Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ-Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo văn học, nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.01 KB, 99 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn học- nghệ thuật là một hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của
các hoạt động con người, một phương thức quan trọng để con người nhận
thức, khám phá và cải tạo cuộc sống theo quy luật cái đẹp.
Văn học- nghệ thuật là một hoạt động tinh thần thực tiễn của con người,
là một trong “những dạng sản xuất tinh thần” (C. Mác) của con người. Nghệ
thuật, một khi ra đời sẽ hình thành và hồn thiện ở con người một năng lực cảm
nhận thẩm mỹ đặc trưng chỉ có ở con người đối với các hiện tượng, sự kiện, biến
cố của thế giới khách quan với tư cách là “chỉnh thể cụ thể sống động” (C. Mác).
Nghệ thuật giúp con người biết chiếm lĩnh mọi lĩnh vực hoạt động đời sống xã
hội theo các quy tắc của cái đẹp: “Tác phẩm nghệ thuật hình thành một cơng
chúng hiểu biết nghệ thuật và có năng lực hưởng thụ vẻ đẹp” (C. Mác).
Văn học - nghệ thuật phản ánh đời sống, trong đó trung tâm là các quan
hệ hiện thực của con người xã hội, các tính cách của con người, những con
người sống, suy nghĩ, cảm xúc, hành động mang bản chất xã hội, lịch sử. Nội
dung của nghệ thuật là khát vọng muốn thể hiện một quan niệm về chân lý
đời sống, một chân lý về cái đẹp, cái tốt, cái thật thể hiện trong các hiện tượng
tự nhiên và xã hội, trong các quan hệ giữa người và người, trong tính cách con
người. Do vậy, nghệ thuật bao giờ cũng có chức năng nhận thức, giáo dục,
thẩm mỹ... Trong xã hội có giai cấp nghệ thuật có tính giai cấp, tính đảng.
Văn học - nghệ thuật là một bộ phận của văn hóa, có các chức năng
nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí, giao tiếp, tổ chức và điều chỉnh xã hội...
Văn học, nghệ thuật tác động đến nhận thức của con người, chủ yếu và trực tiếp
vào thế giới tình cảm, tâm hồn, cảm xúc của họ. Văn học nghệ thuật có ý nghĩa
giáo dục to lớn, nhất là giáo dục tư tưởng và giáo dục thẩm mỹ. Văn học, nghệ
thuật là sức mạnh, là vũ khí sắc bén, phương thức độc đáo của cơng tác tư tưởng
trong việc xây dựng tình cảm, nếp nghĩ, nếp sống của con người.



2
Văn học- nghệ thuật, lĩnh vực nhạy cảm và tinh tế của văn hóa có khả
năng phản ánh vượt trước, có khả năng dự báo sự vận động và biến đổi của xã
hội và đời sống tinh thần của con người , trở thành mục tiêu và là một trong
những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vai trò xã hội của văn học- nghệ thuật là ở chỗ tạo ra hệ thống các giá
trị làm chuẩn mực cho con người vươn tới, từ đó hình thành các phẩm chất
của con người - hình thành nhân cách. Thơng qua việc định hướng giá trị đối
với cộng đồng, văn học, nghệ thuật có khả năng điều chỉnh các khuynh
hướng, chiều hướng phát triển của xã hội, hướng sự vận động xã hội tới cái
tích cực, tiến bộ, nhân văn và hạn chế cái tiêu cực, thoái hoá, biến chất, xấu
xa... Văn học nghệ thuật cịn là hoạt động có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu
cầu giải trí của con người, bù đắp lại sức lao động đã mất và sử dụng thời gian
rỗi một cách có ích lợi. Văn hố là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Vì vậy, văn học, nghệ thuật,
lĩnh vực quan trọng của văn hóa, là một trong những động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của một đất nước.
Các văn kiện của Đảng trong thời kỳ đổi mới đã xác định rõ vị trí, vai
trị của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
ta. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định:
“Khơng hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật
trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới
nếp nghĩ, nếp sống của con người”. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khóa VI
nêu rõ: “Văn học, nghệ thuật là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể
hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ, có tác dụng bồi dưỡng tình
cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi
trường đạo đức trong xã hội, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa”).
Văn kiện Đại hội VII (1991) nêu rõ: "Văn học, nghệ thuật là một bộ phận
quan trọng trong nền văn hố, gắn bó với đời sống nhân dân và sự nghiệp



3
cách mạng do Đảng lãnh đạo". Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII(1993)
khẳng định: "Văn học nghệ thuật là một bộ phận trọng yếu của nền văn hoá
dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về chân, thiện, mỹ”. Nghị quyết
trung ương 5 Khoá VIII(1998) coi văn học nghệ thuật là một trong những lĩnh
vực quan trọng nhất của văn hoá-nền tảng tinh thần của xã hội. Nghị quyết
23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị khố X về Tiếp tục xây dựng và
phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới đã nêu rõ: “Văn học, nghệ
thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết
yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những
động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và
sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”.
Nhìn chung các văn kiện của Đảng trong thời kỳ đổi mới đã xác định:
Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá;
Văn học, nghệ thuật là nhu cầu thiết yếu, là sự thể hiện khát vọng chân, thiện,
mỹ của con người; Văn học, nghệ thuật là một trong những động lực to lớn
trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển
toàn diện của con người Việt Nam.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học- nghệ thuât là một tất
yếu khách quan. Trong qúa trình đổi mới Đảng đã rất quan tâm đến lĩnh vực
nay, bên cạnh các thành tựu đã đạt được, trong sự lãnh đạo của Đảng cũng
còn bộc lộ một số những bất cập nhất định:
- Các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa, văn
nghệ trên thực tế chưa được quán triệt đầy đủ và đúng tầm. Trước những
biến đổi mau lẹ, phong phú, phức tạp của đời sống văn nghệ, xuất hiện
nhiều vấn đề và dấu hiệu mới, tầm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các
cấp từ Trung ương đến địa phương còn bộc lộ sự bất cập, hạn chế. Nội
dung và phương thức lãnh đạo còn chậm đổi mới, một số cấp ủy Đảng hầu
như vẫn thực hiện sự chỉ đạo theo lối cũ như thời chiến tranh và bao cấp,



4
chưa thực sự quan tâm nâng cao, bổ sung hiểu biết mới về vai trò, đặc
trưng của văn học, nghệ thuật thời kỳ mới.
- Thiếu một chính sách lâu dài, cơ bản và cơ chế cần thiết trong việc
đào tạo tài năng, năng khiếu văn nghệ là một khuyết điểm kéo dài, nhất là từ
khi chúng ta tập trung xây dựng kinh tế và vận hành nền kinh tế theo cơ chế
thị trường.
- Nhiều quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa, văn
học, nghệ thuật rất chậm được thể chế hóa, lại khơng đồng bộ, lạc hậu nhanh
và đơi khi khơng được thể chế hóa. Chính vì việc thể chế hóa chậm, lạc hậu,
nhiều chính sách cịn chắp vá, giải quyết tình thế, cho nên “cơ chế xin - cho”
còn khá phổ biến đối với hoạt động văn học, nghệ thuật.
- Hiện tượng thiếu thống nhất, không ăn khớp giữa một số nội dung
trong định hướng, chủ trương của Đảng với một số đề xuất trong Đề án về
văn học, nghệ thuật của một vài cơ quan quản lý Nhà nước gây bức xúc,
không ổn định tư tưởng trong văn nghệ sĩ. Ngày 23/1/2003, Ban Bí thư ra Chỉ
thị số 18-CT/TW về “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5
(khóa VIII) về cơng tác văn học, nghệ thuật trong tình hình mời”, chỉ rõ
“Chính phủ sớm ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Hội văn
học, nghệ thuật đúng với tính chất là các tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)” thì có Đề án đưa
ra trình các cơ quan Nhà nước về xóa bỏ tính chất chính trị - xã hội - nghề
nghiệp của các Hội văn học, nghệ thuật.
- Trong công tác chỉ đạo quản lý, xuất hiện hiện tượng cán bộ lãnh đạo,
chỉ đạo, tham mưu, quản lý văn hóa, văn nghệ do Đảng và Nhà nước (cả ở
Trung ương và địa phương) cử sang thường không được chuẩn bị đầy đủ về
năng lực, về sự hiểu biết lĩnh vực đặc thù này, do đó khơng có điều kiện và
trình độ để xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình cơ bản, dài hơi.

Đáng chú ý là một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ít đọc, xem, nghe… các


5
tác phẩm văn học, nghệ thuật, ngại tiếp xúc, không thấu hiểu, đồng cảm với
đội ngũ hoạt động văn nghệ nên hạn chế lớn đến hiệu quả lãnh đạo quản lý
lĩnh vực này…..
Xuất phát từ vai trò của văn học, nghệ thuật; từ tầm quan trọng về vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực này cũng như từ những bất cập tồn tại vừa
nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn chủ đề: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
công tác văn học, nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay" làm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng CSVN.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề đổi mới nội dung và phương thức đạo của Đảng đối với các lĩnh
vực của đời sống xã hội đang là vấn đề được đề cập rất nhiều và là một nội
dung quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Sau đây là những cơng trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến đề tài
của Luận văn:
- Nghị quyết 05 ngày 28-11-1987 của Bộ Chính trị khóa VI, xem Về
lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật trong công cuộc đổi mới, Nxb CTQG,
Hà Nội, 2001.
- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Một số văn kiện của Đảng về
cơng tác tư tưởng, văn hóa, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998.
- Nghị quyết 23 NQ/TƯ của Bộ Chính trị Khóa X, Về tiếp tục xây dựng
và phát triển văn học, nghệ thuâth trong thời kỳ mới, 2008.
- Ban Tư tưởng- văn hóa Trung ương, Một số vấn đề trong công tác
quản lý văn học- nghệ thuật hiện nay, HN, 1990.
- Hà Minh Đức, chủ bỉên, Chặng đường mới của văn học Việt Nam,
Nxb CTQG, H, 1996.
- Từ Sơn, Dõi theo tiến trình đổi mới văn hóa, văn nghệ, Nxb CTQG,

H, 1998.
- Hồ Sỹ Vịnh, Văn hóa, văn nghệ VN trong tiến trình đổi mới, Nxb
CTQG, H, 1999.


6
- Lê Văn Lý, chủ biên, Sự lãnh đạo cảu Đảng trong một số lĩnh vực
trọng yếu của đời sống xã hội của nước ta, Nxb CTQG, H, 1999.
Ngoài ra có một số Luận văn, luận án ở Học viện Xây dựng Đảng đề
cập đến vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng các cấp lãnh đạo các lĩnh vực
đời sống xã hội ở một số địa bàn nhất định. Đấy là những tài liệu tham khảo
quý giá của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề cơ bản về lý luận và
thực tiễn Đảng lãnh đạo đối với lĩnh vực văn học - nghệ thuật, trên cơ sở đó
đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản có tính khả thi để tiếp tục
đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học - nghệ
thuật trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Luận giải cơ sở khoa học về cơ sở, nội dung, phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với lĩnh vực văn học - nghệ thuật.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn học - nghệ thuật và sự
lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học-nghệ thuật từ 2001 đến nay.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới và tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học - nghệ thuật đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình, nội dung, phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học - nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay.
- Thời gian khảo sát chủ yếu từ 2001 đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về lĩnh vực văn học - nghệ


7
thuật và sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học - nghệ thuật, đồng
thời tiếp thu và phát triển những kết quả nghiên cứu về chủ đề này được thể
hiện trong các cơng trình khoa học, đề tài, bài viết đã được công bố.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dựng tổng hợp các phương pháp khoa học, nhất là
phương pháp lơgíc-lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so
sách; đồng thời chú trọng phương pháp tổng kết kinh nghiệm, điều tra khảo
sát để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong luận văn.
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ khái niệm, nội hàm, các yếu tố ảnh hưởng đến sự
lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học - nghệ thuật hiện nay.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác Xây
dựng Đảng, trong việc đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội mà cụ thể ở đây là lĩnh vực văn học nghệ thuật. Đề tài luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong
khoa học Xây dựng Đảng, trong các trường văn hóa, nghệ thuật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO

CỦA ĐẢNG ĐÔI VỚI LĨNH VỰC VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT
1.1. VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG
CỦA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

1.1.1. Nguồn gốc của văn học- nghệ thuật
Nguồn gốc của văn học, nghệ thuật gắn với vấn đề nguồn gốc của con
người. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph. Ăngghen đã đề cập đến
vấn đề lao động xã hội và quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
Nghệ thuật nói chung chỉ thực sự nảy sinh khi con người đã phát triển
đầy đủ về năng lực tư duy và cảm xúc thẩm mỹ. Đây là một hoạt động tinh
thần phong phú, một niềm vui sáng tạo mà con người có thể đem lại cho
mình. C. Mác cũng như Ph. Ăngghen đã xác định rõ cơ sở tâm lý xã hội
nảy sinh cảm xúc thẩm mỹ. Cảm xúc thẩm mỹ không chấp nhận và dung
hịa những yếu tố bản năng và tính chất thực dụng vụ lợi tầm thường.
Những sự thỏa mãn trong ăn uống hoặc trong hành vi tính dục ở một hồn
cảnh nào đấy cũng khơng thể là ngun nhân và cơ sở nảy sinh cảm xúc
thẩm mỹ. Cảm xúc thẩm mỹ là một trong những cảm xúc tinh thần thể hiện
tính người của con người. Nó là một loại cảm xúc mang ý nghĩa và nội
dung xã hội được hình thành trong quá trình phát triển của con người hoàn
chỉnh, con người tham gia vào các hoạt động chinh phục tự nhiên và cải tạo
xã hội. Sự phát triển của các cảm xúc thẩm mỹ phụ thuộc vào tiền đề lịch
sử xã hội mà yếu tố trực tiếp đầu tiên là sự phát triển của tư duy và các giác
quan của con người. Khơng có sự nảy sinh của nghệ thuật chân chính nếu
khơng nói đến sự phát triển của tư duy. Tình cảm, cảm xúc trực năng…
phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của một tư duy sáng tạo. Từ bàn tay vượn
người đến bàn tay con người được giải phóng biết chế tạo ra cơng cụ, đến


9
bàn tay sáng tạo đầy tài năng, là cả một quá trình phát triển lâu dài của đời

sống con người.
Như vậy, bàn tay khơng những là khí quan của lao động, mà còn là
sản phẩm của lao động nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng
được với những động tác ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự
phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó của các cơ, của các gân,
và sau những khoảng thời gian dài hơn, cả của xương nữa, và cuối
cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tinh luyện thừa hưởng được đó
vào những động tác mới, ngày càng phức tạp hơn – mà bàn tay con
người mới đạt được trình độ hồn thiện rất cao khiến nó có thể, như
một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Raphaen, các
pho tượng của Tovanxen và các điệu nhạc của Paganini [31, tr.634].
Về phía khách quan, các giác quan của con người cũng tạo điều kiện để
tiếp cận và nắm bắt được đối tượng một cách cảm tính cụ thể trong sự tồn tại
vốn có của nó, của hình thức sinh động trong đời sống. Giác quan giữ vị trí
đặc biệt quan trọng trong loại tư duy cụ thể, tư duy hình tượng của các loại
hình nghệ thụât và trong một chừng mực nào đó có thể nói là góp phần quyết
định vào sự thành công của một tác phẩm. Nghệ thuật nguyên thủy xuất hiện
trên cơ sở con người được hình thành trọn vẹn và cùng với quá trình này là sự
hồn thiện của các giác quan trong mơi trường mới nhằm thực hiện những
chức năng xã hội mới. Các giác quan góp phần vào sự phát triển phong phú
con người và đến lượt nó sự nảy nở giàu có của bản chất người lại tác động và
chi phối đến khả năng phát triển của các giác quan:
Chỉ có nhờ sự phong phú đã được phát triển về mặt vật chất, của bản
chất con người, thì sự phong phú của tính cảm giác chủ quan của
con người mới phát triển và một phần thậm chí lần đầu tiên được
sản sinh ra: lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình
thức, nói vắn tắt là những cảm giác có khả năng về những sự hưởng


10

thụ có tính chất người và tự khẳng định mình như những lực lượng
bản chất của con người [32, tr.175-176].
Sự nảy nở và phát triển nghệ thuật là một hiện tượng khách quan trong
đời sống nghệ thuật và trình độ phát triển xã hội với những tiền đề cần thiết
của nó. Nhưng một mặt khác, C.Mác và Ph.Ăngghen thấy rõ những đặc điểm
thuộc về yêu cầu và năng lực chủ quan mà con người cần phải bồi dưỡng để
góp phần tác động đến sự phát triển khách quan của nghệ thuật. Nghệ thuật là
một hoạt động tinh thần phong phú, một niềm vui thích mà con người có thể
tạo ra cho mình. Nhưng nó khơng phải là một sản phẩm tự nhiên tùy thích, và
việc thưởng thức, tiếp nhận cũng khơng phải là chuyện hồn tồn đơn giản, tự
nhiên. ở đây vấn đề khoảng cách có thể đặt ra giữa giá trị khách quan có thực
của tác phẩm và thước đo tiếp nhận chủ quan của con người. Sự hạn chế
trong khả năng nhận thức và đánh giá của người thưởng thức không thể làm
thay đổi giá trị thực của một tác phẩm nghệ thuật. Sự hạn chế đó là chỗ yếu
kém của một cá nhân thì phần thiệt thịi ấy cần phải được bù đắp qua việc bồi
dưỡng và giáo dục thẩm mỹ. Nhưng nếu sự hạn chế đó biến thành một nền
nếp, một thái độ với những chuẩn mực về mặt thẩm mỹ thì rõ ràng là có ảnh
hưởng đến sự phát triển chung của nghệ thuật.
C. Mác đã chỉ rõ:
Mặt khác, xét từ phía chủ quan: chỉ có âm nhạc thức tỉnh cảm giác
âm nhạc của con người; đối với lỗ tai khơng thính âm nhạc thì âm
nhạc hay nhất cũng khơng có ý nghĩa gì cả, đối với nó, âm nhạc khơng
phải là đối tượng, bởi vì đối tượng của tơi chỉ có thể là sự khẳng định
một trong những lực lượng bản chất của tôi tồn tại đối với tôi giống
như lực lượng bản chất của tơi tồn tại đối với mình với tính cách là
năng lực chủ quan, vì cảm giác của tơi trải ra với mức nào thì ý nghĩa
của một đối tượng nào đó đối với tơi (nó chỉ có ý nghĩa đối với cảm
giác phù hợp với nó) cũng trải ra đúng với mức ấy [32, tr.175].



11
Những ý kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen về nguồn gốc, q trình phát
triển và sự hồn thiện con người trên các mặt tư duy, ngôn ngữ và sự phát
triển của các giác quan đã đặt cơ sở cho sự tìm hiểu về sự hình thành của nghệ
thuật. Đưa văn nghệ trở về với nguồn gốc lao động xã hội chính là trả văn
nghệ về với cội nguồn thực của nó. Sức mạnh của văn nghệ không mang ý
nghĩa tự thân, thốt ly khỏi mọi rằng buộc xã hội mà ln được tiếp sức từ đời
sống và phát huy sức mạnh của nó trong cuộc đấu tranh xã hội.
1.1.2. Bản chất của văn học nghệ thuật
Tríc khi chđ nghÜa M¸c - Lênin xuất hiện, các quan điểm
triết học, mỹ học và nghệ thuật học (gọi chung là các quan
điểm triết học vỊ nghƯ tht) kh¸c nhau cđa c¸c hƯ thèng
triÕt häc duy tâm và duy vật; duy tâm chủ quan hay duy
tâm khách quan; duy vật thô sơ hay duy vật máy móc đều
lý giải khác nhau và đối lập nhau về bản chất của nghệ
thuật (trong đó có văn chơng).
Mỹ học duy tâm cho rằng, nghệ thuật là biểu hiện
của tình cảm thánh thần, của ý chí siêu nhiên. Mỹ học duy
tâm khách quan lại quan niệm nghệ thuật là sự biểu hiện
của thế giới ý niệm. Platôn nhà triết học cổ đại coi cái đẹp
là ý niệm tồn tại ở đâu đó trong cõi huyền bí. Cái thẩm
mỹ, cái đẹp do con ngời sáng tạo ra là hình ảnh h ảo về cái
đẹp tuyệt đối của mọi ý niệm, nghệ thuật chỉ là cái bóng
của cái bóng. Nghệ thuật đứng cách xa đời sống thực tiễn
và chân lý của cuộc sống hiện thực. Nhà triết học duy tâm
cổ điển Đức, Hê Ghen cho rằng, nghệ thuật là hình ảnh
đợc sản sinh ra từ tinh thần, ý niệm. Hình tợng nghƯ tht
chÝnh lµ sù cơ thĨ hãa ý niƯm tut đối vào những dạng



12
thức hiện thực, sự hiện thực hóa cái đẹp ý niệm thành cái
đẹp thực tế trong thế giới tinh thần tuyệt đối, nghệ thuật
là hình thức tồn tại nhất định.
Từ thời cổ đại, nhà triết học duy vật Arixtốt đà chỉ ra
tính vật chất của nghệ thuật. Ông quan niệm nghệ thuật
bắt nguồn từ giới tự nhiên, có nguồn gốc từ đời sống tinh
thần hiện thực của con ngời. Với lý thuyết bắt chớc ông cho
rằng nghệ thuật là sự bắt chớc cuộc sống một cách khéo léo,
là sự mô phỏng tự nhiên.
Các nhà mỹ học dân chủ Nga Biêlinxky, Tsepnsepxki
đà gắn nghệ thuật với đời sống. Các ông đà chứng minh bản
chất hiện thực, bản chất đời sống xà hội của nghệ thuật.
Song các ông mới chỉ thấy đợc yếu tố khách quan của nghệ
thuật, coi giá trị cao nhất của nghệ thuật là bản sao cuộc
sống, nghệ thuật là cuộc sống [18, tr.251-255].
Sự xuất hiện triết học Mác - Lênin là sự phát triển trí
tuệ loài ngời theo một xu hớng mới nó đà tạo ra bớc ngoặt
trong lịch sử phát triển t tởng mỹ học và giải quyết một cách
khoa học vấn đề bản chất của nghệ thuật.
Mỹ học Mác - Lênin đà đặt đúng vị trí của nghệ thuật
- là sản phẩm của ý thức bậc cao cđa con ngêi.
NghƯ tht cịng nh bÊt kú h×nh thái ý thức xà hội nào
khác, là một hình thức phản ánh thế giới của ý thức con ngời. Cũng nh khoa học, đạo đức, tôn giáo, triết học, pháp
quyền, không phải là cái gì thuộc thần linh h ảo, nghệ
thuật nh Lênin nói là hình ảnh chủ quan của thÕ giíi kh¸ch


13
quan, tức chúng đều là hình ảnh (t tởng) phản ¸nh thÕ

giíi hiƯn thùc cđa con ngêi.
Nãi vỊ ý thøc con ngời, C. Mác viết: ý thức con ngời
không phải là cái gì ngoài sự phản ánh thế giới hiện thực vào
trong đầu óc con ngời và đợc cải biên trong đó.
Tác phẩm nghệ thuật, theo C. Mác , Ph.Ăngghen là sản
phẩm đặc biệt của sự sáng tạo của t tởng con ngời (nghệ
sĩ). Sự phản ánh nghệ thuật không phải là cái gì siêu ý thức,
thiên khải (ánh sáng của Thợng đế), nó bao giờ cũng tuân
theo những qui luËt chung nhÊt trong sù nhËn thøc cña con
ngêi, nã là một trong rất nhiều hình thức khác nhau của quá
trình nhận thức.
Là một hình thái ý thức xà hội nằm trong kiến trúc thợng
tầng của xà hội, văn học, nghệ thuật chịu sự tác động và chi
phối của cơ sở kinh tế. Phơng thức sản xuất đời sống vật
chất quyết định các quá trình sinh hoạt xà hội, chính trị và
tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con ngời quyết
định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xà hội của họ quyết định ý
thức của họ [30, tr.15]. Một nền văn học mới ra đời, phát
triển và suy tàn không phải là một sự ngẫu nhiên, mà có quy
luật nội tại và trực tiếp chịu sự tác động của những điều
kiện xà hội, của cơ sở kinh tế và các hình thái ý thức xà hội
khác.
Tuy nhiên, văn học, nghệ thuật là một hoạt động tinh
thần sáng tạo, một vũ khí tinh thần sắc bén nên nó không
thụ động mà có sự tác động trở lại đối với tồn tại xà hội. Tìm


14
hiểu nền nghệ thuật cổ Hy Lạp, C.Mác cũng nh Ph.Ăngghen
đà có nhiều nhận xét sâu sắc về mối quan hệ giữa cơ sở

kinh tế và xà hội với nền văn nghệ đợc sản sinh trên bối cảnh
lịch sử đó. Thần thoại Hy Lạp, mảnh đất nuôi dỡng nghệ
thuật Hy Lạp, đà phát triển trong những điều kiện đặc biệt
của xà hội, tơng ứng với cơ sở kinh tế, trình độ phát triển
sản xuất và kỹ thuật của xà hội. Mặt khác, Asin có còn tồn tại
đợc nữa hay không bên cạnh thuốc súng và đạn chì? Hay là
nói chung, trờng ca Iliát có thể tồn tại đợc nữa hay không bên
cạnh bàn in hay hơn thế nữa, bên cạnh máy in? Những bài ca,
những điệu hát và những nàng thơ, do đó, những tiền đề
tất yếu của loại thơ anh hùng ca, đà chẳng biến đi một cách
tất yếu khi chiếc bàn in xuất hiện hay sao? Hình tợng Asin,
viên tớng chỉ huy có tài và dờng nh bất khả xâm phạm này
có sức hấp dẫn về nhiều mặt. Nhng Asin không phải là vị tớng của mọi cuộc chiến tranh. Vũ khí Asin sử dụng, gót chân
Asin, chỗ yếu cơ bản của nhân vật, tất cả đều mang dấu
vết tởng tợng của một trình độ phát triển xà hội. Và những tởng tợng đó không thể chấp nhận là hợp lý đợc trong những
điều kiện phát triển lịch sử khác. Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ
những tác phẩm Iliát và Ôđixê đà phản ánh quá trình chuyển
biến từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, vai trò của những ngời
phụ nữ trong tác phẩm đà không đợc xem trọng trớc uy quyền
ngày càng lớn của ngời đàn ông. Iliát cũng phản ánh chân
thực một giai đoạn phát triển cao của thời đại dà man. Thời
thịnh vợng nhất của giai đoạn cao trong thời đại dà man đợc


15
diễn tả trong những bài thơ của Home, nhất là trong tập Iliát.
Dõi theo tiến trình lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đà chỉ ra
sự phản ánh qua các tác phẩm văn học những chế độ xà hội
khác nhau. Sự phản ánh này không phải nh một hiện tợng
ngẫu nhiên và có tính chất bị động mà gắn liền với chức

năng nhận thức và phản ánh xà hội của văn học. Nó mang tính
quy luật, chịu sự tác động và thử thách của d luận. Tuy nhiên,
cũng không phải dễ dàng chỉ ra những mối liên hệ đó nếu
không có cách nhìn đúng đắn và nhạy cảm về sự liên hệ
biện chứng giữa văn học và xà hội.
Trong quá trình nghiên cứu các hiện tợng văn học tiêu
biểu của từng giai đoạn, C. Mác cũng chỉ ra khả năng phát
triển không đồng đều giữa trình độ phát triển chung của
xà hội và cơ sở vật chất của nó với sự phát triển của văn học,
nghệ thuật ở một thời kỳ nhất định. Đối với nghệ thuật, ngời
ta biết rằng những thời kỳ hng thịnh nhất của nghệ thuật
không hoàn toàn tơng ứng với sự phát triển chung của xà hội,
do đó cũng không tơng ứng với sự phát triển của cơ sở vật
chất của xà hội, nghệ thuật Hy Lạp là một ví dụ. Trình độ
phát triển về sản xuất của thời kỳ Hy Lạp còn thấp, nhng
nghệ thuật Hy Lạp lại phát triển rực rỡ. Một khi trong ngành
cơ khí cũng nh trong nhiều ngành khác, chúng ta đà vợt hơn
ngời xa, thì tại sao chúng ta lại không sáng tác nổi một bài ca
anh hùng nh thế. ấy thế là thiên anh hùng ca Hăngriats đÃ
thay thế cho thiên anh hïng ca Ili¸t” [28, tr.106].
1.1.3. Chức năng của văn học nghệ thuật


16
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghệ thuật ra đời là nhằm
đáp ứng nhu cầu phản ánh thế giới và thể hiện thế giới tinh thần của con
người trên bình diện thẩm mỹ. Như vậy, cũng có nghĩa rằng, nghệ thuật ra đời
và tồn tại là nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người, một phương
diện cuộc sống mà các hình thái ý thức xã hội khác không thể bù đắp được.
Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu cảm thụ cái đẹp, sáng tạo cái đẹp và đưa cái đẹp

vào cuộc sống, vào bản thân con người. Vì vậy, chức năng xã hội đặc thù, bao
trùm nhất của nghệ thuật là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ cho con người.
Thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ đó, cũng có nghĩa là thỏa mãn tất cả
những mong muốn chứa ẩn trong đó: thưởng ngoạn, thanh lọc, dự báo,
thông tin, đền bù... tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần, ni
dưỡng khát vọng và kích thích tiềm năng sáng tạo theo quy luật cái đẹp của
con người. Nghĩa là, thông qua chức năng bao quát - chức năng thẩm mỹ
của nghệ thuật - các khả năng khác như nhận thức, giáo dục, sáng tạo, tiên
đoán, đền bù... sẽ được thực hiện.
Từ chức năng thẩm mỹ chung nhất đó, có thể chia thành bốn nhóm
chức năng mang những đặc trưng riêng (không thể thay thế) của nghệ thuật:
- Chức năng thưởng thức gồm: khoái cảm, giải trí, đền bù...
- Chức năng nhận thức gồm: phát kiến, tiên đoán, dự báo...
- Chức năng giáo dục gồm: thức tỉnh, thanh lọc, sáng tạo...
- Chức năng giao lưu: thông tin, giao tiếp...
Chức năng thưởng thức là chức năng đặc biệt và ưu trội của nghệ
thuật, vì chỉ có nghệ thuật mới có thể đem lại khối cảm, thích thú, hưng phấn
riêng... mà khơng gì thay thế được.
Người ta có thể thưởng thức các giá trị vật chất rất cao, hay các thú
vui tinh thần khác như thể thao, các trị chơi và nhiều hình thức giải trí khác.
Nhưng những cái đó khơng thể thay thế được nghệ thuật về tính xúc cảm và


17
sự lây lan tình cảm, từ tình cảm sang lý trí, từ thực tại sang liên tưởng, tưởng
tượng, gây khối cảm tinh thần. Các khoái cảm do nghệ thuật đem lại là khoái
cảm thẩm mỹ - loại khoái cảm vừa giải trí, vừa làm thanh thản tâm hồn, đem lại
niềm hưng phấn trọn vẹn: chân - thiện - mỹ. Xukhômlinxki đã khái quát rất điển
hình ý nghĩa của thưởng thức nghệ thuật cái đẹp là thể dục của tâm hồn.
Chức năng nhận thức. Khả năng nhận thức của nghệ thuật cũng mang

những nét riêng mà các hình thái ý thức khác khơng có được. Tác phẩm nghệ
thuật là chỉnh thể chân - thiện - mỹ trọn vẹn. Nghệ thuật là sự tập trung lý
tưởng con người, nó nhận thức thế giới bằng các cảm quan - cảm xúc mạnh
mẽ, đi vào chiều sâu đối tượng; phát hiện các qui luật tình cảm rất riêng của
con người. Chính vì vậy, lượng tri thức thẩm mỹ phong phú và có thể đi sâu
và mở rộng thế giới tinh thần phong phú của con người và quan hệ giữa con
người với nhận thức thế giới.
Nhận thức nghệ thuật là nhận thức có tính toàn năng, đem lại một tri
thức thẩm mỹ trọng vẹn. Đây là tri thức gián tiếp, nhưng vô cùng sống động
dưới hình thức đời sống cụ thể - cảm tính. Vì vậy, nghệ thuật gây được ấn
tượng của vốn sống trực tiếp. Sự phong phú của vốn sống gián tiếp được kết
hợp với độ sâu sắc của vốn sống trực tiếp. Bằng tài năng và phương thức nhận
thức riêng, nghệ sĩ nâng mặt thẩm mỹ lên trình độ cao, làm cho nó có khả
năng nhận thức chuẩn xác. Hơn nữa, tính chất nhiều tầng lớp của nghệ thuật
tạo ra khả năng nhận thức cũng nhiều cấp độ, nhiều ý nghĩa; nhìn thấy cả cái
bên ngồi lẫn cái bên trong hiện hàm và hàm ẩn; hiện tại, quá khứ và tương
lai... Đánh giá về tác phẩm Tấn trò đời của Ban giắc, C. Mác cho rằng, tác
phẩm đã đem lại sự nhận thức sinh động và phong phú của con người về xã
hội tư bản thời đó bằng tổng số những tri thức mà các nhà thống kê, kế toán
đương thời cộng lại.
Chức năng giáo dục. Tác phẩm nghệ thuật mang giá trị chân - thiện mỹ, cô đặc tri thức và tình cảm con người có khả năng nâng vốn sống tình


18
cảm, lý trí con người lên nhiều lần. Đánh giá thẩm mỹ ẩn sâu trong hình
tượng nghệ thuật được người thưởng thức tiếp nhận như sự gợi mở, sự thể
hiện và định hướng. Xoay quanh trục giá trị, nghệ sĩ khêu gợi sự hình thành
thái độ yêu - ghét, cảm phục - khinh bỉ... của người cảm thụ với nhiều cung
bậc, sắc thái khác nhau. Gây dựng và rèn luyện cảm xúc thẩm mỹ, bồi dưỡng
năng lực đánh giá, định hướng giá trị về sáng tạo thẩm mỹ, đó chính là ưu thế

độc tôn khả năng giáo dục của nghệ thuật. Có thể nói, khơng có một hình thức
tư tưởng nào lại có thể thay thế được nghệ thuật trong việc xây dựng một tình
cảm lành mạnh, thế giới tinh thần phong phú và sâu sắc, hình thành nếp nghĩ,
nếp sống cao đẹp của con người.
Khác với các hình thái giáo dục khác là giảng giải, chứng minh,
khuyên bảo, v.v. nghệ thuật cảm hóa, chinh phục lịng người thơng qua những
cảnh đời, những số phận, những hình tượng sống động chứa đầy cảm xúc,...
Vì vậy, cảm thụ nghệ thuật khơng hề bị ức chế bởi tâm lý “bị giáo dục”.
Người ta đến với nghệ thuật như một phương tiện giải trí hồn tồn thoải mái
và tự do. Người thưởng thức được cuốn vào “trị chơi” với những khả năng
biến hóa kỳ diệu của màu sắc, ngôn ngữ, âm thanh, nhịp điệu,... của các diện
mạo tâm trạng con người. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một thử nghiệm sáng
tạo, vì nó ln tạo ra tình huống bất ngờ, đem lại niềm sảng khoái và những
phát hiện mới mẻ, đem đến người cảm thụ kinh nghiệm mang ý nghĩa nhân
sinh, khâm phục cái đẹp, kích thích khát vọng vươn tới cái đẹp.
Giải trí bằng nghệ thuật là hình thức giải trí tích cực: thưởng ngoạn sáng tạo. Đôxtôepxki đã từng khái quát rất sâu sắc rằng, nghệ thuật là nơi biểu
hiện sáng chói nhất..., cái đẹp cứu rỗi nhân loại!
Chức năng giao lưu. Khả năng giao lưu của nghệ thuật rất đặc biệt.
Trước hết, nghệ thuật là sự thăng hoa của tinh thần (tư tưởng, tình cảm, ý
chí, ... ) con người; nó là thơng điệp giữa người với người; có thể truyền
thông tin thẩm mỹ cho con người hiện tại và cho các thế hệ mai sau. Khác với


19
các phương thức giao lưu khác, nghệ thuật có lợi thế đặc biệt là giao lưu bằng
ngôn ngữ sống động - ngơn ngữ nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật được tạo
dựng bằng ngôn ngữ, động tác, âm thanh, đường nét, hình khối, màu sắc,...
với những kết hợp ước lệ mà bất kỳ dân tộc nào cũng đều hiểu, những sự kết
hợp ước lệ đó tạo thành các loại hình, loại thể. Có thể nói, nghệ thuật là ngơn
ngữ chung của lồi người, nó truyền nội dung tư tưởng, tình cảm, ý chí thơng

qua ngơn ngữ của các loại hình, loại thể nghệ thuật - ngơn ngữ chung của lồi
người trên khắp hành tinh. Mỗi dân tộc đều có sắc thái nghệ thuật riêng, song
đều có chung ngơn ngữ nghệ thuật. Kinh nghiệm và lịch sử đã đúc kết khi các
hình thức giao tiếp của con người không thể thực hiện được thì người ta dùng
đến nghệ thuật. Qua nghệ thuật, đời sống tinh thần giữa người này và người
kia, quốc gia này với quốc gia khác được hòa nhập, cả cộng đồng trở nên
thông hiểu và đồng cảm sâu sắc với nhau.
1.2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC VĂN HỌC - NGHỆ
THUẬT: TÍNH TẤT YẾU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC

1.2.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật là
một tất yếu
Xuất phát từ quan điểm triết học duy vật lịch sử của học thuyết Mác Lênin, trong xã hội có giai cấp và còn đấu tranh giai cấp, giai cấp nào thống
trị xã hội về kinh tế, chính trị thì tất yếu thống trị cả về đời sống tinh thần, tư
tưởng, văn học và nghệ thuật.
Trong Tuyên ngôn đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng
định: “Lịch sử tư tưởng chứng minh gì, nếu không phải chứng minh rằng
sự sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất. Những tư tưởng
của giai cấp thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp
thống trị” [29, tr.265].


20
Ở giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn cịn giai cấp và đấu tranh
giai cấp, trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo xã hội, do vậy hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân là hệ tư tưởng thống trị và đảng của giai cấp
công nhân tất yếu nắm quyền lãnh đạo, nhà nước do giai cấp công nhân dựng
lên tất yếu phải nắm quyền quản lý đời sống tinh thần xã hội (trong đó văn
học, nghệ thuật là một bộ phận quan trọng).
Văn học, nghệ thuật có vai trị xã hội to lớn đối với việc hình thành tư

tưởng, đạo đức, lối sống và thái độ chính trị xã hội, nên bất cứ giai cấp nào,
chính đảng nào cũng muốn nắm lấy văn học, nghệ thuật để thơng qua đó
truyền bá tư tưởng, quan điểm của mình để tạo ra một xã hội với những con
người phù hợp với lợi ích của giai cấp. Giai cấp phong kiến quan niệm “văn
dĩ tải đạo”, “văn dĩ quán đạo” hay “văn dĩ minh đạo”, có nghĩa là văn học,
nghệ thuật phải phục vụ cho việc truyền bá, chuyển tải tư tưởng của giai cấp
phong kiến vào đời sống xã hội, khẳng định sự thống trị của hệ tư tưởng đó.
Thời Phục hưng ở phương Tây, giai cấp tư sản cũng sử dụng văn học, nghệ
thuật vào việc truyền bá hệ tư tưởng tư sản nhằm chống lại giai cấp phong
kiến và nhà thờ Thiên Chúa giáo. Sự phát triển rực rỡ của nền văn học, nghệ
thuật Phục Hưng đã cổ vũ những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái tiến bộ,
phê phán tư tưởng hà khắc, thần quyền của nhà thờ, góp phần thúc đẩy cuộc
cách mạng tư sản ở châu Âu.
Để chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng Mười Nga thành công,
V.I.Lênin đã viết bài báo nổi tiếng Tổ chức Đảng và văn học Đảng (năm
1905), trong đó người khẳng định Đảng Cộng sản phải lãnh đạo sự nghiệp
xây dựng nền văn học “mới mẻ, vĩ đại và cao quý” của giai cấp vơ sản:
“Trước mắt chúng ta là nhiệm vụ khó khăn và mới mẻ, nhưng vĩ đại và cao
quý: tổ chức sự nghiệp văn học rộng lớn, nhiều hình, nhiều vẻ, gắn bó chặt
chẽ, mật thiết với phong trào cơng nhân dân chủ - xã hội” [26, tr.128]. Do vậy,
đảng của giai cấp vô sản phải “theo dõi tất cả những cơng tác đó, mang nguồn


21
nhựa sống của sự nghiệp đầy sức sống của giai cấp vơ sản vào tồn bộ cơng
tác đó” [26, tr.124].
Đảng Cộng sản Việt Nam trong Đề cương văn hóa năm 1943 đã
khẳng định: “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị,
văn hóa), ở đó người cộng sản phải hoạt động. Không phải chỉ làm cách
mạng chính trị mà cịn phải làm cách mạng văn hóa nữa. Có lãnh đạo được

phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền
của Đảng mới hiệu quả” và “Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hồn
thành được cuộc cải tạo xã hội” [10, tr.361, 363].
Ngày nay cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, văn học,
nghệ thuật diễn ra hết sức gay gắt giữa các giai cấp, các thế lực chính trị,
vấn đề áp đặt văn hóa, đế quốc chủ nghĩa trong văn hóa dưới chiêu bài
“giải thể ý thức hệ”, “phi ý thức hệ” trong văn hóa, văn học và nghệ thuật
đang tác động mạnh mẽ vào đời sống tinh thần ở nước ta. Cho nên, vấn đề
Đảng cần phải nắm quyền lãnh đạo văn học, nghệ thuật và Nhà nước tăng
cường quản lý văn học, nghệ thuật là một vấn đề có tính ngun tắc chính
trị. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý để hướng văn học, nghệ thuật vào
việc củng cố, phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới
và con người mới là một địi hỏi tất yếu chính trị.
Văn học, nghệ thuật cách mạng chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng tức là
chấp nhận yêu cầu của Đảng đối với văn học, nghệ thuật. Văn học, nghệ thuật
cách mạng tự giác phục vụ sự nghiệp chính trị, sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của giai cấp công nhân. Yêu cầu của Đảng đối với văn học, nghệ thuật
cách mạng phải phục vụ sự nghiệp chính trị của Đảng, khơng phải là một sự
áp đặt chủ quan, khiên cưỡng mà xuất phát từ sự tương đồng giữa tính nhân
văn cao cả của văn học, nghệ thuật chân chính với mục tiêu chính trị, xã hội
cao đẹp của giai cấp cơng nhân là vì con người, sự giải phóng con người, giải
phóng giai cấp, giải phóng xã hội và phát triển nhân cách con người.


22
V.I.Lênin cho rằng văn học, nghệ thuật cách mạng (Văn học Đảng) phải
“phục vụ hàng triệu, hàng chục triệu nhân dân lao động”. Đó là nhiệm vụ
chính trị, cũng là trách nhiệm nhân văn cao quý của văn học, nghệ thuật cách
mạng. Để thực hiện yêu cầu đó, văn học, nghệ thuật cách mạng phải làm tròn
các bổn phận quan trọng sau đây:

- Góp phần phát triển những tư tưởng cách mạng “dùng kinh nghiệm và
công tác sinh động của giai cấp vô sản xã hội chủ nghĩa để làm giàu những
thành tựu cao nhất của tư tưởng cách mạng” của giai cấp cơng nhân, của
Đảng cộng sản (V.I.Lênin); Góp phần giác ngộ, động viên, cổ vũ quần chúng
nhân dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” (Hồ
Chí Minh).
- Phải phản ánh sự nghiệp cách mạng xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới của Đảng, của dân tộc: “Phị chính trừ tà”, “Phụng sự cách mạng, phụng
sự nhân dân”. Trong thư gửi anh chị em văn hóa và trí thức Nam bộ ngày 25
tháng 5 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ngịi bút của các bạn cũng là vũ
khí sắc bén trong sự nghiệp phị chính trừ tà, mà anh chị em văn hóa và trí thức
phải làm cũng như những người chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến
để giành lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc” [33, tr.131].
- Người nghệ sĩ phải tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Đảng, của cách
mạng, trở thành người chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh cách mạng. V.I.Lênin
cũng trong tác phẩm nổi tiếng “Tổ chức Đảng, văn học Đảng” đã yêu cầu
Sự nghiệp văn học phải thành một bộ phận trong toàn bộ sự nghiệp
của giai cấp vô sản, phải thành một bánh xe nhỏ, một đinh ốc nhỏ
trong bộ máy dân chủ - xã hội vĩ đại, thống nhất do đội tiên phong
giác ngộ của tồn bộ giai cấp cơng nhân điều khiển; Sự nghiệp văn
học phải trở thành một bộ phận khăng khít của cơng tác tổ chức, có
kế hoạch thống nhất của toàn Đảng Dân chủ - xã hội [26, tr.128].


23
Hồ Chí Minh cho rằng “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị
em (văn nghệ sĩ - LQĐ) là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
- Người nghệ sĩ phải thấy được phục vụ sự nghiệp chính trị chân chính
của Đảng, của giai cấp và của nhân dân là một vinh dự lớn lao “soi đường cho

quốc dân đi”, trở thành “chiến sĩ” của nhân dân, của cách mạng. Người chiến
sĩ trên “mặt trận” văn hóa, tư tưởng cũng cao quý như các mặt trận khác,
ngang hàng với các mặt trận khác.
Tuy nhiên, việc phục vụ sự nghiệp chính trị của Đảng không phải là
phục vụ cá nhân nhà chính trị, phục vụ cơng tác chính trị có tính sự vụ. Đồng
chí Trường Chinh - Nguyên Tổng bí thư của Đảng đã căn dặn “Văn nghệ
phục tùng chính trị là phục tùng đường lối chính trị của Đảng chứ không phục
tùng, phục vụ công tác hàng ngày hay cá nhân nhà chính trị” [37].
1.2.2. Nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học,
nghệ thuật
- Quan niệm về sự lãnh đạo của Đảng đối với văn học, nghệ thuật là:
Đảng vạch ra chủ trương, đường lối xây dựng nền văn học, nghệ thuật và
động viên, tổ chức các lực lượng xã hội đặc biệt là đội ngũ văn nghệ sĩ cùng
toàn thể nhân dân thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối đó.
- Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với văn học, nghệ thuật: Đảng lãnh
đạo văn học, nghệ thuật một cách toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức
và chun mơn (ở đây chủ yếu nói về sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng
văn nghệ sĩ).
- Về chính trị: Đảng nắm quyền lãnh đạo chính trị, vạch ra đường lối,
chủ trương xây dựng nền văn học, nghệ thuật phục vụ cho dân tộc, cho nhân
dân phù hợp với mục đích chính trị của Đảng và của giai cấp cơng nhân.
- Về tư tưởng: Đảng xác lập thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng
thẩm mỹ, lý tưởng nghệ thuật cap đẹp cho văn nghệ sĩ. Xác định nghĩa vụ,
trách nhiệm xã hội chân chính, cao quý cho người nghệ sĩ cách mạng.


24
- Về tổ chức: Đảng thành lập và thu hút các lực lượng văn nghệ sĩ vào
các hội chính trị - xã hội - nghề nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Về chuyên môn: Đảng đưa ra các chủ trương, biện pháp nâng cao

trình độ văn hóa, tư tưởng chính trị và chun mơn, nghề nghiệp, phương
pháp sáng tác cho văn nghệ sĩ.
- Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng:
+ Đảng lãnh đạo văn học, nghệ thuật trên cơ sở tính đặc thù của văn
học, nghệ thuật: lĩnh vực văn học, nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo tinh thần
mang dấu ấn cá nhân, không giống các lĩnh vực chính trị, kinh tế, qn sự. Vì
vậy, khơng thể áp dụng chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch hoặc “cầm tay, chỉ việc”,
cào bằng máy móc, số đơng thống trị số ít, phải tôn trọng tự do sáng tạo, cá
tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
V.I.Lênin cho rằng: “Sự nghiệp văn học ít thích hợp nhất đối với sự cào
bằng máy móc, đối với sự san bằng, đối với số đơng thống trị số ít. Đương
nhiên, trong sự nghiệp đó phải bảo đảm phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng
kiến cá nhân, cho khuynh hướng cá nhân, cho tư tưởng và sức tưởng tượng,
cho hình thức và nội dung” [26, tr.123].
+ Đề cao và tôn trọng nhân cách của người văn nghệ sĩ. Tài năng
sáng tạo văn học, nghệ thuật là thứ của quý, của hiếm thuộc về cá nhân của
người nghệ sĩ “tài năng là sự bất bình đẳng của nhân loại”, “tài năng là điều
hiếm, cần phải nâng đỡ thường xuyên và thận trọng” (V.I.Lênin). Tài năng
là của cá nhân người nghệ sĩ nhưng cũng là cái thuộc về dân tộc và nhân
loại, tôn trọng tài năng nghệ sĩ là tôn trọng vốn quý của nhân loại. Cần phải
tơn trọng nhân cách chân chính của người nghệ sĩ; mỗi một nghệ sĩ là một
nhân cách văn hóa có cá tính riêng, khơng nên “vơ đũa cả nắm” hoặc “đánh
đồng một lứa”.
+ Bao dung với những sai lầm, khuyết điểm của văn nghệ sĩ (nếu
có). Bởi người nghệ sĩ ln ln muốn khẳng định chính kiến của riêng


25
mình xuất phát từ nhận thức cá nhân của họ. Đặc biệt là các văn nghệ sĩ
thường nhận thức sự vật bằng cảm tính, thiếu sự phân tích duy lý nên dễ

mắc sai lầm hoặc thái quá. Hơn nữa trong sáng tạo nghệ thuật, họ ln
lun tìm tịi, thể nghiệm cái mới nên cũng dễ dẫn đến sự cực đoan.
Người nghệ sĩ có sự nhạy cảm đặc biệt trước cái xấu, cái ác, có sự phê
phán gay gắt với mặt trái, các hiện tượng tiêu cực. Họ luôn phủ nhận mặt
tiêu cực, tìm tịi phê phán các hiện tượng đó nên dễ bị coi là “bới lơng tìm
vết”, hoặc dễ bị quy chụp là bôi xấu xã hội, “đối trọng” với các nhà lãnh
đạo, quản lý xã hội.
1.2.3. Phương thức Đảng lãnh đạo lĩnh vực văn học, nghệ thuật
Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc xác định đường lối chung, định
hướng cho văn học, nghệ thuật phát triển. Trong cơng cuộc đổi mới, ĐCSVN
đã có nhiều văn kiện quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động văn hoá, văn
nghệ. Ngoài các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và
X, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; BCH TƯ cịn có nhiều nghị quyết quan trọng
khác như: Nghị quyết 05-NQ/TƯ ngày 28/11/1987 của Bộ Chính trị (khố
VI); Chỉ thị 52-CT/TƯ ngày 08/6/1989 của Ban Bí thư (khố VI). Chỉ thị số
61-CT/TƯ ngày 21/6/1990 của Ban Bí thư (khố VI); Nghị quyết 09/NQ-TƯ
ngày 18/2/1995 của Bộ Chính trị khố VII; Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư
BCH TƯ (khoá VII); Nghị quyết số 04-NQ/TƯ ngày 14/1/1993; Chỉ thị 64CT/TƯ ngày 25/12/1995 của Ban Bí thư khoá VII; Nghị quyết Hội nghị lần
thứ năm BCH TƯ khoá VIII (Nghị quyết số 05-NQ/TƯ ngày 16/7/1998);
Nghị quyết hội nghị lần thứ mười của BCH TƯ khóa IX; Chỉ thị số 18CT/TƯ ngày 24 tháng 1 năm 2003 của Ban Bí thư khóa IX về tiếp tục thực
hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 ( khóa VIII) về cơng tác văn học,
nghệ thuật trong tình hình mới và gần đây nhất là Nghị quyết số 23-NQ/TƯ
ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và
phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Nghị quyết Trung ương 5,


×