Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

KHẢO SÁT BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN TIỀN GIANG NĂM 2020. Bs. CKII. Lê Thuý Phượng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.72 KB, 17 trang )

KHẢO SÁT BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC
NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN TIỀN GIANG NĂM 2020
Bs CKII Lê Thuý Phƣợng.
Tóm tắt
Đặt vấn đề và mục tiêu: Bệnh tim mạch là bệnh đồng mắc thường xuyên và quan trọng
trong BPTNMT, có liên quan đến đợt cấp nặng và nhiều triệu chứng làm cho bệnh có tiên
lượng xấu và khó khăn trong điều trị. Bệnh lý tim mạch nào thường xuất hiện trong đợt
cấp BPTNMT hiện nay chưa được nghiên cứu sâu về bệnh lý tim mạch trong đợt cấp
BPTNMT. Do đó chúng tơi nghiên cứu đề tài này, với mục tiêu là xác định tỷ lệ các bệnh
lý tim mạch và mối liên quan bệnh lý tim mạch và đợt cấp BPTNMT. Nhằm góp thêm sự
hiểu biết để chú ý phát hiện, đánh giá và có những biện pháp điều trị thích hợp.
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mơ tả có phân tích ở bệnh nhân BPTNMT tại
bệnh viện Đa khoa Tiền Giang từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2020.
Kết quả: Trên cơ sở 120 bệnh nhân BPTNMT nhận thấy:
 Đặc điểm Bệnh nhân BPTNMT:
- Bệnh nhân có tuổi trung bình là 72,5 tuổi, với có 90% hơn 60 tuổi.
- Tiền sử hút thuốc lá 100% và bệnh lao phổi cũ 17,5%.
- Các bệnh đồng mắc: Tăng huyết áp 64,1%; kế đến Bệnh tim thiếu máu cục bộ
57,5%; cushing do thuốc 68,3%; Loãng xương (Tcore < - 2,5) 44,1% và đái tháo đường
23,3%.
- Bệnh nhập viện ở nhóm D (67,5%), và nhóm C (32,5%), đợt cấp mức độ trung
bình chủ yếu (68,3%), mức độ nặng (28,3%).


Mối liên quan bệnh lý tim mạch và đợt cấp BPTNMT

Trong đợt cấp BPTNMT có kèm theo các bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp 77,5%
; thiếu máu cơ tim 59,1%; suy tim phải 51,6%; tăng áp phổi 35%; suy tim trái (EF<50)
là 31,6% và các rối loạn nhịp: Nhịp nhanh xoang 80,3%; Ngoại tâm thu nhỉ 30,8% ;
Ngoại tâm thu thất 15,8%; rung nhĩ 13,3%.
Tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, Suy tim phải, nhịp nhanh xoang có liên


quan đến mức độ nặng của đợt cấp và làm cho đợt cấp có nhiều triệu chứng với (p<
0,05). Ngoài ra suy tim trái EF <50 cũng làm cho đợt cấp nặng hơn (P= 0.00)
Kết luận: Bệnh tim mạch là bệnh đồng mắc thường xuyên và quan trọng trong BPTNMT
có liên quan đến tiên lượng xấu, nhiều triệu chứng và khả năng gắng sức kém hơn nên cần
được chú ý phát hiện, đánh giá và có những biện pháp điều trị thích hợp.


RESEARCH ON CARDIOVASCULAR PATHOGIES IN PATIENTS WITH
EXACERBATION OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE IN TIEN
GIANG HOSPITAL IN 2020
Summary
Background and Aim: Cardiovascular disease is a frequent and important co-morbid
disease in Chronic obstructive pulmonary disease associated with severe exacerbations
and many symptoms, making the disease a poor prognosis and difficult to treat. The
cardiovascular disease that often appear during the current exacerbations of Chronic
obstructive pulmonary disease have not been studied in depth about the cardiovascular
disease during the exacerbation of Chronic obstructive pulmonary disease. Therefore, we
study this topic, with the aim of determining the incidence of cardiovascular diseases and
the Relationship between cardiovascular disease and the exacerbation of Chronic
obstructive pulmonary disease. To contribute more understanding to detect, evaluate and
take appropriate treatment.
Patients and Methods: Cross – sectional analysis and description are patients with acute
exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease in Tien Giang general hospital in
2020.
Results: Based on 120 patients with chronic obstructive pulmonary disease show that:
Characteristics of the Patient with chronic obstructive pulmonary disease:
The Patient with chronic obstructive pulmonary disease has an average age of
72.5 years, with 90% over 60 years old.
- 100% smoking history and 17.5% old tuberculosis.
- Co-infected diseases: Hypertension 64.1%; ischemic heart disease 57.5%; drug

Cushing 68.3%; Osteoporosis (Tcore <- 2.5) 44.1% and type 2 diabetes mellitus 23.3%.
- Hospital was admitted in group D (67.5%), and group C (32.5%), with primary
moderate exacerbation (68.3%), severe severity (28.3%).
• The relationship between these Cardiovascular diseases with acute exacerbation of
chronic obstructive pulmonary disease.
During the exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease accompanied
by cardiovascular diseases: Increased blood pressure 77.5%; ischemic heart disease
59.1%; right heart failure 51.6%; pulmonary hypertension 35%; left heart failure (EF
<50) 31.6% and arrhythmias: sinus tachycardia 80.3%; External systole is 30.8%;
Ventricular extrasystole 15.8%; Atrial fibrillation 13.3%.
Hypertension, ischemic heart disease, Right-sided heart failure, and sinus
tachycardia were associated with the severity of the exacerbation and made the
exacerbation more symptomatic with (p <0.05). In addition, heart failure EF <50 also
makes exacerbations worse (P = 0.00)
Conclusion: Cardiovascular disease is an important and frequent co-morbid disease in
chronic obstructive pulmonary disease that is associated with poor prognosis, more
symptoms and less exercise, so it needs attention to detect, evaluate and appropriate
treatment measures.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) được xem là vấn đề sức khoẻ cộng đồng
có tính tồn cầu. Tỷ lệ mắc đang có chiều hướng tăng lên. Theo Tổ chức y tế thế giới nhận
định rằng, BPTNMT hiện nay đang là một trong một trong số các bệnh có tỷ lệ mắc và tử
vong cao nhất. Năm 2020, BPTNMT là bệnh gây tàn phế đứng hàng thứ 5 và là nguyên
nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh mạch vành, mạch não, bệnh ung thư.
Đợt cấp của BPTNMT là những đợt diễn biến nặng lên của triệu chứng và là hiện
tượng xảy ra tất yếu trong tiến trình diễn biến tự nhiên của BPTNMT, đợt cấp BPTNMT
khơng chỉ làm cho tiến trình bệnh BPTNMT xấu đi mà cịn gia tăng gánh nặng chăm sóc
và chi phí y tế, cũng là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tử vong trong bệnh lý này. Trong

tiến trình diễn tiến bệnh BPTNMT càng ở giai đoạn nặng, càng có nhiều đợt cấp. Thực tế
cho thấy bệnh tim mạch là bệnh đồng mắc thường xuyên và quan trọng trong BPTNMT.
Đặc biệt trong đợt cấp BPTNMT có nhiều triệu chứng khi nhập viện trong đợt cấp như:
khó thở, nặng ngực, đơn thuần không chỉ do nguyên nhân viêm nhiễm cấp tính ở tại phổi
mà có thể do tình trạng nặng lên của bệnh tim mạch đồng mắc và và có tỷ lệ tái phát đợt
cấp sau xuất viện rất cao có người phải nhập viện rất nhiều lần trong năm.
Trong thực hành lâm sàng chúng tôi thấy những bệnh nhân có cả bệnh lý hơ hấp
lẫn bệnh tim mạch gây khơng ít khó khăn trong tiếp cận chẩn đốn, xử trí ban đầu. Sự kết
hợp đồng thời của bệnh phổi và bệnh tim mạch thường làm người bệnh có nhiều triệu
chứng hơn, kết cục lâm sàng xấu hơn, đôi khi các bác sĩ còn e ngại trong điều trị bởi ảnh
hưởng của các thuốc điều trị BPTNMT trên bệnh tim mạch cũng như ảnh hưởng của các
thuốc tim mạch đối với bệnh BPTNMT. Từ thực tế đó, câu hỏi đặt ra là bệnh lý tim mạch
nào thường xuất hiện trong đợt cấp BPTNMT? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Khảo sát bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT tại Bệnh
viện Đa Khoa Tiền Giang năm 2020” với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch xảy ra trong đợt cấp BPTNMT.
2. Xác định mối liên quan bệnh lý tim mạch và mức độ nặng của đợt cấp
BPTNMT.
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT nhập viện vì đợt cấp
tại bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2020.
2.1.1. Tiêu chí chọn mẫu
- Chọn tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp BPTNMT nhập viện tại bệnh
viện Đa Khoa Tiền Giang.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chí loại trừ


- Những bệnh nhân có các bệnh kèm theo như: suy thận nặng, thiếu máu mạn, bệnh
tai biến mạch máu não, khơng tiếp xúc được, bệnh lý ác tính.

- Những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích
2.2.2. Cỡ mẫu
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu được tính theo cơng thức:
(Z 1 -  / 2) 2 . p (1 – p)
n =
c2
Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu
Z2(1-/2) = 1,96 tương ứng độ tin cậy 95%
p: Tỷ lệ bệnh lý tim mạch bệnh nhân BPTNM, chọn p = 50% (vì chưa có nghiên
cứu nào trước đây).
c: Sai số cho phép, chọn c = 0,09
Thế vào công thức trên:
1,962 x 0,5 x (1 - 0,5)
n =

------------------------------- = 118
0,092

Thay vào cơng thức tính được n = 118. Mẫu của chúng tôi là 120.
2.2.3.Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu tiện ích, khơng xác suất.
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.3.1. Chuẩn chẩn đoán BPTNMT
- Khám lâm sàng: các dấu hiệu lâm sàng.
- Chỉ số FEV1/ FVC sau thuốc giãn phế quản < 70% giá trị ước tính. Phân bậc giai
đoạn BPTNMT bằng kết quả FEV1 được đo trong khoảng thời gian 6 tháng trước nhập



viện. Những trường hợp chưa được chẩn đoán BPTNMT trước nhập viện sẽ được khám
và đo hô hấp ký sau điều trị ổn định.
*Chẩn đoán đợt cấp BPTNMT: đợt cấp là tình trạng nặng lên cấp tính so với tình
trạng nền của bệnh nhân và là lý do khiến bệnh nhân nhập viện. Mức độ nặng của đợt
cấp (Anthonisen / hội hô hấp châu âu). Tất cả bệnh nhân đều chụp X quang ngực có hình
ảnh ứ khí ở phổi.
*Mức độ tắc nghẻn dựa trên FEV1 sau test dãn phế quản (GOLD năm 2014):
Tắc nghẻn nhẹ (I): FEV1 > 80% giá trị dự đốn
Tắc nghẻn trung bình (II): 80% > FEV1 ≥ 50% giá trị dự đoán
Tắc nghẻn nặng (III): 50 % > FEV1 ≥ 30% giá trị dự đoán
Tắc nghẻn rất nặng (IV): FEV1 < 30% giá trị dự đoán
2.3.4 Tiêu chuẩn đoán các bệnh lý tim mạch:
-

Tăng huyết áp: Theo Tổ Chức Y Tế Thế giới: HA ≥ 140/90mmHg đo nhiều lần hoặc
kết hợp với tiền sử tăng huyết áp.

-

Thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim: điện tâm đồ, siêu âm tim.

-

Suy tim, tăng áp phổi: siêu âm tim.

2.4. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5
III. KẾT QUẢ
Qua phân tích số liệu từ 120 bệnh nhân đợt cấp BPTNMT, kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
3.1.1. Tuổi và giới

3.1.1.1. Tuổi: tuổi nhỏ nhất là 52, tuổi lớn nhất là 94, tuổi trung bình là 72,5  10,01.
3.1.1.2. Giới tính: tất cả điều là nam giới
3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi
Tuổi

52-60
tuổi

61 – 70
tuổi

71-80
tuổi

81-90
tuổi

n (%)

n (%)

n (%)

n (%)

> 90 tuổi
n (%)

Tổng

số
n (%)


12

33

47

24

4

120

(10)

(27,5)

(39.2)

(20)

(3,3)

(100)

BN


Bệnh nhân BPTNMT có tỷ lệ cao nhất ở tuổi từ 71-80 tuổi 39,2%. Từ 52 tuổi trở lên
thì BPTNMT có tỷ lệ tăng dần theo tuổi, nhưng giảm xuống ở tuổi sau 80 tuổi.
3.1.3.Kinh tế gia đình.
Bảng 3.2 Kinh tế gia đình.
Kinh tế gia
đình.

Nghèo

Trung bình

Khá

Giàu

Tổng số

n (%)

n (%)

n (%)

n (%)

n (%)

23

82


15

0

120

(19,2)

(68,3)

(2,5)

(0)

(100)

Nam

Bệnh nhân BPTNMT có kinh tế trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 68,3%; kế đến là
kinh tế nghèo 19,3%; chỉ có 12,5% bệnh nhân có kinh tế khá và khơng có bệnh nhân nào
có kinh tế giàu.
3.1.4. Tiền sử của bản thân bệnh nhân
Bảng 3.3 Tiền sử của bản thân bệnh nhân.
Tiền sử bản thân

Lao

Tổng số


n (%)

n (%)

n (%)

99(82,5)

120 (100)

120(100)

0(0)

120 (100)

33(27,5)

87(72,5)

120 (100)

77(64,1)

43(35,9)

120 (100)

Bệnh tim thiếu máu 69 (57,5)
cục bộ


51(42,5)

120 (100)

Đái tháo đường

28(23,3)

92(76,7)

120 (100)

Cushing do thuốc

82(68,3)

38(31,7)

120 (100)

THA

đồng

Không

21(17,5)

Yếu tố nguy cơ Hút thuốc lá

BPTNMT
Cịn hút thuốc

Bệnh
mắc




Lỗng xương
Tcore < -2,5

53(44,1)

67(55,9)

120 (100)

Bệnh nhân BPTNMT có tiền sử bệnh lao phổi 17,5%; tiền sử hút thuốc lá là 100% ,
trong đó vẫn cịn hút thuốc là 27,5%. Đồng thời kèm theo các bệnh đồng mắc: Tăng huyết
áp chiếm tỷ lệ cao nhất 64,1%; kế đến Bệnh tim thiếu máu cục bộ 57,5%; Cushing do
thuốc 68,3%; Loãng xương (Tcore < -2,5) 44,1% và đái tháo đường 23,3%.
3.1.5. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân BPTNMT nhập viện
Bảng 3.4 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân BPTNMT nhập viện.
Đặc điểm của bệnh nhân

Số BN

Tỷ lệ (%)


Chỉ số BMI

<18,5

15

(12,5)

kg/m2

18,5 - <23

88

(73,3)

≥ 23

17

(14,2)

A

0

(0)

theo B


0

(0)

C

39

(32,5)

D

81

(67,5)

4

(3,4)

82

(68,3)

34

(28,3)

Chẩn đốn
GOLD 2011


Mức độ nặng của Nhẹ
đợt
cấp
theo
Trung bình
Anthonisen
Nặng

Bệnh nhân BPTNMT có BMI < 18,5 kg/m2 là 15 BN (12,5%) và 14,2% là thừa cân.
Bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp có nhiều triệu chứng (nhóm D) chiếm tỷ lệ 67,5% và
nhóm có ít triệu chứng (nhóm C) chiếm tỷ lệ 32,5%. Mức độ nặng của đợt cấp phân theo
Anthonisen: Mức độ trung bình 68,3%; Mức độ nặng 28,3%.
3.1.6. Số đợt cấp phải nhập viện trong năm qua và giai đoạn BPTNMT (theo mức độ
tắt nghẻn đƣờng thở GOLD 2011):
Bảng 3.5: Số lần nhập viện trong năm qua và giai đoạn BPTNMT


Giai đoạn/ số lần
nhập viện
1-3 lần
4-6 lần
7-9 lấn
10 lần
Tổng số

GĐ I
n(%)
0
0

0
0
0

GĐ II
n(%)
4(100)
0
0
0
4(3,3)

GĐIII
n(%)
29(40,8)
42(59,2)
0
0
71(59,2)

GĐ IV
n(%)
0
22(48,9)
18(40)
5(11,1)
45(37,5)

Tổng số
n(%)

33(27,5)
64(53,3)
18(15)
5(4,2)
120(100)

Qua nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân nhập viện chủ yếu là giai đoạn III là
71(59,2%), kế đến là giai đoạn IV là 45(37,5%), giai đoạn II có tỷ lệ nhỏ 4(3,3%), khơng
có bệnh nhân ở giai đoạn I. Bệnh nhân BPTNMT ở giai đoạn III nhập viện chủ yếu dưới 6
lần trong năm. Trong đó 4-6 lần trong năm 42(59,2%) chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến nhập
viện 1-3 lần trong năm 29(40,8%). Bệnh nhân BPTNMT ở giai đoạn IV nhập viện trong
năm từ 4 lần trở lên. Trong đó nhiều nhất 4-6 lần 22(48,9%), kế đến là 7-9 lần 18(40%),
và có 5(11,1%) nhập viện 10 lần trong năm.
3.2. Tỷ lệ các bệnh lý tim mạch xảy ra trong đợt cấp BPTNMT.
Bảng 3.6: Tỷ lệ các bệnh lý tim mạch xảy ra trong đợt cấp BPTNMT.
Bệnh tim mạch
/BPTNMT

Có bệnh
n(%)

Khơng bệnh
n(%)

THA

93(77,5)

27(22,5)


Bệnh tim thiếu máu cục bộ

71(59,1)

49(40,9)

Suy tim EF <50

38(31,6)

82(68,4)

Suy tim phải

62(51,6)

58(48,4)

Tăng áp phổi

42(35)

78(65)

Rung nhĩ

16 (13,3)

104(86,7)


Ngoại tâm thu thất

19(15,8)

101(84,2)

Ngoại tâm thu nhỉ

37(30,8)

83(69,2)

Nhịp nhanh xoang

97(80,3)

23(19,7)

Rối loạn nhịp


Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy trong đợt cấp BPTNMT có kèm theo
các bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp 77,5% ; Bệnh tim thiếu máu cục bộ 59,1%; suy tim
phải 51,6%; tăng áp phổi 35%; Suy tim trái (EF<50) là 31,6% và các rối loạn nhịp: Nhịp
nhanh xoang 80,3%; Ngoại tâm thu nhỉ 30,8% ; Ngoại tâm thu thất 15,8%; Rung nhĩ
13,3%.
3.3. Mối liên quan bệnh lý tim mạch và đợt cấp BPTNMT.
3.3.1. Mối liên quan bệnh lý tim mạch và mức độ nặng của đợt cấp BPTNMT
Bảng 3.7. Mối liên quan bệnh lý tim mạch và mức độ nặng của đợt cấp BPTNMT
Bệnh lý tim mạch


Nhóm bệnh
Nặng
n(%)

Tổng số

Trung
bình,nhẹ

P

n(%)

n(%)
Tăng huyết Có
áp
Khơng

31(91,2)

62(72)

93(77,5)

3(8,8)

24(28)

27(22,5)


Bệnh
tim Có
thiếu máu
Khơng
cục bộ

34(100)

37(43)

71(59,1)

0(0)

49(57)

Suy tim EF Có
<50
Khơng

34(100)

4(4,6)

38(31,6)

0(0)

82(95,4)


82(68,4)

Suy tim phải Có

29(85,3)

33(38,7)

62(51,6)

Khơng

5(14,7)

53(61,3)

58(48,4)



16(47,1)

0(0)

16 (13,3)

Khơng

18(52,9)


86(100)

104(86,7)

Ngoại tâm Có
thu thất
Khơng

19(55,9)

0(0)

19(15,8)

15(44,1)

86(100)

101(84,2)

Ngoại tâm Có
thu nhỉ
Khơng

22(64,7)

15(17,4)

37(30,8)


12(35,3)

71(82,6)

83(69,2)

Nhịp nhanh Có
xoang
Khơng

34(100)

63(73,3)

97(80,3)

0(0)

23(26,7)

23(19,7)

Rung nhĩ

0,038

0,024

49(40,9)

0,00

0,012

0,62

0,34

0,18

0,04


Tổng

34(100)

86(100)

120(100)

Nhìn chung bệnh nhân đợt cấp BPTNMT có tăng huyết áp, Bệnh tim thiếu máu cục
bộ; Suy tim trái EF <50, Suy tim phải, Ngoại tâm thu thất, Ngoại tâm thu nhỉ, Nhịp nhanh
xoang làm cho đợt cấp BPTNMT nặng lên. Tuy nhiên Tăng huyết áp, Bệnh tim thiếu máu
cục bộ, Suy tim trái EF <50, Suy tim phải, nhịp nhanh xoang là có ý nghĩa thống kê
(p=0,038; 0,024; 0,00; 0,012; 0,04).
4.3.1. Mối liên quan bệnh lý tim mạch và đợt cấp BPTNMT có nhiều triệu chứng.
Bảng 3.7 Mối liên quan bệnh lý tim mạch và đợt cấp BPTNMT có nhiều triệu chứng.
Bệnh lý tim mạch


Nhóm bệnh
Nhiều triệu
chứng (D) n(%)

Ít triệu chứng
(C)n(%)

Tổng số
n(%)

Tăng huyết Có
áp
Khơng

68(84)

25(64)

93(77,5)

13(16)

14(36)

27(22,5)

Bệnh tim Có
thiếu máu
Khơng
cục bộ


65(80,2)

6(15,4)

71(59,1)

16(19,8)

33(84,6)

Suy tim EF Có
<50
Khơng

38(46,9)

0(0)

38(31,6)

43(53,1)

39(100)

82(68,4)

62(76,5)

0(0)


62(51,6)

Khơng

19(23,5)

39()

58(48,4)



15(18,5)

1(2,6)

16 (13,3)

Khơng

66(81,5)

38(97,4)

104(86,7)

Ngoại tâm Có
thu thất
Khơng


13(16)

6(15,4)

19(15,8)

68(84)

33(84,6)

101(84,2)

Ngoại tâm Có
thu nhỉ
Khơng

35(43,2)

2(5,1)

37(30,8)

46(56,8)

37(94,9)

83(69,2)

Nhịp nhanh Có

xoang
Khơng

78(96,3)

19(48,7)

97(80,3)

3(3,7)

20(51,3)

23(19,7)

Suy
phải

tim Có

Rung nhĩ

P

0,013

0,025

49(40,9)
0,33


0,01

0,19

0,16

0,41

0,015


Tổng

81(100)

39(100)

120(100)

Bệnh nhân đợt cấp BPTNMT có Tăng huyết áp, Bệnh tim thiếu máu cục bộ, Suy
tim phải, Nhịp nhanh xoang làm cho đợt cấp BPTNMT có nhiều triệu chứng hơn. Tuy
nhiên tăng huyết áp, Bệnh tim thiếu máu cục bộ, có Suy tim trái EF <50, Suy tim phải,
Nhịp nhanh xoang là có ý nghĩa thống kê (p=0,013; 0,025; 0,01; 0,015).
IV. BÀN LUẬN:
4.1. Đặc điểm chung:
Trong nghiên cứu tuổi trung bình 72,5 tuổi, với 120 bệnh nhân thì có 90% hơn 60
tuổi. BPTNMT có tỷ lệ tăng dần từ 52 đến 80 tuổi. Trong đó tuổi từ 71-80 tuổi có tỷ lệ cao
nhất 39,2%. Nhưng giảm xuống sau 80 tuổi, có thể do người Việt Nam tuổi thọ chưa cao.
Nhóm nghiên cứu của chúng tơi tồn là nam giới. Điều này cũng phù hợp BPTNMT chủ

yếu xảy ra ở nam giới lớn tuổi. Các tác giả đều khẳng định tần suất mắc bệnh BPTNMT
tăng dần theo tuổi là đặc điểm quan trọng hàng đầu của BPTNMT, do tích lũy nhiều yếu
tố nguy cơ và sự sụt giảm chức năng hô hấp tự nhiên của người lớn tuổi [10].
Bệnh nhân BPTNMT (Bảng 3.2) có kinh tế trung bình chiếm tỷ lệ 68,3%; kế đến
là kinh tế nghèo 19,3%; chỉ có 12,5% bệnh nhân có kinh tế khá và khơng có bệnh nhân
giàu. Điều này phù hợp với. BPTNMT là bệnh lý rất tốn kém, chi phí cao nên khó có
bệnh nhân BPTNMT có kinh tế giàu.
Tiền sử của bản thân bệnh nhân (Bảng 3.3) về yếu tố nguy cơ: Bệnh nhân
BPTNMT có tiền sử hút thuốc lá100%; và có tiền sử bệnh lao phổi 17,5%. Điều này phù
hợp với khuyến cáo của GOLD là trên 90% bệnh nhân BPTNMT có hút thuốc lá [10].
BPTNMT xảy ra ở người lớn tuổi, cũng là bệnh toàn thân nên ảnh hưởng nhiều cơ
quan trong cơ thể do đó có nhiều bệnh đồng mắc đi kèm. Về tiền căn, nhóm BPTNMT có
các bệnh tim mạch đồng mắc như: Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 64,1%; Bệnh tim
thiếu máu cục bộ 57,5%. Bệnh tim mạch được xem là nhóm bệnh đồng mắc thường gặp
nhất ở bệnh nhân BPTNMT, trong đó phổ biến nhất là Bệnh tăng huyết áp, suy tim mạn
và bệnh mạch vành. Nguy cơ mắc bệnh suy tim mạn trên bệnh nhân BPTNMT là 4,5 so
sánh với nhóm chứng có độ tuổi tương ứng [8], có thể do tần suất các bệnh này thường
tăng theo tuổi và có cùng yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá.
Tiền sử các bệnh đồng mắc khác: cushing do thuốc 68,3%; Loãng xương (Tcore < 2,5) 44,1% và đái tháo đường 23,3%. Đây là những bệnh đồng mắc khá phổ biến trên
bệnh nhân BPTNMT. Vì hai loại thuốc chủ yếu dùng trong điều trị BPTNMT là thuốc
đồng vận β2 và corticosteroid đều có ảnh hưởng đến chuyển hóa đường. Đồng vận β2 làm
tăng ly giải đường cịn corticosteroid làm tăng đường huyết thơng qua việc kích thích tạo
đường ở gan và giảm sử dụng đường ở ngoại biên, tăng thoái giáng protein và lipid dẫn
đến gia tăng tân tạo đường. Corticosteroid ảnh hưởng xấu đến kiểm sốt đường huyết và
gây nên hình ảnh Cushing và Tăng huyết áp, Loãng xương. Nhiều nghiên cứu chứng minh
ở bệnh nhân BPTNMT có hiện tượng gia tăng các cytokin viêm không chỉ ở phổi mà ở


mức độ toàn thể, bao gồm tumor necrosis factor alpha (TNF-α), interleukin 6 (IL6),
interleukin 8 (IL8), C-reactive protein (CRP) [14]. Các tổn thương ngồi phổi được xem là

có liên quan đến tình trạng viêm tồn thể của BPTNMT, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư
phổi, sụt cân, loãng xương và đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cũng cho
thấy bệnh nhân BPTNMT thường có tăng khả năng xuất hiện các bệnh lý đồng mắc. Một
nghiên cứu ở Hà lan thực hiện trên 290 bệnh nhân BPTNMT có mức độ tắc nghẽn luồng
khí từ nhẹ đến nặng cho thấy bệnh nhân ở nhóm BPTNMT có khả năng mắc ít nhất 3 bệnh
lý đồng mắc so với nhóm đối tượng có độ tuổi tương ứng nhưng khơng mắc BPTNMT
[5]. Tần suất của các bệnh lý đồng mắc có khác biệt nhau giữa các nghiên cứu khác nhau,
do các đánh giá và chẩn đoán các bệnh lý đồng mắc khác nhau và phân bố dân số nghiên
cứu khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy bệnh tim mạch là bệnh lý
đồng mắc phổ biến nhất, trong đó đứng hàng đầu là suy tim mạn. Các bệnh lý đồng mắc
thường gặp khác là cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, loãng
xương...
4.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân BPTNMT nhập viện
Mặc dù mức độ tắc nghẽn luồng khí là một trong những điểm mấu chốt trong phân độ
và đánh giá bệnh, những bệnh nhân ở cùng độ nặng thường có triệu chứng và nguy cơ tử
vong khác nhau. Bên cạnh những tổn thương sinh lý bệnh tại phổi cịn có một số ảnh
hưởng đáng kể ngoài phổi và các ảnh hưởng ngoài phổi này có thể góp phần làm nặng
thêm tình trạng của người bệnh.Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy (Bảng 3.4) Bệnh
nhân nhập viện vì đợt cấp với nhiều triệu chứng (nhóm D) 67,5%, và nhóm ít triệu chứng
(nhóm C) là 32,5%. Tương tự phân giai đoạn theo mức độ tắc nghẻn (GOLD 2011) (Bảng
3.5) Bệnh nhân giai đoạn III là 71(59,2%); kế đến là giai đoạn IV là 45(37,5%); giai đoạn
II có tỷ lệ nhỏ 4(3,3%); khơng có bệnh nhân ở giai đoạn I. Bệnh nhân BPTNMT ở giai
đoạn III nhập viện chủ yếu dưới 6 lần trong năm. Trong đó 4-6 lần trong năm 42(59,2%)
chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến nhập viện 1-3 lần trong năm 29(40,8%). Bệnh nhân
BPTNMT ở giai đoạn IV nhập viện trong năm từ 4 lần trở lên. Trong đó nhiều nhất 4-6
lần 22(48,9%); kế đến là 7-9 lần 18(40%); và có 5(11,1%) nhập viện 10 lần trong năm.
Điều này phù hợp vì giai đoạn I và giai đoạn II là bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình thường
điều trị ngoại trú. Giai đoạn III trở lên thường có đợt cấp xảy ra cũng là yếu tố thúc bách
bệnh nhân phải nhập viện. Trong tiến trình BPTNMT, bệnh càng ở giai đoạn nặng càng có
nhiều đợt cấp nên bệnh nhân nhập viện càng nhiều lần trong năm. Kết quả của chúng tôi

phù hợp với nghiên cứu của Danalson và Cs (2002) nhận thấy BPTNMT giai đoạn III có
trung bình 3- 4 đợt cấp/năm.
Khó thở ở bệnh nhân BPTNMT là triệu chứng thường gặp. Trong bệnh cảnh đợt cấp,
khó thở tăng là một trong 3 dấu hiệu chính của tam chứng Anthonisen. Trong nghiên cứu
của chúng tơi: Đợt cấp mức độ trung bình chiếm 68,3%; đợt cấp mức độ nặng 28,3%. Nếu
do nguyên nhân chính là viêm nhiễm cấp tính ở đường hơ hấp, bệnh nhân thường có giai
đoạn khởi phát kèm một số dấu hiệu như sốt, khạc đàm. Tuy nhiên ở bệnh nhân có các
bệnh tim mạch đồng mắc, khó thở cấp tính, đột ngột mà khơng có các dấu hiệu viêm


nhiễm ở đường hô hấp, cần phải lưu ý các nguyên nhân suy tim cấp trong hội chứng mạch
vành cấp, đợt mất bù cấp của suy tim mạn, cơn tăng huyết áp, tâm phế cấp.
4.3. Tỷ lệ các bệnh lý tim mạch xảy ra trong đợt cấp BPTNMT..
Bệnh tim mạch là bệnh đồng mắc thường xuyên và quan trọng trong COPD, có liên
quan đến tiên lượng xấu, nhiều triệu chứng và khả năng gắng sức kém hơn nên cần được
chú ý phát hiện, đánh giá và có những biện pháp điều trị thích hợp. Trong nghiên cứu này,
chúng tơi nhận thấy trong đợt cấp BPTNMT có kèm theo các bệnh lý tim mạch (bảng
3.6): Tăng huyết áp 77,5% ; Bệnh tim thiếu máu cục bộ 59,1%; suy tim phải 51,6%; tăng
áp phổi 35%; Suy tim trái (EF<50) là 31,6%. Tương tự trong nghiên cứu Briggs là suy tim
mạn 35% [5]. Các rối loạn nhịp: Nhịp nhanh xoang 80,3%; Ngoại tâm thu nhỉ 30,8% ;
Ngoại tâm thu thất 15,8%; rung nhĩ 13,3%. Điều này cũng phù hợp vì BPTNMT là bệnh
lý phức tạp không những tổn thương sinh lý bệnh tại phổi cịn có một số ảnh hưởng đáng
kể các cơ quan ngoài phổi do hiện tượng viêm tại chỗ của khí đạo và nhu mơ phổi vốn đã
được biết rõ là một thành phần trong bệnh học BPTNMT, tuy nhiên đã có nhiều bằng
chứng cho thấy phản ứng viêm trong BPTNMT là ở phạm vi toàn thân.. Hơn nữa
BPTNMT xảy ra ở người lớn tuổi nên bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân
BPTNMT có thể do tần suất các bệnh này thường tăng theo tuổi và có cùng yếu tố nguy
cơ là hút thuốc lá.
4.4. Mối liên quan bệnh lý tim mạch và đợt cấp BPTNMT mức độ nặng và có nhiều
triệu chứng.

Nhìn chung qua nghiên cứu (Bảng 3.7; 3.8) cho thấy bệnh nhân đợt cấp BPTNMT
có: Tăng huyết áp, Bệnh tim thiếu máu cục bộ, Suy tim phải, nhịp nhanh xoang có liên
quan đến mức độ nặng của đợt cấp và đợt câp có nhiều triệu chứng với (p< 0,05). Ngoài ra
bệnh nhân đợt cấp BPTNMT kèm theo có suy tim trái EF <50 làm cho đợt cấp nặng hơn
(P= 0.00). Tần suất bệnh đồng mắc khơng chỉ tăng theo tuổi mà cịn tăng theo độ nặng của
triệu chứng. Căn cứ vào thang điểm khó thở MRC 0 – 4, tần suất bệnh đồng mắc tương
quan thuận với điểm khó thở MRC [4]. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu phân tích
gộp của Briggs và cộng sự từ 12 thử nghiệm lâm sàng từ 8802 bệnh nhân BPTNMT cho
thấy yếu tố tiên lượng tử vong quan trọng nhất ở nhóm bệnh nhân BPTNMT vừa và nặng
là bệnh lý tim mạch có sẵn với HR 2.5 (p<0,001).[5]. Kết quả nghiên cứu TORCH cũng
cho thấy nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân BPTNMT thường gặp là suy hô hấp
(35%), Bệnh tim mạch (26%) [13] . Như vậy sự kết hợp đồng thời của bệnh phổi và bệnh
tim mạch thường làm người bệnh có tiên lượng xấu hơn, nhiều triệu chứng hơn, kết cục
lâm sàng xấu hơn và khả năng gắng sức kém hơn. Các biến cố và tử vong do tim mạch
thường gia tăng khi tình trạng tắc nghẽn luồng khí tiến triển. Ước tính sụt giảm mỗi 10%
FEV1 sẽ làm gia tăng tử vong do tim mạch 28% và gia tăng biến cố bệnh mạch vành 20%
[15]. vì vậy cần được chú ý phát hiện, đánh giá và có những biện pháp điều trị thích hợp
nhằm làm giảm nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng. Một trong những lý do có thể giải thích
khiến các Bác sĩ e ngại trong những trường hợp này là vì thuốc điều trị chủ lực trong
BPTNMT là thuốc đồng vận β2 và thuốc điều trị chủ lực trong điều trị suy tim mạn và
bệnh mạch vành là thuốc ức chế β có thể có tác dụng đối nghịch nhau và có những ảnh


hưởng phức tạp trên các thụ thể β-adrenergic. Do đó Trong thực hành lâm sàng nên hiểu
rõ các bệnh tim mạch nào thường xuất hiện trong đợt cấp BPTNMT và có thái độ xử trí
thích hợp để đạt hiệu quả cao.
V. KẾT LUẬN:
Qua nghiên cứu 120 bệnh nhân đợt cấp BPTNMT tại bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang
chúng tơi có kết luận như sau:
BPTNMT có tuổi trung bình là 72,5 tuổi, với có 90% hơn 60 tuổi. Tiền sử hút thuốc

lá 100% và bệnh lao phổi cũ 17,5%.
Các bệnh đồng mắc: Tăng huyết áp 64,1%; kế đến Bệnh tim thiếu máu cục bộ
57,5%; cushing do thuốc 68,3%; Loãng xương (Tcore < -2,5) 44,1% và đái tháo đường
23,3%.
Bệnh nhập viện ở nhóm D (67,5%), và nhóm C (32,5%), đợt cấp mức độ trung bình
chủ yếu (68,3%), mức độ nặng (28,3%).
Trong đợt cấp BPTNMT có kèm theo các bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp 77,5% ;
Thiếu máu cơ tim 59,1%; Suy tim phải 51,6%; Tăng áp phổi 35%; Suy tim trái (EF<50)
là 31,6% và các rối loạn nhịp: Nhịp nhanh xoang 80,3%; Ngoại tâm thu nhỉ 30,8% ; Ngoại
tâm thu thất 15,8%; rung nhĩ 13,3%.
Tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, Suy tim phải, nhịp nhanh xoang có liên
quan đến mức độ nặng của đợt cấp và làm cho đợt câp có nhiều triệu chứng với (p< 0,05).
Ngồi ra suy tim trái EF <50 cũng làm cho đợt cấp nặng hơn ( P= 0.00)
Bệnh tim mạch là bệnh đồng mắc thường xuyên và quan trọng trong BPTNMT có
liên quan đến tiên lượng xấu, nhiều triệu chứng và khả năng gắng sức kém hơn nên cần
được chú ý phát hiện, đánh giá toàn diện các bệnh lý tim mạch để góp phần cho chẩn
đốn, theo dõi, điều trị và tiên lượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 1. Arroliga et al (2015). Arrhytmia in COPD. Uptodate 2015
2. al. et B, Nardecchia E, Rapiti F, Forastiere M, Rosa De L, Fuso R,
Incalzi Antonelli1997;10(12):2794–800. J. Respir Eur Co-morbidity contributes to
predict mortality of patients with chronic obstructive pulmonary disease.
3. Known left ventricular systolic dysfunction. Chest. 2003;123(6):1964–9. with
patients among agonists beta-adrenoceptor inhaled with associated exacerbations
failure heart and mortality of Risk SD. Fihn MB, McDonell JR, Curtis VS, Fan
EM, Udris DH, Au
4. Barr RG, Celli BR, Mannino DM, et al. Comorbidities, patient knowledge, and
disease man-agement in a national sample of patients with COPD. Am J Med.
2009;122(4):348–55..



5. Briggs A, Spencer M, Wang H, Mannino D, Sin DD. Development and validation of
a prognostic index for health outcomes in chronic obstructive disease. Arch Intern Med
2008; 168 (1): 71-9.
6. Calverley PM, Anderson JA, Celli B, et al. Salmeterol and fluticasone propionate and
survival in chronic obstructive pulmonary disease. N Engl J Med. 2007;356:775-789.
7. Cazzola M, Bettoncelli G, Sessa E, Cricelli C, Biscione G. Prevalence of
comorbidities in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Respiration.
2010;80(2):112–9.
8. Cardiovascular disease in COPD patients. Ann Epidemiol. 2006;16(1):63–70. Canada
Saskatchewan disease, pulmonary obstructive chronic with patients
in disease al.
Cardiovascular et E, Jr Goehring MR, Stang S, Lanes JK, Jones C, DeLuise SM,
Curkendall.
9. Fabri L, Boyd CM, Boschetto P, et al. How to deal with multiple comorbidities in
guideline development: an official ATS/ERS Workshop Report. Manuscript submitted for
publication, 2010.
10. Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic
Obstructive Pulmonary Disease, Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease
(GOLD) 2017. Available from: .
11. Langhammer A, Forsmo S, Syversen U. Long-term therapy in COPD: any evidence
of adverse effect on bone? Int J COPD. 2009;4:365–80.
12. 2008;3(1):163–9. Dis. Pulmon Obstruct Chron J Int bronchodilators. inhaled of
use the and morbidity Cardiovascular N. Anthonisen J, Manfreda K, Wooldrage
C, Macie
13. McGarvey LP, John M, Anderson JA, Zvarich M, Wise RA. Ascertainment of causespecific mortality in COPD: operations of the TORCH Clinical Endpoint Committee.
Thorax 2007; 62 (5): 411-5.
14. Rabe KF, Hurd S, Anzueto A, et al. Global strategy for the diagnosis, management
and prevention of chronic obstructive disease: GOLD executive summary. Am J Respir
Crit Care Med. 2007; 176(6): 532-55.

15. Sin DD, Man SF. Chronic obstructive pulmonary disease as a risk factor for
cardiovascular morbidity and mortality. Proc Am Thorac Soc 2005; 2:8
16. major of risk and anticholinergics Inhaled CD. Furberg YK, Loke S,
Singh2008;300(12):1439–50. JAMA. cardiovas-cular events in patients with chronic
obstructive pulmonary disease: a systematic review and meta-analysis. adverse
17. Rev
2009;(1):CD001288. Syst Database Cochrane disease. pulmonary
obstructive chronic of exacerbations acute for corticosteroids Systemic EH. Walters
M, Hannay R, Wood-Baker PG, Gibson JA, Walters


18. Pinto-Plata VM, Livnat G, Girish M, Cabral H, Masdin P, Linacre P, et al. Systemic
cytokines, clinical and physiological changes in patients hospitalized for exacerbation of
COPD. Chest. 2007;131(1):37–43.




×