Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở tỉnh hà tĩnh trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.82 KB, 126 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CH MINH

Nguyễn thị nữ y

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
ở tỉnh hà tĩnh trong thời kú ®ỉi míi hiƯn
nay
Chun ngành

: Văn hóa học

Mã số

: 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa hc: PGS.TS PHạM DUY ĐứC

H NI - 2011


LêI CAM §OAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.
Tác gi

Nguyễn Thị Nữ Y



MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: VAI TRÒ CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HOÁ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

1.1. Lý luận chung về di sản văn hoá
1.2. Quan niệm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

7
7
19

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI
SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Khái quát về di sản văn hoá ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay
2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Hà Tĩnh
2.3. Đánh giá chung về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản

29
29
43

văn hoá ở tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây và những
vấn đề đặt ra


67

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP BẢO
TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở TỈNH

3.1. Phương hướng chung
3.2. Những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản
3.3. Một số kiến nghị

80
80
82
103

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

107
111
115

HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CHN,HĐH


:

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

DSVH

:

Di sản văn hố

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

LS - VH

:

Lịch sử - văn hoá

LS - VH - DT

:

Lịch sử - văn hoá - danh thắng

MTQG


:

Mục tiêu quốc gia


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Di sản văn hố (DSVH) là tài sản vơ giá, là sự hội tụ, kết tinh
những giá trị truyền thống đặc sắc được đúc kết từ ngàn đời của một vùng đất,
một dân tộc và của toàn nhân loại. DSVH là cơ sở nhận diện, là nét riêng đặc
trưng nhất của mỗi dân tộc khi gia nhập vào môi trường thế giới. DSVH Việt
Nam là tài sản vô cùng quý giá của toàn dân, kết tinh truyền thống dân tộc, do
các thế hệ người Việt Nam từ đời này qua đời khác sáng tạo nên trong suốt
trường kỳ lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nghị quyết Trung
ương 5 (khoá VIII) của Đảng đã khẳng định: “Di sản văn hố là tài sản vơ giá,
gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo
những giá trị mới và giao lưu văn hoá” [10, tr.63]. Chăm lo bảo tồn và phát
huy giá trị DSVH là chăm lo cho sự gắn kết giữa truyền thống - hiện tại tương lai; chăm lo bồi đắp cái cốt lõi của bản sắc dân tộc. Vì thế, cơng tác bảo
tồn và phát huy DSVH khơng chỉ là nhiệm vụ của riêng những người làm
công tác văn hố, mà cịn là trách nhiệm chung của Đảng, Nhà nước và toàn
xã hội, trở thành vấn đề quan tâm chung của mọi người. Đặc biệt trong thế
giới ngày nay đầy biến động, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học - công
nghệ, sự biến đổi khác thường của khí hậu, cùng các mối quan hệ đa dạng,
nhiều chiều, việc bảo vệ DSVH đang đứng trước những thách thức lớn, liên
quan đến nhiều vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ cảnh quan môi
trường, giữ gìn bản sắc dân tộc, chủ quyền quốc gia, quảng bá hình ảnh của
đất nước và sự giao lưu giữa các nền văn hố trong bối cảnh tồn cầu hố, hội
nhập và phát triển.
1.2. Hà Tĩnh là một địa bàn tụ cư của người Việt cổ từ hàng ngàn năm

trước và từng là “phên dậu” của nước Đại Việt xưa. Thiên nhiên và con người
Hà Tĩnh trong quá trình hội tụ và phát triển đã tạo dựng nên những lớp trầm
tích văn hố q báu và để lại cho mn đời sau một kho tàng DSVH vật thể


2
và phi vật thể to lớn. Dẫu bị mất mát, hoang phế ít nhiều bởi thời gian và
thiên tai, địch hoạ, nhưng đến nay Hà Tĩnh vẫn còn trên 500 di tích với đủ
loại hình, với nhiều điển hình, tiêu biểu so với cả nước và trong vùng về hệ
thống di tích lịch sử - văn hố - danh thắng, di tích lịch sử cách mạng, kiến
trúc nghệ thuật... Suốt một dải từ Bến Thuỷ đến Đèo Ngang và quanh vùng
đất “Cố đô Ngàn Hống”, hầu như nơi nào, địa danh nào cũng gắn liền với
những dấu ấn, chiến tích lịch sử, những danh nhân tên tuổi rạng ngời sử sách
dân tộc và những truyền thuyết kỳ thú. Từ những danh lam thắng cảnh hữu
tình đến những di tích lịch sử, văn hoá - tâm linh nổi tiếng hấp dẫn. Từ một
nền văn nghệ dân gian dồi dào mà đậm đà chân chất với những thôn, làng nổi
tiếng về hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều, hát ví phường vải; nhiều làng nề nếp,
phong lưu có nhiều lễ hội phong phú; nhiều làng truyền thống với những làn
điệu hị, ví giặm đò đưa nức tiếng đã để lại cho vùng quê Hà Tĩnh và đất nước
những áng thơ văn bất hủ, những trước tác quý giá và những khí phách kiên
trung... tất cả đã tạo nên một không gian văn hố đặc sắc cho mảnh đất nơi
đây. Đó là những giá trị văn hoá đặc sắc, bồi đắp cho tâm hồn và cốt cách
người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ.
Hiện nay tốc độ CNH, HĐH, đơ thị hố đang đặt ra yêu cầu bức thiết
đối với việc bảo vệ, phát huy DSVH ở Hà Tĩnh. Cũng như nhiều địa phương
khác trong cả nước, Hà Tĩnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đó là việc giữ gìn bản sắc dân tộc không
bị mai một trong thời kỳ đất nước mở cửa, giao lưu hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng; là việc giải quyết tốt bài toán kết hợp hài hoà giữa mục tiêu
phát triển kinh tế và mục tiêu phát triển văn hố đảm bảo tính bền vững; đó là

việc khai thác các giá trị DSVH, khiến nó trở thành động lực, nguồn lực cho
sự phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, các DSVH vật thể có thời gian tồn tại từ
lâu đời, chủ yếu xây dựng bằng gạch, gỗ nên phần lớn đã xuống cấp nghiêm
trọng. Hơn nữa, trải qua thăng trầm của lịch sử, các DSVH nằm ở nhiều tầng
lịch sử khác nhau, nhiều di tích, di vật lịch sử chưa được quan tâm nghiên cứu


3
và đánh giá đúng mức, chưa được lập hồ sơ xếp hạng, kiểm kê để bảo vệ và
phát huy; không ít DSVH phi vật thể đang bị rơi vào lãng quên, thất truyền.
Với mong muốn góp phần vào việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH
dân tộc, phát huy vai trị của văn hố đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
ở tỉnh Hà Tĩnh, một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, người viết đã chọn
nghiên cứu đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Hà Tĩnh
trong thời kỳ đổi mới hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo thạc sỹ văn
hoá học tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo tồn và phát huy DSVH trong thời đại ngày nay không chỉ là nhiệm
vụ của mỗi quốc gia, dân tộc, mà đã trở thành vấn đề mang tính tồn cầu. Từ
nhiều năm nay, Tổ chức Văn hố, Giáo dục và Khoa học của Liên hiệp quốc
(UNESCO) đã lấy ngày 18/5 hàng năm là ngày Bảo tàng Thế giới; nhiều tổ
chức phi chính phủ về bảo vệ DSVH mang tính khu vực và quốc tế đã lần
lượt ra đời để cùng nhau phối hợp bảo vệ DSVH của nhân loại.
Ở nước ta, vấn đề bảo tồn và phát huy DSVH sớm được quan tâm. Sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi nước nhà mới giành được độc lập, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh Bảo tồn cổ di tích trên tồn lãnh thổ Việt
Nam. Đến năm 2001, Luật Di sản văn hoá được ban hành và năm 2009 đã
được sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Đảng và Nhà nước ta luôn chủ
trương nhất quán trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH của dân
tộc. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến DSVH ở nước ta đã

cơng bố trong những năm gần đây, có thể kể đến như:
Cuốn sách Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân
tộc (1997) của GS,TS. Hoàng Vinh. Trên cơ sở những quan niệm DSVH của
quốc tế và Việt Nam, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận về DSVH, đồng
thời bước đầu vận dụng nghiên cứu DSVH nước ta.
Trong sách Bảo vệ DSVH phi vật thể (2007), do Bộ VH,TT&DL phát
hành, GS,TS. Ngô Đức Thịnh đã bàn đến Văn hoá phi vật thể: Bảo tồn và
phát huy.


4
Năm 2005, Nxb Văn hố Thơng tin - Viện Văn hố đã phát hành Cơng
trình nghiên cứu Vai trị của văn hố trong CNH, HĐH nơng thơn vùng đồng
bằng sơng Hồng do PGS, TS Lê Quý Đức chủ biên. Công trình Một con
đường tiếp cận (2006) do Bộ Văn hố - Thông tin ấn hành, đã tập hợp nhiều
bài nghiên cứu về lý luận DSVH cũng như thực tiễn. Trên Tạp chí Cộng sản
số 20 (2003), PGS, TS. Nguyễn Văn Huy đề cập Một số vấn đề bảo tồn và
phát huy những DSVH các dân tộc hiện nay. Bài báo Bảo tồn DSVH phi vật
thể ở nước ta hiện của PGS,TS. Nguyễn Chí Bền (Báo Văn hố năm 2007) đã
bàn sâu về cách thức bảo tồn văn hóa phi vật thể hiện nay.
Trên các tạp chí chuyên ngành như: Di sản văn hoá, Thế giới di sản,
Nguồn sáng, Văn hoá dân gian, Văn hoá nghệ thuật… và đã đăng tải nhiều bài
nghiên cứu về bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc.
Ở Hà Tĩnh, trong những năm gần đây trong một số tập sách, các cơng
trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian như
Ninh Viết Giao, Thái Kim Đỉnh, Võ Hồng Huy; các tác giả Trần Tấn Hành,
Phạm Đức Ban, Võ Hồng Hải, Phan Thư Hiền, Nguyễn Trí Sơn… bước đầu
đã đề cập đến DSVH Nghệ Tĩnh, DSVH Hà Tĩnh và một số nội dung công tác
bảo tồn, phát huy giá trị DSVH ở Hà Tĩnh.
Nhìn chung những cơng trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp nhiều

thông tin quan trọng về lý luận và thực tiễn về kho tàng DSVH rất đa dạng,
phong phú của đất nước ta nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, nhưng cho đến
nay vẫn chưa có cơng trình chuyên biệt nào đề cập đến thực trạng bảo tồn và
phát huy giá trị DSVH vật thể và phi vật thể của Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi
mới. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hoá ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới hiện nay” để nghiên cứu và làm
luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành văn hố học với mong muốn sẽ
góp phần vào việc khắc phục sự thiếu hụt này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục tiêu: Trên cơ sở nhận thức về vai trò của DSVH đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, luận văn tập trung nghiên


5
cứu thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở tỉnh Hà Tĩnh trong những
năm qua, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
của công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về DSVH; về vai trò của việc bảo
tồn và phát huy giá trị DSVH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà
Tĩnh hiện nay.
- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở Hà Tĩnh
trong những năm vừa qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn
DSVH và khai thác giá trị DSVH vào việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy
giá trị DSVH ở Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới.
Về thời gian: Từ năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh (1991) đến nay.

Về không gian: Các DSVH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của DSVH và tính kế thừa trong sự phát
triển văn hoá; về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc bảo
tồn và phát huy DSVH.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành như: văn
hoá học, bảo tàng học, lịch sử, xã hội học, đặc biệt chú ý phương pháp chuyên
ngành bảo tồn bảo tàng.


6
Ngồi ra người viết cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: điều
tra xã hội học, thống kê, phân loại, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so
sánh, logic và lịch sử… nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã
đề ra.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về DSVH và khẳng
định vai trò to lớn của bảo tồn và phát huy DSVH đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đã khảo sát, đánh giá
một cách tổng thể thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở tỉnh Hà Tĩnh
trong những năm vừa qua, đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị để
nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc bảo tồn và phát huy DSVH của tỉnh
trong thời gian tới.
- Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
lãnh đạo, quản lý văn hố của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, của ngành Văn hố nói

chung; đồng thời đây cũng là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy, học tập về lĩnh vực văn hoá học và quản lý văn hoá ở các trường
cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu văn hoá ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Nội dung, luận văn gồm 3 chương với 8 tiết.


7
Chương 1
VAI TRÒ CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
VĂN HOÁ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA

1.1.1. Quan niệm về di sản văn hoá
Di sản văn hoá với tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quá
trình lịch sử khá lâu dài. Thuật ngữ này được hình thành và biết đến từ cuộc
cách mạng tư sản Pháp 1789. Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý
tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau
cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản. Để tránh sự thất
thoát và phá hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm
kê, mô tả sắp xếp, phân loại các cơng trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên
nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia. Di sản lúc đó được hiểu như ý niệm
về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân chứ khơng phải của riêng một ai,
đó là “ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [21, tr.90].
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định
nghĩa: “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho
thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện
nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai” [27, tr.140].
Đề tài DSVH ngày càng được nhiều người quan tâm nghiên cứu.

Trong những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về DSVH với
các góc độ khác nhau, với nhiều cách phân loại khác nhau phục vụ các mục
đích nghiên cứu khác nhau. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu có quan
niệm tương đối thống nhất về DSVH, dù nó tồn tại dưới dạng vật chất hay
tinh thần nhưng đều là những thành quả sáng tạo của nhân dân, có giá trị to
lớn trong đời sống tạo nên sức sống mãnh liệt của một dân tộc.
Theo “Từ điển tiếng Việt” (Nxb Hà Nội 1992) thì di sản là cái của
thời trước để lại; cịn văn hố là tổng thể nói chung những giá trị vật chất


8
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong q trình lịch sử [58]. Tổng hợp
các ý nghĩa nói trên, DSVH được hiểu là những gì con người sáng tạo ra,
khám phá ra và đã bảo vệ, giữ gìn được của quá khứ còn tồn tại trong cuộc
sống đương đại và tương lai. Như vậy, DSVH được hiểu như là tài sản, là báu
vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. DSVH bao gồm những sản phẩm
vật chất và phi vật chất, sản phẩm hữu hình hay vơ hình do con người sáng
tạo ra. Các sản phẩm hữu hình như cơng trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm
mỹ thuật và thủ công tinh xảo… Các sản phẩm phi vật chất là các giá trị tinh
thần, truyền thống và phong tục tập quán, thị hiếu của mỗi cộng đồng. Khái
niệm DSVH còn bao hàm cả di sản thiên nhiên do con người khám phá ra và
bảo vệ, tôn tạo chúng.
Theo Công ước về bảo vệ DSVH và tự nhiên của thế giới được UNESCO
thông qua tại kỳ họp thứ 17 năm 1932 tại Pari thì DSVH được hiểu là:
Các di tích: Các cơng trình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ hoành tráng,
các yếu tố hay kết cố có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động với các
nhóm hay yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật
hay khoa học.
Các quần thể: Các nhóm cơng trình đứng một mình hoặc quần tụ có giá
trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến

trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.
Các thắng cảnh: Các cơng trình của con người hoặc cơng trình của con
người kết hợp với cơng trình của tự nhiên cũng như các khu vực kể cả các di
chỉ khảo cổ học có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ,
dân tộc học hoặc nhân chủng học [55].
Giai đoạn thập kỷ 70 - thế kỷ XX, UNESCO có quan điểm phân chia
khá rõ về DSVH và di sản thiên nhiên hay còn gọi là di sản tự nhiên. Năm
1992, Uỷ ban Di sản thế giới đã đưa ra khái niệm mới đối với di sản hỗn hợp
hay cịn gọi là cảnh quan văn hố để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi
bật giữa văn hoá và thiên nhiên của một số khu di sản.


9
Như vậy, UNESCO đã đề cao các giá trị của các di sản về phương diện
lịch sử, nghệ thuật hay khoa học hoặc thẩm mỹ, dân tộc học, nhân chủng học.
UNESCO cũng đề cao vai trò của các quốc gia tham gia Công ước phải xác
định và phân định những tài nguyên thuộc loại DSVH hay di sản thiên nhiên
để bảo vệ, bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai trên từng lãnh thổ của
mình. Tuy nhiên, việc phân định hoặc những quan niệm khác nhau về DSVH
và di sản thiên nhiên cũng chỉ tương đối, bởi bất cứ DSVH nào cũng không
tránh khỏi khung cảnh thiên nhiên mà nó tồn tại và chịu sự chi phối, tác động
của yếu tố thiên nhiên. Và ngược lại, trong các di sản thiên nhiên lại ẩn chứa
các yếu tố văn hố, lịch sử và các cơng trình, sự sáng tạo của con người.
Luật Di sản văn hoá (năm 2001) của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khẳng định: DSVH là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
và là một bộ phận của DSVH nhân loại có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của nhân dân ta. Điều 1 của Luật Di sản văn hóa ghi rõ: “DSVH
bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [51, tr.12].

Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo
thời gian. Ngày nay khái niệm di sản khơng hồn tồn đồng nhất với khái
niệm tài sản từ quá khứ. Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứ cũng
được coi là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ đã
được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ quá
khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu, nguyện vọng,
mong muốn của xã hội hiện đại. Do đó, sự ra đời của Luật Di sản văn hóa cùng
với các văn bản hướng dẫn đi kèm đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm
tăng cường nhận thức và hành động cho toàn xã hội, tăng cường sự hiểu biết về
di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho tàng DSVH của dân tộc.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn
Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là


10
thành viên của Ủy ban liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt
động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Cơng ước này. DSVH là yếu
tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội.
DSVH Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Vì vậy, bảo tồn và phát huy các giá
trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm
phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống
tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
DSVH Việt Nam khi được bảo tồn, kế thừa và phát huy sẽ có tác dụng tích
cực trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đương đại, kết gắn chặt
chẽ với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập

ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
1.1.2. Phân loại di sản văn hoá
Cũng giống như sự phân chia cấu trúc của văn hóa, người ta chia
DSVH thành nhiều loại khác nhau, theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc mục
đích nghiên cứu, quản lý. Thông thường ta gặp các cách phân loại như sau:
DSVH vật thể - DSVH phi vật thể; DSVH hữu hình - DSVH vơ hình; DSVH
tĩnh - DSVH động.
Theo UNESCO tại phiên họp thứ 32 (tháng 10/2003) đã thống nhất quan
niệm rằng: Di sản văn hoá bao gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể [56].
Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm văn hóa có thể “sờ thấy
được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới
dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét,
màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật
thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt.


11
Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản
thân con người. DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn
của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. DSVH vật thể
luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc.
Di sản văn hóa phi vật thể là dạng thức tồn tại của văn hóa khơng phải
chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong khơng gian và thời gian, mà nó
tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con
người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao
tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ đó người ta có thể nhận biết được sự tồn tại của
văn hóa phi vật thể.
Đặc trưng rõ nhất của văn hóa phi vật thể là nó ln tiềm ẩn trong tâm
thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động của
con người. Văn hóa phi vật thể được lưu giữ trong thế giới tinh thần của con

người và thông qua các hình thức diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động trong
tư cách một hiện tượng văn hóa.
“DSVH phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện,
biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các cơng cụ, đồ vật, đồ tạo tác và
các khơng gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và một số
trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần DSVH của họ. Được
chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, DSVH phi vật thể được các cộng
đồng và nhóm khơng ngừng tái tạo để thích nghi với mơi trường và mối quan
hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành
trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tơn trọng
đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người” [57].
Cũng giống như DSVH vật thể, các hiện tượng văn hóa phi vật thể
cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của
thời gian, bởi sự vô ý thức của con người. Trong thực tế, người ta thường có
xu hướng thêm, bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi
vật thể. Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức của


12
cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc vào
cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất ngờ). Hơn nữa,
văn hóa phi vật thể cịn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do
sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại.
Trên cơ sở đồng thuận với quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn
hoá của Việt Nam phân loại DSVH gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể.
Theo Luật Di sản văn hoá: “DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được
lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu
giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp

sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri thức về y, dược học
cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri
thức dân gian khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm các di tích LSVH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia. Di tích lịch sử - văn hố là cơng trình xây dựng, địa điểm và các
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa
điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá
trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị
lịch sử, văn hoá, khoa học. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị
tiêu biểu về lịch sử, văn hố, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. Bảo
vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu
biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học” [51, tr.13].
Việc phân loại DSVH như trên (DSVH vật thể và DSVH phi vật thể)
cũng chỉ mang tính chất tương đối. Bởi mọi hiện tượng văn hố đều có phần
vật thể và phần phi vật thể, chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Bởi vậy,
nghiên cứu DSVH cần phải đặt DSVH vật thể và DSVH phi vật thể trong mối


13
quan hệ tương tác không thể tách rời, như vậy mới hiểu rõ được giá trị vật
chất và giá trị tinh thần của DSVH đối với đời sống xã hội.
1.1.3. Vai trị của di sản văn hố
DSVH là tài sản văn hoá của các thế hệ trước để lại, “là tài sản vô giá,
gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo
những giá trị mới và giao lưu văn hoá” [10, tr.63]. Vì vậy, DSVH giữ vai trị
quan trọng và trở thành nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. DSVH Việt Nam là kết tinh trí tuệ, tình cảm từ ngàn đời của các thế hệ
cha ông. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng cho đến ngày

nay chúng ta vẫn gìn giữ được một kho tàng DSVH vơ cùng phong phú và đa
dạng. Nhờ kho tàng DSVH ấy, thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau có được
bệ đỡ vững chắc về truyền thống lịch sử, bề dày văn hoá của dân tộc Việt
Nam hào hùng để tiến bước vững chắc vào tương lai. DSVH Việt Nam phản
ánh tinh thần, truyền thống, tình cảm, bản lĩnh, trách nhiệm cũng như cách
ứng xử của con người Việt Nam trước những biến cố của tự nhiên và lịch sử.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày nay, việc nhận thức đúng chức
năng xã hội của DSVH, vai trò của DSVH đối với sự phát triển văn hoá và
phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề hết sức cần thiết. Vai trị đó được thể
hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, là bộ phận quan trọng của văn hóa, DSVH tạo nên mơi
trường văn hóa của các cộng đồng.
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai ni dưỡng đời sống cá nhân và cộng
đồng. Loài người tồn tại và phát triển được nhờ vào hai hệ sinh thái có quan
hệ biện chứng, tác động lẫn nhau: sinh thái tự nhiên (đại tự nhiên) và sinh thái
văn hóa (cái nhân tạo).
Trong sinh thái văn hóa, DSVH chiếm một vị trí đáng kể so với những
sản phẩm, giá trị văn hóa mới được sáng tạo ra trong hiện tại. Mơi trường văn
hóa chính là sinh thái văn hóa được trừu tượng hóa khi tách các yếu tố, các
giá trị văn hóa ra khỏi những cá nhân, những nhóm cộng đồng cụ thể, trong
đó các DSVH vật thể và phi vật thể là yếu tố cơ bản.


14
DSVH được tích tụ trong thời gian tạo nên mơi trường đại tự nhiên.
Quan trọng hơn nó giúp con người có được năng lực mang bản chất người để
phát triển trên nền tảng văn hóa mà mình đã sáng tạo ra. Con người chính là
sự tích hợp những yếu tố của hai mơi trường tự nhiên và văn hóa, là sự tích
hợp của DSVH quá khứ với sự sáng tạo văn hóa mới của xã hội hiện tại.
DSVH có vai trò bảo tồn, bảo vệ sự sống của con người.

Các DSVH thức tỉnh ý thức bảo vệ môi trường, trước hết là bảo vệ
chính các di sản đó. Các DSVH gắn bó với mơi trường và bao quanh con
người nên bảo vệ chúng chính là bảo vệ mơi trường sống. Ông J.SteWard nhà
nhân học hiện đại người Đức cho rằng: “Những nền văn hóa ở trong những
mơi trường tương tự sẽ có xu hướng phát triển theo những q trình giống
nhau và sẽ tạo nên những đáp trả tương tự đối với những thách thức của mơi
trường”. Ơng gọi “những đặc điểm văn hóa đó kết hợp chặt chẽ với những
phong tục là hạt nhân văn hóa” [49, tr.5].
Thứ hai, DSVH là cơ sở để giáo dục truyền thống, là cơ sở lựa chọn
giá trị văn hóa mới, động lực tinh thần của xã hội.
DSVH là yếu tố cơ bản tạo nên truyền thống. Truyền thống là cái cũ đã
trở thành thói quen, thành nền nếp được truyền lại và được tiếp nối trong hiện
tại, nó bao gồm cái cũ đang được phát huy. Kế tục truyền thống là làm cho
truyền thống mang tính liên tục, khơng bị đứt đoạn. Cịn bản sắc dân tộc là
đặc tính dân tộc, là cốt cách dân tộc được biểu hiện ở hệ giá trị dân tộc, được
cả cộng đồng lựa chọn, thừa nhận, chấp nhận trên nền cảnh lịch sử của cộng
đồng, được đem vào vận hành trong đời sống cộng đồng.
Bản sắc dân tộc Việt Nam theo quan điểm của Đảng ta, đó là “những
giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được
vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là lịng
u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng
đồng, gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc, lịng nhân ái, khoan dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý, đức cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong
ứng xử, giản dị trong lối sống” [10, tr.56].


15
Các nhà xã hội học hiện đại cho rằng bản sắc văn hóa của dân tộc có
hai đặc điểm:
- Là hệ thống văn hóa đã được định hình, phát triển trong suốt tiến trình

lịch sử dân tộc, bản sắc văn hoá của dân tộc là cái căn cước mang đậm diện mạo,
trí tuệ, tâm hồn và phong cách dân tộc. Nó thẩm thấu vào mọi hoạt động vật chất,
tinh thần và cả trong sinh hoạt cá nhân của các thành viên trong mỗi dân tộc.
- Luôn luôn biến đổi phát huy trong hiện tại, tuy nhiên phải tùy thuộc
vào nhận thức và nhu cầu có tính lịch sử - cụ thể. Đây chính là nguyên nhân
dẫn đến sự khác nhau trong việc đánh giá và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
ở mỗi thời kỳ, mỗi khơng gian lịch sử cụ thể. Khi nói đến bản sắc dân tộc
cũng cần nói đến các giá trị đặc trưng của văn hóa tộc người, do tộc người
nào đó tạo nên hoặc tiếp biến văn hóa ngoại lai trên cơ sở các giá trị dân tộc.
Trong DSVH của một dân tộc có chứa đựng những giá trị văn hóa của
dân tộc trong quá khứ, làm cơ sở cho sự chuyển đổi thành giá trị mới, làm cho
bản sắc dân tộc luôn luôn được khẳng định và trường tồn cùng dân tộc. Trong
một nền văn hóa dân tộc nếu di sản bị chối bỏ thì nền văn hóa ấy sẽ mất bản
sắc, tự đánh mất mình. Bản sắc văn hóa giống như cái màng lọc để lựa chọn
những yếu tố mới được sáng tạo ra. Cái nào phù hợp (có giá trị), tiến bộ sẽ
được phát triển, cái không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
Mặt khác DSVH còn là tiền đề, là cơ sở cho sự sáng tạo cái mới. Nếu
khơng có cái cũ thì khơng có cái mới. Cái mới chỉ ra đời trên cơ sở kế thừa và
phát triển trên cơ sở cái cũ. Hơn nữa DSVH còn là “nguyên liệu”, “vật liệu”
cho sự phát triển văn hóa bằng sự tích lũy vốn liếng văn hóa của q khứ.
DSVH cịn là đối tượng cho sự tiếp thu, cải biến để phát triển. Quan trọng
hơn, DSVH của các thời đại trước tạo ra những nấc thang cho sự phát triển
văn hóa của thời đại sau. Mỗi lần cái mới xuất hiện bằng sự phủ định biện
chứng cái cũ là một lần đánh dấu sự tiến bộ của văn hóa. Trong mối quan hệ
nhân quả đó, vai trị của DSVH hết sức to lớn: khơng có di sản thì khơng có
cái mới, khơng có cái mới thì khơng có sự phát triển.


16
Thứ ba, DSVH là một bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội,

định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghị quyết TW5 (khóa VIII) của Đảng khẳng định: “Văn hóa là nền
tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội” [10, tr.55]. Trong nền văn hóa của mỗi dân tộc bao giờ cũng có
sự hiện hữu của các DSVH của nó. Do vậy, DSVH hiển nhiên là yếu tố cơ
bản của nền tảng tinh thần của xã hội.
DSVH là một bộ phận hợp thành của nền tảng tinh thần xã hội, tạo điều
kiện ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. DSVH giữ vai trị cấu thành
mơi trường sống mà cụ thể là mơi trường sinh thái văn hố của con người,
nếu thiếu mơi trường này thì con người khơng thể tồn tại được. Có thể nói,
các giá trị trong DSVH của các thời kỳ khác nhau đều có thể đồng hành tồn
tại và tác động cùng một lúc vào đời sống hiện tại với những hiệu quả khác
nhau, như vấn đề hình thành mơi trường sinh thái văn hố, hay vấn đề hình
thành ý thức của cá nhân và cộng đồng trong suốt tiến trình lịch sử, tạo nên sự
tiếp nối của truyền thống văn hoá. Như vậy, các DSVH đã ảnh hưởng trực tiếp
đến các vấn đề về nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, thơng tin, tích luỹ, bảo quản
kinh nghiệm lịch sử… Do vậy, DSVH có tác động rất lớn trong việc xây dựng
nền văn hoá mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Học giả Đào Duy Anh từ năm 1938 đã đưa ra quan điểm: “Ta muốn trở
nên một nước cường thịnh vừa về vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn
hóa cũ làm thế, mà lấy văn hóa mới làm dụng, nghĩa là khéo léo điều hòa tinh
túy của văn hóa phương Đơng với những điều sở trường về khoa học và kỹ
thuật của văn hóa Tây phương” [1, tr.27]. Điều đó đã nói lên rằng: vai trị nền
tảng tinh thần của văn hóa dân tộc (trong đó có các DSVH) đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội là rất to lớn. Tổng kết kinh nghiệm về sự thành công của
nước Nhật, ông viết: “Nước Nhật Bản ở phương Đơng vì biết bắt chước văn
hóa vật chất ấy cho nên chỉ nửa thế kỷ sau đã trở thành một nước phú cường.
Song Nhật Bản chỉ bắt chước của châu Âu những khoa học kỹ thuật mà vẫn



17
giữ nền văn hóa của phương Đơng, cho nên văn hóa vật chất khơng thể làm
cho xã hội tổ chức của họ lay động vỡ lở” [1, tr.46].
Người Nhật Bản gọi DSVH là “tài sản văn hoá” vừa mang ý nghĩa tinh
thần, vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế. Nhìn nhận DSVH Việt Nam, một nhà
kinh doanh Pháp, ơng Jean Cois Dugard đã nói: “Các bạn nằm ngủ trên một
DSVH lớn, một tiềm năng kinh tế khổng lồ. Các bạn chưa đánh giá đúng,
chưa khai thác hết sức mạnh và lợi nhuận mang lại từ lăng tẩm, cung điện
kia” [47, tr.21]. Lẽ tất nhiên, trong phát triển kinh tế cần phải nhận thấy rõ vai
trò cũng như mối quan hệ tương hỗ giữa DSVH và phát triển kinh tế một cách
đúng đắn. Tổng Giám đốc UNESCO, F.Mayor trong lễ phát động Thập kỷ thế
giới văn hố vì phát triển đã đưa ra quan điểm: “Từ nay trở đi, văn hố (bao
gồm cả DSVH) cần coi mình như một nguồn cổ suý trực tiếp cho phát triển
và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hố giữ vị trí trung tâm, một vai trị
điều tiết xã hội”. Ơng viết: “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển
kinh tế mà tách rời mơi trường văn hố thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân
đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng sáng tạo của
nước ấy sẽ bị suy yếu đi rất nhiều” [6, tr.24].
Ngày nay với tinh thần đổi mới và mở cửa hội nhập với thế giới, chúng
ta lại một lần nữa ý thức đầy đủ hơn vai trò của văn hóa dân tộc trong việc
định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tăng trưởng kinh tế nói
riêng. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị
truyền thống là làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành
cái bóng mờ của người khác, dân tộc khác.
Nếu biết phát huy các giá trị tinh thần trong DSVH dân tộc, biến di sản
tinh thần thành ý chí, sức mạnh phục hưng đất nước sẽ tạo nên một động lực
lớn vượt qua sự nghèo khó và mọi thách thức. Các giá trị tinh thần truyền
thống nếu được nuôi dưỡng trong tâm hồn dân tộc sẽ điều chỉnh, điều tiết cân
bằng của xã hội, làm bớt đi những tiêu cực, những mặt trái của cơ chế kinh tế
thị trường, sự phát triển chệch hướng của khoa học kỹ thuật hiện đại. Từ kinh



18
nghiệm phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, từ thực tiễn đời
sống dân tộc, chúng ta thấy được DSVH chính là nguồn “năng lực mềm” của
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, DSVH thúc đẩy việc giao lưu, tiếp biến văn hoá được vận
thơng, làm cho văn hố dân tộc và nhân loại phát triển đa dạng.
Q trình phát triển văn hóa dân tộc là q trình khơng ngừng sáng tạo
những giá trị văn hóa mới, đồng thời tiếp biến những yếu tố ngoại lai, biến
đổi chúng thành yếu tố nội sinh trên cơ sở bản sắc dân tộc. Do vậy, vấn đề đặt
ra là phải dựa vào các yếu tố cốt lõi của bản sắc dân tộc để kế thừa và tiếp
biến các giá trị văn hóa mới. Trong xu thế phát triển đa dạng của văn hóa,
DSVH dân tộc góp phần vào việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa, tạo ra sự hiểu
biết lẫn nhau, hình thành tinh thần hịa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân
tộc và toàn nhân loại. Năm 1946, sau khi xem bảo tàng các dân tộc ở Pari,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: Các dân tộc dù có những biểu hiện
khác nhau về văn hóa như thế nào thì họ cũng “đều yêu sự lành, ghét sự dữ”.
Điều đó nói lên rằng chính các di sản văn hóa của các dân tộc thể hiện khát
vọng về hịa bình, hữu nghị. Nhờ đó mà các dân tộc có sự giao lưu, hợp tác để
cùng nhau bảo vệ hịa bình, bảo vệ sự sống còn của nhân loại.
DSVH là cơ sở để giao lưu văn hóa với nước ngồi, qua đó khẳng định
lịng tự hào dân tộc, quảng bá, giới thiệu những thành tựu văn hóa dân tộc với
bạn bè quốc tế. Trong giao lưu văn hóa thì DSVH ln ln giữ vai trò như
màng lọc những yếu tố, những giá trị văn hóa ngoại lai. DSVH có nhiệm vụ là
nguồn vật liệu, là xúc tác của quá trình giao lưu, tiếp biến được vận thơng để
làm phong phú văn hóa các dân tộc và tồn nhân loại. Đồng thời phát huy tính
đặc sắc của các nền văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa các dân tộc và nhân loại
phát triển vừa mang tính đa dạng, vừa mang tính thống nhất.
DSVH với những biểu hiện nhiều mặt của nó, làm sợi dây cố kết cộng

đồng vững chắc khi nó hướng con người trở về với cội nguồn, với những giá
trị thiêng liêng từ ngàn đời. Từ đó thức dậy ý thức tự chủ, tự cường dân tộc,


19
kết nối con người vào cộng đồng, kết nối hiện tại vào trong truyền thống.
DSVH chính là sự hội tụ sức mạnh tổng thể của toàn dân tộc.
Từ nhận thức đúng vai trò cũng như tầm quan trọng của DSVH trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta sẽ có những chính sách,
giải pháp nhằm hướng đến bảo tồn và phát huy những giá trị của DSVH đúng
hướng. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, văn hóa được nhìn nhận như là
động lực để phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống DSVH được coi là tài sản,
nguồn lực để phát triển kinh tế. Song việc thực hiện các nhiệm phát triển kinh
tế xã hội phải gắn với việc bảo vệ, giữ gìn các DSVH. Việc khai thác những
nguồn lực từ DSVH phải hướng đến cả hai chức năng là kinh tế và văn hóa.
Nếu như chỉ chú trọng tới lợi ích kinh tế mà không quan tâm đến việc bảo tồn,
tôn tạo sẽ dẫn đến nguy cơ làm biến dạng và phá hủy tài sản văn hóa của đất
nước. Vì vậy, chúng ta phải “Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), để từ đó thấy được
vai trị to lớn của DSVH đối với sự xây dựng đất nước và phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của nước ta hiện nay” [10].
1.2. QUAN NIỆM VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

1.2.1. Quan niệm về bảo tồn di sản văn hoá
Theo Từ điển Tiếng Việt “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi” [52, tr.261].
Trong nghiên cứu, cũng như trong hoạt động bảo tồn thường bắt gặp ba
từ: bảo quản, bảo vệ và bảo tồn.
Bảo quản mang nghĩa sử dụng những biện pháp kỹ thuật để gìn giữ,
chăm sóc đối tượng được ngun vẹn tồn tại lâu dài. Bảo vệ chứa đựng nội
dung thực hành các hoạt động mang tính chất pháp lý hay nói cách khác bảo

vệ là giữ khơng để cho bị xâm phạm [45, tr.289]. Bảo tồn mang nghĩa rộng
hơn, là hoạt động giữ gìn một cách an tồn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc
phá hoại, hay nói cách khác bảo tồn có nghĩa là bảo quản kết cấu một địa
điểm ở hiện trạng và hãm sự xuống cấp của kết cấu đó [45, tr.289].


20
Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình
thành, ý nghĩa của DSVH nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài về vật
chất cho DSVH và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi
phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của
xã hội. Công tác bảo tồn DSVH có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt
động như:
Bảo tồn nguyên trạng
Trùng tu
Gia cố
Tái định vị
Phục hồi
Tái tạo - làm lại
Qui hoạch bảo tồn.
Trong tiến trình lịch sử, hoạt động bảo tồn DSVH xuất hiện ngay từ khi
con người ý thức được giá trị của DSVH trong đời sống, đồng thời hiểu được
mối nguy hại do tác động của thiên nhiên và chính con người gây ra, họ đã
khơng ngừng tìm kiếm các biện pháp bảo tồn. Trong lịch sử bảo tồn theo cơ
sở khoa học được hình thành và phát triển từ Pháp vào giữa thế kỷ 19. Cho
đến vài thập kỷ gần đây, bảo tồn DSVH trở thành mối quan tâm của nhiều
giới khoa học và là điểm nóng chú ý của xã hội. Ở nhiều nước bảo tồn DSVH
trở thành một ngành học có tính chun mơn cao, người ta áp dụng các quy
tắc chung về bảo tồn theo các qui ước chung của cộng đồng quốc tế.
Năm 1954, UNESCO đưa ra Nghị định về bảo tồn di sản văn hóa.

Năm 1964, tổ chức ICOMOS (Hội đồng Quốc tế các di tích và di chỉ)
cho ra đời Hiến chương Venice về bảo tồn và trùng tu di tích, di chỉ. Hiến
chương này nhấn mạnh việc bảo tồn địi hỏi phải giữ gìn tính ngun gốc, có
nghĩa khơng được phép làm thêm hay bớt đi mà phải bảo tồn nguyên vẹn:
“Khi hãy còn là một khung cảnh truyền thống thì khung cảnh đó phải được
bảo vệ. Khơng một cơng trình xây dựng gì mới, một sự phá hoại hoặc sửa


21
sang nào mà làm biến đổi mối tương quan giữa khối hình và màu sắc được
phép tiến hành” [36, tr.346].
Năm 1972, Công ước về việc bảo tồn các DSVH và thiên nhiên thế giới
do UNESCO đề xướng và khởi thảo chính thức có hiệu lực dựa trên tinh thần
tơn trọng Hiến chương Venice.
Năm 1981, Hiến chương Burra ra đời nhằm bổ sung thêm cho Hiến
chương Venice, chủ chương xử lý thận trọng sự thay đổi: làm mọi việc cần
thiết để để bảo tồn di sản, song mặt khác càng ít thay đổi càng tốt để di sản
giữ được tối đa giá trị văn hóa của nó.
Năm 1994, Văn kiện Nara về tính nguyên gốc đã nhấn mạnh tính đa
dạng văn hóa và đa dạng di sản, “tùy theo tính chất của DSVH, bối cảnh văn
hóa của di sản đó và sự biến chuyển của nó trong thời gian mà phán xét về
tính ngun gốc có thể được gắn với một loạt các nguồn thông tin khác nhau.
Các dạng thông tin có thể bao gồm hình thức và thiết kế, vật liệu và chất liệu,
cách sử dụng và chức năng, truyền thơng và kỹ thuật, vị trí và nơi dựng lập,
tinh thần và cách thực hiện, những yếu tố bên trong và bên ngồi di sản. Việc
sử dụng những nguồn thơng tin đó sẽ cho phép dựng lên được các chiều kích
nghệ thuật, lịch sử, xã hội và khoa học của DSVH được khảo sát” [59]. Văn
kiện này mở ra một con đường mới, lối suy nghĩ thoáng hơn và linh hoạt hơn
tùy theo tính chất, hồn cảnh cụ thể để mà phán xét về tính nguyên gốc của
DSVH. Tuy nhiên văn kiện Nara vẫn khẳng định vị trí khơng thể thay đổi của

Hiến chương Venice về tính nguyên gốc của DSVH.
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng
thức vốn có của nó. Bảo tồn là khơng để mai một, khơng để bị thay đổi, biến
hóa hay biến thái. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ bảo tồn khơng có
khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối
tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị
đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức
khác nhau của đối tượng được bảo tồn.


×