Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.18 KB, 106 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế dịch
vụ đã trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng không chỉ mang ý nghĩa như
một yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế quốc dân, mà còn được coi là yếu tố
thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở các nước
có nền kinh tế phát triển, kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu
của nền kinh tế, ngày càng có xu hướng vượt xa tỷ trọng của cơng nghiệp và
nơng nghiệp.
Với q trình hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh ln
ln đóng vai trị là trung tâm thương mại - dịch vụ cả nước có ảnh hưởng sâu
rộng đến hoạt động của nền kinh tế. Trước sự thay đổi của một thành phố
năng động như sự phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, cao ốc văn
phòng cho thuê, dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ khu vui chơi trí, khách
sạn, nhà hàng… cùng sự phát triển của đội ngũ lao động ngày càng chuyên
nghiệp góp phần quan trọng vào việc phục vụ người tiêu dùng ngày càng tốt
hơn, hiệu quả hơn tạo sự lan tỏa và thay đổi phong cách, lối sống của người
dân thành phố theo chiều hướng tích cực.
Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh là một quận khá nhỏ, diện tích tự
nhiên 4.185km2 với 15 phường, được bao bọc bởi 3 con sông: Sài Gòn, Kênh
Tẻ, Rạch Bến Nghé. Tiếp giáp với các quận 1, 2, 7 và quận 8. Dân số 183.763
người, số người trong độ tuổi lao động 109.096 người. Đại bộ phận là dân lao
động nghèo, trình độ học vấn thấp, thiếu vốn liếng, tay nghề để có cuộc sống
ổn định. Người dân lao động chủ yếu là bốc vác và các dịch vụ hoạt động chủ
yếu phục vụ cho Cảng Sài Gịn. Sản xuất cơng nghiệp chiếm tỷ trọng thấp,
chủ yếu là chế biến, gia công và sản xuất một vài mặt hàng tiêu dùng. Hoạt
động thương mại chủ yếu là bán lẻ ở các chợ. Mặc dù so với các quận khác


2


trong thành phố, diện tích tự nhiên của quận khá nhỏ nhưng lại có nhiều vị trí
thuận lợi, đường xá giao thông ở quận 4 hiện nay tương đối khang trang, sạch
đẹp, nối kết với các quận trung tâm thành phố như quận 1, quận 5 và các quận
lân cận như Thủ Đức, quận 2, quận 7, quận 8… điều này làm cho quận 4 có một
vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong bối cảnh chung phát triển tồn thành phố,
với những lợi thế riêng của mình như điều kiện địa lý thiên nhiên mang hình thái
sơng nước, đặc trưng cho nền văn minh sông nước của đồng bằng sơng Cửu
Long, thiên nhiên sơng nước mang tính cách hài hịa tươi mát rất thích hợp với
du lịch sinh thái, quận 4 có ấn tượng và tạo cảm giác như là một “tam giác vàng”
được các con sông, kênh rạch ơm trọn vào lịng như một con tim của khu đơ thị
sầm uất bến cảng, nhưng hài hịa, thơ mộng…dựa vào địa lý thiên nhiên hiện
hữu ấy thì việc nghiên cứu nhằm khai thác tiềm năng để phát triển các lọai hình
dịch vụ trên địa bàn quận 4 là vấn đề cấp thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển
của quận nói riêng và thành phố nói chung trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, tác giả đã chọn “Phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận
4, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề phát triển kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đã có một số tác giả nghiên cứu
với những nội dung, phạm vi và cách tiếp cận khác nhau.
- Dương Thị Hồng Vân (2006), Dịch vụ thương mại và du lịch trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
- Võ Văn Thương (2007), Phát triển dịch vụ thương mại ở thành phố
Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Lâm Văn Triều (2008), Du lịch sinh thái ở Kiên Giang, Luận văn
Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.



3
- Những cơng trình khoa học nghiên cứu, bài viết và các vấn đề liên
quan đến đề tài như:
- Định hướng phát triển chủ yếu của Tp.HCM - Các vấn đề cần đặt ra
đối với quận 4, do Viện Kinh tế Tp.HCM chủ biên, năm 2006.
- Một số định hướng phát triển kinh tế quận 4 đến năm 2010, tầm nhìn
đến năm 2020, do GS. TS. Võ Thanh Thu, chủ nhiệm Bộ môn Kinh doanh
Quốc tế, Đại học Kinh tế Tp.HCM chủ biên.
- Bến Vân Đồn quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, Vài gợi ý về dự án
khu du lịch sinh thái văn hóa, do GS.TS. Nguyễn Tiến Hữu, Đại học Hồng
Bàng - Khoa Châu Á - Bộ môn Việt Nam học chủ biên.
- Đẩy mạnh dịch vụ tài chính trên địa bàn quận 4, thành phố Hồ Chí
Minh, do PGS.TS. Lê Văn Tề chủ biên.
- Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế quận 4, do Nguyễn Anh
Tuấn - Phó Chủ tịch UBND quận 4 chủ biên.
Các cơng trình trên đã đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế, các lọai
hình dịch vụ... Tuy vậy, vấn đề phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4,
thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay chưa có cơng trình nào tập trung nghiên
cứu một cách có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở vận dụng lý luận vào đánh giá tiềm năng thế mạnh và thực
trạng phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố Hồ Chí Minh,
đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển và nâng cao vai trò của kinh
tế du lịch trên địa bàn quận trong hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống, khái quát những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thực
tiễn về phát triển kinh tế dịch vụ.



4
- Đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng phát triển kinh tế dịch vụ
trên địa bàn quận 4, thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây, chỉ ra những
thành công, hạn chế, nguyên nhân.
- Xác định phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát
triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4 trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là kinh tế dịch vụ với tư cách là ngành kinh tế
hình thành và phát triển nhanh trong theo sự phát triển của kinh tế thị trường
và hội nhập.
Phạm vi nghiên cứu: Sự vận động của kinh tế dịch vụ trên địa bàn
quận 4, thành phố Hồ Chí Minh với các loại hình dịch vụ như: Dịch vụ tài
chính - ngân hàng; dịch vụ thương mại; dịch vụ cao ốc văn phòng cho thuê;
dịch vụ Cảng và dịch vụ du lịch - khách sạn - nhà hàng - vui chơi giải trí.
Về thời gian: Phân tích thực trạng kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4,
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến nay và đề xuất phương hướng giải
pháp đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí
Minh; các quan điểm, đường lối, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và Nhà nước; của Đảng bộ và chính quyền quận 4. Bên cạnh đó có sự
chọn lọc tham khảo các cơng trình nghiên cứu, các bài viết của nhiều tác giả
có liên quan tới đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu. Các phương
pháp nghiên cứu kinh tế chính trị được sử dụng trong luận văn gồm phương
pháp phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá, thống kê, so sánh… Trong đó tác
giả chú ý phân tích thực tiễn đối chiếu với lý luận.



5
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kinh tế dịch vụ từ góc độ kinh tế
chính trị.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế dịch vụ
trên địa bàn quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế dịch
vụ dịch vụ trên địa bàn quận 4 trong hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DỊCH VỤ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ DỊCH VỤ

1.1.1. Khái niệm dịch vụ và kinh tế dịch vụ
* Khái niệm dịch vụ:
Thuật ngữ “dịch vụ” lúc đầu dùng để chỉ các hoạt động cung ứng hậu
cần trong quân đội, sau đó được đưa vào các lĩnh vực kinh tế và dần dần được
sử dụng nhiều hơn trong kinh tế và trở thành tên gọi lĩnh vực kinh tế gồm một
số ngành. Do những quan niệm khác nhau nên việc nhận dạng các hoạt động
dịch vụ trong thực tiễn cũng khác nhau; cho đến những năm gần đây dịch vụ
được hiểu theo một nghĩa rộng hơn, được coi là một lĩnh vực sản xuất mới, có
tính tổng hợp cao và phát triển rất đa dạng, nó có mặt ở khắp mọi nơi trong
đời sống kinh tế xã hội.
Hiện nay có nhiều tranh luận về khái niệm dịch vụ. Cho tới nay đã có

khá nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ, song từng khái niệm đều có những
hạn chế riêng.
Trong Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Dịch vụ là những công việc phục vụ
trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả công.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, dịch vụ là "những hoạt
động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh
hoạt" [49, tr.671].
Do nhu cầu của con người rất đa dạng tuỳ theo sự phân cơng lao động
nên có rất nhiều loại dịch vụ: Dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; dịch vụ
phục vụ sinh hoạt công cộng; dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ
gia đình.
Như vậy, lâu nay người ta thường quan niệm dịch vụ là hoạt động của
những ngành phục vụ. Nhưng phục vụ là “làm phần việc của mình, vì lợi ích


7
chung,... làm những việc giúp ích trực tiếp cho sinh hoạt vật chất hoặc văn
hoá của người khác”. Cách hiểu này là chưa đầy đủ, chưa mô tả được các đặc
trưng của dịch vụ.
Trong kinh tế học hiện đại, dịch vụ được quan niệm rộng rãi hơn
nhiều. Dịch vụ bao gồm tồn bộ các ngành, các lĩnh vực có tạo ra tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP), trừ các ngành sản
xuất các sản phẩm vật thể như công nghiệp (bao gồm cả lâm, ngư nghiệp).
Những ngành như vận tải bao gồm hàng không, xe lửa, ơtơ...; thơng tin bưu
điện; lưu thơng hàng hố tư liệu sản xuất hoặc vật phẩm tiêu dùng; các lĩnh
vực hoạt động như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, du lịch... đều thuộc lĩnh
vực dịch vụ.
Theo C.Mác dịch vụ chỉ cái giá trị sử dụng đặc thù do lao động đem
lại giống như mọi hàng hoá khác nhưng ở đây cái giá trị sử dụng đặc thù của
lao động này được gọi bằng một cái tên đặc biệt là dịch vụ, bởi vì lao động đó

cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một đồ vật mà với tư
cách là một sự hoạt động, nhưng điều đó cũng hồn tồn chẳng phân biệt nó
với một cái máy nào đó, như chiếc đồng hồ chẳng hạn [29, tr.577].
Những người làm dịch vụ cũng cần nhận được bánh mì và các tư liệu
sinh hoạt khác, họ cũng phải trả bằng tiền thu được nhờ làm dịch vụ, và ở đây
cũng như mọi sự trao đổi hàng hoá lấy hàng hoá, vật ngang giá được trao đổi
lấy vật ngang giá. Người công nhân chi tiền mua những dịch vụ hồn tồn
khơng khác gì chi tiền mua bất cứ loại hàng hoá nào khác. "Chẳng hạn, mua
dịch vụ của bác sĩ hay cố đạo cũng hoàn toàn giống như mua bánh mì hay
rượu trắng cho mình vậy" [29, tr.578] vì trong những chi phí để tái sản xuất
sức lao động bao gồm cả những chi phí mua dịch vụ.
Dịch vụ cũng có giá trị sử dụng, nghĩa là cũng đáp ứng một nhu cầu
nào đó của người mua và do những chi phí sản xuất của chúng, chúng cũng có
giá trị trao đổi nữa. Vì thế tổng số sản phẩm tiêu dùng bao giờ cũng lớn hơn


8
số lượng sản phẩm khi khơng có dịch vụ và tổng giá trị cũng lớn hơn vì nó
ngang với giá trị của những hàng hố dùng để ni dưỡng những dịch vụ ấy
và giá trị của bản thân những dịch vụ ấy [29, tr.215].
Từ những điều nói trên có thể hiểu khái niệm dịch vụ một cách chung
nhất là: Dịch vụ là hiệu quả có ích của lao động cụ thể tồn tại dưới hình thái
phi vật thể nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi, hiệu quả hơn các nhu cầu
trong sản xuất và đời sống của con người. Trong nền kinh tế thị trường dịch
vụ cũng trở thành hàng hóa.
Đặc điểm của dịch vụ so với hàng hóa thơng thường:
Theo C.Mác, dịch vụ cũng là hàng hóa và nó giống với các hàng hóa
khác có giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, tuy nhiên so với hàng hóa vật thể,
dịch vụ có những đặc điểm đặc thù như:
- Dịch vụ là một sản phẩm vơ hình, sản phẩm dịch vụ khơng mang

hình thái vật thể độc lập, cụ thể, ngay cả trong trường hợp nó có tính sản xuất
vật chất. Thơng thường, một sản phẩm hàng hố được sản xuất ra tồn tại hữu
hình. Người sử dụng nó có thể nhìn thấy, cảm nhận được sản phẩm bằng các
giác quan, thể hiện qua hình dáng, màu sắc, nhãn hiệu... Nhưng đối với sản
phẩm dịch vụ thì người sử dụng khơng thể sờ thấy, nhìn thấy, cảm nhận được
sản phẩm bằng các giác quan, thử mùi vị, nghe thấy âm thanh của chúng
trước khi sử dụng.
C.Mác đã chỉ rõ: Trong những trường hợp mà tiền được trực tiếp trao
đổi lấy một lao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao đổi lấy một lao
động không sản xuất, thì lao động đó được mua với tư cách là một sự phục
vụ... lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một
đồ vật, mà với tư cách là một sự hoạt động [30, tr.576].
Tuy nhiên tính khơng hiện hữu này có mức độ biểu lộ khác nhau đối
với từng loại dịch vụ, nó có quan hệ tới chất lượng dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ
của khách hàng. Chẳng hạn như đào tạo, trông trẻ, du lịch hoặc nghỉ ngơi trong


9
khách sạn. Tính khơng hiện hữu của dịch vụ được biểu lộ qua yếu tố vật chất nào
đó và đó chính là những phương tiện chuyển giao dịch vụ cho khách hàng.
Chính vì đặc điểm này nên trong thực tế việc tiếp cận các loại dịch vụ
thường được thực hiện thơng qua những thơng tin về uy tín, chất lượng dịch
vụ mặt khác uy tín và chất lượng dịch vụ chỉ được khẳng định khi dịch vụ đã
được thực hiện. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa kinh doanh dịch vụ với
kinh doanh sản xuất hàng hố thơng thường.
- Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, nghĩa là sản
phẩm dịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn gốc của nó, cho dù đó là con
người hay máy móc tạo ra dịch vụ. Q trình đưa dịch vụ tới người sử dụng
ln là q trình vận động song song giữa sản phẩm dịch vụ và người tạo ra
dịch vụ.

Sự phục vụ mà người ca sĩ đem lại cho tôi thoả mãn nhu cầu về thẩm
mỹ của tôi, nhưng cái mà tôi thưởng thức chỉ tồn tại dưới hình thái hoạt động
khơng tách rời khỏi bản thân người ca sĩ và khi lao động của người ca sĩ tức là
tiếng hát của anh ta chấm dứt thì sự khối lạc mà tơi cảm nhận cũng chấm dứt
[30, tr.507].
Hay là vận tải hàng hố khơng để lại dấu vết nào của lao động đã chi
phí vào việc chuyên chở. Nhưng ở đây đối tượng lao động trải qua một sự
thay đổi vật chất nhất định, theo nghĩa là sự thay đổi về khơng gian, thay đổi
vị trí, sự thay đổi này là dịch vụ. Khi hàng hoá đến nơi quy định thì sự thay
đổi mà giá trị sử dụng của nó đã trải qua liền biến mất, chỉ cịn biểu hiện ở
trong cái giá trị hàng hố đã tăng lên mà thơi.
Cũng có một số dịch vụ nhất định mà kết quả của chúng có thể tồn tại
như một giá trị sử dụng có hình thái độc lập tách khỏi người sản xuất và
người tiêu dùng do đó có thể duy trì sự tồn tại của mình trong khoảng thời
gian đó với tư cách là những hàng hố có thể bán được, như những tác phẩm
nghệ thuật (như tượng, tranh...) tồn tại tách rời hoạt động nghệ thuật của


10
người nghệ sĩ đã sáng tạo ra chúng. Nhưng thực ra cái mà tác phẩm đó có thể
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở đây không phải là bản thân yếu tố vật chất của
sản phẩm tồn tại độc lập mà là cái “hồn” của tác phẩm ấy. Bởi vậy, những
dịch vụ này vẫn là hàng hố vơ hình, thể hiện cái đẹp, cái hay mà người tiêu
dùng cảm thụ được.
- Tính khơng mất đi: Trong nhiều trường hợp, hoạt động dịch vụ sau
khi đã được thực hiện thì các yếu tố cấu thành dịch vụ không mất đi mà vẫn
cịn ngun vẹn. Nghĩa là q trình tạo ra dịch vụ được lặp đi lặp lại nhiều lần
như một bản nhạc, một lượng thông tin tư vấn pháp luật... Những yếu tố cấu
thành trên không phải là sản phẩm dự trữ của dịch vụ. Nó chỉ là tiềm năng tạo
nên dịch vụ.

- Tính khơng cất trữ được: Đặc điểm này của dịch vụ là một trong
những cơ sở để phân biệt hoạt động dịch vụ với hoạt động của các ngành
sản xuất vật chất. Với những sản phẩm vật chất có thể tích trữ được trong
kho, ví dụ: Có thể sản xuất quần áo mùa hè ngay trong mùa đông và để
chúng ở trong kho chờ đến mùa hè sẽ bán. Nhưng dịch vụ thì thường sản
xuất tới đâu tiêu thụ tới đấy, khơng tiêu dùng sẽ bỏ phí, vì dịch vụ khơng
thể tích trữ, để dành được. Ví dụ: Khi xe chở khách, người lái xe tạo ra sự
di chuyển đến đâu thì hành khách sẽ hưởng thụ đến đấy. Nếu xe có 15 chỗ
ngồi mà chỉ có 10 người ngồi thì 5 chỗ cịn lại sẽ bị bỏ phí, khơng thể để
dành cho lần sau được.
Do dịch vụ khơng thể tích trữ nên thơng thường người ta chủ yếu điều
tiết cầu khi điều tiết quan hệ cung cầu về dịch vụ

-

Tính khơng ổn định và khó xác định chất lượng:
Chất lượng dịch vụ không ổn định mà dao động trong một khoảng rất
rộng, nó tuỳ thuộc vào người cung ứng cũng như vào thời gian và địa điểm
cung ứng dịch vụ.


11
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa sản phẩm vật thể và dịch vụ
Sản phẩm vật thể
- Tồn tại dưới hình thái vật thể
- Được trưng bày trước khi mua, bán

Sản phẩm dịch vụ
- Là sản phẩm vơ hình
- Thơng thường khơng được trưng bày


hoặc bán
- Có thể được cất giữ hay lưu kho
- Không thể cất giữ hay lưu kho
- Có thể bán tiếp theo
- Khơng bán được tiếp theo
- Sản xuất và tiêu dùng diễn ra khác - Sản xuất và tiêu dùng thường trùng
nhau về không gian và thời gian
- Có thể vận chuyển được

nhau về thời gian và không gian
- Không thể vận chuyển được ngay cả

khi người sản xuất mong muốn
- Khách hàng là bộ phận chỉ trong quá - Khách hàng là một bộ phận trong cả
trình tiêu dùng
quá trình sản xuất và tiêu dùng
- Có thể quan hệ gián tiếp với khách - Trong đại đa số các trường hợp phải
hàng

quan hệ trực tiếp với khách hàng

Như vậy, mặc dù cho đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất về khái
niệm dịch vụ do lĩnh vực dịch vụ là lĩnh vực mới và đang phát triển của đời
sống kinh tế, nhưng đã hình thành quan niệm nhất quán đối với các nhà
nghiên cứu cũng như hoạch định, thực thi chính sách rằng, dịch vụ đã thực sự
trở thành một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có nhiều lợi thế quyết định đến sự
phát triển của các nền kinh tế trên thế giới.
* Kinh tế dịch vụ:
Sự phát triển mạnh mẽ của phân công lao động xã hội trong điều kiện

kinh tế thị trường đã làm cho hoạt động cung cấp dịch vụ được dần tách ra từ
các hoạt động sản xuất vật chất và được chun mơn hóa thành ngành kinh tế
mới do một bộ phận chủ thể trong nền kinh tế đảm nhận. Do đó, kinh tế dịch vụ
là ngành kinh tế có chức năng cung cấp các dịch vụ cần thiết đáp ứng các nhu
cầu của sản xuất và đời sống xã hội. Theo sự phát triển của phân công lao động
xã hội và kinh tế thị trường, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,


12
kinh tế dịch vụ có xu hướng ngày càng phát triển nhanh với sự hình thành và
phát triển mở rộng khơng ngừng của các lĩnh vực, loại hình dịch vụ đa dạng.
Ngày nay, kinh tế dịch vụ bao gồm không chỉ những hoạt động dịch
vụ gắn với hoạt động mua bán hàng hoá và hành vi thương mại của thương
nhân, mà cịn bao trùm cả các dịch vụ có tính thương mại như: Cung ứng dịch
vụ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, thông tin viễn thông, môi giới tư vấn, các vấn
đề thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ...
Các nhà lý luận kinh tế của nước ta thì cho rằng: Kinh tế dịch vụ bao
gồm những hoạt động phục vụ với tư cách là một bộ phận lao động xã hội,
những công việc cần thiết cho các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (sản
xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng). Dịch vụ là kết quả lao động có ích cho
xã hội được thể hiện bằng những giá trị sử dụng nhất định nhằm đáp ứng nhu
cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống. Trong đó nhiều dịch vụ có tác dụng
trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, chất
lượng đời sống vật chất và văn hóa của xã hội loài người. Kinh tế dịch vụ là
phương tiện hữu hiệu để thực hiện phương châm "vì con người" tạo ra những
kỹ năng cho con người phát triển ngày một tồn diện.
Mặc dù các nhà kinh tế cịn nhiều tranh luận trước khi đi đến thống
nhất về khái niệm dịch vụ và kinh tế dịch vụ. Song trên thực tế kinh tế dịch vụ
đã và đang đóng một vai trị hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, kinh tế dịch vụ đã góp phần thúc đẩy sự

phát triển kinh tế của các nước và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
Ngày nay, tính trung bình đối với thế giới, kinh tế dịch vụ đang đóng góp
63,4% GDP và thu hút 41% lực lượng lao động toàn cầu. Tại các nền kinh tế
phát triển dịch vụ đang có vị trí rất quan trọng như tại Liên minh Châu Âu
kinh tế dịch vụ chiếm 73,1% GDP và 66,7% lao động, Mỹ - 76,7% GDP và
79% lao động; Nhật Bản - 75,9% GDP và 69,8% lao động (.
gov/library/publications/the-world-factbook/). Do đó, để phát triển trong điều


13
kiện ngày nay, từng quốc gia phải xác định được vai trò của kinh tế dịch vụ
trong nền kinh tế - xã hội của đất nước để có những chiến lược, phương
hướng, biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực kinh tế mới mẻ này. Dĩ nhiên sự
phát triển kinh tế dịch vụ của từng quốc gia phải dựa trên những ngành kinh
tế cơ sở của nước đó và khơng thể một lúc có thể phát triển kinh tế dịch vụ
theo ý muốn của mình được. Đồng thời phải dựa vào các điều kiện tự nhiên,
nguồn nhân lực, và các lợi thế so sánh khác của quốc gia đó để phát triển kinh
tế dịch vụ sao cho hợp lý.
Ở nước ta, mỗi địa phương đều có những tiềm năng và lợi thế riêng
mình, để phát triển kinh tế dịch vụ sao cho hợp lý thì từng địa phương khi
phát triển một ngành nào đó cũng phải tính đến những yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến ngành đó.
Ngày nay, kinh tế dịch vụ là ngành kinh tế rất đa dạng về loại hình,
phát triển nhanh trong điều kiện kinh tế thị trường, cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập.
- Các loại hình kinh tế dịch vụ:
Có nhiều cách phân loại dịch vụ. Dưới đây xin nêu cách phân loại
dịch vụ trong hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu của Tổng Cục thống kê,
dựa theo cách phân loại của Liên Hợp Quốc gồm 5 cấp loại: 10 loại sản phẩm
cấp 1, 68 loại sản phẩm cấp 2, 294 loại sản phẩm cấp 3, 1047 loại sản phẩm
cấp 4 và 1813 loại sản phẩm cấp 5 [26, tr.9].

Trong hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu, dịch vụ bao gồm:
+ Dịch vụ thương mại: bao gồm dịch vụ bán buôn, bán lẻ, đại lý, bảo
dưỡng, sửa chữa.
+ Dịch vụ du lịch: gồm lữ hành, khách sạn, nhà hàng.
+ Dịch vụ vận tải kho bãi và thông tin liên lạc: gồm vận tải đường bộ,
đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, dịch vụ hỗ trợ vận tải, bưu chính
viễn thơng.


14
+ Dịch vụ phục vụ nông nghiệp, khai thác mỏ và công nghiệp chế
biến: gồm các dịch vụ trung gian tài chính và hỗ trợ cho trung gian tài chính,
kinh doanh bất động sản, cho thuê, thuê mua không kèm người điều khiển,
máy tính điện tử và các dịch vụ liên quan (lắp đặt phần cứng, cài đặt phần
mềm, lập trình...) dịch vụ nghiên cứu và triển khai, dịch vụ pháp lý, kế toán,
kiểm toán, lưu giữ chứng từ sổ sách, thuế, nghiên cứu thị trường, các dịch vụ
kỹ thuật và các dịch vụ khác như quảng cáo, cung cấp bảo mẫu, nhân sự, bảo
vệ, dịch vụ phục vụ nông lâm nghiệp (phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt)
phục vụ khai thác mỏ và công nghiệp chế biến, nhãn hiệu, bản quyền.
+ Các dịch vụ cá nhân, xã hội cơng cộng: bao gồm quản lý hành chính
cơng, dịch vụ công, dịch vụ bảo đảm xã hội bắt buộc, giáo dục, sức khoẻ và
xã hội, vệ sinh môi trường, giải trí, văn hố, thể thao, thẩm mỹ, dịch vụ cho
các tổ chức và đại diện có đặc quyền ngoại giao.
1.1.2. Vai trò của kinh tế dịch vụ trong phát triển kinh tế - xã hội
Mặc dù kinh tế dịch vụ được hình thành và phát triển trên cơ sở phát
triển phân công lao động xã hội và kinh tế thị trường, song sự phát triển của
kinh tế dịch vụ theo hướng chun mơn hóa ngày càng sâu ngày càng có tác
động tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của kinh tế dịch vụ thể
hiện trên nhiều phương diện:
Thứ nhất, phát triển kinh tế dịch vụ góp phần tích cực vào thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Việc phát triển kinh tế dịch vụ có vai trị quan trọng trong
việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta trong những năm qua, đặc biệt
trong thời kỳ đổi mới nhiều loại hình dịch vụ như: Dịch vụ tài chính - ngân
hàng; dịch vụ du lịch; dịch vụ cao ốc văn phòng cho thuê; dịch vụ khu vui chơi
giải trí, nhà hàng - khách sạn... được phát triển ngày càng mở rộng, nhờ đó kinh
tế dịch vụ đã có đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Kinh tế dịch vụ ở nước ta đã đóng góp một tỷ trọng khá cao trong tổng


15
sản phẩm quốc nội. Đóng góp cụ thể của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế nước
ta được thể hiện qua các số liệu dưới đây:
Bảng 1.2: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) - theo giá hiện hành

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Lĩnh vực

Thực hiện

Thực hiện

Ước tính thực

năm 2008

năm 2009

hiện


năm 2010
Tổng số
1477717
1645481
1980914
Nông - lâm nghiệp-thủy sản
326505
339990
407647
Công nghiệp - Xây dựng
587157
662119
814065
Dịch vụ
564055
643372
759202
Nguồn: Niên giám thống kê 2009 và Báo cáo của Tổng cục Thống kê 2010

Căn cứ vào bảng 1.1 thì khu vực dịch vụ năm 2009 đóng góp 643.372
tỷ đồng theo giá hiện hành và chiếm tỷ trọng 38,85% trong GDP. Theo Báo
cáo của Tổng cục thống kê năm 2010 ước tính dịch vụ đóng góp 759.202 tỷ
đồng theo giá hiện hành và 38,33% trong GDP.
Như vậy, kinh tế dịch vụ ở nước ta thực sự chiếm một vai trò quan
trọng trong nền kinh tế xã hội. Theo các nhà kinh tế trong và ngồi nước thì
con số này sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo nhất là khi Việt
Nam đang trên đà ngày càng phát triển.
Bảng 1.3: Cơ cấu kinh tế quốc dân và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của nước ta từ năm 2000 đến năm 2010

Năm

2000
2005
2010
Lĩnh vực
Nông nghiệp
24,5
20,9
20,6
Công nghiệp - Xây dựng
36,7
41
41,1
Dịch vụ
38,7
38,1
38,3
Nguồn: Niên giám thống kê 2009 và báo cáo của Tổng cục thống kê 2010

Trong những năm đổi mới các ngành kinh tế quốc dân đã có sự
chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng cao tỷ trọng và tốc độ phát triển của
công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng của nông nghiệp; mặc dù những năm


16
gần đây do những biến động kinh tế trong nước và quốc tế, kinh tế dịch vụ
vẫn có vai trị đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Thứ hai, phát triển kinh tế dịch vụ góp phần tăng năng suất lao động

xã hội. Sự phát triển kinh tế dịch vụ nó phản ánh trình độ cao của nền sản
xuất xã hội, của sự phân cơng lao động ngày càng sâu sắc, do đó góp phần tạo
thuận lợi cho các ngành sản xuất chuyên tâm đẩy mạnh chun mơn hóa sản
xuất, tiết kiệm chi phí lao động, nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian
sản xuất và thời gian lưu thơng, từ đó thúc đẩy không ngừng nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Những số liệu đã
trình bày ở trên đã phần nào cho thấy sự phát triển của kinh tế dịch vụ có tác
động tích cực tới nâng cao năng suất lao động và phát triển sản xuất kinh
doanh trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp.
Thứ ba, phát triển kinh tế dịch vụ tạo ra nhiều công ăn việc làm, thực
hiện phân phối lại thu nhập, đẩy mạnh kinh tế hàng hóa phát triển, đặc biệt
nước ta có hàng triệu lao động dư thừa trung bình mỗi năm chúng ta có
khoảng 3 - 4 triệu lao động khơng có việc làm, do đó phát triển kinh tế dịch vụ
sẽ là nơi thu hút một lượng lao động lớn, giảm thất nghiệp, giảm những tệ nạn
xã hội, tạo ra nguồn thu nhập, cải thiện đời sống của bộ phận không nhỏ dân
cư. Trong năm 2009 khu vực dịch vụ thu hút 26,5% lực lượng lao động của cả
nước và sang năm 2010 đã tăng lên đến 29,4%.
Thứ tư, trong chừng mực nhất định phát triển kinh tế dịch vụ cịn có
vai trị chống lạm phát, vì nó góp phần cân đối tiền - hàng cho đất nước.
Dịch vụ giúp cho việc phát triển và ổn định thị trường, làm thay đổi căn
bản cơ cấu của nền kinh tế. Dịch vụ là lĩnh vực đầu tư kinh doanh có hiệu
quả nhanh. Kinh tế dịch vụ là lĩnh vực rất năng động và có quy mô rộng do
đối tượng phục vụ, thời gian phục vụ, khơng gian phục vụ cũng như tính đa


17
dạng nhiều vẻ, phong phú về nhu cầu khách hàng, của các loại dịch vụ cần
đáp ứng.
Thứ năm, phát triển kinh tế dịch vụ sẽ đảm bảo thỏa mãn đời sống xã
hội về vật chất cũng như tinh thần được đúng nơi, đúng chỗ, kịp thời, thuận

tiện, văn minh và phong phú. Dịch vụ còn là một bộ phận quan trọng trong
kinh tế đối ngoại của nước ta trong quá trình tồn cầu hóa nền kinh tế hiện
nay, thúc đẩy giao lưu kinh tế quốc tế qua các hoạt động dịch vụ cung ứng tàu
biển, tài chính ngân hàng, dịch vụ cảng... giúp thu ngân sách nhà nước hàng
tỷ USD mỗi năm.
Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế dịch vụ sẽ tạo nguồn thu làm tăng
ngân sách cho địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở,
doanh nghiệp, chủ đầu tư... kinh doanh trên địa bàn.
Từ những cơ sở lý luận và thực tế về vai trò của kinh tế dịch vụ trong
nền kinh tế quốc dân ở nước ta việc xác định mục tiêu, chiến lược phát triển
ngành kinh tế dịch vụ là một đòi hỏi hết sức cấp thiết đối với sự phát triển nền
kinh tế và cũng chính là một tất yếu khách quan để chúng ta thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

1.2.1. Nội dung phát triển kinh tế dịch vụ
Phát triển kinh tế dịch vụ là quá trình khơng ngừng mở rộng các loại
hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn
và đa dạng của các chủ thể trong nền kinh tế về sản xuất kinh doanh và đời
sống. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, nhu
cầu về dịch vụ ngày càng tăng nhanh với sức ép cạnh tranh gia tăng, do đó
phát triển kinh tế dịch vụ có nhiều nội dung, trong đó có thể phân định thành
những nội dung cần phải thực hiên từ phía nhà nước và từ phía các chủ thể
tham gia cung cấp dịch vụ.


18
Thứ nhất, đối với Nhà nước.
Phát triển kinh tế dịch vụ là u cầu tất yếu của q trình cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa, do đó phải được coi là một trong những lĩnh vực kinh tế
mũi nhọn của đất nước. Trình độ phát triển của dịch vụ có tác động quyết định
đến tốc độ hiệu quả phát triển kinh tế đến tồn bộ tình hình kinh tế - xã hội.
Vì vậy, nếu dịch vụ khơng được phát triển phù hợp với lộ trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, sẽ không thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hợp lý, tiến bộ thì có thể sẽ dẫn đến những thiệt hại cho sản xuất và đời sống,
gây lãng phí lao động xã hội và đương nhiên sẽ kìm hãm sự phát triển nền
kinh tế. Thực tế nước ta trong những năm trước đây là một bài học sống động
để chứng minh cho điều này. Sự yếu kém của kinh tế dịch vụ đã cản trở sự
phát triển của các ngành kinh tế khác cũng như yêu cầu không ngừng nâng
cao đời sống của nhân dân. Để đẩy nhanh phát triển kinh tế dịch vụ trong điều
kiện kinh tế thị trường và hội nhập, trên cơ sở xác định rõ vai trò của nhà
nước trong nền kinh tế thị trường, nhà nước phải tập trung vào việc định
hướng và tạo lập môi trường thuận lợi cho các chủ thể trực tiếp kinh doanh
dịch vụ. Những nội dung nhà nước cần thực hiện để thúc đẩy kinh tế dịch vụ
phát triển bao gồm:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế dịch
vụ trên phạm vi cả nước và từng địa phương nhằm định hướng cho các chủ
thể kinh doanh tham gia đóng góp phát triển có hiệu quả kinh tế dịch vụ. Mặc
dù chủ thể trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ là lực lượng chủ yếu của phát
triển kinh tế dịch vụ, song các chủ thể này hoạt động vi mục tiêu lợi nhuận, lại
thường khơng có đủ khả năng nắm bắt đầy đủ thông tin về xu hướng phát
triển kinh tế, cho nên hoạt động của họ thường mang tính tự phát nhằm vào
các mục tiêu trước mắt. Do đó, nhà nước cần định hướng hoạt động của các
chủ thể cung cấp dịch vụ bằng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển
dịch vụ với tư cách là bộ phận hữu cơ của quy hoạch và chiến lược, kế hoạch


19
phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế dịch vụ phải được phát triển trên cơ sở

nghiên cứu dự báo về xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội
trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập cùng kết quả đánh
giá về những tiềm năng thế mạnh về phát triển từng ngành dịch vụ theo vùng
nhằm đảm bảo cho kinh tế dịch vụ thực sự phat huy được vai trò to lớn thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo tiết kiệm nguồn lực và nâng
cao hiệu quả kinh doanh của các ngành dịch vụ.
- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy cho hoạt động kinh
doanh dịch vụ nhằm tạo cơ sở pháp lý bình đẳng, minh bạch cho hoạt động
kinh doanh dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển kinh tế dịch
vụ, nhờ sẽ khai thác mọi tiềm lực của các thành phần kinh tế, khả năng của
mọi người dân vào việc phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ nói riêng. Bên
cạnh các doanh nghiệp nhà nước, đã có ngày càng nhiều các chủ thể từ kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tham gia phát triển
kinh tế dịch vụ, từ đó địi hỏi phải có một mơi trường pháp lý bình đẳng,
thuận lợi trong phát triển kinh tế dịch vụ đối với mọi thành phần kinh tế.
Khung pháp lý phải tạo ra sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước với các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Bên cạnh việc tiếp tục thực
hiện Luật Doanh nghiệp, cần tạo lập khung khổ pháp lý rõ ràng cho hoạt động
của từng loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần; đảm bảo thực hiện có hiệu quả sự tách bạch giữa các quyền sở hữu về
tài sản và quyền kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đầy
đủ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh như quyết
định đầu tư, quyết định phương án kinh doanh, tự chủ về tài chính, tự quyết
về nhân sự và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là một điều hết sức
cấp bách khi mà hiện nay các loại hình dịch vụ ở nước ta đang "bung ra" một
cách nhanh chóng với nhiều hình thức, quy mô, phạm vi. Song những căn cứ


20

pháp lý cho hoạt động dịch vụ lại chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, dẫn đến xuất
hiện nhiều mặt tiêu cực trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ do đó cần
phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của các thành
phần kinh tế khi tham gia thị trường dịch vụ; đảm bảo trật tự kỷ cương, giữ
gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong các hoạt động
kinh doanh dịch vụ.
- Nhà nước cần tạo lập các cơ chế chính sách thuận lợi cho phát triển
kinh tế dịch vụ. Chú trọng phát triển những lĩnh ngành dịch vụ trọng điểm,
phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao sức cạnh
tranh của các chủ thể kinh doanh dịch vụ, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác
với các nước để tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ nhằm mở rộng và
nâng cao chất lượng dịch vụ trong nước, từng bước hòa nhập thị trường dịch
vụ trong nước với thị trường dịch vụ quốc tế. Hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia
đầu tư vào các loại hình dịch vụ. Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ
phát triển các ngành dịch vụ thiết yếu như chính sách hỗ trợ về về mặt bằng
kinh doanh, về vốn; về khoa học công nghệ, về đào tạo phát triển nguồn nhân
lực; về giao lưu kinh tế trong nước, quốc tế...
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, cần tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt
động theo hướng tự chủ kinh doanh, tiếp tục thực hiện cổ phần hóa, liên
doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác để mở rộng hoạt động. Theo
chủ trương sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước, cần xây dựng lịch trình hằng năm về giảm bớt số lượng
doanh nghiệp, lĩnh vực và ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp nhà
nước, trước mắt phấn đấu chỉ cịn các doanh nghiệp cơng ích, các tổng cơng
ty và các doanh nghiệp độc lập có ý nghĩa quan trọng. Các DNNN chỉ nên tập
trung hoạt động trong các lĩnh vực, ngành/ nghề then chốt mà Nhà nước cần
nắm hoặc tư nhân khơng có khả năng làm, như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng và công



21
nghiệp cơng nghệ cao. Bên cạnh đó thực hiện cổ phần hóa hoặc đa dạng hóa
sở hữu ở các DNNN mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn để huy động
thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả; mở
rộng việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thực hiện việc
bán, khoán, cho thuê các DNNN loại nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ.
Sáp nhập, giải thể, phá sản các DNNN hoạt động khơng có hiệu quả.
Việc nâng cao khả năng cạnh tranh hội nhập của các chủ thể tham gia
kinh doanh rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục tăng cường cải
cách, đổi mới một cách toàn diện các doanh nghiệp theo hướng nâng cao tính
tự chủ, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của những doanh nghiệp này, góp
phần thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của nhà nước, đồng thời tạo
thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới. Bên
cạnh đó, nhà nước cịn phải thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra thật chặt
chẽ, nghiêm ngặt việc thành lập mới các DNNN; thực hiện đầu tư cho DNNN
thông qua công ty đầu tư tài chính của Nhà nước và thơng qua thị trường vốn;
giảm dần sự ưu đãi, bao cấp và bảo hộ đối với các DNNN, đồng thời tạo điều
kiện khuyến khích và bảo đảm cho khu vực tư nhân phát triển trong sự cạnh
tranh lành mạnh và được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp quốc doanh.
Đối với các chủ thể kinh doanh dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế
khác cần phải tiếp tục xem xét để mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động trong
các lĩnh vực như dịch vụ như y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa nghệ thuật, du
lịch v.v... Thực tế trong mấy năm gần đây thì các hoạt động dịch vụ ở thành
phần kinh tế tư nhân tỏ ra linh hoạt hơn, năng động và hiệu quả hơn so với
khu vực tập thể và quốc doanh.
Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, nhằm mở rộng quyền chủ động
cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong kinh doanh dịch vụ tạo môi trường
thuận lợi cho mọi loại hình hoạt động dịch vụ. Hiện nay các tổ chức, cơ sở
kinh doanh dịch vụ tập thể, tư nhân đã thực hiện hạch toán và đang khẳng



22
định sự tồn tại của mình trên thị trường dịch vụ; còn đối với các cơ sở quốc
doanh cần phải tiếp tục đổi mới hơn nữa để có thể gắn dịch vụ với thị trường,
chủ động mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động dịch vụ đảm bảo kinh doanh
phải có lãi và đóng góp đầy đủ cho ngân sách theo quy định của nhà nước.
Trong những năm tiếp theo sẽ có nhiều cơ sở dịch vụ cổ phần ra đời, do đó
cần phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của hội đồng quản trị
cũng như các quan hệ mới sẽ nảy sinh. Các cơ sở dịch vụ tư nhân cũng phải
làm rõ mối quan hệ giữa chủ và thợ, nhà nước cần thông qua thuế, lãi xuất
phải có sự phân biệt các thành phần tham gia dịch vụ để khuyến khích hoặc
hạn chế các hoạt động dịch vụ, hướng dẫn các hoạt động dịch vụ sao cho phù
hợp với mục tiêu phát triển dịch vụ và trong cơ cấu nền kinh tế mới.
Trong các cơ chế chính sách của nhà nước, chính sách đất đai có vai
trị quan trọng đối với phát triển kinh tế dịch vụ. Cần nghiên cứu để ban hành
và thực thi chính sách theo hướng tăng thêm thời gian giao đất, cho thuê đất
đối với các dự án cho phù hợp với tính chất đặc thù của loại hình dự án. Xây
dựng cơ chế, chính sách cho nhà đầu tư thuê đất dịch vụ xung quanh khu vực
dự án. Tạo điều kiện thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tư, cơng tác đền bù,
giải phóng mặt bằng cần được Nhà nước cam kết giao mặt bằng sạch hoặc
cam kết tham gia, phối hợp cùng nhà đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng
(kinh phí của nhà đầu tư) để nhà đầu tư có điều kiện và yên tâm thực hiện dự
án. Đi đơi với cơng tác này, cần có cơ chế, chính sách cho cơng tác bồi
thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trong đô thị phục vụ dự án để phát
triển kinh tế dịch vụ đầu tư (theo hướng ưu tiên phát triển giao thông công
cộng tại các đô thị lớn).
- Để thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với kinh tế dịch vụ thì trước
hết phải đào tạo đội ngũ cán bộ biết kinh doanh dịch vụ, có năng lực, trình độ
nghiệp vụ cao, khuyến khích mọi người có nguyện vọng và điều kiện nâng
cao trình độ chun mơn, tăng cường mở các lớp đào tào dài hạn, ngắn hạn,



23
tranh thủ sự giúp đỡ của các đơn vị chuyên môn sở ngành, trao đổi, tham
quan, khảo sát về quản lý kinh doanh dịch vụ. Bên cạnh đó, bồi dưỡng và đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện hệ
thống đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, đặc biệt
là giám đốc; thực hiện chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm, gắn quyền lợi, nghĩa vụ
của giám đốc với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại, để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nước ta trong giai
đoạn phát triển CNH, HĐH đất nước, tránh sự tụt hậu quá xa so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội
chung của các nước, đồng thời phù hợp với điều kiện của đất nước thì việc
xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý là một việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đặc biệt trong điều kiện nước ta và thế giới hiện nay. Việc xác định vai
trị, vị trí của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế là sự cần thiết mang
tính khách quan, đây là cơ sở khoa học để Đảng và Nhà nước ta tập trung đầu
tư hỗ trợ nhằm phát triển có hiệu quả cao nhất lĩnh vực kinh tế mũi nhọn này.
Thứ hai, đối với các chủ thể tham gia kinh doanh dịch vụ.
Mặc dù nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh
tế dịch vụ, song chủ thể chủ yếu của quá trình phát triển kinh tế dịch vụ vẫn là
các chủ thể tham gia cung cấp, kinh doanh các loại hình dịch vụ. Những nội
dung chủ yếu mà các chủ thể kinh doanh dịch vụ cần thực hiện bao gồm:
- Khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của địa phương để
phát triển kinh tế dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh
tế quốc tế. Mỗi địa phương đều có những lợi thế về phát triển một số ngành
dịch vụ nhất định trong phát triển kinh tế vùng cũng như kinh tế quốc dân.
Những lợi thế đó xuất phát từ sự phát triển của phân công lao động xã hội
trong kinh tế thị trường và hội nhập. Do những hạn chế về trình độ nhận thức,
khả năng cập nhập thông tin và do mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh

nói chung và chủ thể kinh doanh dịch vụ nói riêng có thể khơng xác định


24
đúng lợi thế của địa phương về từng ngành dịch vụ, do đó phát triển kinh
doanh dịch vụ tự phát, giảm tác động tích cực của kinh tế dịch vụ tới phát
triển kinh tế - xã hội địa phương, đồng thời khó thu được hiệu quả kinh tế lâu
dài. Để có thể vừa tham gia phát triển kinh tế dịch vụ nhanh chóng, bền vững,
vừa đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, vùng, cả nước,
vừa đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế, các chủ thể kinh doanh dịch vụ phải
lựa chọn lĩnh vực, loại hình, quy mơ hoạt động kinh doanh căn cứ vào quy
hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và năng
lực của bản thân mình.
- Huy động các nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển
các loại hình dịch vụ của địa phương. Hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng như
các hoạt động kinh doanh khác cần có những nguồn lực kinh tế nhất định với
quy mô và cơ cấu phù hợp. Do vậy để tham gia tích cực vào phát triển kinh tế
dịch vụ, từng chủ thể kinh doanh cần phải nỗ lực thu hút và khai thác tối đa,
có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong xã hội, trong ngoài địa phương, kể cả
từ nước ngoài. Những nguồn lực quan trọng mà các chủ thể kinh doanh dịch
vụ cần thu hút để mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động
gồm các nguồn lực tài chính, trước hết là vốn, tiếp đó là khoa học công nghệ,
đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ giàu kinh nghiệm, đội ngũ
người lao động lành nghề...
- Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh
dịch vụ. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế thị thường và hội
nhập, nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế và đời sống xã hội
không ngừng mở rộng, trở thành điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh
doanh dịch vụ phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh và thu lợi. Tuy nhiên,
song hành với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các chủ thể cùng kinh

doanh một loại hình dịch vụ nhất định cả từ trong và ngồi nước, do đó sức ép
cạnh tranh cũng trở nên ngày càng lớn đối với từng chủ thể kinh doanh dịch


25
vụ. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là khi tham gia thị
trường dịch vụ có nhiều chủ thể nước ngoài với ưu thế lớn về vốn, công nghệ,
kinh nghiệm kinh doanh, các chủ thể kinh doanh dịch vụ trong nước, tại từng
địa phương phải không ngừng nỗ lực vươn lên về sức cạnh tranh. Do vậy, các
chủ thể kinh doanh dịch vụ phải tìm ra và thực hiện các giải pháp về nâng cao
chất lượng dịch vụ, uy tín trong cung cấp dịch vụ đối với khách hàng, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện chế độ sử dụng và đĩa ngộ hợp lý
đối với người lao động... Để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, các chủ
thể kinh doanh cần không ngừng nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, trước
hết phải chú trọng quan tâm công tác xây dựng và thực hiện chiến lược kinh
doanh, chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế dịch vụ
Có thể nói, để phát triển bất kỳ một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh tế
nào đều phải có những yếu tố trực tiếp, hoặc gián tiếp hay nói cách khác phải có
những điều kiện cần và đủ thì mới có thể thực hiện được. Theo các nhà kinh tế
thì để phát triển kinh tế dịch vụ thường chịu tác động bởi các nhân tố sau:
- Vị trí địa lý:
Thực tế cho thấy, vị trí địa lý và tài nguyên - thiên nhiên phong phú đa
dạng, mơi trường sinh thái có sức hấp dẫn cho phát triển các loại hình kinh tế
dịch vụ nhất là dịch vụ Cảng, du lịch... giúp cho việc phát triển kinh tế dịch vụ
một cách thiết thực. Tận dụng những ưu điểm, lợi thế vị trí địa lý, địa hình
đường sơng, biển... phát triển tốt lợi thế trên sẽ kéo theo ngành kinh tế dịch vụ
phát triển tương xứng đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Ví dụ như phát triển các
ngành dịch vụ như dịch vụ du lịch, giao thông vận tải, dịch vụ phục vụ Cảng
v.v... Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ những quốc gia có lợi thế về

địa hình, nguồn tài nguyên - thiên nhiên phong phú, đa dạng, môi trường trong
lành cùng với những điều kiện về môi trường xã hội đặc biệt là an ninh trật tự
tốt cũng sẽ làm cho kinh tế dịch vụ phát triển một cách nhanh chóng.


×