Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN TỊNH MINH TRÍ

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
CỦA NGƯỜI DÂN TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN TỊNH MINH TRÍ

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
CỦA NGƯỜI DÂN TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh Tế Phát Triển
Mã Số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HAY SINH


Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn.

Trần Tịnh Minh Trí.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ. ..............................................................................................1

1.2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................4

1.3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................4

1.3.1

Mục tiêu tổng quát: .................................................................................4

1.3.2

Mục tiêu cụ thể: ......................................................................................4

1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu: ...................................................................................4
1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................4

1.5

BỐ CỤC ĐỀ TÀI ..........................................................................................5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........7
2.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ ..................................7
2.2 LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SỨC KHỎE ( Peter Zweifel( 2009) ) ........8
2.2.1 Nguyên lý xác định giá trị kinh tế của sức khỏe..........................................8
2.2.2 Công bằng và sức khỏe. ............................................................................14
2.2.3 Cung và cầu sức khỏe cá nhân. ................................................................18
2.3 LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG. ............................................21
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN. ...............................................................22
2.4.1 Mô hình nghiên cứu. ..................................................................................22
2.4.2 Cơng bằng trong tiếp cận dịch vụ. ............................................................24
2.4.3 Hành vi người tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ...................................25



2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................28
3.1 KHUNG PHÂN TÍCH. ....................................................................................28
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH..............................................29
3.2.1 Sự cần thiết của việc phỏng vấn tay đôi. ...................................................29
3.2.2 Phỏng vấn tay đôi. .....................................................................................29
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .........................................32
3.3.1 Mơ hình hồi quy. ........................................................................................32
3.3.2Thiết kế khảo sát. ........................................................................................35
3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................39
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ........................................................39
4.1.1 Bảng tổng hợp phỏng vấn tay đôi với giới chuyên gia, bác sỹ. ................39
4.1.2 Bảng tổng hợp phỏng vấn tay đơi với người có khả năng quyết định việc
kiểm tra sức khỏe định kỳ. ..................................................................................42
4.1.3 Bảng tổng hợp chung của hai đối tượng phỏng vấn là giới chuyên gia, bác
sỹ với người có khả năng thực hiện quyết định việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
............................................................................................................................45
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG....................................................46
4.2.1 Thống kê mô tả. .........................................................................................46
4.2.2 Kết quả mô hình hồi quy Logistic. .............................................................56
4.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT


KTSKĐK: Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
BYT:

Bộ y tế.

CEA:

Phân tích chi phí hiệu quả.

ACER:

Chỉ số hiệu quả trung bình.

QUALY: Chất lượng sống.
GSO:

Tổng cục thống kê.

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội.

BV:

Bệnh viên.

FFS:

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe có trả phí.


HMO:

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe được bảo trợ.


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 :

Bảng câu hỏi dùng cho chuyên gia, bác sỹ.

Phụ lục 2:

Bảng câu hỏi dùng cho người tham gia.

Phụ lục 3:

Danh sách các chuyên gia.

Phụ lục 4:

Bảng câu hỏi khảo sát định lượng.

Phụ lục 5:

Bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính.

Phụ lục 6:


Bảng dữ liệu khảo sát.


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
ĐẶT VẤN ĐỀ.

1.1

Vấn đề sức khỏe trở nên rất quan trọng , vì nó được xem như là một trong
những yếu tố chính trong việc hạn chế đói nghèo, phát triển bền vững của nền kinh
tế ( World Bank (1993); Smith (1999) ).
Không lâu trước đây, sức khỏe tốt được xem như là món quà của tự nhiên và
sức khỏe tồi được coi như những điều không may mắn. Tuy vậy, những thành quả y
tế hiện đại đã tạo ra niềm tin về việc con người có thể đạt tới một sức khỏe tốt khi
sử dụng chúng đúng cách. ( Peter Zweifel (2009) ).
Y tế dự phòng là một phương pháp giúp tiết kiệm chi phí cho cá nhân và toàn
xã hội hơn là phương pháp cứu chữa hiện nay. Phịng bệnh có nghĩa là phải kiểm tra
sức khỏe định kỳ, trước khi các mầm bệnh phát triển. ( Ariely, (2008) ).
Vì vậy để có được một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, chúng ta phải luôn chắc
chắn sức khỏe của chúng ta được kiểm soát chặt chẽ. Để thực hiện được điều này,
chúng ta phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở chăm sóc sức
khỏe.
Qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, chúng ta có thể phịng ngừa được bệnh
tim mạch, tăng mỡ máu ở người lớn tuổi , đây là nguyên nhân quan trọng gây tăng
huyết áp, dẫn đến biến chứng tai biến mạch máu não, một vài căn bệnh ung thư có
thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm,…Tuy nhiên , ở Việt Nam chúng ta hiện nay
đa số người dân chỉ đến cơ sở y tế khi cơ thể đã phát bệnh, khi cảm thấy khó chịu
với các triệu chứng và đang suy yếu. Chính thói quen này làm cho cơ hội chữa khỏi
bệnh không cao, không hiệu quả về chi phí đầu tư cho sức khỏe.

Việt Nam hiện nay là quốc gia đang có sự phát triển về nhiều mặt, ý thức của
người dân về một cuộc sống khỏe mạnh cũng được thể hiện khá rõ, qua việc họ
ngày càng quan tâm đến chất lượng hàng hóa, thực phẩm, các công viên, câu lạc bộ
thể dục ngày càng đông người luyện tập. Thế nhưng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ,
một việc làm quan trọng để giảm thiểu rủi ro về sức khỏe thì chưa được quan tâm.


2
Lâu nay chính sách của chúng ta chỉ tập trung vào việc kiểm tra sức khỏe định kỳ
cho những đối tượng đặc thù như: người lao động trong môi trường độc hại, các cơ
quan, công ty, thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên
của mình. Chưa có cơ chế khuyến khích tồn dân.
Hãy tưởng tượng, nếu tất cả chúng ta đều kiểm tra sức khỏe định kỳ, sẽ có bao
nhiêu bệnh nghiêm trọng có thể được phát hiện, bao nhiêu chi phí có thể được cắt
giảm và bao nhiêu người sẽ giảm nổi khốn khổ nhờ phát hiện bệnh sớm?
Với nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi của Việt Nam hiện nay, rất
nhiều yếu tố có thể gây hại cho sức khỏe như: thực phẩm kém chất lượng, bụi bẩn
và ô nhiểm mơi trường từ q trình cơng nghệp hóa, áp lực tài chính và cơng việc
gia tăng…, nhất là tại các thành phố lớn. Qua đó chúng ta thấy rằng việc kiểm tra
sức khỏe định kỳ để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là rất cần thiết. Làm
sao chúng ta có thể nâng cao ý thức của người dân về việc kiểm tra sức khỏe định
kỳ?
Để có được những định hướng đúng, những chính sách phù hợp, hiệu quả
trong việc khuyến khích người dân tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ, chúng ta
cần phải biết được các yếu tố nào trong xã hội Việt nam hiện nay tác động đến
quyết định thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các yếu tố cơ bản trong xã hội Việt
nam hiên nay như là:
Trình độ dân trí Việt Nam những năm gần đây đội ngũ trí thức tăng nhanh, chỉ
tính riêng số sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượt bậc. Năm 2003-2004
tổng số sinh viên đại học và cao đẳng là 1.131.030 sinh viên đến năm 2007- 2008

tăng lên 1.603.484 sinh viên. Năm 2008 tổng số sinh viên ra trường là 233.966
trong đó sinh viên tốt nghiệp đại học là 152.272; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là
81.694. Số trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh( nguồn: Nguồn nhân
lực Việt nam – Bộ Giáo duc. 22/6/ 2010 ).
Thu nhập bình quân đầu người hiện nay của Việt nam dựa trên số liệu của
Tổng cục Thống kê (GSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014
tính theo giá hiện hành đạt 3.937.856 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ USD, tính theo


3
tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vào ngày 31/12/2014 là 21.400
đồng/USD.Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014 (cũng theo số
liệu do GSO cơng bố), GDP bình qn đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028
USD, tương đương 169 USD/tháng.Trước đó, năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội
của Việt Nam đạt 3.584.262 tỷ đồng tính theo giá hiện hành, theo đó GDP bình
quân đầu người đạt 1.900 USD, tăng so với mức 1.749 USD của năm 2012.Với mức
thu nhập 169 USD/ tháng tương đương với 3,380,000VND/ tháng đây là mức thu
nhập trung bình thấp so với các nước trong khu vực. ( Nguồn: Tổng cục thống kê –
2014 )
Trong 10 năm qua, số người trong độ tuổi 15-64 đã tăng lên 12,6 triệu người,
từ 46,7 triệu người năm 1999 lên 59,3 triệu người năm 2009. Tỷ trọng dân số từ 65
tuổi trở lên tuy cũng tăng lên nhưng không đáng kể. Sau 30 năm, tỷ trọng này chỉ
tăng được 1,6 điểm phần trăm (từ 4,8% năm 1979 lên 6,4% năm 2009). ( nguồn:
Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình 2014 ).
Tình hình cung cấp dịch vụ y tế cho người dân ở Việt nam hiện nay: Bệnh
viện Ung bứơu TP Hồ Chí Minh là tuyến cuối của người bệnh mắc bệnh ung thư
khu vực phía nam. Số giường thực kê của BV chỉ có 631 giường. Trung bình mỗi
ngày BV điều trị nội trú gần hai nghìn người bệnh, bệnh nhân ngoại trú gần 10
nghìn người. Trong khi cơ sở vật chất BV đang xuống cấp, chật hẹp, trang thiết bị
thiếu... Hằng ngày, số lượng người bệnh đến khám, điều trị ln trong tình trạng

"vượt ngưỡng" q tải. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có tới 25/26 chuyên khoa (trừ
khoa Da liễu) ln trong tình trạng q tải. Có những chuyên khoa thường quá tải
khoảng 200% như: Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Viện Tim mạch Quốc
gia, Khoa Thận - tiết niệu, Khoa Hô hấp, Khoa Thần kinh... Số lượng bệnh nhân nội
trú điều trị tại BV Bạch Mai liên tục tăng theo các năm. Bệnh nhân ngoại trú đến
khám tại bệnh viện cũng liên tục tăng với gần 800 nghìn bệnh nhân năm 2010, làm
cho tình trạng quá tải ngày càng căng thẳng. ( nguồn: Báo Nhân Dân, 6/1/2012 ) .
Với tất cả những yếu tố cơ bản trên, và còn thêm những yếu tố nào khác trong
xã hội Việt nam hiện nay, có tác động đến việc tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ


4
của người dân. Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu, phân tích các yếu tố thực sự tác động
đến quyết định thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân.
1.2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu, phân tích các yếu tố tác động đến quyết định kiểm

tra sức khỏe định kỳ của người dân.
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đây là địa bàn có
dân số đơng nhất cả nước, đặc điểm dân số đa dạng, mức sống bình quân tương đối
cao so với cả nước, nhu cầu về sức khỏe cá nhân được thể hiện khá rõ nét. Hệ thống
chăm sóc sức khỏe nơi đây đa dạng, phong phú và hiện đại nhất cả nước. Đồng thời
đây cũng là nơi có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Với nguồn lực
và thời gian có hạn, nghiên cứu khó có thể thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Nghiên cứu sẽ thực hiện khảo sát ba quận cụ thể của TP Hồ Chí Minh là quận 1,
quận 10, quận Tân Bình, đây là ba quận có khả năng đại diện cho cấu trúc đa dạng
của dân cư đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu sẽ khảo sát việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ của người

dân trong khoản thời gian từ năm 2010 đến 2015.
1.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.3.1 Mục tiêu tổng quát:
Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của
người dân.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích xu hướng tác động của các yếu tố đến quyết định kiểm tra sức khỏe
định kỳ.
- Giải thích nguyên nhân tại sao người dân thực hiện hay không thực hiện việc
kiểm tra sức khỏe định kỳ.
1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Các yếu tố nào tác động đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân?
- Chúng tác động theo xu hướng như thế nào?
1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


5
Nghiên cứu được thực hiện đồng thời hai phương pháp, phương pháp định tính
và phương pháp định lượng.
Nghiên cứu dùng phương pháp định tính. Thảo luận cùng các chuyên gia, bác
sỹ, các người dân có khả năng quyết định việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, để xác
định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của
người dân, đưa ra được bảng câu hỏi dùng cho khảo sát nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu định tính để xác định rõ hơn các yếu tố nào tác động đến quyết
định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân và tại sao người dân lại thực hiện hay

không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Người nghiên cứu sẽ sử dụng
phương pháp phỏng vấn tay đơi với đối tượng nghiên cứu đó là giới chuyên gia sức
khỏe, bác sỹ và người có khả năng tự quyết định tham gia kiểm tra sức khỏe định
kỳ. Chi tiết về phương pháp định tính, cách thức thu nhập và phân tích dữ liệu sẽ
được đề cập chi tiết trong chương ba.
Nghiên cứu dùng phương pháp định lượng, gồm thống kê mơ tả và mơ hình
hồi quy logistic.
- Từ kết quả nghiên cứu định tính có được, kết hợp với các cơ sở lý thuyết, các
nghiên cứu thực nghiệm mà người nghiên cứu có được phương trình hồi quy với
các biến cần thiết, khả thi, phù hợp, có thể khảo sát, đo lường được với mơi trường
Việt nam hiện nay, tác động đến việc thực hiện hay không thực hiện việc kiểm tra
sức khỏe định kỳ của người dân. Từ phương trình hồi quy này, người nghiên cứu sử
dụng mơ hình hồi quy Logistic để biết được xu hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến
quyết định việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân, phân tích mối tương quan
của các yếu tố đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân. Chi tiết về
phương pháp và mơ hình sử dụng trong nghiên cứu sẽ được đề cập đến trong
chương ba.
1.5

BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có năm chương:
- Chương 1: Giới thiệu về sự cần thiết trong xã hội hiện nay của đề tài nghiên

cứu. Phân tích nguyên nhân tại sao chúng ta cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, ở


6
độ tuổi nào chúng ta nên thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, dựa trên các
khuyến cáo của các tổ chức y tế có uy tín và lời khuyên của các chuyên gia. Nêu rõ
đối tượng của đề tài nghiên cứu, tại sao đề tài lại tập trung vào độ tuổi của đối tượng

nghiên cứu từ bốn mươi tuổi trở lên. Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài, để trả lời
những câu hỏi nghiên cứu nào. Giới thiệu về phương pháp mà người nghiên cứu sử
dụng để làm sáng tỏ vấn đề và phạm vi mà nghiên cứu này khảo sát để nghiên cứu.
- Chương 2: Giới thiệu về cơ sở lý thuyết mà người nghiên cứu vận dụng trong
lý luận của đề tài, các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện bởi những người
đi trước, người nghiên cứu đã vận dụng cho nghiên cứu của mình.
- Chương 3: Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu mà người nghiên cứu sử
dụng, đó là nghiên cứu định tính và định lượng trong nghiên cứu của mình. Phương
pháp phỏng vấn tay đôi, phương pháp thu nhập dữ liệu, giới thiệu về mơ hình
Logistic.
- Chương 4: Giới thiệu về kết quả nghiên cứu được từ phương pháp nghiên
cứu định tính, đưa ra khung phân tích sử dụng cho việc nghiên cứu định lượng, định
hình các biến tác động, kết quả nghiên cứu từ nghiên cứu định lượng.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị chính sách của người nghiên cứu, dựa trên
kết quả nghiên cứu đạt được.
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục.


7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ tức là người dân ít nhất một lần trong năm đến
trung tâm chăm sóc sức khỏe, để được các bác sỹ thực hiện việc kiểm tra sức khỏe
cho mình. Các việc cụ thể được thực hiện như sau ( Theo quy định của thông tư số
13/2007/ TT – BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y Tế. ):
- Tiếp nhận hồ sơ và hồn thành các thủ tục hành chính: Đối tượng khám sức
khỏe có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thơng tin cá nhân,
tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình trong phần
tiền sử của đối tượng khám sức khỏe.

- Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, vịng ngực trung bình, chỉ số BMI,
mạch, nhiệt, huyết áp và nhịp thở.
- Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa.
- Khám cận lâm sàng.
o

Cận lâm sàng bắt buộc:

 Công thức máu, đường máu.
 Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu ( đường, protein, tế bào.)
 Chụp X quang tim phổi thẳng, nghiêng. Thực hiện theo chỉ định của bác sỹ
lâm sàng.
o

Cận lâm sàng khác: Đối tượng khám sức khỏe phải được làm thêm

các xét nghiệm cận lâm sàng khác khi có chỉ định của bác sỹ lâm sàng, hoặc yêu
cầu của đối tượng khám sức khỏe.
- Các bác sỹ khám lâm sàng phải phân loại sức khỏe, ký và ghi rõ họ tên vào
giấy chứng nhận sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ và phải chịu trách nhiệm về
kết luận của mình. Người ghi các kết quả cận lâm sàng phải ký và ghi rõ họ tên vào
giấy chứng nhận sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ.


8
2.2 LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SỨC KHỎE ( Peter Zweifel( 2009) )
Để trả lời cho những câu hỏi thường gặp khi chúng ta buộc phải bỏ tiền ra để
thực hiện một việc nào đó trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, ví dụ: chúng ta có nên
thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hay không? Chúng ta có nên tiến hành tầm
sốt ung thư hay khơng? Chúng ta có nên tiến hành một chương trình khuyến khích

người dân ăn sáng hay khơng? Chúng ta có nên tiến hành chương trình giám sát thị
lực ở trường học khơng?...Để có cơ sở trả lời cho các câu hỏi trên, lý thuyết về kinh
tế học sức khỏe sẽ cung cấp cho ta các cơng cụ trả lời dưới góc độ kinh tế, cơng
bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
2.2.1 Nguyên lý xác định giá trị kinh tế của sức khỏe.
2.2.1.1 Tầm quan trọng của việc xác định giá trị kinh tế trong lĩnh vực sức khỏe.
“ Sự sống là vô giá” là một luận điểm phổ biến mà nhiều người sẽ đồng ý.
Nhưng những quyết định trong vấn đề cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khơng
chỉ là của những cá nhân mà cịn đến từ phía các nhà hoạch định chính sách. Ta có
hai vấn đề cần giải quyết: Bảo vệ hay kéo dài mạng sống của một con người – Tiêu
tốn những nguồn lực có hạn của xã hội. Ta có một quyết định mang tính đánh đổivà
đó là một quyết định quan trọng. Cho một quyết định như vậy, ta cần những phân
tích mang tính hệ thống, cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố liên quan. Những phân
tích kinh tế theo hướng định giá, ở một mức độ nào đó, thỏa mãn những địi hỏi trên
vì ít nhất có ba lý do sau đây:
- Tất cả những phương án khả thi đều phải được đề cập, thế nên phân tích
đánh giá cần có tính hệ thống. Đôi khi trong lúc cân nhắc quyết định về việc đưa ra
một phương án chăm sóc sức khỏe mới, người ta khơng nhắc đến các phương án có
sẵn như một chọn lựa. Hoặc trong trường hợp các phương án phịng ngừa cũng có
thể được coi như phương án tốt bên cạnh các phương án điều trị, và nên được thêm
vào danh sách lựa chọn. Nên để ý rằng khi một phương án mới được đem ra so
sánh với một phương án có sẵn thì bản thân phương án có sẵn nên đạt hiệu quả về
mặt chi phí. Một phương án sẽ khơng hiệu quả nếu có một phương án khác cho kết
quả tương tự nhưng với chi phí thấp hơn.


9
- Những phân tích xác định giá trị kinh tế thường dựa trên quan điểm của một
nhóm người nào đó, điều này rất quan trọng. Một phương án có thể khơng hấp dẫn
cho một bên nào đó, nhưng lại hiệu quả trong quan điểm của những bên khác.

Trong thực tiễn quan điểm có thể khác nhau từ các phía: cá nhân bệnh nhân; các cơ
quan, định chế; nhóm mà các dịch vụ y tế nhắm đến, ngân sách của bộ y tế, ngân
sách của chính phủ và các quan điểm mang tính cộng đồng hay xã hội.
- Nếu khơng có những sự đo lường nghiêm túc, sự không chắc chắn trong xếp
hạng thứ tự quan trọng là rất lớn. Nếu khơng có nỗ lực trong việc đo lường và so
sánh những giá trị đầu ra và đầu vào, chúng ta có rất ít cơ sở để đưa ra kết luận.
2.2.1.2 Xác định giá trị kinh tế trong lĩnh vực sức khỏe là gì?
Với mọi hoạt động mà một phân tích kinh tế nhắm đến, nó có hai tính chất:
- Thứ nhất nó tính đến đầu vào và đầu ra của q trình ( hay cịn gọi là chi phí
và kết quả ).
- Thứ hai về bản chất, những phân tích kinh tế liên quan tới lựa chọn. Nguồn
lực là khan hiếm và sự thật hiển nhiên là không thể sản xuất ra một sản lượng thỏa
mãn mọi mong muốn. Vì vậy, người ta phải lựa chọn và đánh đổi. Những lựa chọn
được đưa ra trên nhiều tiêu chuẩn cơ sở, đơi khi rõ ràng, đơi khi khơng. Những phân
tích kinh tế sẽ xác định và làm rõ một nhóm những tiêu chuẩn có thể giúp cho việc
lựa chọn giữa các phương án.
Hai tính chất trên dẫn đến việc các phân tích xác định giá trị kinh tế được định
nghĩa như một phân tích so sánh những phương án khác nhau về mặt chi phí và kết
quả. Vì thế nhiệm vụ cơ bản của bất cứ một phân tích xác định giá trị kinh tế nào,
đều là xác định, đo lường, tính tốn thành giá trị và so sánh chi phí và kết quả của
các phương án được đề ra. Phân tích kinh tế trong vấn đề sức khỏe khơng phải là
một ngoại lệ.
2.2.1.3 Tổng quan về những kỹ thuật xác định giá trị kinh tế.
- Phân tích hiệu quả chi phí ( CEA ): Phân tích hiệu quả chi phí là phương
pháp dùng cho việc đánh giá kết quả và chi phí của những dự án cải thiện sức khỏe.
Các nghiên cứu dạng này đã được dùng để so sánh chi phí và số năm sống thêm cho


10
những phương án y tế khác nhau. Kết quả của nghiên cứu thường được tổng kết

dưới dạng một chuỗi những tỉ số hiệu quả chi phí cho những nhóm bệnh nhân khác
nhau hoặc các phương án khác nhau.
Những phân tích dạng này đo lường sức khỏe theo thước đo “ tự nhiên” ,
thước đo này có thể là một thước đo y học, hoặc tuổi thọ. Thước đo này chỉ có ý
nghĩa trong trường hợp những phương án khác biệt trong một tác động nào đó và
khơng có tác dụng phụ.
Đối với những phương án độc lập với nhau, chỉ số dùng để so sánh là chỉ số
hiệu quả trung bình ( ACER ). Nếu hiệu quả được đo bằng số năm tuổi thọ, chỉ số
so sánh này có dạng:
ACER = Chi phí bằng tiền/ Kết quả tính bằng số năm tăng lên trong tuổi thọ.
Nếu những phương án có tính loại trừ, ta cần xem xét tỷ lệ mức tăng lên trong
chi phí đối với mức tăng lên trong lợi ích. Trong trường hợp này chúng ta dùng “ tỷ
số tăng hiệu quả chi phí “ ( ICER ). “ Tỷ số tăng hiệu quả chi phí” của một phương
án được định nghĩa bằng tỷ số của mức tăng trong chi phí và mức tăng trong hiệu
quả khi so sánh với phương án hiệu quả tiếp theo.
ICER = Chi phí tăng lên/ Kết quả tăng lên.
- Phân tích chi phí thỏa dụng
Đo lường mức thỏa dụng: Một vài khái niệm về mức thỏa dụng đã được phát
triển để gộp những tác động đa chiều của một phương án lại thành một tác động một
chiều. Trong số chúng, những thước đo sau đây là phổ biến nhất.
Tuổi thọ giảm đi điều chỉnh theo mức độ khuyết tật ( DALY ): Khái niệm này
được phát triển từ năm 1993 trong báo cáo phát triển Thế giới của World Bank.
DALY đo lường mức giảm xuống của tuổi thọ có tính đến mức giảm của sức khỏe
so với một mức chuẩn về tuổi thọ kỳ vọng là 80 năm cho nam giới và 82,5 năm cho
nữ giới. Trọng số bệnh tật được xác định bởi những chuyên gia và được dùng để
đánh giá những tình trạng sức khỏe thấp hơn mức hồn tồn khỏe mạnh. Bên cạnh
đó, trọng số này áp dụng cho những tuổi đời khác nhau. Trọng số lớn nhất được gắn
cho việc mất đi một năm tuổi thọ ở mức sức khỏe của độ tuổi 25. Mức thỏa dụng từ



11
một phương án y tế được đo bằng số DALY tổn thất tránh được. DALY được sử
dụng bởi nhiều tổ chức ( như WHO ) để so sánh sức khỏe người dân ở nhiều nước
trên thế giới.
Tuổi thọ tăng thêm điều chỉnh theo chất lượng sống ( QALY ): Khái niện về
QALY dựa trên nghiên cứu của Klarman và cộng sự ( 1968 ), những người đầu tiên
đề cập cả số năm tăng lên trong tuổi thọ và sự thay đổi trong chất lượng sống đo
bằng một chỉ số. Cũng như DALY, mỗi trạng thái sức khỏe được gắn với một trọng
số bệnh tật. Tuy vậy, những người trong số này thường được xác định bằng cách
điều tra những người liên quan tới phương án sức khỏe. Số QALY của mỗi người
được tính bằng cách nhân mức tuổi thọ kỳ vọng của mỗi trạng thái sức khỏe với chỉ
số đau bệnh ( hay khỏe mạnh ) của chúng rồi cộng lại . Mức thỏa dụng của một
phương án được đo bằng số QALY tăng lên.
Số năm khỏe mạnh tương đương ( HYE ): Khái niêm này bắt nguồn từ nghiên
cứu của Mehrez và Gafni ( 1989 ), dựa vào hồ sơ diễn tiến sức khỏe. Những cá nhân
được hỏi về mức mà họ đánh giá tình trạng sức khỏe có thể đạt được với một
phương án. Cụ thể, họ được hỏi về số năm khỏe mạnh tương đương mà họ cho là
ngang bằng với hồ sơ diễn tiến sức khỏe được hỏi.
Trong khái niệm của DALY, chất lượng sống được đánh giá bởi các chuyên
gia, trong khi đối với trường hợp hai thước đo còn lại, sự đánh giá được tiến hành
bởi những bệnh nhân thực sự hay bệnh nhân tiềm năng. Hướng tiếp cận sau là đúng
đắn hơn vì những người bị tác động ( hoặc có tiềm năng bị tác động ) có khả năng
đánh giá tốt hơn về sức khỏe của chính họ, hơn nữa, họ chính là những người chi trả
cho các chi tiêu sức khỏe cơng cộng. Ngược lại những chun gia chỉ có khả năng
hơn ở mặt kỹ thuật y tế. Vậy nên khái niệm DALY dường như khó có thể thỏa mãn
như một nền tảng cho việc ra quyết định. Vì thế nó được sử dụng cho những so sánh
ở tầm đa quốc gia.
Trong các khái niệm DALY và QALY, thứ tự mà các trạng thái khác nhau
diễn ra không quan trọng. Ngược lại, Khái nệm HYE đánh giá hồ sơ của toàn bộ
diễn tiến trạng thái sức khỏe tạo ra từ một phương án y tế. Vì thế HYE về bản chất



12
sẽ được ưa dùng hơn, nhưng trong mọi tình huống nó được coi là tốn kém hơn, vì
tồn bộ hồ sơ diễn tiến sức khỏe cần một sự mô tả rất dài.
Khái niệm QALY rất đơn giản để áp dụng. Một khi trọng số thỏa dụng được
xác định, việc đánh giá một phương án là rất dễ dàng. Tuy nhiên, vì QALY được
dùng để hổ trợ việc ra quyết định phân phối nguồn lực trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, các quyết định này cần có cơ sở lý thuyết đúng đắn. Chúng ta sẽ phân tích
QALY trong lý thuyết “ mức thỏa dụng kỳ vọng”, lý thuyết phổ biến nhất cho việc
ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn. Dù thỏa dụng kỳ vọng không phải là
một lý thuyết hồn hảo về hành vi với điều kiện khơng chắc chắn, nó có thể đóng
vai trị một hướng dẫn chuẩn cho việc ra quyết định một cách lý trí, nếu người ta
đồng ý rằng lựa chọn được đưa ra thỏa mãn những tiền đề cơ sở của lý thuyết này.
Chúng ta bắt đầu với một dạng đơn giản của các mơ hình QALY, trong đó
khơng có việc chiết khấu và khơng có tính “ e ngại rủi ro” theo tuổi thọ ( hay còn
gọi là bàng quan với rủi ro theo tuổi thọ ). Để đơn giản, coi tất cả các tình trạng sức
khỏe ( vector Hh với h = 1,2,….m ) là thường xuyên ( tình trạng sức khỏe là không
đổi – giả định này chỉ được dùng để tiện cho việc biến đổi và không phải là một tính
chất của một mơ hình QALY ). Sự kết hợp ( Hh , Tt ) xảy ra với xác suất πh . Lúc đó
một cá nhân phải đối diện với một sự may rủi về những tình trạng sức khỏe thường
xuyên ( πh , Hh , Th ) với h = 1,…,m. Giả định rằng sự ưa thích thỏa mãn các tiền đề
Neumann – Morgenstern. Nếu mức thỏa dụng của việc sống Th nằm trong tình trạng
thường xuyên Hh ký hiệu là u ( Hh, Th ), sự ưa thích của cá nhân được thể hiện bằng
mức thỏa dụng kỳ vọng:
EU = Σmh=1πhu( Hh , Th )

(1)

Để chuyển mức thỏa dụng kỳ vọng thành số QALY, hàm thỏa dụng phải có

dạng:
u ( Hh , Th ) = v(Hh)Th

(2)

Với hai phương trình trên ta có
EU = QALY = Σmh=1πhThv( Hh )

(3)


13
Nghĩa là mức thỏa dụng kỳ vọng bằng tổng thỏa dụng của những trạng thái
sức khỏe được đánh tỷ trọng bằng độ dài thời gian và xác suất xảy ra của chúng.
Vì trong lý thuyết mức thỏa dụng kỳ vọng , hàm thỏa dụng v() là một hàm số
lượng và được xác định theo dạng positive affine transformation ( ví dụ: một dạng
hàm tăng bậc nhất đơn điệu: v(x) = ax + b với a>0 ), v() có thể được chọn mà khơng
làm mất đi tính tổng qt theo cách để mức thỏa dụng của tình trạng sức khỏe hồn
hảo v(H*) là 1 và mức thỏa dụng của tình trạng chết là 0. Từ đó, mức thỏa dụng kỳ
vọng của một cá nhân có thể được giải thích bằng số năm tuổi thọ điều chỉnh theo
chất lượng sống.
Theo quan điểm lý thuyết ra quyết định, tính đơn giản của việc tính tốn
QALY là dựa trên dạng của hàm thỏa dụng như trong phương trình (2). Dạng hàm
này địi hỏi sự ưa thích đối với các trạng thái sức khỏe là ổn định trong suốt tuổi thọ
(v(Hh) không phụ thuộc vào tuổi của một cá nhân ).
Hơn nữa, hàm thỏa dụng u(Hh, Th) cần thỏa mãn những giả định căn bản. Đầu
tiên, phương trình trên ngầm định rằng các cá nhân bàng quan với rủi ro theo thời
gian ( đối với một trang thái nhất định, họ bàng quan giữa một quãng đời với những
sự chắc chắn và một quãng đời với những sự rủi ro ). Nhưng sự bàng quan với rủi ro
về thời gian cũng khơng hồn tồn tạo nên dạng của hàm thỏa dụng trong phương

trình trên. Nói chung , nó chỉ ngụ ý rằng khi vắng đi sự chiết khấu, hàm thỏa dụng
có dạng sau
u ( H, T ) = g(H) + v(H)T với v(H) > 0

(4)

và phương trình như đã nói trên cần thêm điều kiện g(H) = 0 cho mọi tình
trạng sức khỏe H.
Một giải pháp đặt ra là “ điều kiện không” , tất cả trạng thái sức khỏe với độ
dài thời gian bằng không là bằng nhau ( theo nghiên cứu của Bleichrodt và cộng sự
( 1997 ), Miyamoto và Eaker ( 1988) )
Với mọi H , u ( H, 0 ) = const

(5)

Nghiên cứu của Miyamoto và cộng sự (1998 ) lập luận rằng “ điều kiện
khơng” này hồn tồn được chứng minh. Hệ quả từ “điều kiên không” là g(H) phải


14
là hằng số trong phương trình thỏa dụng (4). Vì hàm thỏa dụng phải là hàm số
lượng, một hằng số bất kỳ có thể được thêm vào mà khơng làm mất đi tính tổng
qt. Vì thế người ta có thể cho g(H) = 0 trong phương trình thỏa dụng (4) để trở
thành phương trình (2). Sự bàng quan với rủi ro về tuổi thọ và “điều kiện không”
lúc này đủ để tạo nên cơ sở để cho việc đo mức thỏa dụng bằng QALY.
Bên cạnh sự bàng quan với rủi ro về độ dài tuổi thọ, sự độc lập về thỏa dụng
và sự đánh đổi theo tỉ lệ cố định cũng được cho là những giả định nền tảng cho mơ
hình QALY ( Pliskin và cộng sự ( 1980) ). Giả định về sự độc lập về thỏa dụng sẽ
được thỏa mãn nếu sự ưa thích có điều kiện đối với những may rủi trong suốt một
giai đoạn tuổi thọ với một trạng thái sức khỏe cho trước, độc lập với những tính

chât sức khỏe cụ thể và ngược lại. Sự đánh đổi theo tỉ lệ cố định nghĩa là phần tuổi
thọ mà cá nhân chấp nhận từ bỏ để có được một sự cải thiện trong sức khỏe là độc
lập với kỳ vọng về phần tuổi thọ còn lại.
Nghiên cứu của Bleichrodt và công sự ( 1997 ) minh họa rằng sự độc lập về
thỏa dụng và sự đánh đổi theo tỉ lệ cố định là những giả định mạnh hơn “ điều kiện
khơng”. Xét tính đánh đổi theo tỉ lệ cố định
Với mọi H, H’ với H’ > H: tồn tại q thuộc ( 0, 1 ) sao cho u( H, T ) = u (H’, qT
) với mọi T

(6)

Nghiên cứu của Plishkin và cộng sự ( 1980 ) chỉ ra rằng tính chất này được
thỏa mãn nếu ( 1 ) tồn tại sự độc lập thỏa dụng và (2) sự đánh đổi theo tỷ lệ cố định
đúng cho trạng thái sức khỏe tốt nhất và tệ nhất. Với T = 0 trong phương trình (6) ,
ta có u(H, 0) là bằng nhau cho tất cả các trạng thái sức khỏe ( điều kiện khơng ). Vì
vậy, khơng cần thiết phải đặt ra các giả định về sự đánh đổi theo tỷ lệ cố định và sự
độc lập thỏa dụng để tạo nên mơ hình QALY. Chỉ cần “điều kiện khơng” là đủ.
2.2.2 Cơng bằng và sức khỏe.
Có nhiều lý thuyết khác nhau đề cập vấn đề công bằng xã hội, vì vậy quan
điểm về cơng bằng hiện không thống nhất. Chủ nghĩa thỏa dụng ( Utilitarianism )
nhắm tới việc tối đa hóa thỏa dụng cá nhân. Trong khi đó, chủ nghĩa Rawls (
Rawlsian ) chỉ ra hai ngun tắc cơng bằng: những cá nhân nên có được mức tự do


15
tối đa tương ứng với những người khác, và mọi sự thiên lệch có chủ ý đều là khơng
cơng bằng trừ khi nó nhắm tới lợi ích cho những cá nhân kém sung túc nhất. Lý
thuyết của Rawls, không tập trung vào mức thỏa dụng xã hội mà đề ra “ những hàng
hóa xã hội căn bản” và đặt mục tiêu sao cho mọi cá nhân tiếp cận được với chúng.
Chủ nghĩa Mác ( Marxism ) nhấn mạnh về nhu cầu, gợi ra triết lý “phân phối theo

nhu cầu” . Chủ nghĩa tự do cá nhân ( Libertarianism ) tôn trọng những quyền tự
nhiên: Quyền sống và quyền sở hữu. Nếu người ta có được và chuyển nhượng
những tài sản của mình mà khơng làm ảnh hưởng đến người khác thì sự sở hữu đó
là cơng bằng.
Hai hướng tiếp cận chính về vấn đề cơng bằng được đề cập trong phần lớn các
nghiên cứu kinh tế sức khỏe là hướng tiếp cận theo chủ nghĩa tự do cá nhân và
hướng tiếp cận theo chủ nghĩa Mác. Nhưng nói một cách chính xác, đề xuất “ phân
phối theo nhu cầu” khơng hẳn đến từ chủ nghĩa Mác, mà là một phần trong chủ
nghĩa bình quân trong thế kỷ 20. Theo chủ nghĩa bình qn, việc được chăm sóc sức
khỏe là quyền của mỗi cơng dân và vì thế, bất chấp sự giàu nghèo hay thu nhập cao
thấp, mọi người đều phải có quyền này. Theo chủ nghĩa tự do cá nhân, sự chăm sóc
sức khỏe được đề cập đến như một hệ thống khen thưởng xã hội, thứ mà những cá
nhân nổi trội hơn về thu nhập hay sự giàu có sẽ được tiếp cận dễ dàng hơn. Một
cách khái quát, chủ nghĩa bình quân kêu gọi sự tài trợ cho việc chăm sóc sức khỏe
theo khả năng chi trả và phân phối theo nhu cầu. Ngược lại, chủ nghĩa tự do cá nhân
lại cho rằng phân phối việc chăm sóc sức khỏe phải dựa trên khả năng chi trả của
mỗi người, vì thế nguồn tài trợ phải là từ phía tư nhân, chính phủ chỉ nên có vai trị
tối thiểu.
Có một khái niệm chúng ta cần phải thảo luận trong lý thuyết cơng bằng sức
khỏe đó là khái niệm “ Tiếp cận”. Khái niệm này được nhắc đến nhiều trong việc
phân phối sự chăm sóc sức khỏe. Về cơ bản, “ tiếp cận” thường được hiểu dưới
dạng “ nhận được sự chăm sóc” . Điều này khá rõ trong các lập luận của Tobin (
1970 ) vốn khẳng định rằng cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe là việc các cá nhân


16
được chăm sóc dựa trên dấu hiệu và triệu chứng y khoa chứ không phải khả năng
chi trả của họ.
Không đồng ý với quan điểm trên, Legrand ( 1982 ) và Mooney ( 1983, 1994
) cho rằng có sự khác biệt rạch ròi giữa “ tiếp cận” và “ được chăm sóc”. “ tiếp cận”

bao gồm những cơ hội mà các cá nhân có thể có được, cịn “ được chăm sóc” hay
khơng, phụ thuộc vào cả việc có tồn tại các cơ hội như vậy hay không và việc các
cá nhân có khả năng được lợi từ chúng khơng. Với suy nghĩ đó, Legrand gắn sự “
tiếp cận” với hai yếu tố chi phí: thời gian và tiền bạc, tuy vậy điều này ngụ ý một
thứ rất khó giải thích: Khi hai người cùng đối diện với chi phí thời gian và tiền bạc
như nhau , họ sẽ có cùng mức “ tiếp cận” bất chấp sự khác biệt về thu nhập. Chính
Legrand ( 1991 ) cũng chỉ ra sự vơ lý này – sẽ có sự khác biệt trong “ tiếp cận” giữa
một người khơng có thu nhập và một triệu phú. Olson và Rodger ( 1991 ) đưa ra
một ý tưởng khác, khơng lâm vào tình trạng trên, họ cho rằng, ngồi chi phí thời
gian và tiền bạc, sự tiếp cận còn bị chi phối bởi thu nhập.
Khái niệm về “ nhu cầu” Culyer ( 1976 ) và William ( 1974, 1978 ) họ cho
rằng “ nhu cầu” chính là khả năng hưởng lợi của mỗi cá nhân từ sự chăm sóc sức
khỏe. Định nghĩa này quan tâm đến chủ thể mà sự chăm sóc sức khỏe tác động tới (
sức khỏe ) hơn là thứ được cần ( chăm sóc sức khỏe ). Hãy xem xét một sự tiến bộ
trong y học, theo định nghĩa này, nhu cầu của một người đối với chăm sóc sức khỏe
là khơng đổi, trong khi đó nguồn lực cần thiết để chăm sóc cho anh ta lại giảm đi (
do những tiến bộ ) . Trên lý lẽ đó, Culyer và Wagstaff ( 1993 ) đưa ra định nghĩa
trong đó “ nhu cầu” là lượng nguồn lực tối thiểu cần để bù đắp đủ “ khả năng hưởng
lợi”.
Mâu thuẫn trong các nguyên tắc công bằng: Ba nguyên tắc công bằng được
nhắc tới bao gồm: công bằng trong tiếp cận, phân phối theo nhu cầu và công bằng
trong mức sức khỏe. Mooney ( 1983 ) đã nhấn Mạnh rằng sự “ tiếp cận” chỉ là một
trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận được những sự chăm sóc sức khỏe. Có
những yếu tố khác cũng có vai trị tương tự, có thể kể đến như nhận thức cá nhân
hưởng lợi từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay động cơ của người thầy thuốc.


17
Ngồi giá cả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe , mọi yếu tố khác ảnh hưởng lên
cầu của dịch vụ này đều ảnh hưởng đến việc các cá nhân nhận được sự chăm sóc

như thế nào. Hai người có cùng mức “ tiếp cận” và có cùng “ nhu cầu” nhưng chưa
hẳn là nhận được sự chăm sóc tương đương. Người có học thức thấp thường đánh
giá thấp lợi ích của sức khỏe và khơng liên hệ với thầy thuốc trong khi những người
có học thức cao hơn thường làm điều ngược lại. Trái lại, hai người có mức tiếp cận
khác nhau đôi khi vẫn được sự chăm sóc như nhau. Culyer và Wagstaff ( 1993 )
phát biểu rằng: cơng bằng trong “ tiếp cận” sự chăm sóc sức khỏe không nhất thiết
phải dẫn tới việc phân phối theo nhu cầu và sự công bằng trong mức sức khỏe.
2.2.2.1 Ngun tắc cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Nghiên cứu của Mooney cùng cộng sự ( 1991, 1992 ), và Mooney ( 1994 ) ủng
hộ mạnh mẽ nguyên tắc công bằng trong tiếp cận. những nghiên cứu này biện luận
rằng, các lý lẽ như phân phối theo nhu cầu hay tạo nên sự bình đẳng trong mức sức
khỏe đi ngược lại những nguyên tắc về sự ưa thích của người tiêu dùng, và vì thế xa
rời những luận điểm kinh tế phúc lợi Pareto.
Những lý thuyết Pareto phù hợp nhất cho những người theo chủ nghĩa tự do cá
nhân. Chủ nghĩa này cho rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe nên được xem như một
hệ thống khen thưởng xã hội mà trong đó những cá nhân với mức thu nhập hay của
cải cao hơn có quyền có được mức sức khỏe tốt hơn. Những người theo xu hướng
này tuy chấp nhận sự có mặt của thuế khóa nhưng khơng có vẻ là họ chấp nhận sự
cơng bằng trong “ tiếp cận”.
Legrand và Mooney có nhắc tới hai chi phí: tiền bạc và thời gian. Việc đưa
vào chi phí thời giam ám chỉ rằng nên có những sự ưu ái hơn về cơ sở vật chất cho
người ở khu vực nghèo nhằm làm công bằng hơn thời gian chờ đợi và khả năng tiếp
cận. Quan điểm của Olson – Rodger thậm chí cịn cổ súy cho một mức thuế cao hơn
nhằm làm giảm sự mất cơng bằng.
Từ những phân tích trên cho thấy, trong khi chúng ta đồng ý rằng việc được
chăm sóc sức khỏe là quan trọng, có những người vẫn ln đủ khả năng để đạt được
điều đó nhưng lại khơng làm như vậy. Thế nên, mục đích chủ yếu không phải là


18

mang đến cho họ mức sức khỏe đồng đều mà là tạo cho họ cơ hội để đạt được điều
đó.
2.2.2.2 Cơng bằng trong tài trợ chăm sóc sức khỏe.
Có hai khái niệm được đề xuất khi nói về cơng bằng trong tài trợ đó là cơng
bằng dọc và cơng bằng ngang:
- Công bằng dọc: Những cá nhân hay hộ gia đình với khả năng chi trả khác
nhau sẽ trả các khoản khác nhau theo một cách hợp lý.
- Công bằng ngang: những cá nhân hay hộ gia đình có khả năng chi trả như
nhau sẽ có mức đóng góp như nhau.
2.2.3 Cung và cầu sức khỏe cá nhân.
Một sức khỏe tồi sẽ hạn chế khả năng sản xuất của người bị ảnh hưởng, bao
gồm cả khả năng hưởng thụ những giá trị trong cuộc sống.
Ngoài những yếu tố di truyền và mơi trường, các biến cố ln có thể xuất hiện
và đe dọa những cố gắng của cá nhân trong việc giữ gìn hay cải thiện sức khỏe. Vì
thế, những thay đổi khơng mong muốn trong sức khỏe có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Khái niệm tạo ra sức khỏe: Sức khỏe có thể được coi như một nguồn vốn vơ
hình, có thể được làm tăng thêm nhờ sự đầu tư, chăm sóc, phịng ngừa bệnh tật, và
phải chịu hiệu ứng hao mòn. Một lối sống tránh được việc lạm dụng sức khỏe, tăng
cường khả năng phòng ngừa bệnh tật, có thể được coi như những sự đầu tư vào sức
khỏe.
2.2.3.1 Sức khỏe – một bộ phận của vốn con người.
a)

Mơ hình Grossman:

Thành phần quan trọng của mơ hình Grossman là phương trình thể hiện sự
thay đổi lượng vốn sức khỏe qua thời gian. Một mặt, vốn sức khỏe hao mòn với tỷ
lệ δ, khiến sức khỏe giảm xuống theo thời gian. Tỷ lệ hao mịn này khơng cố định
theo thời gian. Mặt khác, cá nhân này có thể tăng vốn sức khỏe bằng cách đầu tư I.
Mức đầu tư này bao gồm việc tiêu dùng cho dịch vụ y tế M và khoảng thời gian tI

dành cho những nổ lực phịng bệnh. Gộp lại ta có:
H1 = H0 (1- δ) + I( M0 , tI )


×