Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

quận ủy các quận mới thành lập ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.09 KB, 108 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giữ vững an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội có tầm quan
trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khi rút ra những bài học kinh nghiệm của 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, văn kiện Đại hội X khẳng định: “Phát triển
kinh tế phải đi đôi với việc đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, coi đây là tiền đề,
điều kiện để phát triển nhanh và bền vững” [25, tr.179]. An ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc, là lĩnh vực nhạy cảm, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời
sống xã hội. An ninh quốc gia được giữ vững, trật tự xã hội được bảo đảm là
tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đấu tranh
bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội cịn là một bộ phận
của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường ở nước ta hiện nay.
Song để sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội ở
nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố giành thắng lợi,
điều có ý nghĩa quyết định là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác này. Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội (gọi tắt là công tác an ninh,
trật tự) là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của các cấp, các ngành, trên
cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội,
dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa
của cả nước, có mật độ dân số đơng nhất Việt Nam, có vị thế chính trị rất
quan trọng, đang phấn đấu trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ,
khoa học công nghệ của khu vực Đông - Nam Á. Đây cũng là đầu tàu của cả
nước về phát triển kinh tế, với nhiều bước đột phá về cơ chế và hiệu quả, góp
phần quan trọng cho sự tăng trưởng bền vững và ổn định của nền kinh tế cũng


2


như chính trị của đất nước. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 24 quận
huyện, bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Trong 19 quận có
7 quận mới được thành lập có nhiều nét đặc thù. Các quận mới thành lập đều
xuất phát từ những huyện vùng ven ngoại thành, 90% là nông nghiệp, khó
khăn thiếu thốn trăm bề, đến nay sau gần 14 năm thành lập, các quận này đã
từng ngày, từng giờ chuyển mình, thay da đổi thịt, q trình đơ thị hóa và
chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển kinh tế đúng hướng đã đưa các quận đó
trở thành những quận phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
Một trong những điều kiện góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của của các quận mới thành lập là do tình hình an ninh chính trị ln giữ được
sự ổn định, trật tự xã hội ngày càng đảm bảo tốt hơn, tạo mơi trường an tồn,
lành mạnh và tin tưởng để thu hút ngày càng đông các tổ chức kinh tế trong
và ngồi nước tựu về, góp phần giãn dân và trở thành các quận đô thị. Đạt
được điều đó, khơng thể khơng nói đến vai trị lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
đối với công tác an ninh, trật tự trong thời gian qua luôn được chú trọng, tăng
cường, đã huy động được sức mạnh cả hệ thống chính trị cùng tham gia
nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương.
Tuy nhiên, trước tình hình mới, các thế lực thù địch đang gia tăng các
hoạt động chống phá để thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” nhằm gây
mất ổn định về chính trị, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, điều hành của chính quyền. Tình hình hoạt động của các loại tội
phạm, tệ nạn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Đối với các quận mới thành
lập của thành phố trong những năm tới sẽ ngày càng phát triển hơn, bên cạnh
những thuận lợi cơ bản cũng kéo theo nhiều thách thức đối với công tác đảm
bảo an ninh, trật tự bởi khơng ít các quận này sẽ trở thành một trong những
địa bàn trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh mà các thế lực phản động, thù
địch nhắm đến để thực hiện âm mưu chống phá; dự báo sẽ xuất hiện nhiều
loại tội phạm mới và tệ nạn xã hội với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh
vi, khó lường trước được để phịng ngừa, ngăn chặn.



3
Trước diễn biến tình hình mới, đặt ra yêu cầu phải tăng cường hơn nữa
sự lãnh đạo của các quận ủy đối với mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có
cơng tác an ninh, trật tự để duy trì sự ổn định về chính trị, đảm bảo trật tự an
toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của các quận nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Trong
khi đó, qua thực tiễn cho thấy cịn có những vấn đề cả lý luận và thực tiễn
đang đặt ra về sự lãnh đạo của các quận ủy đối với công tác an ninh, trật tự,
như: nhận thức về nhiệm vụ, nội dung, phương thức lãnh đạo công tác an
ninh, trật tự; tổng kết sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác an ninh, trật tự;
phương hướng, giải pháp để tăng cường lãnh đạo của các quận ủy đối với
công tác an ninh, trật tự trên địa bàn trong tình hình mới... Do đó, việc nghiên
cứu vấn đề “Quận ủy các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh
lãnh đạo cơng tác an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay” có ý nghĩa cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, công tác bảo vệ an ninh, trật tự đã được Đảng,
nhà nước quan tâm lãnh đạo, thông qua việc ban hành nhiều chỉ thị, nghị
quyết chuyên đề về cơng tác an ninh, trật tự, trong đó có vấn đề Đảng lãnh
đạo công tác an ninh, trật tự. Cũng đã có khá nhiều đề tài khoa học, sách, bài
báo khoa học, luận án, luận văn đề cập ở các góc độ, phạm vi khác nhau đến vấn
đề Đảng lãnh đạo công tác an ninh, trật tự, tiêu biểu như:
- Đề tài KX-05-09-3, Đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với lĩnh vực an ninh-trật tự. Đây là đề tài nhánh của đề tài KX05-09, nghiên cứu đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đối với một số lĩnh vực trọng yếu, thuộc chương trình
khoa học cơng nghệ cấp nhà nước KX.05, được nghiệm thu năm 1995. Đề
tài KX- 05-09-3 đã nghiên cứu, luận giải những đặc điểm nổi bật của lĩnh vực
bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới, làm rõ những luận cứ khoa học về



4
tính chất, vị trí quan trọng, những dự báo về tình hình và sự phát triển của
cuộc đấu tranh và tính tất yếu phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự. Từ thực trạng và nguyên nhân, đề tài đưa ra
các kiến nghị đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực an
ninh, trật tự:
- Đề tài khoa học (Bộ Công an), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả lãnh đạo của Đảng ủy Công an Tỉnh, Thành phố, năm 2001; đề tài: Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Công an nhân dân cấp tỉnh,
thành phố thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc, năm
2003: Các cơng trình nghiên cứu này đã đề cập đến một số khía cạnh của
công tác lãnh đạo và các cấp độ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong và ngồi lực
lượng Cơng an nhân dân đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn
trật tự an tồn xã hội và công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
- Tổ chức Đảng trong Công an nhân dân, năm 2005, đề án nghiên cứu
khoa học mã số KHBĐ (2004) - 02 do Phạm Văn Dương, Vụ tổ chức - Điều
lệ Ban Tổ chức Trung ương làm chủ nhiệm. Đề tài đã tổng kết, đánh giá mặt
được và những vấn đề đặt ra của mơ hình tổ chức Đảng hiện tại trong Cơng an
nhân dân, từ đó đề xuất với Trung ương Đảng phương án kiện toàn tổ chức
Đảng trong Cơng an nhân dân trong tình hình mới, bảo đảm tốt sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng Công an nhân dân.
- Nguyễn Bình Ban, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo

vệ an ninh chính trị trong những năm đổi mới, Luận án tiến sĩ khoa học lịch sử,
Hà Nội, năm 2003.
- Lê Văn Lộc, Tỉnh ủy Hòa Bình lãnh đạo nhiệm vụ đảm bảo an ninh
chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh những năm đổi mới. Luận
văn đề cập đến nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của Tỉnh ủy Hịa
Bình, đưa ra quan niệm và đánh giá đúng thực trạng về nội dung, phương thức

lãnh đạo của một đảng bộ tỉnh đối với công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở địa


5
phương; rút ra nguyên nhân của ưu điểm và khuyết điểm, các kinh nghiệm
thực tiễn. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn được khảo sát, luận văn đề xuất
phương hướng và hệ thống giải pháp đổi mới phương thức, cơ chế lãnh đạo,
chỉ đạo của Tỉnh ủy Hịa Bình đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.
- Vũ Văn Loan, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Đông Triều đối với công tác an ninh, trật tự trong tình hình hiện nay, Luận
văn cao cấp lý luận chính trị, Hà Nội (2006).
- Nguyễn Xuân Yêm, Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ bảo vệ
an ninh quốc gia trong tình hình mới, Tạp chí Cơng an nhân dân (1993).
- Thanh Xn, Tìm hiểu sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Công an nhân dân, Tạp chí Cơng an nhân
dân (1993).
- Trần Xn Dung, Vấn đề Đảng lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ an ninh,
trật tự , Tạp chí Cơng an nhân dân (1994).
- Nguyễn Bình Ban, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng gắn với bảo vệ an ninh chính trị trong thời kỳ mới, Tạp chí Lịch sử
Đảng (số 9/2001).
- Nguyễn Đình Tập, Tìm hiểu quan điểm Hồ Chí Minh về phát huy vai
trò nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự, Tạp chí Cộng Sản số 11 (tháng 6/2004).
- Lê Thế Tiệm: Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội, nâng
cao hiệu quả phịng chống tội phạm, phịng chống ma túy trong tình hình mới,
Tạp chí Cộng Sản số 6 (3/2005).
- Nhật Tân, Giữ vững ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước
trong tình hình mới, Tạp chí Cộng Sản số 772 (2/2007).
- Nguyễn Văn Hưởng, Giữ vững an ninh chính trị xã hội để hội nhập
và phát triển, Tạp chí Cộng Sản số 780 (10/2007).

- Nguyễn Khánh Toàn, Thấu triệt những quan điểm cơ bản của Đảng về
xây dựng và tăng cường nền an ninh quốc gia, Tạp chí Cộng Sản số 16 (8/2005).


6
- Lê Thế Tiệm, Tăng cường công tác bảo vệ trật tự an tồn xã hội
góp phần ổn định chính trị xã hội và phát triển đất nước, Tạp chí Cộng Sản
số 16 (8/2005).
- Lê Hồng Anh, Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
tồn xã hội trong tình hình hiện nay”, Tạp chí xây dựng Đảng (2006).
- Nguyễn Mạnh Hưởng, Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ Quốc XHCN cho mọi
người dân - một nội dung cấp bách hiện nay, Tạp chí xây dựng Đảng (2008).
- Nguyễn Ngọc Hồi, Một số vấn đề đặt ra đối với chiến lược bảo vệ tổ
quốc trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí xây dựng Đảng (2010).
- Nguyễn Khánh Toàn, Thực hiện đoàn kết toàn dân để bảo vệ an ninh
quốc gia trong thời kỳ mới, Tạp chí xây dựng Đảng (2005).
- Nguyễn Văn Quyền, Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, Tạp
chí Cộng Sản (số 1/2007).
- Báo Hải Phịng (9/2008), Tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng
trong cơng tác bảo vệ an ninh quốc gia.
- Vũ Thế Tuyển, Quận Ủy Ngơ Quyền lãnh đạo hiệu quả phong trào
tồn dân bảo vệ ANTQ (2009).
Các cơng trình nghiên cứu trên, ở những góc độ và mức độ khác nhau
đã bàn đến vấn đề Đảng lãnh đạo công tác an ninh, trật tự. Một số cơng trình
đã đi sâu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn Đảng lãnh đạo công tác an ninh,
trật tự, chỉ ra phương hướng và giải pháp tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác an ninh, trật tự ở một địa bàn cụ thể. Tuy nhiên,
đến nay chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về đề tài “Quận ủy các
quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác an ninh,

trật tự trong giai đoạn hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo của
quận uỷ các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác an


7
ninh, trật tự và đề xuất các giải pháp khả thi để tăng cường sự lãnh đạo của
các quận uỷ của những quận này nhằm đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật
tự xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các quận
đó trong tình hình mới.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ quan niệm về quận uỷ các quận mới thành lập ở thành phố
Hồ Chí Minh lãnh đạo cơng tác an ninh, trật tự giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm quá
trình lãnh đạo của quận uỷ các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh
đối với cơng tác an ninh, trật tự những năm gần đây.
- Đề xuất các giải pháp khả thi để tăng cường sự lãnh đạo của quận uỷ
các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh đối với cơng tác an ninh,
trật tự địa phương giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động lãnh đạo của quận uỷ các quận
mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh đối với cơng tác an ninh, trật tự.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát sự lãnh đạo của quận uỷ các quận mới
thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm 7 quận: quận 2, quận 7, quận 9,
quận 12, quận Thủ Đức, quận Bình Tân, quận Tân Phú) đối với cơng tác an
ninh, trật tự từ năm 2001 đến nay.
- Phương hướng và giải pháp có giá trị đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác an
ninh, trật tự và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an ninh, trật tự.
- Kế thừa kết quả nghiên cứu của những cơng trình khoa học có liên
quan đã cơng bố.


8
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin; sử dụng các phương pháp lịch sử - lôgic, điều tra, khảo sát, phân
tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn…
6. Những đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa thực
tiễn của luận văn
- Đóng góp về mặt khoa học: Quan niệm về sự lãnh đạo của quận uỷ
các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh đối với cơng tác an ninh,
trật tự trong giai đoạn hiện nay, đánh giá đúng nguyên nhân, kinh nghiệm lãnh
đạo của quận uỷ các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian
qua đối với công tác này; đề xuất một số giải pháp đặc thù tăng cường sự lãnh
đạo của các quận uỷ đó đối với cơng tác an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện
nay, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Ý nghĩa thùc tiƠn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu để các quận
uỷ, ủy ban nhân dân các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh tham
khảo trong q trình lãnh đạo đối với công tác an ninh, trật tự; làm tài liệu
nghiên cứu cho học tập bộ môn Xây dựng Đảng, giảng dạy lý luận chính trị tại
Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giáo dục chính trị các
quận.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm có 03 chương, 06 tiết.


9
Chương 1
QUẬN UỶ CÁC QUẬN MỚI THÀNH LẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC AN NINH, TRẬT TỰ HIỆN NAY NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. QUẬN ỦY CÁC QUẬN MỚI THÀNH LẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VÀ CƠNG TÁC AN NINH, TRẬT TỰ

1.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh và quận ủy các quận mới thành lập
1.1.1.1. Khái qt, đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã
hội của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình
thành và phát triển, có diện tích 2.095,239 km2,, dân số 7.165.200 người (theo
kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009), mật độ 3.419 người/ km 2. Phía
Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , phía Đơng và
Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đơng Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu,
phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí
Minh có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con
đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu
vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường
chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa
ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước: cảng Sài Gòn
với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm; sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với
hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo
dục - khoa học kỹ thuật - công nghệ - y tế lớn và là đầu mối giao lưu quốc tế
có vị trí quan trọng của cả nước. Năng động và sáng tạo, thành phố Hồ Chí

Minh ln đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả
nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học.


10
Sau 35 năm giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước,
Thành phố Hồ Chí Minh đã thật sự thay da đổi thịt. Đảng bộ và nhân dân
Thành phố đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, năng động, sáng tạo,
nỗ lực phấn đấu vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, giành được những
thành tựu to lớn, từng bước vươn lên trở thành trung tâm về nhiều mặt, là
“đầu tàu” kinh tế của khu vực phía nam và cả nước. Nhiều năm qua, Thành
phố luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Mặc dù chỉ chiếm 6% diện tích tự nhiên, 8% dân số cả nước, nhưng bình quân
hàng năm thành phố đóng góp 21% GDP, 30% giá trị sản xuất cơng nghiệp,
30% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, 40% kim ngạch xuất khẩu và
khoảng 1/3 tổng thu ngân sách quốc gia [80].
Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực phát triển trên những lĩnh vực thế
mạnh, có lợi thế so sánh để xây dựng thành một đô thị văn minh, năng động,
hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và đủ khả năng làm đầu tàu cho cả nước. Trong
tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu cơng nơng
nghiệp hiện đại, có văn hố khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện
đại có tầm cỡ ở khu vực Đơng Nam Á; “cùng cả nước, vì cả nước” để phấn
đấu trở thành địa phương đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
1.1.1.2. Tình hình, đặc điểm các quận mới thành lập ở thành phố Hồ
Chí Minh
* Tình hình các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
Sau ngày giải phóng, thành phố Hồ Chí Minh có 12 quận nội thành và
6 huyện ngoại thành. Đến tháng 4/1997 thành phố lập thêm 5 quận mới: Quận
2, 9 và Thủ Đức (từ huyện Thủ Đức cũ chia tách), quận 7 (tách ra từ huyện

Nhà Bè), quận 12 (tách ra từ huyện Hốc Môn) theo Nghị định số 03/NĐ-CP
của Chính Phủ ban hành ngày 06/01/1997. Đến tháng 12/2003 thêm 2 quận
được lập: Quận Tân Phú (chia tách từ quận Tân Bình) và quận Bình Tân (chia


11
tách từ huyện Bình Chánh) theo Nghị định 130/NĐ-CP của Chính Phủ ban
hành ngày 05/11/2003. Như thế, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 24 đơn
vị hành chánh trực thuộc gồm: 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành,
trong đó có 7 quận mới được thành lập sau này là:
Quận 2 được thành lập trên cơ sở 5 xã nơng nghiệp của huyện Thủ
Đức, có diện tích tự nhiên khoảng 5.000ha, có vị trí đối diện quận 1, quận
Bình Thạnh và quận 7 (ranh là sơng Sài Gịn) và tiếp giáp với quận 9. Quận 2
được phân bố thành 11 phường: An Lợi Đơng, An Khánh, Bình An, Bình
Khánh, Bình Trưng Đơng, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thảo Điền, Thủ Thiêm,
Thạnh Mỹ Lợi; với 51 khu phố, ấp - 562 tổ dân phố. Theo kết quả điều tra dân
số năm 2009 là 145.981 người (tăng 43.890 người = 43,11% so với 10 năm
trước đây) [79]. Quận 2 là quận mới đơ thị hóa, nơi có khu đơ thị mới Thủ
Thiêm trong tương lai gần là trung tâm tài chính thương mại mới của thành
phố Hồ Chí Minh; được nối với các quận qua một số cầu trọng điểm, quan
trọng như cầu Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm, trong tương lai là đường
hầm qua sơng Sài Gịn và cầu Ba Son.
Quận 7 được hình thành từ 5 xã phía Bắc và một phần thị trấn của
huyện Nhà Bè cũ với tổng diện tích tự nhiên là 3.576ha nằm về phía Đơng
nam thành phố. Phía Bắc giáp quận 4 và quận 2 (ranh giới là kênh Tẻ và sơng
Sài Gịn); phía Nam giáp huyện Nhà Bè (ranh giới là rạch Đỉa, sơng Phú Xn);
phía Đơng giáp quận 2, Đồng Nai (ranh giới là sơng Sài Gịn và sơng Nhà Bè);
phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh (ranh giới là rạch Ông Lớn).
Quận 7 phân chia thành 10 phường: Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Phú, Tân
Thuận Đông, Bình Thuận, Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Phong,

Tân Hưng. Đặc điểm tình hình dân cư: Kể từ khi được thành lập (4/1997) với
dân số là 90.920 nhân khẩu, điều tra dân số năm 1999 là 111.828 người,
nhưng đến năm 2009 đã lên đến 242.284 người (tăng 130.456 người =
116,65% so với 10 năm trước đây). Tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh


12
và phân bố khơng đều, mật độ dân số bình quân là 3.220 ngưới/km2. Tỷ lệ dân
số có hộ khẩu tại quận chiếm 66% số hộ và 67% số nhân khẩu. Tỷ lệ số dân ở
diện tạm trú chiếm 34% số hộ và 33% số nhân khẩu [10].
Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác
giao thông thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của thành phố, là cầu nối mở
hướng phát triển của thành phố với biển Đông và thế giới. Trên địa bàn có
khu Chế xuất Tân Thuận - khu Chế xuất đầu tiên của cả nước, đã và đang hoạt
động rất hiệu quả; có các trục giao thơng lớn như xa lộ Bắc Nam, đường cao
tốc Nguyễn Văn Linh. Sơng Sài Gịn bao bọc phía Đơng với hệ thống cảng
chun dụng, trung chuyển hàng hố đi nước ngồi và ngược lại, rất thuận lợi
cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoá cũng như hành khách đi
các vùng lân cận.
Quận 9 được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Thủ Đức cũ; cách
trung tâm thành phố khoảng 7 km theo xa lộ Hà Nội. Vị trí phía Đơng giáp
huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai), Tây
giáp quận Thủ Đức, Nam giáp quận 2, Bắc giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai. Dân số theo kết quả điều tra dân số năm 2009 là 255.036 người
(tăng 105.454 người = 70,49% so với 10 năm trước đây) [79].
Quận 9 có khu cơng nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đang được xây
dựng. Intel hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào quận, đã đầu tư vào đây với số tiền
đăng ký ban đầu là 600 triệu USD. Quận 9 được chia thành 13 phường: Phước
Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Trường,
Trường Thạnh, Phước Bình, Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Long Bình,

Long Phước, Phú Hữu.
Quận 12 được thành lập trên cơ sở tồn bộ diện tích các xã Thạnh
Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một
phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc
Mơn trước đây. Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89 ha; kết quả điều tra


13
dân số năm 2009 là 401.894 người (tăng 235.515 người = 138,68% so với
10 năm trước đây)[79].
Quận 12 nằm phía bắc thành phố Hồ Chí Minh với vị trí địa lý: Phía
Bắc giáp huyện Hóc Mơn; phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương, quận Thủ Đức;
phía Nam giáp quận Tân Bình, Gị Vấp, Bình Thạnh; phía Tây giáp huyện
Bình Tân, xã Bà Điểm. Có 11 phường trực thuộc là: Thạnh Xuân, Hiệp
Thành, Thới An, Thạnh Lộc, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, An Phú Đông,
Trung Mỹ Tây, Tân Thới Nhất, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận.
Quận 12 có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22 (nay là đường Trường
Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là quốc lộ 1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ
thống các hương lộ này khá dày, có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế
- xã hội. Quận 12 cịn có sơng Sài Gịn bao bọc phía Đơng, là đường giao thông
thủy quan trọng. Trong tương lai, nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua. Vị trí này,
cảnh quan này tạo cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí các khu dân cư,
khu cơng nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch để đẩy nhanh q trình đơ thị
hóa, phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía đơng bắc thành phố Hồ Chí
Minh. Năm 1997, huyện Thủ Đức cũ đã được chia thành ba quận mới là Qqận
9, quận 2 và quận Thủ Đức. Diện tích quận Thủ Đức là 47,46 km²; dân số đến
1/4/2009 là 442.110 người (tăng 232.719 người = 111,14% so với 10 năm
trước đây) [79].
Trên địa bàn của quận Thủ Ðức có ga Bình Triệu, làng đại học Thủ

Đức, làng thiếu niên Thủ Ðức, khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Ðại học Quốc
gia và rất nhiều cảng sơng, cảng đường bộ.... Một phần phía Tây Nam của
Thủ Ðức được bao bọc bởi dịng sơng Sài Gịn. Quận Thủ Ðức hiện nay có 12
phường: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Tam Bình, Linh
Chiểu, Linh Ðơng, Linh Tây, Linh Xn, Linh Trung, Bình Thọ (trung tâm
Quận Thủ Ðức), Bình Chiểu, Trường Thọ.


14
Quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục lớn nhỏ, hiện có
19 trường tiểu học, 11 trường trường trung học cơ sở, 6 trường trung học phổ
thông, 10 trường Đại học, 3 trường Cao Đẳng và các trường Trung học
chuyên nghiệp khác. Thủ Đức ngày nay có rất nhiều nhà máy của các xí
nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tư doanh, xí nghiệp liên doanh với nước ngồi,
xí nghiệp 100% vốn nước ngồi. Tồn quận hiện nay có khoảng 150 nhà máy
có quy mơ sản xuất lớn (phần lớn tập trung trong các khu công nghiệp, khu
Chế xuất) và hàng ngàn nhà máy nhỏ. Đặc biệt là khu Chế xuất Linh Trung
được thành lập năm 1993 trên diện tích khoảng 150 ha, quy tụ được 140 cơng
ty nước ngoài (với tổng số vốn đầu tư là 171 triệu USD). Năm 1996, Quận
hình thành thêm 2 khu cơng nghiệp lớn là: Khu công nghiệp Linh Trung-Linh
Xuân (450 ha), và khu cơng nghiệp Bình Chiểu (200 ha).
Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập từ thị trấn An Lạc, xã Bình
Hưng Hồ, xã Bình Trị Đơng và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây.
Phía Bắc giáp quận 12, huyện Hóc Mơn; phía Nam giáp quận 8, xã Tân Kiên,
xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh); phía Đơng giáp quận Tân Bình, quận 6,
quận 8; phía Tây giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Lê Minh Xuân (huyện
Bình Chánh).
Quận Bình Tân phân chia thành 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm
các phường: An Lạc, An Lạc A, Bình Trị Đơng, Bình Trị Đơng A, Bình Trị
Đơng B, Bình Hưng Hịa, Bình Hưng Hịa A, Bình Hưng Hòa B, Tân Tạo,

Tân Tạo A. Dân số theo kết quả điều tra dân số năm 2009 là 572.796 người
(tăng 307.385 người = 115,81% so với 7 năm trước đây) [79].
Quận Bình Tân có vị trí là đường giao thông kết nối thành phố với các
tỉnh miền Tây Nam bộ, là hành lang phát triển kinh tế mang tính lợi thế cấp
vùng, miền; có hơn 2.100ha đất nơng nghiệp phần lớn liền kề trục giao thông
phục vụ cho quá trình đơ thị hóa và thu hút mạnh mẽ đầu tư. Trong những
năm gần đây tốc độ đơ thi hố diễn ra khá nhanh, có phường hầu như khơng


15
cịn đất nơng nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế - xã hội của quận phát triển
nhanh theo hướng đô thị hiện đại
Quận Tân Phú có diện tích tự nhiên là 1.606,98ha, bao gồm tồn bộ
diện tích tự nhiên của các phường 16, 17, 18, 19, 20; 110,23 ha diện tích tự
nhiên của phường 14; 356,73 ha diện tích tự nhiên của phường 15 thuộc quận
Tân Bình. Địa giới hành chính quận Tân Phú: Đơng giáp quận Tân Bình; Tây
giáp quận Bình Tân; Nam giáp các quận 6, 11; Bắc giáp quận 12. Dân số theo
kết quả điều tra dân số năm 2009 là 397.635 người (tăng 126.584 người =
46,70% so với 7 năm trước đây) [79].
Quận Tân Phú phân chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm
các phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú
Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới Hịa.
* §ặc điểm các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Đều là những quận vùng ven, ngoại thành của thành phố Hồ Chí
Minh trước đây, đất đai rộng, chủ yếu là đất nơng nghiệp; đang trong q
trình đẩy mạnh đơ thị hóa, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước, hình
thành nhiều khu dân cư mới và các cơng trình khác. Q trình chuyển đổi
từ đất nơng nghiệp sang đất đô thị làm cho giá trị đất tăng lên gấp nhiều
lần, do đó khơng thể tránh khỏi các tranh chấp, khiếu kiện về đền bù, quy
hoạch, giải tỏa. Đã xảy ra khơng ít các vụ từ tranh chấp tự phát của một bộ

phận nhân dân đến khiếu kiện có tổ chức, kéo dài; nhiều vụ bị đối tượng cơ
hội chính trị, cực đoan tôn giáo, phản động lợi dụng để kích động kéo
thành từng đồn đơng tuần hành trên đường phố, mang theo băng rơn khẩu
hiệu phản đối chính quyền, kéo đến các cơ quan ngoại giao nước ngoài đề
nghị can thiệp nên giới phóng viên của các nước khơng có thiện chí với
Việt Nam lợi dụng đưa tin xun tạc, bóp méo sự thật. Nhiều vụ có nguy cơ
trở thành biểu tình, có dấu hiệu bạo loạn nếu khơng được ngăn chặn kịp
thời. Những vấn đề đó tác động xấu đến an ninh, trật tự. Chưa kể người


16
nông dân trước đây chỉ biết đồng ruộng, làm ăn chân chất, nay được đền bù
một khoản tiền lớn mà khơng có sự chuẩn bị gì khi chuyển đổi sang nghề
mới nên nảy sinh tâm lý hưởng thụ, ăn chơi quá đà và chẳng mấy chốc tiêu
tan vốn liếng, không còn mảnh đất để sinh nhai dẫn đến thất nghiệp, phạm
pháp hoặc quay trở lại khiếu kiện để mong được nhà nước đền bù thêm
phần nào, ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
- Trên địa bàn thường có các khu chế xuất, khu cơng nghiệp, nhiều nhà
máy, xí nghiệp, kho tàng, bến cảng, tập trung đơng người nước ngồi và công
nhân đến làm việc, là những mục tiêu mà đối tượng xấu nhắm đến để thực
hiện âm mưu chống phá; cũng là nơi thường diễn ra các hoạt động đình
cơng, lãn công, tranh chấp về lao động - là những vấn đề “nhạy cảm” mà đối
tượng xấu thường lợi dụng để kích động gây rối, biểu tình, bạo loạn. Như khu
Chế xuất Tân Thuận (quận 7) có 162 Cơng ty nước ngồi với 5.000 chun
gia người nước ngồi, 60.000 cơng nhân; khu Chế xuất Linh Trung (quận Thủ
Đức) có 140 cơng ty nước ngồi, với 800 chun gia, cơng nhân người nước
ngồi và 68.000 cơng nhân làm việc; khu cơng nghệ cao ở quận 9 tập trung 44
nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới về công nghệ cao, thu hút trên 11.000 công
nhân… Xuất phát từ tranh chấp về quyền lợi giữa người lao động và giới chủ
không thể tránh khỏi các cuộc đình cơng, lãn cơng. Điều đáng nói là đa số các

cuộc đình cơng đều trái quy định của pháp luật, mang tính tự phát, nhiều cuộc
diễn ra gay gắt, bị đối tượng xấu lợi dụng kích động đã trở thành biểu tình,
chống lại người thi hành công vụ, đập phá tài sản công ty, kéo đi tuần hành
hoặc ngăn chặn hoạt động của các công ty khác (như vụ đình cơng kéo dài
của gần 50 ngàn công nhân xảy ra tại khu Chế xuất Linh Trung vào năm
2007). Mặt khác, khu Chế xuất, khu công nghiệp là nơi tập trung đơng người
nước ngồi đến làm ăn, là những mục tiêu đối tượng phản động nhắm đến để
thực hiện các âm mưu khủng bố, phá hoại nhằm gây mất ổn định về chính trị,
ảnh hưởng đến mơi trường đầu tư; cũng là nơi có các hoạt động gian lận


17
thương mại như buôn lậu, trốn thuế, vi phạm quy định về mơi trường…tác
động khơng nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.
- Trình độ dân trí cịn thấp, phần lớn xuất thân từ nơng dân nên cịn
ảnh hưởng nhiều của tính tiểu chủ, tự phát, ý thức chấp hành pháp luật chưa
cao, cịn có tư tưởng làm theo thói quen, hiểu biết về pháp luật cịn hạn chế, ý
thức đối với cộng đồng còn kém dẫn đến vi phạm pháp luật, hoạt động tệ nạn,
mê tín dị đoan, tình trạng ăn nhậu say sưa, đánh nhau gây rối trật tự công
cộng diễn ra nhiều. Đặc điểm này cho thấy đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến phạm pháp và vi phạm gia tăng; ảnh hưởng đến hiệu
quả tuyên truyền giáo dục pháp luật và cơng tác xây dựng phong trào tồn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc tại khu dân cư khó mang lại kết quả mong muốn.
Điều đó tác động và làm ảnh hưởng đến việc huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị và sự hưởng ứng, tích cực tham gia của quần chúng nhân dân
thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự.
- Địa bàn rộng, dân cư thưa, có nhiều khu đất trống của các dự án
chưa triển khai, là nơi các đối tượng hình sự, ma túy, tệ nạn lợi dụng để hoạt
động gây án. Đã xảy ra nhiều vụ đối tượng thuê xe ôm, taxi từ các quận trung
tâm thành phố đến địa bàn các quận mới này rồi lợi dụng vắng vẻ, đêm tối để

gây án giết người, cướp tài sản; hoặc hình thành các tụ điểm mua bán, sử
dụng ma túy, hoạt động mại dâm. Mặt khác do q trình đơ thị hóa, có sự
chuyển dịch khối lượng tài sản lớn từ các nơi đến, có nhiều cơng trình xây
dựng nên tình trạng sơ hở trong quản lý tài sản dẫn đến trộm cắp, đánh nhau
gây rối trật tự công cộng diễn ra thường xun; lại có địa hình tiếp giáp với
các quận trung tâm, dễ phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội. Có thể nói các
quận vùng ven là những mảnh đất màu mỡ mà số đối tượng nhắm đến để hoạt
động phạm pháp hoặc ẩn náu, trốn tránh sau khi gây án.
- Do là các quận mới, đơ thị hóa nên dân tạm cư, cơng nhân rất
đơng, từ đó kéo theo sự xuất hiện của hệ thống nhà trọ, phòng cho thuê hoạt


18
động. Theo thống kê, số nhân khẩu tạm trú chiếm từ 40 - 60% ở các quận này,
đa số tập trung tại các khu nhà trọ. Trong khi chỉ có khoảng 10 - 15% số nhà
trọ đảm bảo điều kiện hoạt động và có đăng ký kinh doanh, nộp thuế (khảo sát
tại địa bàn quận 7 có 5.543 nhà cho người Việt Nam thuê và 550 nhà cho
người nước ngoài thuê, nhưng chỉ có 709 nhà có giấy phép kinh doanh; quận
Bình Tân có 7.349 cơ sở cho th trọ bình dân, chỉ có 1.320 cơ sở có đăng ký
kinh doanh …) [10, tr.12], [11, tr.9]; số còn lại đều tự phát hình thành (đa số
là do người dân tự ngăn phòng cho thuê, hoặc xây dựng tạm bợ thành các
phịng trọ khơng đảm bảo quy định chung về diện tích tối thiểu, an tồn phịng
cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường … nên không được cấp phép hoạt động)
và khơng nằm trong sự quản lý của chính quyền. Điều này dẫn đến thất thu
thuế cho nhà nước, khó khăn trong cơng tác quản lý tạm trú, nhân hộ khẩu,
phịng cháy chữa cháy, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của địa phương.
- Địa hình các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh là các
tuyến vành đai của thành phố, có các tuyến đường quốc lộ, cao tốc là trục
giao thông huyết mạch tại các cửa ngõ của thành phố. Lưu lượng người và
phương tiện tham gia giao thông rất cao nên không tránh khỏi tai nạn giao

thông, ùn tắc giao thông. Đây cũng là các tuyến đường mới được mở rộng nên
số đối tượng thanh thiếu niên thường lợi dụng để tổ chức đua xe, tụ tập chạy
xe gây mất trật tự công cộng; hoặc số đối tượng cướp, cướp giật gây án rồi tẩu
thoát về các quận trung tâm thành phố, gây khó khăn cho công tác đảm bảo an
ninh, trật tự.
- Trên địa bàn có một số khu dân cư tập trung nhiều người nước
ngoài sinh sống, là mục tiêu thực hiện âm mưu khủng bố, chiếm đoạt tài sản
của người nước ngoài và khó khăn trong cơng tác quản lý. Như khu đơ thị
Phú Mỹ Hưng (quận 7) có trên 12.000 người nước ngoài, khu dân cư An
Khánh, Thảo Điền, An Phú (quận 2) có trên 6.500 người nước ngồi, tại các
khu đó rất khó khăn trong việc hình thành hệ thống chính trị ở cơ sở như tổ


19
dân phố, khu phố, khó khăn trong cơng tác tun truyền, xây dựng phong trào
quần chúng và cũng là nơi đối tượng xấu nhắm đến để gây án trộm cắp, cướp
giật tài sản của người nước ngoài. Ngoài ra trên địa bàn các quận này cũng có
nhà riêng của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, Thành phố (quận 2,
quận 7, quận Thủ Đức), có trụ sở Văn phịng tiếp dân Trung ương Đảng (quận
Bình Tân) là nơi mà số người khiếu kiện các nơi thường kéo tới để gửi đơn,
xin tiếp xúc, nếu không được giải quyết sẽ cố tình cư trú bất hợp pháp trên lề
đường, vỉa hè, kéo đi tuần hành hoặc gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến
an ninh, trật tự chung trên địa bàn.
Từ những đặc điểm đặc thù nêu trên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản
cũng kéo theo nhiều phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai và
thực hiện công tác an ninh, trật tự tại địa phương.
1.1.1.3. Các quận ủy mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh
* Q trình hình thành các quận ủy.
Trước địi hỏi của tình hình mới, để thành phố Hồ Chí Minh phát huy
hết tiềm năng mọi mặt, tương xứng với vị trí và tầm vóc của thành phố đối

với khu vực và cả nước, cần có sự tổ chức phân định lại địa giới hành chính
của một số quận, huyện. Ngày 06/1/1997, Chính Phủ ban hành Nghị định số
03/NĐ-CP về việc thành lập 5 quận mới của thành phố Hồ Chí Minh là quận
2, 7, 9, 12, Thủ Đức.
Ngày 18/2/1997, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ra chỉ thị về việc
lãnh đạo thực hiện việc thành lập 5 quận mới là quận 2, 7, 9, 12 và Thủ Đức.
Ngày 06/3/1997, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
đã ra quyết định về việc thành lập đảng bộ và chỉ định Ban chấp hành lâm
thời đảng bộ các quận mới thành lập trên. Từ đó, bộ máy Đảng, chính quyền,
các đồn thể được thành lập, nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động.
Đầu năm 1998, Ban thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh chỉ
đạo các quận mới thành lập tiến hành đại hội Đảng 2 cấp. Thực hiện chỉ đạo


20
đó, các quận mới thành lập đã tiến hành đại hội đại biểu lần thứ 1 (vào năm
1998) để bầu ra Ban chấp hành đảng bộ chính thức nhiệm kỳ I (1998 - 2000). Cho
đến nay, 5 quận mới thành lập là quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức đã tiến hành 4 kỳ đại
hội qua các nhiệm kỳ 1998 - 2000, 2000 - 2005, 2005 - 2010, 2010 - 2015.
Riêng quận Tân Phú và Bình Tân được thành lập theo Nghị định
130/NĐ-CP ngày 05/11/2003 trên cơ sở tách ra từ quận Tân Bình và huyện
Bình Chánh. Ngày 26/11/2003, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ
Chí Minh đã ra quyết định về việc thành lập đảng bộ và chỉ định Ban chấp
hành lâm thời đảng bộ các quận mới thành lập là Tân Phú và Bình Tân.
Đến tháng 9/2005, Đảng bộ quận Tân Phú và Bình Tân tiến hành Đại hội
đại biểu lần đầu tiên kể từ khi thành lập quận mới, nhưng vẫn lấy nhiệm kỳ
của quận cũ là lần thứ IX (2005 - 2010) và vừa tiến hành Đại hội lần thứ X
(2010 - 2015).
* Tổ chức của quận ủy và chức năng, nhiệm vụ.
- Quận ủy (tên gọi tắt của ban chấp hành đảng bộ quận) là cơ quan lãnh

đạo cao nhất của đảng bộ quận giữa 2 kỳ đại hội, có chức năng nhiệm vụ sau:
+ Cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện nghị quyết
đại hội toàn quốc của Đảng, các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố. Cụ thể hóa
và định hướng các chủ trương, nghị quyết đại hội đảng bộ quận, xem xét các
báo cáo của ban thường vụ quận ủy thực hiện nghị quyết đại hội, báo cáo giữa
nhiệm kỳ, năm 9 tháng, 6 tháng, 3 tháng.
+ Quyết định chương trình làm việc tồn khóa, hàng năm và phương
hướng, nhiệm vụ về kế hoạch kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phịng,
cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, cơng tác dân vận theo nghị
quyết đại hội Đảng bộ và chỉ đạo của Thành ủy.
+ Quyết định quy chế làm việc của Quận ủy, Ban Thường vụ Quận
ủy, Thường trực quận ủy; quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra quận ủy và


21
xem xét hoạt động, các báo cáo định kỳ, báo cáo chun đề có tính chất quan
trọng của quận ủy, Ủy ban Kiểm tra quận ủy.
+ Phân công nhiệm vụ cho các đồng chí quận ủy viên và hoạt động
theo các khối kinh tế - đơ thị, văn hóa - xã hội, nội chính, xây dựng Đảng, vận
động nhân dân của quận ủy.
+ Quận ủy lãnh đạo toàn diện nhưng chưa có trọng tâm, trọng điểm
theo hướng ra nghị quyết chuyên đề. Nội dung chuyên đề giao cho quận ủy
viên theo khối tham mưu cho quận ủy.
+ Chỉ đạo sơ kết, tổng kết một số chủ trương quan trọng; thực hiện chế
độ tự phê bình và phê bình theo điều lệ Đảng và theo chỉ đạo của Thành ủy.
+ Chuẩn bị nội dung, nhân sự và công tác khác cho đại hội đảng bộ
quận lần tiếp theo.
+ Thực hiện công tác cán bộ theo quy định của Thành ủy.
+ Quyết định kỷ luật Đảng đối với đảng viên,cán bộ thuộc diện quận

ủy quản lý theo quy định của điều lệ Đảng.
+ Thơng qua báo cáo quyết tốn, dự tốn kinh phí hoạt động tài chính
hàng năm của đảng bộ.
- Ban chấp hành đảng bộ quận bầu ra ban thường vụ quận ủy để thay
mặt quận ủy lãnh đạo và chỉ đạo công tác của đảng bộ giữa 2 kỳ hội nghị
quận ủy, có trách nhiệm và quyền hạn:
+ Quyết định những định hướng, chủ trương, biện pháp thực hiện
nghị quyết về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phịng, xây dựng hệ
thống chính trị, các chương trình, mục tiêu của nghị quyết đại hội đảng bộ
quận, đồng thời chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Trung ương, Thành ủy. Chỉ
đạo chương trình kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm
việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
+ Chuẩn bị chương trình làm việc của quận ủy hàng quý, năm; quy
định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, mối quan hệ làm việc của các ban


22
Quận ủy (trừ Ủy ban kiểm tra quận ủy) và các quy chế phối hợp hoạt động
giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
+ Quyết định triệu tập hội nghị quận ủy và chuẩn bị các báo cáo, đề
án, dự thảo nghị quyết trình hội nghị quận ủy; chỉ đạo chuẩn bị nội dung,
nhân sự, công tác tổ chức đại hội đảng bộ quận, duyệt nội dung, định hướng
nhân sự đại hội các cơ sở đảng trực thuộc.
+ Quyết định những biện pháp xử lý tình hình phát sinh giữa hai kỳ
hội nghị quận ủy, báo cáo với hội nghị quận ủy về hoạt động của ban thường
vụ quận ủy giữa hai kỳ hội nghị về công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra,
giám sát, kỷ luật cán bộ; tiếp thu ý kiến phê bình và trả lời chất vấn của các
quận ủy viên về những việc liên quan đến trách nhiệm của ban thường vụ
quận ủy.
+ Thảo luận và quyết định những kiến nghị của các tổ chức đảng trực thuộc.

+ Xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính
sách cán bộ phù hợp với thực tế; quyết định điều động, bổ nhiệm, luân
chuyển, đề bạt, xếp lương, giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ
thuộc diện quận ủy quản lý. Quyết định việc thành lập, sáp nhập hoặc giải
thể các tổ chức đảng cơ sở; chuẩn y kết quả bầu cử cấp ủy thuộc thẩm
quyền của quận ủy.
+ Xét kết nạp đảng viên mới; xem xét và kết luận các vấn đề về lịch
sử - chính trị của cán bộ, đảng viên theo phân cấp. Thi hành kỷ luật đối với
cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng cơ sở; xét công nhận, khen thưởng (tập thể,
cá nhân) cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh hàng năm và nhiều năm theo quy
định của điều lệ Đảng và hướng dẫn của Đảng cấp trên.
+ Đảm bảo chế độ báo cáo theo quy định của Thành ủy, định kỳ thơng
báo tình hình đến các cơ sở đảng, các đồng chí quận ủy viên.
+ Kiểm tra và duyệt quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm và chỉ
đạo quản lý kinh phí hoạt động của đảng bộ quận.


23
- Thường trực quận ủy gồm Bí thư và các Phó Bí thư, thay mặt ban
thường vụ quận ủy điều hành giải quyết công việc thường xuyên của đảng bộ,
làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, có trách nhiệm và quyền hạn:
+ Giải quyết các công việc thường xuyên theo chủ trương, nghị quyết
của Ban chấp hành và ban thường vụ quận ủy, bảo đảm thơng tin kịp thời,
chính xác cho ban thường vụ, ban chấp hành trong việc thực hiện nghị quyết
của quận ủy và ban thường vụ quận ủy.
+ Chuẩn bị nội dung và chương trình làm việc của ban thường vụ
quận ủy.
+ Tổ chức phổ biến, quán triệt nghị quyết của quận ủy và các nghị
quyết, chỉ thị của đảng cấp trên.

+ Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết,
chỉ thị của đảng theo nghị quyết, chỉ đạo của ban thường vụ quận ủy đối với
tổ chức cơ sở đảng và các đồng chí được ban chấp hành, ban thường vụ quận
ủy phân cơng phụ trách.
+ Chuẩn bị báo cáo, chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng
để thông qua ban thường vụ, trình ban chấp hành thảo luận quyết định (riêng
báo cáo q, chương trình cơng tác q, tháng do ban thường vụ quận ủy
thông qua và thông báo trong ban chấp hành, các cơ sở đảng). Chỉ đạo chuẩn
bị nội dung sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của đảng bộ và của đảng
cấp trên.
+ Hàng tuần làm việc với văn phòng quận ủy để chỉ đạo công tác, tổ
chức giao ban định kỳ với các ban đảng, mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính
trị, khối nội chính và Bí thư chi bộ khu phố, Bí thư các chi, đảng bộ cơ sở.
+ Thay mặt ban thường vụ quận ủy thực hiện chế độ báo cáo lên tổ
chức đảng cấp trên, được ban thường vụ quận ủy ủy quyền giải quyết một số
vấn đề về công tác cán bộ.


24
+ Các đồng chí trong thường trực quận ủy thay mặt ban thường vụ và
ban chấp hành ký một số văn bản, nghị quyết, chỉ thị.
1.1.2. Công tác an ninh, trật tự ở các quận mới thành lập ở thành
phố Hồ Chí Minh - quan niệm, nhiệm vụ, đặc điểm
1.1.2.1. Quan niệm về công tác an ninh, trật tự ở các quận mới
thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh
Cơng tác an ninh, trật tự là gọi tắt của công tác bảo vệ an ninh quốc
gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Nó bao gồm hai khái niệm chủ yếu:
* An ninh quốc gia.
An ninh theo nghĩa rộng là sự an toàn, ổn định chung của một chế độ,
một xã hội. Tuy nhiên, khi bàn về vấn đề an ninh bao giờ người ta cũng cũng

gắn liền khái niệm này với từng lĩnh vực cụ thể như: an ninh chính trị, an ninh
kinh tế, an ninh tư tưởng- văn hoá... mà bao trùm lên tất cả các lĩnh vực này
chính là an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về khái niệm an ninh quốc gia cần phân
biệt an ninh quốc gia ở hai bình diện khác nhau. An ninh quốc gia ở nghĩa
rộng là khái niệm với nội hàm bao trùm hết các mặt an ninh chính trị, kinh tế,
văn hố, xã hội, qn sự... và cả trật tự an toàn xã hội. An ninh quốc gia ở
nghĩa hẹp hơn, đó là an ninh chính trị, trong đó chính trị được hiểu như là sự
thống trị, quyền lực nhà nước, là bảo đảm trên thực tế sự lãnh đạo của chính
đảng cầm quyền.
Từ điển bách khoa Công an nhân dân năm 2005 định nghĩa: “An ninh quốc
gia là sự ổn định và phát triển vững mạnh về mọi mặt của một chế độ xã hội và độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia” [76, tr.628].
Luật an ninh quốc gia định nghĩa: “An ninh quốc gia là sự ổn định,
phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [38, tr.4].


25
Định nghĩa trên cho ta thấy rằng: tuy mỗi nước có quan niệm khác
nhau về an ninh quốc gia, nhưng trên lĩnh vực chính trị - pháp lý, khái niệm
an ninh quốc gia đều thể hiện quan hệ chính trị giữa các giai cấp, khẳng định
vị trí của giai cấp cầm quyền đối với xã hội. Hay nói cách khác, an ninh quốc
gia bao gồm hai nội dung, hai mối quan hệ chính trị: đối nội và đối ngoại của
nhà nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Về quan hệ chính trị đối nội, an ninh quốc gia thể hiện quan hệ
chính trị giữa các giai cấp, các tập đồn, các lực lượng chính trị - xã hội, các
đảng phái và khẳng định vị trí, địa vị chính trị - pháp lý của giai cấp (hoặc tập
đoàn, lực lượng) cầm quyền đối với giai cấp (hoặc tập đoàn, lực lượng) khác.

- Về quan hệ chính trị đối ngoại, khái niệm an ninh quốc gia bao gồm
hai nội dung. Một là, khẳng định độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia. Hai là, thiết lập các mối quan hệ với các quốc gia theo
chuẩn mực chính trị, pháp lý, đạo đức của nhà nước thể hiện trong hiến pháp
và các đạo luật.
Khái niệm an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực chính trị - pháp lý có nội
dung khác nhau giữa các nhà nước. Điều này xuất phát từ lợi ích chính trị,
kinh tế của giai cấp thống trị, nắm vai trò lãnh đạo nhà nước.
Ở các nước tư bản, an ninh quốc gia khẳng định sự tồn tại vĩnh viễn
của chủ nghĩa tư bản, sự thống trị của giai cấp tư sản và duy trì trật tự tư sản
về tư tưởng, chính trị, pháp quyền, đạo đực, lối sống. Ngược lại, ở nước ta, lý
tưởng chính trị, quan điểm chính trị, các chuẩn mực pháp quyền đạo đức... thể
hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân mà nền tảng là giai cấp công nhân
liên minh với giai cấp nơng dân và trí thức được thể chế hoá thành hiến pháp
và pháp luật. Các quan hệ giai cấp, quan hệ giữa các dân tộc, quan hệ xã hội...
được các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhằm bảo vệ sự ổn định và phát triển
của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, vì hồ bình, độc lập dân tộc, thực hiện
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Vấn đề này được


×