tiền lệ pháp,...VBQPPL là hình thức pháp luật thành văn và có ưu điểm
như chính xác, rõ ràng, minh bạch, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đổi, dễ đảm
bảo sự thống nhất, đồng bộ,... vì thế nó tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động giáo
dục pháp luật. Nếu các quy định trong VBQPPL đảm bảo tính dân chủ, đồng bộ, rõ
ràng, cụ thể, và phù hợp, thì việc giáo dục pháp luật sẽ có hiệu quả hơn, vì khi đó
các QPPL sẽ dễ dàng được tìm hiểu và tiếp cận, nắm bắt kịp thời mà không mất
nhiều quá nhiều thời gian cho việc biết và hiều pháp luật. Đồng thời, hệ thống các
QPPL mang tính dân chủ, phù hợp, đảm bảo lợi ích của người dân sẽ giúp người
dân tự giác tôn trọng, tin tưởng và tự giác xử sự theo pháp luật. Ngược lại, nếu hệ
thống VBQPPL còn nhiều hạn chế, không được đồng bộ, rõ ràng; không công khai
minh bạch, việc giáo dục pháp luật sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giúp người

11


dân nắm bắt, tiếp cận và hiểu biết pháp luật. Đồng thời nếu các QPPL trong hệ
thống VBQPPL không đảm bảo dân chủ, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với lợi ích

của người dân thì giáo dục pháp luật sẽ khơng hiệu quả, người dân sẽ khơng hình
thành, củng cố tình cảm tốt đẹp với các QPPL; khơng tơn trọng, tin tưởng và tự
giác xử sự theo pháp luật.
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC XÂY DỰNG
VÀ BAN HÀNH VBQPPL ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CÁC
HOẠT ĐỘNG XÁC LẬP QUAN HỆ PHÁP LÍ, THỰC HIỆN PHÁP LUẬT,
TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN
THỰC TẾ.
Một số giải pháp có thể kể đến đó là:
- Ban hành các VBQPPL theo hướng cụ thể, dễ hiểu, dễ nắm bắt và dễ thực hiện
theo; cùng với đó là đảm bảo tính cơng khai minh bạch, rõ ràng, chính xác.
- Đảm bảo được tính hệ thống, đồng bộ của hệ thống VBQPPL.
- Các QPPL trong VBQPPL đảm bảo tính dân chủ, khả thi, phù hợp với thực tiễn
và lợi ích của người dân, phù hợp với các đòi hỏi của cuộc sống.
- Chú trọng hơn nữa đến kỹ thuật xây dựng các VBQPPL.
- Khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế vẫn còn tồn đọng trong hệ thống
VBQPPL hiện hành.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Văn bản quy phạm pháp luật - với tư cách là nơi chứa đựng các quy phạm
pháp luật và là nguồn quan trọng bậc nhất của pháp luật, đã có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng đối với các hoạt động xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật,
truy cứu trách nhiệm pháp lí và giáo dục pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật
chính là cơ sở, là căn cứ để thực hiện các hoạt động đó trên thực tế; qua đó thể hiện
ý chí và quyền lực của nhà nước. Đồng thời, văn bản quy phạm pháp luật cũng là
yếu tố để đảm bảo việc thực hiện các hoạt động đó được đầy đủ, chính xác, hiệu
quả và thống nhất. Bởi vậy, muốn đảm bảo được hiệu quả của các hoạt động xác
lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lí và giáo dục
pháp luật trên thực tế, nhà nước cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất
lượng của hoạt động xây dựng và ban hành hệ thống VBQPPL, qua đó giải quyết


12


những hạn chế tồn đọng và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, khả thi của
VBQPPL khi đưa vào áp dụng.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971.
2. Trần Ngọc Đường (chủ biên), “Lí luận nhà nước và pháp luật”, Nxb. Chính trị
quốc gia, H. 1998.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp
luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2020.
4. Trường đại học tổng hợp Hà Nội, Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp
luật, Hà Nội, 1993.
5. Đinh Xuân Thảo (1996), “Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay”, Luận án
tiến sĩ luật học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Cửu Việt, “Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí nhà
nước và pháp luật, số 11/1988.
7. X. X, Alexêp, Lý luận chung về pháp luật, tập 2, Nxb Pháp lý, Matxcơva, 1982 (
bản tiếng Nga).



×