Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.42 KB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Xuân Hải

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển
kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005

Luận văn ThS. Lịch sử: 60.22.56

Nghd. : PGS.TS. Ngô Đăng Tri


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế dich vụ là ngành kinh tế cung ứng các dịch vụ trong các lĩnh
vực sản xuất vật chất, văn hoá, tinh thần, có vai trò và tác dụng rất lớn đối
với sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong thời kỳ đất nƣớc đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quán triệt đƣờng lối, định hƣớng
phát triển kinh tế dịch vụ theo hƣớng đa dạng hoá, mở rộng thị trƣờng tiêu
dùng các sản phẩm dịch vụ của Đảng, các ngành kinh tế dịch vụ đã đáp ứng
tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống văn hoá - xã hội của nhân dân.
Trong những năm 1995-2005, giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ trung
bình tăng trên 7,5%/năm. Trong cơ cấu nền kinh tế, tỷ trọng ngành kinh tế
dịch vụ ngày càng tăng, đến năm 2005, tỷ trọng các ngành dịch vụ trong
GDP chiếm 38,1%(1).
Đƣợc tái lập từ năm 1997, cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc
những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Phát
huy ƣu thế là một tỉnh cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, gần sân


bay Nội Bài, sau 8 năm, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế Vĩnh
Phúc đã đạt đƣợc những thành tựu vƣợt bậc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
mạnh theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Từ một
tỉnh nghèo sau khi tái lập, hiện nay Vĩnh Phúc đã vƣơn lên thành một trong
những địa phƣơng có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cả nƣớc. Trong quá
trình phát triển, các ngành kinh tế dịch vụ của Vĩnh Phúc đã tạo cơ sở, nền
tảng quan trọng thúc đẩy cả nền kinh tế phát triển và bản thân ngành kinh
tế dịch vụ cũng đóng góp vào sự tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế. Giá trị
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm 41%; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản chiếm 20,9%.
(1)


5

sản xuất của các ngành dịch vụ trên địa bàn trong những năm 1997-2005
trung bình tăng 13,5%/năm.
Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với việc
xây dựng, phát triển các ngành kinh tế dịch vụ trên địa bàn sau khi tỉnh
đƣợc tái lập là điều cần thiết. Hoạt động kinh tế dịch vụ ở Vĩnh Phúc là tiêu
biểu cho nhiều tỉnh, thành trong cả nƣớc, góp phần làm sáng tỏ về sự lãnh
đạo của Đảng bộ trên lĩnh vực kinh tế. Thực tiễn tăng trƣởng kinh tế của
nhiều quốc gia đã minh chứng ngành kinh tế dịch vụ có vai trò quan trọng.
Vĩnh Phúc là một tỉnh giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành kinh
tế dịch vụ. Nghiên cứu hoạt động kinh tế dịch vụ ở Vĩnh Phúc nhằm góp
thêm những căn cứ thực tiễn giúp lãnh đạo có thêm cơ sở để hoạch định
chính sách phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên
cứu cũng nhằm hiểu rõ những đặc điểm, thế mạnh và định hƣớng phát triển
của tỉnh. Những kinh nghiệm về phát triển kinh tế dịch vụ ở Vĩnh Phúc sẽ
mang lại nhiều điều bổ ích trong xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh và

các địa phƣơng khác trong cả nƣớc.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến
năm 2005” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, các ngành kinh tế nói chung, kinh tế dịch vụ nói riêng
đã có những bƣớc phát triển mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình lãnh
đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế dịch vụ trở thành đề tài hấp dẫn đƣợc
nhiều ngƣời quan tâm. Trên phạm vi cả nƣớc đã có nhiều công trình của


6

các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Vấn đề
kinh tế dịch vụ Vĩnh Phúc cũng có một số công trình nghiên cứu. Có thể
chia thành 3 nhóm công trình sau:
Nhóm thứ nhất là các công trình chung, tiêu biểu là các cuốn sách:
Những nguyên tắc Lêninít trong công tác Đảng lãnh đạo xây dựng kinh tế
(Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1981); Đoàn Duy Thành: Đảng lãnh đạo
kinh tế và đảng viên làm kinh tế (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002); Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam (Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004); Nguyễn Minh Tú: Việt Nam trên chặng
đường đổi mới và phát triển kinh tế (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2002) v.v. Những tác phẩm này chủ yếu đề cập đến quan điểm, chủ
trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo xây dựng phát triển các ngành kinh tế của Đảng,
trong đó có nội dung về lãnh đạo phát triển kinh tế dịch vụ, một vấn đề rất
cần thiết mà luận văn có thể kế thừa đƣợc khi giải quyết đề tài.

Nhóm thứ hai là những sách chuyên luận, chuyên khảo về vấn đề phát
triển kinh tế, kinh tế dịch vụ nhƣ: Nguyễn Đình Hƣơng: Đổi mới và phát
triển kinh tế ở Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội,
1997); Bùi Tiến Quý: Phát triển và quản lý nhà nước về kinh tế dịch vụ
(Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2000); Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ
Quang Việt, Trần Vân: Kinh tế Việt Nam đổi mới: Những phân tích và
đánh giá quan trọng (Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2002); Đỗ Hoài
Nam (chủ biên): Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay,
(Nhà xuất bản Thế giới, 2005) v.v. Nhóm công trình này đã cung cấp cho
đề tài tƣ liệu và sự nhìn nhận mang tính khái quát về xây dựng, phát triển
kinh tế, trong đó có lĩnh vực kinh tế dịch vụ.
Nhóm thứ ba là những công trình trực tiếp liên quan đến lãnh đạo
xây dựng, phát triển kinh tế nói chung, các ngành kinh tế dịch vụ nói riêng


7

ở Vĩnh Phúc nhƣ: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1928-2007), (xuất bản
năm 2005); cuốn sách: Vĩnh Phúc - đất và người thân thiện (Nhà xuất bản
Thông tấn, 2006); Hà Vũ Tuyến: Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng,
phát triển kinh tế thời kỳ 1997-2000 (Luận văn cử nhân bảo vệ tại khoa
Lịch Sử trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tháng 6-2003) và
một số sách lịch sử Đảng bộ các huyện, thị của Vĩnh Phúc. Đây là những
công trình rất quan trọng, cung cấp cho tác giả những số liệu, nhận định,
đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế ở Vĩnh Phúc.
Nhìn chung, các nhóm công trình nói trên là rất cần thiết đối với việc
thực hiện đề tài, tác giả có thể kế thừa đƣợc nhiều nội dung quan trọng, đặc
biệt là vấn đề tƣ liệu. Tuy nhiên, chƣa có một công trình nào đề cập đến
vấn đề nội dung của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trình bày một cách hệ thống
quá trình Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ
từ năm 1997 đến năm 2005. Thông qua đó, nêu lên những thành tựu, hạn
chế và rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh
tế dịch của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong những năm 1997-2005.
- Nhiệm vụ:
Sƣu tập và hệ thống hoá các tƣ liệu lịch sử liên quan đến vấn đề
Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế dịch vụ Vĩnh Phúc trong
những năm 1997-2005, trên cơ sở đó trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ
Vĩnh Phúc đối với vấn đề này.
Nêu lên những thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng, phát
triển kinh tế dịch vụ của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong những năm 1997-2005


8

và rút ra một số kinh nghiệm để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế dịch
vụ ở Vĩnh Phúc hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những nhận thức, chủ trƣơng,
sự chỉ đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong lĩnh vực xây dựng, phát triển kinh
tế dịch vụ và những thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm trên lĩnh vực này của
Đảng bộ Vĩnh Phúc trong những năm 1997-2005.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: lĩnh vực kinh tế dịch vụ bao gồm rất nhiều ngành:
thƣơng mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, bƣu chính - viễn thông, dịch vụ
vận tải, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ pháp lý, dịch vụ khoa học công nghệ,
dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thể dục - thể thao,… Nội dung của luận văn chỉ

tập trung đi vào phân tích làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh
Phúc đối với việc xây dựng, phát triển 4 ngành kinh tế dịch vụ quan trọng:
thƣơng mại, du lịch, tín dụng ngân hàng, bƣu chính - viễn thông ở Vĩnh
Phúc cũng nhƣ những kết quả, kinh nghiệm trong sự lãnh đạo phát triển các
ngành này.
Về thời gian: nghiên cứu sự lãnh đạo, những kết quả, kinh nghiệm đó
từ khi tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập (1997) cho đến năm 2005.
Về không gian: nghiên cứu 4 ngành kinh tế dịch vụ lớn nói trên tại
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các thị xã, huyện, xã trong những năm
1997-2005.


9

5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của việc thực hiện luận văn là dựa vào những quan
điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phát triển kinh tế
nói chung và phát triển kinh tế dịch vụ nói riêng.
- Nguồn tài liệu:
Quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau: các
văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, các văn kiện, báo cáo của Tỉnh
uỷ Vĩnh Phúc, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh. Ngoài ra, luận
văn còn sử dụng tài liệu của các công trình đã trình bày ở trên.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgíc,
phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp lôgíc. Ngoài ra, chúng tôi
còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ: phƣơng pháp phân
tích, so sánh kết hợp với phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp khảo sát thực

tế để đánh giá tình hình với những số liệu đã đƣợc khẳng định.
6. Đóng góp của luận văn
Trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo xây dựng, phát
triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 của Đảng bộ Vĩnh Phúc.
Nêu lên một số kinh nghiệm của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong lãnh đạo
xây dựng phát triển kinh tế dịch vụ những năm 1997- 2005.
Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu
lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và lịch sử Đảng nói chung trên
lĩnh vực lãnh đạo phát triển kinh tế dịch vụ.


10

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong xây dựng,
phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2000
Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong xây dựng,
phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 2001 đến năm 2005
Chương 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu


11

Chương 1
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC TRONG
XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000
1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ DỊCH VỤ VĨNH PHÚC TRƢỚC NĂM 1997


1.1.1. Vài nét về tỉnh Vĩnh Phúc và Đảng bộ Vĩnh phúc
* Về tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du, nằm trong vùng đệm chuyển tiếp
giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ và rừng núi phía Bắc, từ đây có thể đi xuống
thành phố biển Hạ Long hay ngƣợc lên tận biên giới Việt - Trung, Việt Lào chỉ khoảng 200 km.
Vĩnh Phúc nằm ở tả ngạn, gần đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng,
trong khoảng 21 độ 10 phút đến 21 độ 35 phút, 105 độ 20 phút đến 105 độ
49 phút kinh Đông. Phía Đông giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên;
phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây;
phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng đất Vĩnh Phúc đã trải
qua nhiều lần thay đổi địa giới và tổ chức hành chính. Thời Văn Lang - Âu
Lạc, Vĩnh Phúc thuộc bộ Văn Lang. Thời Bắc thuộc, khi nhà Hán cai trị,
nƣớc ta bị chia thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, Vĩnh
Phúc nằm trong huyện Mê Linh, thuộc quận Giao Chỉ. Đến thời nhà Đƣờng
cai trị, cả nƣớc bị chia thành 12 châu, lúc này vùng đất Vĩnh Phúc nằm
trong địa bàn Phong Châu.
Từ sau khi Khúc Thừa Dụ dựng nền tự chủ (năm 905), các triều đại
phong kiến Việt Nam đã định lại đơn vị hành chính các địa phƣơng cho


12

phù hợp với yêu cầu quản lý đất nƣớc. Thời nhà Lý, vùng trung du miền
núi đƣợc chia thành các châu, trại, đất Vĩnh Phúc khi đó thuộc châu Phong
và châu Lâm Tây. Năm 1225, nhà Trần chia đất nƣớc thành các lộ, trấn,
phủ, Vĩnh Phúc nằm trong hai lộ Tam Giang và Tam Đái. Sang thế kỷ XV,
sau khi Lê Lợi xác lập vƣơng triều Lê vào năm 1428, cả nƣớc đƣợc tổ chức
thành đạo, trấn, lộ, phủ, huyện, châu, xã; Vĩnh Phúc nằm trong địa phận hai

trấn Sơn Tây và Hƣng Hoá. Đến thời nhà Nguyễn, năm 1821, vua Minh
Mạng chia cả nƣớc thành 30 tỉnh, Vĩnh Phúc lúc đó có tên đơn vị hành
chính là phủ Vĩnh Tƣờng, trực thuộc tỉnh Sơn Tây. Sau đó, hai huyện Yên
Lãng và Yên Lạc đƣợc tách ra đặt thành phủ Vĩnh Tƣờng (tƣơng ứng với
địa phận tỉnh Phúc Yên).
Dƣới thời Pháp thuộc, ngày 20-10-1890, Toàn quyền Đông Dƣơng ra
Nghị định thành lập đạo Vĩnh Yên, bao gồm vùng đất của huyện Bình
Xuyên và các huyện của phủ Vĩnh Tƣờng: Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam
Dƣơng, Yên Lạc, Yên Lãng. Đến tháng 4 năm 1891, Toàn quyền Đông
Dƣơng ra Nghị định bãi bỏ đạo Vĩnh Yên, sáp nhập toàn bộ vùng đất này
vào tỉnh Sơn Tây. Tháng 12 năm 1899, trên cơ sở vùng đất của đạo Vĩnh
Yên cũ, Toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên,
tỉnh lỵ đặt tại làng Tích Sơn (Tam Dƣơng).
Ngày 06-10-1901, Toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định thành lập
tỉnh Phù Lỗ, bao gồm các phủ, huyện cắt từ Bắc Ninh sang là phủ Đa Phúc,
huyện Kim Anh, huyện Đông Khê và phủ Yên Lãng cắt từ tỉnh Vĩnh Yên
sang, tỉnh lỵ đặt tại làng Phù Lỗ (huyện Kim Anh). Đến tháng 02-1904
chuyển về tổng Bạch Trữ (phủ Yên Lãng) và chính thức có tên gọi Phúc Yên.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nƣớc Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà ra đời, chính quyền mới tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành
chính cho phù hợp, theo đó phủ đƣợc đổi thành huyện, xoá bỏ cấp tổng, đặt


13

lại cấp xã (làng hoặc xã cũ đƣợc đặt lại là thôn). Tỉnh Vĩnh Yên lúc đó có 6
huyện là: Vĩnh Tƣờng, Bạch Hạc, Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam Dƣơng,
Yên Lạc với 352 làng xã. Tỉnh Phúc Yên có 5 huyện là: Đa Phúc, Kim
Anh, Yên Lãng, Vĩnh Linh, Đông Anh với 221 làng xã.
Nhằm tăng cƣờng sự chỉ đạo phong trào đấu tranh vùng địch hậu,

tăng cƣờng lực lƣợng ta về mọi mặt, đƣa cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp sang giai đoạn mới, ngày 12-2-1950, Thủ tƣớng Chính phủ ra Nghị
định 03/TTg về việc thành lập tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc
đƣợc thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Tuy
nhiên, trong những năm tiếp theo, địa giới của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục có
sự thay đổi. Năm 1955, huyện Phổ Yên đƣợc tách ra khỏi tỉnh Thái Nguyên
và nhập vào Vĩnh Phúc, đến đầu năm 1957, huyện Phổ Yên lại đƣợc trả về
Thái Nguyên. Đầu năm 1961, toàn bộ huyện Đông Anh, xã Kim Chung
(huyện Yên Lãng) và một số xóm thuộc thôn Đoài, xã Phù Lỗ (huyện Kim
Anh) đƣợc tách ra khỏi Vĩnh Phúc, chuyển về thuộc thủ đô Hà Nội.
Bƣớc vào thời kỳ miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,
tháng 1-1968, theo Nghị quyết của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, tỉnh Vĩnh
Phúc đƣợc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ hợp thành tỉnh Vĩnh Phú. Đến tháng
3-1979, tỉnh Vĩnh Phú có biến động lớn về ranh giới hành chính, toàn bộ
tỉnh Phúc Yên đƣợc cắt chuyển về thành phố Hà Nội, riêng huyện Mê Linh
đến năm 1991 lại tách khỏi Hà Nội trở về Vĩnh Phú. Tháng 11 năm 1996,
Quốc hội khoá IX ra Nghị quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Phú Thọ
và Vĩnh Phúc. Tháng 1-1997, sau 29 năm trải qua nhiều lần tách và nhập,
tỉnh Vĩnh Phúc chính thức đƣợc tái lập và đi vào hoạt động.
Sau khi tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.370,73 km 2,
dân số 1,1 triệu ngƣời, với 7 đơn vị hành chính, gồm thị xã Vĩnh Yên và 6
huyện: Lập Thạch, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dƣơng, Mê


14

Linh(1). Theo số liệu thống kê năm 1998 có khoảng 14 dân tộc anh em sinh
sống, trong đó ngƣời Kinh chiếm 98,34%, các tộc ngƣời thiểu số còn lại là
Mƣờng, Sán Dìu, Dao, Cao Lan, ....
Vĩnh Phúc là tỉnh có lợi thế về vị trí địa lý, liền kề với thủ đô Hà

Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài và nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng
điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), là địa bàn chuyển tiếp
với các tỉnh miền núi phía Bắc và thị trƣờng Trung Quốc rộng lớn. Đây là
những điều kiện rất thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển cả nông nghiệp, công
nghiệp và đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, tiến tới xây
dựng, phát triển một nền kinh tế toàn diện.
Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú,
cho phép Vĩnh Phúc có thể phát triển nền kinh tế đa dạng, đáp ứng đƣợc
nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và trao đổi, giao thƣơng với các địa
phƣơng khác. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 46,4%, khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có vùng đất đồi thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị
kinh tế cao nhƣ chè, sơn, cà phê, là điều kiện tự nhiên lý tƣởng để phát
triển ngành nông nghiệp. Vĩnh Phúc còn có nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú: mỏ sắt, mỏ thiếc, đá quý ở Tam Đảo, mỏ than ở Lập Thạch, cao
lanh dọc sông Lô, … để phát triển công nghiệp khai thác. Từ sự phát triển
đó, Vĩnh Phúc sẽ có những điều kiện để đẩy mạnh phát triển các ngành kinh
tế dịch vụ.
Vĩnh Phúc nằm trên địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng,
là vùng có các điều kiện tự nhiên của 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du,
miền núi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di tích lịch sử. Đây rõ
ràng là điều kiện quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển ngành du lịch.
(1)

Đến nay (2007), tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính, gồm Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc

Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dƣơng, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Đảo, Mê Linh.


15


Vĩnh Phúc là tỉnh có truyền thống yêu nƣớc và cách mạng; Đảng bộ
và nhân dân trong tỉnh có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao
động sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Những truyền thống quý báu
đó đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh trong mọi thời
kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, sự đồng thuận, nhất trí của Đảng bộ và nhân
dân trong tỉnh là điều kiện quan trọng để Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh phát
triển kinh tế dịch vụ, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế
của cả nƣớc.
* Vài nét về Đảng bộ Vĩnh Phúc
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hƣơng, cha ông, trƣớc khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với sự giúp đỡ của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên đồng chí ở Hà Nội, trên địa bàn Vĩnh Phúc, phong trào
cách mạng theo khuynh hƣớng vô sản đã sớm xuất hiện và diễn ra rất mạnh
mẽ. Mặc dù chƣa thành lập đƣợc chi bộ, nhƣng với sự hoạt động, tuyên
truyền của hai đảng viên sinh hoạt tại Thành bộ Hà Nội, nhiều thanh niên
yêu nƣớc đƣợc tuyên truyền, giác ngộ, đƣợc kết nạp vào các tổ chức quần
chúng của Đảng nhƣ: Nông hội đỏ, Thanh niên Cộng sản đoàn, Phụ nữ giải
phóng, Sinh hội đỏ.
Từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đến năm 1938 là
những năm xây dựng cơ sở đầu tiên của Đảng bộ với sự ra đời của các chi
bộ đầu tiên trên địa bàn tỉnh: chi bộ đồn điền Đa Phúc; chi bộ đồn điền
Tam Lộng, chi bộ Vĩnh Tƣờng. Với sự lãnh đạo của những chi bộ đó, trong
thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dƣơng, phong trào đấu tranh công khai,
hợp pháp đòi quyền dân sinh, dân chủ đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp từ thị
xã đến nông thôn với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và đa dạng trên
địa bàn hai tỉnh Phúc Yên và Vĩnh Yên.


16


Để tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng ở các địa phƣơng và thống
nhất chỉ đạo các cơ sở đảng và tổ chức quần chúng đồng thời dựa vào mối
quan hệ gắn bó giữa phong trào cách mạng hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên,
tháng 3-1940, Ban cán sự liên tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên (lúc đó gọi là Ban
vận động liên tỉnh) đƣợc thành lập. Tuy nhiên, trƣớc những biến chuyển
của tình hình mới, tháng 8-1940, Ban Cán sự tỉnh Vĩnh Yên đƣợc ra đời,
tiếp sau đó Ban cán sự tỉnh Phúc Yên cũng đƣợc thành lập vào cuối năm
1941. Do đó, Ban cán sự liên tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên không tồn tại nữa.
Đây là mốc đánh dấu bƣớc chuyển biến về chất trong công tác xây dựng
Đảng và phong trào cách mạng của tỉnh. Từ đây, dƣới sự lãnh đạo thống
nhất của một cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh là Ban cán sự tỉnh, các phong trào
đấu tranh chính trị rộng lớn đã diễn ra có tổ chức hơn. Qua những cuộc đấu
tranh đó, Đảng bộ đã xây dựng đƣợc đội quân chính trị rộng lớn ở khắp
thành thị và nông thôn trong tỉnh, Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu
quốc đƣợc thành lập và không ngừng mở rộng. Khi thời cơ đến đã lãnh đạo
họ vùng lên đấu tranh, cùng với nhân dân cả nƣớc tiến hành cuộc cách
mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân.
Bƣớc vào thời kỳ độc lập, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đông Dƣơng, Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên đã đẩy
mạnh công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng; đấu tranh
chống quân Tƣởng và tay sai; không ngừng xây dựng lực lƣợng, vừa kháng
chiến kiến quốc, bƣớc đầu chống địch càn quét. Cùng với sự ra đời của tỉnh
Vĩnh Phúc (ngày 12-2-1950), trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và
Phúc Yên, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc cũng chính thức đƣợc thành lập. Trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Vĩnh Phúc đã giành đƣợc
những thắng lợi to lớn nhƣ trận Khoan Bộ trong chiến dịch Việt Bắc - Thu
Đông năm 1947, trận Xuân Trạch năm 1950 và trận Núi Đanh năm 1951.



17

Đặc biệt, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã góp phần quan trọng cùng
quân dân cả nƣớc giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954),
kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng hoàn toàn, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã
lãnh đạo nhân dân tiến hành khôi phục kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng
đất và bƣớc đầu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội theo hƣớng xã hội chủ
nghĩa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, nhân dân Vĩnh Phúc
đã vừa sản xuất, vừa chiến đấu, góp phần đánh bại hai cuộc chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, cùng với nhân dân
miền Bắc, Vĩnh Phúc đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến
lớn miền Nam. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, đầu năm 1968, hai tỉnh
Vĩnh Phúc và Phú Thọ đƣợc hợp nhất lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú. Cùng với
quá trình hợp nhất tỉnh, hai Đảng bộ cũng đƣợc tiến hành hợp nhất lấy tên
là Đảng bộ Vĩnh Phú.
Sau khi đất nƣớc hoàn toàn đƣợc giải phóng, Đảng bộ và nhân dân
hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ trƣớc đây với nỗ lực xây dựng tỉnh Vĩnh
Phú đã cùng nhân dân cả nƣớc đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong công
cuộc khôi phục phát triển kinh tế. Với tinh thần chỉ đạo của Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân bƣớc đầu
thực hiện thành công công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh.
Bƣớc vào thời kỳ đất nƣớc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 1-1-1997, tỉnh Vĩnh
Phú đƣợc tách ra làm hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Theo đó, sau gần 29
năm sáp nhập, Đảng bộ Vĩnh Phúc lại đƣợc tái lập.
Thực tế quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng và xây dựng, phát
triển kinh tế - xã hội trong những thập kỷ qua của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
là sự vận dụng một cách sáng tạo đƣờng lối, chủ trƣơng, chiến lƣợc và sách



18

lƣợc của Đảng vào thực tiễn địa phƣơng qua từng thời kỳ lịch sử. Quá trình
hình thành và phát triển của Đảng bộ đã ghi nhận sự cống hiến và hy sinh
của nhiều tấm gƣơng cán bộ đảng viên nhƣ: Lê Xoay, Lê Thanh, Trần Cừ,
Nguyễn Viết Xuân, Kim Ngọc... Đồng thời, quá trình đó đã khẳng định vai
trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, xứng đáng với lòng tin cậy của nhân dân các
dân tộc trong tỉnh.
Bƣớc vào những năm đầu thế kỷ XXI, phát huy truyền thống yêu
nƣớc và cách mạng của quê hƣơng, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo nhân dân bƣớc đầu thu
đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế,
từng bƣớc thực hiện thắng lợi mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh khi
Ngƣời về thăm tỉnh: phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh
giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nƣớc ta.
1.1.2. Tình hình kinh tế dịch vụ Vĩnh Phúc trƣớc năm 1997
Sau 10 năm cả nƣớc cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã
đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế
- xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế, các lĩnh vực xã hội lâm vào tình trạng
khủng hoảng sâu sắc, trong khi đó, các thế lực đế quốc tăng cƣờng bao vây
cấm vận, thực hiện âm mƣu “Diễn biến hoà bình” làm cho sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta càng thêm khó khăn.
Trong bối cảnh đó, từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986, tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng chính thức khởi xƣớng công cuộc đổi mới
toàn diện đất nƣớc, trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: chuyển từ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội
chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đồng thời, Đại hội
đã nêu ra phƣơng hƣớng, mục tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội



19

trong 5 năm (1986-1990). Sau 5 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới trong
lĩnh vực phát triển kinh tế, đất nƣớc ta đã thu đƣợc những thành tựu bƣớc
đầu hết sức quan trọng, góp phần từng bƣớc đƣa nƣớc nƣớc ta thoát ra khỏi
cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng; ổn định đƣợc thị trƣờng trong nƣớc,
từng bƣớc hƣớng tới xuất khẩu. Nhằm bổ sung, hoàn thiện và phát triển
đƣờng lối đổi mới kinh tế đƣợc vạch ra từ Đại hội VI, trong hoàn cảnh mới,
Đảng ta đã thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
đến năm 2000” trong Đại hội lần thứ VII (6-1991) của Đảng.
Thực hiện đƣờng lối đổi mới đất nƣớc, quán triệt quan điểm, chủ
trƣơng phát triển nền kinh tế thị trƣờng của Đại hội VI, VII, dƣới sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú, nền kinh tế trên địa bàn Vĩnh Phúc trƣớc
khi tái lập đã có những bƣớc chuyển biến rất mạnh mẽ, bƣớc đầu thu đƣợc
những kết quả quan trọng trên tất cả các ngành kinh tế, trong đó có ngành
kinh tế dịch vụ.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm (19911995) là 7,35%, riêng năm 1996 tăng 8,3% so với năm 1995. Giá trị sản
lƣợng công nghiệp xây dựng tăng bình quân 16,25%. Trong đó, công
nghiệp địa phƣơng tăng bình quân 10,7%; công nghiệp Trung ƣơng trên địa
bàn tăng bình quân 16,7%; công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 11,35%.
Cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng hợp lý, tăng tỷ
trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp.
Tỷ trọng GDP trong ngành nông lâm nghiệp từ 59,2% năm 1990 giảm
xuống 51% năm 1995 và 48,27% năm 1996. Ngành công nghiệp - xây
dựng từ 8,4% năm 1990 tăng lên 13% năm 1995 và 13,98% năm 1996.
Ngành dịch vụ từ 32,4% năm 1990 tăng lên 36% năm 1995 và 37,75% năm
1996.



20

Hoạt động thương mại
Hoạt động thƣơng mại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu trong lĩnh vực lƣu thông hàng hoá và
dịch vụ. Thƣơng nghiệp xã hội phát triển mạnh, thị trƣờng sôi động, hàng
hoá đa dạng, phong phú, lƣu thông thuận lợi, đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu
thụ của nhân dân. Năm 1995, giá trị ngành thƣơng nghiệp tăng gấp 10 lần
so với năm 1990. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội năm 1996 là 1.225 tỷ
đồng, tăng 23% so với năm 1995. [56; 18]
Thực hiện chủ trƣơng xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, hƣớng
vào xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế, hoạt động kinh tế trên địa bàn
Vĩnh Phúc đã bƣớc đầu hƣớng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vào đầu những
năm 90, do ảnh hƣởng của tình hình chính trị ở Liên Xô và Đông Âu nên
hoạt động xuất khẩu của tỉnh gặp nhiều khó khăn. Bƣớc vào những năm
1993-1996, hoạt động xuất khẩu đã tìm đƣợc thị trƣờng mới với các hoạt
động dịch vụ thu ngoại tệ nhƣ xuất khẩu lạc nhân, hoa quả hộp, thịt,… Do
vậy, kim ngạch xuất khẩu bƣớc đầu có sự phát triển. Hoạt động xuất khẩu
lao động bƣớc đầu có bƣớc phát triển với số lƣợng lao động ra nƣớc ngoài
làm việc đƣợc tăng lên qua từng năm.
Lĩnh vực kinh tế du lịch
Do có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch nên trƣớc khi tái
lập tỉnh, hoạt động du lịch trên địa bàn Vĩnh Phúc đã bƣớc đầu có sự phát
triển. Kinh doanh du lịch đã tập trung vào khai thác các loại hình du lịch
nhƣ du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội,… Chất lƣợng dịch
vụ tại khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu
của khách du lịch. Doanh thu từ du lịch cũng nhƣ tổng số lƣợt khách đến
du lịch trên địa bàn đều tăng lên qua từng năm. Trên địa bàn tỉnh đã hình
thành một số khu du lịch tập trung nhƣ: Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải.



21

Ngành bưu chính - viễn thông
Nhằm tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế, các lĩnh vực văn hoá
- xã hội, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các ngành
kinh tế dịch vụ, trong đó tập trung phát triển dịch vụ bƣu chính - viễn
thông. Do đó, trƣớc khi đƣợc tái lập, hoạt động bƣu chính - viễn thông có
bƣớc phát triển khá, bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và đời sống
của nhân dân. Mạng thông tin liên lạc tuy chƣa hoàn chỉnh nhƣng đã phủ
đƣợc 128/148 xã trong toàn tỉnh. Đến ngày 30-6-1997, toàn tỉnh có 5.992
máy điện thoại, đạt gần 0,55 máy/100 ngƣời dân [56; 19].
Dịch vụ tín dụng, ngân hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng có những chuyển biến tích cực về
củng cố, xây dựng tổ chức, chấn chỉnh nghiệp vụ, triển khai nhanh nguồn
vốn và mở rộng đối tƣợng, thành phần cho vay, bƣớc đầu có sự cạnh tranh
giữa cá nhân hàng thƣơng mại và quỹ tín dụng nhân dân, làm tăng thêm
tính năng động của các tổ chức tín dụng, khai thác tốt hơn các nguồn thu,
tăng chi cho đầu tƣ phát triển. Nhiều huyện đã khai thác đƣợc các nguồn
lực đƣa vào đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.
Công tác huy động vốn, mở rộng hoạt động dịch vụ kiều hối, thu tiền
gửi ngoại tệ, tập trung cho vay các cơ sở kinh tế kinh doanh của ngân hàng
đƣợc thực hiện có hiệu quả. Tỷ trọng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh, hộ gia đình, với ngƣời nghèo từng bƣớc đƣợc nâng lên. Việc
làm thí điểm quỹ tín dụng nhân dân bƣớc đầu đem lại kết quả tốt. Trƣớc
khi tái lập tỉnh, trên địa bàn Vĩnh Phúc có 38 quỹ tín dụng nhân dân, với số
vốn 32 tỷ đồng. Đến cuối năm 1995, tổng nguồn vốn huy động tại địa
phƣơng đạt 592 tỷ đồng. Tổng dƣ nợ cho vay là 963 tỷ đồng, trong đó dƣ
nợ vay ngắn hạn là 696 tỷ đồng chiếm 72,2%, dƣ nợ cho vay kinh tế quốc

doanh là 427 tỷ đồng, chiếm 44,33%, dƣ nợ cho vay kinh tế ngoài quốc


22

doanh là 537 tỷ đồng, chiếm 55,67%, trong đó dƣ nợ cho vay hộ nông dân
là 53,9 tỷ đồng, chiếm 66,85% so với dƣ nợ cho vay ngoài quốc doanh.
Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong xây dựng và phát triển
kinh tế, các ngành kinh tế nói chung cũng nhƣ các ngành kinh tế dịch vụ
nói riêng của Vĩnh Phúc trƣớc khi đƣợc tái lập (năm 1997) còn có nhiều
tồn tại, hạn chế.
Đến trƣớc năm 1997, về cơ bản kinh tế Vĩnh Phúc vẫn chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, đời sống nhân dân nông thôn còn nghèo.
Kinh tế tuy có tăng trƣởng nhƣng tốc độ chƣa đạt mức bình quân chung của
cả nƣớc. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tuy phát triển khá nhƣng chất lƣợng
kém, xuống cấp nhanh, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn rất hạn hẹp. Tỉnh
đang trong hoàn cảnh đƣợc tái lập, nhu cầu đầu tƣ xây dựng rất lớn, nhƣng
nguồn lực để đáp ứng rất khó khăn. Trong các thành phần kinh tế trên địa
bàn, kinh tế quốc doanh quy mô quá nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu,
hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả; kinh tế hợp tác xã giảm sút,
hoạt động khó khăn; kinh tế tƣ nhân chƣa dám bỏ vốn nhiều vào sản xuất,
chủ yếu hoạt động về dịch vụ.
Trong lĩnh vực kinh tế thƣơng mại, hoạt động xuất nhập khẩu thƣờng
rất bấp bênh, không đảm bảo đƣợc tính ổn định do chƣa có đơn vị đầu mối
đủ mạnh để kinh doanh, chƣa tạo đƣợc nguồn hàng hoá có chất lƣợng cao,
khối lƣợng lớn, chƣa tạo đƣợc thị trƣờng xuất khẩu ổn định. Việc nắm bắt
thông tin về thị trƣờng, giá cả,... phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu còn
hạn chế, đặc biệt chƣa tạo đƣợc xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu là xuất
khẩu uỷ thác, nên hiệu quả thấp và rất bấp bênh.

Kinh doanh du lịch còn nặng về khai thác tự nhiên, chƣa tạo đƣợc ấn
tƣợng hấp dẫn khách du lịch; sản phẩm du lịch chƣa có nét đặc trƣng và


23

mang bản sắc riêng, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn. Các khu vui chơi giải
trí còn thiếu; hệ thống khách sạn, nhà hàng xuống cấp; đội ngũ cán bộ làm
công tác du lịch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nên chƣa thu hút đƣợc khách
du lịch. Nhận thức của một số cấp, ngành về hoạt động kinh doanh du lịch
chƣa đầy đủ, chƣa coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng.
Dịch vụ bƣu chính - viễn thông tuy bƣớc đầu đã đáp ứng đƣợc nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân nhƣng chất lƣợng
dịch vụ chƣa cao. Mạng lƣới thông tin trên địa bàn một số huyện chƣa
đƣợc hoàn chỉnh, một số xã chƣa có cáp điện thoại kéo đến. Tỷ lệ máy điện
thoại trên 100 dân còn thấp. Bên cạnh đó, mạng lƣới phát hành báo chí phát
triển chậm, tính hiện đại trong dịch vụ chƣa cao.
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nguồn vốn hạn hẹp, qui mô
ngân hàng nhỏ bé. Công tác huy động vốn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội; tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt thấp. Các quỹ tín
dụng nhân dân hoạt động chƣa thực sự hiệu quả, chất lƣợng tín dụng thấp,
một số quỹ tín dụng làm ăn thua lỗ dẫn tới giải thể.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên là những thách thức không nhỏ đƣợc
đặt ra buộc Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc phải có những chủ trƣơng,
quyết sách đúng đắn để đƣa kinh tế dịch vụ của tỉnh phát triển tƣơng xứng
với tiềm năng vốn có. Là một tỉnh có nhiều thuận lợi về mặt địa lý, nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc với hệ thống giao
thông khá phát triển sẽ là những điều kiền quan trọng để Vĩnh Phúc xây
dựng và phát triển các ngành kinh tế dịch vụ. Với đƣờng lối, chủ trƣơng và
những biện pháp phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ sau khi tái lập,

kinh tế Vĩnh Phúc đã căn bản khắc phục đƣợc những hạn chế, yếu kém nêu
trên, nền kinh tế, trong đó có kinh tế dịch vụ từng bƣớc đạt đƣợc những


24

thành tựu quan trọng, góp phần đƣa Vĩnh Phúc vƣơn lên trở thành một
trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cả nƣớc.
1.2. SỰ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000

Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nƣớc ta đã thu đƣợc
những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó nổi
bật là những kết quả đạt đƣợc trong lĩnh vực kinh tế(1). Tình trạng đình đốn
trong sản xuất, rối ren trong lƣu thông đƣợc khắc phục. Kinh tế tăng trƣởng
nhanh. Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp trọng
yếu đƣợc xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho
bƣớc phát triển tiếp theo. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội
chủ nghĩa tiếp tục đƣợc xây dựng một cách đồng bộ và có hiệu quả hơn. Về
cơ bản đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng
kéo dài hơn 15 năm. Những kết quả đó đã tạo tiền đề cần thiết để nƣớc ta
chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc.
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp Quốc hội thứ 10 (khoá IX) về việc
phân chia địa giới hành chính của một số tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập
và đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1997 sau gần 29 năm hợp nhất. Nằm trong
bối cảnh chung của đất nƣớc, sau khi đƣợc tái lập, Vĩnh Phúc có những
điều kiện thuận lợi căn bản để phát triển kinh tế: có vị trí địa lý thuận lợi để
thu hút các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; nền nông nghiệp sản xuất

hàng hoá bƣớc đầu đƣợc phát triển; cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn

Nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1995
đạt 8,2%. Lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 xuống còn 12,7% năm 1995.
(1)


25

phát triển khá; quy mô tỉnh vừa phải, địa bàn gọn, thông tin và sự chỉ đạo
tốt hơn; mặt bằng dân trí khá, cán bộ và nhân dân bƣớc đầu có kinh nghiệm
về lãnh đạo, quản lý và sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng.
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong điều kiện một tỉnh mới đƣợc tái
lập, trƣớc những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng ngày một nặng nề, Đảng
bộ và nhân dân Vĩnh Phúc cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử
thách: cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế thiếu thốn, nhiều nhu cầu
bức bách về xây dựng đặt ra nhƣng các nguồn lực tài chính rất hạn hẹp; đội
ngũ cán bộ còn thiếu; số lao động đã qua đào tạo thấp, nhất là đội ngũ cán
bộ quản lý, chuyên gia đầu ngành, công nhân kỹ thuật đang rất thiếu so với
yêu cầu đặt ra; điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh rất thấp, thu nhập bình
quân đầu ngƣời chỉ bằng dƣới 50% mức thu nhập bình quân cả nƣớc, lao
động thiếu việc làm còn nhiều.
Nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn trong tình hình mới, quán
triệt chủ trƣơng phát triển kinh tế giai đoạn 1996-2000 do Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (8-1996) đề ra, Đại hội lần thứ XII của
Đảng bộ Vĩnh Phúc (diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7-11-1997) đã đề ra nhiệm
vụ và phƣơng hƣớng phát triển kinh tế giai đoạn 1997-2000 là: “Đẩy nhanh
nhịp độ phát triển kinh tế, nhất là đối với công nghiệp, sớm thoát khỏi tình
trạng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định,
vững chắc sau năm 2000, thu hẹp khoảng cách so bình quân chung của cả

nước. Chuyển nền kinh tế theo hướng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp và
dịch vụ. Phát triển kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Phát huy
tiềm lực của các thành phần kinh tế để khai thác được mọi tiềm năng, thế
mạnh của tỉnh” [56; 28].
Các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu đƣợc xác định là: Nhịp độ tăng
GDP bình quân 18 - 20%/năm; giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình


26

quân hàng năm: 17 - 18%; giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng
tăng bình quân hàng năm trên 50%; giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp
tăng bình quân hàng năm là 4,5-5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,0
triệu USD vào năm 2000, trong đó xuất khẩu địa phƣơng đạt 7 triệu USD,
xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 9 triệu USD.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 280-300 USD. Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng nông lâm
nghiệp: nông - lâm nghiệp chiếm trong GDP từ 48,27% (1996) xuống
25,0% (2000); công nghiệp và xây dựng từ 13,98% (1996) lên 44,0%
(2000); dịch vụ từ 37,75% xuống 31,0% (2000) [56, 30].
Trên cơ sở phƣơng hƣớng chung và các mục tiêu trong phát triển
kinh tế đã đề ra, Đại hội lần thứ XII của Đảng bộ Vĩnh Phúc đã đề ra những
chủ trƣơng, giải pháp nhằm phát triển các ngành kinh tế dịch vụ cơ bản trên
địa bàn tỉnh: thƣơng mại, du lịch, bƣu chính - viễn thông, tín dụng ngân
hàng.
1.2.1. Về xây dựng và phát triển ngành thƣơng mại
Trong phát triển kinh tế, ngành thƣơng mại chiếm một vị trí quan
trọng. Nếu ngành thƣơng mại hoạt động tốt sẽ góp phần quan trọng thúc
đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội, góp
phần ổn định giá cả, tăng tích luỹ cho ngân sách, cải thiện đời sống nhân

dân. Nhận thức rõ điều đó, ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã
chủ trƣơng đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại. Hƣớng trọng tâm trong hoạt
động thƣơng mại đƣợc Tỉnh uỷ xác định là phát triển thị trƣờng, mở rộng
giao lƣu hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu. Tỉnh uỷ chỉ đạo ngành thƣơng mại
xây dựng các trung tâm thƣơng mại ở Vĩnh Yên và Phúc Yên, mở rộng
hoạt động thƣơng mại ở các thị trấn, thị tứ và chợ nông thôn.


27

Hơn nữa, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Đảng bộ chỉ đạo các
cấp, các ngành trong tỉnh phải tạo mọi điều kiện, khuyến khích thƣơng
nghiệp quốc doanh vƣơn lên làm xuất khẩu; tập trung tạo ra nguồn hàng
xuất khẩu chủ lực nhƣ: lạc, chuối, thịt chế biến, hàng may mặc, giày dép...;
đồng thời chú trọng xây dựng các xí nghiệp liên doanh với bên ngoài làm
hàng xuất khẩu.
Sau một năm tái lập, trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhƣng hoạt
động thƣơng mại trên địa bàn bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả quan
trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội cả năm 1997 ƣớc đạt
1628,1 tỷ đồng, tăng 27,32% so với năm 1996 và đạt 108,54% kế hoạch,
các mặt hàng chính sách cho miền và dân tộc đƣợc thực hiện đầy đủ. Giá trị
xuất khẩu ƣớc đạt 11.934.000 USD [38; 2]. Hoạt động quản lý thị trƣờng
đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc, tham gia tích cực đấu tranh
chống buôn lậu trong tình hình mới và tổ chức kiểm tra kiểm soát thị
trƣờng làm cho trật tự thị trƣờng đƣợc củng cố và lành mạnh hơn, hàng hoá
lƣu thông thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, sau một năm tái lập, hoạt động thƣơng mại của Vĩnh
Phúc còn kém sôi động, nhu cầu mua, bán của nhân dân ở khu vực nông
thôn, miền núi chƣa đƣợc đáp ứng tốt. Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ xác định
nguyên nhân của thực trạng trên là do thƣơng nghiệp quốc doanh trên địa

bàn hoạt động kém hiệu quả, chƣa thu hút đƣợc tất cả các thành phần kinh
tế vào kinh doanh hoạt động thƣơng mại, mạng lƣới chợ ở các khu vực
nông thôn, miền núi còn ít. Từ đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo ngành
thƣơng mại một mặt tập trung củng cố thƣơng nghiệp quốc doanh ở những
ngành thiết yếu, mặt khác tiến hành khuyến khích hoạt động thƣơng mại ở
tất cả các thành phần kinh tế, chú trọng xây dựng thêm chợ ở khu vực nông
thôn, miền núi để thu mua nông sản và bán vật tƣ nông nghiệp, hàng tiêu


×