Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở việt nam , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN NGỌC YẾN TRANG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ DO HĨA VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HĨA
TÀI CHÍNH ĐẾN BẤT ỔN TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN NGỌC YẾN TRANG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ DO HĨA VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HĨA
TÀI CHÍNH ĐẾN BẤT ỔN TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM
Chun ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HDKH: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ
Thầy hướng dẫn là TS

g y n

h c

c

o. Các nội dung nghiên cứu và kết

qu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công b trong bất cứ
cơng trình nào. Những s liệ trong các b ng biể phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác gi thu thập từ các ng ồn khác nhau có ghi
trong phần tài liệ tham kh o.
Nế phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hoàn toàn chị trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết q


l ận văn của mình.
TP. HCM, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả

Nguyễn Ngọc Yến Trang

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC

CHƯƠ G 1 – GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1. Tổng q an ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiê nghiên cứ .......................................................................................... 2
1.3. ết cấ đề tài ..................................................................................................... 3
CHƯƠ G 2 – TỔ G UA CÁC GHIÊ CỨU .............................................. 4
2.1.

an điểm tích cực về tự do hóa tài chính ........................................................ 4

2.2. Các cơng trình nghiên cứ về m i q an hệ giữa tự do hóa tài chính và tính bất
ổn tài chính ............................................................................................................... 5
2.2.1. Cơng trình nghiên cứ của Min ahad r Shrestha (2005) ..................... 5
2.2.2. Cơng trình nghiên cứ của Asli Demirgỹỗ-Kunt and Enrica Detragiache

(1998) ........................................................................................................ 6
2.2.3. Cụng trỡnh nghiờn c của một s tác gi khác ..................................... 9
CHƯƠ G 3 – PHƯƠ G PHÁP GHIÊ CỨU ................................................. 14
3.1. Phương pháp nghiên cứ ................................................................................. 14
3.1.1. Phương pháp đánh giá mức độ tự do hóa tài chính .............................. 14
3.1.2. Phương pháp kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài
chính ......................................................................................................... 14
3.2. Mơ hình nghiên cứ ........................................................................................ 15
3.2.1. Mơ hình đánh giá mức độ tự do hóa tài chính ...................................... 15
3.2.2. Mơ hình kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính
ở Việt am ................................................................................................ 15
3.3. g ồn s liệ và phương pháp th thập s liệ .............................................. 16
CHƯƠ G 4 – ỘI DU G VÀ ẾT UẢ GHIÊ CỨU ................................ 17
4.1. Xây dựng các biến dự kiến sẽ đưa vào mơ hình ............................................. 17
4.1.1. iến phụ th ộc – Chỉ s bất ổn tài chính (Financial Instability - FIS) 17

TIEU LUAN MOI download :


4.1.2. Biến độc lập – Chỉ s tự do hóa tài chính (Financial Liberalization Index
- FLI) ........................................................................................................ 18
4.1.3. iến độc lập – Lãi s ất cho vay thực (Real Lending Rate – LRR) ...... 18
4.2. Tập hợp mẫ nghiên cứ ................................................................................. 18
4.3. ết q

nghiên cứ ......................................................................................... 20

4.3.1. Đánh giá mức độ tự do hóa tài chính ở Việt am ................................ 20
iểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt


4.3.2.

Nam ........................................................................................................... 21
4.3.2.1. iểm định tính dừng của ch ỗi s liệ .................................... 21
4.3.2.2. iểm định m i q an hệ đồng tích hợp ..................................... 22
4.3.2.3. iểm định m i q an hệ nhân q
4.3.2.4. Kết q

Engle-Granger ................... 22

kiểm định mơ hình hồi q y.......................................... 22

CHƯƠ G 5 – ẾT LUẬ .................................................................................... 23
5.1. Tóm t t những điểm chính của đề tài .............................................................. 23
5.2. Gợi ý những biện pháp giúp ổn định nền kinh tế tài chính khi hội nhập vào nền
kinh tế q

c tế ........................................................................................................ 24

5.2.1. Cơ chế giám sát an toàn và hiệ q
5.2.2. Lành mạnh hóa nền tài chính q

.................................................... 24

c gia ................................................. 25

5.2.3. Lành mạnh hóa hệ th ng ngân hàng ..................................................... 26
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứ tiếp theo .......................................................... 28
DA H MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM HẢO ...................................................... 30
PHỤ LỤC 1 – TÍ H TỐ CHỈ SỐ FLI ............................................................. 32

PHỤ LỤC 2 – Ả G SỐ LIỆU CỦA CÁC IẾ TRO G GIAI ĐOẠ
01/1996 ĐẾ

TỪ



UÝ 04/2012 .................................................................................. 46

PHỤ LỤC 3 – ẾT UẢ IỂM ĐỊ H CỦA MƠ HÌ H .................................... 50

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

ng 4.1 – Th ng kê mơ t các biến trong mơ hình nghiên cứ ........................... 18
ng 4.2 – Ma trận tương q an giữa các biến trong mơ hình nghiên cứ ............. 19
ng 4.3 – iến và ký hiệ sử dụng trong mơ hình kiểm định ............................. 20
ng 4.4 – ết q
ng PL1.1 –

kiểm định tính dừng của ch ỗi dữ liệ

.................................. 21

ng chấm điểm các nhân t tự do hóa tài chính ở Việt

am từ năm


1996 đến năm 2012 ................................................................................................ 39
ng PL1.2 – Giá trị riêng và véc-tơ riêng của ma trận tương q an các nhân t tự do
hóa tài chính ở Việt am ....................................................................................... 42
ng PL1.3 – Chỉ s FLI của Việt am trong giai đoạn 1996-2012 .................... 43

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
iể đồ 4.1: iể đồ chỉ s FLI của Việt am trong giai đoạn 1996 đến 2012 .... 20

TIEU LUAN MOI download :


-1-

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU
1.1. Tổng quan
Từ thập niên 1970 các quốc gia đang phát triển đã tiến hành cải cách nhằm
phát triển nền kinh tế của mình. Những cải cách này chủ yếu tập trung vào phát
triển cơ sở hạ tầng vì các quốc gia đang phát triển tin rằng cơ sở hạ tầng tốt sẽ thu
hút được khu vực tư nhân đầu tư vào đất nước. Trái lại với những mong đợi của
Chính phủ, sự tham gia của khu vực tư nhân không tăng lên chủ yếu do sự khan
hiếm nguồn lực. Cho dù nguồn lực có đầy đủ thì vẫn khơng thể được sử dụng hiệu
quả ngun nhân là do nền kinh tế còn kém phát triển và bị kiểm sốt chặt chẽ bởi
Chính phủ. Vì vậy, các quốc gia đang phát triển đã chuyển từ phát triển cơ sở hạ
tầng sang phát triển kinh tế. Tuy nhiên do Chính phủ nắm giữ nền kinh tế nên khu
vực tư nhân khơng thể có điều kiện tham gia vào cơng cuộc phát triển kinh tế như
mong đợi. Chính phủ kiểm sốt lãi suất và trần tín dụng, sở hữu ngân hàng và các
định chế tài chính cũng như điều hành đất nước bằng những luật lệ cứng nhắc. Do
lãi suất danh nghĩa bị kiểm soát và lãi suất thực hầu như vẫn ở mức âm nên tiết
kiệm không thể gia tăng. Kết quả là đầu tư không đạt được như mong đợi. Điều này
làm cho nền kinh tế chậm phát triển. McKinnon (1973) và Shaw (1973) đã nhận

định đây là hiện tượng áp chế tài chính và đã đề xuất việc tự do hóa hệ thống tài
chính cho các quốc gia này. Vì vậy từ giữa những năm 1980, Ngân hàng thế giới và
Tổ chức Tiền tệ thế giới đã bắt đầu xem tự do hóa tài chính là công cụ để các quốc
gia đang phát triển thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng (Ngân hàng thế giới, 2005). Từ
đó, kỷ ngun tự do hóa tài chính bắt đầu tại các quốc gia đang phát triển với sự hỗ
trợ về cơng cụ và tài chính của Ngân hàng thế giới và Tổ chức Tiền tệ thế giới. Một
số chính sách tự do hóa đầu tiên được vài quốc gia đang phát triển thực hiện từ đầu
những năm 1980 đã đem đến những kết quả ấn tượng. Điều này là động lực để
những quốc gia đang phát triển khác thực hiện tự do hóa nền tài chính của đất nước
mình. Tuy nhiên tự do hóa tài chính khơng chỉ đem lại những triển vọng cho các
quốc gia đang phát triển mà cịn là ngun nhân của tình trạng bất ổn tài chính.

TIEU LUAN MOI download :


-2-

Khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997 chính là kết quả của tự do hóa tài chính.
Tuy nhiên, tự do hóa tài chính vẫn là q trình đang diễn ra ở những quốc gia đang
phát triển.
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Việc thực thi các chính sách tự
do hóa tài chính ở Việt Nam chỉ thực sự diễn ra từ năm 1996. Và trải qua thời gian
dài thực hiện, q trình thực thi các chính sách tự do hóa tài chính ở Việt Nam đang ở
mức độ nào, đã hồn tồn tự do hóa chưa hay chỉ là tự do hóa từng phần; nền kinh tế
tài chính của Việt Nam có ổn định khơng? Căn cứ vào những lý do này, tác giả đã lựa
chọn đề tài “Đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến
bất ổn tài chính ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mặc dù, đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nghiên cứu tác
động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính. Tuy nhiên việc nghiên cứu mối

quan hệ giữa hai biến này ở quy mô một quốc gia là rất ít và liệu việc áp dụng vào
nghiên cứu ở Việt Nam có phù hợp khơng? Ngồi ra, các nghiên cứu trước đây hầu
như xem xét quá trình tự do hóa tài chính sau khi q trình này đã được hồn thành.
Việc này vơ tình đã bỏ sót việc đánh giá q trình tự do hóa ngay từ khi quốc gia đó
bắt đầu thực thi chính sách. Trên cơ sở này, mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài sẽ
bao gồm:


Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính bất ổn tài chính. Trong đó bao
hàm cả tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ số làm công cụ đánh giá
mức độ tự do hóa tài chính.



Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động, tác giả sẽ xây dựng mơ hình
định lượng để đánh giá tác động của tự do hóa đến bất ổn tài chính ở
Việt Nam.



Dựa vào những phân tích và nhận định, tác giả sẽ trình bày về những hạn
chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.

TIEU LUAN MOI download :


-3-

1.3. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm 05 chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Giới thiệu. Phần này sẽ tập trung trình bày về lý do thực hiện đề
tài và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu. Nội dung chính của chương này là
trình bày các kết quả thực nghiệm về tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài
chính.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã được
xác đinh, tác giả sẽ trình bày phương pháp thực hiện, mơ hình nghiên cứu cũng như
nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu.
Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày chi tiết
các kết quả thực nghiệm dựa trên nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu đã xác
định ở chương 3.
Chương 5: Kết luận. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 4,
tác giả sẽ đưa ra những nhận định, giải pháp cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Trong phần này tác giả sẽ trình bày về những mặt hạn chế và hướng phát triển tiếp
theo cho đề tài.

TIEU LUAN MOI download :


-4-

CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
2.1. Quan điểm tích cực về tự do hóa tài chính
Xu hướng thiên về tự do hóa tài chính là một phần của xu hướng lớn hơn
hướng tới giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào nền kinh tế. Tuy nhiên,
tại một số quốc gia đang phát triển, tự do hóa tài chính cũng là một nỗ lực nhằm
thốt khỏi “sự áp chế tài chính”. Việc đi từ áp chế tài chính đến tự do hóa tài chính
được cổ vũ bởi các cơng trình nghiên cứu có ảnh hưởng của McKinnon và Shaw
(1973). Theo McKinnon và Shaw, áp chế tài chính thơng qua cơ chế buộc các tổ
chức tài chính chi trả lãi suất thực thấp và thường có giá trị âm sẽ làm giảm tiết

kiệm tư nhân và qua đó sẽ làm giảm các nguồn lực dành để tích lũy vốn. Xét theo
góc độ này, tự do hóa tài chính có thể giúp các quốc gia đang phát triển kích thích
tiết kiệm trong nước và tăng trưởng, đồng thời giảm sự phụ thuộc quá mức vào các
dòng vốn nước ngoài.
Nghiên cứu của McKinnon và Shaw đã khơi dậy một dịng nghiên cứu đang
lớn mạnh nhằm phân tích tác động tích cực của phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế thơng qua tăng năng suất thay vì huy động tiết kiệm (Levine 1997). Nghiên
cứu này bao gồm một số cơng trình thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng; hầu hết các nghiên cứu nhận thấy các đại lượng khác nhau đo
lường sự phát triển tài chính có tương quan đồng biến với cả tốc độ tăng trưởng
GDP hiện tại và tương lai. Từ đó cho thấy rằng tự do hóa tài chính, bằng cách tăng
cường phát triển tài chính, có thể làm tăng tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế
(King và Levine 1993).
Tuy nhiên quan điểm tích cực của tự do hóa tài chính phần nào bị ảnh hưởng
bởi sự gia tăng rõ rệt tình trạng mỏng manh về tài chính mà cả các quốc gia đã phát
triển và đang phát triển đều trải qua trong những năm 80 và 90. Phần tiếp theo luận
văn sẽ trình bày những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa tài chính
đến bất ổn tài chính.

TIEU LUAN MOI download :


-5-

2.2. Các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và tính
bất ổn tài chính
2.2.1. Cơng trình nghiên cứu của Min Bahadur Shrestha (2005)
Nghiên cứu có thể đánh giá là có mối tương quan nhiều với Việt Nam là cơng
trình nghiên cứu thực nghiệm của Min Bahadur Shrestha (2005) về “Mối quan hệ
giữa tự do hóa tài chính và tính bất ổn tài chính của Nepal”. Nghiên cứu này sử

dụng phương pháp bình phương bé nhất dựa trên mơ hình phân phối trễ tự hồi quy
(ARDL) để xem xét tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính trong
khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 2003 tại Nepal. Để phục vụ cho việc kiểm
định mối quan hệ này, Shrestha đã xây dựng chỉ số tự do hóa tài chính (financial
liberalization index – FLI) cho Nepal bằng phương pháp thành phần chính. Chỉ số
này cịn thể hiện mức độ tự do hóa tài chính tại một thời điểm, là cơng cụ để xem
xét tình trạng tự do hóa tài chính và đánh giá ảnh hưởng của chính sách đối với các
khía cạnh của nền kinh tế.
Shrestha sử dụng hàm logit đa biến để kiểm định xem liệu tự do hóa tài chính
có gây ra bất ổn tài chính cho Nepal khơng. Tập hợp các biến trong mơ hình hồi quy
bao gồm: Tỷ lệ giữa các khoản vốn huy động và cho vay của ngân hàng – LnCDR
(đại diện cho tính bất ổn tài chính), lãi suất thực – LnLRR, chỉ số tự do hóa tài
chính – FLI.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:


Mặc dù Nepal đã tiến hành tự do hóa tài chính từ năm 1970 nhưng giai
đoạn từ năm 1984 đến 1994 là thời kỳ Nepal sử dụng nhiều chính sách tự
do hóa tài chính nhất.



Kiểm định ARDL cho thấy có mối quan hệ dài hạn giữa chỉ số tự do hóa
tài chính và tính bất ổn tài chính. Mối quan hệ này được xác định với
mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy một sự gia tăng trong chỉ số tự do
hóa tài chính có liên quan đến một sự gia tăng của tỷ lệ giữa các khoản
vốn huy động và cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ giữa các khoản vốn huy
động và cho vay của ngân hàng cao hơn có liên quan đến các khoản nợ

TIEU LUAN MOI download :



-6-

xấu cao hơn, và điều này có thể gây ảnh hưởng ngược đối với sự ổn định
trong lĩnh vực tài chính. Từ quan điểm này, kết quả trên cho thấy tổng
hợp các chính sách tự do hóa tài chính có thể gây ra tính bất ổn trong lĩnh
vực tài chính.
2.2.2. Cụng trỡnh nghiờn cu ca Asli Demirgỹỗ-Kunt and Enrica
Detragiache (1998)
Asli Demirgỹỗ-Kunt and Enrica Detragiache (1998) ó thit lp mt bin giả
cho tự do hóa tài chính của một số lớn các quốc gia phát triển và đang phát triển
trong giai on 1980-1995. xỏc nh t do húa, Asli Demirgỹỗ-Kunt and Enrica
Detragiache chọn một thay đổi chính sách có thể quan sát được, đó là việc bãi bỏ
quy định về lãi suất ngân hàng, vì các trường hợp nghiên cứu cho thấy rằng chính
sách thường là trung tâm của quá trình tự do hóa chung. Hệ thống số liệu nghiên
cứu bao gồm những quốc gia đã tự do hóa các thị trường tài chính trước thập niên
80 cũng như những quốc gia đã tự do hóa ở những thời điểm khỏc nhau trong
khong thi gian núi trờn.
Asli Demirgỹỗ-Kunt and Enrica Detragiache đã dùng hàm logit đa biến để
kiểm định xem các cuộc khủng hoảng ngân hàng có khả năng xảy ra nhiều hơn
trong các hệ thống tài chính tự do hơn hay khơng khi các yếu tố khác có thể làm
tăng xác suất xảy ra khủng hoảng đều đã được kiểm soát. Tập hợp các biến kiểm
soát bao gồm các biến kinh tế vĩ mô, các đặc điểm của khu vực ngân hàng và các
biến về thể chế. Hai tác giả cũng kiểm định xem liệu các cuộc khủng hoảng có khả
năng xảy ra nhiều hơn trong q trình chuyển đổi sang một hệ thống tài chính ít
được kiểm sốt hơn, hay thực ra thì tình trạng mỏng manh về tài chính là một đặc
điểm ln tồn tại của tự do hóa tài chính.
Một vấn đề khác thường phát sinh trong tranh luận về tự do hóa tài chính là
liệu có phải những mối nguy hiểm của tự do hóa cao hơn tại những nước mà các thể

chế cần thiết để hỗ trợ sự vận hành hiệu quả của các hệ thống tài chính khơng được
phát triển đầy đủ. Những thể chế này bao gồm quy định kinh doanh cẩn trọng, giám
sát các trung gian tài chính và các thị trường chứng khốn có tổ chức và một cơ chế

TIEU LUAN MOI download :


-7-

vận hành tốt để cưỡng chế thi hành các hợp đồng và các quy định điều tiết. Hai tác
giả đã khảo sát vấn đề này thông qua việc kiểm định xem mối quan hệ giữa khủng
hoảng ngân hàng và tự do hóa tài chính có mạnh hơn tại những nước có mơi trường
thể chế yếu kém hơn hay khơng. Thước đo được sử dụng là GDP đầu người và các
chỉ số khác nhau đại diện cho chất lượng thể chế. Hai tác giả sử dụng các phương
pháp kiểm tra để chứng minh tính vững mạnh của kết quả.
Kết quả chung là: khủng hoảng ngân hàng quả thật có khả năng xảy ra nhiều
hơn tại những nước có khu vực tài chính tự do hóa, ngay cả khi các yếu tố khác
(bao gồm lãi suất thực) đã được kiểm sốt; ngồi ra, tình trạng mỏng manh của hệ
thống ngân hàng gia tăng không phải là một đặc trưng của kết quả tức thời của việc
tự do hóa; mà đúng hơn, nó có xu hướng xuất hiện một vài năm sau khi q trình tự
do hóa bắt đầu. Số liệu cũng ủng hộ cho sự phỏng đốn là một mơi trường thể chế
yếu kém sẽ làm cho việc tự do hóa có khả năng dẫn đến khủng hoảng ngân hàng
nhiều hơn; đặc biệt, tại những quốc gia có thể chế luật pháp yếu kém, tham nhũng
lan tràn, hoạt động quản lý nhà nước không hiệu quả và cơ chế cưỡng chế thi hành
hợp đồng khơng hữu hiệu, tự do hóa tài chính có xu hướng gây ra một tác động đặc
biệt lớn đối với xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng. Như vậy, có những bằng
chứng rõ ràng rằng tự do hóa tài chính làm tăng tình trạng mỏng manh về tài chính
tại những quốc gia đang phát triển, nơi mà những thể chế cần thiết để hỗ trợ cho
một hệ thống tài chính vận hành trơi chảy vẫn chưa được thiết lập hồn chỉnh.
Để tìm hiểu một kênh khả dĩ qua đó tự do hóa có thể ảnh hưởng đến tình trạng

mỏng manh của ngân hàng, hai tác giả sử dụng số liệu ở cấp độ ngân hàng để xem
xét mối tương quan giữa các biến đại diện cho giá trị giấy phép hoạt động ngân
hàng và biến giả về tự do hóa tài chính. Họ tìm thấy bằng chứng rằng giá trị giấy
phép hoạt động đặc quyền của ngân hàng (franchise value) có xu hướng thấp hơn
khi các thị trường tài chính được tự do hóa, có lẽ bởi vì sức mạnh độc quyền của
ngân hàng bị xói mịn. Điều này cho thấy rằng những lý thuyết giải thích tâm lý ỷ
lại gia tăng là do giá trị đặc quyền ngân hàng thấp có thể giúp chúng ta giải thích lý
do tại sao tự do hóa tài chính có xu hướng làm cho khủng hoảng ngân hàng có khả

TIEU LUAN MOI download :


-8-

năng xảy ra nhiều hơn (Caprio và Summers, 1993 và Hellman, Murdoch và Stiglitz,
1994).
Những phát hiện này làm phát sinh câu hỏi: phải chăng những lợi ích của tự do
hóa tài chính như vẫn được chứng minh trong tư liệu sẽ không đủ để bù đắp cho cái
giá phải trả của tình trạng dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng ngân hàng?
Mặc dù câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi phức tạp này vượt ra ngoài phạm vi
nghiên cứu của hai tác giả. Tuy nhiên, sử dụng tập hợp số liệu của mình, hai tác giả
cũng đã cố gắng làm sáng tỏ đơi chút một khía cạnh cụ thể của vấn đề, đó là ảnh
hưởng của tự do hóa tài chính và khủng hoảng ngân hàng đối với phát triển tài
chính và tăng trưởng. Thứ nhất, họ chứng minh rằng phát triển tài chính có tương
quan đồng biến với tăng trưởng sản lượng trong mẫu của chúng tôi, khẳng định các
kết quả của King và Levine (1993). Thứ hai, họ nhận thấy rằng, dựa trên điều kiện
là khơng có khủng hoảng ngân hàng, những quốc gia (hay những thời đoạn) mà ở
đó các thị trường tài chính được tự do hóa sẽ có sự phát triển tài chính cao hơn so
với những quốc gia (hay những thời đoạn) mà thị trường bị kiểm soát. Tuy nhiên,
những quốc gia (hay những thời đoạn) vừa có tự do hóa tài chính vừa có khủng

hoảng ngân hàng thì sẽ có mức độ phát triển tài chính gần như khơng khác với
những quốc gia (hay những thời đoạn) không tự do hóa tài chính đồng thời cũng
khơng có khủng hoảng ngân hàng. Như vậy, ảnh hưởng rịng đối với tăng trưởng
thơng qua phát triển tài chính trong trường hợp trên sẽ khơng khác 0 về mặt ý nghĩa
thống kê.
Để tìm hiểu vấn đề này một cách sâu hơn, hai tác giả chia mẫu phân tích ra
thành những nước bị áp chế tài chính mạnh vào thời điểm tự do hóa và những nước
bị áp chế tài chính yếu. Trong đó, tình trạng áp chế tài chính mạnh được nhận diện
bởi lãi suất thực âm, cịn tình trạng áp chế tài chính yếu được nhận diện bởi lãi suất
thực dương trong giai đoạn trước khi tự do hóa. Sau đó hai tác giả thực hiện những
kiểm định giống như mô tả trên đây cho hai mẫu này. Đối với nhóm nước bị áp chế
tài chính yếu, kết quả tương tự như kết quả của nguyên mẫu trước khi chia làm hai.
Ngược lại, đối với những nước bị áp chế tài chính mạnh, tự do hóa tài chính sẽ đi

TIEU LUAN MOI download :


-9-

kèm với phát triển tài chính cao hơn ngay cả khi có một cuộc khủng hoảng ngân
hàng diễn ra. Những phát hiện này cho thấy rằng tự do hóa tài chính có thể có một
ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng thơng qua phát triển tài chính tại những
nước được đặc trưng bởi sự áp chế tài chính mạnh, ngay cả khi nó làm tăng tình
trạng mỏng manh về tài chính.
2.2.3. Cơng trình nghiên cứu của một số tác giả khác
Weller (1999) cho rằng các quốc gia mới nổi đang trở nên dễ tổn thương đối
với khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ sau tự do hóa tài chính. Bà đã sử dụng số liệu
của 27 nền kinh tế mới nổi từ năm 1973 đến 1998. Nghiên cứu của bà chỉ ra rằng
tính hợp lý của khủng hoảng tiền tệ có thể làm gia tăng các phản ứng mạnh mẽ đối
với các biến tài chính hơn là các biến thương mại thực hoặc biến thương mại nội bộ.

Tương tự, do tự do hóa tài chính tạo ra áp lực cạnh tranh đối với ngân hàng trong
nước thì tính dễ đổ vỡ của tài chính có thể là kết quả của việc gia tăng cạnh tranh tài
chính quốc tế. Điều này có thể tạo ra một cái nhìn lạc quan đối với “trạng thái phởn
phơ loại bỏ” mà chính điều này làm gia tăng quy mơ tín dụng đối với các dự án kém
chất lượng (trang 69). Weller (1999) kiến nghị rằng các nền kinh tế tự do hóa nên
tập trung vào xây dựng các định chế ổn định cần thiết trước khi mở cửa kinh tế vì
họ dường như đã trải qua một sự gia tăng trong khả năng khủng hoảng tiền tệ và
ngân hàng mà khơng có những biện pháp phản ứng lại (trang 76).
Arphasil (2001) xác nhận rằng tự do hóa tài chính làm lộ rõ đe dọa đối với sự
ổn định tài chính thơng qua việc di chuyển dịng vốn. Tự do hóa tài chính cho phép
các trung gian tài chính dễ dãi hơn đối với đầu tư nguy cơ và sự phân bổ sai nguồn
lực. Tự do hóa lãi suất và các giao dịch tài khoản vốn dẫn đến sự đổ vỡ tín dụng,
hầu hết được tài trợ bởi các khoản cho vay ngắn hạn ở nước ngồi. Bùng nổ này tạo
ra nền tảng khơng ổn định làm cho khủng hoảng tài chính xảy ra, thể hiện qua cuộc
khủng hoảng ở các nước Đông Nam Á giai đoạn 1997-1998.
Arestis và Demetriades (1999) cho rằng gia tăng dịng chảy vốn ngắn hạn có
vơ số các hệ quả mất ổn định. Thứ nhất, đây chính là nguồn ảnh hưởng trực tiếp đối
với sự bất ổn kinh tế vĩ mô bằng việc tạo ra áp lực đối với tỷ giá ở các quốc gia này.

TIEU LUAN MOI download :


-10-

Thứ hai, dòng chảy vốn thổi phồng giá trị tài sản và do đó tạo ra những ảnh hưởng
giàu có tích cực, điều này đã đóng góp vào sự gia tăng của xuất khẩu và lạm phát
(trang 450).
Chin và Jomo (2001) và Arestis và Demetriades (1999) ủng hộ quan điểm rằng
tự do hóa tài chính làm gia tăng tính dễ đổ vỡ của tài chính ngay cả khi tự do hóa tài
chính được thực hiện sau khi ổn định kinh tế vĩ mô. Khủng hoảng ở các nước Đông

Nam Á, mà trước đó điều kiện kinh tế vĩ mơ rất thuận lợi, vẫn cho thấy một điều
rằng ngay cả trong điều kiện tốt nhất, tự do hóa tài chính vẫn gây ra nguy hiểm cho
các chính sách. Tự do hóa tài chính làm suy yếu các tổ chức tài chính, ở cấp độ
quốc tế và quốc nội, làm gia tăng tính bất ổn của hệ thống là nguyên nhân gây ra
khủng hoảng.
Wyplosz (2002) sử dụng số liệu của 27 quốc gia đã và đang phát triển trong
giai đoạn 1977-1999 để kiểm định liệu tự do hóa tài chính có mạo hiểm không? Kết
quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng tự do hóa tài chính gây ra sự mất ổn định ở
các quốc gia đang phát triển nhiều hơn ở các quốc gia đã phát triển. Theo sau tự do
hóa tài chính, các quốc gia đang phát triển có xu hướng đi vào chu kỳ tăng trưởng –
đổ vỡ (trang 3). Wyplosz xem tự do hóa tài chính là ngun nhân gây ra mất ổn
định kinh tế vĩ mơ vì nó làm gia tăng tính bất ổn của tỷ giá. Ông cho rằng nhiều
quốc gia ở Châu Âu và Châu Á đã tăng trưởng nhanh hơn qua nhiều thập niên trong
khi vẫn duy trì sự kiềm chế tài chính cịn nặng về chỉ đạo. Điều này cho thấy rằng
không cấp bách trong việc thực hiện tự do hóa tài chính. Và khi thực hiện, thì cần
phải thực thi với sự cẩn trọng (trang 22).
Mishkin (1999) cho rằng tự do hóa tài chính thường gây ra đổ vỡ trong cho
vay, nguyên nhân là do sự gia tăng cơ hội cho vay của ngân hàng và do độ sâu tài
chính khiến cho nhiều nguồn ngân quỹ đổ vào hệ thống ngân hàng. Mặc dù tự do
hóa và độ sâu tài chính là những phát triển tích cực đối với nền kinh tế trong dài
hạn, thì trong ngắn hạn, khủng hoảng cho vay có thể bỏ xa thơng tin nguồn lực có
sẵn trong hệ thống ngân hàng, điều này làm gia tăng sự đổ vỡ tài chính trong tương

TIEU LUAN MOI download :


-11-

lai. Khủng hoảng cho vay là đặc trưng của tự do hóa tài chính ở nhiều quốc gia và
thường tiếp theo sau đó là khủng hoảng ngân hàng (trang 1530-31).

Crotty và Lee (2002) cho rằng nhận thức sai lầm về tự do hóa tài chính gần
như là ngun nhân gây ra khủng hoảng tài chính ở các nước Đơng Nam Á vào năm
1997. Hệ thống tài chính truyền thống trên cơ sở ngân hàng có sự điều tiết của nhà
nước, vốn cách ly khỏi thị trường tài chính quốc tế thông qua việc quản lý vốn chặt
chẽ, dường như các định chế tài chính hầu hết chịu trách nhiệm đối với “phép màu”
kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Tái cấu trúc tài chính, lao động và thị trường
sản phẩm đã thất bại trong việc tạo ra điều kiện tiên quyết đối với việc làm mới tăng
trưởng theo chủ nghĩa qn bình dài hạn. Do đó, tự do hóa tài chính nên loại bỏ vì
lợi ích của “mơ hình tăng trưởng có sự chỉ đạo của nhà nước theo chủ nghĩa dân chủ
và chủ nghĩa hiện đại” (trang 328).
Bascom (1994) cho rằng lãi suất cao và không ổn định có liên quan đến cải cách
tài chính có thể gây ra những ảnh hưởng thanh khoản và khả năng thanh tốn đối với
các cơng ty quen với việc tài trợ cho hoạt động và tạo vốn từ vay ngân hàng. Việc
ứng dụng các chính sách cải cách tài chính trở nên khó khăn khi hệ thống ngân hàng
trong tình trạng khủng hoảng. Việc tự do hóa lãi suất và loại bỏ những rào cản đối với
các ngân hàng mới, vốn được mong đợi ở những điều kiện bình thường, có thể khơng
phù hợp khi hệ thống ngân hàng đang ở tình trạng kiệt quệ tài chính. Kết quả của các
chính sách tự do hóa tài chính đó là người sáng lập các định chế tài chính mới có thể
bị thúc đẩy bởi sự cần thiết của việc tiếp cận đầu tư dễ dàng cho công việc làm ăn của
họ. Điều này có thể tạo ra sự tập trung tín dụng nhiều hơn trong hệ thống ngân hàng
và làm trầm trọng thêm khủng hoảng tài chính (trang 174).
McLeod (1998) cho rằng thế giới đã tiến vào kỷ nguyên mới của tình trạng
mỏng manh tài chính. Kỷ ngun mới này đã được mở ra bởi vốn chung lớn của
nguồn vốn tài chính lưu động cao – bao gồm các quỹ được huy động bởi sự gia tăng
nhanh chóng của những hệ thống tài chính và ngân hàng ở các quốc gia đang phát
triển – và bởi xu hướng toàn cầu trong việc mở cửa cho dòng chảy vốn (trang 34849).

TIEU LUAN MOI download :



-12-

Jackson (1999) gọi việc chuyển đổi tài khoản vốn, tỷ giá cố định, gia tăng quá
mức của cho vay nội địa kèm theo sự phân bổ đầu tư thuần sai của khu vực tư nhân,
và sự thiếu vắng khả năng điều hành và giám sát để kiểm soát sự quá mức trong lĩnh
vực tài chính chính là những nhân tố chính của khủng hoảng tài chính ở Đơng Nam
Á năm 1997. Việc cho vay nước ngoài quá mức, phần lớn ở khu vực tư nhân, là
nguyên nhân của khủng hoảng này. Năm năm trước khủng hoảng, việc cho vay của
ngân hàng và phi ngân hàng ở những quốc gia bị khủng hoảng tài chính gia tăng rất
nhanh. Cụ thể, ngân hàng ở từng quốc gia gia tăng tài sản ròng ở nước ngoài với tỷ
lệ lớn trong suốt bốn năm trước khi xảy ra khủng hoảng. Tại thời điểm khủng hoảng
xảy ra vào giữ tháng 07/1997, tổng số nợ nước ngoài đã đạt tỷ lệ lớn, chiếm 50%
GDP ở các quốc gia như Thái Lan, Indonesia và Philippine (trang 3).
Mặc dù các khía cạnh bên ngồi (tỷ giá cố định, lãi suất cao, và gia tăng quá
mức các khoản cho vay ở nước ngoài) thuộc những nhân tố quan trọng gây ra khủng
hoảng, thì khủng hoảng cũng sẽ khơng xảy ra nếu khơng có sự yếu kém ở bên trong
như: các tổ chức giám sát không phù hợp, ngân hàng hoạt động theo phương thức
truyền thống, và trên tất cả, các quyết định đầu tư sai của khu vực tư nhân ở các
quốc gia này (Jackson 1999, trang 5).
Wade (2001) cho rằng tự do hóa lĩnh vực tài chính và mở cửa tài khoản vốn là
nguy hiểm khi các ngân hàng có rất ít kinh nghiệm đối với thị trường tài chính quốc
tế, và khi các tổ chức phi ngân hàng cũng vay mượn ở nước ngoài. Điều này là nguy
hiểm gấp hai lần trong bối cảnh hệ thống tài chính dựa trên cơ sở ngân hàng và khu
vực doanh nghiệp có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Và là nguy hiểm gấp ba lần
trong cơ chế neo tỷ giá. Ngoài ra, khi các ngân hàng và phi ngân hàng không cần
thiết bị giám sát, khủng hoảng tiền tệ - ngân hàng chỉ chờ đợi để xảy ra (trang 67).
Tự do hóa tài chính được xem là nguồn gốc của khủng hoảng tài chính. Tuy
nhiên, điều quan trọng là phải điều hành thị trường tài chính hiệu quả để thị trường
có thể chuyển vốn đến những cơ hội đầu tư hiệu quả nhất. Chuyển vốn đến những
cơ hội đầu tư hiệu quả nhất đặc biệt quan trọng đối với các thị trường mới nổi vì

những đầu tư này có thể có suất sinh lợi cao, do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì

TIEU LUAN MOI download :


-13-

vậy, những nguy cơ có liên quan đến tự do hóa tài chính khơng có nghĩa là các quốc
gia khơng nên theo đuổi chiến lược tự do hóa. Tuy nhiên, những biện pháp mạnh có
thể áp dụng để ngăn chặn hệ thống tài chính rơi vào khủng hoảng. Những biện pháp
này bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định và điều hành kinh tế vĩ mô tốt,
điều hành các chính sách khơn ngoan và khung giám sát mạnh.

TIEU LUAN MOI download :


-14-

CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá mức độ
tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam. Do
đó, phương pháp nghiên cứu sẽ bao gồm hai phần như sau:
3.1.1. Phương pháp đánh giá mức độ tự do hóa tài chính
Để đánh giá mức độ tự do hóa tài chính, tác giả sẽ xây dựng chỉ số FLI bằng
phương pháp thành phần chính (Principal Component Analysis) của Bandiera
Caprio et al. (2000) và Laeven (2003). Phương pháp này dựa trên tiêu chí chấm
điểm cho các chính sách tự do hóa tài chính1. Các chính sách tự do hóa được tập
hợp để tính tốn chỉ số FLI bao gồm:
(1) Tự do hóa lãi suất – IRD.

(2) Gỡ bỏ rào cản đối với hoạt động ngân hàng – REB
(3) Giảm dự trữ bắt buộc – RRR
(4) Xóa bỏ kiểm sốt tín dụng – ECC
(5) Ban hành các quy tắc thận trọng – IPR
(6) Cải cách thị trường chứng khoán – SMR
(7) Tư nhân hóa các ngân hàng do Nhà nước sở hữu – PSB
(8) Tự do hóa tài khoản vốn nước ngồi – EAL
Căn cứ kết quả tính tốn chỉ số FLI, tác giả sẽ sử dụng đồ thị để đánh giá mức
độ tự do hóa tài chính ở Việt Nam.
3.1.2. Phương pháp kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn
tài chính
Trong đề tài này tác giả sẽ sử dụng mơ hình VAR hoặc VECM (véc-tơ hiệu
chỉnh sai số) để kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính. Các
bước thực hiện như sau:

1

Xin xem chi tiết tại Phụ lục 1.

TIEU LUAN MOI download :


-15-

Bước 1: Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) để xác định tính dừng của
các chuỗi dữ liệu. Mục đích của kiểm định nghiệm đơn vị nhằm xác định chuỗi dữ
liệu có hoặc khơng có xu hướng; nếu các chuỗi dữ liệu trong cùng mơ hình có cùng
một xu hướng thì có thể dẫn đến hồi quy giả mạo làm mất ý nghĩa và tính giải thích
của mơ hình. Trong bài này, luận văn sẽ sử dụng kiểm định ADF để xác định tính
dừng của chuỗi dữ liệu. Nếu các chuỗi dữ liệu này là khơng dừng thì tác giả sẽ tiến

hành lấy sai phân cho tới khi nó có tính dừng trước khi đưa vào mơ hình.
Bước 2: Nếu chuỗi dữ liệu khơng dừng thì sử dụng kiểm định đồng liên kết để
xác định khả năng tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn nhằm hạn chế sự hồi quy
giả mạo giữa các biến. Điều này có nghĩa là nếu các chuỗi thời gian trong mơ hình
khơng dừng nhưng rất có thể tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chúng nếu
các chuỗi thời gian đó đồng liên kết – nghĩa là phần dư từ mơ hình hồi quy của các
chuỗi thời gian là khơng dừng là một chuỗi dừng.
Bước 3: Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến bằng mơ hình
kiểm định nhân quả Engle-Granger (1987).
Bước 4: Kiểm định mối quan hệ tác động giữa tự do hóa tài chính và bất ổn tài
chính thơng qua mơ hình VAR hoặc VECM (nếu các chuỗi dữ liệu có mối quan hệ
đồng tích hợp).
3.2. Mơ hình nghiên cứu
3.2.1. Mơ hình đánh giá mức độ tự do hóa tài chính
Phương trình tính tốn chỉ số FLI tại một thời điểm:
FLIt = w1IRDt + w2REBt + w3RRRt + w4ECCt + w5IPRt + w6SMRt + w7PSBt +
w8EALt

(3.1)

Trong đó:
FLIt : chỉ số tự do hóa tài chính tại thời điểm t.
wi : là giá trị của vector riêng trong ma trận các chính sách.
3.2.2. Mơ hình kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài
chính ở Việt Nam

TIEU LUAN MOI download :


-16-


FISt = α1 + α2FLIt + α3LRRt + et

(3.2)

Phương trình này có thể viết ở dạng log như sau:
LnFISt = α1 + α2FLIt + α3LnLRRt + et

(3.3)

Trong đó:
FISt: chỉ số bất ổn tài chính (Financial Instability)
LRRt: lãi suất cho vay thực (Real Lending Rate)
Do năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng tài chính ở Mỹ và điều này đã có tác
động khơng nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam nên tác giả sẽ sử dụng biến giả
(dummy) để kiểm định liệu cuộc khủng hoảng này có ảnh hưởng như thế nào đến
tình trạng bất ổn tài chính ở Việt Nam. Theo đó giai đoạn từ quý 01/1996 đến quý
04/2007 sẽ mang giá trị D = 0 và giai đoạn từ quý 01/2008 đến quý 04/2012 sẽ
mang giá trị D = 1.
3.3. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu
Để phục vụ cho công tác định lượng, tác giả sẽ thu thập dữ liệu trong thời gian
từ quý 01 năm 1996 đến quý 04 năm 2012.
Nguồn số liệu chủ yếu được lấy từ IMF (chuyên mục International Financial
Statistics), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), Tổng Cục Thống kê (GSO).

TIEU LUAN MOI download :


-17-


CHƯƠNG 4 – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Xây dựng các biến dự kiến sẽ đưa vào mô hình
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng nền kinh tế Việt Nam và các lý luận về mối
quan hệ giữa tự do hóa tài chính và tính bất ổn tài chính, tác giả đã xây dựng các
nhân tố thể hiện mối liên quan giữa hai biến trên như sau:
4.1.1. Biến phụ thuộc – Chỉ số bất ổn tài chính (Financial Instability - FIS)
Như chúng ta đã biết ổn định tài chính được phản ánh trong hoạt động của hệ
thống ngân hàng, đặc biệt là ở lĩnh vực cho vay vốn.
Để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng, chỉ số tỷ suất sinh lợi trên tài sản
(ROA) thường được sử dụng. Khả năng sinh lời hay khả năng tạo lợi nhuận được
xem là một chỉ tiêu đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói
chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của q trình
kinh doanh, do đó, đây là phần lợi ích được phân phối cho các chủ nợ và chủ sở hữu
của cơng ty.
Ngồi ra một chỉ tiêu nữa để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng đó
là tỷ lệ nợ xấu (non-performing loan). Theo tiêu chí đánh giá của Việt Nam2 thì
những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 là những khoản nợ xấu. Đây chính là khoản nợ
gây ra cản trở lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực
sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngưỡng cao, tình hình tài chính hiện tại của các chủ thể
trong nền kinh tế có thể đẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tương lai. Tuy ở Việt
Nam tình hình nợ xấu chưa tới mức báo động nhưng vẫn rất cần xử lý quyết liệt để
không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, khi nền tài chính được tự do hóa, hoạt
động tín dụng được mở rộng thì tỷ lệ nợ xấu có tăng lên khơng? Đó chính là ngun
nhân tác giả lựa chọn chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để tính tốn chỉ số bất ổn tài chính.

2

Căn cứ tiêu chí phân loại tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.


TIEU LUAN MOI download :


-18-

Tóm lại, để đo lường tính bất ổn tài chính, tác giả sẽ sử dụng tỷ lệ giữa tỷ suất
sinh lợi trên tài sản và tỷ lệ nợ xấu là biến phụ thuộc để đưa vào kiểm định mối
tương quan giữa tự do hóa tài chính và tính bất ổn tài chính.
4.1.2. Biến độc lập – Chỉ số tự do hóa tài chính (Financial Liberalization
Index - FLI)
Chỉ số FLI được xây dựng trên cơ sở tập hợp 08 chính sách tự do hóa theo
phương pháp phân tích thành phần chính của Bandiera Caprio et al. (2000) và
Laeven (2003). FLI sẽ là chỉ số đại diện cho hiện trạng thực thi chính sách tự do hóa
ở từng thời điểm vì vậy tác giả chọn chỉ số này là biến phụ thuộc của mơ hình
nghiên cứu tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính.
4.1.3. Biến độc lập – Lãi suất cho vay thực (Real Lending Rate – LRR)
Các nghiên cứu thực nghiệm về tự do hóa tài chính thường sử dụng cơng cụ lãi
suất thực như là chỉ số đại diện cho tự do hóa tài chính (Fry 1997; Bandiera và những
người khác 1997). Mặc dù chỉ số FLI được tính tốn cũng đã bao hàm chính sách tự
do hóa lãi suất, việc đưa biến LRR vào mơ hình sẽ mang tính chất kiểm định liệu có
tác động riêng lẻ của việc điều chỉnh lãi suất đến tình trạng bất ổn tài chính khơng.
4.2. Tập hợp mẫu nghiên cứu
Trong phần nghiên cứu của đề tài tác giả sử dụng nguồn số liệu theo quý trong
thời gian từ năm 1996 đến năm 2012. Nguồn số liệu3 chủ yếu được lấy từ IMF
(công cụ International Financial Statistics), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV),
Tổng Cục Thống kê (GSO).
Bảng 4.1 – Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

3


FIS

FLI

LRR

Mean

11.01264

0.432054

0.061146

Median

2.995550

0.407200

0.050000

Maximum

120.0000

0.838100

0.167000


Bảng chi tiết số liệu được trình bày ở phụ lục 2.

TIEU LUAN MOI download :


-19-

FIS

FLI

LRR

Minimum

0.310100

0.124400

0.000000

Std. Dev.

24.27630

0.239114

0.042234

Skewness


3.609180

0.037122

0.591808

Kurtosis

14.78598

1.639560

2.581822

Jarque-Bera

541.2065

5.259539

4.464818

Probability

0.000000

0.072095

0.107270


Sum

748.8597

29.37970

4.157900

Sum Sq. Dev.

39485.69

3.830757

0.119508

Observations

68

68

68

(Nguồn: tính tốn của tác giả dựa vào dữ liệu được trình bày ở Phụ lục 2)
Bảng mơ tả cho thấy về trung bình, chỉ số tính bất ổn tài chính đạt mức
11.01264, là chỉ số có giá trị trung bình cao nhất trong ba chỉ số. Độ biến thiên hay
độ lệch chuẩn của chỉ số tính bất ổn tài chính là 24.27630.
Độ biến thiên của chỉ số tự do hóa tài chính ở mức 0.239114. Độ biến thiên

nhỏ nhất là của lãi suất ở mức 0.042234.
Bảng 4.2 – Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu
FIS

FLI

FIS

1.000000

FLI

-0.443317

1.000000

LRR

-0.797160

0.497501

LRR

1.000000

(Nguồn: tính tốn của tác giả dựa vào dữ liệu được trình bày ở Phụ lục 2)
Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu cho thấy hệ
số tương quan của các biến độc lập rất nhỏ, khơng có cặp biến độc lập nào có hệ số


TIEU LUAN MOI download :


×