Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TIỂU LUẬN THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI, QUA THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 35 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Số phách

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI, QUA
THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Luật Hành chính
Học phần: Pháp luật và kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
hành chính
Giảng viên phụ trách học phần: ThS. Nguyễn Khắc Hùng

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN ĐÌNH MINH PHONG
MÃ SINH VIÊN: 18A5011577
LỚP CHUYÊN NGÀNH: Luật Hành chính K42E

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Số phách

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI, QUA
THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Luật Hành chính


Học phần: Pháp luật và kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
hành chính
Điểm số:

Điểm chữ:

Ý1
Ý2
Ý3
Ý4
Ý5
TỔNG
Giảng viên chấm 1

Giảng viên chấm 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 3
NỘI DUNG ........................................................................................................................ 4
CHƯƠNG MỘT: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI .......................................................................................... 4
1. Quy định chung của pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ................................... 4
1.1. Định nghĩa về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ............................................................. 4

1.2. Chủ thể thực hiện khiếu nại trong lĩnh vực đất đai........................................................ 5
1.3. Đối tượng của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ............................................................ 6
1.4. Điều kiện để được tiến hành khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ....................................... 6
1.5. Thời hiệu khi tiến hành khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ............................................... 7
1.6. Hình thức khiếu nại trong lĩnh vực đất đai .................................................................... 7
2. Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ............................. 8
2.1. Định nghĩa vấn đề pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai................... 8
2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ............................................... 9
2.2.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu trong lĩnh vực đất đai .............................. 10
2.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai trong lĩnh vực đất đai ............................... 10
2.3. Thời hạn để tiến hành giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ............................... 10
2.4. Trình tự giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai .................................................... 11
CHƯƠNG HAI: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT
ĐAI, QUA THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................. 13
1. Khái quát chung về Thành phố Đà Nẵng ....................................................................... 13
2. Thực tiễn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại Thành phố Đà Nẵng................ 17

1


3. Đặc điểm giải quyết khiếu nại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trong giải
quyết khiếu nại đất đai tại Thành phố Đà Nẵng ................................................................. 22
4. Những kết quả đạt được từ công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại Thành
phố Đà Nẵng ..................................................................................................................... 26
CHƯƠNG BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI, QUA THỰC TIỄN TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................................... 26
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 32


2


MỞ ĐẦU
Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý Nhà nước, giúp ổn định đời
sống của nhân dân. Căn cứ vào pháp luật, cơ quan chức năng có thể trấn áp được những
loại tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, nếu có khuất mắc trong quá trình giải
quyết của các cơ quan có thẩm quyền, người dân có quyền thể hiện ý kiến phản ánh của
mình thơng qua việc khiếu nại, tố cáo. Những quyền này đã được pháp luật ghi nhận một
cách cụ thể tại Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ
chức, cá nhân”.
Việc trao cho công dân những quyền này nhằm giúp người dân bảo vệ được quyền lợi
của bản thân trước sự thiếu trách nhiệm, giải quyết không đúng, trái pháp luật của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Từ đó, chỉ ra được những thiếu xót cũng như những hạn chế trong
cơng tác quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong những năm trở lại đây, công tác giải quyết khiếu nại ngày càng vấp phải những
luồng ý kiến trái chiều từ nhân dân, đặc biệt là tại khâu giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai. Số đơn khiếu nại ngày một tăng, nhưng đối nghịch lại là sự giải quyết ngày càng
thiếu trách nhiệm, trì trệ, kéo dài thời gian gây ảnh hưởng ít nhiều tới quyền lợi của người
dân. Trong khi đó, việc giải quyết khiếu nại là nghĩa vụ, là trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền. Chỉ có giải quyết tốt thì đời sống xã hội của nhân dân mới
được ổn định, dân ổn thì mới phát triển được kinh tế, góp phần phát triển được sự bền vững
của đất nước.
Việc áp dụng pháp luật khiếu nại để giải quyết các vấn đề của nhân dân, đặc biệt là
trong lĩnh vực đất đai vẫn chưa thực sự là ổn định, những hạn chế, thiếu xót vẫn cịn tồn
đọng rất nhiều. Từ thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng sẽ giúp cho mọi người thấy rõ được
những vấn đề bất cập nêu trên. Thành phố Đà Nẵng sẽ là một minh chứng hữu hiệu nhất
bởi thành phố này là một trong những thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là
trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đặc biệt quỹ

đất ở đây rất phát triển, đang có sự trỗi mình nhất định, do đó, khơng hiếm gặp những vụ
việc khiếu nại về đất đai của người dân. Ở đâu cũng vậy, có mặt tốt cũng sẽ xuất hiện
3


những mặt trái, mặt chưa tốt, đặc biệt đối với một thành phố lớn như Đà Nẵng hiện nay,
vấn đề áp dụng pháp luật khiếu nại để giải quyết những khiếu nại về đất đai cho người dân
cũng có những hạn chế nhất định.
Do đó, tơi lựa chọn “Thực tiễn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, qua thực
tiễn tại Thành phố Đà Nẵng và giải pháp” để nghiên cứu và làm đề tài tiểu luận kết thúc
học phần. Qua bài tiểu luận này, những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết
khiếu nại trong lĩnh vực đất đai sẽ được thể hiện rõ ràng, chi tiết, mà cụ thể là tại Thành
phố Đà Nẵng. Từ đó, giúp mọi người có một cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề giải quyết
khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nói chung trong cả
nước và tại Thành phố Đà Nẵng nói riêng.
NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
Nhằm giúp mọi người có một cái nhìn tổng thể hơn trong việc xem xét những thiếu xót,
hạn chế trong cơng tác giải quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai, điều đầu tiên mà
mọi người nên tìm hiểu chính là sự khái quát chi tiết sơ lược những vấn đề lý luận chung
về mặt pháp luật của vấn đề giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
1. Quy định chung của pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
1.1. Định nghĩa về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 cho biết: “Khiếu nại là việc
công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề
nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng
quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của

mình”.

4


Với định nghĩa khá rõ ràng và chi tiết về khiếu nại, ta có thể xét được khiếu nại trong
lĩnh vực đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
quyền sử dụng đất, thực hiện quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính của cơ quan Nhà nước, cán bộ cơng chức có thẩm quyền trong q trình quản lý về
đất đai khi họ cho rằng, quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, đặc biệt là trong lĩnh vực đất
đai, quyền này lại đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Việc khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai sẽ giúp bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân mỗi cá nhân. Đất đai là một trong những
yếu tố tác động tới cuộc sống của người dân, nó là nguồn tài sản có giá trị to lớn gắn liền
với mỗi gia đình. Vì vậy, khi bị xâm phạm đến lợi ích về đất đai bởi các quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bắt buộc người dân phải
sử dụng đến quyền khiếu nại mà mình vốn có để bảo vệ lợi ích trước mắt và lâu dài của bản
thân nói riêng và cho gia đình của mình nói chung.
1.2. Chủ thể thực hiện khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Theo pháp luật hiện hành, những đối tượng sau đây có quyền khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai: Người sử dụng đất và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng
đất. Ngoài ra, khi người khiếu nại không tự thực hiện được việc khiếu nại thì có thể ủy
quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Và đương nhiên những đối tượng này là
những đối tượng thuộc các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự: Thực hiện
việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật dân sự.
Trường hợp 2: Do sức khỏe mà không thể tự thực hiện được việc khiếu nại: Thực hiện
việc khiếu nại thông qua việc ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã
thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Ngoài ra, đối với mọi trường hợp có thể ủy quyền cho Luật sư để thực hiện việc khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai.
5


1.3. Đối tượng của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định tại Điều 1 Luật Khiếu nại 2011 cho biết, đối tượng của việc khiếu nại
chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước,
của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước. Từ đó, khi đưa vào áp dụng
trong việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thì các quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu kiện trong lĩnh vực này có thể kể đến như:
Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Quyết
định thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
Quyết định cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định giải quyết
tranh chấp về đất đai, hay việc giải quyết trì trệ, kéo dài thời gian,… làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của người dân,… (Ví dụ minh họa: Ơng Trần Văn Hải có một mảnh đất rộng
70m2, nay Nhà nước quyết định thu hồi đất của ông Hải. Không đồng ý với quyết định trên,
ông Hải tiến hành việc khiếu nại).
1.4. Điều kiện để được tiến hành khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Khi tiến hành việc khiếu nại, các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đảm bảo được các điều
kiện quy định dưới đây:
Thứ nhất, đó là việc chủ thể phải có quyền khiếu nại, khơng thuộc các trường hợp bị
pháp luật cấm theo quy định của pháp luật (Người khiếu nại khơng có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ mà khơng có người đại diện hợp pháp,…).
Thứ hai, thời hiệu cũng như thời hạn của khiếu nại đảm bảo vẫn còn.
Thứ ba, việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cá nhân, cơ quan, tổ chức chưa
thực hiện việc khởi kiện ra Tòa án nhân dân và Tòa án nhân dân chưa thụ lý.
Thứ tư, đối tượng của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đã xâm phạm đến quyền lợi chính
đáng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.


6


Thứ năm, đối với trường hợp khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức tiến hành khiếu nại lần
hai thì phải đảm bảo được rằng cần phải có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.5. Thời hiệu khi tiến hành khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Khi đã đảm bảo được các điều kiện để có thể tiến hành việc khiếu nại liên quan đến lĩnh
vực đất đai, các cá nhân, cơ quan, tổ chức cần phải chú ý xem xét đến thời hiệu khiếu nại.
Theo quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 cho biết: “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể
từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi
hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu
vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách
quan khác thì thời gian có trở ngại đó khơng tính vào thời hiệu khiếu nại”.
Do đó, khi tiến hành việc khiếu nại, các cá nhân, cơ quan, tổ chức cần căn cứ vào điều
khoản trên để xác định đúng thời hiệu khiếu nại đất đai để đảm bảo bảo vệ được quyền lợi
của bản thân. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để việc khiếu nại của bạn có được
giải quyết hay khơng, vì vậy, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức cần phải chú ý. Mọi công dân
khi đảm bảo được quyền lợi của mình thì người khác mới có thể đảm bảo được quyền lợi
cho bản thân bạn.
1.6. Hình thức khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 cho biết: “Việc khiếu nại được
thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp”. Cũng tại Khoản 3 Điều 8 Luật
Khiếu nại 2011: “Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận
khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc
khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn
bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Căn cứ vào quy định của pháp luật về khiếu nại, có thể thấy rằng việc khiếu nại có thể
được thực hiện bằng hai cách: Đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Tuy nhiên, khi tiến

7


hành việc khiếu nại trực tiếp thì phải đảm bảo được các điều kiện quy định tại Khoản 3
Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 nêu trên. Đồng thời, nội dung trong đơn khiếu nại phải đảm
bảo tuân theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011: “Trường
hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng,
năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu
giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm
chỉ”.
2. Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
2.1. Định nghĩa vấn đề pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức tiến hành việc khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất
đai, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành xem xét và giải quyết cho các đối
tượng đó. Phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời, không rề rà kéo dài thời gian, không lơ là
trách nhiệm để dẫn tới giải quyết các khiếu nại trong lĩnh vực đất đai không đúng hoặc trái
với quy định của pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới quyền và
lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại. Bởi lẽ, vấn đề giải quyết
khiếu nại là trách nhiệm và là nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cũng theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 cho biết: “Giải quyết
khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Đây là
công việc, là trách nhiệm mà các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành khi nhận được các
khiếu nại trong lĩnh vực đất đai từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang bị xâm hại đến quyền
lợi. Do đó, có thể thấy rằng, pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là tập
hợp những quy phạm pháp luật về khiếu nại để tiến hành giải quyết các vấn đề lợi ích đang
bị xâm hại của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời là cơ sở làm phát sinh, thay đổi
cũng như chấm dứt quan hệ pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Việc
giải quyết khiếu nại đúng thời hạn, đúng thẩm quyền, coi trọng lợi ích của người dân sẽ
đảm bảo được tính chất pháp lý của pháp luật, đó là sự cơng bằng, bình đẳng.


8


2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Khi tiến hành việc giải quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai, các cơ quan có
thẩm quyền phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời theo quy
định tại Điều 4 Luật Khiếu nại 2011: “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được
thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp
thời”.
Mặc khác, theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013 cũng cho biết:
“1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền
khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất
đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu
kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của
pháp luật về tố tụng hành chính”.
Do đó, khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức tiến hành khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất
đai thì trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định
của pháp luật về tố tụng hành chính.
Xét về thẩm quyền, khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức tiến hành khiếu nại, thẩm quyền
giải quyết khiếu nại được quy định chia thành hai cấp. Đó là khiếu nại lần đầu và khiếu nại
lần hai. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức căn cứ vào các quy định của pháp luật về thẩm
quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có quyền khiếu nại hai cấp, ngoại trừ,
những khiếu nại, mà thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại này, bạn chỉ có thể khởi kiện
vụ án hành chính, mà khơng thể khiếu nại lần hai lên cấp cao hơn căn cứ theo quy định tại
Điều 7 Luật Khiếu nại 2011.


9


2.2.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu trong lĩnh vực đất đai
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu chính là Thủ trưởng của Cơ quan đã
ra quyết định hoặc của Người đã ra quyết định hay thực hiện hành vi hành chính bị khiếu
nại.
Như vậy, trong nhiều trường hợp: Chủ thể bị khiếu nại và chủ thể giải quyết khiếu nại
chính là một người.
2.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai trong lĩnh vực đất đai
Khi khiếu nại lần đầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức đã được giải quyết, nhưng
những đối tượng này cảm thấy khơng hài lịng, khơng đồng ý hoặc đã hết thời hạn giải
quyết khiếu nại mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức không được giải quyết, các đối tượng này
có quyền khiếu nại lần hai.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai chính là Thủ trưởng cấp trên trực tiếp
của Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
2.3. Thời hạn để tiến hành giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Cũng như các đối tượng khiếu nại, khi đơn khiếu nại được gửi đến cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền, các cơ quan này cũng sẽ có một khoảng thời gian nhất định để tiến hành giải
quyết việc khiếu nại của các cá nhân, cơ quan và tổ chức. Đương nhiên, khoảng thời gian
này sẽ do pháp luật quy định cụ thể. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào đó
để tiến hành giải quyết. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để xem xét việc các cơ quan tiến hành
giải quyết có đúng thời hạn hay khơng, có bị trì trệ hay kéo dài gây ảnh hưởng tới quyền
lợi của người dân hay không?
Đối với việc giải quyết khiếu nại lần đầu: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không
quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo
dài hơn nhưng khơng q 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45
ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn

nhưng khơng q 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. (Theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại
2011).
10


Đối với việc giải quyết khiếu nại lần hai: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không
quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có
thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại khơng q 60
ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể
kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý. (Theo quy định tại Điều 37 Luật
Khiếu nại 2011).
2.4. Trình tự giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cũng cần tuân theo những trình tự, thủ
tục nhất định chứ không phải tiến hành một cách chủ quan và khơng có tổ chức. Khi tiến
hành giải quyết, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ phải tuân thủ theo trình tự sau
đây:
Bước 1: Nộp đơn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và tiến hành thụ lý
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi khiếu nại sẽ nộp đơn khiếu nại và những tài liệu liên
quan tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai để tiếp nhận.
Trường hợp những đối tượng khiếu nại nộp đơn tới cơ quan khơng có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại về đất đai thì sẽ bị từ chối tiếp nhận đơn và sẽ được hướng dẫn nộp đơn tới
nơi có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải thụ lý và
thông báo về việc thụ lý giải quyết tới các cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn khiếu nại. Nếu khơng thụ lý thì cần trả lời rõ ràng lý
do cho các đối tượng khiếu nại được biết.
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần xem xét, tiến hành xác
minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung đơn khiếu nại. Nếu nội dung

đơn khiếu nại là đúng thì phải tiến hành giải quyết ngay không để quá hạn thời hạn giải
quyết khiếu nại. Còn nếu nội dung đơn khiếu nại và kết quả xác minh là khác nhau, không
11


đúng thì phải tiến hành tổ chức đối thoại với các cá nhân, cơ quan, tổ chức đã khiếu nại để
làm rõ những vấn đề còn chưa đúng, thiếu căn cứ.
Bước 3: Tổ chức đối thoại về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Trong quá trình giải quyết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết lần đầu sẽ tiến
hành tổ chức đối thoại và việc đối thoại này phải được lập thành biên bản. Kết quả của
cuộc đối thoại là một trong những căn cứ để tiến hành giải quyết việc khiếu nại liên quan
đến lĩnh vực đất đai của các đối tượng khiếu nại.
Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết sẽ căn cứ vào kết quả xác minh, kết quả
đối thoại để tiến hành đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai.
Bước 5: Gửi kết quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực đất đai, cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải
quyết khiếu nại cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại theo quy định tại Điều 30 Luật
Khiếu nại 2011.
Sau khi nhận được quyết định khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai, nếu các cá nhân,
cơ quan, tổ chức vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện vụ
án hành chính tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Những cơ sở lý luận về mặt pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nêu
trên sẽ mở đường cho công cuộc tìm ra những mặt tốt cũng như những vướng mắc, hạn chế
trong việc áp dụng các quy định của pháp luật khiếu nại để giải quyết các vấn đề khiếu nại
liên quan đến lĩnh vực đất đai tại Thành phố Đà Nẵng.

12



CHƯƠNG HAI: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT
ĐAI, QUA THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Khái quát chung về Thành phố Đà Nẵng
Với một vị trí chiến lược tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng luôn luôn
biết cách để phát triển từ những lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố. Từ một
thành phố nhỏ với biết bao nhiêu thứ còn ngổn ngang, đời sống nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn, cho đến nay, Đà Nẵng thực sự đã vươn mình trở thành một trong năm thành phố
trực thuộc của trung ương với rất rất nhiều danh xưng được nhiều người biết đến như
“Thành phố của những cây cầu”, “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”,…
Sự thay đổi về bộ mặt của toàn bộ thành phố đã kéo theo nhiều sự thay đổi về mặt kinh
tế - chính trị, văn hóa – xã hội,… GDP của Thành phố Đà Nẵng hiện chiếm 1.4% so với
GDP cả nước, đồng thời đóng góp của các yếu tố vốn chiếm 50.4% trong cơ cấu tăng
trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Mặc khác, trong thời gian qua, du lịch Đà Nẵng cũng
có sự phát triển nhanh chóng với nhiều sản phẩm đặc trưng, mơi trường an tồn, người dân
thân thiện, mến khách, tạo dựng được thương hiệu để cạnh tranh quốc tế, làm động lực lan
tỏa thúc đẩy nhiều ngành khác cùng phát triển.
Cùng với sự phát triển về kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, quỹ đất tại Thành phố Đà
Nẵng cũng đang trỗi mình trở dậy phát triển trong những năm gần đây. Việc quỹ đất phát
triển sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề liên quan, cụ thể chính là những vấn đề tranh chấp đất
đai, khiếu nại của người dân liên quan đến lĩnh vực đất đai,… cũng ngày một tăng. Có một
thời gian Đà Nẵng rơi vào “cơn sốt đất” khiến giá đất nhiều nơi tăng cao đột biến. Chính
điều này cũng gây ra nhiều vấn đề liên quan. Đặc biệt, việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
cũng gia tăng theo cái gọi là “cơn sốt đất”. Điều này khiến các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền can thiệp vào để tiến hành xử lý. Cho đến nay, việc quy hoạch đất đai tại Thành phố
Đà Nẵng về cơ bản cũng đã được ổn định trong tổng diện tích tự nhiên của thành phố là
1284.88 km2 .

13



Hiện trạng (1.134.310 người)
Loại đất

STT

Diện tích

Tỷ lệ

Chỉ tiêu

(ha)

(%)

(m2/ng)

A Đất dân dụng

12,522

55.10

110.39

1 Đất đơn vị ở

7,686


33.82

67.76

2 Đất ở làng xóm

4,331

19.06

38.18

3 Đất công cộng đô thị

175

0.77

1.54

4 Đất trường THPT

43

0.19

0.38

5 Đất cây xanh đơ thị


287

1.26

2.53

B Đất ngồi dân dụng

10,205

44.90

89.97

1 Đất Cơng nghiệp – Công nghệ cao

2,588

11.39

22.82

2 Đất kho tàng

185

0.81

1.63


3 Đất trung tâm nghiên cứu, đào tạo

279

1.23

2.46

4 Đất cơ quan

33

0,15

0,29

5 Đất trung tâm y tế

69

0.30

0.61

1,325

5.83

11.68


83

0.37

0.73

2,460

10.82

21.69

- Đất giao thơng

1,361

5.99

12.00

- Đất cơng trình đầu mối HTKT

1,099

4.84

9.69

722


3.18

6.37

68

0.30

0.60

6 Đất du lịch
7 Đất tơn giáo, di tích
8 Đất cơng trình đầu mối HTKT

9 Đất cây xanh
- Đất cây xanh chuyên đề
14


- Đất trung tâm TDTT

548

2.41

4.83

- Đất cây xanh cách ly

106


0.47

0.93

1,608

7.08

14.18

853

3.75

7.52

C Đất khác

75,261

76.81

663.50

1 Đất nông nghiệp

6,879

7.02%


60.64

2 Đất lâm nghiệp

63,948

- Rừng đặc dụng

31,081

31.72

- Rừng phòng hộ

8,938

9.12

- Rừng sản xuất

23,929

24.42

3 Đất mặt nước

3,231

3.30


4 Đất bằng chưa sử dụng

1,203

1.23

22,727

100,00

10

Đất an ninh, quốc phịng (khơng bao gồm huyện
đảo Hoàng Sa)

11 Đất nghĩa trang

Tổng đất xây dựng đô thị (A+B)
Tổng cộng đất tự nhiên chưa kể quần đảo
Hồng Sa (A+B+C)
Quần đảo Hồng Sa

97.988
30.500

Tổng diện tích đất

128,488


(Bảng 1: Cơ cấu đất đai tại Thành phố Đà Nẵng hiện nay)

15

200.36


(Hình 1: Bản đồ Phân tích cơ cấu quỹ đất có thể phát triển của Thành phố Đà Nẵng)
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng quỹ đất của Đà Nẵng mặc dù cơ bản
là đang được ổn định nhưng sẽ không lâu dài và cịn có nhiều biến động trong tương lai. Sự
phân bố quỹ đất chưa đồng đều.
Trong vùng đất có thể phát triển tại Thành phố Đà Nẵng, phần lớn đã được phát triển
hoặc có quy hoạch, kế hoạch phát triển. Trong tổng diện tích đất liền của Đà Nẵng, diện
tích sử dụng đất hiện tại là 17%. Điều này có nghĩa là chỉ có 17.3% tổng diện tích đất liền
của Đà Nẵng là đất trống có thể phát triển trong tương lai. Phần lớn diện tích đất trống này
nằm ở phía Nam và phía Tây Nam thành phố. Hiện tại, trong tỷ lệ phần đất đang sử dụng
có một thực tế đã xảy ra là đang có rất nhiều dự án, cơng trình đã, đang và chờ khởi cơng
xây dựng. Việc nhiều dự án phát triển kéo theo việc giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ tăng cao và diễn ra ngày càng nhiều hơn. Điều này đã
làm phát sinh vấn đề khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai do nhiều lợi ích của người
dân đã bị xâm hại (tiền bồi thường giải phóng mặt bằng khơng thỏa đáng, người dân không
đồng ý giao đất để thực hiện các dự án,…). Trong tương lai, các vụ việc khiếu nại về vấn
đề đất đai tại Thành phố Đà Nẵng cịn có thể tiếp tục tăng cao hơn so với bây giờ, bởi tỷ lệ
16


quỹ đất có thể phát triển trong tương lai chiếm tới 17.3%. Đương nhiên, hiện tại lẫn tương
lai vẫn còn rất rất nhiều dự án sẽ được đầu tư xây dựng tại thành phố. Nên các vấn đề liên
quan đến khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là không tránh khỏi.
2. Thực tiễn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại Thành phố Đà Nẵng

Với mức quy hoạch đất như tại mục 1 đã phân tích, có thể thấy rằng Đà Nẵng đang là
một trong những điểm nóng về đất đai ở hiện tại lẫn tương lai.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vấn đề khiếu nại liên quan đến lĩnh
vực đất đai chiếm một tỷ lệ rất lớn đến 98% trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018,
trong đó Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là dẫn đầu với tỷ lệ đơn thư khiếu
nại liên quan đến lĩnh vực đất đai là nhiều nhất. Riêng tại Đà Nẵng, thành phố đã tiếp nhận
và giải quyết 867 đơn, vụ việc khiếu nại, tranh chấp thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực đất
đai, trong đó khiếu nại, tố cáo 74 vụ việc; kiến nghị, tranh chấp 793 vụ việc. Mặc dù chiếm
tỷ lệ thấp hơn so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đây cũng là một dấu hiệu
đáng được quan tâm chú ý tại Đà Nẵng. So với mặt bằng chung tại Thành phố Đà Nẵng, số
vụ việc khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai như vậy tương đối là nhiều. Có thể kể đến
một số địa bàn quận, huyện cụ thể như:
Tại địa bàn Quận Cẩm Lệ, trong năm qua quận đã tiếp nhận 17 vụ việc khiếu nại liên
quan đến lĩnh vực đất đai, trong đó tại Uỷ ban nhân dân phường 3 vụ, tại Uỷ ban nhân dân
quận là 14 vụ. So với cùng kỳ các năm về trước tăng 6 vụ (chiếm 35.3%). Đạt tỷ lệ giải
quyết là 100%. Tuy nhiên, không phải đạt 100% là việc khiếu nại liên quan đến lĩnh vực
đất đai không xảy ra những hạn chế, vướng mắc.
Cụ thể, vào thời điểm những năm 2008 khi bắt đầu triển khai dự án Khu đơ thị sinh thái
Hịa Xuân một số hộ dân ở khu vực Cồn Dầu đã có hành động q khích, cố tình chống đối
lại chủ trương của thành phố bằng việc tuyên truyền sai sự thật về các chính sách đền bù,
tái định cư của thành phố, kích động làm nhân dân lo lắng. Đến nay, sau gần 13 năm, vẫn
còn hơn 60 trường hợp cố tình chây ỳ, khơng chịu bàn giao mặt bằng cho dự án mà tiếp tục
khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Qua nội dung đơn khiếu nại, cũng như qua các ý kiến tại các
buổi đối thoại trực tiếp với đại diện lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, cũng như tại Hà Nội, các
17


hộ dân ở Cồn Dầu kiến nghị 3 nội dung chính, đó là: việc thu hồi đất, giao đất; cưỡng chế
thu hồi đất và việc bố trí đất tái định cư tại chỗ. Tuy nhiên, việc khiếu nại trên của người
dân là hồn tồn khơng có căn cứ khi thành phố đã giải quyết ổn thỏa các yêu cầu khiếu nại

của người dân một cách hợp lý và có cơ sở đúng quy định tại Điều 34 Nghị định số
84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai về việc
thu hồi để thực hiện dự án Khu đơ thị sinh thái Hịa Xn. Về u cầu bố trí tái định cư tại
chỗ, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã có phương án cụ thể tại Quyết định số
5111/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 theo đúng quy định tại Điều 43 của Nghị định số
84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Theo đó,
tất cả các hộ thuộc diện thu hồi đất được bố trí tái định cư tại khu E và F Khu dân cư nam
cầu Cẩm Lệ hiện nay là thực hiện đúng phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt. Vì vậy, các hộ khiếu kiện căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP
ngày 3/12/2004 của Chính phủ để yêu cầu bố trí tái định cư tại chỗ là khơng có cơ sở. Kết
quả là Uỷ ban nhân dân quận Cẩm Lệ đã tiến hành tổ chức cưỡng chế đối với người bị thu
hồi đất không chấp hành bàn giao đất. Nô ̣i dung này cũng đã đươc̣ Phó Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) đồ ng ý với báo cáo của Bô ̣ Tài nguyên và
Môi trường ta ̣i Văn bản số 2618 ngày 16/4/2015 của Văn phòng Chính phủ. Đây là một
trong những vụ việc khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai điển hình tại Đà Nẵng thời
điểm bấy giờ.
Tại địa bàn Quận Liên Chiểu, tình hình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tập
trung chủ yếu vào các trường hợp như: Khiếu nại về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; Khiếu nại về hành vi cán bộ, công chức Nhà nước khi giải quyết công việc liên quan
đến đất đai; Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư; Khiếu nại
về việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.

18


Loại đơn khiếu nại
Khiếu nại về
cấp

Năm


giấy chứng nhận
quyền sử dụng
đất

Khiếu nại về bồi
Khiếu nại về

thường, hỗ trợ,

Khiếu nại về

hành

giải

việc giao đất,

vi cán bộ, cơng
chức nhà nước

phóng mặt bằng cho th đất, thu


hồi đất

tái định cư

2014


1

0

1

0

2015

1

0

2

0

2016

0

0

0

0

2017


1

1

2

0

Tổng cộng

3

1

5

1

(Bảng 2. Tình hình khiếu nại về đất đai tại quận Liên Chiểu giai đoạn 2014 – 2017)
Qua bảng trên ta có thể thấy được rằng, công tác giải quyết khiếu nại tại quận Liên
Chiểu phần lớn là giải quyết nhanh chóng bởi lượng đơn khiếu nại rất ít. Trong tổng số đơn
khiếu nại liên quan đến vấn đề đất đai có thể thấy nổi bật lên được việc khiếu nại về bồi
thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư chiếm tới 50%. Nguyên nhân chủ yếu là
thời gian qua, công tác thu hồi đất tại quận Liên Chiểu có chiều hướng gia tăng, trong khi
đó người dân khơng hài lịng về mức giá bồi thường. Tiếp theo sau đó là khiếu nại về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lần lượt là khiếu nại về hành vi cán bộ, công chức
Nhà nước; Khiếu nại về việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất với tỷ lệ chiếm lần lượt là
30%, 10% và 10%.
Với số vụ khiếu nại ít nên nhiều khi dễ lầm tưởng rằng công tác giải quyết khiếu nại tại
quận Liên Chiểu là tốt. Thực tế khi tiến hành khảo sát về mức độ hài lòng của người dân tại

quận Liên Chiểu trong thời gian gần đây đã cho thấy một kết quả hoàn toàn khác. Cụ thể,
số người hài lịng chiếm 44%, khơng hài lịng chiếm 24% và chấp nhận kết quả nhưng
khơng hài lịng là 32%. Chính điều này đã dẫn tới việc cho thấy rằng kết quả báo cáo một
đằng nhưng ý kiến người dân lại một nẻo. Dẫn tới sự đối lập, mâu thuẫn với nhau trong
19


công tác giải quyết khiếu nại về đất đai. Cũng có thể do thời gian thay đổi dẫn tới có sự sai
lệch với số liệu cũ.
Một vụ việc điển hình như việc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Hòa Khánh Nam
(quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng) đã có quyết định về việc giải quyết lần đầu đối với
đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Lệ Thu là không công nhận những nội dung trong đơn
khiếu nại của bà Thu và vẫn cho rằng việc Uỷ ban nhân dân phường Hịa Khánh Nam xử lý
cơng trình xây dựng khơng phép trên đất nông nghiệp trong dự án quy hoạch ga đường sắt
thuộc thửa đất số 743, tờ bản đồ số 16, loại đất 2 lúa theo Nghị định số 64/NĐ-CP là đất do
Uỷ ban nhân dân phường quản lý là đúng với quy định của pháp luật. Bà Thu cho rằng,
việc giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Hòa Khánh Nam (quận
Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng) là không đúng sự thật khách quan và làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bà. Về phía chủ tịch Uỷ ban nhân
dân phường Hòa Khánh Nam lại cho rằng, việc Ủy ban nhân dân phường Hòa Khánh Nam
xử lý cơng trình xây dựng khơng phép trên đất nơng nghiệp, trong dự án quy hoạch ga
đường sắt, thuộc thửa đất số 743, tờ bản đồ 16, loại đất 2 lúa theo Nghị định số 64/NĐ-CP
là đất do Ủy ban nhân dân phường quản lý là đúng với quy định của pháp luật.
Việc bà Nguyễn Thị Lệ Thu yêu cầu thu hồi thơng báo tháo dỡ cơng trình xây dựng
khơng phép của Ủy ban nhân dân phường Hòa Khánh Nam và bồi thường thiệt hại về tài
sản do hư hỏng, mất mát là khơng có cơ sở để giải quyết. Vụ việc trên đã gây ra khơng ít
những mâu thuẫn trong người dân tại quận Liên Chiểu. Công tác giải quyết của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa thực sự làm hài lòng người dân.
Hay tại Quận Hải Châu, theo báo cáo trong quý I năm 2020, các cơ quan hành chính
thuộc quận đã tiếp nhận 48 đơn khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai. Cụ thể là các vụ

việc về lấn chiếm đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các phịng chun mơn
thuộc quận đã tiếp nhận 09 đơn, Uỷ ban nhân dân các phường tiếp nhận 39 đơn. Kết quả đã
xem xét xử lý, giải quyết 47/48 đơn (các phịng chun mơn thuộc quận giải quyết 9/9 đơn;
các phường giải quyết 38/39 đơn), còn 01 đơn mới tiếp nhận tại 01 phường, đang xem xét
giải quyết theo quy định của pháp luật.
20


Nhìn chung việc giải quyết các vấn đề khiếu nại liên quan đến đất đai của quận Hải
Châu tương đối ổn. Nhưng vẫn còn tồn đọng những hạn chế nhất định gây ảnh hưởng tới
người dân như còn kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại. Cụ thể là vụ việc đơn khiếu nại
của bà Lê Thư Hiền, địa chỉ tại số 41B Tạ Hiện, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu,
Thành phố Đà Nẵng, khiếu nại về việc Ủy ban nhân dân quận Hải Châu cấp Giấy phép xây
dựng số 2103/GPXD ngày 06/12/2019 cho ơng Hồng Ngun Minh, tại địa chỉ 41 Tạ
Hiện, phường Hòa Cường Bắc và khiếu nại Công văn số 22/UBND-PQLĐT ngày
08/01/2020 của Ủy ban nhân dân quận Hải Châu về trả lời đơn kiến nghị của bà không
đúng theo quy định của pháp luật. Đến nay, vụ việc này vẫn chưa được giải quyết khiến bà
Hiền băn khoăn, trăn trở. Hay là vụ việc Từ cửa thốt hiểm “bỗng dưng” thành cửa
chính. Đây là vụ khiếu nại về việc cấp phép xây dựng của Uỷ ban nhân dân quận Hải Châu
cho ông Lê Văn Hùng, trú tại K356/111 Hồng Diệu, phường Bình Hiên, quận Hải Châu,
Thành phố Đà Nẵng xây nhà mở cửa ra kiệt 305 đường Nguyễn Hồng của gia đình vợ
chồng ơng Huỳnh Đinh Hiểu (85 tuổi). Vụ việc này đã chậm giải quyết khi ơng Hiểu đã
nhiều lần có đơn cũng như trực tiếp đến Uỷ ban nhân dân phường nhưng Uỷ ban nhân dân
phường khơng sớm giải quyết. Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới quyền lợi của
người dân đơi bên là gia đình vợ chồng ơng Hiểu và ơng Hùng. Chỉ khi báo chí (Báo Thanh
tra) vào cuộc thì cơng tác giải quyết khiếu nại cho ơng Hiểu mới thực sự được thực hiện.
Đồng thời, tại các quận huyện khác, công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
cũng được chú trọng quan tâm. Tiêu biểu như tại Huyện Hòa Vang, trong những năm
trước, nơi đây ln được coi là “điểm nóng” trong vấn đề tiếp nhận và xử lý giải quyết
khiếu nại của người dân liên quan đến lĩnh vực đất đai do chậm xử lý ở cơ sở. Tuy nhiên,

cho đến thời điểm hiện tại, cơng tác giải quyết đã được huyện Hịa Vang chú trọng giải
quyết và đã có những tiến bộ đáng kể, hạn chế được tình trạng đơn khiếu nại của người dân
vượt cấp hay không đúng thẩm quyền giải quyết. Trong năm 2019, tồn huyện Hịa Vang
tiếp nhận 361 đơn thư; trong đó 8 đơn thư khiếu nại mà nội dung chủ yếu liên quan đến
lĩnh vực đền bù giải tỏa, bố trí tái định cư và đất đai. Tiêu biểu như vụ việc khiếu nại của
bà Hồ Thị Sửu (xã Hòa Liên) gửi đến Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang khiếu nại một cán
bộ lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hòa Vang giải quyết việc đền bù và tái
21


định cư đối với gia đình bà tại dự án đường Nguyễn Tất Thành nối dài là trái quy định pháp
luật. Qua xem xét đơn, Ủy ban nhân dân huyện xét thấy đơn của bà Sửu không thuộc thẩm
quyền giải quyết của huyện nên đã chuyển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền của
thành phố xử lý và giải quyết thỏa đáng.
Hay tại các Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà và Quận Ngũ Hành Sơn, công tác giải
quyết khiếu nại về cơ bản đáp ứng được yêu cầu xử lý nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, việc
xuất hiện các đơn thư khiếu nại giải quyết chưa thực sự thỏa đáng khiến người dân ở những
khu vực này bức xúc. Các quận này là một trong những quận có nhiều dự án đầu tư nhiều
nhất Đà Nẵng. Do đó, các đơn thư khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai, cụ thể là khiếu
nại về giải tỏa đền bù đất đai diễn ra rất nhiều. Tuy nhiên, phần lớn các đơn khiếu nại này
của người dân đều không được chấp nhận. Chính điều này đã gây ra khơng ít làn sóng phản
đối của người dân, như việc trả bồi thường khơng thỏa đáng, xác định lại diện tích đất
khơng phù hợp với mong muốn của người dân. Vì thế, ở những khu vực này thường xuyên
xảy ra mâu thuẫn từ phía người dân và cơ quan có thẩm quyền. Bởi sự giải quyết khiếu nại
không thấu đáo, không xem xét một cách chặt chẽ nên vấn đề mâu thuẫn trong lòng dân
vẫn cứ tiếp tục. Trong tương lai, những vụ việc tương tự như này vẫn sẽ xảy ra vì các dự án
đầu tư vào những khu vực này liên tục tăng, thậm chí có những dự án đang phải đình cơng
vì vấp phải sự khơng đồng ý từ phía người dân, rất nhiều đơn thứ khiếu nại liên quan đến
lĩnh vực đất đai cứ thế tiếp nối mà khơng có một giải pháp nào hữu hiệu được đặt ra để giải
quyết. Các cơ quan có thẩm quyền cịn lơ là chưa thực sự chú trọng đến công tác giải quyết

khiếu nại một cách triệt để.
3. Đặc điểm giải quyết khiếu nại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập
trong giải quyết khiếu nại đất đai tại Thành phố Đà Nẵng
Từ những vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng
như đã phân tích ở mục 2, ta có thể dễ dàng nhìn thấy một điều rằng:
Thứ nhất, nội dung khiếu nại của người dân thành phố tập trung chủ yếu vào việc khiếu
nại bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư; khiếu nại liên quan đến cấp Giấy

22


chứng nhận quyền sử dụng đất. Và theo sau với một lượng đơn ít hơn là khiếu nại về giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất; khiếu nại về hành vi cán bộ, công chức Nhà nước.
Thứ hai, những vụ khiếu nại của người dân thành phố thường tập trung chủ yếu diễn ra
tại những nơi có quỹ đất cực phát triển, nơi mà các dự án đầu tư chưa, đã và đang được tiến
hành. Đặc biệt là tại khu vực trung tâm thành phố như Quận Sơn Trà, Quận Thanh Khê,
Quận Ngũ Hành Sơn và Quận Hải Châu.
Thứ ba, khiếu nại đa số là từ người dân do bất bình trong cơng tác hỗ trợ đền bù, các
đơn khiếu nại gửi đi mang tính chất lẻ tẻ, cá nhân chiếm đa số.
Thứ tư, công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn luôn
tồn tại hai mặt tốt và hạn chế. Hạn chế chủ yếu rơi vào việc chậm giải quyết khiếu nại và
giải quyết chưa thực sự thấu đáo, chưa đảm bảo được lợi ích cho người dân thành phố.
Với những đặc điểm trên, có thể thấy rằng ngun nhân chính xuất phát các vụ khiếu
nại là do việc phát triển quỹ đất của thành phố. Tuy nhiên, hơn cả và đáng quan tâm chính
là cơng tác giải quyết cịn vướng mắc nhiều hạn chế khiến việc khiếu nại của người dân
càng tăng cao. Cụ thể:
Thứ nhất, có thể thấy nhìn chung mặt bằng giải quyết các vụ khiếu nại đều hoàn thành
tốt, đúng pháp luật theo sự báo cáo của các quận, huyện trên địa bàn. Tuy nhiên, đó chỉ là ở
việc giải quyết những đơn khiếu nại đơn giản, còn đối với những đơn khiếu nại mang tính
chất phức tạp, chủ yếu liên quan đến các dự án đầu tư thì việc giải quyết cịn có sự kéo dài,

trì trệ, chậm giải quyết cho người dân. Nếu có giải quyết thì giải quyết chưa thỏa đáng,
khiến nhiều vụ việc phải khiếu nại đến lần thứ hai thậm chí là khởi kiện ra tại Tịa án nhân
dân. Sự việc này có thể xuất phát từ đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết việc khiếu nại. Có những cán bộ thường làm việc hời hợt, không thực sự
chú trọng quan tâm đến quyền lợi của người dân, thậm chí có nhiều cán bộ, cơng chức
nhận “hoa hồng” từ các đơn vị đầu tư mà chuyển sang chèn ép người dân trong công tác
giải quyết khiếu nại cho người dân. Mặc khác, cũng có nhiều trường hợp người dân cảm
thấy bị xâm phạm quyền lợi một cách nghiêm trọng và bất cần sự hợp tác của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Việc khơng hợp tác của đôi bên cũng là một phần nguyên nhân dẫn
23


×