ĐỀ MINH HỌA
SỐ 03
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Mơn: Hóa Học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12;
Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.
Câu 1: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng.
B. Bạc.
C. Đồng.
D. Nhôm.
Câu 2: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm?
A. Al.
B. Li.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 3: X là chất rắn, được dùng làm chất khử trong luyện kim, để luyện kim loại từ quặng. Chất X là
A. than cốc.
B. than chì.
C. than hoạt tính.
D. than muội.
Câu 4: Este etyl axetat có công thức phân tử là
A. C4H8O2.
B. C4H6O2.
C. C3H6O2.
D. C5H10O2.
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO 3)2 loãng tác dụng với dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng.
Chất X là
A. HCl.
B. KNO3.
C. NaCl.
D. Na2CO3.
Câu 6: Peptit nào sau đây khơng có phản ứng màu biure?
A. Ala-Gly.
B. Ala-Gly-Gly.
C. Ala-Ala-Gly-Gly.
D. Gly-Ala-Gly.
Câu 7: Dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Al(OH)3.
B. NaAlO2.
C. Al2(SO4)3.
D. AlCl3.
Câu 8: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. Fe2O3.
B. CrO3.
C. FeO.
D. Cr2O3.
Câu 9: Phân tử polime nào sau đây chứa ba nguyên tố C, H và O?
A. Xenlulozơ.
B. Polistiren.
C. Polietilen.
D. Poli(vinyl clorua).
Câu 10: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO 4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau
đây?
A. Na.
B. Ag.
C. Ca.
D. Fe.
Câu 11: Glucozơ có tính oxi hóa khi phản ứng với
A. [Ag(NH3)2]OH.
B. Cu(OH)2.
C. H2 (Ni, to) .
D. dung dịch Br2.
Câu 12: Crom(VI) oxit là chất rắn, màu đỏ thẫm, tác dụng với nước tạo thành hai axit. Công thức của crom(VI)
oxit là
A. Cr2O3.
B. CrO3.
C. Cr(OH)3.
D. Cr(OH)2.
Câu 13: Cho hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl, thu được V
lít H2 (đktc). Giá trị của V là?
A. 6,72.
B. 10,08.
C. 8,96.
D. 11,2.
Câu 14: Cho 7,8 gam kali tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít H 2
(đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 14,9.
B. 7,45.
C. 5,85.
D. 13,05.
Câu 15: Cho dãy các dung dịch sau: glucozơ, saccarozơ, Ala-Gly, anbumin. Số dung dịch trong dãy hòa tan được
Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 16: Khử glucozơ bằng H2 để tạo sobitol. Khối lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất
80% là bao nhiêu?
A. 14,4 gam.
B. 22,5 gam.
C. 2,25 gam.
D. 1,44 gam.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam gồm ba amin đồng đẳng bằng một lượng khơng khí (vừa đủ), thu được 17,6
gam CO2; 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc) (biết khơng khí có 20% oxi và 80% nitơ về thể tích). Giá trị m là
A. 9,0.
B. 9,5.
C. 9,2.
D. 11,0.
1
Câu 18: Trong phịng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy H 2O theo
hình dưới đây:
Phản ứng nào sau đây áp dụng được cách thu khí này?
A. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.
o
o
t
B. NaCl + H2SO4
→ HCl + NaHSO4.
o
t
t
C. NaNO2 + NH4Cl
D. MnO2 + 4HCl
→ N2 + 2H2O + NaCl.
→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Câu 19: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là
A. NaOH.
B. Ba(OH)2.
C. NH3.
D. NaCl.
Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng:
aù
nh sá
ng, chấ
t diệ
p lục
X + H2O
→ Y + O2 ↑
Y + dung dịch I 2
→ dung dịch mà
u xanh tím
Hai chất X, Y lần lượt là:
A. cacbon monooxit, glucozơ.
B. cacbon đioxit, glucozơ.
C. cacbon monooxit, tinh bột.
D. cacbon đioxit, tinh bột.
Câu 21: Trong số các trường hợp sau, có mấy trường hợp khơng xảy ra ăn mịn điện hóa?
(1) Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.
(2) Sự gỉ của gang trong khơng khí ẩm.
(3) Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
(4) Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 22: Số este có công thức phân tử C5H10O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit không thu được axit fomic
là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Cho dãy các chất: Fe(OH)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe3O4. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch
HNO3 đặc, nóng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 24: Cho các tơ sau: tơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ nilon-6,6; tơ enang, tơ lapsan. Số tơ thuộc loại tơ
poliamit là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 25: Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na 2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M
và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 224.
B. 168.
C. 280.
D. 200.
Câu 26: Khi thuỷ phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat (C 17H31COONa)
và m gam muối natri oleat (C17H33COONa). Giá trị của a, m lần lượt là:
A. 8,82 và 6,08.
B. 7,2 và 6,08.
C. 8,82 và 7,2.
D. 7,2 và 8,82.
Câu 27: Este X có cơng thức phân tử C6H10O4. Xà phịng hóa hồn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất
hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm
NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X có hai cơng thức cấu tạo phù hợp.
B. Y có mạch cacbon phân nhánh.
C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Z không làm mất màu dung dịch brom.
Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;
(b) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(c) Cho Na vào dung dịch CuSO4;
(d) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
2
(e) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
Số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước có tính cứng tạm thời.
(b) Trong các chất: Al(OH)3, Al, KHCO3, KCl, ZnSO4 có 3 chất thuộc loại chất lưỡng tính
(c) Trong tự nhiên, kim loại nhơm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
(d) Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khn và bó gãy tay,...
(e) Nhơm và hợp kim có ưu điểm là nhẹ, bền đối với khơng khí và nước nên được dùng là vật liệu chế tạo máy
bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 3,48 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường), đem tồn bộ sản phẩm
cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2. Sau các phản ứng thu được 29,55 gam kết tủa và khối lượng
dung dịch giảm bớt 13,59 gam. Công thức phân tử của X là
A. CH4.
B. C2H4.
C. C3H4.
D. C4H10.
Câu 31: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa NaOH và NaAlO 2 (hay Na[Al(OH)4]), kết quả thí
nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị bên:
Giá trị của x là
A. 1,6.
B. 2.
C. 3.
D. 2,4.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(b) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
(c) Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày như muối mononatri của axit glutamic
dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mình chính hay bột ngọt), axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh,...
(d) Các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành phức chất có màu tím đặc trưng.
(e) Chất béo được dùng trong sản xuất một số thực phẩm như mì sợi, đồ hộp,...
(g) Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng và cung cấp
một lượng đáng kể năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 33: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,45 mol AgNO 3 bằng cường độ dòng điện 2,68A, trong thời
gian t (giờ), thu được dung dịch X. Cho 33,6 gam bột Fe vào dung dịch X thấy thốt ra khí NO (sản phẩm khử duy
nhất), thu được 51,42 gam chất rắn Y. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t là
A. 1,50.
B. 2,40.
C. 1,80.
D. 1,20.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức A và B (chứa C, H, O và đều có phân tử khối lớn hơn 50). Lấy m
gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm là dung dịch Y chỉ chứa
3
hai muối, trong đó có một muối chứa 19,83% natri về khối lượng. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau. Phần
1 đem thực hiện phản ứng tráng bạc, thu được tối đa 16,2 gam Ag. Phần 2 đem cơ cạn rồi đốt cháy hồn tồn thu
được CO2, H2O và 10,6 gam Na2CO3. Giá trị m là
A. 13,85.
B. 30,40.
C. 41,80.
D. 27,70.
Câu 35: Hịa tan hồn tồn m gam hỗn hợp X gồm Na, K 2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 10% về khối lượng)
vào nước, thu được 300 ml dung dịch Y và 0,336 lít khí H2. Trộn 300 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm
HCl 0,2M và HNO3 0,3M, thu được 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là
A. 9,6.
B. 10,8.
C. 12,0.
D. 11,2.
Câu 36: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột. Bước 2: Đun nóng
dung dịch một lát, sau đó để nguội. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 1, dung dịch thu được có màu xanh tím. Sau bước 2, dung dịch bị mất màu.
B. Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp
phụ iot cho màu xanh tím.
C. Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân tử tinh bột
nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện.
D. Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và saccarozơ.
Câu 37: Hòa tan hồn tồn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m 1 gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Na2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1= m2< m3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NaCl, FeCl2.
B. NaNO3, Fe(NO3)2.
C. KCl, Ba(HCO3)2.
D. Ca(HCO3)2, CaCl2.
Câu 38: X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z.
Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và
hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn tồn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam;
đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hồn tồn F cần dùng 0,7 mol O 2, thu được CO2, Na2CO3 và
0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là
A. 8,88%.
B. 26,40%.
C. 13,90%.
D. 50,82%.
Câu 39: Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4, Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và cịn
lại 0,256a gam chất rắn khơng tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp X bằng H 2 dư, thu được 42 gam chất
rắn. Tính phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp X?
A. 25,6%.
B. 50%.
C. 44,8%.
D. 32%.
Câu 40: Cho 16,5 gam chất A có công thức phân tử là C 2H10O3N2 vào 200 gam dung dịch NaOH 8%. Sau khi các
phản ứng xảy ra hồn tồn thu được dung dịch B và khí C. Tổng nồng độ phần trăm các chất có trong B gần nhất
với giá trị
A. 8%.
B. 9%.
C. 12%.
D. 11%.
----------- HẾT ----------
4