Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.2 KB, 129 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), xem đây là một trong những
khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của mình. Trong điều kiện Đảng cầm
quyền, lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) và công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước hiện nay,
công tác này càng được coi trọng hơn nhằm góp phần nâng cao trình độ trí
tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Nói về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận
chính trị (LLCT) trong tổ chức các hoạt động phong trào cách mạng cho quần
chúng nhân dân, V.I. Lênin đã viết: "Không có lý luận cách mạng thì cũng
khơng thể có phong trào cách mạng" [40, tr.30]. Ngay từ những ngày đầu của
cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn coi trọng
công tác huấn luyện, giáo dục LLCT cho CB, ĐV bởi "Chỉ Đảng nào được
một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm trịn vai trị chiến
sĩ tiền phong" [40, tr.32]. Vì vậy, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CB, ĐV ngày
càng phát triển và có nhiều đóng góp tích cực cho thắng lợi chung của sự
nghiệp cách mạng nước ta.
Trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng CB, ĐV ở nước ta, các Trung tâm
Bồi dưỡng chính trị (BDCT) cấp huyện là đơn vị sự nghiệp của Đảng và Nhà
nước ở địa phương, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, ĐV, cán bộ
trong HTCT cơ sở về LLCT, QLNN, nghiệp vụ cơng tác đảng, chính quyền,
đồn thể. Trung tâm BDCT cấp huyện không chỉ là công cụ quan trọng để
truyền bá hệ tư tưởng, các quan điểm đường lối của Đảng, phổ biến chính
sách và pháp luật Nhà nước đến CB, ĐV và nhân dân, góp phần tăng cường
đoàn kết, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Đặc


2


biệt trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, Trung tâm BDCT cấp
huyện có vị trí vai trị rất quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho địa phương.
Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn, năng động, sáng
tạo, thích nghi nhanh và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường; dẫn
đầu cả nước về mức GDP bình quân đầu người và thực hiện cải cách hành
chính (CCHC) nên Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố (TP.) Hồ
Chí Minh rất quan tâm đến xây dựng nguồn nhân lực phục vụ các chủ trương,
chính sách lớn về phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp CNH, HĐH.
Ngày 3/6/1995 Ban Bí thư Trung ương (TW) khóa VII ban hành
Quyết định số 100-QĐ/TW về việc tổ chức Trung tâm BDCT ở cấp huyện, đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các Trung tâm BDCT hoạt động tốt hơn và trở
thành bộ phận không thể thiếu của hệ thống trường Đảng (nay là hệ thống
trường Chính trị). Đặc biệt, ngày 03/9/2008 Ban Bí thư ra Thơng báo số 181TB/TW kết luận về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường
chính trị cấp tỉnh và Trung tâm BDCT cấp huyện; ban hành Quyết định 185QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm BDCT
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã đặt ra các yêu cầu mới đối với
công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT cấp huyện và là cơ sở
để các Trung tâm phát huy tốt hơn vai trị, chức năng của mình trong giai
đoạn hiện nay.
Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TW của Ban Bí thư TW (khóa VII),
Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh có quyết định số 210/QĐ-TU
ngày 27/10/1995 về việc tổ chức các Trung tâm BDCT quận, huyện. Với chức
năng, nhiệm vụ được quy định khá rõ ràng và cụ thể, các Trung tâm BDCT
quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Trung tâm) đã ra đời và
thực hiện có hiệu quả các chương trình được phân cấp; phối hợp tổ chức


3
nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về LLCT, chuyên môn nghiệp vụ (CMNV) cho

đội ngũ CB, ĐV, cán bộ trong hệ thống chính trị (HTCT) quận, huyện và cơ
sở; trực tiếp tổ chức các lớp bồi dưỡng trên nhiều lĩnh vực đáp ứng yêu cầu
thực tế của địa phương góp phần nâng cao nhận thức chính trị, CMNV và
năng lực hoạt động thực tiễn cho HTCT, tăng cường đoàn kết, giữ vững ổn
định chính trị và củng cố lịng tin của CB, ĐV và nhân dân đối với sự lãnh
đạo của Đảng; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và chất lượng công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng của các đảng bộ cơ sở, địa phương và Thành phố.
Tuy nhiên, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm
BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh nhìn chung chưa cao; cịn nhiều hạn
chế, bất cập về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, về đầu tư
cơ sở vật chất, về chế độ chính sách, về năng lực của đội ngũ giảng viên và
cán bộ Trung tâm … Vì vậy, việc nghiên cứu chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh để đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng công tác này là một vấn đề thời sự, cấp
bách, vừa có ý nghĩa về lý luận vừa có ý nghĩa về thực tiễn đối với công tác
đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm trong giai đoạn hiện nay.
Là cán bộ công tác tại Trung tâm BDCT Quận 10 ở TP. Hồ Chí Minh,
tôi chọn đề tài “Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung
tâm Bồi dưỡng Chính trị quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn vận dụng kiến
thức đã học vào phục vụ công tác, góp phần nâng cao chất lượng công tác
đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí
Minh từ nay đến 2020.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được sự
quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và các nhà khoa học từ
TW đến cơ sở. Có nhiều đề tài cấp nhà nước, nhiều luận văn, luận án, hội


4

nghị, hội thảo khoa học, bài viết đăng trên các sách, tạp chí bằng các cách
tiếp cận khác nhau với nội dung phong phú, đa dạng đã đề cập đến vấn đề
này, cụ thể như:
2.1. Nhóm các đề tài khoa học
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 1991-1995 “Xác định cơ
cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi
mới”, mã số KX.05.11 do PGS.TS Trần Xuân Sầm làm Chủ nhiệm.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 1996-2000 “Luận cứ khoa
học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, mã số
KHXH.05.03 do GS.TS Nguyễn Phú Trọng làm Chủ nhiệm.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa”, mã số KX.03.02 do GS.TS Vũ Văn Hiền làm Chủ nhiệm.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Vấn đề đảng
viên và phát triển đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam”, mã số KX.03.04 do GS.TS Mạch Quang Thắng làm
Chủ nhiệm.
- Đề tài khoa học cấp Thành phố: “Xây dựng chương trình đào tạo và
bồi dưỡng những kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo chức danh cán
bộ chủ chốt cơ sở phường, xã ở thành phố Hồ Chí Minh” do TS. Lê Văn In
làm Chủ nhiệm, năm 2003.
2.2. Nhóm các luận văn, luận án
- Vũ Xuân Quảng, "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
xã, phường, thị trấn ở Trường chính trị Thái Bình hiện nay", Ḷn văn thạc sỹ
Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001.
- Thiều Quang Nhàn, "Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp phường ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng



5
và giải pháp ", Luận văn thạc sỹ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
- Nguyễn Trung Trực, "Chất lượng công tác đào tạo cán bộ của hệ
thống chính trị xã, phường, thị trấn ở Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sỹ Khoa học chính trị,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005.
- Nguyễn Thị Bích Hường, “Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt của
hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sỹ Khoa học
chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006.
- Trịnh Thị Hoa, “Chất lượng hoạt động của các Trung tâm Bồi dưỡng
Chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện
nay”, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008.
2.3. Nhóm các bài viết báo, tạp chí, sách
Ngồi các cơng trình nghiên cứu khoa học và các ḷn văn, luận án,
luận văn cũng đã tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số cơng trình
nghiên cứu của các tác giả được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như
Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Cơng tác tư tưởng-Văn hóa, Tạp chí Xây dựng
Đảng, Tạp chí Thơng tin cơng tác tư tưởng, lý luận, Tạp chí Lý luận chính
trị… như:
- Lê Kim Việt, "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng u cầu của thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Cộng sản, số 24 năm 1999.
- Nguyễn Phú Trọng, “Tạo bước chuyển biến mới trong việc học tập lý
luận chính trị của cán bộ, đảng viên”, Tạp chí Cộng sản số 11 năm 1999.
- Vũ Ngọc Am, “Xây dựng đội ngũ cán bộ của các Trung tâm Bồi
dưỡng Chính trị cấp huyện (quận)”, Tạp chí Cơng tác tư tưởng-Văn hóa số 2
năm 2000.



6
- Trần Thị Hương, “Đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Xây
dựng Đảng, số 9 năm 2004.
- Vũ Thùy Linh, “Cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ đảng
viên ở cơ sở của tỉnh Hải Dương - Thực trạng và kinh nghiệm”, Tạp chí
Thơng tin công tác Tư tưởng, lý luận, số 4 năm 2006.
- Trần Khắc Việt, “Đào tạo lý luận sao cho thiết thực”, Tạp chí Lý luận
chính trị, số 6 năm 2006.
- Vũ Ngọc Am, “Tăng cường cơ sở vật chất- yếu tố đảm bảo nâng cao
chất lượng các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện”, Tạp chí Cơng tác
Tư tưởng lý luận, Số 6, năm 2007.
- Nguyễn Thị Thu Hà, “Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ của
thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu mới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5
năm 2010.
Có thể nói, những cơng trình nghiên cứu nêu trên với nội dung
phong phú, phù hợp với phạm vi và mục tiêu cho từng đề tài đã góp phần
làm rõ nhận thức đúng đắn, khoa học về vị trí, vai trị và tính tất yếu của
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đã mang lại những đóng góp đáng kể
làm cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cơng
trình nào đề cập trực tiếp một cách có hệ thống hoặc nghiên cứu chuyên
sâu về lý luận và thực tiễn của chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các
Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. Do
vậy, đối với tác giả, đây là vấn đề mới, nhiều khó khăn, phức tạp, rất cần
phải có nhiều tâm huyết và dày công nghiên cứu. Khi thực hiện đề tài này,
cần kế thừa những yếu tố hợp lý từ thành quả của các cơng trình nghiên
cứu khoa học đi trước, trực tiếp lý giải về lý luận và thực tiễn những vấn đề
cần làm sáng tỏ thêm về chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các
Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, từ đó

đề xuất những phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào


7
tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh từ
nay đến năm 2020.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chất lượng công tác đào
tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh,
luận văn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác đào
tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh từ
nay đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra nhiệm vụ sau:
Một là, khái quát về quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh; làm rõ vị
trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP.
Hồ Chí Minh và đặc điểm học viên tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng
của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai là, xác định rõ quan niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng công tác
đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh.
Ba là, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cơng tác đào
tạo, bồi dưỡng của Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh từ năm
1995 đến nay.
Bốn là, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh từ nay đến
năm 2020.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên; thực trạng chất lượng
công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ
Chí Minh từ năm 1995 đến nay.


8
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: lịch sử và lôgic;
điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn,
phương pháp chuyên gia và đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận,
huyện ở TP. Hồ Chí Minh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát thực tế từ năm 1995 (khi bắt đầu thành lập các
Trung tâm) đến nay và đề ra phương hướng, giải pháp đến năm 2020.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm công tác đào tạo, bồi
dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh.
- Xác định tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của
các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh từ nay đến
năm 2020.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các

Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh; cho việc học tập, nghiên
cứu mơn xây dựng Đảng ở các trường Chính trị.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết.


9
Chương 1
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CỦA CÁC
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN, HUYỆN Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN, HUYỆN; TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH
TRỊ QUẬN, HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HỌC VIÊN THAM DỰ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CỦA CÁC TRUNG TÂM HIỆN NAY

1.1.1. Khái quát về quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1.1. Khái lược về Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc miền Đơng Nam bộ, nằm trong tọa độ
địa lý khoảng 10010’ - 10038’ vĩ độ Bắc và 106022’ - 106054’ kinh độ Đơng.
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây
Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố có độ cao trung bình cao
hơn 6m so với mực nước biển. Bề mặt địa hình cao ở vùng Bắc - Đơng và
thấp ở vùng Nam - Tây Nam. Khí hậu ơn hòa quanh năm, sự chênh lệch nhiệt
độ giữa các mùa không quá lớn, dường như không có bão hay lũ lụt. Với vị trí
địa lý đặc biệt và điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố đã và đang là trung
tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò đầu tàu trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc

Trung ương, đứng đầu cả nước về dân số. Về mặt hành chính, thành phố được
chia thành 19 quận và 5 huyện. Toàn thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp
xã, phường, bao gồm: 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Thành phố có diện tích
tự nhiên 2.095,01 km², (chiếm 0,67% diện tích cả nước), trong đó các quận
nội thành chiếm 6,7%, 5 quận mới chiếm 14,3%, còn lại các huyện chiếm


10
79% diện tích. Khu vực đơ thị hay cịn gọi là khu vực nội thành chia thành
quận; quận chia thành phường; dưới phường là các tổ dân phố. Khu vực
ngoại thành chia thành huyện; huyện chia thành xã, thị trấn; dưới xã là các
ấp có tổ tự quản nhân dân; dưới thị trấn là các tổ dân phố. Đảng bộ TP. Hồ
Chí Minh có 2.762 tổ chức cơ sở đảng với 156.377 đảng viên, (trong đó
51.918 nữ), Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ IX gồm 69 đồng
chí; Hội đồng nhân dân Thành phố nhiệm kỳ 2004 - 2011 gồm 95 đại biểu,
trong đó có 10 đại biểu chuyên trách.
Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về tốc độ đô thị hóa. Đô thị
hóa ở Thành phố trong thời gian qua đã diễn ra trong không gian rộng lớn cả
ở nội đô và ven đô. Trong q trình này, vùng ven đơ Thành phố (gồm các
q̣n Bình Thạnh, Tân Bình, Gị Vấp, Thủ Đức và huyện Hóc Mơn, Nhà Bè,
Bình Chánh) là nơi chịu sự tác động trực tiếp của làn sóng di dân từ nông
thôn ra thành thị và cũng là nơi diễn ra quá trình đơ thị hóa mạnh mẽ. Theo
kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm
2009 thì dân số Thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số cả nước),
mật độ trung bình 3.419 người/km². Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú
khơng đăng ký thì dân số thực tế của Thành phố vượt trên 8 triệu người.
Lượng dân cư này tập trung chủ yếu trong nội thành, gồm 5.881.511 người,
mật độ lên tới 11.906 người/km². Trong khi đó các huyện ngoại thành chỉ có
1.281.353 người, mật độ 801 người/km². Như vậy, mức độ tập trung dân cư
của Thành phố không đồng đều giữa nội và ngoại thành. Khu vực ngoại thành

có diện tích rộng hơn nhiều lần so với nội thành nhưng mật độ dân số trung
bình thấp hơn ở nội thành xấp xỉ 15 lần. Các dân tộc chủ yếu sinh sống ở đây
gồm: dân tộc Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm.
Thành phố có vị trí và vai trị đặc biệt trong mối quan hệ khu vực, là
Trung tâm công nghiệp, khoa học - cơng nghệ, thương mại, tài chính, dịch vụ,
giao dịch quốc tế và du lịch của cả nước. Sự phát triển của Thành phố trong


11
thời gian qua đã chứng tỏ vai trò của nó trong quá trình phát triển vùng và
quốc gia. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Thành phố vẫn giữ mức tăng
trưởng hơn 10%/năm, cao hơn 1,5 lần so với cả nước, tạo ra khoảng 25%
GDP, 30% sản lượng công nghiệp, là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào loại
nhiều nhất và đã góp phần đắc lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Là
một trong những đô thị lớn trong cả nước, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa
học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, mỗi thuận lợi hay khó
khăn, mỗi thành công hay không thành công, mỗi bước đi nhanh hay chậm,
bền vững hay thiếu bền vững của Thành phố đều có ảnh hưởng trực tiếp đến
nhịp phát triển chung của khu vực và cả nước.
1.1.1.2. Đặc điểm quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trước ngày 6-1-1997, TP. Hồ Chí Minh có 12 quận và 6 huyện với
258 phường, 59 xã và 6 thị trấn. Ngày 6-1-1997 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Nghị định số 30/1997/NĐ-CP về thành lập các quận và phường mới
tại, mở đầu việc "Quy hoạch tổng thể phát triển Thành phố đến năm 2020",
theo đó 5 quận mới được thành lập do tách một số xã từ 3 Huyện Thủ Đức,
Nhà Bè và Hóc Môn gồm: Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức (từ Huyện Thủ
Đức), Quận 7 (từ Huyện Nhà Bè) và Quận 12 (từ Huyện Hóc Môn). Đến cuối
năm 2003, Thành phố điều chỉnh lại địa giới Quận Tân Bình và Huyện Bình
Chánh theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP, thành lập 2 quận mới là Tân Phú
và Bình Tân trên cơ sở tách một số phường, xã của Quận Tân Bình và Huyện

Bình Chánh.
Như vậy, trong q trình phát triển, nội thành Thành phố ln được mở
rộng. Nếu như trước năm 1997, Thành phố chia thành bốn cụm riêng biệt là:
các quận trung tâm (gồm Quận 1, 3, 5, 10), quận nội thành (gồm Quận 4, 6,
11, Phú Nhuận), quận ven (gồm Quận 8, Tân Bình, Bình Thạnh, Gị Vấp) và
các huyện ngoại thành (gồm huyện Nhà Bè, Hóc Mơn, Thủ Đức, Củ Chi,
Bình Chánh, Cần Giờ) thì nay chỉ cịn 3 khu vực chính là nội đô, quận ven và


12
các huyện ngoại thành. Q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng đã làm thay
đổi diện mạo Thành phố. Một trong những thay đổi dễ nhận ra là việc chia
tách, thành lập các quận mới, dẫn đến sự ra đời các phường mới trên cơ sở
tách, nhập, chuyển đổi địa giới hành chính các xã trước đây. Với những
chuyển biến về kinh tế - xã hội, các quận ven đã và đang dần chuyển thành
nội đô, các huyện ngoại thành chuyển thành vùng ven là xu thế tất yếu. Tuy
nhiên, một số quận nội đô và các huyện ngoại thành hiện nay còn nhiều khó
khăn về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cung ứng dịch vụ đô thị; một số quận mới,
sau khi đô thị hóa phải đối mặt với những vấn đề bức xúc như tái nghèo, thất
nghiệp, ô nhiễm môi trường, QLNN về dân cư… yêu cầu cần được giải quyết
để nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống cho người dân.
Điểm khác nhau giữa quận và huyện ở TP. Hồ Chí Minh thể hiện ở
các mặt chủ yếu sau:
- Vị trí, vai trị: các quận nằm trong nội thành là nơi diễn ra mạnh mẽ
các hoạt động kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, là nơi đặt cơng sở, văn
phịng các cơ quan đầu não của Thành phố và các cơ quan đại diện của Trung
ương ở phía Nam, của các doanh nghiệp lớn thuộc các thành phần kinh tế và
của nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới. Do vậy, đây còn là hạt nhân và
động lực thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, của vùng, của tỉnh, thành phố.
- Kinh tế ở các quận mang tính chất đa ngành, chủ yếu là phi nông

nghiệp, tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ... với tốc độ tăng trưởng cao, là nguồn thu chủ yếu của
ngân sách địa phương; kinh tế ở các huyện chủ yếu là nông nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp.
- Dân cư: Quận có mật độ dân số cao, thành phần dân cư đa dạng,
phức tạp, không thuần nhất; phong tục, tập quán và lối sống khác nhau; có
trình độ dân trí cao hơn ở ngoại thành. Ở một số q̣n, dân ngụ cư khơng
chính thức và dân vãng lai chiếm tỷ lệ đáng kể (quận 12, Bình Tân, Gò


13
Vấp), vì thế quản lý dân cư đơ thị khó khăn và phức tạp hơn so với ngoại
thành. Dân cư ngoại thành thuần nhất, gắn kết với nhau từ lâu đời, tạo nên
những bản sắc, phong tục, tập quán riêng.
- Lối sống: dân cư nội thành có nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần
phong phú, đa dạng, tư duy năng động, sáng tạo, dễ thích nghi; trong khi dân
cư ngoại thành có nhu cầu tương đối đơn giản, lối sống chất phác, thật thà,
chịu khó, có ý chí khắc phục khó khăn để vươn lên trong cuộc sống,
- Cơ sở hạ tầng ở các quận tốt hơn, tập trung nhiều điểm vui chơi cơng
cộng, nhiều cơng trình an ninh, quốc phịng. Vì thế, các q̣n là nơi thường
xun diễn ra nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
quan trọng của Trung ương và địa phương.
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, ngày càng nhiều khu chế xuất, khu
công nghiệp ra đời góp phần giải quyết việc làm và di dời các cơ sở sản xuất
ra các quận ven và ngoại thành (Quận 7, 9, 12, Thủ Đức, huyện Củ Chi);
nhiều khu dân cư mới, hiện đại hình thành ở các quận mới (Quận 2, 7, Thủ
Đức) và ngoại thành (huyện Bình Chánh) góp phần giải quyết vấn đề bức xúc
về việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường cho nội thành Thành phố...
Với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị vừa
văn minh, hiện đại, vừa giàu bản sắc dân tộc và phát triển bền vững, trong

tương lai mơ hình phát triển thành phố sẽ được gắn kết với hệ thống các đô thị
vệ tinh thuộc các tỉnh lân cận (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh,
Bà Rịa - Vũng Tàu). Hướng phát triển chính của Thành phố là về phía Đơng
Bắc từ Thủ Đức đến Tḥn An (Bình Dương), Biên Hịa (Đồng Nai); về phía
Nam và Đông Nam tiến ra biển, gắn với Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ và đơ
thị mới Nhơn Trạch - Long Thành. Ngồi ra, cịn có hướng phụ khác là Tây
Bắc với Hóc Môn, Củ Chi, dọc quốc lộ 22 và trục xuyên Á nối Tây Ninh,
Campuchia; trung tâm Thành phố cũng được mở rộng qua Thủ Thiêm nhằm
khai thác lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và môi trường.


14
Hệ thống trung tâm dịch vụ của Thành phố được tổ chức theo hướng đa
trung tâm, bao gồm trung tâm hành chính, thương mại, ngân hàng, văn hóa
được bố trí tại quận 1, 3, 5, 10, Bình Thạnh và mở rộng về Thủ Thiêm với
diện tích khoảng 1.700 ha. Các trung tâm khu vực được bố trí tại các cửa ngõ
thành phố như khu A của Nam Sài Gòn, quận 9, quận 12, huyện Bình Chánh.
Các trung tâm chuyên ngành: trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế,
văn hóa, thể dục - thể thao... sẽ được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới phù
hợp với quy hoạch của thành phố, trong đó có khu Đại học Quốc gia (Thủ
Đức) 800 ha, khu thể dục - thể thao Rạch Chiếc 400 ha, khu lịch sử - văn hóa
- du lịch 400 ha... Hệ thống công viên cây xanh sẽ tập trung khai thác cảnh
quan sơng Sài Gịn, Đồng Nai và các sông rạch lớn khác. Bảo tồn các công
viên hiện hữu (235 ha), cải tạo kênh rạch, tăng chỉ tiêu cây xanh vùng nội
thành (2m2/người), nội thành mới và đô thị ngoại thành (17m 2/người), tạo các
hồ chứa nước lớn, khai thác kênh rạch tự nhiên, hình thành các vành đai, hành
lang xanh, bảo tồn rừng tại Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh.
Dù cho có sự khác nhau như đã nêu trên nhưng các quận và huyện của
TP. Hồ Chí Minh đều thành lập các tổ chức trong HTCT gồm: Đảng bộ,
Chính quyền, Liên đồn Lao động, Đồn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ,

Hội Cựu chiến binh; riêng các quận mới (Quận 2, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân)
và các huyện có thêm Hội Nơng dân. Việc thực hiện thí điểm khơng tổ chức
Hội đồng nhân dân (HĐND) theo Nghị quyết số 724/2009/NQ-UBTVQH12
ngày 16/1/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đặt ra một số yêu cầu
mới đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ trong HTCT ở cơ sở.
Các Đảng bộ quận, huyện chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Đảng
bộ Thành phố, có nhiệm vụ cụ thể hóa nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng
bộ Thành phố, đồng thời lãnh đạo cơ sở một cách trực tiếp, toàn diện trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần đảm bảo hoạt động của các tổ chức
trong HTCT từ Trung ương đến cơ sở luôn được liên tục và thống nhất. Trong


15
bối cảnh phát triển "Thành phố mở" trong tương lai, mỡi q̣n, huyện có vai
trị quan trọng, là "mắt xích" trung tâm trong mạng lưới chùm đô thị và là "hạt
nhân" góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thành phố.
1.1.2. Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm Trung tâm
bồi dưỡng Chính trị quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.2.1. Khái quát về các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận,
huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhận thức tầm
quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, ĐV đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ mới của cách mạng, Ban Bí thư TW Đảng (khóa IV) đã ra chỉ thị
xây dựng hệ thống giáo dục LLCT cơ bản ở các tỉnh phía Nam, mở rộng việc
giáo dục LLCT cơ bản trong cả nước. Đến cuối năm 1979, hệ thống trường
Đảng quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh được thành lập, là một bộ phận của Ban
Tuyên giáo, có nhiệm vụ bồi dưỡng LLCT, thơng tin tun truyền đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước cho đảng viên trên địa bàn.
Ngày 16/4/1988, Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh ra quyết
định số 30/QĐ-TVTU về việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy cấp quận, huyện;

theo đó, các Trung tâm Giáo dục chính trị gồm trường Đảng và bộ phận làm
công tác tuyên truyền của Ban Tuyên giáo (BTG) được thành lập và là đơn vị
sự nghiệp trực thuộc BTG. Trung tâm Giáo dục chính trị có nhiệm vụ như
trường Đảng trước đây, nhưng đối tượng bồi dưỡng được mở rộng hơn, khơng
chỉ riêng đảng viên mà cịn có cả cán bộ, công nhân viên và đội ngũ cán bộ
tuyên truyền viên cơ sở theo sự phân cấp của BTG Thành ủy.
Đến năm 1993, Trung tâm Giáo dục chính trị đổi tên thành Trung tâm
Bồi dưỡng cán bộ, vẫn là một bộ phận (đơn vị sự nghiệp) trực thuộc BTG, có
chức năng giúp cấp ủy, UBND quận, huyện trong việc tổ chức bồi dưỡng
LLCT, phổ biến thời sự, chính sách, bồi dưỡng cơng tác xây dựng Đảng, cơng
tác vận động quần chúng, công tác QLNN và những kiến thức, nghiệp vụ


16
khác cho CB, ĐV và công nhân viên không thuộc đối tượng đào tạo tập trung
của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ. Lúc này, Trung tâm chịu sự lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Ủy viên thường vụ - Trưởng Ban Tun giáo;
chương trình LLCT phổ thơng và chương trình lý luận cơ bản là các chương
trình được phân cấp cho Trung tâm; nhân sự gồm có giám đốc (là phó Ban
Tuyên giáo), 1 phó giám đốc và 1 cán bộ giáo vụ và nhân viên phục vụ, tất cả
đều là cán bộ nhân viên của BTG.
Trên thực tế, bước vào những năm đầu của công cuộc đổi mới, sự tan rã
của chế độ XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu đã tác động, ảnh hưởng
lớn đến hoạt động của trường Đảng cấp huyện và công tác giáo dục LLCT ở
cơ sở gặp nhiều khó khăn. Để tháo gỡ khó khăn này, ngày 3/6/1995, Ban Bí
thư TW (khóa VII) đã ra quyết định số 100-QĐ/TW về việc tổ chức các Trung
tâm BDCT cấp huyện, một mặt để thống nhất mơ hình tổ chức giáo dục LLCT
cấp huyện trong cả nước “Mỗi quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc
tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm Bồi dưỡng
Chính trị huyện (quận, thị xã, thành phố). Những nơi có trường đảng huyện

hoặc Trung tâm giáo dục chính trị, hoặc những hình thức tổ chức khác nay tổ
chức lại thành Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị theo Quyết định này” [3]. Mặt
khác, Quyết định này đã cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và tạo các điều kiện
khác đảm bảo cho các Trung tâm BDCT hồn thành nhiệm vụ của mình. Ngày
26/8/1995, Ban Tổ chức, Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương đã có hướng
dẫn liên ban số 08-TC-TTVH/TW để thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW đã
tạo cơ sở cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức và điều kiện thuận lợi cho hoạt
động của các Trung tâm BDCT.
Thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW và xác định tầm quan trọng của
công tác đào tạo bồi dưỡng CB, ĐV trong thời kỳ đổi mới, ngày 27 tháng 10
năm 1995, Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định
số 210-QĐ/TU về tổ chức Trung tâm BDCT quận, huyện; xác định Trung tâm


17
là đơn vị sự nghiệp trực thuộc quận, huyện ủy và UBND quận, huyện; có
chức năng, nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng chính trị, các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, pháp luật của nhà nước, kiến thức và nghiệp vụ cơng tác xây dựng
đảng, đồn thể cho CB, ĐV và quần chúng trên địa bàn theo sự phân công,
phân cấp quản lý cán bộ; bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng; thơng tin thời sự,
chính sách.... cho đội ngũ báo cáo viên cơ sở. Các quận, huyện ủy đã nhanh
chóng triển khai trong Ban chấp hành Đảng bộ và giao cho Ban Tổ chức,
phịng Tổ chức chính quyền (nay là Phòng Nội vụ), BTG cùng với Trung tâm
bồi dưỡng cán bộ xây dựng đề án thành lập Trung tâm BDCT trên cơ sở
Trung tâm bồi dưỡng cán bộ trước đây.
Từ năm 1995 - 1997, Thành phố có 18 Trung tâm BDCT ứng với 18
quận, huyện; 14/18 Giám đốc Trung tâm do Trưởng BTG kiêm nhiệm, 4/18
Giám đốc Trung tâm là Phó trưởng BTG. Từ 1997 - 2000, Trung tâm BDCT
Quận 2, 7, 9 và 12 được thành lập; đến 2003, Trung tâm BDCT quận Bình
Tân và Tân Phú được thành lập, nâng tổng số Trung tâm BDCT quận, huyện ở

Thành phố Hồ Chí Minh lên 24 [57].
Trước khi có Quyết định 100-QĐ/TW của Ban Bí thư (khóa VII) việc
nhập, tách, đổi tên hệ thống trường Đảng làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
của các Trung tâm bồi dưỡng cán bộ gặp nhiều khó khăn. Tuy vẫn duy trì và
phát huy vai trò song chưa có những văn bản của TW quy định cụ thể về chức
năng nhiệm vụ, tổ chức nhân sự, chế độ chính sách nên các Trung tâm bồi
dưỡng cán bộ quận, huyện chưa thật sự đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển
mới của đất nước. Khi triển khai Quyết định 100-QĐ/TW, các Trung tâm vẫn
gặp nhiều khó khăn do chưa có các văn bản Nhà nước thể chế hóa Quyết định
trên các lĩnh vực như: tổ chức bộ máy, kinh phí hoạt động, chế độ chính
sách… nên các cơ quan chức năng (Tổ chức chính quyền, Tài chính - kế
hoạch - đầu tư)… khơng thể thực hiện theo những quy định của Quyết định
này, các Trung tâm khó thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định.


18
Trước thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, cả nước đã hình thành hệ
thống giáo dục LLCT với mơ hình là trường Đảng cấp huyện đi vào hoạt động
với những mức độ khác nhau, nhưng có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao
nhận thức LLCT cho đội ngũ CB, ĐV ở cơ sở. Từ đó đến nay, công tác giáo
dục LLCT cho CB, ĐV ở cơ sở đã có bước chuyển biến tích cực và đạt được
những kết quả quan trọng, nhu cầu học tập LLCT trong CB, ĐV ngày càng
tăng đòi hỏi cần có một tổ chức đáp ứng yêu cầu này. Quyết định 100-QĐ/TW
của Ban Bí thư TW (khóa VII) ra đời đã tạo điều kiện cho các Trung tâm
BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh kiện toàn bộ máy tổ chức và phát huy
vai trị trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, ĐV ở cơ sở.
1.1.2.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Bồi
dưỡng Chính trị quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Sau bảy năm thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW Ban Bí thư (khóa VII),
liên Ban Tổ chức TW - Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương có Hướng dẫn số

2098-HD/TC-TTVH về sửa đổi bổ sung Hướng dẫn 08-HD/TC-TTVH cho
phù hợp yêu cầu thực tế. Trên cơ sở đó, Thành ủy đã ban hành Quyết định
640-QĐ/TU về tổ chức Trung tâm BDCT quận, huyện nhằm đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị của địa phương trong tình hình mới. Quyết định đã xác
định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm BDCT là đơn vị sự nghiệp giáo dục,
có vị trí như phịng, ban và trực thuộc quận, huyện ủy; biên chế của Trung
tâm từ 5 - 7 cán bộ. Trên cơ sở đó, các quận, huyện ủy đã ra quyết định về tổ
chức Trung tâm BDCT, xác định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và tổ
chức bộ máy nhân sự gồm 1 giám đốc chuyên trách, 1 đến 2 phó giám đốc,
các chức danh giáo vụ, hành chính, kế tốn, thủ quỹ, bảo vệ, phục vụ… đồng
thời củng cố, tuyển chọn và ra quyết định công nhận đội ngũ giảng viên
chuyên trách và giảng viên kiêm chức của Trung tâm. Đây là điều kiện để
hoạt động của các Trung tâm đi vào chiều sâu, mở rộng phạm vi đối tượng tác
động đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương và cơ sở.


19
Ngày 03/9/2008, Ban Bí thư TW (khóa X) ra Quyết định số 185QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm BDCT
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, chức năng của Trung tâm BDCT
cấp huyện được mở rộng hơn. Một số nội dung hoạt động mới được quy định
là: tổ chức đào tạo về sơ cấp lý luận chính trị - hành chính, bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng và chun mơn, nghiệp vụ địi hỏi phải được nhận thức đúng
đắn hơn. Yêu cầu chung của chương trình sơ cấp lý ḷn chính trị - hành
chính là phải tổ chức có hiệu quả, thiết thực vì đây là kênh phổ cập thế giới
quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và các kỹ năng cơ bản về hành chính. Với yêu
cầu cập nhật kiến thức mới, xây dựng kỹ năng cho cán bộ, công chức cần thiết
phải xây dựng chế độ bồi dưỡng chuyên môn hàng năm cho tất cả các đối
tượng trong HTCT của quận, huyện và phường, xã.
Căn cứ quyết định số 185-QĐ/TW của Ban Bí thư (khóa X), Hướng

dẫn số 29-HD/BTCTW-BTGTW ngày 27/7/2009 của Ban Tổ chức TW và
BTG TW, căn cứ Quyết định 1853-QĐ/BTGTW ngày 04/3/2010 của Ban
Tuyên giáo TW về ban hành quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm
BDCT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngày 24/8/2010, Thành ủy
TP. Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 1816-QĐ/TU về chức năng, nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm BDCT quận, huyện; xác định Trung tâm
BDCT là đơn vị sự nghiệp trực thuộc quận, huyện ủy và UBND quận, huyện,
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của BTV quận, huyện ủy và
chịu sự hướng dẫn về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng của BTG
Thành ủy. Như vậy, Quyết định 1816-QĐ/TU của Thành ủy đã xác định rõ vị
trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và mối quan hệ của các Trung
tâm với cấp ủy, chính quyền cùng cấp và với BTG Thành ủy. Quyết định xác
định 5 nhiệm vụ của Trung tâm BDCT gồm:


20
Một là, đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính và kiến thức
QLNN; bồi dưỡng các chương trình LLCT cho các đối tượng theo quy định;
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho CB,
ĐV và nhân dân trên địa bàn quận, huyện.
Hai là, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ
công tác xây dựng Đảng, QLNN, MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội và
một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng gồm cấp ủy viên cơ sở, ủy viên ủy ban
kiểm tra cấp ủy cơ sở, đại biểu HĐND xã, cán bộ chính quyền, MTTQ và các
đồn thể ở cơ sở.
Ba là, tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho đối tượng phát
triển đảng; bồi dưỡng LLCT cho đảng viên mới; bồi dưỡng nghiệp vụ công
tác đảng cho cấp ủy viên cơ sở.
Bốn là, tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách, pháp ḷt cho
đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.

Năm là, thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực
tế chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương.
Với đặc thù của Thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật lớn của cả nước, để đạt mục tiêu “đi trước và về đích trước trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [20], Thành ủy và các quận,
huyện ủy chú trọng xây dựng nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước. Chính vì vậy, nhiệm vụ thứ năm được các Trung tâm BDCT quận,
huyện tập trung thực hiện, nhất là từ 2005 đến nay.
Ngoài việc phối hợp với các trường trong hệ thống trường Chính trị
(Trường Cán bộ Thành phố, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền) để tổ chức các lớp đào tạo về trung cấp chính
trị, trung cấp chính trị - hành chính, trung cấp hành chính, cao cấp chính trị,
cử nhân chính trị chuyên ngành (cơng tác tư tưởng, quản lý kinh tế, kinh tế
chính trị, xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí


21
Minh…) cho cán bộ chủ chốt, cán bộ dự nguồn, cán bộ cơng chức, viên chức
nhằm ch̉n hóa về trình độ chính trị, các Trung tâm cịn được cấp ủy giao
cho nhiệm vụ phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức các lớp đào
tạo chuyên ngành: trung cấp xây dựng, trung cấp quản lý đô thị, cao đẳng văn
hóa, đại học (kinh tế, luật, xã hội học…) và bồi dưỡng kiến thức tin học văn
phòng, ngoại ngữ, lễ tân ngoại giao, văn hóa giao tiếp… Chính sự đa dạng
trong các chương trình liên kết, phối hợp này đã góp phần xây dựng đội ngũ
cán bộ trong HTCT quận và cơ sở có năng lực, có kiến thức chuyên ngành và
kỹ năng công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
1.1.2.3. Đặc điểm của các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận,
huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Thứ nhất, mơ hình tổ chức của các Trung tâm khá hợp lý. Biên chế 7
người là phù hợp với đơn vị sự nghiệp (cá biệt một số Trung tâm chưa đủ biên

chế (Quận 3, 4, Tân Bình) do công tác luân chuyển cán bộ của Quận). Hiện
nay, đội ngũ cán bộ Trung tâm BDCT quận, huyện ở Thành phố gồm 154
người, trong đó 61 đồng chí có khả năng giảng dạy; 24 giám đốc chuyên
trách, mỗi Trung tâm có từ 1 đến 2 phó giám đốc phụ trách cơng tác giáo vụ,
hành chính, 2 đến 3 nhân viên là giáo vụ, kế toán. Văn thư và thủ quỹ của
Trung tâm thường do giáo vụ kiêm nhiệm. Bảo vệ, phục vụ (từ 3 đến 6 người)
là những cán bộ hợp đồng, hưởng lương theo định mức lao động thỏa thuận
giữa Giám đốc Trung tâm và người lao động. Ngoài ra, mỡi Trung tâm cịn
thực hiện chế độ giảng viên kiêm chức (số lượng từ 10 đến 30 người) tùy theo
yêu cầu thực tế của địa phương [14].
Thứ hai, việc xác định Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập đã tạo
thuận lợi hơn về mặt quản lý tài chính, một số vướng mắc trong việc thực
hiện chế độ, chính sách đối với người dạy và người học trước đây cơ bản đã
được giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập nên từ năm
2007, các Trung tâm bắt đầu thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP/2006 về “Quy


22
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập”. Việc xác định
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập loại hai đã tạo sự chủ động hơn cho
các Trung tâm trong sử dụng các nguồn thu cho đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị và phương tiện hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập, tháo gỡ những
khó khăn, bất cập trong thực hiện chế độ thù lao đối với giảng viên. Tuy
nhiên, qua khảo sát cho thấy việc thực hiện chuyển đổi mơ hình sự nghiệp
cơng lập loại hai đối với các Trung tâm tiến hành khá chậm, đến nửa cuối năm
2010 mới được tiến hành đồng bộ.
Thứ ba, Trung tâm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho nhiều
loại cán bộ ở cơ sở, gồm: quần chúng ưu tú có nguyện vọng được đứng vào
hàng ngũ của Đảng; đảng viên dự bị; bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở; ủy

viên ủy ban kiểm tra cấp ủy cơ sở; CB, ĐV, cán bộ trong HTCT cơ sở chưa có
trình độ trung cấp LLCT và trung cấp hành chính hoặc cao đẳng, đại học. Do
vậy, phạm vi đối tượng tác động của Trung tâm rộng hơn trước nhiều.
Thứ tư, các chương trình thực hiện tại Trung tâm đa dạng và phong
phú hơn, bám sát và phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa
phương, đơn vị góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu thực tiễn.
Thứ năm, đội ngũ giảng viên có năng lực, trình độ cũng như kinh
nghiệm lãnh đạo thực tế đã đáp ứng yêu cầu đối tượng người học đa dạng về
trình độ như hiện nay.
Việc thành lập các Trung tâm đã tạo ra những chuyển biến tích cực và
hiệu quả hơn trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng; khẳng định được vị trí trong
hệ thống đào tạo, bồi dưỡng của Đảng nói riêng, trong hệ thống giáo dục quốc
dân nói chung; thể hiện sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
địa phương đối với hoạt động của các Trung tâm. Với phương châm “hướng
về cơ sở, phục vụ cơ sở, tạo chuyển biến thật sự cho cơ sở”, đối tượng CB,


23
ĐV công tác tại cơ sở được đặc biệt quan tâm bồi dưỡng mọi mặt, góp phần
thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Đảng trong
sạch vững mạnh, quy hoạch và đào tạo cán bộ, cải cách hành chính, thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở…
1.1.3. Đặc điểm học viên tham dự chương trình đào tạo, bồi dưỡng
của các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận, huyện ở Thành phố Hồ
Chí Minh
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng ta ln coi trọng vai trị của CB, ĐV trong sự nghiệp cách mạng, bởi
"Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực
tiễn" [42, tr.181]. Riêng ở nước ta, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc''.

"Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém'' [43, tr.269].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của cán bộ. Người viết:
Nói đến cán bộ trước hết, vì "cán bộ là tiền vốn của đoàn thể".
Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, cơng tác gì nếu có
cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng
việc, tức là lỡ vốn [45, tr.46].
Qn triệt các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, Đảng ta ln chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và coi
đây là khâu then chốt, mang tính quyết định để tăng cường vai trị lãnh đạo
của Đảng trong tiến trình cách mạng. Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước nhấn mạnh: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" [31, tr.66].
Do phân cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nên học viên của các
Trung tâm chủ yếu là cán bộ cơ sở không thuộc diện đào tạo, bồi dưỡng của
các trường Chính trị tỉnh, thành phố (khơng phải chỉ có CB, ĐV của Đảng, mà
bao gồm cả cán bộ trong HTCT và quần chúng cốt cán ngoài Đảng). Đây là


24
những người trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là cầu nối giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân; trực tiếp giải quyết yêu cầu nguyện vọng,
những khó khăn, vướng mắc của nhân dân, đồng thời phản ánh những băn
khoăn, kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước, tạo nên mối quan hệ
gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Uy tín của Đảng và Nhà
nước thể hiện trước hết ở lòng tin của nhân dân vào đội ngũ CB, ĐV ở cơ sở.
Trong những năm qua, đa số CB, ĐV ở cơ sở kiên định mục tiêu, lý
tưởng của Đảng, ra sức phấn đấu thực hiện cương lĩnh, điều lệ, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, có nhận thức đúng hơn về CNXH,

con đường đi lên CNXH ở nước ta và những vấn đề cốt yếu của cách mạng,
những vấn đề quan điểm có tính nguyên tắc. Sự nhất trí với đường lối của
Đảng ngày càng tăng, nhiều CB, ĐV trưởng thành trong việc vận dụng lý luận
vào thực tiễn, lãnh đạo, tổ chức quần chúng thực hiện Nghị quyết, góp phần
tạo sự đồng thuận trong nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của
Đảng. Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng CB, ĐV là việc làm không thể
thiếu trong giai đoạn hiện nay và các Trung tâm BDCT cấp huyện đóng vai
trò quan trọng và tích cực trong cơng tác này, góp phần mở rộng phạm vi đối
tượng đào tạo, bồi dưỡng đến quần chúng cốt cán ở địa phương, cơ sở mà TW
và Thành phố không có điều kiện làm hết được.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 100.000 cán bộ, công chức và
viên chức làm việc tại các đơn vị, tổ chức, cơ quan hành chính thuộc hệ thống
chính quyền các cấp. Trong đó, đội ngũ công chức thừa hành cơng vụ có
khoảng 11.000 người. Tuy nhiên, theo ước tính chỉ có chưa đến 10% trong đội
ngũ trên có đủ trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu xây dựng nền hành
chính cơng. Theo phụ lục số liệu đính kèm Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành
phố lần IX (tháng 10 năm 2010), 89,3% CB, ĐV có học vấn tốt nghiệp THPT,
9,3% trung học cơ sở và 1,3% tiểu học. Về trình độ LLCT, có 10% CB, ĐV


25
có trình độ cao cấp, cử nhân; 28,5% trung cấp, 34,6% sơ cấp, 26,9% chưa
được đào tạo, bồi dưỡng về LLCT. Về chuyên môn, nghiệp vụ, có 72,2% CB,
ĐV được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên, 27,8% chưa qua đào tạo [28].
Cán bộ công tác tại các cơ quan, ban ngành quận, huyện và phường xã đa số
trưởng thành trong giai đoạn đổi mới, chịu khó học tập, nâng cao trình độ
kiến thức, có quan điểm chính trị rõ ràng và phẩm chất đạo đức tốt, có tinh
thần trách nhiệm. Một số cán bộ trẻ năng động, tích cực nhiệt tình với cơng
việc, có trình độ năng lực công tác chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
chính trị của giai đoạn mới.

Tuy nhiên, do tổ chức bộ máy còn bất cập và điều kiện làm việc cịn
hạn chế, nên mặc dù được bố trí theo chức danh, nhưng trên thực tế, cán bộ cơ
sở phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ, ranh giới giữa cán bộ đảng, chính quyền,
đồn thể khó phân biệt rạch rịi. Số cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ đúng
chuyên ngành đang công tác chiếm tỷ lệ thấp. Ở cơ sở hiện nay có 4 loại cán
bộ là: cán bộ chuyên trách, cán bộ công chức, cán bộ không chuyên trách và
cán bộ hợp đồng, trong số đó nhiều người xuất thân và trưởng thành qua
phong trào mặc dù có nhiều kinh nghiệm thực tiễn song trình độ, năng lực cịn
hạn chế. Đội ngũ cán bộ công tác tại quận, huyện và phường, xã vừa yếu
chuyên môn, thiếu thực tiễn. Số cán bộ có thâm niên chiếm tỷ lệ khá cao (gần
70%), tuy có kinh nghiệm nhưng lại thiếu các kỹ năng cần thiết trong mơi
trường tổ chức hành chính hiện đại. Đặc biệt, còn một bộ phận vẫn quen hoặc
có xu hướng làm việc theo lề lối cũ; rất ít cán bộ có kỹ năng tự nghiên cứu,
tham mưu và đề xuất những mơ hình, giải pháp có hiệu quả. Nhiều cán bộ
phát triển con đường chức nghiệp thông qua việc tự tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm và rèn luyện kỹ năng mà chưa được đào tạo căn bản về lĩnh vực công
tác đang đảm nhiệm. Do vậy, về chuyên môn thường bị tụt hậu so với đòi hỏi
ngày càng cao của thực tế. Nhiều cán bộ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan
trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nên nảy sinh tâm lý ngán ngại đi học


×