Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI LIÊN KẾT CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẮN Ở THỪA THIÊN HUẾ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.39 KB, 10 trang )



299

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI LIÊN KẾT CỦA CÁC TÁC NHÂN
TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẮN Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Viết Tuân
Trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Huế

Tóm tắt. Ở Thừa Thiên Huế, năm 2004 nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây
dựng, từ đó đến nay diện tích và năng suất sắn tăng mạnh. Sản phẩm sắn được
cung ứng, tiêu thụ qua một số tác nhân chính. Với sản phẩm sắn tươi: Hộ sản xuất
bán qua thu gom địa phương hoặc bán trực tiếp cho nhà máy chế biến. Với sắn lát
khô: hộ sản xuất tự chế biến bán qua thu gom xuất khẩu đi Trung Quốc, một phần
sắn lát khô dùng chế biến thức ăn chăn nuôi tại chỗ. Năm 2010, là năm hộ sản xuất
có lãi cao, trung bình 1043 đồng/kg sắn tươi, chiếm 69% trong tổng lợi nhuận tạo
ra, nếu chế biến sắn lát khô lợi nhuận tăng hơn bán sắn tươi từ 95 - 120 đồng/kg.
Người thu gom lãi 175 đồng/kg sản phẩm, chiếm 11,6%, nhà máy chế biến lãi 293
đồng/kg chiếm 19,4%. Liên kết giữa nhà máy với người sản xuất là mấu chốt trong
chuỗi giá trị được đánh giá là không chặt chẽ và không có liên kết, nhà máy không
ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hộ sản xuất hay qua HTX mà chỉ mua trực tiếp
tại nhà máy. Người trồng sắn tự do bán sản phẩm của mình, giá cả tăng giảm thất
thường, người dân bị động trong sản xuất, vùng nguyên liệu thiếu ổn định.
Từ khóa: Chuỗi giá trị, đặc điểm, mối liên kết, sắn, tác nhân,Thừa Thiên Huế.

1. Đặt vấn đề
Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ là hướng đi đúng để
phát triển nông nghiệp, trong đó mối liên kết sản xuất giữa nông dân với các nhà máy


chế biến được cho là yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển bền vững. Tuy nhiên tình
trạng giá cả biến động thất thường, nhiều trường hợp các bên không tôn trọng các cam
kết, người sản xuất thua lỗ, nhiều nhà máy thiếu hụt nguyên liệu, hoạt động không hết
công suất, hiệu quả kinh doanh thấp. Cây sắn là một cây trồng chính ở nhiều vùng trong
cả nước, trồng sắn mang lại hiệu quả kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo. Thừa Thiên Huế
có diện tích sắn phát triển tương đối nhanh kể từ khi xây dựng nhà máy chế biến tinh
bột (năm 2004). Sắn trở thành ngành hàng thu hút nhiều nông dân, tác nhân trung gian
và doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, diện tích sắn cũng rơi vào tình trạng lúc tăng lúc
giảm, thị trường không ổn định. Giá trị tạo ra trong sản phẩm sắn, mối liên kết giữa nhà
máy, nông dân và các tác nhân khác trong chuỗi hình thành và tồn tại như thế nào rất
cần làm sáng tỏ. Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm và mối liên kết của các tác nhân trong


300

chuỗi giá trị sắn ở Thừa Thiên Huế” với mục tiêu: Phân tích đặc điểm ngành hàng, xác
định lợi ích, sự tham gia của các tác nhân và mối liên kết trong chuỗi giá trị sắn, góp
phần nâng cao tính ổn định của ngành hàng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ trên đặc điểm sản xuất, vị trí khoảng cách, vùng sinh thái, vùng nguyên
liệu, điểm khảo sát phải có tính đại diện và đặc trưng. Đề tài tiến hành khảo sát trên 4 xã
trong 3 huyện: xã Hương Phú huyện Nam Đông là xã đại diện cho vùng miền núi. Xã
Phú Đa huyện Phú Vang vùng cát ven biển. Huyện Phong Điền khảo sát hai xã - xã
Phong Mỹ nằm phía gò đồi, xã Phong Hiền thuộc vùng cát nội đồng, vùng nguyên liệu
chính ở cạnh nhà máy. Phương pháp thu thập thông tin thông qua: phỏng vấn hộ sản
xuất: 120 hộ, phỏng vấn cá nhân: 4 cán bộ HTX, 18 tác nhân thu gom nhỏ, 2 thu gom
lớn và nhà máy chế biến tinh bột sắn Phong Điền. Ngoài ra còn thu thập các thông tin
thứ cấp liên quan. Kết quả phỏng vấn được tổng hợp và xử lý bằng phầm mềm Excel.
3. Kết quả và thảo luận
3.1.Đặc điểm sản xuất sắn của tỉnh Thừa Thiên Huế

7075
7339
7248
6932
7080
0
50
100
150
200
250
6700
6800
6900
7000
7100
7200
7300
7400
2006
2007
2008
2009
2010
Din tích (ha)
Năm
Din tích ( ha)
Năng sut ( t/ha)

0

50000
100000
150000
2006 2007 2008 2009
2010
Sản lượng
(tấn)

(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2011)
Cây sắn là cây có củ, được trồng phổ biến với mục đích lấy tinh bột. Ở Thừa
Thiên Huế trước khi xây dựng nhà máy, sắn trồng chủ yếu phục vụ chăn nuôi, một phần
làm lương thực, thực phẩm và từ năm 2002 sắn được xuất khẩu đi Trung Quốc. Diện
tích sắn toàn tỉnh đạt 4498 ha, chiếm 26,4% so với tổng diện tích cây trồng cạn, năng
suất đạt 13,1 tấn/ha. Năm 2004, nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây dựng trên địa
bàn huyện Phong Điền. Vùng nguyên liệu phát triển nhanh, tập trung ở các huyện như
Phong Điền, Hương Trà, A Lưới, Nam Đông. Năm 2010 diện tích sắn đạt 7080 ha
chiếm 36,4% so với tổng diện tích cây trồng cạn, năng suất đạt 19,4 tấn/ha, sản lượng
sắn đạt gần 135 nghìn tấn ( Hình 1 và 2). Giống sắn được trồng hiện nay gồm KM 94,
KM 98 -1 và giống địa phương Ba Trăng, trong đó giống KM 94 chiếm chủ đạo, thuộc
giống cao sản, di nhập vào Thừa Thiên Huế những năm 90, giống sắn Ba Trăng còn lại


301

rất ít, giống KM 98 -1 là giống mới được đưa vào, chủ yếu trồng ở vùng A Lưới. Sắn
được trồng từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 âm lịch, sau 9 tháng bắt đầu cho thu hoạch.
Phương thức trồng chính là trồng thuần hoặc trồng xen với đậu lạc, cao su hay keo. Do
địa hình đa dạng, cao thấp khác nhau nên kỹ thuật, thời vụ trồng cũng khác nhau. Ở
những vùng thấp trũng, vùng cát sắn phải trồng sớm, lên luống cao hơn, nếu gặp nước
sắn dễ bị thối, phải thu hoạch sớm để tránh lụt do vậy hàm lượng tinh bột thường thấp

hơn, giá bán cũng thấp hơn so với sắn trồng ở vùng gò đồi và miền núi, do vậy người
dân ở vùng thấp trũng, xa nhà máy thường thái lát phơi khô để bán và chế biến thức ăn
chăn nuôi.
3.2. Đặc điểm cấu trúc của chuỗi giá trị sắn của Thừa Thiên Huế
Cơ sở để xác định cấu trúc và khối lượng sản phẩm theo các kênh là căn cứ vào
kết quả khảo sát nhu cầu sắn của nhà máy, nguồn cung tới nhà máy, những người thu
gom và các hộ sản xuất, chế biến. Chuỗi giá trị sắn ở Thừa Thiên Huế cũng rất đa dạng,
tùy vào điều kiện sinh thái, cơ cấu sản phẩm thay đổi theo năm, phụ thuộc vào thị
trường tiêu thụ, thời tiết nắng, mưa và giá sắn nguyên liệu. Cấu trúc kênh tiêu thụ sắn
gồm 2 - 3 tầng và theo 3 kênh chính (Hình 3):
- Kênh 1: Hộ sản xuất - Thu gom - Nhà máy chế biến - Xuất khẩu và tiêu dùng
nội địa. Đây là kênh sắn tươi, người sản xuất không có phương tiện hoặc ở xa nhà máy,
bán qua các thương lái, khối lượng sản phẩm qua kênh này khoảng 30%, trong đó
khoảng 28% bán về nhà máy, khoảng 2% đi ra ngoài tỉnh cung cấp cho nhà máy chế
biến tinh bột sắn Quảng Trị và bán cho các cơ sở chế biến thủ công gần thành phố chế
biến bột ướt.
- Kênh 2: Hộ sản xuất - Nhà máy - Xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Kênh 2 cũng
là sắn tươi, khối lượng sản phẩm qua kênh này khoảng 10%, gồm những hộ có phương
tiện hay những khu vực gần nhà máy, qui mô số lớn (2 - 3/ha hộ) hoặc nhóm hộ tự liên
kết lại, thuê phương tiện hoặc tự vận chuyển trực tiếp về nhà máy, bỏ qua trung gian, do
vậy giá sắn bán được cao hơn. Những vùng này bán vào nhà máy tới 95% khối lượng
và 5% số còn lại chế biến sắn khô.
- Kênh 3: Hộ sản xuất kiêm chế biến sắn khô - Thu gom nhỏ - Thu gom lớn -
Xuất khẩu. Đây là kênh chế biến và bán sản phẩm sắn lát khô, chiếm khoảng 60% sản
phẩm sắn sản xuất ra. Hộ trồng sắn thái lát phơi 1- 2 nắng, khoảng 25% khối lượng bán
cho những người thu gom nhỏ và các thu gom nhỏ bán lại cho các thu gom lớn của
Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, thu gom lớn vận chuyển bằng tàu hỏa ra Lạng Sơn xuất
khẩu sang Trung Quốc. Lượng sắn qua kênh này phát triển mạnh khi thời tiết thuận lợi
và thị trường Trung Quốc có nhu cầu cao. Khoảng 35% sắn lát còn lại được dùng chế
biến thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi tại hộ.



302


Hình 3. Cấu trúc chuỗi cung sản phẩm sắn ở Thừa Thiên Huế năm 2011.
3.3. Đặc điểm các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị
Tham gia vào chuỗi giá trị sắn của Thừa Thiên Huế gồm các tác nhân: cung cấp
đầu vào, hộ sản xuất hoặc vừa sản xuất vừa kiêm chế biến, thu gom lớn, nhỏ và nhà
máy chế biến.
- Tác nhân cung cấp đầu vào: Đầu vào cho sản xuất gồm giống, phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật. Giống sắn được cung ứng bởi 2 nguồn: 1) Nhà máy phối hợp
với Trung tâm Khuyến nông tỉnh cung ứng bán lại cho nông hộ thông qua HTX và 2)
Người dân tự kiếm giống qua trao đổi, mua bán lẫn nhau. Vật tư phân bón được cung
ứng bởi 2 nguồn chính là từ HTX nông nghiệp và các đại lý tư nhân ở địa phương, phần
lớn theo hình thức lấy trước trả sau. HTX là đơn vị cung ứng chính hiện nay và gắn liền
với việc chỉ đạo sản xuất.
- Hộ sản xuất: Với lực lượng đông đảo, gồm các hộ khá, trung bình và nghèo.
Diện tích trồng sắn của hộ biến động: Vùng cát (xã Phú Đa - huyện Phú Vang), diện
tích trồng sắn thấp trung bình 0,2 ha/hộ. Vùng miền núi, (xã Hương Phú, huyện Nam
Đông) đất lúa ít, đất màu rộng, diện tích sắn 1,5 ha/hộ. Tại huyện Phong Điền vùng gò
đồi xã Phong Mỹ 0,3 ha/hộ, xã Phong Hiền thuộc vùng cát nội đồng diện tích lớn hơn
trung bình 1,5 ha/hộ, hộ có diện tích cao nhất tới 5 ha. Năng suất sắn từ 18,0 - 20,0
tấn/ha. Hộ trồng sắn thường bị những rủi ro như lũ lụt đến đột ngột, vùng thấp trũng sắn
thu hoạch không kịp gây thối, ứ đọng sản phẩm, hay giá cả thị trường biến động, giá thu
mua thấp sản xuất không có lời. Năm 2010 giá sắn tươi nhà máy thu mua từ 1700 -
2500 đồng/kg, đây là giá có lợi cho hộ sản xuất. Doanh thu từ 1 ha sắn từ 32.280.000 -
40.000.000 đồng/ha. Chi phí bình quân cho một ha là 13.860.000 - 15.900.000 đồng.
Thu nhập từ 18.420.000 - 24.100.000 đồng/ha. Nếu hộ chế biến sắn lát khô, phơi qua 2
nắng bán cho các thương lái, cứ 2 kg sắn tươi được 1 kg sắn lát (chưa hoàn toàn khô),

thu nhập thêm từ lấy công làm lãi khoảng 200.000 - 250.000 đồng/tấn sắn tươi. Nếu gia
Nhà máy ch
ế

biến
(3)
(1)
(2)
Đ

u
vào
Thu gom s

n tươi


H

s

n
xuất sắn
H

ch
ế
bi
ế
n s


n
khô
Cơ sở sử

dụ
ng trong
nước
Xuất khẩ
u
đi Trung
Qu

c

Xuất khẩ
u
đi
Singapore,
Malaixia
Thu gom nhỏ (25%)
10%
Thu gom
lớn
28%
60%
30%
Ngoài tỉ
nh
và C.B thủ


công
Chăn nuôi tại chỗ (35%)
2%


303

đình chế biến dùng cho chăn nuôi phải phơi khô hơn. Giá sắn cao người trồng sắn có lợi
khiến nhiều hộ chuyển đổi các cây trồng khác như cây keo, khoai lang sang trồng sắn.
Nếu người dân trồng keo sau 5 - 6 năm mới cho thu hoạch, thu nhập bình quân
8.500.000 đồng/ha/năm thấp hơn so với trồng sắn. Cây sắn chiếm vị trí quan trọng trong
cơ cấu thu nhập của nông hộ, tính bình chiếm 44% trong tổng thu nhập của hộ, cụ thể ở
xã Phong Mỹ sắn chiếm 37%, Phong Hiền 54%, Phú Đa 32%, Hương Phú 55%. Cá biệt
nhóm hộ nghèo tỷ lệ thu nhập từ sắn còn cao hơn nhiều ví dụ nhóm hộ nghèo ở Hương
Phú thu từ sắn chiếm tới 65%. Cây sắn đang là cây giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu kỹ thuật canh tác không hợp lý trên những vùng đất dốc thì nguy cơ suy
thoái đất là rất cao.
- Tác nhân thu gom: Gồm thu gom nhỏ và thu gom lớn. Thu gom nhỏ là các
thương lái chuyên hoặc không chuyên ở địa phương, có một số đến từ tỉnh Quảng Trị.
Hầu hết các thu gom có thời gian hoạt động 5 - 7 năm trở lại đây, một số không có
phương tiện phải đi thuê vận chuyển, phần lớn có phương tiện vận chuyển nên chủ động
mở rộng địa bàn thu mua. Sắn tươi được thương lái thu gom không phân loại sản phẩm
và bán thẳng cho nhà máy. Chi phí cho 1 tấn sản phẩm gồm thu gom, vận chuyển trung
bình 205.000 - 215.000 đồng. Trung bình 1 thương lái thu gom mỗi năm khoảng 800 -
1000 tấn sản phẩm tươi, người thu gom lãi trung bình 175.000 đồng/tấn. Sắn khô được
thu gom và bán cho những thu gom lớn. Trung bình 1 thu gom nhỏ sắn khô thu mua
được từ 400 - 500 tấn/năm. Thu gom lớn là các Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân
của Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, chuyên buôn bán nông sản đường dài có phương
tiện vận chuyển tốt, hàng năm mỗi thu gom lớn có thể xuất với khối lượng 6000 - 7000

tấn/năm.
- Nhà máy chế biến: Đặt tại xã Phong An, Phong Điền được xây dựng năm 2004,
công suất 350 tấn sắn tươi/ngày, khối lượng sắn tiêu thụ 60.000 – 70.000 tấn/năm.
Trong đó, mua sắn từ vùng nguyên liệu tại Thừa Thiên Huế khoảng 80 - 85%, phần còn
lại mua từ các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Kon Tum, Phú Yên…để cải thiện chất lượng
tinh bột và kéo dài thời gian hoạt động. Hoạt động của nhà máy từ tháng 8 đến tháng 4
năm sau. Khi mới thành lập, nhà máy ứng trước cho nông dân vật tư và thu mua lại sản
phẩm, nhưng nhiều nông dân lại bán cho tư thương khi giá sắn cao. Từ năm 2007 nhà
máy bỏ hình thức này và tiến hành mua sản phẩm tại cổng nhà máy theo giá thị trường.
Vào mùa thu hoạch, nhà máy thông báo giá thu mua sắn cho các HTX, giá sắn thu mua
tùy vào hàm lượng bột, nhà máy kiểm tra xác định độ bột và áp giá, người sản xuất
hoàn toàn không có quyền quyết định về giá. Năm 2010, năm giá sắn tươi cao từ 1700 -
2500 đồng/kg. Để thu mua sắn nhà máy có cán bộ nông vụ nắm bắt tình hình sản xuất
để điều tiết lượng sắn đưa đến nhà máy, khi thời tiết xấu việc điều tiết còn nhiều bất cập,
lượng sắn đổ về nhiều, phải chờ đợi lâu mới nhập được sắn, hao hụt cao, tư thương ép
giá gây nên bức xúc cho người dân. Lúc này nhà máy hầu như độc quyền trong thu mua.
Ngược lại khi trời khô nắng, thị trường Trung Quốc có nhu cầu cao và giá hấp dẫn


304

người dân chuyển sang chế biến sắn khô, nhà máy phải nâng giá sắn mua vào để cạnh
tranh với các thương lái.
- Người tiêu dùng: Tiêu dùng sắn được phân làm 2 loại: Đối với sắn tươi chủ yếu
tập trung vào nhà máy chế biến ở Thừa Thiên Huế và một phần nhỏ chở ra nhà máy chế
biến tinh bột sắn Quảng Trị ở những vùng giáp ranh hay khi phải chờ đợi lâu ở nhà máy
của Thừa Thiên Huế, số rất ít được chế biến tinh bột ướt tiêu dùng tại chỗ. Sản phẩm
tinh bột sắn khô của nhà máy của Thừa Thiên Huế: 12% được tiêu dùng nội địa, 70%
xuất đi Trung Quốc và 18% đi các thị trường Indonesia, Singapore. Đối với sắn lát khô
được bán chủ yếu cho thị trường Trung Quốc sản xuất ethanol (xăng sinh học), thị

trường này không đòi hỏi chất lượng cao, cũng không đòi hỏi sắn hoàn toàn khô, số
lượng không hạn chế. Ngoài ra một phần sắn được phơi khô dùng tại địa phương, các cơ
sở chế biến thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi tại hộ gia đình.
3.4. Sự hình thành giá và phân chia lợi nhuận trong chuỗi giá trị
Bảng 1. Hình thành giá và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sắn Thừa
Thiên Huế năm 2010.
ĐVT: Đồng/kg sắn tươi
Kênh Chỉ tiêu
Nông
dân
Thu
gom
Nhà
máy/Thu
gom lớn
Giá mua vào - 1775 2155
Chi phí (sản xuất/ thu gom/ chế biến) 745 205 480
Giá thành 745 1980 2635
Giá bán 1775 2155 2875
Kênh 1:
Nông dân
- Thu gom
- Nhà máy
Lợi nhuận 1030 175 240
Giá mua vào - - 2050
Chi phí (sản xuất/ chế biến) 745 - 480
Giá thành (giá sản xuất + bốc vác,
vận chuyển)
995 - 2530
Giá bán 2050 - 2875

Kênh 2:
Nông dân
- Nhà máy
Lợi nhuận 1055 345
Giá mua vào 2195 2383
Chi phí sản xuất 745 - -
Kênh 3:
Nông dân
chế biến
sắn khô -
Chi phí (thái lát/thu gom/vận
300 108 150


305

chuyển)
Giá thành 1045 2303 2533
Giá bán 2195 2383 2618
Thu gom -
Xuất khẩu
Lợi nhuận 1150 80 85
(Nguồn: Điều tra các tác nhân tham gia).
- Kênh 1: Giá thành sản xuất 1 kg sắn tươi trung bình 745 đồng, bán ra là 1775
đồng, người nông dân lợi 1030 đồng. Người thu gom bỏ chi phí thu gom và vận chuyển
thêm 205 đồng và bán vào cho nhà máy là 2155 đồng và mỗi kg sắn người thu gom lãi
175 đồng và nhà máy chế biến lãi 240 đồng/kg. Lợi nhuận trong kênh này được phân
bổ: người sản xuất lãi 1030 đồng chiếm 71,4%, người thu gom lãi 175 đồng (12,1%) và
nhà máy chế biến 240 đồng/kg (16,6%).
- Kênh 2: Người nông dân bán trực tiếp với nhà máy, đây là kênh ngắn nhất, với

giá cao hơn so với bán cho thu gom. Lợi nhuận người nông dân thu được là 1055
đồng/kg chiếm 75,3% trong tổng lợi nhuận tạo ra và nhà máy thu được 345 đồng/kg
chiếm 24,7%. Như vậy, trung bình hai kênh (1 và 2) người sản xuất lãi 1043 đồng/kg
chiếm 69% trong tổng giá trị mang lại và nhà máy lãi trung bình 293 đồng/kg (19,4%),
người thu gom lãi 175 đồng (11,6%).
- Kênh 3: Hộ trồng sắn kiêm chế biến sắn khô, thu lợi hơn so với bán sắn tươi từ
95 -120 đồng/kg, ngoài ra còn lợi công chế biến khoảng 250 đồng/kg, đây là động lực
giúp họ thực hiện chế biến sắn khô. Người thu gom mỗi kg sản phẩm tươi lãi 80 đồng
(160 đồng/kg sắn khô) và thu gom lớn mỗi kg sắn tươi thu được 85 đồng (170 đồng/kg
sắn khô). Thái sắn lát khô phát triển nếu thời tiết thuận lợi, thị trường Trung Quốc mua
với giá cao và không hề kén chọn chất lượng. Giá sắn có khi lên 6000 - 6200 đồng/kg
sắn khô ở cửa khẩu Lạng Sơn.
3.5. Sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị
Liên kết được đánh giá ở bốn mức: Rất chặt chẽ, khá chặt chẽ, không chặt chẽ
và không có liên kết. Liên kết dọc theo chuỗi cung sản phẩm giữa các tác nhân thể hiện
mức độ khác nhau:
- Liên kết giữa nông dân với HTX và đại lý vật tư: kết quả khảo sát hộ sản xuất
cho rằng 86% ý kiến được hỏi cho rằng kiên kết giữa nông dân và HTX là rất chặt chẽ,
vì HTX là người cung cấp chính vật tư và giống có uy tín hơn, ngoài ra còn là cầu nối
thông tin giữa nông dân với nhà máy. Liên kết giữa nông dân với đại lý: 60% cho rằng
không có liên kết, và liên kết không chặt. Điều này cho thấy HTX là đối tác liên kết với
nông dân chặt hơn là những đại lý kinh doanh vật tư. Tuy nhiên HTX chưa thể hiện
được liên kết trong việc thu mua sản phẩm của nông dân.
- Liên kết giữa nông dân với những thu gom: 45% cho rằng liên kết khá chặt chẽ,


306

18% cho rằng không chặt chẽ, 37% cho rằng không có liên kết, để thu mua được nhiều
sản phẩm người thu gom đã bỏ tiền ứng trước khi nông dân gặp khó khăn. Điều này cho

thấy tư thương có cách ứng xử linh hoạt hơn HTX nhưng cũng dễ dẫn đến đến trường
hợp ép giá đối với nông dân.
- Liên kết giữa nông dân với nhà máy: Đây là liên kết cần được quan tâm nhất
trong sản xuất hiện nay vì nó quyết định đến sự phát triển bền vững, ổn định của nhà
máy cũng như người nông dân. Kết quả khảo sát cho thấy: 53% ý kiến cho rằng liên kết
không chặt chẽ, 40% cho rằng không có liên kết. Điều này đúng với thực tế vì xét trên
khía cạnh pháp lý thì không có bất kỳ hợp đồng bán sản phẩm nào được ký giữa nhà
máy với nông dân, với HTX hay với những người thu gom, không có sự chia sẻ của nhà
máy đối với nông dân khi gặp rủi ro. Nông dân tự do bán sản phẩm tươi hoặc chế biến
khô, bán cho nhà máy hay các thương lái. Tuy nhiên xét về khối lượng sản phẩm thì nhà
máy vẫn đảm bảo được nguyên liệu, bởi vì người dân trồng sắn với mục đích chính là
để bán nếu không bán theo hình thức thái lát khô thì không biết bán cho ai ngoài nhà
máy. Giải pháp để nâng cao mối liên kết giữa nhà máy với người sản xuất về phía chính
sách cần cải thiện kênh thông tin giữa nông dân và nhà máy về kế hoạch sản xuất và giá
sắn nguyên liệu, thúc đẩy sự hình thành các nhóm sản xuất, nhóm liên kết để nhà máy
có thể trao đổi thông tin và nắm bắt nguồn cung đầy đủ hơn, người nông dân cũng có kế
hoạch sản xuất và bán sản phẩm cụ thể hơn, tránh phát triển ồ ạt diện tích khi giá sắn
lên cao, giảm những tổn thất phát sinh và đặc biệt giúp người nghèo giảm thiểu rủi ro,
nâng cao hiệu quả và ổn định sản xuất.
- Liên kết giữa nhà máy với các HTX: Liên kết giữa nhà máy với HTX chủ yếu
là thông tin sản phẩm, phối hợp cung ứng giống thông qua dịch vụ, không có ràng buộc
trách nhiệm nào về sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm. Nhà máy chưa thu hút HTX
vào trong chuỗi cung ứng sản phẩm cho nhà máy. Vai trò của HTX trong cung ứng sản
phẩm còn rất mờ nhạt, nhà máy chưa có cơ chế phối hợp cụ thể với HTX. Xét về nhu
cầu, người dân vẫn muốn có một sự ràng buộc với nhà máy để giúp định hướng sản xuất
cho vụ tới, chia sẻ rủi ro và ổn định sản xuất lâu dài. Như vậy để ổn định sản xuất có thể
phát triển mối liên kết giữa Nông dân - HTX - Nhà máy, vì HTX đã có mối liên kết rất
tốt với nông dân, HTX cũng kinh doanh nhiều dịch vụ, chỉ đạo kỹ thuật và đang là cầu
nối với nhà máy trong cung cấp thông tin.
Liên kết ngang đồng cấp trong chuỗi thể hiện mờ nhạt, liên kết ngang thể hiện rõ

nét nhất là nhóm nông hộ ở cạnh nhà máy, sản xuất liền vùng liền khoảnh cùng nhau
vần công, liên kết lại bán sản phẩm, kết quả khảo sát ở xã Phong Hiền cho thấy 80%
nông dân cho rằng liên kết khá chặt chẽ, họ chung nhau thuê xe chở về nhà máy, hưởng
giá bán cao hơn. Các tác nhân thu gom hầu như không có liên kết mà tồn tại sự cạnh
tranh chiếm lĩnh thị phần sản phẩm.
4. Kết luận


307

Vùng nguyên liệu sắn của Thừa Thiên Huế phát triển với diện tích tăng, giảm
hàng năm đạt 7080 ha năm 2010, năng suất đạt 19,4 tấn/ha và sản lượng đạt gần 135
nghìn tấn/năm, đáp ứng nguyên liệu nhà máy, chăn nuôi tại chỗ và chế biến khô xuất
khẩu.
Chuỗi giá trị sắn có cấu trúc 2 - 3 tầng và theo ba kênh chính: 1) khoảng 28%
sản phẩm bán qua thu gom và bán về cho nhà máy. 2) khoảng 10% sản phẩm người sản
xuất bán thẳng về nhà máy và 3) khoảng 60% sản phẩm được người sản xuất tự chế
biến sắn lát khô, trong đó khoảng 25% bán cho các thu gom xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc và 35% dùng chế biến thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi tại hộ gia đình.
Năm 2010, giá trị thu được từ chuỗi giá trị sắn tươi đang có lợi cho người sản
xuất, trung bình hộ sản xuất lợi nhuận thu được 69%, thu gom thu được 11,6% và nhà
máy chế biến 19,4% so với tổng lợi nhuận được tạo ra từ 1 đơn vị sản phẩm. Chế biến
sắn lát khô thu lợi hơn bán tươi từ 95 -120 đồng/kg chưa tính công lao động gia đình.
Cây sắn giữ vị trí quan trọng trong thu nhập của nông hộ.
Liên kết giữa nhà máy và người sản xuất về bán sản phẩm không chặt chẽ,
không có một ràng buộc hay thỏa thuận nào được ký kết, người nông dân tự do bán sản
phẩm cho nhà máy hay những người thu gom hoặc chế biến thành sắn khô khi giá cao.
Liên kết về thông tin nhất là giá thu mua sắn được thiết lập tương đối chặt chẽ giữa các
tác nhân, liên kết được đánh giá chặt chẽ nhất là giữa HTX cung ứng đầu vào và người
sản xuất, đã xuất hiện liên kết của các nhóm hộ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kế 2005, 2010 – Huế - 2006, 2011.
2. Guillaume Duteurtre, Une methode d’analyse de filière – Synthère de l’atelier du 10 -
14/ avirl LNVZ – N’DJAMENA, 2000.
3. Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, Cây sắn, Nxb. Nông nghiệp chi nhánh phía Nam, Thành
phố Hồ Chí Minh, 1995.
4. Manso Jean – Marie Magoueyi, Étude socio - économique de la Filière du manioc
Tchimou-Assekro et dans les villages Enviromants (Bouake – Cote D’ivoire), Cellule
d’Analyse de Politiques Economiques du CIRES, 2005.
5. Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá
trị, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Hà Nội, 2006.

CHARACTERISTIC AND LINKAGE OF STAKEHOLDERS IN CASSAVA
VALUE CHAIN IN THUA THIEN HUE PROVINCE


308

Nguyen Viet Tuan

College of Agriculture and Forestry, Hue University

Abstract. Since the building of starch factory in 2004, the area and production of
cassava has been increased sharply in Thua Thien Hue province. Cassava products
have been supplied through some main market factors. In terms of fresh cassava,
farmers sell this kind of product to the local collectors or directly supply to the
starch factory. The dry chip, conversely, was processed by farmers and sold to
collectors for exporting to China and the rest of dry chip has been used to feed the
animal. In 2010, most of farmer got the high profit from cassava production owing

to the selling price at 1.043 VND/kg which occupied 69% of the total profit in the
whole market chain. The price of the dry chip was approximately 95 - 120 VND/kg
higher than the fresh one leading to more profit for the farmer who processed this
kind of dry product. The profit of collectors and factory is 175 VND/kg and 293
VND/kg occupying 11,6% and 19,4% of the total profit, respectively. The result
additionally indicated that the linkage between farmers and the factory was crucial
in the value chain. This relationship, nonetheless, was not coherent and tightening.
The study proved that the starch factory just has bought cassava products directly
in the area without any contracts with farmers or cooperatives. The farmers sell
their product freely leading to getting the fluctuation in the selling price and falling
into the passive of production while the factory gets the problem of stable raw
materials.
Keywords: Characteristic, cassava, market linkage, stakeholders, Thua Thien Hue,
value chain.

×