Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bài 11 chăm sóc thai phụ bị rau tiền đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.29 KB, 7 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 11

CHĂM SÓC THAI PHỤ RAU TIỀN ĐẠO
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa và cách phân loại rau tiền đạo.
2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và hướng xử trí cho thai phụ bị rau tiền đạo.
3. Thực hiện được kế hoạch chăm sóc cho thai phụ bị rau tiền đạo.
1. Định nghĩa và phân loại.
1. 1. Định nghĩa và phân loại.
1. 1. Định nghĩa.
Gọi là rau tiền đạo khi rau không bám ở vùng đáy tử cung mà một phần hoặc toàn thể bánh rau
bám ở vùng đoạn dưới tử cung.
1. 2. Phân loại.
Tùy theo vị trí mép rau so với lỗ trong cổ tử cung sẽ có nhiều hình thái rau tiền đạo khác nhau:
Rau bám thấp: khi một phần bánh rau bám ở đoạn dưới, nhưng mép rau chưa ăn lan đến lỗ trong
cổ tử cung.
Rau bám mép: khi bờ rau nằm sát mép lỗ trong cổ tử cung.
Rau tiền đạo bán trung tâm: khi rau che một phần lỗ trong cổ tử cung.
Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: khi rau che kín hết cả lỗ trong cổ tử cung, thăm âm đạo chỉ
thấy tổ chức rau không thấy màng rau.

Hình 11.1. Các hình thái rau tiền đạo.
71


Điều dưỡng sản

2. Triệu chứng lâm sàng.


2. 1. Triệu chứng cơ năng.
Ra máu âm đạo là triệu chứng chính. Ra máu một cách đột ngột, không triệu chứng báo trước,
không kèm đau bụng, không nguyên nhân. Máu chảy ra đỏ tươi, sau khi ra ngồimáu đơng thành
cục. Lượng máu ra thường ít trong lần đầu, ngừng tự nhiên, nhưng sau đó lại tái phát nhiều lần và
ở những lần sau lượng máu mất càng ngày càng nhiều hơn.
Thông thường, thể trạng chung vẫn tốt trừ trường hợp mất máu quá nhiều.
2. 2. Triệu chứng thực thể.
Bụng mềm, không đau, nếu có chuyển dạ thì giữa những cơn cơ tử cung, trương lực cơ tử cung
vẫn bình thường.
Nắn bụng thấy ngơi cao, hoặc ngôi bất thường.
Tim thai vẫn nghe rõ trừ trường hợp mất máu nhiều làm ảnh hưởng đến tuần hoàn tử cung rau.
Thăm âm đạo là phương pháp lâm sàng giúp ta chẩn đoán xác định rau tiền đạo. Tuy nhiên, động
tác thăm âm đạo làm rau bong ra thêm gây chảy máu ồ ạt , gây nguy hiểm cho mẹ lẫn con. Vì vậy
chỉ được thăm âm đạo khi có chỉ định, iệc thăm khám phải tiến hành tại phòng mổ, khi đã sẵn
sàng các phương tiện hồi sức và phẫu thuật để có thể can thiệp ngay nếu có ra nhiều máu.
Cận lâm sàng: siêu âm là phương pháp hữu hiệu và chính xác nhất đang được sử dụng hiện nay
giúp xác định vị trí rau bám.
3. Hướng xử trí.
Trước một thai phụ có những triệu chứng lâm sàng khiến ta nghĩ đến rau tiền đạo, hướng can
thiệp sẽ phụ thuộc vào tuổi thai, mức độ chảy máu nhiều hay ít, đã có chuyển dạ hay chưa.
3. 1. Nếu chưa chuyển dạ:
Thai còn quá non tháng, ra máu âm đạo ít, khơng nên thăm khám âm đạo để tránh ra máu nhiều
hơn. Giữ bệnh nhâm lại bệnh viện để theo dõi và dùng siêu âm xác định chẩn đốn. Nếu cần thiết
thì truyền máu. có thể dùng thêm thuốc giảm co. Mục đích của hướng xử trí trong trường hợp này
là cố gắng kéo dài thêm thai kì với những điều kiện an tồn cho cả mẹ lẫn con.
Tuy nhiên trong trường hợp này, nếu chảy máu nhiều thì phải cho thuốc giảm co Papaverin 40
mg×1 ống tiêm bắp và mổ lấy thai ngay.
3. 2. Nếu đã có chuyển dạ: thăm khám âm đạo để có hướng xử trí thích hợp.
Nếu là rau tiền đạo bán trung tâm hay rau tiền đạo trung tâm hồn tồn thì phải mổ lấy thai ngay
kết hợp hồi sức (truyền dịch, truyền máu) vì chảy máu nhiều.

Nếu rau bám thấp hoặc rau bám mép, rau máu ít, đa số những trường hợp này có thể cho sinh qua
đường âm đạo sau khi xé rộng màng ối nếu khơng có bất tương xứng đầu chậu hoặc khơng có
những ngun nhân gây đẻ khó khác.
Một khi đã quyết định sinh qua đường âm đạo thì cần phải theo dõi sát tổng trạng và các dấu hiệu
sinh tồn của mẹ, số lượng máu mất và tình trạng tim thai. Nếu tổng trạng mẹ suy sụp do mất máu
nhiều hay khi có triệu chứng suy thai thì phải mổ lấy thai ngay.

72


Điều dưỡng sản

4. Tiên lượng.
Về phía mẹ, tiên lượng khá tốt, với các phương tiện hồi sức tốt hiện nay. Tại các nước tiên tiến, tỉ
lệ tử vong mẹ gần như 0 %. Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Phụ Sản, tỉ lệ tử vong mẹ
là 1, 165.
Về phía con, tỉ lệ tử vong và mắc bệnh cịn khá cao vì thai non tháng, vì thai dễ bị suy do mẹ mất
máu, do chảy máu của rau tiền đạo.
Chúng ta nên vận động phụ nữ không nên sinh nhiều vì đây là một trong những ngun nhân
chính gây rau tiền đạo.
5. Chăm sóc thai phụ bị rau tiền đạo.
5. 1. Chăm sóc thai phụ bị rau tiền đạo khi chưa chuyển dạ.
5. 1. 1. Nhận định.
Yếu tố tinh thần của thai phụ và gia đình.
Điều kiện sống, sinh hoạt hằng ngày, phong tục tập quán như đẻ nhiều, đẻ dày, nạo hút thai nhiều
lần…
Nhận định toàn trạng: da, niêm mạc, dấu hiệu sống…
Tính chất chảy máu của rau tiền đạo và hậu quả đối với mẹ và con.
Tình trạng thai nhi trong tử cung và sự phát triển của thai nhi.
Tình trạng dinh dưỡng của thai phụ để nâng cao và duy trì sức khỏe của thai phụ và sự phát triển

của thai nhi.
Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, vấn đề vệ sinh vùng sinh dục ngồi.
Thực hiện y lệnh trong chăm sóc và điều trị thai phụ bị rau tiền đạo.
Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện dụng cụ cấp cứu chảy máu và mổ lấy thai.
5. 1. 2. Chẩn đoán điều dưỡng.
Lo lắng do mất máu.
Nguy cơ chảy máu, thiếu máu do rau bám không đúng.
Nguy cơ nhiễm khuẩn do chảy máu kéo dài.
5. 1. 3. Lập kế hoạch chăm sóc.
Kế hoạch thơng báo về tính chất chảy máu của rau tiền đạo cho gia đình và thai phụ biết để họ
tránh lo lắng.
Kế hoạch theo dõi hiện tượng chảy máu (xem khố, băng vệ sinh) về số lượng máu chảy, và hậu
quả chảy máu thông qua các dấu hiệu sinh tồn và huyết sắc tố.
Kế hoạch theo dõi cơn co tử cung, dùng thuốc giảm co.
Kế hoạch ăn uống giàu chất dinh dưỡng, chống táo bón, bù đủ các yếu tố vi lượng (sắt, caxi,
vitamin…. . ).
Vệ sinh vùng sinh dục ngoài sau đại tiện tiểu tiện để tránh bội nhiễm do nhiễm trùng ngược dòng.
Theo dõi sự phát triển của thai: đo chiều cao tử cung và nghe tim thai.
Đảm bảo đầy đủ các phương tiện chống mất máu và phương tiện sẵn sàng mổ cấp cứu lấy thai
(nhóm máu, máu dự trữ sẵn).

73


Điều dưỡng sản
5. 1. 4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
Thơng báo cho thai phụ biết tính chất chảy máu của rau tiền đạo để họ yên tâm nằm viện, hạn chế
cơn co tử cung, hạn chế chảy máu.
Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại. thực hiện chế độ thuốc điều trị theo y lệnh.
Theo dõi, đánh giá số lượng máu mất, lấy dấu hiệu sinh tồn ghi vào bảng theo dõi.

Hướng dẫn thai phụ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu để bù lại khối lượng máu bị
mất, nâng cao sức khỏe cho thai phụ và trọng lượng thai nhi.
Vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng dung dịch sát trùng nhẹ như Lactacyd, Mercrylaurylee.
Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm như công thức máu, tỷ lệ huyết sắc tố, siêu âm xác định vị trí
bánh rau…
Theo dõi đánh giá tình trạng sức khỏe và phát triển của thai bằng cách theo dõi chiều cao tử cung,
nghe tim thai, cân nặng thai phụ.
Chuẩn bị đầy đủ các khả năng cấp cứu xảy máu:theo dõi sát, phát hiện sớm hiện tượng chảy máu
bất thường để báo cáo bác sĩ kịp thời, thực hiện y lệnh kịp thời và đầy đủ bù lại lượng máu mất,
hoặc có đủ các thuốc giảm co ngay, hoặc chuyển mổ cấp cứu ngay được.
5. 2. Chăm sóc sản phụ bị rau tiền đạo khi chuyển dạ.
5. 2. 1. Nhận định.
Tình trạng chảy máu, tình trạng thai phụ qua các dấu hiệu sinh tồn, số lượng máu chảy.
Nhận định về khả năng của bệnh viện, khoa: về nhân lực, dụng cụ, về dự trữ máu của bệnh viện
để thực hiện cấp cứu.
Nhận định tình trạng thai nhi.
5. 2. 3. Lập kế hoạch chăm sóc.
Kế hoạch huy động nhân lực có mặt để thực hiện theo dõi và chăm sóc.
Phân cơng người theo dõi thường xuyên tình trạng chảy máu của thai phụ, theo dõi dấu hiệu sinh
tồn, nhận y lệnh của bác sĩ, và báo cóa kịp thời cho bác sĩ.
Thơng báo tình hình diễn tiến bệnh, tình trang chảy máu cho gia đình và yêu cần gia đình phối
hợp với bệnh viện.
Theo dõi tiến triển của cuộc chuyển dạ, theo dõi tình trạng thai.
Thực hiện y lệnh chăm sóc và điều trị: thở oxi, truyền máu, tiêm thuốc giảm co, thực hiện các xét
nghiệm kịp thời.
Vệ sinh vùng sinh dục và vệ sinh thân thể.
5. 2. 4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
Thực hiện theo dõi thường xuyên khối lượng máu chảy ra ngoài và những DHS của thai phụ, ghi
vào bệnh án theo dõi.
Thơng báo tình hình chảy máu của thai phụ trong quá trình chuyển dạ cho gia đình thai phụ biết.

Nên thông báo đầy đủ, kể cả những tình huống bất thường có thể xảy ra, để gia đình thai phụ biết
tạo khả năng phối hợp.
Thực hiện theo dõi sát tiến triển của chuyển dạ và tình trạng thai để báo bác sĩ kịp thời.

74


Điều dưỡng sản
Chuẩn bị đầy đủ phương tiện để bác sĩ khám, phát hiện bệnh và đề hướng xử trí, thực hiện các
xét nghiệm khẩn trương đầy đủ.
Nếu đẻ đường âm đạo thì ngồi vấn đề chăm sóc chuyển dạ đẻ thường cịn theo dõi tình trạng
chảy máu của rau tiền đạo. Sau sổ rau, vẫn phải theo dõi khả năng chảy máu sau đẻ để báo cáo
kịp thời cho bác sĩ.
Nếu mổ lấy thai để cầm máu thì ngồi việc chuẩn bị mổ lấy thai thơng thường, cịn cần chuẩn bị
thêm khả năng cắt tử cung để cầm máu và khả năng truyền máu cấp cứu.
5. 3. Chăm sóc sản phụ bị rau tiền đạo sau đẻ.
5. 3. 1. Nhận định.
Về phía con: tuổi sơ sinh, tình trạng sơ sinh, nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, khả năng suy hơ hấp và
nhiễm trùng.
Về phía mẹ: khả năng ni con bằng sữa mẹ hoặc khả năng cắt sữa, nhận định chế độ dinh
dưỡng, hồi phục lại số lượng máu bị mất, nhận định tình khả năng nhiễm trùng sau đẻ đường âm
đạo hoặc sau mổ lấy thai.
5. 3. 2. Lập kế hoạch chăm sóc.
Về phía con:
Thăm khám và thu nhập các số liệu lâm sàng về sơ sinh để lập kế hoạch chăm sóc thích hợp theo
tuần và cân nặng.
Nếu trẻ bị tử vong phải nghiêm túc thực hiện chế độ tử vong.
Chăm sóc sơ sinh non tháng, suy hơ hấp và phòng chống nhiễm trùng, chống bội nhiễm.
Dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa mẹ.
Về phía mẹ:

Cắt sữa hay giữ và phát huy khả năng tạo sữa cho sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ.
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho người mẹ để chống lại tình trạng mất máu, tạo khả
năng tiết chế sữa.
Chăm sóc vết mổ, vết khâu tầng sinh môn và chống bội nhiễm sau đẻ.
5. 3. 3. 1. Chăm sóc sơ sinh.
Chăm sóc trẻ trong nhiệt độ thích hợp (35 oC), chống mất nhiệt. Bảo đảm thơng khí đường hơ hấp
và đủ oxi. Nếu trẻ non tháng, suy hô hấp, thở yếu cần cho thở oxi qua mặt nạ.
Đảm bảo dinh dưỡng bằng sữa mẹ, nếu chưa bú được có thể cho ăn qua ống thơng.
Theo dõi các chức năng tiêu hóa, tim mạch, hơ hấp, tiết niệu và thân nhiệt. Chăm sóc vệ sinh,
chống bội nhiễm qua đường hơ hấp, tiêu hóa, và qua da.
5. 3. 3. 2. Chăm sóc mẹ.
Theo dõi chảy máu trong 12 giờ đầu sau đẻ, sau đó là khả năng nhiễm trùng qua các dấu hiệu
sinh tồn.
Chăm sóc hậu sản giống như các hậu sản khác.
5. 4. Đánh giá kết quả chăm sóc.
5. 4. 1. Hiệu quả chăm sóc tốt.
Thai phụ đỡ lo lắng, ăn ngủ được.
DHS ổn định, số lượng máu ra ít, tim thai tốt.
Thai phụ giảm thiếu máu, không xảy ra biến chứng (nhiễm khuẩn, chảy máu).
75


Điều dưỡng sản
5. 4. 2. Hiệu quả chăm sóc chưa tốt khi.
Thai phụ lo lắng mất ngủ.
Thai phụ bị thiếu máu hoặc có biến chứng (chảy máu, nhiễm khuẩn, suy thai, thai kém phát
triển).

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh trịn vào câu trả lời chính đúng nhất.

Câu 1. Câu nào sau đây là đúng khi nói về rau tiền đạo trung tâm khơng hồn tồn:
A. Một phần bánh rau bám ở đoạn dưới nhưng mép rau chưa lan đến ỗ trong cổ tử cung.
B. Bờ rau nằm sát mép trong lỗ tử cung.
C. Rau che một phần lỗ trong cổ tử cung.
D. Rau che kín hết lỗ trong cổ tử cung.
Câu 2. Câu nào sau đây là đúng khi nói về rau tiền đạo trung tâm hồn toàn:
A. Một phần bánh rau bám ở đoạn dưới nhưng mép rau chưa lan đến ỗ trong cổ tử cung.
B. Bờ rau nằm sát mép trong lỗ tử cung.
C. Rau che một phần lỗ trong cổ tử cung.
D. Rau che kín hết lỗ trong cổ tử cung.
Câu 3. Câu nào sau đây là đúng khi nói về rau tiền đạo bám mép:
A. Một phần bánh rau bám ở đoạn dưới nhưng mép rau chưa lan đến ỗ trong cổ tử cung.
B. Bờ rau nằm sát mép trong lỗ tử cung.
C. Rau che một phần lỗ trong cổ tử cung.
D. Rau che kín hết lỗ trong cổ tử cung.
Câu 4. Câu nào sau đây là đúng khi nói về rau tiền đạo bám thấp:
A. Một phần bánh rau bám ở đoạn dưới nhưng mép rau chưa lan đến ỗ trong cổ tử cung.
B. Bờ rau nằm sát mép trong lỗ tử cung.
C. Rau che một phần lỗ trong cổ tử cung.
D. Rau che kín hết lỗ trong cổ tử cung.
Câu 5. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho trẻ sau sinh là bao nhiêu:
A. 35oC.
B. 36oC.
C. 37oC.
D. 38oC.
Câu 6. Triệu chứng điển hình của rau tiền đạo là:
A. Ra máu tươi kèm đau bụng.
B. Ra máu đột ngột bầm đen kèm đau bụng.
C. Ra máu tươi, đột ngột, tự cầm, có nguy cơ tái phát.
D.Chảy máu đỏ tươi khi có cơn.


76


Điều dưỡng sản

Câu 7. Chẩn đoán điều dưỡng nào sau đây là đúng khi nói về thai phụ rau tiền đạo:
A. Nguy cơ chảy máu, thiếu máu do rau bám khơng đứn vị trí.
B. Lo lắng do phải mổ lấy thai.
C. Nguy cơ nhiễm trùng tử cung do sót rau hoặc nạo buồng tử cung không đảm bảo vô trùng.
D. Nhức đầu do tăng huyết áp.
Đáp án: 1.C 2.D 3.B 4.A 5.A 6.C 7.B

77



×