Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giáo trình Văn hóa Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 111 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GỊN

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: VĂN HĨA VIỆT NAM
NGÀNH/NGHỀ: HƯỚNG DẪN DU LỊCH
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
...........……… của …………………………………..

TP. HCM, năm 2021


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình và được lưu hành nội bộ tại khoa
Du lịch Khách sạn - trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gịn nên các nguồn
thơng tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích đào
tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích
kinh.doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình Văn hóa Việt Nam được biên soạn để sử dụng trong hoạt động
học tập, giảng dạy và tham khảo nghiên cứu cho ngành Hướng dẫn du lịch của


khoa Du lịch – Khách sạn trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn.
Xuất phát từ thực tiễn hiện nay văn hóa Việt Nam được giảng dạy trong hầu
hết các trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường có đào tạo về Du lịch và trên
cơ sở nghiên cứu tìm hiểu tài liệu, tham khảo các giáo trình, giáo trình được biên
soạn từ 2 cuốn giáo trình chính:
1. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Hà Nội, NXB
Giáo dục, 2003.
2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo dục, 1999
Giáo trình Văn hóa Việt Nam là một mơn học chính trong chương trình đào
tạo ngành Hướng dẫn du lịch của khoa Du lịch – Khách sạn trường Cao đẳng Bách
khoa Nam Sài Gòn ở cả 2 bậc Cao đẳng và Trung cấp.
Giáo trình Văn hóa Việt Nam được biên soạn gồm 4 bài:
Bài 1: Cơ sở lý luận về văn hóa
Bài 2: Diễn trình lịch sử và phát triển của văn hóa Việt Nam
Bài 3: Tín ngưỡng và tơn giáo trong văn hóa Việt Nam
Bài 4: Phân vùng văn hóa Việt Nam

Trong q trình biên soạn, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và
các phòng, ban trong nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện viết giáo
trình này. Đồng thời cho tơi gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong khoa,
đồng nghiệp trong trường đã đóng góp ý kiến xây dựng, giúp tơi hồn thiện giáo
trình. Tuy nhiên thực tiễn các hoạt động về văn hóa lại diễn ra rất phong phú và
đa dạng. Do đó, chắc chắn khơng tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tơi rất

ii


mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và toàn thể
người đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Trân trọng!

Tp.HCM, ngày 1 thánh 7 năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: ThS Nguyễn Thị Hồng Nhâm

iii


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... ii
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC ....................................................................................... vii
BÀI 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA .................................................................1
1.Khái niệm về văn hóa và một số khái niệm liên quan .............................................1
1.1.Khái niệm văn hóa .................................................................................................1
1.2. Khái niệm văn minh .............................................................................................2
1.3. Khái niệm văn hiến ..............................................................................................3
1.4. Khái niệm văn vật ...............................................................................................3
2. Cơ cấu của văn hóa .................................................................................................6
2.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................................6
2.2. Văn hóa tinh thần .................................................................................................6
3. Chức năng xã hội của văn hóa ................................................................................7
3.1. Chức năng giáo dục ..............................................................................................7
3.2. Chức năng bảo tồn, bảo quản ...............................................................................9
4. Những tính chất và qui luật của văn hóa .................................................................9
4.1. Những tính chất nhân loại phổ biến .....................................................................9
4.2. Tính dân tộc và tính quốc tế ...............................................................................10
4.3. Tính giai cấp trong xã hội có phân hóa giai cấp ................................................11
4.4. Qui luật kế thừa trong sự phát triển ...................................................................12
BÀI 2:TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HĨA VIỆT NAM 15
1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử..............................................................................15
1.1.Văn hoá Việt Nam thời tiền sử............................................................................15

1.2.Văn hố Việt Nam thời sơ sử ..............................................................................19
2. Văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc ...................................................................31
2.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................................31
iv


2.2.Thành tựu văn hố ...............................................................................................32
3. Văn hóa Việt Nam thời kỳ Đại Việt......................................................................39
3.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................................39
3.2. Thế kỷ 10 và thành tựu văn hóa triều đại Ngơ – Đinh – Tiền Lê ......................41
3.3.Thế kỷ 11 – 15 và thành tựu văn hoá triều đại Lý- Trần; Hồ: ............................44
3.4.Thế kỷ 15 – 19 và thành tựu văn hoá triều đại Lê- Tây Sơn- Nguyễn: ..............48
4. Văn hóa Việt Nam từ 1858 đến 1945....................................................................57
4.1.Tình hình xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX: ........................57
4.2.Sự phát triển văn hoá:..........................................................................................59
5. Văn hoá Việt Nam từ 1945 đến nay ......................................................................69
5.1.Bối cảnh lịch sử: ..................................................................................................69
5.2.Sự phát triển văn hoá:..........................................................................................73
5.3.Tổng kết ..............................................................................................................78
Câu hỏi: ...................................................................................................................102
BÀI 3: TÍN NGƯỠNG VÀ TƠN GIÁO TRONG VĂN HĨA VIỆT NAM ..........104
1.Tín ngưỡng ...........................................................................................................104
1.1. Khái niệm .........................................................................................................104
1.2. Một số hình thái tín ngưỡng Việt Nam ............................................................105
2.Tơn giáo................................................................................................................111
2.1. Khái niệm và những tác động của tôn giáo đến Việt Nam ..............................111
2.2.Tôn giáo và tiếp thu tôn giáo trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam .........112
3.Phong tục ..............................................................................................................139
3.1. Khái niệm .........................................................................................................139
3.2. Một số phong tục ở Việt Nam ..........................................................................140

4.Lễ hội....................................................................................................................147
4.1. Khái niệm .........................................................................................................147
v


4.2. Một số lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam ..................................................................149
Câu hỏi: ...................................................................................................................156
BÀI 4: PHÂN VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM .....................................................157
1.Điều kiện tự nhiên Việt Nam ...............................................................................157
2. Vùng văn hóa Bắc bộ ..........................................................................................160
2.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................160
2.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................163
3.Vùng văn hóa Tây Bắc .........................................................................................167
3.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................167
3.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................169
4. Vùng văn hóa Việt Bắc .......................................................................................175
4.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................175
4.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................178
5.Vùng văn hóa Trung Bộ .......................................................................................182
5.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................182
5.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................184
6. Vùng văn hóa Tây Nguyên .................................................................................187
6.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................187
6.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................189
7.Vùng văn hóa Nam Bộ .........................................................................................194
7.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................194
7.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................198
Câu hỏi: ...................................................................................................................204
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................205


vi


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: VĂN HĨA VIỆT NAM
Mã môn học: MH11
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ ( Lý thuyết 28 giờ, thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập: 0 giờ, kiểm tra: 2 giờ).
I. Vị trí tính chất của mơn học:
- Vị trí: Văn hóa Việt Nam là môn học bắt buộc thuộc các môn học đào tạo nghề trong
chương trình khung trình độ trung cấp nghề “ Hướng dẫn du lịch”.
- Tính chất : Văn hóa Việt Nam là mơn học lý thuyết, đánh giá kết quả bằng kiểm tra
hết môn.
II. Mục tiêu môn học:
1.Về kiến thức: Người học nắm vững những kiến thức về văn hóa trên cơ sở phương
pháp luận về văn hóa, những giá trị tiêu biểu của Việt Nam, của các vùng miền trong
điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội.
2. Về kỹ năng: Sau khi kết thúc môn học người học nắm vững các khái niệm, chức
năng, cơ cấu và tính chất của văn hóa. Phân biệt văn hóa với các khái niệm văn minh,
văn hiến, văn vật. Nhận thức rõ những giá trị làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam và
vận dụng vào công việc hướng dẫn viên du lịch.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực nhận thức tốt, có tinh thần trách
nhiệm cao trong học tập.
III. Nội dung môn học:

vii


BÀI 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA
Giới thiệu

Bài học này giới thiệu các kiến thức về văn hóa như: các khái niệm có liên
quan tới văn hóa, cơ cấu văn hóa, chức năng xã hội của văn hóa và những tính chất,
qui luật của văn hóa

Mục tiêu:
- Hiểu được các khái niệm và định nghĩa khác nhau về văn hóa.
- Trình bày và phân biệt được các nội dung về văn hóa – văn minh – văn hiến –
văn vật.
- Mô tả được các chức năng xã hội của văn hóa
- Nêu được những tính chất và quy luật của văn hóa ứng dụng trong văn hóa
hiện nay ở Việt Nam.
Nội dung chính:
1.Khái niệm về văn hóa và một số khái niệm liên quan
1.1.Khái niệm văn hóa
Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của
thế giới tự nhiên. Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu
khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao
gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngơn ngữ, tư tưởng,
giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai
khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Trong xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng
nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con
người. Văn hóa khơng chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật
chất.
Năm 2001, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri
Page 1



thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa
đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ
thống giá trị, truyền thống và niểm tin.
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm
cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa. Văn
hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con
người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện
trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như
trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.2. Khái niệm văn minh
Văn minh là danh từ Hán - Việt (văn là vẻ đẹp, minh là sáng), chỉ tia sáng
của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật.
Trong tiếng Anh; Pháp; từ civilisation với nội hàm nghĩa văn minh; có căn
gốc Latinh là civitas với nghĩa gốc: đô thị; thành phố; và các nghĩa phái sinh: thị
dân; công dân.
Đuran (W. Durrant) sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hoá;
nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức
xã hội; tổ chức luân lí và hoạt động văn hoá.
Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ
chức đô thị và chữ viết.
Theo F. Ăngghen; văn minh là chính trị khoanh văn hoá lại và sợi dây liên
kết văn minh là nhà nước. Như vậy khái niệm văn minh thường bao hàm bốn yếu tố
Page 2



cơ bản: Đô thị; Nhà nước; chữ viết và các biện pháp kĩ thuật cải thiện; xếp đặt hợp
lí; tiện lợi cho cuộc sống của con người.
Tuy vậy; người ta vẫn hay sử dụng thuật ngữ văn minh đồng nghĩa với văn
hoá. Các học giả Anh và Pháp thường sử dụng lẫn lộn hai khái niệm văn hoá
(culture); văn minh (civilisation) để chỉ toàn bộ sự sáng tạo và các tập quán tinh
thần và vật chất riêng cho mọi tập đồn người.
Thực ra; văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương
diện vật chất; đặc trưng cho một khu vực rộng lớn; một thời đại; hoặc cả nhân loại.
Như vậy; văn minh khác với văn hoá ở ba điểm: Thứ nhất; trong khi văn hoá có bề
dày của q khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại. Thứ hai; trong khi văn
hoá bao gồm cả văn hoá vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh
vật chất; kĩ thuật. Thứ ba; trong khi văn hố mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh
thường mang tính siêu dân tộc- quốc tế. Ví dụ nền văn minh tin học hay văn minh
hậu cơng nghiệp và văn hố Việt Nam; văn hoá Nhật Bản; văn hoá Trung Quốc…
Mặc dù giữa văn hố và văn minh có một điểm gặp gỡ nhau đó là do con người
sáng tạo ra.[Dẫn theo Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 19,20].
1.3. Khái niệm văn hiến
Ở phương Đơng, trong đó có Việt Nam, từ xa xưa đã phổ biến khái niêm văn
hiến. Có thể hiểu văn hiến là văn hóa theo cách dùng, cách hiểu trong lịch sử. Từ
thời Lý (1010) người Việt đã tự hào nước mình là một “ văn hiến chi bang”. Đến
thời Lê (thế kỉ XV) Nguyễn Trãi viết “ Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến
chi bang”- ( Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến). Từ văn hiến mà
Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm rộng chỉ một nền văn hóa cao, trong đó
nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng.
Văn hiến (hiến = hiền tài) – truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Nói một
cách khác văn là văn hóa, hiến là hiền tài, như vậy, văn hiến thiên về những giá trị
tinh thần do những người có tài đức chuyên tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ
rệt. .[Dẫn theo Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 20].
1.4. Khái niệm văn vật

Page 3


Truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và
nhiều di tích lịch sử. “Hà Nội nghìn năm văn vật”. Văn vật cịn là khái niệm hẹp để
chỉ những cơng trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử; khái niệm văn vật
cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử. Khái niệm văn hiến; văn vật
thường gắn với phương Đông nông nghiệp trong khi khái niệm văn minh thường
gắn với phương Tây đô thị.
Như vậy; cho đến nay; chưa phải mọi người đã đồng ý với nhau tất cả về
định nghĩa của văn hoá. Từ 1952; hai nhà dân tộc học Mĩ A. L. Kroibơ (A.L.
Kroeber) và C.L. Klúchơn (C. L. Kluckhohn) đã trích lục được trên dưới 300 định
nghĩa; mà các tác giả khác nhau của nhiều nước từng phát ra từ trước nữa cho đến
lúc bấy giờ.
Từ đó cho đến nay; chắc chắn số lượng định nghĩa tiếp tục tăng lên và đương
nhiên; không phải lúc nào các định nghĩa đưa ra cũng có thể thống nhất; hay hồ
hợp; bổ sung cho nhau. Xin trích dẫn một số định nghĩa đã được công bố trong các
giáo trình và cơng trình nghiên cứu về văn hố học hay cơ sở văn hoá Việt nam.
Theo một số học giả Mĩ “văn hoá là tấm gương nhiều mặt phản chiếu đời sống và
nếp sống của một cộng đồng dân tộc”. Ở trung tâm của văn hoá quyển là hệ tư
tưởng cũng được xem là một hệ văn hoá.
Ở Việt Nam; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống; lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ; chữ viết;
đạo đức; pháp luật; khoa học; tôn giáo; văn học; nghệ thuật; những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn; ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó là văn hố.”
Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hố là nói tới một lĩnh vực
vơ cùng phong phú và rộng lớn; bao gồm tất cả những gì khơng phải là thiên nhiên
mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại; phát triển; quá trình con
người làm nên lịch sử…cốt lõi của sự sống dân tộc là văn hoá với ý nghĩa bao quát

và cao đẹp nhất của nó; bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm; đạo đức
và phẩm chất; trí tuệ và tài năng; sự nhạy cảm và tiếp thu cái mới từ bên ngoài; ý

Page 4


thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc; sức đề kháng và sức chiến
đấu để bảo vệ mình và khơng ngừng lớn mạnh.”
PGS. Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa văn hố mang tính chất thao tác luận;
khác với những định nghĩa trước đó; theo ơng đều mang tính tinh thần luận.
“Khơng có cái vật gì gọi là văn hố cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt
văn hố. Văn hố là một quan hệ. Nó là mối quan hệ thế giới biểu tượng và thế giới
thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người;
một cá nhân so với một tộc người khác; một cá nhân khác.
Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau; tạo thành
những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ.” Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu
hay sáng tạo đều có một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc
xạ ở một tộc người khác.
Trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hố; PGS; TSKH Trần Ngọc Thêm
đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua q trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên và xã hội
của mình”. Định nghĩa này đã nêu bật 4 đặc trưng quan trọng của văn hố: Tính hệ
thống; tính giá trị; tính lịch sử; tính nhân sinh.
Trong vơ vàn cách hiểu; cách định nghĩa về văn hố; ta có thể tạm quy về
hai loại. Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng như lối sống; lối suy nghĩ; lối ứng xử…Văn
hoá hiểu theo nghĩa hẹp như văn học; văn nghệ; học vấn… và tuỳ theo từng trường
hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau. Ví dụ xét từ khía cạnh tự nhiên thì
văn hoá là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” hay “tất cả những gì khơng
phải là thiên nhiên đều là văn hoá”.

Gần đây nhất; trong một bài viết của mình; PGS. Nguyễn Từ Chi đã quy các
kiểu nhìn khác nhau về văn hố vào hai góc độ:


Góc rộng; hay góc nhìn “dân tộc học”: đây là góc chung của nhiều ngành
khoa học xã hội.



Góc hẹp; góc thơng dụng trong cuộc sống hàng ngày; cịn gọi là góc báo chí.
Page 5


Theo cách hiểu góc rộng – văn hố là tồn bộ cuộc sống (nếp sống; lối sống)
cả vật chất xã hội và tinh thần của từng cộng đồng. Ví dụ: nghiên cứu văn hoá Việt
Nam là nghiên cứu lối sống của các dân tộc Việt Nam.
Văn hố từ góc nhìn “báo chí” tuy cũng có những cách hiểu rộng hơn hay
hẹp hơn; nhưng trước đây thường gắn với kiến thức của con người; của xã hội.
Ngày nay; văn hoá dưới góc “báo chí” đã hướng về lối sống hơn là về kiến thức mà
theo tác giả là lối sống gấp; đằng sau những biến động nhanh của xã hội. [Dẫn theo
Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 20 - 23].
2. Cơ cấu của văn hóa
2.1. Văn hóa vật chất
Văn hóa vật chất thường được xem là bao gồm toàn bộ những sản phẩm do
hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng,
sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại ...
2.2. Văn hóa tinh thần
Văn hóa tinh thần được xem là bao gồm tồn bộ những sản phẩm do hoạt
động sản xuất tinh thần của con người tạo ra tư tưởng, tín ngưỡng – tôn giáo, nghệ
thuật, phong tục, lễ hội, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương...

Vậy văn hóa vật chất (vật thể) là những sản phẩm, những hiện vật, những
cơng trình, nói chung là những sáng tạo của con người mà chúng ta có thể cảm
nhận được thơng qua các giác quan, với những kích thước, trọng lượng, hình dáng,
màu sắc, mùi vị, âm thanh nhất định. Ngược lại, văn hóa tinh thần (phi vật thể) là
những sáng tạo thuộc lĩnh vực tri thức, tâm linh, hiểu biết, tình cảm, suy tư ... của
con người. Nói cách khác, văn hóa tinh thần thuộc lĩnh vực tư duy trừu tượng mà
chúng ta không thể dùng các giác quan để cầm nắm, quan sát nó, chỉ có thể nhận
biết thơng qua suy nghĩ, cảm nhận và liên tưởng.
Song giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần vẫn khơng thể có ranh giới
rõ ràng. Trên thực tế văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ln gắn bó mật thiết
với nhau và có thể chuyển hóa cho nhau. Tùy theo những mục đích khác nhau mà
Page 6


việc phân biệt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần sẽ phải dựa vào những tiêu chí
khác nhau.
Cấu trúc văn hóa vật thể và phi vật thể
Văn hóa vật thể và phi vật thể do UNESCO đã có sáng kiến thay cặp “vật
chất – tinh thần”, nhằm khắc phục những rắc rối khi dựa vào chất liệu để phân loại
các đối tượng thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, đặc biệt trong cơng tác
kiểm kê và lưu giữ giá trị văn hóa.
Văn hóa vật thể, hay hữu hình (tangible), là tiểu hệ các giá trị do con người
sáng tạo và tích lũy bằng hoạt động biến đối tự nhiên, tồn tại dưới dạng vật chất cụ
thể, có thể nhận biết bằng các giác quan. Văn hóa vật thể bao gồm những loại giá
trị như: đồ vật, nhà cửa, đình chùa, đền miếu, lăng mộ...
Văn hóa phi vật thể, hay vơ hình (intangible), là tiểu hệ các giá trị do con
người sáng tạo và tích lũy khơng có biểu hiện vật chất, khơng thể nhận biết bằng
các giác quan. Văn hóa phi vật thể bao gồm những loại giá trị như ngôn ngữ, huyền
thoại văn chương truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, âm nhạc, nghi thức, phong
tục, kinh nghiệm y dược cổ truyền, bí quyết nấu ăn, bí quyết nghề thủ cơng truyền

thống v.v... Để lưu giữ chúng phải được vật chất hóa bằng kỹ thuật đặc biệt như thu
âm, thu hình.
[Dẫn theo Trần Ngọc Thêm, Lý luận văn hóa học năm 2007, tr.46 - 49].
3. Chức năng xã hội của văn hóa
3.1. Chức năng giáo dục
Chức năng bao trùm nhất của văn hoá là chức năng giáo dục. Nói cách khác;
chức năng tập trung của văn hố là bồi dưỡng con người; hướng lí tưởng; đạo đức
và hành vi của con người vào “điều hay lẽ phải; điều khôn; lẽ thiệt”; theo những
khuôn mẫu; chuẩn mực mà xã hội quy định.
Chức năng giáo dục của văn hóa là chức năng mà văn hố thơng qua các
hoạt động, các sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát

Page 7


triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm
chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra
Văn hoá bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua
nhiều thế hệ; mang tính lịch sử và tạo cho văn hoá một bề dày; một chiều sâu. Nó
được duy trì bằng truyền thống văn hố; tức là cơ chế tích luỹ và truyền đạt kinh
nghiệm trong cộng đồng qua khơng gian và thời gian. Nó là những giá trị tương đối
ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khn mẫu xã hội được
tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hố dưới dạng ngơn ngữ;
phong tục; tập qn; nghi lễ; luật pháp; dư luận…Văn hoá thực hiện chức năng
giáo dục (giáo dục truyền thống) không chỉ bằng những giá trị ổn định mà cịn bằng
những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và các giá trị đang hình thành
tạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ đó; văn hố đóng
vai trị quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người; trồng người; dưỡng
dục nhân cách. Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo truyền
thống văn hố trong gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào rừng; đứa trẻ ấy

sẽ mang hành vi; tính nết của lồi thú. Khơng phải ngẫu nhiên mà trong trong các
ngôn ngữ phương Tây khác nhau; thuật ngữ “văn hố” (cultura; culture) đều có
chứa một nghĩa chung là chăm sóc; giáo dục; vun trồng… Chức năng giáo dục của
văn hố sẽ đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nếu gien sinh học di truyền lại cho các
thế hệ sau hình thể con người thì văn hoá được coi là một thứ “ghen” xã hội di
truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
Văn hóa thực hiện được chức năng giáo dục trước hết là do nó có năng lực
thơng tin hồn hảo. Ở động vật, thơng tin được mã hóa trong cấu trúc tế bào và thần
kinh, truyền đạt bằng con đường di truyền; ngồi ra, ở động vật cao cấp, thơng tin
còn được truyền đạt bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của cha mẹ, công việc
này mỗi thế hệ mới lại bắt đầu lại từ đầu. Trong cả hai trường hợp, từ thế hệ này
sang thế hệ khác, lượng thơng tin khơng tăng lên. Con người thì khơng thế. Nhờ
văn hóa, thơng tin được mã hóa bằng những hệ thống ký hiệu tạo thành những sản
phẩm nằm ngoài cá nhân con người. Do vậy mà nó được khách quan hóa, được tích
luỹ, được nhân bản và tăng lên nhanh chóng từ thế hệ này sang thế hệ khác
Page 8


Do là một hiện tượng xã hội; là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người;
văn hố có tính nhân sinh đậm nét và trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng
thông qua ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hố là nội
dung của nó. Điều đó đúng với giao tiếp giữa cá nhân trong một dân tộc; lại càng
đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và sự giao tiếp
giữa các nền văn hoá khác nhau.
Bằng chức năng giáo dục; văn hoá tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi
dân tộc một sự phát triển liên tục. Chức năng tổ chức xã hội và sự phát sinh của
chức năng này là văn hoá có chức năng điều chỉnh xã hội; định hướng các chuẩn
mực; các cách ứng xử của con người. Gần đây; UNESCO cũng như Đảng; Nhà
nước ta cho rằng văn hoá là động lực của phát triển; chính là đề cập đến chức năng
này.

[Dẫn theo Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 102 – 103]
3.2. Chức năng bảo tồn, bảo quản
Thơng qua chức năng giáo dục, văn hóa cũng thực hiện chức năng bảo tồn,
bảo quản. Cụ thể, nếu với chức năng giáo dục thì văn hố sẽ đảm bảo tính kế tục
của lịch sử, đồng thời với nó là sẽ bảo tồn, bảo quản được những giá trị văn hóa đặc
sắc của dân tộc.
4. Những tính chất và qui luật của văn hóa
4.1. Những tính chất nhân loại phổ biến
Tính nhân loại (tiếng Pháp: humanité) là khái niệm chỉ những thuộc tính
chủng loại người mang bản chất xã hội, thể hiện trong nhân cách, năng lực, quan
hệ, phẩm chất con người như tư duy, tưởng tượng, tình cảm, ý chí, hoạt động, nhân
ái, dũng cảm, vị tha, xả thân,…
Tính nhân loại phản ánh nhu cầu và sự tất yếu cùng tồn tại của con người, xã
hội người, thể hiện tính cộng đồng trong văn nghệ của các dân tộc. Tính nhân loại
là một trong những thuộc tính bản chất của văn học, là bản chất nhân văn của văn
học.
Page 9


Về cơ bản thì tính nhân loại là tính xã hội, mà cơ sở của nó là hoạt động sản
xuất xã hội. Các tác phẩm của nhân loại đều gắn liền với hoạt động sản xuất xã hội
ấy là làm cho con người có quan hệ tích cực với thế giới và với chính bản thân
mình. Khả năng đối xử có tính người đối với thế giới và đối với người khác, khả
năng lao động, giao tiếp với những người xung quanh, khả năng tư duy, có những
tình cảm đạo đức và những cảm xúc thẩm mỹ – tất cả đều được hình thành trong
thực tiễn lịch sử – xã hội, trong sự tham gia của con người vào hệ thống các quan
hệ xã hội, vào hoạt động lao động sản xuất, vào q trình sáng tạo văn hóa xã hội.
Chính trong q trình này, con người tự sáng tạo ra bản thân mình như là một xã
hội và khơng ngừng thể hiện bản thân và tự hoàn thiện bản thân như những con
người.

Trong văn hóa, tính nhân loại thể hiện ở các chủ đề “vĩnh cửu” như sự sống,
cái chết, tình bạn, tình yêu, thiên nhiên, tình cha mẹ, lịng hiếu thảo, sự trung thành,
lịng vị tha, sự cơ đơn,… ở các phạm trù thẩm mỹ như cái bi, cái hài, cái hùng, cái
cao cả, cái đẹp; ở các hình thái nhân sinh như tình yêu và tội lỗi, tình và nghĩa, tội
ác và trừng phạt, lầm lỡ và hối hận, đam mê và vỡ mộng, tự phụ và tự ti, tự do và
nô lệ, sáng suốt và ngu muội, các phạm trù đạo đức như thiện, ác, lương tâm, trách
nhiệm, sự hổ thẹn, … Tính nhân loại đánh dấu sự ý thức và thức tỉnh của con
người, tạo thành sức cộng hưởng lâu bền trong lòng người của các thời đại khác
nhau và giữa các dân tộc.
4.2. Tính dân tộc và tính quốc tế
Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất ở việc phản ánh khát vọng của dân tộc
Việt Nam, đó là khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, khát vọng hịa
bình. Đời sống tâm hồn, tình cảm, mọi mối quan hệ riêng chung của người dân Việt
Nam mấy chục năm qua đều xoay quanh khát vọng ấy. Và từ khát vọng trở thành lý
tưởng, hành động của cả một thế hệ. Tiếng Việt trong sáng, đa thanh, đa ngữ cảnh
được làm giàu có và phong phú bởi thể thơ lục bát, ca dao, văn xi Việt Nam thời
kỳ hiện đại “Ơi Tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ”
(Lưu Quang Vũ). Các loại hình văn hóa dân gian được gìn giữ và lưu truyền như

Page 10


chèo, tuồng, cải lương, ca trù, ví, giặm, hát then, nhã nhạc cung đình Huế, cồng
chiêng Tây Nguyên… cùng các sinh hoạt, tập tục, lễ hội trong đời sống của người
Việt hàng ngàn năm được lưu truyền, phục dựng… đã chứng tỏ sức sống lâu bền và
bản sắc của văn hóa Việt Nam.
Tính quốc tế (tiếng Pháp: caractère international) là khái niệm chỉ mối liên
hệ qua lại giữa các nền văn hóa dân tộc trong giao lưu quốc tế, thể hiện ở chỗ phẩm
chất các sáng tác mà văn hóa dân tộc này được các dân tộc khác thừa nhận, tham
gia vào đời sống văn hóa của các dân tộc ấy.

Tính quốc tế của văn hóa khơng phải chỉ là một phẩm chất của chính nó, mà
cịn là một khuynh hướng phát triển tất yếu của văn hóa dân tộc. Khơng phải tính
quốc tế càng cao thì tính dân tộc càng nhạt, mà cũng khơng phải tính dân tộc càng
đậm thì tính quốc tế càng bị lu mờ. Tính quốc tế là một phẩm chất của tính dân tộc
được phát triển cao, đạt được sự sâu sắc đến mức có thể soi sáng những vấn đề có
tầm cỡ thế giới.
Tính quốc tế lấy tính nhân loại làm cơ sở nhưng khơng đồng nhất với tính
nhân loại. Trong q khứ, nếu văn hóa dân tộc có được tính quốc tế do tính nhân
loại mà nó đạt được một cách độc đáo, thì trong thời kì cận đại và hiện đại, tính
quốc tế của văn hóa cịn phản ánh q trình quốc tế hóa của đời sống chính trị, kinh
tế, văn hóa của các dân tộc.
4.3. Tính giai cấp trong xã hội có phân hóa giai cấp
Tính giai cấp (tiếng Pháp: esprit de classe) là thuộc tính tất yếu của văn hóa
trong xã hội có giai cấp, thể hiện qua tổng hịa các đặc điểm về đề tài, chủ đề, tư
tưởng cùng các biện pháp nghệ thuật phản ánh lợi ích, ý thức, tư tưởng, tình cảm,
tâm lý, cách sống của một tầng lớp xã hội, một giai cấp nhất định.
Tính giai cấp nói lên sự quy định tất yếu của hệ tư tưởng giai cấp đối với
sáng tác văn học. Dù có hoặc chưa có ý thức rõ rệt về quyền lợi, địa vị của giai cấp
mình, nhà văn bao giờ cũng phản ánh đời sống xã hội theo quan điểm của một giai
cấp nhất định. Khi nhà văn giác ngộ sâu sắc về quyền lợi và địa vị của giai cấp

Page 11


mình, sử dụng văn học như là vũ khí đấu tranh cho thắng lợi của một khuynh
hướng tư tưởng nào đó thì tính giai cấp phát triển thành tính đảng.
Khái niệm tính giai cấp có ý nghĩa xác định bản chất xã hội của văn học,
theo quan điểm xã hội học. Để xác định tính giai cấp phải xuất phát từ nội dung
khách quan của tính văn học chứ khơng phải từ thành phần giai cấp của nhà văn.
Tính giai cấp biểu hiện trước hết ở chỗ khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm

phù hợp với nhu cầu và tâm lý của một giai cấp nhất định.
Do thực tế đấu tranh và sinh tồn phức tạp, các giai cấp không ngừng tác
động vào nhau tạo nên tính giai cấp trong ý thức con người, và do đó, tính giai cấp
trong văn học thường là khơng thuần nhất. Nó là một hiện tượng xã hội và lịch sử
phức tạp.
4.4. Qui luật kế thừa trong sự phát triển
Văn hoá là một phạm trù gắn với lịch sử hình thành và phát triển của nhân
loại. Với tư cách là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con người
với con người, với thiên nhiên, xã hội, trong nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn
hoá nghệ thuật...Văn hoá là nền tảng tinh thần thể hiện tầm cao và chiều sâu về
trình độ phát triển của một dân tộc, là một chủ thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển
toàn diện của văn minh con người và xã hội trong tiến trình lịch sử.
Kế thừa là một trong những quy luật phủ định của phủ định biểu hiện ra
trong tự nhiên, xã hội như là mối liên hệ tất yếu giữa cái cũ và cái mới trong quá
trình phát triển. Đối với văn hóa, kế thừa là quy luật in đậm tính đặc thù của nó.
Tính đặc thù trong sự phát triển của văn hóa thể hiện các khía cạnh: Con người là
trái tim đích thực của văn hóa. Mọi sự vận động và phát triển trong xã hội đều
thơng qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó kế thừa trong sự phát triển của
xã hội đã mang trong lịng mình yếu tố văn hóa. Hoạt động của văn hóa là hoạt
động nhằm để hiểu biết, khám phá và sáng tạo. Khơng có hiểu biết, khám phá và
sáng tạo thì khơng có sự phát triển nào cả. Vì vậy, kế thừa trong sự phát triển của
văn hóa bao giờ cũng là sự kế thừa một cách sáng tạo. Tính sáng tạo chính là nét
đặc thù của văn hóa. Nhu cầu của văn hóa là vơ cùng vơ tận và mang tính độc đáo.
Page 12


Bởi vì giá trị văn hóa càng đúng, càng mới, càng chân thật thì khám phá càng say
mê thú vị. Vì vậy, kế thừa trong sự phát triển của văn hóa vừa mang tính bền vững
và mang tính khơng chối từ - trong kế thừa truyền thống đóng vai trị đặc biệt hơn
cả. Truyền thống văn hóa là phạm trù của cái thuộc về quá khứ, nói lên những thói

quen được hình thành từ lối sống, nếp sống, nếp suy nghĩ, phong tục tập quán và
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mở rộng giao lưu văn hóa với
nước ngoài, tiếp thu tinh hoa nhân loại là một trong những vấn đề có tính quy luật
của q trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với thực tiễn cánh mạng nước ta đây là một vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa sống
cịn để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
- Người học phải nắm vững những cơ sở lý luận cơ bản về văn hóa như: các
khái niệm có liên quan tới văn hóa, cơ cấu văn hóa, chức năng xã hội của văn hóa và
những tính chất, qui luật của văn hóa. Đây là cơ sở để người học nghiên cứu vận dụng
trong những bài học tiếp theo.

Ghi nhớ:
- Khái niệm về văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vât, và một số khái niệm liên
quan
- Cơ cấu của văn hóa
- Chức năng xã hội của văn hóa
- Những tính chất và qui luật của văn hóa

Câu hỏi:
1. Trình bày các khái niệm và định nghĩa về văn hóa.
2. Phân biệt văn hóa – văn minh – văn hiến – văn vật. Cho ví dụ minh họa
3. Nêu các chức năng xã hội của văn hóa. Liên hệ thực tiễn
4. Phân tích những tính chất và quy luật văn hóa. Ứng dụng quy luật kế thừa và
phát triển trong văn hóa hiện nay ở Việt Nam.
Page 13


Page 14



BÀI 2:TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Giới thiệu:
Bài học này cung cấp các kiến thức cơ bản trong tiến trình lịch sử phát triển
của văn hóa Việt Nam

Mục tiêu:
- Trình bày được nền văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử với những thành
tựu nổi bật của các nền văn hóa núi Đọ, Sơn Vi và Hịa Bình.
- Nêu được những giá trị văn hóa và lịch sử của nền văn hóa Đơng Sơn và mối
quan hệ với các nền văn hóa khác.
- Trình bày được nền văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai cũng như mối
quan hệ với nền văn hóa Hịa Bình và văn hóa Đơng Sơn.
- Mơ tả được diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam từ thời kỳ Bắc thuộc cho đến
sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Phân tích được vai trị của văn hóa trong
dòng chảy lịch sử của dân tộc.
- Nêu những giá trị văn hóa nổi bật của một số dân tộc thiểu số Việt Nam như
Chăm, Khme, Ba Na, Cờ ho, Ê đê.
Nội dung chính:
1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử
1.1.Văn hoá Việt Nam thời tiền sử.
Giai đoạn bản địa của văn hố Việt Nam có thể tính từ khi con người bắt đầu
có mặt trên lãnh thổ Việt Nam cho tới khoảng thế kỉ I TCN.
Đây là một giai đoạn dài và có tính chất quyết định; là giai đoạn hình thành;
phát triển và định vị của văn hố Việt Nam. Giai đoạn này có thể được chia làm hai
thời kì. Thời tiền sử từ buổi đầu đầu đến cuối thời đại đá mới và thời sơ sử cách đây
khoảng trên dưới 4000 năm.


Page 15


Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những chiếc nơi của lồi
người. Cách đây khoảng 40- 50 vạn năm và đến bây giờ khí hậu Việt Nam mang
nặng đặc trưng nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho sự sinh sống của con người. Với
những vết tích còn lại; chúng ta biết rằng người vượn (Homo – Erectus) đã có mặt
ở nhiều vùng từ Bắc tới Nam. Mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Văn hoá núi Đọ (tên
di chỉ khảo cổ học thuộc sơ kì thời đại đồ đá cũ phát hiện được ở núi Đọ; thuộc
huyện Triệu Hoá; tỉnh Thanh Hoá).
Trên bề mặt Núi Đọ; các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng vạn mảnh ghè
(hay mảnh tước như các nhà khảo cổ học thường gọi); có bàn tay gia cơng của
người ngun thuỷ. Những công cụ đá này rất thô sơ; chứng tỏ “tay nghề” ghè đẽo
còn rất vụng về. Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay; loại cơng cụ được chế tác
cẩn thận nhất của người vượn. Sau văn hoá Núi Đọ; các nhà khảo cổ học đã phát
hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc hậu kì đá cũ ở Việt Nam. Đó là văn hố Sơn Vi (xã
Sơn Vi; huyện Lâm Thao; tỉnh Phú Thọ).
Thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN; con người (người hiện đại- Homo
sapiens) đã cư trú trên một địa bàn rất rộng; họ là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi
từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam; từ Sơn La ở phía Tây đến
vùng sơng Lục Nam ở Phía Đơng. Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các gò đồi của
vùng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra; người Sơn Vi cịn sống cả trong
các hang động núi đá vơi.
Đây là các bộ lạc săn bắt (bắn); hái lượm; dùng đá cuội để chế tác cơng cụ.
Cơng cụ cịn rất thơ sơ song đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác; đã có
nhiều hình loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân Sơn Vi là những hòn
đá cuội được ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là cơng cụ chặt; nạo hay cắt; có loại cắt
ngang ở một đầu; có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh; có loại cơng cụ có lưỡi chạy xung
quanh theo rìa trịn của viên cuội; hoặc có lưỡi ở hai đầu.
Dù điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng;

phong phú của các loài quần động thực vật phương Nam; song vết tích cư trú của
lồi người thời nàychỉ hạn chế ở một số vùng; trên các gò đồi; trong một số hang

Page 16


động vì thời kì này những đồng bằng Bắo Bộ đều đang ở giai đoạn hình thành;
chưa thích hợp cho đời sống định cư lâu dài của con ngưòi.
Dựa vào kĩ thuật chế tác công cụ của cư dân Sơn Vi; giáo sư Hà Văn Tấn cho
rằng họ đã có tư duy phân loại. Tư duy phân loại này thể hiện trong lựa
chọn nguyên liệu đá và trong sự đa dạng của các loại hình cơng cụ. Người ngun
thuỷ đã biết dùng lửa. Họ chôn người ngay trong nơi cư trú; thức ăn chủ yếu là
nhuyễn thể; những cây; những quả; hạt và một số động vật vừa và nhỏ.
Việc chơn người chết trong nơi cư trú nói lên niềm tin của người nguyên
thuỷ về một thế giới khác; mà ở đó người chết vẫn tiếp tục “sống”. Những cơng cụ
lao động được chôn bên cạnh người chết đã chứng tỏ niềm tin ấy.
Trong giai đoạn tiền sử; cách đây khoảng một vạn năm đã có những thay đổi
quan trọng; đánh dấu bước tiến mới trong lối sống của con người. Loài người bước
vào thời đại đồ đá mới. Thời đại đá mới được đặc trưng bởi những tiến bộ
về phương thức sản xuất cũng như kĩ thuật sản xuất. Tồn trái đất trở nên ấm; ẩm
ướt; khí hậu mơi trường có những biến đổi lớn; thuận tiện cho sự tồn tại; phát triển
của con người; động và thực vật. Thời kì này con người nhận biết; tận dụng và sử
dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá; đất sét; xương; sừng; tre; gỗ…
Kĩ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao; loại hình cơng cụ
nhiều. Đặc biệt con người đã biết làm gốm; thuần dưỡng động vật và cây trồng; bắt
đầu sống định cư; dân số gia tăng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hố Hồ
Bình. Cư dân văn hố Hồ Bình sống chủ yếu trong các hang động núi đá vơi. Họ
thích cư trú trong các khu vực gần cửa hang; thoáng đãng; có ánh sáng. Mơi trường
hoạt động của họ rất rộng bao gồm hang- thung- thềm sơng; suối. Vì thế; văn hố
Hồ Bình cịn được gọi là nền văn hố thung lũng. Văn hố Hồ Bình kéo dài trong

khoảng từ 12.000 đến 7000 năm cách ngày nay.
Người Hồ Bình sống chủ yếu bằng săn bắt (bắn) và hái lượm; song do đặc
điểm của hệ sinh thái phồn tạp vùng rừng nhiệt đới; phương thức săn bắn (bắt) và
hái lượm của người tiền sử là theo phổ rộng; lượm trong rừng đủ thứ có thể ăn và

Page 17


×