Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Rực rỡ hoa vàng San Jose… ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.07 KB, 16 trang )



Rực rỡ hoa vàng San
Jose…

Thứ Sáu, 08/08/2008, Tuoitre.com.vn
Thật thú vị khi có dịp chạy xe hơi trên những con đường
cao tốc của bang California, Mỹ. Từ Little Sài Gòn, bạn
mua vé xe đò Hoàng - một trong hai hãng xe đò lớn nhất
của người Việt có uy tín chạy từ Nam đến Bắc Cali.


Những bức tường hoa

Bỏ ra 35 USD, bạn sẽ được một chỗ ngồi vô cùng êm ái, một
ổ bánh mì cỡ lớn và một chai nước suối mát lạnh. Bạn sẽ có
dịp chiêm ngưỡng quang cảnh của vùng Bắc Cali tuyệt đẹp,
dù cho bang này có khí hậu bán sa mạc, rất hiếm mưa. Trên
đường đi, bạn sẽ thấy những đồi cỏ bạt ngàn, những hồ nước
rộng lớn, rừng cây và những trang trại xanh tốt, khác hẳn với
quang cảnh phía Nam Cali.

Thung lũng hoa vàng

Càng gần đến San Jose, hai bên đường là những cánh đồng
thẳng tắp trồng các loại rau củ, những mái nhà phía xa và
những người nông dân đang thu hoạch không khác là bao so
với khung cảnh vùng Đà Lạt, Đơn Dương


Khu downtown ở San Jose



Mùa này, ở San Jose hoa đã vàng khắp nơi, trên đồi, dưới
dốc, bên vệ đường… Những cánh hoa li ti như hoa cải vàng,
vàng rực khắp đồi núi. Chính vì vậy mà người ta gọi San Jose
là thung lũng hoa vàng…. Người Việt ở Hoa Kỳ tập trung
nhiều nhất ở California, với khoảng hơn 700.000 người.
Trong bang California này, người ta phân biệt rõ ràng miền
Bắc và Nam: phía Nam có Santa Ana và San Diego, còn phía
Bắc là San Jose và San Francisco. San Jose là một trong ba
nơi mà người Việt định cư đông nhất, chỉ sau Little Sài Gòn
ở quận Cam và Houston ở Texas.

Được thành lập vào năm 1777, San Jose chịu ảnh hưởng
nhiều của nền văn hóa Tây Ban Nha, bởi khi ấy nơi đây là
những trang trại phục vụ hậu cần cho người Tây Ban Nha đi
tìm thuộc địa. San Jose thuở ban đầu chỉ là một trung tâm
nông nghiệp, có lẽ do đất đai ở đây rất màu mỡ.

Sau này, với sự tiến bộ vũ bão của khoa học kỹ thuật, San
Jose dần vươn mình và đặc biệt đến thập niên 1970, nơi đây
có một địa danh mới là Silicon Valley, do một nhà báo của tờ
Eletronic New tên là Don Hoefler đặt cho. Silicon Valley là
thung lũng điện tử đáng tự hào của nước Mỹ và đã nổi tiếng
khắp thế giới… Với diện tích 461 km2, dân số hơn một triệu
người, San Jose luôn được bầu chọn là thành phố an toàn
nhất của nước Mỹ, trong đó cộng đồng người Việt chiếm
khoảng 10% dân số (ước chừng hơn 100.000 người).

Thung lũng điện tử



Trụ sở của Yahoo trong Thung lũng điện tử

Nhờ sự phát triển của kỹ nghệ điện tử, Silicon Valley đã thu
hút một lượng lớn chất xám và tay nghề kỹ thuật cao đến đây
làm việc. Những công ty như Intel, Apple và Microsoft đều
đặt trụ sở ở đây. Không những vậy, Sun Micro System,
Oracle, Hewlett - Packard và rất nhiều đại gia về phần mềm
khác như Yahoo và Google đều đã có mặt ở nơi này. Vào
những năm cuối của thập niên trước, doanh thu hàng năm của
Silicon Valey đã lên tới 200 tỉ USD nhờ hoạt động tích cực
của khoảng 1.000 công ty.

California là một bang thường xuyên có động đất nên ở đây
không có nhiều tòa nhà chọc trời, nhưng khi chạy trên đường
cao tốc 101 North, từ xa đã có thể thấy những cao ốc có kiến
trúc đặc biệt và sáng đèn suốt ngày đêm. Lý do là ở Silicon
Valley không có quy định giờ giấc làm việc, mà người ta chỉ
tính hiệu quả công việc. Tại đây có Viện bảo tàng Sáng tạo
Kỹ thuật rất nổi tiếng, nơi trưng bày các sáng chế về công
nghệ điện tử từ trước đến nay.

Khi đến San Jose, du khách không thể bỏ qua Khu vườn Nhật
(Japanese Garden). Cộng đồng người Nhật ở đây đã tạo ra
một khu vườn tuyệt đẹp. Dưới những bóng cây tùng cổ thụ,
những suối nước ngoằn ngoèo róc rách với từng đàn cá vàng
bơi lững lờ, những chiếc cầu Nhật và đặc biệt là những chiếc
đèn đá và thảm cỏ xanh có mái ngói kiểu Nhật, khu trà đạo…
làm cho khu vườn này thật kỳ ảo khi đêm về. Đây cũng là nơi
người Việt hay lui tới những ngày cuối tuần để vui chơi, cắm

trại.

Stanford - đại học danh tiếng


Đại học Stanford nổi tiếng không chỉ ở nước Mỹ

Nếu đã có dịp đến San Jose, bạn hãy ghé thăm Trường đại
học Stanford, tọa lạc ở thành phố Paolo Alto, cách trung tâm
San Jose chưa đầy nửa giờ xe. Đây là nơi tập trung những
khu biệt thự của các tỉ phú, các nhà khoa học… Đại học
Stanford do phu nhân của tỉ phú xe lửa Leland Stanford sáng
lập, được xem là trường đại học cổ xưa của nước Mỹ. Nữ
ngoại trưởng Hoa Kỳ, tiến sĩ Condoleezza Rice từng là giáo
sư của trường và từ năm 1993 đến 1999 giữ chức vụ hiệu
trưởng.

Cùng với Harvard và Yale, Stanford thuộc số những trường
đại học nổi tiếng nhất của đất nước này vì đã từng đào tạo ra
nhiều nhân vật kiệt xuất, trong đó có nhiều nhà khoa học đã
đoạt giải Nobel. Đây cũng là ngôi trường cho “ra lò” nhiều tỉ
phú tương lai nhất của nước Mỹ (30 người). Hai đồng sáng
lập của Google cũng từng là sinh viên ngôi trường này.

Stanford còn tự hào là ngôi trường có diện tích lớn thứ hai
trên thế giới (8.180 mẫu). Nếu đi xuyên qua những khu rừng,
du khách sẽ được thấy những khu campus tuyệt đẹp. Ngôi
trường cổ kính với mái ngói và kiến trúc đá rất đẹp, đặc biệt
trong khuôn viên có ngọn tháp đá Hoover Tower cao 285m,
một quảng trường xây theo kiểu La Mã, một ngôi thánh

đường nhỏ mà các cô dâu chú rể người Việt ở San Jose
thường đến chụp ảnh cưới kỷ niệm. Hoover Tower cũng là
tòa nhà lưu giữ những văn kiện liên quan đến chiến tranh của
nước Mỹ…


Người Việt tổ chức Tết ở San Jose

Người Việt ở San Jose theo thống kê năm 2000 có 82.000
người, còn bây giờ đã trên 100.000. Đi trên đường Story và
đường Tully, có vô số những biển hiệu bán hàng của người
Việt, từ dịch vụ bất động sản đến văn phòng luật sư, các tiệm
ăn, nhà hàng mọc lên san sát, giống như khu Little Sài Gòn ở
Santa Ana hoặc khu Grand Century Mall chuyên bán các đồ
lưu niệm, các cửa hàng băng đĩa, vàng bạc… Phần lớn cửa
hàng ở đây đều ăn nên làm ra.

Ngược lại với khu Century Mall, khu thương xá Lion lại có
những văn phòng dịch vụ du lịch, tiệm bánh mì nóng, hủ tiếu,
phở, bánh cuốn, bún bò…, thường được người Việt lớn tuổi
đến ăn sáng, uống cà phê, đọc báo đến trưa hoặc chiều mới
về. San Jose còn có khu chợ trời lớn nhất nước Mỹ, trên
đường Berryessa, cũng là nơi cộng đồng người Việt hay gặp
gỡ trong những ngày cuối tuần. Ở đây không thiếu thứ gì, từ
chiếc bàn chải đánh răng với giá rẻ hơn trong các chợ Mỹ,
đến những chiếc môtơ công suất lớn hay những chiếc du
thuyền nhỏ thả trên mặt vịnh.


Tòa thị chính thành phố San Jose đặc biệt với kiến trúc bằng

nhôm

Nhờ khí hậu khá lý tưởng, dễ kiếm việc làm, San Jose thu hút
được rất nhiều người Việt từ các bang khác đến đây làm ăn.
Ở các bang khác, một người lao động chân tay chỉ kiếm được
8 USD/giờ, nhưng ở đây có thể được trả đến 13 USD. Chỉ có
một cái khó là giá thuê nhà vô cùng cao, cao nhất nước Mỹ.

Dù thời điểm này giá nhà đã bị rớt xuống nhưng muốn mua
một căn nhà bình thường cũng phải bỏ khoảng gần nửa triệu
USD, trong khi số tiền đó ở Texas có thể mua được hai căn
như vậy. Những năm gần đây, ngành điện tử đang đi xuống
nên nhiều người Việt bắt đầu “move”, tức là chạy đến bang
khác, làm ăn.


Công viên Alum Rock

Cái “xem được” ở San Jose không ít, ví dụ Bảo tàng Trẻ em
(Children Discovery Museum), Bảo tàng Lịch sử (nơi trưng
bày các xác ướp Ai Cập), công viên Alum Rock Park, hồ
Cunningham, vườn Nhật…

Chúng tôi rời San Jose trong một ngày lạnh. Sương sớm vẫn
còn lãng đãng phủ khắp thung lũng. Những ngôi nhà trên
ngọn đồi cao như những vì sao lung linh trên nền trời xanh
nhạt. Tạm biệt San Jose với sắc hoa vàng rực rỡ…
Kinh tế

Sau một thập niên phát triển đáng kể với mức tăng trưởng

khoảng 8% mỗi năm, kinh tế Chile kể từ năm 1999 bước
sang thời kỳ giảm sút vì tình hình suy thoái hoàn cầu liên
quan đến cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á năm 1997.
Kinh tế Chile phát triển ở mức thấp đến năm 2003 thì bắt đầu
có dấu hiệu hồi phục rõ rệt khi mức tăng trưởng tổng sản
lượng quốc nội đạt 4%, rồi 6% năm 2004. Tuy nhiên vì giá
nhiên liệu đắt đỏ và nhu cầu tiêu thụ quốc nội còn yếu kém
nên kinh tế Chile vẫn chưa rực rỡ lắm.

Trong gần 30 năm qua Chile theo đuổi chính sách kinh tế cân
bằng. Chính phủ quân đội trong thời kỳ 1973-90 đã cho tư
hữu hóa nhiều cơ sở quốc doanh. Ba chính phủ dân sự kế tiếp
cũng theo con đường đó nhưng ở tốc độ chậm hơn. Chính
phủ Chile từ đó chỉ nắm giữ vai trò điều hành hạn chế ngoại
trừ vài trường hợp như việc sở hữu công ty đồng CODELCO.
Chile kiên quyết theo đuổi tự do mậu dịch và đã ký kết một
số hiệp ước tự do mậu dịch (free trade agreement) với Hoa
Kỳ, khối Liên Âu, Nhật Bản, Nam Hàn, New Zealand,
Singapore, Brunei và Hoa lục.

Mức thất nghiệp vào thập niên 1990 ở 7% đã tăng lên 9-10%
sau năm 1999. Với nền kinh tế Chile hồi phục, mức thất
nghiệp tính đến Tháng Tám năm 2006 đã tụt xuống 6,8%.
Tăng trưởng lợi tức tiếp tục vượt trên mức giá cả lạm phát
(không quá 5% kể từ năm 1998) nên đời sống dân chúng dần
khá hơn. Biến chuyển này được phản ảnh với số người sống
ở dưới ngạch bần cùng giảm từ 45,1% năm 1987 xuống còn
13,7% năm 2006 và đồng peso (Chile) tăng giá so với đồng
Mỹ kim. Tuy nhiên Chile vẫn phải đối phó với mức chênh
lệch giàu nghèo rất lớn.

Ngoại thương

Năm 2006 là năm kỷ lục cho ngành ngoại thương Chile với
mức tăng trưởng 31% so với năm 2005. Giá trị hàng hóa xuất
cảng tăng 41%, tổng cộng là $58 tỷ Mỹ kim, trong số đó
$33,3 tỷ là từ quặng mỏ đồng. Giá trị hàng nhập cảng là $35
tỷ Mỹ kim, tăng 17% so với 2005. Cán cân mậu dịch ngả về
phía Chile với số bội thu $23 tỷ Mỹ kim.

Bạn hàng chính của Chile theo thứ tự là các nước châu Mỹ
(42%), các nước châu Á (30%) và châu Âu (24%). Thị
trường quốc tế lớn nhất đối với Chile là Hoa kỳ, phần vì
"Hiệp ước Tự do Mậu dịch Hoa Kỳ Chile" có hiệu lực từ
Tháng Giêng năm 2004 đã mở rộng thương trường cho các
sản phẩm. Tổng giá trị hàng hóa trao đổi song phương là
$14,8 tỷ, tăng 60% so với thời kỳ trước hiệp ước. Trong vòng
12 năm nữa nếu theo đúng kế hoạch thì các ngạch thuế hải
quan sẽ lần lượt bị bãi bỏ hoàn toàn giữa Hoa Kỳ và Chile.
Việc này sẽ càng thúc đẩy ngành xuất nhập cảng song
phương.

Đối với Á châu, các nước Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa lục là
những bạn hàng lớn nhất. Riêng với Hoa lục giá trị mậu dịch
là $8,8 tỷ Mỹ kim, chiếm 66% giá trị hàng hóa Chile trao đổi
với miền Viễn Đông.

Ngành nhập cảng Chile phần lớn mua hàng từ các nước châu
Mỹ (54%), trong đó khối Mercosur cung cấp $9,1 tỷ và Hoa
Kỳ $5,5 tỷ Mỹ kim. Khối Liên Âu bán cho Chile $5,2 tỷ Mỹ
kim và Hoa lục $3,6 tỷ.


Hàng xuất cảng của Chile xưa nay trông cậy vào quặng mỏ
đồng (do công ty quốc doanh CODELCO khai thác) với khả
năng cung cấp cho thị trường quốc tế trong 200 năm nữa.
Tuy vậy Chile đã cố gắng mở rộng loại hàng xuất cảng như
lâm sản, trái cây, đồ biển, rượu vang và các thức ăn chế biến
khác.

×