Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 140 trang )

1


2


LỜI NĨI ĐẦU
Kế tốn quản trị hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ 20 do yêu
cầu của kinh tế thị trường. Trong xã hội hiện đại mục tiêu của kế tốn
khơng chỉ là cung cấp thơng tin cho các cổ đông, ngân hàng hay cơ quan
quản lý mà còn là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định của nhà quản
trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị ngày càng có vai trị quan trọng đối
với nghề nghiệp kế toán và sự phát triển kinh tế của các tổ chức, doanh
nghiệp nói riêng, quốc gia nói chung.
Kế tốn quản trị là học phần giảng dạy trong chương trình đào tạo
đại học chuyên ngành Kế toán và một số chuyên ngành khác có liên quan
tại các trường đại học kinh tế nói chung và Trường Đại học Thương mại
nói riêng từ nhiều năm trước đây. Năm 2006 hai bộ mơn Kế tốn doanh
nghiệp và Kế tốn căn bản, Khoa Kế tốn tài chính, Trường Đại học
Thương mại đã tổ chức biên soạn "Giáo trình Kế tốn quản trị" do
TS. Đặng Thị Hòa làm chủ biên để phục vụ cho việc học tập của sinh
viên và giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về kế toán quản trị,
từ đó có thể ứng dụng vào cơng tác quản lý đơn vị. Giáo trình này tiếp
cận kế tốn quản trị như cơng cụ có tính chất kỹ thuật phục vụ quản lý
doanh nghiệp. Nhưng trong những năm qua khoa học về kế tốn quản trị
đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chương trình đào tạo của Trường
Đại học Thương mại cũng có nhiều đổi mới theo hướng tiếp cận với
những thay đổi trên thế giới. Học phần Kế toán quản trị đã được chỉnh sửa,
cập nhật, bổ sung nội dung và đổi tên thành Kế toán quản trị doanh nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và người học
theo hướng tăng cường tự học, tự nghiên cứu theo định hướng nâng cao


chất lượng đào tạo, Bộ mơn Kế tốn quản trị, Khoa Kế toán - Kiểm toán,
Trường Đại học Thương mại tổ chức biên soạn "Giáo trình Kế tốn
quản trị doanh nghiệp". Giáo trình được biên soạn cho học phần Kế
3


tốn quản trị doanh nghiệp trong chương trình đào tạo của Nhà trường
thay thế cho giáo trình biên soạn năm 2006, có kế thừa và sử dụng nhiều
kiến thức từ giáo trình đã xuất bản.
Nội dung giáo trình tiếp cận theo hướng gắn chặt hơn nữa kế toán
quản trị với hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản trị doanh
nghiệp, coi kế tốn quản trị là cơng cụ quản lý hữu hiệu và có sự tham
gia nhiều hơn vào hoạt động quản lý. Bên cạnh đó, giáo trình cập nhật
những tri thức mới của kế toán quản trị như các góc độ của nội dung kế
tốn quản trị, các phương pháp xác định chi phí hiện đại, kế tốn trách
nhiệm nhằm đáp ứng tốt nhất mục tiêu đào tạo cũng như chương trình
đào tạo.
Giáo trình giới thiệu khái niệm, đối tượng và nội dung của kế toán
quản trị trong doanh nghiệp, vai trị của kế tốn quản trị với quản trị
doanh nghiệp; Các phương pháp, nội dung của kế tốn quản trị như chi
phí và phân loại chi phí, dự tốn sản xuất kinh doanh, xác định chi phí
và giá thành sản phẩm, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi
nhuận, kế tốn trách nhiệm và thơng tin kế tốn quản trị cho việc ra
quyết định kinh doanh ngắn hạn, quyết định đầu tư dài hạn. Các nội
dung trình bày có ví dụ minh họa mang tính thực tiễn cao từ đơn giản
đến phức tạp nhằm tạo thuận lợi cho người đọc trong học tập và nghiên
cứu. Hệ thống câu hỏi ôn tập, bài tập và nhiệm vụ tự học tạo điều kiện để
người học tự học, tự nghiên cứu. Nội dung giáo trình đảm bảo tính khoa
học, logic, phù hợp với mục tiêu và chương trình đào tạo, phù hợp với đề
cương chi tiết học phần được Hiệu trưởng phê duyệt.

Người học sử dụng giáo trình thơng qua đọc, nghiên cứu nội dung
lý thuyết, trả lời các câu hỏi ôn tập và giải các bài tập.
Giáo trình là cơng trình khoa học của tập thể tác giả là giảng viên
Bộ mơn Kế tốn quản trị, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học
Thương mại do PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai và TS. Đặng Thị Hòa đồng
chủ biên. Các tác giả tham gia biên soạn gồm:
4


Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị trong doanh nghiệp
(PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai biên soạn).
Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí trong doanh nghiệp
(TS. Hồng Thị Bích Ngọc và ThS. Nguyễn Quỳnh Trang biên soạn).
Chương 3: Dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
(TS. Nguyễn Thị Minh Giang và ThS. Nguyễn Thị Nhinh biên soạn).
Chương 4: Xác định chi phí và giá thành sản phẩm (PGS.TS. Trần
Thị Hồng Mai và ThS. Nguyễn Thị Thúy biên soạn).
Chương 5: Mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
(TS. Nguyễn Thành Hưng và ThS. Vũ Thị Thanh Huyền biên soạn).
Chương 6: Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp (ThS. Phan
Hương Thảo và ThS. Chu Thị Huyến biên soạn).
Chương 7: Thơng tin kế tốn quản trị cho việc ra quyết định
(PGS.TS. Phạm Đức Hiếu và ThS. Vũ Quang Trọng biên soạn).
Trong quá trình biên soạn tập thể tác giả đã nhận được nhiều ý
kiến đóng góp xây dựng của Hội đồng Khoa Kế toán - Kiểm tốn, GS.TS.
Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Đỗ Minh Thành, PGS.TS. Ngơ Thị Thu Hồng,
PGS.TS. Lê Thị Thanh Hải, PGS.TS. Đặng Ngọc Hùng, PGS.TS. Nguyễn
Hoàng Việt. Tập thể tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội
đồng Khoa Kế toán - Kiểm tốn, Phịng Quản lý khoa học Trường Đại
học Thương mại, đã đóng góp ý kiến, tạo thuận lợi cho việc biên soạn và

xuất bản giáo trình.
Trong quá trình biên soạn tập thể tác giả đã nghiên cứu, tham khảo
các tài liệu có giá trị trong và ngồi nước, cập nhật những thay đổi của
kế toán quản trị trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khó
tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả mong muốn nhận được sự
góp ý chân thành của bạn đọc để giáo trình hồn thiện hơn trong lần
xuất bản sau.
TẬP THỂ TÁC GIẢ

5


6


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU

3

DANH SÁCH HÌNH VẼ

13

DANH SÁCH SƠ ĐỒ

`14

DANH SÁCH BẢNG BIỂU


15

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

19

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP

21

1.1. Khái niệm và vai trị của kế tốn
quản trị trong doanh nghiệp

21

1.1.1. Khái niệm kế tốn quản trị

21

1.1.2. Vai trị của kế tốn quản trị trong doanh nghiệp

25

1.2. Đối tượng và nội dung của kế toán
quản trị trong doanh nghiệp

29

1.2.1. Đối tượng của kế toán quản trị


29

1.2.2. Nội dung của kế toán quản trị

31

1.3. Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính

33

1.3.1. Những điểm khác nhau

34

1.3.2. Những điểm giống nhau

35

1.4. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp

37

1.4.1. Nội dung tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp

37

1.4.2. Mơ hình tổ chức kế tốn quản trị trong doanh nghiệp

41


1.5. Các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ
áp dụng trong kế tốn quản trị

45

1.5.1. Phân loại chi phí

45

1.5.2. Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được

45

7


1.5.3. Trình bày mối quan hệ giữa các thơng tin kế tốn
theo dạng phương trình

46

1.5.4. Trình bày thơng tin dưới dạng đồ thị

46

1.5.5. Các phương pháp khác áp dụng trong kế tốn quản trị

46


CÂU HỎI ƠN TẬP VÀ NHIỆM VỤ TỰ HỌC

48

Chương 2. CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP

51

2.1. Khái niệm và bản chất của chi phí

51

2.2. Phân loại chi phí

54

2.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

54

2.2.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả

58

2.2.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

60

2.2.4. Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí


75

2.2.5. Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định

77

2.2.6. Các loại chi phí khác sử dụng trong lựa chọn
phương án kinh doanh

78

CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP VÀ NHIỆM VỤ TỰ HỌC

81

Chương 3. DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP

85

3.1. Những vấn đề chung về dự toán sản xuất kinh doanh

85

3.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của dự toán sản xuất kinh doanh

85

3.1.2. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh


87

3.1.3. Phương pháp lập dự tốn sản xuất kinh doanh

90

3.1.4. Trình tự lập dự toán sản xuất kinh doanh

92

8


3.2. Định mức chi phí sản xuất kinh doanh

94

3.2.1. Khái niệm và phân loại định mức chi phí

94

3.2.2. Xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp

96

3.3. Xây dựng hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp


100

3.3.1. Dự toán bán hàng

100

3.3.2. Dự toán sản xuất

104

3.3.3. Dự toán hàng tồn kho cuối kỳ

116

3.3.4. Dự toán các chi phí khác

119

3.3.5. Dự tốn giá vốn hàng bán

123

3.3.6. Dự toán tiền

125

3.3.7. Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh

128


3.3.8. Dự tốn tình hình tài chính

130

CÂU HỎI ƠN TẬP, BÀI TẬP VÀ NHIỆM VỤ TỰ HỌC

134

Chương 4. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM

141

4.1. Tổng quan về xác định chi phí và giá thành
trong doanh nghiệp

141

4.2. Các phương pháp xác định chi phí

144

4.2.1. Xác định và phân bổ chi phí bộ phận phục vụ

144

4.2.2. Xác định chi phí theo cơng việc

158


4.2.3. Xác định chi phí theo q trình sản xuất

169

4.2.4. Xác định chi phí theo các phương pháp khác

189

4.3. Các phương pháp xác định giá thành
trong kế toán quản trị

203

4.3.1. Phương pháp xác định giá thành theo chi phí toàn bộ

204

4.3.2. Phương pháp xác định giá thành theo chi phí trực tiếp

207

9


4.4. Phân tích biến động chi phí

212

4.4.1. Ý nghĩa của phân tích biến động chi phí


212

4.4.2. Mơ hình phân tích biến động chi phí

213

4.4.3. Phân tích biến động chi phí theo dự tốn linh hoạt

218

CÂU HỎI ƠN TẬP, BÀI TẬP VÀ NHIỆM VỤ TỰ HỌC

221

Chương 5. MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG LỢI NHUẬN

227

5.1. Một số khái niệm cơ bản

227

5.1.1. Số dư đảm phí

228

5.1.2. Tỷ lệ số dư đảm phí

232


5.1.3. Kết cấu chi phí

236

5.1.4. Địn bẩy kinh doanh

239

5.2. Ứng dụng mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận
trong doanh nghiệp

241

5.3. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
trong trường hợp đặc biệt

249

5.3.1. Phân tích CVP trong mối quan hệ với điểm hịa vốn

249

5.3.2. Phân tích CVP trong mối quan hệ với giá bán
và kết cấu hàng bán

256

5.4. Điều kiện ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng lợi nhuận

259


CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP VÀ NHIỆM VỤ TỰ HỌC

261

Chương 6. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP

267

6.1. Hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

267

6.1.1. Phân quyền tổ chức và sự hình thành các trung tâm
trách nhiệm
10

267


6.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của kế toán trách nhiệm
trong doanh nghiệp

271

6.1.3. Các loại kế toán trách nhiệm

274


6.2. Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm

276

6.2.1. Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí

277

6.2.2. Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu

283

6.2.3. Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận

287

6.2.4. Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư

289

CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP VÀ NHIỆM VỤ TỰ HỌC

297

Chương 7. THƠNG TIN KẾ TỐN QUẢN TRỊ
CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

303

7.1. Khái quát về quá trình ra quyết định của các nhà quản trị 303

7.2. Thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn

308

7.2.1. Quyết định ngắn hạn và nội dung của quyết định
ngắn hạn

308

7.2.2. Phân tích thơng tin thích hợp cho quyết định ngắn hạn

311

7.2.3. Vận dụng phân tích thơng tin thích hợp
cho việc ra quyết định ngắn hạn

315

7.3. Thơng tin kế tốn quản trị cho quyết định
về giá bán sản phẩm

334

7.3.1. Khái quát về định giá bán sản phẩm

334

7.3.2. Định giá bán sản phẩm thông thường

337


7.3.3. Định giá bán sản phẩm trong một số
trường hợp đặc biệt

343

11


7.4. Thơng tin kế tốn quản trị cho quyết định dài hạn

345

7.4.1. Quyết định dài hạn và nội dung quyết định dài hạn

345

7.4.2. Phân tích thơng tin thích hợp cho quyết định dài hạn

351

CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP VÀ NHIỆM VỤ TỰ HỌC

369

PHỤ LỤC

377

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


385

12


DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1. Nội dung tổ chức kế tốn quản trị trong doanh nghiệp

40

Hình 2.1. Các loại chi phí theo chức năng hoạt động

55

Hình 2.2. Đồ thị tổng biến phí tỷ lệ

63

Hình 2.3. Đồ thị biến phí đơn vị

63

Hình 2.4. Đồ thị biến phí cấp bậc

65

Hình 2.5. Đồ thị tổng định phí

66


Hình 2.6. Đồ thị định phí đơn vị

66

Hình 2.7. Đồ thị tổng chi phí hỗn hợp

69

Hình 2.8. Đồ thị chi phí đơn vị hỗn hợp

69

Hình 2.9. Các loại chi phí và phương pháp
tập hợp chi phí sản xuất trong DNSX

76

Hình 4.1. Mơ hình phân tích biến động chi phí

213

Hình 5.1. Đồ thị hịa vốn của Cơng ty MBH

253

Hình 6.1. Sự phân quyền và các trung tâm trách nhiệm
tại Cơng ty N&G

270


Hình 7.1. Các bước ra quyết định của nhà quản trị

305

Hình 7.2. Đồ thị xác định vùng sản xuất tối ưu

333

13


DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổng quát hệ thống kế tốn doanh nghiệp

36

Sơ đồ 1.2. Mơ hình tổ chức kế toán quản trị kết hợp kế toán tài chính
trong doanh nghiệp sản xuất
42
Sơ đồ 1.3. Mơ hình tổ chức kế toán quản trị tách biệt với kế tốn
tài chính trong doanh nghiệp sản xuất

43

Sơ đồ 2.1. Sự vận động của chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
trong DN sản xuất

59


Sơ đồ 2.2. Sự vận động của chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
trong doanh nghiệp thương mại

60

Sơ đồ 3.1. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 88
Sơ đồ 4.1. Mơ hình phân bổ chi phí bộ phận phục vụ
theo phương pháp trực tiếp

148

Sơ đồ 4.2. Mơ hình phân bổ chi phí theo phương pháp bậc thang

151

Sơ đồ 4.3. Mơ hình phân bổ chi phí bộ phận phục vụ
theo phương pháp phân bổ lẫn nhau

154

Sơ đồ 4.4. Quá trình tập hợp và xác định chi phí theo cơng việc

159

Sơ đồ 4.5. Sơ đồ phương pháp xác định chi phí theo cơng việc
trên tài khoản kế tốn

168

Sơ đồ 4.6. Q trình sản xuất kiểu liên tục


169

Sơ đồ 4.7. Quá trình sản xuất kiểu song song

170

Sơ đồ 4.8. Quá trình tập hợp và xác định chi phí
theo q trình sản xuất

171

Sơ đồ 4.9. Phương pháp xác định chi phí theo q trình sản xuất
trên tài khoản kế toán

173

14


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Những điểm khác nhau giữa kế tốn tài chính
và kế tốn quản trị

34

Bảng 2.1. Cách ứng xử của chi phí trong phạm vi phù hợp

68


Bảng 2.2. Bảng kê chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị
Công ty NQT theo giờ máy chạy

72

Bảng 2.3. Bảng phân tích chi phí hỗn hợp theo phương pháp
bình phương bé nhất

74

Bảng 3.1. Dự tốn doanh thu năm N của Cơng ty N&G

102

Bảng 3.2. Dự tốn thu tiền của Cơng ty N&G

103

Bảng 3.3. Dự tốn sản lượng sản xuất của Cơng ty N&G

106

Bảng 3.4. Dự tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp của Cơng ty N&G 109
Bảng 3.5. Dự tốn trả tiền mua nguyên vật liệu của Công ty N&G

110

Bảng 3.6. Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp của Cơng ty N&G

112


Bảng 3.7. Dự tốn chi phí sản xuất chung của Cơng ty N&G

116

Bảng 3.8. Dự tốn thành phẩm tồn kho của Cơng ty N&G

119

Bảng 3.9. Dự tốn ngun vật liệu tồn kho của Công ty N&G

119

Bảng 3.10. Dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN
của Cơng ty N&G

122

Bảng 3.11. Dự tốn giá vốn hàng bán của Cơng ty N&G

124

Bảng 3.12. Dự tốn tiền của Cơng ty N&G

127

Bảng 3.13. Dự tốn kết quả hoạt động kinh doanh theo q
của Cơng ty N&G

129


Bảng 3.14. Dự tốn kết quả hoạt động kinh doanh theo năm
của Công ty N&G

130

Bảng 3.15. Dự tốn tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần
dệt may N&G

133

Bảng 4.1. Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu

160

15


Bảng 4.2. Phiếu chi phí cơng việc

161

Bảng 4.3. Phiếu theo dõi thời gian lao động

162

Bảng 4.4. Phiếu chi phí cơng việc đầy đủ

165


Bảng 4.5. Báo cáo sản xuất phân xưởng Cắt theo phương pháp
trung bình

183

Bảng 4.6. Báo cáo sản xuất phân xưởng Cắt theo phương pháp
FIFO

184

Bảng 4.7. Báo cáo sản xuất phân xưởng May theo phương pháp
trung bình

185

Bảng 4.8. Báo cáo sản xuất phân xưởng May theo phương pháp
FIFO

186

Bảng 4.9. Bảng tập hợp chi phí CPSXC cho các nhóm hoạt động

194

Bảng 4.10. Bảng tỷ lệ phân bổ CPSXC theo từng hoạt động

195

Bảng 4.11. Phân bổ CPSXC của các hoạt động cho từng loại
sản phẩm


196

Bảng 4.12. Chi phí đơn vị sản phẩm

197

Bảng 4.13. Mối quan hệ giữa sản xuất, bán hàng và lợi nhuận
của doanh nghiệp theo hai phương pháp xác định
giá thành sản phẩm

211

Bảng 4.14. Dự tốn linh hoạt Cơng ty N&G (4 mức hoạt động)

219

Bảng 4.15. Bảng phân tích chi phí dựa trên dự tốn linh hoạt

220

Bảng 5.1. Các chỉ tiêu xác định kết quả kinh doanh
dạng số dư đảm phí

229

Bảng 5.2. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí

231


Bảng 5.3. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư
đảm phí Cơng ty N&G

233

Bảng 5.4. Báo cáo sự thay đổi kết quả kinh doanh
theo mức thay đổi doanh thu của Công ty N & G

234

Bảng 5.5. Báo cáo kết quả kinh doanh của 2 công ty MBH và HKM 237
Bảng 5.6. Bảng so sánh kết quả kinh doanh
của 2 công ty MBH và HKM
16

237


Bảng 5.7. Bảng so sánh kết quả kinh doanh
của 2 công ty MBH và HKM

238

Bảng 5.8. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí

242

Bảng 5.9. Bảng tổng hợp số liệu lựa chọn phương án

249


Bảng 5.10. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí tháng 1 257
Bảng 5.11. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí tháng 2 258
Bảng 6.1. Bảng báo cáo thành quả trung tâm chi phí phân xưởng Cắt 280
Bảng 6.2. Báo cáo thành quả quản lý doanh thu

285

Bảng 6.3. Bảng báo cáo thành quả quản lý doanh thu cửa hàng

286

Bảng 6.4. Bảng báo cáo thành quả trung tâm lợi nhuận

288

Bảng 6.5. Báo cáo thành quả trung tâm đầu tư

295

Bảng 7.1. Bảng phân tích thơng tin thích hợp
liên quan tới 2 phương án

313

Bảng 7.2. Bảng phân tích thơng tin thích hợp trường hợp
tự sản xuất hoặc mua ngồi

318


Bảng 7.3. Bảng phân tích thơng tin thích hợp trường hợp
tự sản xuất hoặc mua ngồi khi có chi phí cơ hội

319

Bảng 7.4. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí tóm tắt

320

Bảng 7.5. Bảng phân tích thơng tin thích hợp trường hợp
tiếp tục hay loại bỏ kinh doanh một ngành hàng

323

Bảng 7.6. Bảng phân tích thơng tin thích hợp cho phương án
tiêu thụ bán thành phẩm hay tiếp tục sản xuất
rồi tiêu thụ thành phẩm

325

Bảng 7.7. Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Thiên Phú
cho 2 loại sản phẩm

326

Bảng 7.8. Thơng tin doanh thu, chi phí tăng thêm
khi tiếp tục sản xuất thành thành phẩm mới bán

327


Bảng 7.9. Thông tin về sản phẩm hiện tại và đề xuất

328

Bảng 7.10. Số lượng sản phẩm sản xuất được của các phương án
trong điều kiện số giờ lao động trực tiếp bị giới hạn

329

17


Bảng 7.11. So sánh thơng tin thích hợp trường hợp có một giới hạn
về năng lực sản xuất

330

Bảng 7.12. Thơng tin về sản phẩm tấm gỗ công nghiệp
và sản phẩm nội thất

332

Bảng 7.13. Bảng xác định điểm sản xuất tối ưu

334

Bảng 7.14. Phiếu tính giá bán sản phẩm theo phương pháp tồn bộ

340


Bảng 7.15. Phiếu tính giá bán sản phẩm theo phương pháp biến phí

342

Bảng 7.16. Bảng xác định lợi nhuận sau thuế

353

Bảng 7.17. Bảng nhận diện và thời gian phát sinh dịng tiền

354

Bảng 7.18. Bảng tính giá trị hiện tại của dự án

356

Bảng 7.19. Thông tin về dự án sửa chữa máy thêu cũ
và mua máy thêu mới

357

Bảng 7.20. Bảng tính giá trị hiện tại theo kỹ thuật tổng chi phí

358

Bảng 7.21. Bảng tính giá trị hiện tại dịng chi trên cơ sở chênh lệch

359

Bảng 7.22. Bảng tính giá trị chỉ số sinh lời dự án


360

Bảng 7.23. Bảng tính kỳ hoàn vốn

367

18


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Bán hàng

BPPV

Bộ phận phục vụ

CCDC

Công cụ, dụng cụ

CP

Chi phí

CPBH

Chi phí bán hàng


CPQL

Chi phí quản lý

DN

Doanh nghiệp

KL

Khối lượng

KTQT

Kế tốn quản trị

KTTC

Kế tốn tài chính

NCTT

Nhân cơng trực tiếp

NVLTT

Ngun vật liệu trực tiếp

PX


Phân xưởng

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SP

Sản phẩm

SPDD

Sản phẩm dở dang

SPHT

Sản phẩm hoàn thành

SX

Sản xuất

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TSCĐ

Tài sản cố định

19


20


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP
Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này người học có thể:
- Nắm được khái niệm, đối tượng và nội dung của kế tốn quản trị;
- Hiểu được vai trị của kế toán quản trị với quản trị trong nội bộ
doanh nghiệp;
- Nhận thức được những điểm giống nhau và khác nhau giữa kế
tốn tài chính và kế tốn quản trị;
- Xác định được các nội dung tổ chức kế toán quản trị trong
doanh nghiệp;
- Nhận biết được các phương pháp áp dụng trong kế toán quản trị.
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRỊ CỦA KẾ TỐN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm kế tốn quản trị
Kế tốn nói chung đã ra đời từ rất lâu, ngày càng hoàn thiện về nội
dung, phương pháp cũng như cách thức thực hiện. Nền kinh tế càng phát
triển thì kế tốn càng thể hiện được vị thế quan trọng là công cụ không

thể thiếu được trong quản lý, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp.
Kinh tế phát triển cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học quản lý,
đối tượng sử dụng thơng tin kế toán mở rộng bao gồm các đối tượng bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp. Để đáp ứng được thơng tin cho các đối
tượng khác nhau đó kế tốn được chia thành hai loại là kế tốn tài chính
và kế toán quản trị.
Kế toán quản trị xuất hiện đầu tiên ở Mỹ từ đầu thế kỷ 19 do nhu
cầu thông tin quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy
21


mơ và phạm vi hoạt động lớn. Mục đích ban đầu là giúp các nhà quản trị
doanh nghiệp kiểm soát và đánh giá được hoạt động của đơn vị. Trong
những năm qua kinh tế thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng đã
có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong
môi trường tồn cầu hóa, áp lực cạnh tranh cao đã tạo điều kiện thuận lợi
cho kế toán quản trị thay đổi và phát triển mạnh mẽ. Những thay đổi này
kéo theo những thay đổi nhất định về quan điểm trong mục đích, khái
niệm kế tốn quản trị so với thời kỳ đầu mới hình thành.
Viện Kế tốn viên quản trị Mỹ (IMA) năm 1981 cho rằng “KTQT
là quá trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, giải thích và
cung cấp thơng tin tài chính phục vụ cho nhà quản trị để lập kế hoạch,
đánh giá và kiểm soát một tổ chức, đảm bảo sử dụng hợp lý và trách
nhiệm đối với các nguồn lực của nó”. Đến năm 2008, khái niệm đã được
điều chỉnh theo hướng giảm tính tn thủ nhưng tăng tính tư vấn của
cơng việc này: KTQT hỗ trợ cho các quyết định quản trị, lập kế hoạch và
thực hiện hệ thống quản trị, cung cấp thơng tin trong báo cáo tài chính và
kiểm sốt để hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc xây dựng và thực hiện
chiến lược của tổ chức. Quan điểm của IMA cho thấy cơng việc của kế
tốn quản trị rất gần với cơng việc quản trị tổ chức.

Liên đồn Kế toán quốc tế (IFAC) năm 1989 định nghĩa “Kế toán
quản trị là q trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, giải
thích và truyền đạt thơng tin để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát trong
một tổ chức, đảm bảo việc sử dụng và trách nhiệm giải trình các nguồn
lực của nó”. Theo khái niệm này, kế toán quản trị được hiểu gần như kế
toán tài chính, chỉ khác ở mục đích sử dụng thơng tin của người nhận là
phục vụ cho quản trị nội bộ đơn vị. Năm 1998, IFAC đã mở rộng phạm
vi của kế toán quản trị khi xác định đây là một hoạt động đan xen trong
quá trình quản lý của tất cả các tổ chức, tập trung vào việc tăng thêm giá
trị cho các tổ chức bằng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Với
khái niệm này, kế toán quản trị có thể coi là một khâu, bộ phận trong
công tác quản lý tổ chức và như vậy đã nâng cao vị thế của KTQT trong
các đơn vị nói chung, doanh nghiệp nói riêng.
22


Hiệp hội KTQT công chứng Anh quốc - CIMA (Insight, 2009) định
nghĩa kế toán quản trị như là: "một khoa học thực tiễn tạo ra giá trị trong
các công ty tư nhân và khu vực công". Khái niệm này cho thấy mục đích
chung của kế tốn quản trị là tạo ra giá trị nhưng không thể hiện được
chức năng cũng như các công việc cụ thể của khoa học này. Đồng thời có
thể nhận thấy kế tốn quản trị được áp dụng trong doanh nghiệp và cả
các đơn vị thuộc khu vực cơng.
Nhìn nhận kế tốn quản trị trên khía cạnh thơng tin, Garrison và
Norren (2012) cho rằng: "Kế tốn quản trị liên quan đến việc cung cấp
thông tin cho các nhà quản lý để sử dụng trong lập kế hoạch, kiểm soát
hoạt động và ra các quyết định quản lý tổ chức". Năm 2014, Hiệp hội Kế
toán quản trị tồn cầu (CGMA) đã có định nghĩa về kế tốn quản trị là:
"Việc tìm kiếm, phân tích, truyền đạt và sử dụng thơng tin tài chính và
phi tài chính liên quan đến quyết định để tạo ra và duy trì giá trị cho các

tổ chức". Định nghĩa đã thể hiện sự phát triển của kế toán quản trị khi
cho rằng thơng tin của loại kế tốn này khơng những gồm các thơng tin
tài chính mà cịn có cả thơng tin phi tài chính và cũng cho thấy mục đích
của kế toán quản trị là phục vụ cho việc ra quyết định cũng như duy trì
giá trị của tổ chức. Quan điểm này có sự khác biệt nhất định với một số
quan điểm trước đây là tạo ra giá trị cho tổ chức (IFAC, 1998) thể hiện
sự thận trọng khi xác định vai trị của kế tốn quản trị. Tổ chức CGMA
(2014) cũng cho rằng:" Kế toán quản trị cung cấp dữ liệu liên quan đến
quyết định, phân tích và đánh giá với đủ thơng tin để có các quyết định
tốt hơn và truyền đạt các quyết định đó với tác động của chúng".
Trên góc độ cơng việc, Luật Kế tốn Việt Nam (2003, 2015) quy
định: "Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp
thơng tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị phục vụ quyết định kinh
tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế tốn". Khái niệm này tập trung vào
cơng việc của kế tốn để có thể cung cấp thơng tin hữu ích cho nhà quản
trị nên khó có thể nhận thấy được chức năng tư vấn của kế toán quản trị
đối với tổ chức.

23


Ở góc độ khoa học, Giáo trình Kế tốn quản trị của Trường Đại học
Thương mại (2006) đã xác định: "Kế toán quản trị là khoa học thu nhận,
xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách
cụ thể phục vụ cho các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ
chức thực hiện kế hoạch và quản lý kinh tế tài chính trong nội bộ doanh
nghiệp". Khái niệm này đã khẳng định kế toán quản trị là một khoa học
trong hệ thống các khoa học kinh tế và mục tiêu của kế toán quản trị là
phục vụ cho quản trị doanh nghiệp.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu Kế tốn quản trị là khoa học thu

nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin tài chính và phi tài chính về
hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể phục vụ cho các nhà
quản trị trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch
và ra quyết định quản lý trong nội bộ tổ chức nhằm tối ưu hóa các
mục tiêu.
Tuy có những khái niệm khác nhau về kế toán quản trị nhưng đều
thể hiện một số đặc trưng cơ bản như sau:
- Kế toán quản trị là một khoa học trong hệ thống khoa học kinh tế
với phương pháp thực hiện, đối tượng nghiên cứu và mục tiêu riêng.
- Kế toán quản trị là 1 bộ phận của hệ thống kế toán, cung cấp các
thơng tin định lượng và định tính cho các đối tượng sử dụng trong đơn vị
nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và tư vấn cho việc ra quyết định.
Thơng qua các cơng việc để có thơng tin kế toán quản trị xác định sự liên
kết giữa việc tiêu dùng nguồn lực và nhu cầu tài trợ cũng như nguyên
nhân để có cơ sở huy động nguồn lực cho hoạt động. Kế tốn quản trị là
cơng việc có tính nội bộ của từng tổ chức, doanh nghiệp là sự chun
mơn hóa kế tốn theo những định hướng phản ánh, cung cấp thông tin cụ
thể, nên việc triển khai thực hiện trong các đơn vị khác nhau sẽ không
giống nhau. Ngồi việc cung cấp thơng tin định lượng - thơng tin tài
chính, kế tốn quản trị cịn cung cấp các thơng tin khơng thể hoặc khó
định lượng - thơng tin phi tài chính cho các nhà quản trị các cấp trong
doanh nghiệp giúp ra quyết định tốt hơn.
24


- Kế tốn quản trị hình thành từ nhu cầu thơng tin và quan tâm đến
các thơng tin có ích cho công tác quản trị trong nội bộ đơn vị. Do đó,
người làm kế tốn quản trị phải hiểu biết thấu đáo về doanh nghệp cũng
như môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
- Kế tốn quản trị vẫn có những đặc điểm chung của kế toán, gắn

liền với những quan hệ kinh tế, tài chính, trách nhiệm trong hoạt động
của đơn vị, tuân thủ các quy định chung của nhà nước và các cơ quan có
liên quan.
- Kế tốn quản trị được ứng dụng trong mọi lĩnh vực kinh doanh:
Sản xuất, thương mại, dịch vụ và trong mọi hình thức tổ chức kinh
doanh. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội kế toán quản trị cần
thiết với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và cả với các tổ
chức hoạt động phi lợi nhuận cũng như các đơn vị thuộc khu vực cơng.
1.1.2. Vai trị của kế tốn quản trị trong doanh nghiệp
Theo Liên đồn Kế toán quốc tế (1998) cho đến nay kế toán quản
trị đã trải qua 4 giai đoạn phát triển với những mục tiêu quan tâm chính
là: (1) Xác định chi phí và kiểm sốt tài chính thơng qua các cơng cụ dự
tốn và kế tốn chi phí; (2) Cung cấp thơng tin cho hoạch định và kiểm
sốt các hoạt động của tổ chức nhằm mục tiêu lợi nhuận với các công cụ
kỹ thuật được sử dụng chủ yếu là phân tích quyết định và kế tốn trách
nhiệm; (3) Tập trung cắt giảm hao phí nguồn lực bằng việc sử dụng các
cơng cụ phân tích q trình và quản trị hoạt động; (4) Quản trị nguồn lực
và tạo ra giá trị thơng qua phân tích các yếu tố giá trị khách hàng, giá trị
cổ đông và cải cách tổ chức. Từ lúc ban đầu cơng việc của kế tốn quản
trị chỉ mang tính kỹ thuật chủ yếu liên quan đến chi phí thì sau đó sự
tham gia của kế tốn quản trị vào hoạt động quản lý ngày càng rõ nét
hơn. Mục tiêu chính của kế tốn quản trị thay đổi dẫn tới vai trị và vị thế
của kế tốn quản trị trong quản lý doanh nghiệp cũng thay đổi theo
hướng tích cực hơn, đóng góp nhiều hơn cho việc tăng thêm giá trị
doanh nghiệp.
25


×