Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 155 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên)

Giáo trình

G072.0026

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Bộ MÔN NGẰN HÀNG - CHỨNG KHỐN

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên)

Giáo trình

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ - 2010



LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tài chính
quốc tế cũng giữ vai trỏ ngày càng quan trọng hơn trong sự phát triến của
moi quốc gia nói riêng và cộng đồng kinh tế thế giới nói chung. Vì vậy,
nhận thức đầy đủ các quan hệ tài chính quốc tế và sự vận hành của chúng
trong mối quan hệ với tổng thể các quan hệ kinh tế tài chỉnh khác là yêu cầu
cần thiết đổi với một cán bộ quản lí kinh tế.


Xuất phát từ nhận thức nêu trên, Bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán,
Trường đại học Thương mại tổ chức biên soạn Giáo trĩnh Tài chính Quốc tế
nhằm cung cấp tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập của sinh viên thuộc
các khối ngành Kinh tế và Quàn trị kinh doanh nói chung, sinh viên các chun
ngành Tài chính - Ngân hàng nói riêng của nhà trường, đồng thời là tài liệu
tham khảo hữu ích cho các độc giả quan tâm đến lĩnh vực này.

Nội dung giáo trình được kết cấu thành 9 chương:
Chương 1: Tổng quan về tài chính quổc tế
Chương 2: Thị trường tài chỉnh quốc tế

Chương 3: Thị trường ngoại hối
Chương 4: Thanh toán quốc tế
Chương 5: Đầu tư quốc tế

Chương 6: Tín dụng quốc tế
Chương 7: Viện trợ phát triển chính thức
Chương 8: Thuế quan và liên minh thuế quan
Chương 9: Cán cân thanh toán quốc tế
Tham gia biên soạn giáo trình gồm:
- PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên, Trưởng khoa Tài chính - Ngân
hàng, Trường đại học Thương mại chủ biên, biên soạn chương 1, chương 5
và đồng biên soạn chương 2, chương 3.
- TS. Nguyễn Trọng Tài, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học
Ngân hàng, đồng biên soạn chương 2.

- ThS. Phùng Việt Hà, giáng viên bộ mơn Ngân hàng - Chứng khốn,
Trường đại học Thương mại, đồng biên soạn chương 3.

3



- ThS. Lê Nam Long, Phó trưởng bộ mơn Ngân hàng - Chứng khoán,
Trường đại học Thương mại, biên soạn chương 4.

- ThS. Nguyễn Phú Hà, giảng viên bộ môn Ngán hàng - Chứng khoản,
Trường đại học Thương mại, biên soạn chương 6.

- PGS.TS. Đinh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Thương
mại, biên soạn chương 7 và chương 8.
- CN. Vũ Ngọc Diệp, giảng viên bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán,
Trường đại học Thương mại, biên soạn chương 9.
Giáo trĩnh được biên soạn trên cơ sở tham khảo một sổ tài liệu trong
nước và nước ngoài (được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo), cập
nhật các văn bản pháp quy của Chỉnh phủ và các Bộ, Ngành có liên quan
đến lĩnh vực tài chính quốc tế. Trong quá trĩnh biên soạn tập thể tác giả
cũng nhận được những góp ý quý báu của PGS. TS. Lưu Thị Hương, Trường
đại học Kinh tế Quốc dãn, PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh, Trường đại học
Thương mại. Xin chân thành cảm ơn tác giả của những tài liệu mà chúng tơi
đã sử dụng, cảm ơn sự góp ý của các nhà khoa học để góp phần nâng cao
chất lượng giáo trình. Chúng tơi cũng muốn được bày tỏ lịng cảm ơn của
mình tới GS.TS.NGUT. Nguyễn Bách Khoa, Hiệu trưởng Trường đại học
Thương mại; tập thể cán bộ chuyên viên phòng Khoa học & Đổi ngoại,
Trường đại học Thương mại đã giúp đỡ chúng tơi trong q trình chỉnh sửa,
biên tập và xuất bản giáo trình.

Mặc dù tập thể tác giả đã rất cố gang cập nhật những kiến thức, thông
tin đế Giáo trình đảm bảo được các yêu cầu cơ bản, hiện đại và phù hợp với
thực tiễn các hoạt động Tài chỉnh quốc tế của Việt Nam, nhưng do trình độ
năng lực có hạn, do Tài chính quốc tế là một lĩnh vực rộng lớn, có liên quan

đến hầu hết các chủ thế của nền kinh tế xã hội với các quan hệ kinh tế tài
chính tiền tệ rất phong phú và phức tạp, hơn thế nữa dãy lại là Giáo trình
được biên soạn lần đầu nên khơng thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót
nhất định. Chúng tồi rất mong nhận được ỷ kiến góp ý của đơng đảo bạn
đọc đế Giáo trình có thế hồn thiện hơn trong lần tái bản sau.
Thay mặt tập thể tác giả
CHỦ BIÊN

4


Chương 1

TỔNG QUAN VÊ TÀI CHÍNH QUỐC TÊ
Tài chính quốc tế là một lĩnh vực hoạt động rất phức tạp với các hình
thức đa dạng, với sự tham gia của nhiều chủ thể và diễn ra trên một phạm vi
không gian rộng lớn, liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau trong từng khu
vực, hoặc trên toàn thế giới. Tài chính quốc tế ra đời là một tất yếu khách
quan bắt nguồn từ sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của các giao dịch quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa,
quân sự, ngoại giao... và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng trên phạm vi tồn cầu, tài chính quốc tế cũng ngày càng phát triển
và khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nó trong đời sống kinh tế - xã
hội.
Nội dung chng 1 Giáo trình sẽ giới thiệu với bạn đọc những vấn đề
cơ bản nhất về tài chính quốc tế, đó là: Các quan niệm về tài chính quốc tế,
những đặc điểm và vai trị của tài chính quốc tế; Các chủ thể tham gia và
các giao dịch tài chính quốc tế; Một số định chế tài chính quốc tế chủ yếu
như: tổ hợp Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thanh toán
quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Liên châu Mĩ...


1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỊ CỦA TÀI CHÍNH
QUỐC TỂ
1.1.1. Cơ sở hình thành và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế
Lịch sử phát triển của tất cả các quốc gia độc lập đã chứng tỏ rằng,
tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi quốc tế là con đường
và biện pháp cơ bản nhất để kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của
thời đại, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc
đẩy phát triển kinh té - xã hội của đất nước theo mục tiêu đã đề ra.
Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế - xã hội diễn ra
sâu sắc như hiện nay thì phân cơng lao động và hợp tác quốc tế, mở rộng
các quan hệ kinh tế đối ngoại là con đường phát triển tất yếu. Điều đó có
nghĩa là các quốc gia khơng thể tự thỏa mãn nhu cầu của mình với chính
sách đóng cửa mà cần tồn tại và phát triển theo con đường mở cửa với thế
5


giới bên ngồi. Đặc tính tồn cầu hóa và hợp nhất hóa của nền kinh tế thế
giới được hình thành trên cơ sở những đặc trưng của nền kinh tế mỗi quốc
gia hiện đang theo đuổi là nền kinh tế thị trường. Những nét đặc trưng chủ
yếu của các nền kinh tế thị trường hiện đại là: sự phát triển của thương mại
trên cơ sở chun mơn hóa sản xuất và phân cơng lao động, q trình tiền tệ
hóa hầu hết các quan hệ kinh tế và sử dụng vốn làm động lực tăng trưởng
kinh tế.

Sự phát triển của thương mại trên cơ sở chun mơn hóa và phân cơng
lao động cho phép mỗi người, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia khai thác tốt
nhất lợi thế về năng lực và tài ngun của mình, góp phần tăng năng suất lao
động và mức sản lượng; đồng thời làm gia tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa
dịch vụ giữa các quốc gia. Thông qua phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế,

các quốc gia có thể kết hợp sức mạnh của quốc gia với sức mạnh của thời
đại, có thể kết hợp khéo léo các yếu tố trong nước với các yếu tố quốc tế, có
thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước và các nguồn lực nước
ngoài như: nguồn vốn, công nghệ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý... Tất
nhiên, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, cơ cấu của nền kinh tế quốc dân,
các yếu tố về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí, chế độ chính trị
xã hội, chính sách đối ngoại của Nhà nước... mà có chính sách và lộ trình
mở cửa thích hợp.

Thực tế phát triển kinh tế thế giới cho thấy: xu hướng tăng trưởng
thương mại quốc tế phản ánh mức độ mở cửa của các nền kinh tế ngày càng
cao, làm cho quan hệ trong lĩnh vực tiền tệ và chính sách vĩ mơ giữa các
nước càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Bên cạnh chu chuyển hàng
hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, mức độ mở cửa của nền kinh tế còn phụ
thuộc vào mức độ mở cửa trong lĩnh vực chu chuyển vốn quốc tế. Một quốc
gia mở cửa thị trường tài chính sẽ đem lại cho người cư trú những lợi ích
nhất định từ việc thu hút, huy động nguồn vốn rẻ hơn hoặc không thể huy
động từ thị trường tài chính nội địa; đồng thời cho phép các nhà đầu tư tài
chính tìm kiếm được những cơ hội sinh lời cao hơn và giảm được rủi ro
thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, khi một nền
kinh tế đã liên kết với thị trường tài chính thế giới thì nền kinh tế đó cũng
ln phải đứng trước thách thức về những biến động của thị trường quốc tế.
Trong một thế giới mà ở đó các thị trường liên kết với nhau sẽ làm cho các
mức tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỉ giá, tỉ lệ lạm phát... giữa các quốc gia
luôn chịu ảnh hưởng lẫn nhau.

6


Có thể nói rằng: các quan hệ tài chính quốc tế như thanh tốn và tín

dụng quốc tế, chính sách thuế quan, đầu tư và viện trợ quốc tế... nảy sinh
như là hệ quả tất yếu của các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa và chịu sự
chi phối của các quan hệ này. Các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển làm
xuất hiện các trung tâm tài chính quốc tế lớn, các tổ chức tài chính - tiền tệ
quốc tế ra đời, đến lượt mình chúng trở thành những công cụ kinh tế quan
trọng thúc đẩy nhanh chóng sự giao lưu văn hố, khoa học kỹ thuật, chính
trị, kinh tế giữa các nước, thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển,
đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới.
Các quan hệ tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và do các quy luật của nền kinh tế hàng hố,
kinh tế thị trường chi phối, trong đó yếu tố chính trị giữ vai trị quan trọng.
Đặc biệt, với những quan hệ kinh tế ở tầm cỡ quốc gia như viện trợ ở cấp
chính phủ, vay nợ quốc gia, đầu tư nước ngoài vào hạ tầng cơ sở... chịu sự
chi phối và tác động sâu sắc của yếu tố chính trị. Bên cạnh đó yếu tố chính
trị cịn tác động gián tiếp đến các chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của
Nhà nước như chính sách ngoại thương, thuế quan, đầu tư...
Cần phải thừa nhận ràng: không chỉ yếu tố chính trị, các quan hệ kinh
tế quốc tế cũng chi phối mạnh mẽ các quan hệ tài chính quốc tế của một
nước. Như đã trình bày ở trên các quan hệ tài chính quốc tế là hệ quả trực
tiếp của các quan hệ kinh tế quốc tế, đồng thời là một bộ phận hợp thành
của quan hệ kinh tế quốc tế của quốc gia đó.
Các quan hệ văn hố giữa các nước cũng tác động đến việc hình thành
các quan hệ tài chính. Thực tế đã cho thấy giao lưu văn hố giữa các nước
có thể làm tiền đề cho sự phát triển các quan hệ chính trị và kinh tế giữa các
nước và từ đó gián tiếp hoặc trực tiếp làm nảy sinh các quan hệ tài chính
quốc tế.

Trong q trình phát triển của xã hội lồi người, các quan hệ tài chính
quốc tế đã ra đời và phát triển từ những hình thức giản đơn đến phức tạp gắn
liền với những điều kiện phát triển khách quan của mỗi nước và đời sống

quốc tế. Những hình thức sơ khai của quan hệ tài chính quốc tế như việc bắt
cống nạp vàng bạc, đá quý, đất đai... giữa nước này với nước khác đã xuất
hiện từ thời kỳ tồn tại hình thái xã hội chiếm hữu nơ lệ. Sự phát triển của
thương mại quốc tế đã xuất hiện các quan hệ tài chính khác như: vay nợ, trả
nợ giữa các nước, quan hệ thanh toán tiền mua, bán hàng hoá dịch vụ giữa
các quốc gia, quan hệ mua bán chịu hàng hoá. Cùng với sự phát triển của
7


nền kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị trường, các hình thức mới của quan hệ
tài chính quốc tế (TCQT) cũng xuất hiện và phát triển ở mức cao hơn. Xuất
khẩu tư bản, đầu tư quốc tế, viện trợ, ủng hộ, biếu tặng... giữa các nước với
nhau và giữa các tổ chức tài chính quốc tế với các quốc gia độc lập ngày
càng phát triển.
Từ sự phân tích ở trên có thể thấy rằng: sự ra đời và phát triển của các
quan hệ tài chính quốc tế bắt nguồn từ các quan hệ chính trị, kinh tế, văn
hóa... giữa các nước và giữa các nước với các tổ chức kinh tế tài chính tiền
tệ quốc tế. Các yếu tố đó hợp thành cơ sở khách quan cho sự ra đời và phát
triển các quan hệ tài chính quốc tế, trong đó yếu tố kinh tế giữ vai trị quyết
định, yếu tố chính trị giữ vai trị quan trọng và đơi khi làm nền tảng cho các
quan hệ tài chính quốc tế nói riêng và các quan hệ kinh tế nói chung.

Các quan hệ tài chính quốc tế là sự phản ánh các quan hệ hợp tác quốc
tế trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự, ngoại giao...
nhưng trước hết và chủ yếu là các quan hệ kinh tế quốc tế. Việc mở rộng các
quan hệ kinh tế quốc tế như thế nào và dựa trên những nguyên tắc gì tùy
thuộc vào điều kiện lịch sử và chế độ chính trị của Chính phủ mỗi nước,
nhưng yêu cầu cơ bản đặt ra là: vừa phải tuân thủ nguyên tắc phù họp với
các thông lệ quốc tế, vừa phải giữ vững, củng cố chế độ chính trị và những
giá trị truyền thống của mỗi quốc gia.


Hiện nay, với chính sách mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế
quốc tế, các quan hệ tài chính quốc tế của Việt Nam cũng ngày càng phát
triển phong phú hơn, đa dạng hơn và phức tạp hơn. Tuy nhiên, dù trong bất
cứ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, các quan hệ tài chính quốc tế của Việt
Nam đều phải tuân thủ các nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, tơn trọng độc
lập chủ quyền lãnh thổ của nhau, đơi bên cùng có lợi và phục vụ cho chính
sách phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia theo từng giai đoạn
phát triển lịch sử nhất định của đất nước.
Trong nền kinh tế hiện đại, những sự kiện của thế giới bên ngồi ln
có ảnh hưởng sâu sắc và tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện các chính
sách kinh tế - tiền tệ quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu tài chính quốc tế là hết
sức cần thiết và là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế mở. Điều này
giúp các chủ thể của nền kinh tế nhận biết được những sự kiện quốc tế có
liên quan, trên cơ sở đó xây dựng các quyết sách để tận dụng, khai thác
những cơ hội; phòng ngừa và né tránh những diễn biến hoặc tình thế bất lợi
có thể gây nên những tổn thất.
8


1.1.2. Khái niệm tài chính quốc tế
1.1.2.1. Các quan niệm về tài chính quốc tế
Theo các cách tiếp cận khác nhau, có thể có những quan niệm khơng
hồn tồn giống nhau về tài chính quốc tế.

Đứng trên phạm vi tồn cầu để nhìn nhận thì hoạt động tài chính bao
gồm tài chính quốc gia và tài chính quốc tế.
Hoạt động tài chính = Tài chính quốc gia + Tài chính quốc tế

Vì tài chính quốc gia đã bao gồm các hoạt động tài chính đối nội và đối

ngoại của quốc gia đó (Tài chính quốc gia = Tài chính đối nội + Tài chính
đối ngoại), nên TCQT chỉ bao gồm các hoạt động quốc tế thuần túy (hoạt
động tài chính của các công ty đa quốc gia và các tổ chức tài chính quốc tế).
Quan niệm này thường được sử dụng ở các nước phát triển, mức độ mở cửa
hội nhập quốc tế cao.
Đứng trên phạm vi quốc gia để nhìn nhận về TCQT thì hoạt động tài
chính bao gồm hoạt động tài chính đối nội (nội địa quốc gia) và hoạt động
tài chính quốc tế.

Hoạt động tài chính = Tài chính nội địa quốc gia + TCQT
Trong đó:

TCQT = Tài chính đối ngoại của quốc gia + TCQT thuần túy

Quan niệm này thường được sử dụng ở các quốc gia đang phát triển,
mức độ hội nhập quốc tế còn hạn chế.
Trong chương trình học phần Tài chính quốc tế, quan niệm về tài chính
quốc tế được đề cập theo cách tiếp cận thứ hai. Với cách tiếp cận này TCQT
là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động tài chính trên bình diện quốc tế. Chủ
thể thực hiện các hoạt động TCQT có thể là Chính phủ, các tổ chức kinh tế
xã hội, công dân của một quốc gia, hoặc cũng có thể là các tổ chức kinh tế,
tài chính, tiền tệ quốc tế. TCQT thể hiện sự hoạt động của các thị trường tài
chính quốc tế và chúng họp thành một lĩnh vực riêng, lĩnh vực TCQT.

Tài chính quốc tế là một lĩnh vực hoạt động rất phức tạp, với các hình
thức, các chủ thể rất đa dạng và diễn ra trên một phạm vi không gian rộng
lớn, liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau trong từng khu vực hoặc trên
tồn thế giới. Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế, đó chính là sự di chuyển các
luồng tiền vốn giữa các quốc gia, còn trên bề mặt đời sống xã hội của mỗi
9



quốc gia, các quan hệ TCQT dều biểu hiện thành các hoạt động thu chi bằng
tiền, các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế
xã hội trong mỗi quốc gia. Đến lượt nó, hoạt động thu chi bàng tiền, hoạt
động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể lại chính là hệ quả tất
yếu của các quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau về kinh tế, văn hóa,
xã hội, chính trị... giữa các chủ thể đó với các chủ thể khác bên ngồi quốc
gia.

1.1.2.2. Khái niệm Tài chỉnh quốc tế
Tài chính quốc tế là hoạt động tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế.
Đó là các quan hệ kinh tế phát sinh trong q trình phân phối các luồng tài
chính giữa các chủ the (Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá
nhân...) của quốc gia này với các chủ thể của quốc gia khác, hoặc với các tổ
chức kinh tế, tài chính, tiền tệ quốc tế thơng qua quá trình tạo lập và sử dụng
các quỹ tiền tệ của các chủ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu và mục đích khác
nhau của các chủ thể đó. Nói cách khác, tài chính quốc tế thể hiện sự di
chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia hoặc giữa các quốc gia với các tổ
chức quốc tế và gắn liền với các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
quân sự, ngoại giao... của các quốc gia.

Như vậy, phạm vi nghiên cứu của tài chính quốc tế là rất rộng, liên
quan đến nhiều lĩnh vực như: thanh toán, tín dụng, đầu tư, tài trợ, viện trợ...
trên bình diện quốc tế.

1.1.3. Đặc điểm của tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế là một bộ phận trong tổng thể các quan hệ tài chính,
vì vậy nó cũng mang những đặc điểm chung của tài chính, đó là:
- Tài chính bao gồm các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân

phối các nguồn lực tài chính, của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
- Các quan hệ phân phối của tài chính ln gắn liền với việc tạo lập và
sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế.
- Các quan hệ tài chính diễn ra cả trong quá trình phân phối lần đầu và
phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.

Bên cạnh những đặc điểm nêu trên, với tư cách là một bộ phận của hệ
thống các quan hệ tài chính, tài chính quốc tế cũng có những đặc điểm
riêng, khác biệt so với tài chính nội địa, đó là: có phạm vi rộng, chịu rủi ro

10


về hối đối và chính trị, hoạt động trong điều kiện khơng hồn hảo của thị
trường nhưng mơi trường hoạt động mở ra nhiều cơ hội hơn...
- TCQT có phạm vi rộng, vượt khỏi khuôn khổ một quốc gia, chịu tác
động của các chính sách, luật lệ, mơi trường quốc gia và quốc tế

Khác với tài chính nội địa, sự vận động của các nguồn tài chính chỉ
diễn ra trong phạm vi một quốc gia, TCQT bao gồm các quan hệ tài chính
vượt khỏi khn khổ một quốc gia. Vì vậy, các quan hệ tài chính quốc tế
khơng những chịu sự chi phối bởi chính sách của quốc gia trong đó chúng
đang hoạt động, đặc biệt là các chính sách quan hệ quốc tế mà còn bị chi
phối trực tiếp bởi các chính sách, luật lệ, mơi trường của các quốc gia khác
và các quy định mang tính quốc tế. Do vậy, để tổ chức hợp lí và nâng cao
hiệu quả hoạt động TCQT, các chủ thể thực hiện các giao dịch tài chính
quốc tế khơng những phải nắm vững các chính sách của quốc gia mình
trong quan hệ quốc tế mà cịn phải thơng hiểu chính sách của quốc gia khác
và các tổ chức quốc tế mà mình có quan hệ. Cũng chính vì lẽ đó rủi ro trong
hoạt động tài chính cũng đa dạng và phức tạp hơn. Xuất phát từ mơi trường

chính trị và pháp luật đa dạng, hoạt động tài chính quốc tế có thể phải đối
mặt với những thay đổi ngoài dự kiến như các quy định về thuế quan, về
hạn ngạch, về chế độ quản lí ngoại hối, về chính sách trưng thu hay tịch biên
tài sản trong nước do người nước ngoài nắm giữ. Thậm chí các chủ thể thực
hiện các giao dịch TCQT cịn có thể phải đối mặt với những biến động về
chính trị xã hội của các quốc gia như thay đổi thể chế, chiến tranh, xung đột
sắc tộc... dẫn đến những thiệt hại đáng kể khó có thể chống đỡ.

- Các giao dịch tài chính quốc tế được thực hiện thông.qua nhiều loại
tiền khác nhau, chịu tác động bởi sự thay đối của tỉ giá hối đoái

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình với
sức mua khác nhau. Vì vậy, để tiến hành thanh toán các giao dịch quốc tế,
phải xác định được tỉ giá giữa các đồng tiền. Trong điều kiện phát triển kinh
tế ngày nay, do tác động của nhiều yếu tố, sức mua của mỗi đồng tiền cũng
như tì giá giữa chúng không cố định mà luôn thay đổi. Sự biến động đột
ngột của tỉ giá có ảnh hưởng lớn đến các khoản thu chi tiền tệ, đến lợi ích
của các chủ thể tham gia các giao dịch quốc tế, đặc biệt là các giao dịch
ngoại thương và đầu tư quốc tế. Do đó, các vấn đề về cơ chế xác lập tỉ giá
giữa các đồng tiền, những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá và sự tác động
ngược trở lại của tỉ giá đến cán cân xuất nhập khẩu, cán cân thương mại,
dịch vụ, cán cân vốn... cần phải đặc biệt quan tâm chú ý, làm cơ sở cho việc
11


hoạch định các chính sách tài chính có liên quan và ngăn ngừa, hạn chế
những rủi ro do sự biến động tỉ giá gây nên.
- Tài chính quổc tế hoạt động trong một mơi trường khơng hồn hảo

Mặc dù nền kinh tế quốc tế ngày nay đã mang tính thống nhất rõ nét

hơn nhiều so với cách đây chừng 15 hoặc 20 năm, song vẫn có những hàng
rào đa dạng được dựng lên để ngăn chặn các dòng lưu chuyển tự do của
nhân lực, hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các quốc gia. Những rào chắn này
có thể là những luật lệ hạn chế, hay chính sách phân biệt đối xử... Do vậy
mà thị trường thế giới vẫn chưa được thơng thống hồn hảo. Sự thiếu hồn
hảo này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự ra đời và mở
rộng mạng lưới hoạt động của các tập đồn đa quốc gia, sự thay đổi về
chính sách huy động và sử dụng các nguồn vốn trong phát triển kinh doanh,
về các biện pháp chuyển giá trong kinh doanh quốc tế. Sự hiểu biết đầy đủ
và chính xác về mơi trường khơng hồn hảo là điều kiện quan trọng để tổ
chức vận hành và nâng cao hiệu quả các hoạt động TCQT.

- Khung cảnh môi trường rộng lớn mở ra cơ hội và xu hướng phát triển

mới
Tính chất “quốc tế” là nét đặc trưng và là xu hướng tất yếu đã và đang
diễn ra của nền kinh tế quốc tế hiện đại có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực
tài chính quốc tế. Đó là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các cơng ty
đa quốc gia, của các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế, của thị trường vốn
quốc tế... Xu hướng này đã làm xuất hiện nhiều cơng cụ và hình thức tài
chính mới, góp phần đẩy mạnh sự vận hành của các quan hệ tài chính quốc
tế, từ đó mở ra nhiều cơ hội thuận lợi, tạo điều kiện cho lĩnh vực tài chính
quốc tế phát triển cả về bề sâu và bề rộng. Để khai thác được các cơ hội theo
xu thế phát triển của nền kinh tế, các chủ thể tham gia các giao dịch tài
chính quốc tế phải quan tâm và am hiểu nhiều hơn về những vấn đề mà tài
chính nội địa ít phải quan tâm như: những cơ chế tín dụng và đầu tư trên thị
trường tài chính quốc tế, các biện pháp quản lí và sử dụng, các cơng cụ ngăn
ngừa phịng chống rủi ro hối đối, rủi ro quốc gia...

1.1.4. Vai trị của TCQT

Quan hệ tài chính quốc tế của một quốc gia là bộ phận quan trọng trong
tổng thể các quan hệ tài chính của quốc gia đó. Các quan hệ này được đặc
trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương
tiện thanh toán và phương tiện cất trữ để tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ
12


nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã hội, đồng thời chúng phản ánh một cách
tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực tài chính
bên ngồi quốc gia nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu
của các chủ thể kinh tế - xã hội. Chính sự vận động đó đã đem lại những lợi
ích to lớn cho mỗi chủ thể, từng quốc gia và cả cộng đồng. Có thể khái qt
vai trị của tài chính quốc tế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trên một
số khía cạnh cơ bản sau:

• Khai thác các nguồn lực ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội
Trong điều kiện nền kinh tế mang tính quốc tế hóa cao, khơng một
quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được mọi vấn đề nếu khơng mở rộng
giao lưu với các nước khác. Điều đó lại càng cần thiết và quan trọng hơn đối
với các quốc gia nghèo, chậm phát triển với cơ sở vật chất kĩ thuật, khoa
học cơng nghệ cịn thấp kém, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân còn
hạn hẹp.

Như đã nêu trên, hoạt động TCQT thể hiện thông qua sự di chuyển các
nguồn lực tài chính từ quốc gia này sang quốc gia khác. Điều đó cũng có
nghĩa là, thơng qua các giao dịch tài chính quốc tế, các nguồn tài chính được
phân phối lại trên phạm vi rộng lớn hơn - phạm vi thế giới. Sự phân phối lại
đó có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của từng quốc
gia cũng như của cả cộng đồng. Do vậy, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia và
cả cộng đồng là tổ chức các hoạt động tài chính quốc tế sao cho các nguồn

tài chính được vận động đúng hướng và có lợi nhất. Đối với mỗi quốc gia,
điều đó phải được cân nhắc trên cả khía cạnh sử dụng các nguồn lực trong
nước tham gia vào các hoạt động quốc tế, trên cả khía cạnh khai thác sử
dụng nguồn lực ngồi nước vào phát triển kinh tế quốc gia. Đối với các
quốc gia nghèo và chậm phát triển, vấn đề tranh thủ các nguồn lực nước
ngoài thường rất được coi trọng.
Bằng việc mở rộng các quan hệ tài chính quốc tế như: vay nợ, viện trợ,
đầu tư trực tiếp, gián tiếp quốc tế... các quốc gia có thể khai thác tốt hơn các
nguồn lực từ các quốc gia khác và các tổ chức tài chính quốc tế. Cũng thơng
qua q trình khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính này, các quốc gia
cịn có thể tranh thủ được cơng nghệ, kĩ thuật tiên tiến, giải quyết được các
vấn đề về thị trường và lao động...
Thực tế phát triển kinh tế của nhiều quốc gia cho thấy, mặc dù nguồn
lực trong nước ln là yếu tố giữ vị trí quyết định, nhưng không thể phủ

13


nhận vai trị quan trọng của các nguồn lực ngồi nước trong việc thúc đẩy sự
phát triển nhanh chóng “đi tắt, đón đầu” của các quốc gia, nhất là các quốc
gia đang phát triển.

• Thúc đẩy nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hịa nhập vào nền kinh tế
thế giới
Mờ cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài, mở rộng giao lưu kinh tế,
khoa học kĩ thuật với nước ngoài, gắn thị trường trong nước với thị trường
quốc tế, hòa nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới là xu hướng
hợp với thời đại, là phưong sách khơn ngoan để có thể khéo léo kết hợp các
yếu tố trong nước với các yếu tố nước ngoài, vừa phát huy những lợi thế của
các nguồn lực trong nước, vừa khai thác có hiệu quả các nguồn lực nước

ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của mồi quốc gia.

Với việc mở rộng các quan hệ tài chính quốc tế như: vay nợ, viện trợ,
đầu tư trực tiếp, gián tiếp quốc tế; mở rộng các dịch vụ thanh toán, hối đoái,
bảo hiểm, thương mại quốc tế... TCQT góp phần thúc đẩy và mở rộng các
hoạt động kinh tế quốc tế, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia
nhanh chóng hịa nhập vào nền kinh tế thế giới.
• Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính
Nhờ có sự mở rộng và phát triển của TCQT, các chủ thể của nền kinh
tế - dù với vai trò vị trí là nhà đầu tư hay người cần vốn thì họ vẫn sẽ có
nhiều cơ hội lựa chọn hơn so với trường hợp quốc gia đó phát triển nền kinh
tế theo cơ chế đóng cửa với thế giới bên ngồi (chỉ có tài chính nội địa).
Trong bối cảnh như vậy, quyết định cuối cùng cho sự lựa chọn là đầu tư vào
đâu, vào thị trường nào, đầu tư theo hình thức nào để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn; huy động vốn từ thị trường nào, theo hình thức nào... để giảm
thiểu chi phí sử dụng vốn cũng như các điều kiện sử dụng vốn là thuận tiện
hơn cả.

Như vậy, nhờ sự phát triển của TCQT, các nguồn tài chính có khả năng
lưu chuyển dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn giữa các quốc gia, tạo
điều kiện cho mỗi chủ thể của các quốc gia có cơ hội giải quyết các quan hệ
về cung cầu vốn tiền tệ và nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính được
đưa vào sử dụng.

14


1.2. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA VÀ CÁC GIAO DỊCH TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ


1.2.1. Các chủ thể tham gia hoạt động TCQT
Tham gia hoạt động TCQT có nhiều chù thể khác nhau: Chính phủ, các
tổ chức kinh tế tài chính tín dụng quốc tế, các công ty đa quốc gia, các
doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức chính trị - xã hội... Sau đây
là một số chủ thể chính:
• Nhà nước
Trong đời sống kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia được coi là một đơn vị
kinh tế - độc lập, tự chủ trong nền kinh tế thế giới. Vì vậy, chủ thể lớn nhất
tham gia vào quá trình phân phối các nguồn tài chính bên ngồi quốc gia
trước hết là Nhà nước của quốc gia đó. Nhà nước tiến hành phân phối các
nguồn tài chính bên ngồi để tạo lập quỹ tiền tệ cho mình và sử dụng nó để
thực hiện các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối nội và đối
ngoại của quốc gia.
Nhà nước tham gia hoạt động TCQT với các nội dung chủ yếu là:
- Viện trợ quốc tế khóng hồn lại

Trong hoạt động này Nhà nước có thể là người nhận viện trợ từ các chính
phủ của các quốc gia khác, từ các tổ chức quốc tế, hoặc có thể là người cấp viện
trợ cho các nhà nước khác. Các khoản viện trợ khơng hồn lại thường được
thực hiện trong các điều kiện đất nước gặp phải khó khăn đột xuất như: thiên
tai, địch họa và cho các mục tiêu khác, trong đó chủ yếu là các mục tiêu xã hội
(giáo dục, y tế, phịng chống dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm,
phịng chống các tệ nạn xã hội...). Viện trợ khơng hồn lại thường chỉ chiếm
một tỉ trọng nhỏ trong tổng tài trợ quốc tế cho Chính phủ.
- Tín dụng nhà nước quốc tế

Trong quan hệ tín dụng quốc tế, nhà nước có thể là người đi vay hoặc
người cho vay. Nhà nước mà trực tiếp là các cơ quan chức năng của Nhà
nước như Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính tham gia các cuộc đàm
phán để vay hoặc cho vay dưới nhiều hình thức (tín dụng thương mại, tín

dụng ưu đãi, phát hành trái phiếu quốc tế...).

Vay thương mại quốc tế của Chính phủ là các khoản vay nước ngồi
của Chính phủ theo các điều kiện của thị trường, khơng có ưu đãi gì. Người

15


cho Chính phủ vay nhàm mục tiêu kiếm lời. Các khoản vay này được thực
hiện phổ biến dưới dạng vay các ngân hàng thương mại nước ngoài, vay các
tổ chức tài chính tín dụng quốc tế phần nhiều hơn mức vay được ưu đãi.

Việc phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngồi đứng về một góc độ
nào đó cũng tương tự như Chính phủ phát hành trái phiếu trong nước. Tuy
nhiên có một số điểm khác biệt:

+ Người mua trái phiếu chính phủ là các tổ chức, cá nhân nước ngồi
nên chính phủ phải trả lãi ra ngồi phạm vi quốc gia. Bù lại chính phủ có
được khoản vay bằng ngoại tệ, điều này sẽ tốt hơn đối với các quốc gia đang
khan hiếm ngoại tệ.
+ Quy mô khoản vay thường lớn hơn nhiều so với vay trong nước, tạo
điều kiện thực hiện các dự án đầu tư đòi hỏi lượng vốn cao.
Vay ưu đãi của Chính phủ là các khoản Chính phủ vay nước ngồi
được hưởng các điều kiện ưu đãi như: lãi suất thấp, thời gian ân hạn và thời
gian trả nợ dài, ưu đãi về điều kiện vay. Tuy nhiên, ngoài những ưu đãi,
người cho vay thường đặt ra các ràng buộc kèm theo: chỉ được sử dụng vốn
cho các mục tiêu theo quy định của Hiệp định vay vốn, chấp nhận chỉ định
thầu xây lắp, chuyên gia, chỉ định thầu thiết bị, chỉ định địa chỉ mua hàng
hóa, ngun vật liệu, thậm chí cịn có thể bao gồm các điều kiện về kinh tế,
chính trị quân sự khác...

- Thu thuế quan đổi với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới quốc

gia...
Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế và chính sách của mỗi quốc gia, các
giao dịch thuế quan phải tuân thủ các tập quán, thông lệ quốc tế, các liên minh
thuế quan và nhằm thực hiện các mục tiêu khác nhau như mục đích ngân khố,
mục tiêu bảo hộ sản xuất kinh doanh trong nước, mục tiêu trừng phạt...

Ớ Việt Nam, các giao dịch thuế quan đã hình thành ngay trong thời kì
cách mạng dân tộc dân chủ. Tuy nhiên do hoạt động ngoại thương thời kì đó
chưa phát triển, nên thuế quan mới áp dụng trong một phạm vi giới hạn và
chưa có Luật điều chỉnh. Đen năm 1992, Luật Thuế quan được ban hành với
tên gọi “Luật thuế xuất nhập khẩu”. Từ đó đến nay, luật thuế này đã được
sửa đổi nhiều lần để phù họp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước.
Luật Thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam ra đời đã góp phần quan trọng vào
việc tăng cường quản lí nhà nước về các hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng
quan hệ kinh tế dối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu; góp
16


phần phát triển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước; tạo
thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước...

• Các định chế tài chính quốc tế
Các định chế tài chính quốc tế là các hình thức tổ chức hợp tác kinh tế
quốc tế do các nước cùng quan tâm tổ chức ra trên cơ sở các Hiệp định được
kí kết trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tín dụng.

Có nhiều tổ chức tài chính quốc tế. Theo phạm vi hoạt động có thể chia
thành: các tổ chức tài chính quốc tế tồn cầu và tổ chức tài chính quốc tế

khu vực.
Một số tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế toàn cầu tiêu biểu là: Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Thanh tốn
quốc tế (BIS). Những tổ chức này có đặc trưng chung là có nguồn vốn do
các nước trên thế giới góp hoặc huy động vốn trên thị trường thế giới và
cung ứng các dịch vụ tài chính cho các nước trên thế giới.

Các tổ chức tài chính quốc tế khu vực gồm các ngân hàng và quỹ tiền tệ
khu vực như: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng đầu tư châu
Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ tiền tệ Ả rập... Chức năng chủ
yếu của các tổ chức này là phối hợp hoạt động của các nước thành viên trên
lĩnh vực tài chính - tiền tệ - tín dụng. Đồng thời các tổ chức này cũng sử
dụng các nguồn vốn chung của quỳ để tài trợ cho các nước thành viên và
các nước đang phát triển, chủ yếu dưới hình thức cho vay.

Sự ra đời và phát triển của các tổ chức tài chính quốc tế có vai trị quan
trọng trong việc phối hợp chính sách tiền tệ của các nước thành viên nhàm
tạo ra sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc gia và hệ thống tiền tệ quốc tế;
tài trợ cho các nước thành viên đang phát triển nhất là các nước nghèo, kém
phát triển; hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển bồi dưỡng và nâng cao
kiến thức, khả năng quản lí kinh tế tài chính, qua đó góp phần vào sự phát
triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia cũng như cộng đồng thế giới.
• Các tổ chức tài chính tín dụng quốc gia
Các tổ chức tài chính tín dụng như ngân hàng thương mại, cơng ty tài
chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn... tham gia hoạt động tài
chính quốc tế với các nội dung chủ yếu sau:

- Tín dụng quốc tế: các ngân hàng thương mại tham gia các quan hệ
này với tư cách là người cho vay hoặc đi vay, trong đó cho vay chiếm tỉ
trọng chi phối.

17


- Đầu tư quốc tế: các tổ chức tài chính tín dụng có thể thực hiện đầu tư
quốc tế dưới hình thức liên doanh, liên kết hoặc đầu tư mua bán chứng
khoán trên thị trường quốc tế.
- Mua bán ngoại hối theo yêu cầu của khách hàng, hoặc mua bán cho
chính mình để ổn định trạng thái ngoại hối, để phịng ngừa rủi ro hối đối và
để đầu cơ thơng qua các nghiệp vụ giao ngay (spot), kì hạn (forward), tương
lai (íuture), quyền chọn (option), hốn đổi (swap), acbit (acbitrage)...
- Cung cấp hoặc sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khốn và thu hoặc trả phí dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ
chuyển tiền, dịch vụ ủy thác, dịch vụ bảo lãnh, môi giới, tư vấn, bảo hiểm...

• Các chủ thê khác
Tham gia vào q trình phân phối các nguồn tài chính bên ngồi khơng
chỉ có Nhà nước, các định chế tài chính quốc tế, các tổ chức tài chính tín
dụng mà cịn phải kể đến tất cả các chủ thể khác trong xã hội như: doanh
nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức xã hội... Tùy thuộc vào từng chủ
thể, các quỹ tiền tệ được tạo lập và sử dụng theo mục đích tích luỹ, sản xuất
kinh doanh hay tiêu dùng của nó. Các giao dịch tài chính quốc tế của các
chủ thể này được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức như: thanh tốn quốc
tế, đầu tư trực tiếp và gián tiếp quốc tế, viện trợ, kiều hối...

1.2.2. Các giao dịch TCQT
Có nhiều hình thức giao dịch TCQT.
Theo số lượng chủ thể tham gia giao dịch, người ta thường chia các
giao dịch tài chính quốc tế thành 3 loại: giao dịch TCQT khơng có đối tác,
giao dịch TCQT 2 đối tác và giao dịch TCQT nhiều đối tác.


Giao dịch TCQT khơng có đối tác (cịn được gọi là giao dịch nội bộ
hay điều động tài chính nội bộ - Unilateral): hình thức này dược thực hiện
trong một mạng lưới của mỗi công ty đa quốc gia, hoặc xuyên quốc gia.
Nguồn tài chính từ cơng ty mẹ ở nước này, thông qua hệ thống liên ngân
hàng quốc tế, được chuyển đến cho cơng ty con, các đại lí ở nước khác để
hoạt động và ngược lại. Đặc trưng quan trọng là tuy những giao dịch trên
tạo ra thay đổi ở cán cân thanh tốn mỗi nước, nhưng lại khơng phải là
những giao dịch tạo ra lợi nhuận mà chỉ làm thay đổi tài sản nợ, có hoặc vốn
cổ phần giữa các công ty con và công ty mẹ trong một tập đoàn.

18


Giao dịch tài chính hai đối tác (cịn được gọi là giao dịch song phương
- Bilaterals): bao hàm những giao dịch vay nợ, thanh tốn, bảo lãnh, kí gửi,
mua bán cơng cụ tài chính... giữa hai chủ thể trên thị trường tài chính quốc
tế. Những giao dịch này, ngày nay đều thực hiện qua hệ thống liên ngân
hàng quốc tế.
Giao dịch tài chính nhiều đối tác: là hình thức giao dịch đa phương
(Multilaterals). Nguồn tài chính từ một bên có thể chuyển cho nhiều bên,
hoặc từ một đơn vị có thể chuyển qua rất nhiều dơn vị kinh doanh cấp trung
gian trước khi đến đơn vị thu nhận cuối cùng. Thơng qua mạng lưới thanh
tốn liên ngân hàng và các thị trường tài chính quốc tế, những giao dịch tài
chính đa phương chiếm đa số trong các giao dịch tài chính và tạo nên các thị
trường tài chính quốc tế. Ở đó lợi nhuận và rủi ro, kể cả trách nhiệm quản trị
đầu tư được chia nhỏ ra cho nhiều chủ thể tham gia. Hệ quả cuối cùng là
làm tăng năng suất hoạt động và hiệu quả tài chính.
Theo mục tiêu và cách thức di chuyển, các giao dịch TCQT bao gồm:
Thanh toán quốc tế và mua bán ngoại hối, đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế và
chuyển giao quốc tế một chiều... Sau đây là một số giao dịch TCQT chủ yếu:


1.2.2.1. Thanh toán quốc tế và mua bán ngoại hối
Thanh tốn quốc té là một loại hình giao dịch tài chính quốc tế diễn ra
khá phổ biến và thường xuyên để hoàn tất các giao dịch kinh tế quốc tế
(mua bán hàng hóa, dịch vụ); hoặc thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch
(các quan hệ văn hóa, ngoại giao, quân sự...) giữa các quốc gia. Trong điều
kiện phát triển của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ và với sự phát triển của khoa
học công nghệ ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu được thực
hiện dưới hình thức thanh tốn chuyển khoản thơng qua các phương tiện
thanh toán quốc tế như: thẻ thanh toán, hối phiếu, scc, điện chuyển tiền...;
các phương thức thanh tốn như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ...
Việc thanh tốn giữa các nước có thể được thực hiện theo các Hiệp định
thơng thường, hoặc Hiệp định thanh tốn Clearing song biên, đa biên.

Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của quá trình thực hiện một giao
dịch kinh tế quốc tế. Vì thế, tổ chức tốt hoạt động thanh tốn quốc tế khơng
chỉ góp phần quan trọng vào việc tạo dựng, duy trì, phát triển các quan hệ
họp tác, các giao dịch kinh tế quốc tế mà còn góp phần đảm bảo khả năng
thanh tốn, giảm thiểu chi phí thanh tốn, nâng cao hiệu quả hoạt động của
các chủ thể tham gia.

19


Đặc điểm của thanh toán quốc tế:
- Khác với thanh tốn nội địa, thanh tốn quốc tế khơng những chịu sự
điều chỉnh của luật pháp quốc gia mà còn chịu sự điều chỉnh cùa luật pháp và
các tập quán quốc tế như UCP, URC, URR, Incoterms. Những văn bản pháp lí
này tạo ra một sân chơi bình đẳng, cơng bằng cho các chủ thể tham gia vào
hoạt động thanh toán quốc tế, tránh những tranh chấp đáng tiếc xảy ra.

- Thanh toán quốc tế chịu sự ảnh hưởng của tỉ giá và dự trữ ngoại tệ
của các quốc gia. Thực tế cho thấy đồng tiền được sử dụng trong thanh toán
quốc tế thường là những loại tiền tự do chuyển đổi và được đánh giá là tiền
mạnh trong giai đoạn đó, nó có thể là tiền của một quốc gia (USD, JPY...),
hoặc tiền quốc tế (EUR, SDR). Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay,
sức mua của các đồng tiền khơng ổn định. Để thực hiện tốt q trình thanh
tốn quốc tế, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, việc đàm phán lựa chọn
đồng tiền thanh tốn thích họp; việc xác định, duy trì quy mơ và cơ cấu
ngoại hối dự trữ họp lí là cơng việc mà các quốc gia, các chủ thể tham gia
hoạt động tài chính quốc tế cần quan tâm giải quyết.
- Ngoại trừ các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa được mua bán qua
con đường tiểu ngạch, các giao dịch thanh toán quốc tế chủ yếu được thực
hiện qua hệ thống ngân hàng thương mại. Vì vậy, để phục vụ và phát triển
các giao dịch thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại, ngồi việc hiện
đại hóa cơng nghệ thanh tốn, hồn thiện quy trình, đa dạng hóa dịch vụ
thanh tốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... rất cần có một mạng lưới
ngân hàng đại lí hoặc chi nhánh ở nước ngồi.
Bảng 1.1: Số lượng ngân hàng đại lí của một số NHTM Việt Nam
Ngân hàng

VCB

Vietinbank

Agribank

BIDV

Eximbank


Số lương
NH đại lí

1.400

850

931

800

600

Nguồn: Tổng hợp từ các trang website của các NHTM
Đối với các chủ thể như: ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu, các nhà đầu tư vả đầu cơ, khi thực hiện các giao dịch tài chính
quốc tế trên thị trường ngoại hối có thể hướng tới nhiều mục tiêu như: cung
cấp tài chính ngoại thương (mua bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán
quốc tế), thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng, đầu cơ ngoại tệ (speculators) vì
mục tiêu lợi nhuận, phịng ngừa rủi ro hối đối thơng qua các nghiệp vụ kì
hạn (forward), tương lai (future), quyền chọn (option), hoán đổi (swap)...
20


I.2.2.2. Đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế được hiểu là việc sử dụng các nguồn tài chính của một
nước ở nước ngồi vì mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Đầu tư
quốc tế có hai dạng: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

• Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI - Foreign Direct Investment) là

hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân, hay công ty nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay cơng ty nước
ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với
các hình thức đầu tư khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản
mà người đó quản lý ở nước ngồi là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường họp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra định nghĩa về FDI như sau:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các chủ thể một nước đưa vốn ra
nước ngồi và tự mình đứng ra kinh doanh hoặc để họp tác kinh doanh với
các tổ chức cá nhân nước ngoài, hoặc đầu tư mua cổ phiếu của công ty cổ
phần với tỉ lệ sở hữu > 10%.

Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã “cơng bố” Luật
đầu tư nước ngồi tại Việt Nam” “Nghị định về khu chế xuất” nhàm khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vốn,
cơng nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Các quan hệ trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam được điều chỉnh bởi “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam” đã ban hành .
Ở Việt Nam hiện nay có các hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp sau:

- Hỉnh thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng

Hình thức này được hình thành trên cơ sở một hợp đồng kinh tế, trong

đó, hai bên hoặc nhiều bên cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động
kinh doanh trên cơ sở quy định trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên bằng
một hợp đồng kinh tế mà không hình thành một pháp nhân mới.

21


- Hình thức doanh nghiệp liên dọanh

Hai bên hoặc nhiều bên cùng nhau góp vốn để kinh doanh trên cơ sở
hình thành một pháp nhân mới. Đây là hình thức phổ biến nhất của đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.

- Hình thức xỉ nghiệp 100% vốn nước ngồi

Đây là những xí nghiệp thuộc quyền sở hữu của các chủ thể nước
ngoài, họ tự bỏ vốn (100%), tổ chức, quản lý và hoạt động theo Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
- Khu chế xuất - khu công nghiệp tập trung

Khu chế xuất hay khu công nghiệp tập trung là nơi chuyên sản xuất,
thực hiện các dịch vụ hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý do Chính phủ Việt
Nam quy định. Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài và Việt Nam đều có quyền
tham gia kinh doanh tại khu chế xuất nếu họ có những điều kiện và thực
hiện đầy đủ các điều kiện do Chính phủ Việt Nam quy định về khu chế xuất.
Hai điều kiện cơ bàn nhất là :
+ Sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu và phải bán ở nước ngoài.
+ Sử dụng lao động Việt Nam.
- Các hình thức khác: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
(BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng

xây dựng - chuyển giao (BT).

• Đầu tư gián tiếp nước ngồi (thường được viết tắt là FPI - Foreign
Portíồlio Investment hoặc FII - Foreign Indirect Investment) là các hoạt
động mua tài sản tài chính nước ngồi nhằm mục tiêu kiếm lời. Hình thức
đầu tư này khơng kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và
nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp
nước ngoài.

Đầu tư gián tiếp bao gồm đầu tư trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường tài
chính quốc tế, thị trường nước ngoài nhưng tỉ lệ sở hữu cổ phiếu trong cơng
ty của nhà đầu tư thấp và do đó khơng tham gia điều hành quản lí cơng ty cổ
phần.

Thực tế cho thấy, vốn là yếu tố có ảnh hưởng to lớn đối với tăng trưởng
của nền kinh tế. Quy mơ vốn đầu tư lớn hãy’nhỏ có tác động trực tiếp đến
khả năng thành cơng hay'bại của q trình phát triển đất nước. Vì vậy, ngồi
22


việc huy động từ vốn đầu tư trong nước, kêu gọi đầu tư nước ngồi dưới
hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp là một hình thức dễ bắt gặp ở
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cách đây 5-7 năm, nếu như đầu tư
trực tiếp là hình thức đã trở nên quen thuộc, thì đầu tư gián tiếp vẫn còn khá
xa lạ với nhiều người Việt Nam. Từ năm 2006, khi TTCK Việt Nam phát
triển sơi động, thị trường nóng lên từng ngày, từng giờ thì đầu tư gián tiếp
thơng qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đàu tư mà nhà đầu
tư nước ngồi khơng trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động của doanh
nghiệp đã trở nên gần gũi và phổ biến hơn. Dòng vồn đầu tư gián tiếp chảyvào Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên so với vốn FDI và so với vốn
FPI chảy vào một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Trung

Quốc thì tỷ trọng vốn FPI chảy vảo Việt Nam vẫn cịn rất thấp.

1.2.2.3. Tín dụng quốc tế
Tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ vay và cho vay giữa các chủ thể
của quốc gia này với các chủ thể của quốc gia khác, hoặc với các tổ chức tài
chính tín dụng quốc tế. Ngồi ra, tín dụng quốc tế cịn được thể hiện dưới
hình thức phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính quốc tế, hoặc thị
trường nước ngồi. Đối tượng cấp tín dụng có thể là tiền, hàng hóa và các
tài sản khác.

Khác với cấp phát hoặc viện trợ khơng hồn lại, tín dụng quốc tế hoạt
động trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi theo những thời hạn đã xác định.
Tham gia vào các quan hệ tín dụng quốc tế bao gồm: nhà nước, các tổ chức
kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, các hộ gia đình và cá nhân... Chính phủ các
nước có thể vay vốn từ các quốc gia khác, vay từ các định chế tài chính
quốc tế, hoặc phát hành trái phiếu quốc tế nhằm huy động vốn để thực hiện
các chương trình phát triển cơng cộng, hoặc vay để trả các khoản nợ cũ. Các
doanh nghiệp vay vốn để phát triển kinh doanh, để đầu tư... Trong các chủ
thể nêu trên, các định chế tài chính quốc tế và các ngân hàng thương mại là
những chủ thể tham gia giao dịch tín dụng quốc tế chủ yếu và thường xuyên
nhất và thể hiện dưới các hình thức: cho vay dự trữ, cho vay thanh toán bù
trừ, cho vay theo các chương trình phát triển kinh tế...

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh mang tính tồn cầu,
tín dụng quốc tế được sử dụng như một công cụ quan trọng để các nước hội
nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, khắc phục những nhu cầu to lớn về
vôn cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và thực hiện chính sách
phát triển kinh tế đối ngoại, đối nội của quốc gia đó.
23



Đối với Việt Nam, do điều kiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân
còn hạn chế, nhưng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, phát
triển các ngành kinh tế mũi nhọn là rất lớn đã đặt ra sự cần thiết phải huy
động mọi nguồn tài chính bên ngồi.
Theo nguồn vốn và mục đích cấp tín dụng, các quan hệ tín dụng quốc
tế của Việt Nam bao gồm:

Tín dụng Nhà nước, là hình thức tín dụng được ký kết giữa các nước
với nhau. Nguồn vốn của loại hình tín dụng này lấy từ ngân sách Nhà nước
của nước cấp tín dụng. Mục đích vay thường là đáp ứng các nhu cầu cơ bản
của Nhà nước đi vay như: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế,
thanh toán nhập siêu. Thời hạn tín dụng thường là trung và dài hạn, lãi suất
khơng cao.
Tín dụng ngân hàng'. Đây là hình thức vay vốn ngoại tệ của ngân hàng
nước ngoài để nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật, vật tư thực hiện công nghiệp
hố phục vụ phát triển kinh tế của đất nước.

Tín dụng hỗn hợp: là hình thức tín dụng kết hợp giữa viện trợ khơng
hồn lại với tín dụng ngân hàng, hoặc kết hợp giữa tín dụng Nhà nước và
ngân hàng. Trong những năm 90 Việt Nam đã có quan hệ tín dụng với nhiều
nước trên thế giới theo hình thức này như các nước Nhật, Pháp, các nước
cộng hoà thuộc Liên Xơ cũ và Đơng Âu...
Theo chủ thể vay, tín dụng quốc tế của Việt Nam bao gồm:

Vay của Nhà nước: Nguồn vốn huy động chủ yếu từ các Chính phủ
khác, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như nguồn vốn ODA, IMF, WB,
ADB... Vốn vay được Nhà nước sử dụng để đầu tư vào các cơng trình hạ
tầng cơ sở, các ngành kinh tế mũi nhọn, chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng này góp phần quan

trọng vào việc thúc đẩy cơng nghiệp hố đất nước, tạo ra tích luỹ từ nội bộ
nền kinh tế ngày một tăng lên đảm bảo khả năng trả nợ, hạn chế vay để khắc
phục thâm hụt ngân sách Nhà nước.
Vay cùa các thành phần kinh tế khác và các DNNN: Nhà nước cho
phép các thành phần kinh tế khác và các DNNN chủ động khai thác nguồn
vốn tín dụng quốc tế để kinh doanh nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy
định về vay nước ngoài. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chịu mọi
trách nhiệm về hoạt động kinh tế của mình trong đó có hoạt động tín dụng.

24


×