Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

TP.Hồ Chí Minh, năm 2014

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60040402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH CƠNG KHẢI



TP.Hồ Chí Minh, năm 2014

TIEU LUAN MOI download :


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong Luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 05 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Việt Cường

TIEU LUAN MOI download :


ii

LỜI CẢM ƠN
Toàn bộ kiến thức sử dụng để thực hiện luận văn này đều do tơi tích lũy được từ Chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến Chương trình,
nơi đã giúp tơi trang bị những tri thức mới trong một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với nền tảng
chuyên môn của tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Đinh Cơng Khải, người đã nhiệt tình hướng dẫn và
góp ý cho tơi hồn thiện luận văn. Nhờ có những chỉ dẫn của TS Đinh Cơng Khải mà tơi có

thể định hình vấn đề được rõ ràng, phân tích mạch lạc và sâu sắc hơn. TS Đinh Cơng Khải cịn
là một người thầy hết mực tận tâm với học viên, mặc dù phải bận trăm cơng nghìn việc nhưng
Thầy vẫn dành cho tôi những nhận xét kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Tinh thần lạc
quan của Thầy cũng giúp tơi có thêm động lực cố gắng mỗi khi luận văn gặp khó khăn.
Cuối cùng, tơi muốn nói lời cảm ơn đến tồn thể anh chị em trong tập thể lớp MPP5. Cám ơn
anh chị em đã đồng hành, chia sẻ cùng tôi trong suốt hai năm vừa qua tại Chương trình. Cảm
ơn anh chị em đã cùng nhau xây dựng MPP5 trở thành gia đình mà mỗi chúng ta là một người
thân. Xin chúc gia đình MPP5 mãi mãi gắn bó và u thương nhau.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 05 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Việt Cường

TIEU LUAN MOI download :


iii

TĨM TẮT
CNTT đang ngày càng đóng một vai trị hết sức quan trọng và việc phát triển ngành CNTT là
rất cần thiết đối với Việt Nam. Nhu cầu về CNTT rất lớn, đặc biệt là ở thị trường quốc tế và
trong tương lai sẽ cịn khơng ngừng tăng trưởng hơn nữa, đây là một điều kiện vô cùng thuận
lợi cho ngành CNTT Việt Nam. Cụm ngành CNTT tại Việt Nam cũng đã hình thành, mức độ
tập trung cao nhất ở TP HCM. Tuy nhiên sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam còn rất
nhiều bất cập, tốc độ tăng trưởng đang chậm dần, phụ thuộc quá nhiều vào doanh nghiệp FDI,
bị các nước khác bỏ xa trên trường quốc tế.
Trước tình hình đó, luận văn đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu: Những nhân tố quan trọng nào
quyết định năng lực cạnh tranh của cụm ngành CNTT Việt Nam? Năng lực cạnh tranh của
cụm ngành CNTT Việt Nam so với cụm ngành CNTT Thái Lan như thế nào? Làm thế nào để
nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành CNTT Việt Nam?

Luận văn sử dụng hướng tiếp cận cụm ngành và các nhân tố trong mơ hình kim cương của
Micheal Porter để phân tích NLCT của cụm ngành CNTT Việt Nam, đồng thời so sánh với
NLCT của cụm ngành CNTT Thái Lan. Kết quả phân tích cho thấy NLCT của cụm ngành
CNTT Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: (1) lao động thiếu kinh nghiệm, kỹ năng
và ngoại ngữ; (2) cơ sở hạ tầng thông tin kém chất lượng và thiếu an toàn; (3) doanh nghiệp
cạnh tranh không lành mạnh; (4) chiến lược cạnh tranh thiếu yếu tố sáng tạo; (5) sở hữu trí tuệ
kém và vi phạm bản quyền phần mềm nghiêm trọng; (6) công nghiệp hỗ trợ yếu kém do thiếu
công nghệ và các quy trình chuẩn quốc tế, doanh nghiệp FDI nhận nhiều ưu đãi nhưng không
tạo ra tác động lan tỏa; (7) các thể chế hỗ trợ còn bị động.
NLCT của cụm ngành CNTT Việt Nam yếu hơn NLCT của cụm ngành CNTT Thái Lan, thể
hiện trên nhiều nhân tố trong mô hình kim cương, tuy nhiên khoảng cách khơng q xa nên
Việt Nam vẫn có cơ hội bắt kịp Thái Lan. Để nâng cao NLCT cho cụm ngành CNTT Việt
Nam, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách như sau: nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực,
thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp và phát triển công nghiệp hỗ trợ.
TỪ KHĨA: năng lực cạnh tranh, cơng nghệ thơng tin, cụm ngành, mơ hình kim cương, Việt
Nam vs Thái Lan, nguồn nhân lực, công nghiệp hỗ trợ.

TIEU LUAN MOI download :


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ vii

DANH MỤC HỘP ................................................................................................................... viii
DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
1.6. Cấu trúc nghiên cứu ......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........... 6
2.1. Lý thuyết cụm ngành ....................................................................................................... 6
2.2. Mơ hình kim cương của Micheal Porter .......................................................................... 7
2.3. Software/ICT Cluster Strategy......................................................................................... 9
2.4. Nâng cao NLCT của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam ....................................... 11
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NLCT CỤM NGÀNH CNTT VIỆT NAM VÀ SO SÁNH VỚI
NLCT CỤM NGÀNH CNTT THÁI LAN ............................................................................... 12

TIEU LUAN MOI download :


v

3.1. Các điều kiện nhân tố đầu vào ....................................................................................... 12
3.1.1. Tài nguyên con người ............................................................................................. 12
3.1.2. Tài nguyên vốn ....................................................................................................... 17
3.1.3. Cơ sở hạ tầng thông tin ........................................................................................... 19
3.2. Các điều kiện cầu ........................................................................................................... 22
3.3. Bối cảnh chiến lược kinh doanh và cạnh tranh .............................................................. 26
3.3.1. Sở hữu trí tuệ kém và nạn vi phạm bản quyền nghiêm trọng ................................. 26
3.3.2. Cạnh tranh không lành mạnh .................................................................................. 27

3.3.3. Chiến lược cạnh tranh thiếu yếu tố sáng tạo, chủ yếu dựa vào lao động rẻ............ 31
3.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan ....................................................................................... 32
3.4.1. Công nghiệp hỗ trợ ................................................................................................. 32
3.4.2. Các thể chế hỗ trợ ................................................................................................... 34
3.5. Tổng hợp phân tích ........................................................................................................ 37
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................ 40
4.1. Kết luận .......................................................................................................................... 40
4.2. Khuyến nghị chính sách ................................................................................................. 41
4.2.1. Nâng cấp nguồn nhân lực ....................................................................................... 41
4.2.2. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp................................................................ 42
4.2.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ .................................................................................. 43
4.3. Hạn chế của đề tài .......................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 45
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 48

TIEU LUAN MOI download :


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Công nghệ thông tin

CNTT
HCA


Ho Chi Minh city Computer
Association

Over The Top

Dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí thơng qua
internet
Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM
WEF

Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Năng lực cạnh tranh

NLCT
OTT

Tiếng Việt

World EconomicForum

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

TIEU LUAN MOI download :


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1: So sánh mức lương năm 2013 một số vị trí giữa Việt Nam và Thái Lan ................ 17
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực phần mềm và nội dung số ............................................. 2
Hình 2.1: Mơ hình kim cương .................................................................................................... 9
Hình 3.1: Tổng số lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp CNTT ............................................... 12
Hình 3.2: Thành phần nhân lực theo độ tuổi ............................................................................ 13
Hình 3.3: Chất lượng lao động CNTT của Thái Lan ................................................................ 16
Hình 3.4: Mức độ dễ dàng tiếp cận quỹ đầu tư mạo hiểm ........................................................ 19
Hình 3.5: Mức độ bao phủ điện thoại di động .......................................................................... 20
Hình 3.6: Tốc độ băng thơng quốc tế trung bình ...................................................................... 21
Hình 3.7: Số lượng máy chủ an tồn ........................................................................................ 22
Hình 3.8: Tỷ lệ người sử dụng internet đến tháng 01/2014 ...................................................... 22
Hình 3.9: Top 10 nước có số lượng cơng dân số lớn nhất ........................................................ 23
Hình 3.10: Xuất nhập khẩu phần cứng, linh kiện, điện thoại ................................................... 24
Hình 3.11: Thị phần gia cơng phần mềm cho Nhật Bản........................................................... 25
Hình 3.12: Tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm .............................................................. 27
Hình 3.13: Khả năng cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ của Việt Nam so với Thái Lan ........... 33
Hình 3.14: Mức độ phát triển hệ thống pháp luật về CNTT ..................................................... 35
Hình 3.15: Số lượng trường đại học, cao đẳng có đào tạo về CNTT-TT ................................. 36
Hình 3.16: Số lượng trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đào tạo CNTT-TT ................. 37
Hình 3.17: Đánh giá các nhân tố trong mơ hình kim cương..................................................... 38
Hình 3.18: Sơ đồ cụm ngành CNTT Việt Nam ........................................................................ 39

TIEU LUAN MOI download :


viii

DANH MỤC HỘP

Hộp 3.1: Tăng giá 3G để giảm thiệt hại do OTT ...................................................................... 28
Hộp 3.2: Cắt cáp diễn biến phức tạp ......................................................................................... 29
Hộp 3.3: FPT thiếu yếu tố sáng tạo .......................................................................................... 31

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chỉ số sẵn sàng kết nối (Network Readiness Index) ............................................... 48
Phụ lục 2: Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia ông Thoại Nam – Trưởng khoa Khoa học và Kỹ
thuật Máy Tính, Đại học Bách Khoa TP HCM ........................................................................ 49
Phụ lục 3: Mô hình chính sách sáng tạo theo các giai đoạn phát triển ..................................... 49
Phụ lục 4: Danh sách các công ty/sản phẩm được đầu tư bởi IDG và CyberAgent ................. 50
Phụ lục 5: Các thương vụ đầu tư mạo hiểm năm 2012 và 2013 ............................................... 51
Phụ lục 6: Số thuê bao điện thoại cố định................................................................................. 52
Phụ lục 7: Số thuê bao di động ................................................................................................. 52
Phụ lục 8: Số lượng thuê bao 3G .............................................................................................. 53
Phụ lục 9: Số thuê bao internet băng rộng của Việt Nam và Thái Lan .................................... 53
Phụ lục 10: Số lượng người dùng internet và mạng xã hội Facebook ...................................... 54
Phụ lục 11: Thời gian truy cập mạng xã hội mỗi ngày ............................................................. 54
Phụ lục 12: Tỷ lệ truy cập mạng xã hội bằng điện thoại .......................................................... 55
Phụ lục 13: Điều 143 Bộ luật hình sự ....................................................................................... 55
Phụ lục 14: Hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về CNTT ............................... 56
Phụ lục 15: Một số hiệp hội ngành nghề tiêu biểu về CNTT ở Việt Nam................................ 60
Phụ lục 16: Trung tâm Phát triển Kỹ Năng Penang .................................................................. 60

TIEU LUAN MOI download :


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Ngày nay nhân loại đang bước vào một kỷ ngun mới trong đó cơng nghệ thơng tin (CNTT)
ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn. CNTT giúp cho thông tin liên lạc, giáo dục, y học tiến
bộ hơn. CNTT còn thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác như cơng nghiệp,
nơng nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng… Không những thế, bản thân ngành
công nghiệp CNTT cũng đóng góp một phần khơng nhỏ vào GDP quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ
lệ đóng góp của cơng nghiệp CNTT trong GDP ngày càng lớn, năm 2008 là 5.73% và đến
năm 2012 đã lên đến 17.97%1. Do đó, phát triển công nghiệp CNTT là một yêu cầu tất yếu đối
với bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Từ những năm đầu thế kỷ 21, cụm ngành CNTT của Việt Nam đã dần được hình thành và có
những phát triển nhất định. Các doanh nghiệp CNTT xuất hiện ngày càng nhiều và có xu
hướng tập trung về mặt địa lý, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh. Các thể chế hỗ trợ cũng
theo đó được thành lập như các hiệp hội, các trường đại học, trung tâm đào tạo về CNTT…
Trong cụm ngành đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp nội địa ưu tú, đã vượt qua phép thử của thị
trường như tập đoàn FPT, tập đoàn CMC, tập đoàn Viettel, TMA Solution… Bên cạnh đó cịn
có sự góp mặt của các cơng ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như Intel, Samsung, LG, Yahoo,
Microsoft, Renesas… Những công ty đa quốc gia này đã có sự đầu tư quan trọng và trong
tương lai sẽ còn mở rộng hơn nữa.
Tuy nhiên, thực trạng ngành CNTT Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập. Ngoại trừ
một số doanh nghiệp FDI như Samsung, Intel có tốc độ tăng trưởng cao, tất cả các lĩnh vực
đều giảm tốc độ tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp phần mềm có sức cạnh tranh rất yếu đã phải
ngừng hoạt động. Các doanh nghiệp phần cứng trong nước cũng kém cạnh tranh và lâm vào
tình cảnh hết sức khó khăn. Theo khảo sát của Hội Tin học TP Hồ Chí Minh (HCA), chỉ có
khoảng 20% doanh nghiệp phần cứng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có lợi nhuận và tỷ lệ lợi
1

Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu doanh thu công nghiệp CNTT của Bộ TT-TT và số liệu GDP của WB

TIEU LUAN MOI download :



2

nhuận trên doanh thu rất thấp, khoảng 3%. HCA đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của
các doanh nghiệp phần cứng trong nước là rất mong manh.2
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực phần mềm và nội dung số

Nguồn: Bộ Thông tin – Truyền thông (2013)
Tất cả các sản phẩm CNTT của Việt Nam đều tỏ ra yếu kém và bị lấn át hoàn toàn bởi các sản
phẩm nước ngồi. Các thương hiệu máy tính như CMS, VTB không thể cạnh tranh được với
Dell, HP, nhất là trong xu thế người tiêu dùng chuyển sang sử dụng laptop thì các thương hiệu
này càng yếu thế. Các dịng điện thoại thông minh của FPT cũng không tạo ra được lợi thế nào
trước các thương hiệu ở phân khúc bình dân khác như Sky, Oppo… Hàng loạt các sản phẩm
phần mềm quản trị doanh nghiệp của FPT, Fast, Softtech cũng bị cạnh tranh khốc liệt bởi sức
mạnh và sự ưu việt của các tên tuổi lớn như Oracle. Ngay cả các cơ quan nhà nước cũng sử
dụng sản phẩm của nước ngoài là chủ yếu. Năm 2011, trong tổng số 351 tỷ đồng ngân sách
dành cho phần mềm thì các bộ chỉ chi 24.2%, các địa phương chi 34.3% để mua phần mềm
trong nước.3

2
3

HCA (2012)
Bá Huy (2012)

TIEU LUAN MOI download :


3


Việt Nam luôn đứng sau Thái Lan về mức độ hấp dẫn của gia công phần mềm4. Về phần cứng,
Việt Nam cũng chỉ mới dừng lại ở mức lắp ráp máy tính để bàn, điện thoại di động và một số
linh kiện. Trong khi đó Thái Lan đã có những nhà máy sản xuất quy mô lớn rất nhiều loại sản
phẩm như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, màn hình, máy in, máy qt,
máy chiếu, UPS và đặc biệt là thiết bị lưu trữ. Quy mô sản xuất của Thái Lan đã đạt đến mức
độ có khả năng ảnh hưởng đến giá cả trên tồn thế giới.
Chỉ số sẵn sàng kết nối (Phụ lục 1) của Việt Nam liên tục bị tụt từ vị trí thứ 54 trong giai đoạn
2009-2010 đến vị trí thứ 84 trong giai đoạn 2012-2013. Trong số tám nước Đông Nam Á được
WEF đánh giá thì Việt Nam đứng thứ tư từ dưới lên, cùng nhóm có kết quả thấp với
Philippines, Campuchia và Đông Timor.5
Từ những thực tế trên cho thấy Việt Nam cần phải đánh giá lại năng lực cạnh tranh (NLCT)
cụm ngành CNTT của mình để tìm ra nguyên nhân của sự trì trệ, đặc biệt phải đặt trong mối
tương quan với các nước khác trong khu vực để có cái nhìn khách quan và tồn diện hơn. Từ
đó xác định những hướng đi phù hợp nhằm thúc đẩy ngành CNTT, nâng cao vai trò của CNTT
trong nền kinh tế Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích NLCT cụm ngành CNTT của Việt Nam theo mơ hình kim cương.
Đề tài cũng so sánh NLCT của cụm ngành CNTT Việt Nam với Thái Lan, một nước cùng nằm
trong phân khúc và cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong lĩnh vực CNTT. Cuối cùng, đề tài
đề xuất những định hướng chính sách giúp nâng cao NLCT của cụm ngành CNTT Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu


Những nhân tố quan trọng nào quyết định NLCT của cụm ngành CNTT Việt Nam?



NLCT của cụm ngành CNTT Việt Nam so với cụm ngành CNTT Thái Lan như thế
nào?




4
5

Làm thế nào để nâng cao NLCT của cụm ngành CNTT Việt Nam?

Bộ Thơng tin – Truyền thơng (2013)
WEF (2013), trích trong Bộ Thông tin – Truyền thông (2013)

TIEU LUAN MOI download :


4

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua tổng hợp, phân tích số liệu. Bên
cạnh đó đề tài nghiên cứu hai tình huống về ứng dụng OTT và tình trạng phá hoại cáp quang
để làm rõ tính cạnh tranh khơng lành mạnh của các doanh nghiệp. Ngồi ra tác giả cịn thực
hiện phỏng vấn hai chuyên gia là bà Tạ Thị Kim Ngân – Trưởng phịng nhân sự cơng ty phần
mềm FPT tại TP HCM và ông Thoại Nam – Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính –
Đại học Bách Khoa TP HCM (Phụ lục 2) để làm nổi bật thực trạng về nguồn nhân lực.
Khung phân tích chính được sử dụng là mơ hình kim cương của Micheal Porter. Mơ hình này
được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu những năm 1990, trình bày những yếu tố quyết định
NLCT của một quốc gia. Nó được đúc kết từ việc nghiên cứu thực tiễn rất nhiều ngành tại các
quốc gia khác nhau, từ đó lý giải vì sao một số quốc gia lại thành công trong cạnh tranh quốc
tế về những ngành nhất định còn các quốc gia khác lại thất bại. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng
các khái niệm, công cụ trong lý thuyết về cụm ngành cũng của Micheal Porter. Phương pháp
tiếp cận theo cụm ngành giúp nhìn nhận tổng thể một ngành như một “hệ sinh thái” mà trong
đó các bộ phận của nó tương tác chặt chẽ với nhau. Thơng qua cụm ngành có thể nâng cao

NLCT nhờ thúc đẩy năng suất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thúc đẩy thương mại hóa.
Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan nhà nước, hiệp hội, tổ chức quốc tế như
Bộ Thông tin & Truyền thông, Hội Tin học TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn
Kinh tế Thế giới… Bên cạnh đó đề tài cũng tham khảo thêm thơng tin từ truyền thơng, báo chí
và nguồn thơng tin từ phỏng vấn chuyên gia.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: NLCT của cụm ngành CNTT Việt Nam

-

Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung phân tích các nhân tố của cụm ngành CNTT
trên phạm vi toàn Việt Nam. Các số liệu được lựa chọn để phân tích nằm trong khoảng
thời gian từ năm 2008 cho đến đầu năm 2014.

TIEU LUAN MOI download :


5

1.6. Cấu trúc nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu.
Trình bày bối cảnh nghiên cứu, những vấn đề bất cập của ngành CNTT Việt Nam, từ đó đặt ra
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. Nêu phương pháp nghiên cứu, đối tượng phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước.
Giới thiệu tổng quan về cơ sở lý thuyết được dùng làm khung phân tích cho nghiên cứu, bao
gồm lý thuyết về cụm ngành và mơ hình kim cương của Micheal Porter. Ngồi ra, chương này
cịn khái qt những nghiên cứu trước đây về ngành CNTT Việt Nam, phương pháp tiếp cận

và những kết quả chính của chúng.
Chương 3: Phân tích NLCT của cụm ngành CNTT Việt Nam và so sánh với NLCT của
cụm ngành CNTT Thái Lan.
Sử dụng các yếu tố trong mơ hình kim cương để phân tích NLCT của cụm ngành CNTT Việt
Nam. Đồng thời trong quá trình phân tích, tác giả so sánh với NLCT của cụm ngành CNTT
Thái Lan thông qua những số liệu cụ thể, từ đó làm nổi bật lên những điểm yếu, điểm mạnh
của cụm ngành CNTT Việt Nam một cách khách quan hơn.
Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách.
Tổng kết lại những luận điểm đã được phân tích ở chương 3 và rút ra những kết luận về NLCT
của cụm ngành CNTT Việt Nam, từ đó tác giả đề xuất những gợi ý chính sách mà chính phủ,
các doanh nghiệp, các hiệp hội có thể thực hiện để nâng cao NLCT cụm ngành CNTT Việt
Nam.

TIEU LUAN MOI download :


6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Lý thuyết cụm ngành
Theo Porter (2008), cụm ngành là tập hợp các doanh nghiệp có liên quan với nhau và các thể
chế hỗ trợ (như tài chính, giáo dục, nghiên cứu, tiêu chuẩn…) cùng nằm trong một khu vực
địa lý nhất định, có liên kết tương đồng và tương hỗ với nhau. Tùy theo quy mô xem xét mà
phạm vi của cụm ngành cũng khác nhau, có thể là một tỉnh/thành phố, một vùng lãnh thổ, một
quốc gia hoặc một khu vực quốc tế.
Cấu trúc của cụm ngành cũng cực kỳ đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng ngành,
mức độ phức tạp và chiều sâu của cụm ngành đó. Tuy nhiên, thơng thường các cụm ngành sẽ
có chung những bộ phận như sau: các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng; các doanh
nghiệp cung cấp đầu vào chuyên biệt cho ngành; các doanh nghiệp hạ nguồn; các thể chế hỗ

trợ, các ngành có liên quan về cơng nghệ, sản xuất, quan hệ…
Cụm ngành có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, giúp nâng cao NLCT của một ngành tại
địa phương, quốc gia cụ thể. Thông qua các mối liên kết trong cụm ngành, các doanh nghiệp
có thể tăng cơ hội được tiếp cận thơng tin, bên cạnh đó là sự sẵn có của các dịch vụ và các sản
phẩm đầu vào chuyên biệt. Do đó các doanh nghiệp có thể giảm được đáng kể chi phí giao
dịch, chi phí vận chuyển, chi phí điều phối mà tốc độ thì lại tăng lên. Các mối liên kết này
cũng giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng lan tỏa công nghệ, lan tỏa kỹ năng, giúp các doanh
nghiệp cùng phối hợp giải quyết những vấn đề chung một cách thuận lợi hơn. Cụm ngành thúc
đẩy các doanh nghiệp thử nghiệm và đổi mới sáng tạo do giảm được chi phí thử nghiệm, giảm
bớt rủi ro. Như vậy cụm ngành sẽ tạo ra một môi trường hoạt động hiệu quả hơn cho các đơn
vị thành viên, nâng cao NLCT cho các doanh nghiệp, cho ngành.
Để một cụm ngành có thể phát triển thành cơng cần phải đạt được một số điều kiện nhất định.
Trước hết là về mặt tập trung địa lý, phải có sự hiện diện của một số lượng lớn các doanh
nghiệp (hoặc nội địa hoặc nước ngoài) mạnh, đã được thị trường kiểm chứng. Bên cạnh đó,
cụm ngành phải đảm bảo một hoặc vài yếu tố trong mơ hình kim cương có ưu thế vượt trội

TIEU LUAN MOI download :


7

(xem mơ hình kim cương ở mục 2.2). Phải có sự đầu tư đáng kể của một hoặc vài doanh
nghiệp ở vị trí dẫn đầu thế giới và sự đầu tư ấy sẽ cịn được mở rộng. Ngồi ra, các cụm ngành
liên quan khác phát triển mạnh mẽ cũng là một điều kiện quan trọng để cụm ngành chính phát
triển theo.
Nhà nước đóng một vai trị quan trọng trong phát triển cụm ngành thông qua việc sửa chữa
thất bại của thị trường. Những thất bại này thường là do nhu cầu thị trường của ngành còn yếu,
đặc biệt là thời gian đầu mới hình thành; thị trường khơng đầy đủ như thiếu quỹ đầu tư mạo
hiểm, cơ chế phòng ngừa rủi ro tài chính; tính chất rủi ro cao trong các ngành cơng nghệ tiên
phong; tính chất hàng hóa cơng dẫn đến tình trạng người ăn theo; các ngoại tác tiêu cực đến

sức khỏe, môi trường… Nhà nước cần chủ động nhận diện và có những chính sách hỗ trợ
thích hợp nhằm thúc đẩy các cụm ngành mới manh nha, còn sơ khai. Nếu cụm ngành đã hiện
hữu rõ rệt thì nhà nước cần đảm bảo các điều kiện cần thiết và khắc phục những rào cản để
cụm ngành có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Việc nhà nước phát triển một cụm ngành khơng chỉ
thúc đẩy riêng ngành đó mà cịn có tác dụng thúc đẩy phát triển các cụm ngành khác liên quan
đến nó. Tuy nhiên nhà nước cần phải lưu ý tránh trường hợp duy ý chí trong nhận diện và phát
triển cụm ngành. Các chính sách hỗ trợ cũng cần phải hướng đến các đối tượng rộng rãi chứ
khơng nên tập trung vào một nhóm cá biệt.
2.2. Mơ hình kim cương của Micheal Porter
Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia được phản ánh thông qua các nhân tố nằm trong bốn
thuộc tính lớn của quốc gia. Mỗi thuộc tính đứng riêng ở một góc và liên kết chặt chẽ với nhau
tạo nên hình thoi như một hệ thống.
Các điều kiện nhân tố đầu vào: Bao gồm vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ
tầng, vốn, nguồn nhân lực… Các nhân tố sản xuất liên quan đến các khoản đầu tư lâu dài hoặc
được chun mơn hóa đóng vai trị quan trọng nhất. Ví dụ một ngành có được lực lượng lao
động đạt trình độ đại học nhiều chưa hẳn đã là lợi thế cạnh tranh mà lực lượng lao động ấy
phải được đào tạo chun mơn hóa sâu về ngành đó mới tạo ra được lợi thế cạnh tranh.

TIEU LUAN MOI download :


8

Các điều kiện nhu cầu: Nhu cầu của thị trường nội địa giúp cho các doanh nghiệp dễ hình
dung hơn và dự báo tốt hơn những xu hướng của người mua trên thị trường toàn cầu. Nếu nhu
cầu nội địa có thể dẫn dắt thị hiếu, nhu cầu ở các quốc gia khác thì sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho các doanh nghiệp trong nước. Những đòi hỏi, yêu cầu khắt khe và đặc thù của khách hàng
là động lực giúp các doanh nghiệp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm
và dịch vụ, từ đó nâng cao NLCT.
Bối cảnh chiến lược kinh doanh và cạnh tranh: Bối cảnh của quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ

đến cách thức hoạt động và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. NLCT của một
ngành được tạo ra từ phương pháp tổ chức và phương pháp quản lý truyền thống của quốc gia.
Các quốc gia khác nhau có sự khác nhau về mục tiêu mà các công ty và cá nhân tìm kiếm đạt
được. Trong một ngành, nếu có những đối thủ cạnh tranh đáng gờm thì sẽ là động lực quan
trọng cho các doanh nghiệp cải thiện NLCT. Các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với
nhau rất gắt gao, khơng chỉ về thị phần mà cịn về con người, độ tinh xảo…
Các ngành hỗ trợ và liên quan: Các doanh nghiệp cung ứng có năng lực cao, đẳng cấp quốc
tế sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho quốc gia. Các doanh nghiệp này giúp cho việc tiếp cận
sản phẩm, dịch vụ đầu vào luôn sẵn có, chi phí thấp, nhanh chóng và thuận tiện. Ngồi ra, nhờ
mối liên kết chặt chẽ, các doanh nghiệp này cịn có thể đổi mới, sáng tạo phù hợp nhất, nhanh
chóng nhất phục vụ cho các ngành trong nước.

TIEU LUAN MOI download :


9

Hình 2.1: Mơ hình kim cương
Mơi trường nội địa khuyến
khích đầu tư và nâng cấp
bền vững thích hợp
Cạnh tranh quyết liệt giữa
các đối thủ tại địa phương

Bối cảnh chiến lược
kinh doanh và cạnh
tranh

Các điều kiện nhân
tố đầu vào

Số lượng và chi phí của
nhân tố đầu vào:
- Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên con người
- Tài nguyên vốn
- Cơ sở hạ tầng vật chất
- Cơ sở hạ tầng quản lý
- Cơ sở hạ tầng thông
tin, khoa học và công
nghệ

Các điều kiện nhu
cầu

Các ngành hỗ trợ
và liên quan
- Sự có mặt của các nhà
cung cấp nội địa có năng
lực
- Sự hiện diện của ngành
cạnh tranh có liên quan

- Mức độ địi hỏi
khắt khe của khách
hàng
- Nhu cầu nội địa dự
báo nhu cầu ở những
nơi khác
- Nhu cầu nội địa bất
thường ở những phân

khúc chun biệt hóa
có thể được đáp ứng
trên tồn cầu

Nguồn: Porter (2008)
2.3. Software/ICT Cluster Strategy
Đây là báo cáo do Vietnam Competitiveness Initiative (VNCI) thực hiện vào năm 2003.
VNCI là một dự án phát triển kinh tế được tài trợ bởi Cơ quan Hoa Kỳ về phát triển quốc tế
(USAID), với mục tiêu gia tăng NLCT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Báo cáo này được thực hiện trong bối cảnh sức mạnh của công nghệ và vận tải đang làm cho
thế giới trở nên nhỏ lại, các doanh nghiệp và thậm chí cả chính phủ phải học cách cạnh tranh
trên thị trường thế giới. Việt Nam cũng đã bắt đầu tìm cách ứng dụng CNTT trong phát triển
kinh tế - xã hội. Do báo cáo bị hạn chế về nguồn lực, thời gian, kinh phí nên một số điểm cần
phải có nghiên cứu sâu hơn để kiểm chứng.
Báo cáo lập ra ba nhóm quốc gia để làm căn cứ đối chiếu với Việt Nam trên nhiều tiêu chí
quan trọng. Báo cáo sử dụng nhiều cơng cụ khác nhau để phân tích, bao gồm: phân tích

TIEU LUAN MOI download :


10

SWOT, phân tích GAP và mơ hình kim cương. Tuy nhiên, báo cáo chỉ đưa ra những kết quả
cuối cùng mà khơng trình bày các phân tích, lập luận để dẫn đến kết quả ấy. Sau đây là một số
kết quả chính theo mơ hình kim cương (dấu – là nhược điểm hoặc yếu tố bất lợi; dấu + là ưu
điểm hoặc yếu tố thuận lợi) và nhận xét của tác giả:
Môi trường kinh doanh


Cạnh tranh chủ yếu dựa vào giá cả (-): hiện nay vẫn tương tự.




Khả năng sáng tạo sản phẩm hạn chế (-):hiện nay vẫn tương tự.



Thiếu sự hợp tác trong ngành, thiếu đối thoại với chính phủ (-): hiện nay vẫn tương tự.

Các điều kiện nhân tố đầu vào


Lực lượng lao động giá rẻ, chất lượng cao (+): hiện nay giá lao động vẫn rẻ nhưng chất
lượng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp.



Khơng có quỹ đầu tư mạo hiểm (-): hiện nay đã có trên dưới chục quỹ đầu tư mạo
hiểm về cơng nghệ nhưng số thương vụ vẫn cịn ít.



Kỹ năng doanh nghiệp hạn chế (-)



Yếu về các kỹ năng: trình bày, quản lý dự án, ngoại ngữ (-): lập điểm này mâu thuẫn
với luận điểm cho rằng lao động có chất lượng cao ở trên. Hiện nay các kỹ năng này
vẫn yếu.




Các khu công nghệ, công viên phần mềm thiếu sự quản lý định hướng thị trường (-)



Chi phí đất đai cao ở thành thị (-)



Thiếu các chứng chỉ, tiêu chuẩn quy trình, đảm bảo chất lượng (-): hiện nay vẫn tương
tự.

Các điều kiện nhu cầu


Sự phát triển của ngành CNTT ở nước ngoài (+): hiện nay vẫn tương tự.



Thuê ngồi trên tồn cầu đang tiến tới ổn định mơi trường địa chính trị (+)



Tồn cầu đang hướng tới các nhà cung ứng đơn nhất. (-)



Khách hàng quốc tế có yêu cầu cao về chất lượng, tiêu chuẩn (-): hiện nay vẫn tương
tự.


TIEU LUAN MOI download :


11



Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước khơng sẵn lịng th ngồi và chi trả cơng
bằng (-)



Nhu cầu băng thông quốc tế tăng (-): hiện nay vẫn tương tự.



Thiếu mối liên hệ trực tiếp với các khách hàng có nhu cầu (-)



Sử dụng kém hiệu quả thị trường trực tuyến để cạnh tranh toàn cầu (-)

Các ngành hỗ trợ và liên quan


Luật hợp đồng và sở hữu trí tuệ yếu kém (-): hiện nay vẫn tương tự.




Liên kết với các ngành khác yếu (-): hiện nay vẫn tương tự.

2.4. Nâng cao NLCT của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
Lê Thành Ngun (2011) đã sử dụng mơ hình chuỗi giá trị và mơ hình chính sách sáng tạo
theo các giai đoạn phát triển (Phụ lục 3) để phân tích NLCT của các doanh nghiệp phần mềm
Việt Nam.
Theo nghiên cứu này, đặc điểm của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay là kinh
doanh theo quy mô nhỏ, doanh thu tập trung vào một số ít các doanh nghiệp hàng đầu và thiếu
các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế. Các hoạt động chính của doanh nghiệp phần
mềm Việt Nam là phát triển và kiểm thử phần mềm, đây là những hoạt động nằm trong phân
lớp có giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi giá trị phát triển CNTT thế giới.
Chiến lược cạnh tranh phổ biến của các doanh nghiệp phần mềm là sử dụng lại hoặc cải tiến
cơng nghệ của nước ngồi, khả năng sáng tạo và đầu tư cho sáng tạo còn rất yếu. Tác giả chỉ
ra bốn yếu tố tác động đến việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh: chất lượng nguồn nhân lực
thấp do đào tạo lạc hậu, vai trò thúc đẩy R&D của các công viên phần mềm chưa được phát
huy, sở hữu trí tuệ kém làm giảm động cơ sáng tạo và thiếu vắng các quỹ đầu tư mạo hiểm.

TIEU LUAN MOI download :


12

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH NLCT CỤM NGÀNH CNTT VIỆT NAM
VÀ SO SÁNH VỚI NLCT CỤM NGÀNH CNTT THÁI LAN
3.1. Các điều kiện nhân tố đầu vào
3.1.1. Tài nguyên con người
Tổng số lao động làm việc trong ngành CNTT liên tục tăng với tốc độ khá cao, trên 10% mỗi
năm. Trong 4 năm từ 2008 đến 2012, lực lượng lao động đã tăng từ khoảng 200.000 người lên
đến gần 353.000 người. Lĩnh vực phần cứng đóng góp nhiều doanh thu nhất và cũng sử dụng

nhiều lao động nhất, số người làm việc trong lĩnh vực phần cứng luôn chiếm áp đảo với hơn
50% tổng lao động toàn ngành. Đứng thứ hai là lĩnh vực phần mềm, còn lĩnh vực nội dung số
sử dụng ít lao động nhất.6

Người

Hình 3.1: Tổng số lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp CNTT
CHƯƠNG 3
400,000
PHÂN TÍCH
352,742
NLCT
CỤM
350,000
NGÀNH CNTT 308,554
VIỆT NAM VÀ
300,000
SO SÁNH250,290
VỚI
NLCT
CỤM
226,300
250,000
200,000NGÀNH CNTT
Nội dung số
THÁI LAN
200,000
Phần mềm
Phần cứng


150,000
100,000
50,000
2008

2009

2010

2011

2012

Nguồn: Bộ Thông tin – Truyền thông (2013)

6

Bộ Thông tin – Truyền thông (2013)

TIEU LUAN MOI download :


13

Nguồn nhân lực trẻ, thiếu kinh nghiệm
Cuộc khảo sát của HCA năm 2012 trên 256 doanh nghiệp CNTT cho thấy nhân lực CNTT ở
Việt Nam cịn rất trẻ. Nhóm lứa tuổi đông nhất là từ 25 đến 30 tuổi, chiếm tới 47.41%. Nhóm
đơng tiếp theo là nhóm trẻ nhất, chỉ từ 20 đến 25 tuổi nhưng chiếm tới 25.68%. Nhóm lứa tuổi
từ 30 đến 35 chiếm khoảng 18.22% và trên 35 tuổi chỉ có 8.7%. Nguồn nhân lực trẻ mang lại
lợi thế về sự năng động, dễ tiếp thu công nghệ mới nhưng đồng thời cũng có những bất lợi do

thiếu kinh nghiệm. Khảo sát cũng cho thấy chức danh về CNTT đòi hỏi phải là chuyên gia như
CIO (lãnh đạo về CNTT), CSO (lãnh đạo về bảo mật an tồn thơng tin) tại doanh nghiệp vẫn
cịn rất ít.7
Hình 3.2: Thành phần nhân lực theo độ tuổi

Nguồn: Hội Tin học TP HCM (2012)
Chất lượng đào tạo kém
Chất lượng đào tạo nhân lực CNTT tại các trường ở Việt Nam vẫn còn thấp và chưa đáp ứng
được yêu cầu của các doanh nghiệp. Theo một cuộc khảo sát khác của HCA vào tháng 2/2012
thực hiện trên 80 doanh nghiệp, sử dụng trên 6.330 nhân lực thì có đến 72% số lao động
7

Hội Tin học TP HCM (2012)

TIEU LUAN MOI download :


14

không đủ tiêu chuẩn, cần phải đào tạo lại mới có thể tham gia vào các dự án đang triển khai.
Về nguyên nhân, cuộc khảo sát trên chỉ ra rằng có đến 72% sinh viên mới ra trường khơng có
kinh nghiệm thực hành. Chính vì vậy mà khi vào mơi trường doanh nghiệp các sinh viên bị
choáng ngợp trước khối lượng kiến thức cần có và độ thành thạo mà công việc yêu cầu, cần
phải đào tạo lại để giúp họ thích nghi dần. Một nguyên nhân khác cũng hết sức phổ biến là rào
cản về ngoại ngữ, có đến 70% số lao động được khảo sát không thành thạo ngoại ngữ. Khơng
có khả năng ngoại ngữ sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng tiếp thu kiến thức chuyên mơn. Bên
cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp CNTT đều có khách hàng nước ngồi, nếu ngoại ngữ yếu
sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu, phân tích u cầu của khách hàng dẫn đến chất lượng
công việc không đảm bảo. Thiếu các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm cũng là
một nguyên nhân khiến các sinh viên không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, có đến

42% sinh viên mắc phải điều này. 8
Chính vì vậy và chất lượng chung của nhân lực CNTT Việt Nam không cao. Trong tổng số
144 quốc gia được WEF khảo sát thì Việt Nam chỉ xếp ở vị trí 79 với điểm số kỹ năng là 4.7,
cùng điểm số với Thái Lan.9
Doanh nghiệp phải bỏ chi phí cao để tự đào tạo
Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp đã phải tổ chức đào tạo lại nhân viên mới dưới
nhiều hình thức như các lớp tập trung hoặc phân người kèm cặp trong dự án. Kết quả phỏng
vấn của tác giả với bà Tạ Thị Kim Ngân – trưởng phịng nhân sự cơng ty phần mềm FPT tại
TP HCM – cho thấy công ty này bắt buộc các nhân viên mới ra trường phải tham gia khóa học
“Fresher” trước khi vào dự án. Khóa học này kéo dài 3 tháng, nội dung bao gồm những công
nghệ mà cơng ty sử dụng, quy trình làm việc, kỹ năng làm việc nhóm và văn hóa cơng ty.
Ngồi ra, để đảm bảo lực lượng kỹ sư cầu nối làm việc với Nhật Bản, FPT phải lựa chọn
những nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc để đào tạo. Khóa đào tạo kỹ sư cầu nối kéo dài
liên tục 9 tháng và nhân viên hoàn toàn tập trung vào việc học, khơng phải làm việc, bên cạnh
đó cịn nhận được nhiều ưu đãi khác. Năm 2014, dự tốn kinh phí cho các lớp kỹ sư cầu nối
8
9

Đức Thanh (2013)
WEF (2013)

TIEU LUAN MOI download :


15

này lên đến 1 triệu USD. Các doanh nghiệp cũng có phối hợp với nhà trường, cơ sở đào tạo tổ
chức các buổi hướng nghiệp cho sinh viên. Tuy nhiên theo bà Ngân, do giới hạn về số lượng
và thời lượng nên chưa tạo được tác động lớn, đơn vị hướng nghiệp tốt nhất phải là nhà
trường, nơi tiếp xúc với sinh viên hàng ngày.10

Nhà trường phản ánh doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức
Vì ngành CNTT có rất nhiều lĩnh vực nhỏ và các công nghệ mới ra đời liên tục nên nhà trường
không thể đào tạo hết tất cả mọi thứ mà chỉ có thể trang bị cho sinh viên những kiến thức nền
tảng và khả năng học tập, sau đó doanh nghiệp phải đào tạo tiếp tùy theo nhu cầu.
Hiện nay, đa số các trường có đào tạo CNTT chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và thiết
bị công nghệ hiện đại phục vụ cho giảng dạy, thực hành. Thêm vào đó là nguồn kinh phí hết
sức hạn hẹp, lương chi trả cho giảng viên thấp khiến họ phải tìm cơng việc làm thêm bên
ngoài gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy.
Đây là những hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam, các doanh nghiệp cũng hiểu rõ điều này
nhưng chỉ trông chờ vào nhà nước mà chưa chủ động có những hoạt động đầu tư cho nhà
trường. Do doanh nghiệp là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ kết quả đào tạo nên việc đầu
tư cho nhà trường là cần thiết để duy trì và tăng cường lợi ích.11
Chất lượng đào tạo khơng đồng đều do bất bình đẳng
Rất nhiều trường, cơ sở đào tạo CNTT mới ra đời, chưa có thương hiệu phải đối mặt với nhiều
bất cơng. Cơ sở vật chất yếu hơn, được đầu tư ít hơn, thậm chí trong việc hợp tác với doanh
nghiệp cũng có những bất công khi doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các trường lớn hơn. Khi
gửi sinh viên vào doanh nghiệp thực tập, các trường nhỏ còn phải mất một khoản chi phí cho
doanh nghiệp trong khi đây lẽ ra phải là cơ hội hợp tác ba bên cùng có lợi (nhà trường, doanh
nghiệp và sinh viên).12

10

Tác giả phỏng vấn bà Tạ Thị Kim Ngân – Trưởng phịng nhân sự cơng ty Phần mềm FPT tại TP HCM
Tác giả phỏng vấn ông Thoại Nam - Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy Tính – Đại học Bách Khoa TP
HCM
12
Như trên
11

TIEU LUAN MOI download :



×