Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Lưu ý trước khi cài android pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.67 KB, 9 trang )




Lưu ý trước khi cài
android
Lưu ý trước khi cài android
Trước khi bạn tiến hành cải tiến chiếc điện thoại Android để có hiệu suất
hoạt động tốt hơn cùng những tính năng mới mẻ, hãy để mắt đến những điều
cần lưu ý sau:
1. Firmware Android là gì?
Thông tin cần tìm hiểu trước tiên là về firmware, là hệ điều hành đang sử
dụng. Phiên bản firmware Android mới nhất là 2.2 (tên mã là Froyo), và bản
tiếp theo 2.3 với tên mã Gingerbread sẽ được công bố vào tháng tiếp theo:

Việc tìm hiểu thông tin này rất quan trọng vì qua đó bạn có thể biết được
những gì làm và không nên thực hiện trên chính chiếc điện thoại của bạn. Ví
dụ: chức năng Internet tethering chỉ có trong phiên bản Froyo 2.2, do vậy
nếu đang sử dụng firmware 2.1 hoặc thấp hơn, bạn sẽ phải áp dụng các phần
mềm third party khác. Bên cạnh đó, một số ứng dụng trên thị trường như
Adobe Flash, chỉ hỗ trợ phiên bản firmware từ 2.0 trở lên, do vậy với
firmware Doughnut 1.6 người dùng sẽ không thể sử dụng được chương
trình.
2. Làm thế nào để kiểm tra firmware?
Để kiểm tra thông tin chính xác và cụ thể của firmware, các bạn chọn Home
> Settings, và cuối xuống phía dưới menu cho tới khi thấy mục About
Phone:

3. Root là gì?
Với 1 số chương trình khi download từ nguồn cung cấp về điện thoại, bạn sẽ
thấy có yêu cầu quyền truy cập root. Vậy chính xác đây là gì?


Giải thích 1 cách ngắn gọn, việc “root” điện thoại Android gần như jailbreak
iPhone vậy. Quá trình root sẽ cung cấp cho người dùng quyền truy cập và
quản lý các ứng dụng, thiết lập và tùy chỉnh bên trong hệ điều hành. Và với
quyền hạn này, bạn có thể thực hiện nhiều tác vụ khác nhau như “ép xung”
CPU, cài đặt ứng dụng vào thẻ lưu trữ SD, gỡ bỏ các ứng dụng không cần
thiết, và một số thao tác khác.
4. Thực hiện quá trình “root” trên điện thoại như thế nào?
Không giống như iPhone, quá trình này trên Android phụ thuộc vào mẫu
điện thoại bạn đang sử dụng. Ví dụ, mẫu Nexus One với hệ điều hành
nguyên bản thì việc root khá dễ dàng, nhưng với mẫu Droid X cùng đi kèm
với 1 số cơ chế bảo mật kỹ càng, thì quá trình này sẽ phức tạp hơn.
SuperOneClick và Unrevoked hiện đang là 2 công cụ hỗ trợ khá tốt việc
root. Trong khi Unrevoked chỉ hoạt động với 1 số mẫu điện thoại phổ biến,
thì SuperOneClick tương thích tốt với hầu hết các điện thoại sử dụng
Android. Và cả 2 chương trình này đều hoạt động tốt trên Windows, Mac và
Linux:

Tất cả những gì bạn cần làm là kết nối điện thoại tới máy tính, và khởi động
chương trình. Nhấn nút ROOT, và ứng dụng sẽ thực hiện toàn bộ phần còn
lại của quá trình. Lưu ý rằng việc root này không phải là bất hợp pháp,
nhưng sẽ làm mất hiệu lực bảo hành, vì vậy hãy cân nhắc việc thực hiện quá
trìn này, có thực sự cần thiết hay không.
5. ROM là gì?
Trừ khi bạn đang dùng mẫu điện thoại Nexus One, hầu hết các mẫu còn lại
đều sử dụng một bộ ROM đã được điều chỉnh. Khi Google hoàn tất mỗi một
phiên bản Android, họ sẽ công bố rộng rãi bộ mã nguồn chính thức. Các nhà
phát triển và cung cấp khác sẽ sử dụng bộ mã nguồn này, tùy chỉnh và thêm
vào đó 1 số thành phần nhất định. Những phần mềm, hệ điều hành như vậy
được gọi là ROM.


Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp thể hiện khá rõ qua việc điều chỉnh,
thay đổi giao diện điều khiển chính (HTC Sense, MotoBlur, TouchWiz ),
và 1 số ứng dụng hệ thống khác để tạo thương hiệu cho chình mình. Người
dùng khi mua điện thoại của họ thì cũng sẽ phải dùng phần mềm, hệ điều
hành của nhà cung cấp đó. Mặt khác, các nhà phát triển từ hãng thứ 3, ví dụ
như Cyanogen, sẽ sử dụng hệ điều hành nguyên bản, gỡ bỏ 1 số ứng dụng
không thực ự cần thiết, cài thêm chương trình hỗ trợ, cải thiện hiệu suất làm
việc sau đó thử nghiệm và công bố sản phẩm cuối cùng của họ tới người
sử dụng. Lưu ý với các bạn rằng những bản ROM đã được tùy chỉnh này rất
dễ sử dụng và lôi cuốn mọi người, do vậy rất nhiều người sau khi dùng
những bản ROM này thì sẽ không muốn quay trở lại hệ điều hành gốc nữa.
6. Cài đặt ROM như thế nào?
Nếu muốn cài ROM trên điện thoại, trước tiên các bạn phải thực hiện quá
trình root. Và 1 trong những cách đơn giản, ngắn gọn nhất là sử dụng công
cụ ROM Manager:

Sau khi hoàn tất việc root và cài đặt ROM Manager, hãy làm theo các bước
tuần tự sau:
- Flash ClockworkMod Recovery.
- Sao lưu bản ROM hiện tại, sau đó khởi động lại điện thoại.
- Tải phiên bản ROM phù hợp.
- Cài đặt ROM từ thẻ nhớ.
7. Sao lưu dữ liệu:
Trước khi thử nghiệm những tính năng mới, điều cơ bản nhất cần lưu ý là
phải sao lưu dữ liệu trước khi cài ROM. Các bạn có thể sử dụng công cụ hỗ
trợ như Titanium Backup. Sau khi cài đặt Titanium Backup thành công, các
bạn chỉ việc làm theo hướng dẫn của chương tình để sao lưu dữ liệu:

8. Sao lưu phiên bản ROM hiện thời:
Việc cuối cùng trong danh cách cần chú ý là sao lưu bản ROM đang sử

dụng, qua đó người sử dụng có thể khôi phục lại tình trạng của thiết bị nếu
có lõi xảy ra. Sau khi cài đặt ROM Manager, chọn mục Backup Current
ROM trong danh sách:


×