Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Đảng bộ tỉnh gia lai đấu tranh chống sự phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.63 KB, 126 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, mặc dù tình hình quốc tế và trong nước có những diễn
biến phức tạp, đã tác động không nhỏ đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân song cùng với những thành tựu to lớn của công cuộc
đổi mới đất nước, công tác tư tưởng đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức độc lập dân tộc gắn
với chủ nghĩa xã hội vẫn là hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của
nhân dân.
Tuy nhiên, “DBHB” của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt về
cường độ, về nội dung, về phương pháp, hình thức, rộng rãi về lực lượng,
thường xuyên về thời gian và ngày càng tinh vi hơn trước. Lợi dụng triệt để
bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, nhất là tình hình xã hội có nhiều
phức tạp như tranh chấp, khiếu kiện, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, hay
những vấn đề về lịch sử, dân tộc, tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền...
chúng thực hiện âm mưu xoá bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng ta đó là chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm suy yếu và thủ tiêu vai trò lãnh
đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ XHCN, đưa nước ta theo con đường TBCN.
Mặc dù cho đến nay kẻ thù chưa đạt được mục tiêu cuối cùng nhưng các hoạt
động “DBHB” của chúng đã có những tác động khơng nhỏ đến tư tưởng của một
số cán bộ, đảng viên với hy vọng tạo nên sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
trong nội bộ Đảng và trong xã hội như Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đánh giá:
chúng ta còn thiếu cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hồ bình” của các thế lực
thù địch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ [34, tr.70].
Các thế lực thù địch xác định phá hoại tư tưởng là mũi nhọn có tính đột
phá trong triển khai chiến lược “DBHB”, đồng thời thúc đẩy “tự diễn biến”
trong nội bộ nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và
Nhà nước XHCN Việt Nam. Chúng tìm mọi cách chống phá, dùng chiêu bài



2
“dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, “bảo vệ quyền dân tộc thiểu số”...
để can thiệp vào công việc nội bộ, kích động chủ nghĩa ly khai, gây mất ổn
định về chính trị, xã hội... Các thế lực thù địch đã gia tăng việc lợi dụng các
vấn đề dân tộc, tơn giáo, tun truyền, chia rẽ khối đại đồn kết tồn dân tộc;
gắn vấn đề dân tộc, tơn giáo để thực hiện mưu đồ kích động, ly khai nhằm phá
hoại sự thống nhất quốc gia dân tộc của Việt Nam.
Nằm trên địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng
của các tỉnh Tây Nguyên, Gia Lai có diện tích tự nhiên 15.495,71 km 2, với
dân số toàn tỉnh hơn 1,3 triệu người gồm 34 dân tộc, sống chủ yếu ở nông
thôn chiếm 70%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 44,6%, có 22,18% dân số
theo 4 tơn giáo chính (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao Đài) trong
đó có hơn 40% đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu theo đạo Tin lành). Chính
vì thế nơi đây hội tụ các yếu tố phức tạp về dân tộc, tôn giáo mà các thế lực
thù địch thường xuyên lợi dụng để chống phá sự nghiệp của nước ta nói
chung, khu vực Tây Nguyên và Gia Lai nói riêng. Gia Lai là nơi tập trung
nhiều bức xúc về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và về tư
tưởng, nhất là những phức tạp do vấn đề dân tộc xen lẫn tôn giáo.
Từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhất là từ khi chúng ta tiến
hành công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN đến nay, cùng với sự phát
triển của đất nước, tình hình kinh tế - xã hội ở Gia Lai có bước tiến bộ quan
trọng, đời sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện rõ rệt. Với đặc thù về
vị trí địa chính trị, dân tộc và tôn giáo, do những vấn đề lịch sử để lại, kinh tế
- xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc ở Gia Lai cịn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ
hộ đói nghèo cịn cao so với bình qn chung của cả nước. Bộ máy Đảng,
chính quyền các cấp ở nhiều nơi còn quan liêu, xa dân, chưa sâu sát thực tế,
có nơi vi phạm chính sách dân tộc, làm giảm lòng tin của đồng bào các dân
tộc thiểu số. Các thế lực thù địch ln tìm cách lợi dụng khó khăn về đời sống
và hạn chế về dân trí của đồng bào, những yếu kém, sai sót của các cấp, các



3
ngành trong thực hiện chính sách dân tộc để kích động chia rẽ, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị-xã hội, tìm mọi cách thực
hiện các âm mưu, chiến lược, sách lược hòng chiếm giữ vùng Tây Nguyên.
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội, việc thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở Gia Lai vẫn cịn những khuyết
điểm, yếu kém. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... nổi cộm với
hàng loạt vấn đề như: đất đai, kết cấu hạ tầng, định canh, định cư, khuyến
nông, khuyến lâm, dân chủ cơ sở, dân tộc, tôn giáo, ý thức pháp luật của nhân
dân, sự phân hoá giàu nghèo, chất lượng giáo dục, y tế, nguồn nhân lực... nhất
là hiện nay trên địa bàn Gia Lai tuy đã yên nhưng chưa thật sự ổn định, các
thế lực thù địch đang ngày đêm móc nối, tuyên truyền, lơi kéo, kích động
đồng bào dân tộc thiểu số, chống phá quyết liệt trên lĩnh vực tư tưởng. Trong
khi đó, sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng còn
những hạn chế nhất định: nội dung, hình thức tuyên truyền, phản bác lại các
luận điệu của các thế lực thù địch chưa sắc bén, thiếu đồng bộ, cịn biểu hiện
chủ quan, hình thức, tính chiến đấu, tính thuyết phục chưa cao; cơng tác tư
tưởng đối với nhân dân chưa đồng bộ, thiếu sự đối thoại, tranh luận, thảo luận
dân chủ, nội dung tuyên truyền chưa sát với tâm tư, tình cảm của từng đối
tượng, phong tục tập quán của từng dân tộc nên hiệu quả chưa cao; chưa đáp
ứng yêu cầu bồi dưỡng nâng cao tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và
đồng bào các DTTS đối với Đảng và Nhà nước.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Gia Lai đấu tranh chống sự phá
hoại tư tưởng của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay” để nghiên
cứu, viết luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do tính chất nguy hiểm sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù
địch đối với nước ta nói chung, khu vực Tây Ngun nói riêng và tầm quan
trọng của cơng tác đấu tranh chống sự phá hoại tư tưởng của các thế lực thù



4
địch trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị
quyết, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Nhiều nhà khoa học và nhà
hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên cứu về chiến lược “DBHB”; về lãnh đạo
đấu tranh chống sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch dưới nhiều
góc độ khác nhau, có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu và đã công bố
trong những năm gần đây:
* Các cơng trình khoa học và sách:
- PGS. TS. Hà Học Hợi - TS. Ngô Văn Thạo (2002): Đổi mới và nâng
cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
- TS. Đào Duy Quát (2004): Về công tác tư tưởng của Đảng cộng sản
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- GS. Nguyễn Đức Bình (2005),“Một số vấn đề về cơng tác lý luận tư
tưởng và văn hố, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- PGS.TS. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- PGS.TS. Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- TS. Trần Xuân Dung (2006), Một số vấn đề về tôn giáo và đấu tranh
chống hoạt động lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên (Sách chuyên khảo) Nxb
Công an nhân dân.
- Đề tài nghiên cứu khoa học (KHBD 2003/10), Cơng tác Tư tưởng văn hố góp phần ổn định tình hình chính trị, tư tưởng các tỉnh Tây Nguyên,
Đà Nẵng, 6/2004.
- Đề án cấp Bộ (KHBĐ (2005)-15), “Nội dung và biện pháp tiến hành
CTTT nhằm khắc phục tư tưởng dân tộc hẹp hòi, chia rẽ dân tộc, gây mất ổn
định trong một bộ phận đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên” của ThS.
Nguyễn Thúc Lanh (Ban Tuyên giáo Trung ương).



5
- Đề tài khoa học cấp Bộ (2008) (B.08-29), “Cuộc đấu tranh chống
“Diễn biến hồ bình” ở Tây Ngun - Thực trạng, giải pháp”, Học viện
Chính trị - Hành chính khu vực III chủ trì,
- TS. Nguyễn Danh Tiên (chủ biên), (2010): Đảng lãnh đạo công tác tư
tưởng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- TS. Phạm Tất Thắng (chủ biên), (2010): Đổi mới công tác tư tưởng,
lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
* Các luận văn:
- Hồng Quốc Đạt (2005), Cơng tác tư tưởng của Đảng bộ thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng
Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đặng Thị Ngọc Bích (2006), Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương về
công tác tư tưởng lãnh đạo đấu tranh chống “Diễn biến hồ bình” trên lĩnh
vực tư tưởng-văn hố của hiện nay, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng
Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, các cơng trình, bài viết nêu trên đã đề cập đến các vấn đề
lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng về công tác đấu tranh chống sự phá hoại về tư tưởng của các thế
lực thù địch; đã gắn lý luận với thực tiễn cách mạng đất nước và địa phương,
phân tích tình hình chất lượng và thực trạng lãnh đạo công tác này; nêu những
định hướng và các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh
chống “Diễn biến hồ bình” trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, đến nay, chưa có cơng
trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về Đảng bộ tỉnh Gia Lai đấu tranh chống
sự phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:

Trên cơ sở phân tích âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá về tư
tưởng của các thế lực thù địch ở tỉnh Gia Lai, làm rõ thực trạng Đảng bộ tỉnh


6
Gia Lai lãnh đạo đấu tranh chống sự phá hoại tư tưởng của các thế lực thù
địch, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong đấu tranh chống sự phá hoại tư tưởng của các thế
lực thù địch trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Phân tích vị trí, đặc điểm của tỉnh Gia Lai và những âm mưu, thủ
đoạn, hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch ở tỉnh Gia Lai.
Đồng thời làm rõ nội dung, hình thức đấu tranh chống sự phá hoại về tư tưởng
của các thế lực thù địch của Đảng bộ tỉnh Gia Lai
- Phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong
cuộc đấu tranh chống sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch của
Đảng bộ tỉnh Gia Lai, nguyên nhân những tồn tại, hạn chế và rút ra những
kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn.
- Đưa ra những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả trong lãnh đạo đấu
tranh chống sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch ở Gia Lai thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Gia Lai đấu tranh chống sự phá
hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian khảo sát chủ yếu từ năm 2001 đến 2010 và định hướng đấu
tranh chống sự phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch ở tỉnh Gia Lai đến
năm 2020.

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng


7
và Nhà nước, đồng thời có kế thừa và chọn lọc kết quả nghiên cứu của các
cơng trình khoa học, các luận án, luận văn của một số tác giả đã nghiên cứu về
đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá; các nghị quyết, văn
bản chỉ đạo, các báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá thực tiễn của Đảng ta và Đảng
bộ tỉnh Gia Lai đấu tranh chống sự phá hoại của các thế lực thù địch trên lĩnh
vực tư tưởng.
- Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa lý
luận và thực tiễn, sử dụng tổng hợp các phương pháp lơgíc và lịch sử, phỏng
vấn, khảo sát, thống kê, tổng kết thực tiễn, tổng hợp, phân tích, so sánh...
6. Đóng góp về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Góp phần làm rõ âm mưu, hoạt động chống phá về tư tưởng của các
thế lực thù địch ở tỉnh Gia Lai.
- Đánh giá khách quan thực trạng đấu tranh chống sự phá hoại về tư
tưởng của các thế lực thù địch của Đảng bộ tỉnh Gia Lai thời gian qua, rút ra
những kinh nghiệm bước đầu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong đấu tranh chống các thế lực thù
địch về tư tưởng thời gian tới.
- Luận văn có thể được nghiên cứu vận dụng trong công tác tư tưởng
cho Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy
ở Trường chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị cấp huyện.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


8
Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI ĐẤU TRANH CHỐNG
SỰ PHÁ HOẠI TƯ TƯỞNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH - MỘT
SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH GIA LAI VÀ
SỰ PHÁ HOẠI VỀ TƯ TƯỞNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

1.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai và vai trò,
nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh Gia Lai
1.1.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai
Tỉnh Gia Lai ngày nay, đầu thế kỷ trước có tên gọi Pleiku. Nằm ở cửa
ngõ phía bắc Tây Nguyên, núi non hùng vĩ, giữ một vị trí chiến lược quan
trọng ở miền Trung đất nước. Gia Lai là tỉnh rộng lớn trong 5 tỉnh Tây
Ngun. Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Kon Tum, Đơng giáp các tỉnh Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc
Campuchia trên chiều dài 90 km đường biên giới.
Án ngữ trên cao nguyên hùng vĩ, Gia Lai như nóc nhà của đồng bằng
Bình Định, Phú Yên, Campuchia, là giao điểm của nhiều tuyến quốc lộ quan
trọng trong khu vực với tổng chiều dài 503 km. Tỉnh Gia Lai có 3 tuyến quốc
lộ đi qua: xuyên theo hướng Bắc - Nam có trục quốc lộ 14 nối Tây Nguyên
với vùng động lực kinh tế miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi)
và miền Đông Nam bộ (vùng động lực kinh tế phía Nam); theo hướng Đơng Tây có quốc lộ 19 và 25 nối Gia Lai với cảng Quy Nhơn và các tỉnh duyên hải
miền Trung.
Vị trí địa lý cùng với lợi thế về giao thông đã tạo cho Gia Lai một vị
thế đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng đối với các
tỉnh Tây Nguyên, vùng duyên hải miền nam Trung bộ và cả nước.

Gia Lai là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội: với tổng diện
tích tự nhiên 15.536,71 km2, đất rộng, người thưa, mật độ dân số 73,21


9
người/km2. Gia Lai có nhiều khống sản, có núi đồi, có nhiều sơng suối lại
vừa có cao ngun bazan rộng và bằng phẳng, kết hợp với những thung
lũng giữa các triền núi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ điện,
kinh tế nơng-lâm nghiệp. Gia Lai là tỉnh có đất phát triển trên đá bazan, là
loại đất tốt nhất của vùng đồi núi nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại cây lâu
năm có giá trị kinh tế cao, có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng ,
nhiều động, thực vật quý hiếm.
Khí hậu Gia Lai thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày
như cao su, cà phê, điều, tiêu và các loại cây ăn quả khác, thuận lợi cho việc
chăn nuôi gia súc, gia cầm, cung cấp nguyên liệu cho các thành phố, các khu
công nghiệp lớn; công nghiệp chế biến phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong tỉnh và xuất khẩu. Gia Lai cũng có tiềm năng trong phát triển du lịch sinh
thái - lịch sử, có nhiều lễ hội dân gian với nền văn hoá cồng chiêng đặc sắc...
Với đặc điểm tự nhiên vốn có đã tạo cho Gia Lai những điều kiện thuận lợi
để giao lưu hàng hoá, phát triển, thiết lập mối quan hệ bền chặt cả về kinh tế - xã
hội và an ninh, quốc phòng trong vùng và cả nước. Là một tỉnh biên giới, Gia Lai
có điều kiện để hình thành và phát triển các cửa khẩu quốc tế mở rộng, giao lưu,
phát triển kinh tế, văn hoá giữa Việt Nam với Campuchia và các nước trong khu
vực.
Những năm qua, kinh tế Gia Lai đạt được những kết quả quan trọng,
các nguồn lực được phát huy, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch tích cực, theo hướng hiện đại, các ngành phi nơng nghiệp đã phát triển
nhanh theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thu hút nhiều lao
động, nâng cao mức sống của nhân dân. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội liên
tục tăng qua các năm. Cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

ngành công nghiệp và dịch vụ.
Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội của Tỉnh từ năm 2001 đến 2010
đều đạt so với kế hoạch đề ra. Các lĩnh vực như giao thơng, vận tải, bưu chính


10
viễn thông, ngân hàng ngày càng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Lĩnh vực văn
hóa, xã hội đạt được những kết quả quan trọng, giáo dục và đào tạo, khoa học
và công nghệ được đầu tư và phát triển.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Cơng tác
xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhanh, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ngày càng khá hơn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế - xã hội ở Tỉnh hiện nay vẫn
còn những hạn chế, yếu kém. Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, Gia Lai vẫn là
một tỉnh nghèo, nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh, thành trong cả nước;
một số vấn đề xã hội bức xúc chậm khắc phục, đời sống của một bộ phận dân cư
ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cịn nhiều
khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn cao, chênh lệch về mức sống
giữa thành thị, nơng thơn và các tầng lớp dân cư cịn lớn; vấn đề đất đai, việc
làm, thu nhập trong vùng đồng bào DTTS cịn khó khăn, bức xúc.
Tồn tỉnh hiện có 17 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố
Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa; các huyện: Kbang, Đăk Đoa, Chư Păh,
Ia Grai, Mang Yang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đăk Pơ, Ia Pa,
Phú Thiện, Krơng Pa và huyện Chư Pưh, có 222 đơn vị hành chính cấp xã và
2.141 thơn, làng, tổ dân phố (trong đó có 345 tổ dân phố và 1.777 thôn, làng
với hơn 1.000 làng đồng bào DTTS).
Gia Lai là địa bàn khá đa dạng, phức tạp về dân tộc và tôn giáo, là
vùng đất mới, nhiều dân tộc của cả nước di cư đến. Ngoài hai dân tộc sinh
sống lâu đời là Jrai và Bahnar, cịn có các dân tộc đến sinh sống ở Gia Lai từ
nhiều địa phương khác nhau vào các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tính đến

cuối năm 2010, tỉnh Gia Lai có 34 dân tộc anh em sinh sống, với dân số
1.314.140 người, có 302.187 hộ, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 55%; dân
tộc Jrai 30,3%, dân tộc Bahnar chiếm 12,4% và các DTTS khác.


11
Là nơi gặp gỡ của nhiều luồng dân cư, nơi giao lưu văn hoá của nhiều
dân tộc khác nhau đã tạo cho Gia Lai đa dạng, đặc sắc về văn hóa, nhưng
phức tạp về chính trị. Bên cạnh đồng bào DTTS tại chỗ, cịn có nhiều đồng
bào DTTS hầu khắp cả nước đến lập nghiệp sinh sống mà phần đông là những
hộ nghèo, một bộ phận không biết chữ, không biết tiếng phổ thông, sinh hoạt
tôn giáo phức tạp… làm tăng tỷ lệ hộ nghèo, mù chữ, thất nghiệp và phát sinh
những vấn đề phức tạp về kinh tế-xã hội, an ninh chính trị, an ninh nơng thơn
cho địa phương. Đồng bào các dân tộc sống đan xen, một mặt tạo ra sự giao
lưu, trao đổi lẫn nhau giữa các dân tộc, tạo động lực để phát triển; mặt khác
những vấn đề khó khăn trong đời sống hằng ngày dễ bị các thế lực thù địch
lợi dụng, khai thác để thực hiện “DBHB”.
Trình độ dân trí ở Gia Lai thấp (nhất là vùng đồng bào DTTS) do ảnh
hưởng nặng nề của chính sách ngu dân, chia để trị của thực dân Pháp và nền
giáo dục mất cân đối, phản động của Mỹ- nguỵ. Nơi đây, phong tục tập quán
lạc hậu còn phổ biến. Các tập tục, tập quán của đồng bào được hình thành qua
quá trình sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên tồn tại, bén rễ sâu trong lịch sử
phát triển của các dân tộc. Trình độ dân trí thấp và phong tục tập quán lạc hậu
là nguyên nhân của kinh tế-xã hội chậm phát triển.
Gia Lai hiện có 4 tôn giáo lớn: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và
Cao đài, hoạt động ở 17/17 huyện, thị, thành phố, trong đó Cơng giáo có
hơn 90 nghìn tín đồ, Phật giáo có hơn 86 nghìn tín đồ, Tin lành có 85 nghìn
tín đồ, Cao đài có hơn 3.700 tín đồ. Trong 4 tôn giáo lớn ở Gia Lai đáng
chú ý là đạo Tin lành. Đạo Tin lành là tôn giáo mới du nhập vào Tây
Nguyên (1930-1931) nhưng lại có tốc độ phát triển rất nhanh trong đồng

bào các DTTS. Thời gian qua, tổ chức phản động FULRO lưu vong đã lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tổ chức “Nhà nước Đêga độc lập” ở Mỹ, đã
lấy “Tin lành Đêga” làm chỗ dựa tinh thần. Đáng lưu ý là ngoài chiêu bài
“Tin lành Đêga” thì gần đây có thêm hệ phái Tin lành Mennonnite do


12
Nguyễn Thành Long (tức Nguyễn Cơng Chính) cầm đầu đã có nhiều hoạt
động lợi dụng tơn giáo trái pháp luật ở Gia Lai.
Nằm ở cửa ngõ Bắc Tây Nguyên, Gia Lai có địa thế hiểm yếu, có hành
lang tự nhiên thông với Đông Bắc Campuchia và duyên hải Trung bộ, có
đường biên giới giáp Campuchia dài 90km. Với vị trí đó, trong chiến tranh
giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay, Gia Lai là một địa bàn cơ động đặc biệt, có ưu thế lớn trong tấn
cơng và phịng thủ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng và
an ninh. Nằm trên địa bàn chiến lược Tây ngun, Gia Lai được ví như nóc
nhà của ba nước Đông Dương, nơi đây trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến sự diễn ra rất ác liệt. Việc nắm được địa bàn
trọng yếu Gia Lai, có thể kiểm sốt và khống chế phần lớn Tây Ngun và
một phần vùng Đơng bắc Campuchia. Chính vì vậy trong các giai đoạn lịch
sử trước kia cũng như thời điểm hiện nay, các thế lực thù địch không từ mọi
thủ đoạn để chống phá hòng chiếm giữ vùng đất này.
1.1.1.2. Vài nét về Đảng bộ tỉnh Gia Lai
Đảng bộ tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 10 tháng 12 năm 1945
mang tên Đảng bộ Tây Sơn. Được thành lập sau thắng lợi của cách mạng
tháng Tám năm 1945 chưa đầy 4 tháng trong khí thế cách mạng hào hùng của
kỷ nguyên độc lập, tự do xây dựng đất nước và công cuộc chuẩn bị kháng
chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam (lúc đó lấy tên là Đảng cộng sản Đông Dương),
Đảng bộ tỉnh Gia Lai được thành lập đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Tỉnh.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã giành
được những thắng lợi to lớn góp phần vào cơng cuộc giải phóng đất nước.
Đảng bộ đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng qua
các thời kỳ cách mạng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, vượt qua khó


13
khăn, thách thức đạt được những thành tựu trong công cuộc bảo vệ và xây
dựng tỉnh nhà. Trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng bộ đã từng bước lớn
mạnh, trưởng thành khẳng định được vai trò là lực lượng lãnh đạo của Tỉnh.
Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV (2010-2015) bầu Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh gồm 55 đồng chí, Ban Thường vụ 14 đồng chí. Đảng bộ Tỉnh hiện
có 22 đảng bộ trực thuộc, với 936 tổ chức cơ sở đảng và 36.110 đảng viên.
Những năm qua Đảng bộ Tỉnh ln chú trọng cơng tác giáo dục chính
trị tư tưởng, đã triển khai học tập, quán triệt nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, pháp luật Nhà nước và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng
nhận thức tốt hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy
vai trò tiền phong gương mẫu, trung thành với mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước. Công
tác tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với các thủ đoạn
“DBHB” của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng văn hố ngày
càng có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, hiện nay tổ chức cơ sở đảng ở một số nơi của Gia Lai chưa
đóng vai trị là hạt nhân lãnh đạo chính trị cơ sở, nhất là lãnh đạo về an ninh
chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tập trung xây dựng cơ sở, cốt cán
để làm nòng cốt cho phong trào. Trong tổng số 2.141 thôn, làng, tổ dân phố ở
Gia Lai đến nay cịn 28 thơn, làng “trắng” đảng viên; 256 thơn, làng chưa có
tổ đảng và chi bộ. Việc phát triển đảng viên là người DTTS và có đạo cịn rất

nhiều khó khăn. Nhiều cán bộ cốt cán, cán bộ ban chấp hành các đồn thể
chính trị-xã hội ở xã, phường, thôn, làng, công an viên, xã đội... chưa phải là
đảng viên. Một số cơ sở đảng còn rất lúng túng trong việc vận dụng tiêu
chuẩn về trình độ học vấn, về thẩm tra lý lịch, về vi phạm kế hoạch hố gia
đình... để phát triển đảng viên.


14
Đảng bộ tỉnh Gia Lai là một tổ chức trong bốn cấp của hệ thống tổ chức
- bộ máy của Đảng, có các cơ quan lãnh đạo, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh,
gọi tắt là Tỉnh uỷ Gia Lai do Đại hội Đảng bộ tỉnh bầu ra. Tỉnh uỷ Gia Lai là
cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp tỉnh giữa hai kỳ đại hội. Hoạt động của Tỉnh
uỷ góp phần rất quan trọng vào hoạt động của toàn Đảng để thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.
Đảng bộ tỉnh Gia Lai lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động trên địa bàn
Tỉnh gồm: lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; lãnh đạo
các lĩnh vực kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh; lãnh đạo hoạt động của
các tổ chức trong hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Tỉnh uỷ là cấp trên trực tiếp của các huyện, thành uỷ. Tỉnh uỷ lãnh
đạo, chỉ đạo, kiểm tra mọi hoạt động của các huyện, thị, thành uỷ, nhân tố
rất quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội: qn triệt, tổ chức thực
hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên và
nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị vững
mạnh trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; phát huy vai trò
lãnh đạo của tổ chức đảng đối với tổ chức chính trị - xã hội, ổn định và
nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn Tỉnh.
Về nhiệm vụ: Điều 19 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI quy
định: “Cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh uỷ, thành

uỷ),... lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của
cấp trên”. Trên cơ sở quy định của Điều lệ Đảng và từ thực tiễn hoạt động của
Tỉnh uỷ, có thể khát quát sơ lược về nhiệm vụ của Tỉnh uỷ như sau:
Một là, cụ thể hoá nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh thành các chương
trình cơng tác tồn khố, chương trình cơng tác năm, từ đó ra các quyết định
lãnh đạo trên tất cả các lĩnh vực như: kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh;


15
xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân,
trong đó trọng tâm là lãnh đạo phát triển kinh tế và công tác xây dựng Đảng.
Hai là, triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị
của cấp uỷ cấp trên. Sơ kết và tổng kết việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết, đề
xuất và kiến nghị với Trung ương những vấn đề vượt quá phạm vi, thẩm
quyền của cấp mình.
Ba là, lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân trên địa bàn tỉnh; tập trung lãnh đạo phát huy tiềm năng, thế mạnh của
địa phương tạo sự phát triển nhanh, bền vững về kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dân; xố đói, giảm nghèo; giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội, thu hẹp
khoảng cách và mức sống của đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa với thành thị.
Phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hoá dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong tỉnh.
Bốn là, tăng cường công tác xây dựng Đảng mà trọng tâm là cuộc vận
động đổi mới, chỉnh đốn Đảng; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên;
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng trực
thuộc, cán bộ, đảng viên. Xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động của cấp uỷ.
Năm là, lãnh đạo, chỉ đạo những định hướng lớn trong từng thời kỳ; về
chương trình, nội dung hoạt động hằng năm cho Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân. Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra sự phối hợp của các cơ quan
đảng, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc

tổ chức triển khai, thực hiện các chủ trương lớn về công tác dân vận ở địa
phương và lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành chức năng bảo đảm các điều kiện
cần thiết cho Mặt trận, các đoàn thể hoạt động.
1.1.2. Sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch
1.1.2.1. Sự phá hoại nói chung của các thế lực thù địch
Các thế lực thù địch là tất cả những ai, cá nhân hay tổ chức, nhà nước
hay tổ chức phi chính phủ, hợp pháp hay bất hợp pháp, ở trong nước hay ở


16
ngoài nước... chống phá Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam bằng nhiều thủ
đoạn, trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tư tưởng. Các thế lực thù địch
trên thực tế là chủ nghĩa đế quốc, những phần tử hiếu chiến phương Tây, các
tổ chức phản động trong và ngoài nước. Cụ thể là:
Sau khi thất bại ở Việt Nam chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ
đã mưu toan thơn tính nước ta bằng những con đường khác không kém phần
nguy hiểm, thực hiện thủ đoạn để chiến thắng Việt Nam không cần tiếng
súng, dùng phương pháp “hồ bình hố” từ tun truyền, biểu tình đi đến lật
đổ chế độ, tiêu diệt ý chí quyết tâm chính trị, đánh vào trái tim khối óc của
người Việt Nam thông qua viện trợ kinh tế, hợp tác kinh tế, thơng qua bọn cơ
hội chính trị, các thế lực thù địch trong và ngồi nước, thơng qua báo chí, phát
thanh, truyền hình, mạng Internet… chúng ta gọi chung là âm mưu “DBHB”.
"DBHB" với tư cách là một thủ đoạn, một phương thức mà các thế lực thù
địch sử dụng để tiêu diệt CNXH, nó được nâng lên thành học thuyết, chiến
lược có kế hoạch, bước đi cụ thể cho từng giai đoạn, từng quốc gia riêng biệt.
Trong chiến lược "DBHB", các thế lực thù địch quốc tế coi Việt Nam là
một trọng điểm. Năm 1995, khi tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao
với Việt Nam, Tổng thống Mỹ B.Clintơn công khai tuyên bố: "Đưa Việt Nam
vào quỹ đạo mà Liên Xô cũ đã đi". Họ cho rằng Việt Nam giữ vai trò then chốt
trong việc bảo đảm hồ bình và ổn định khu vực, phải thúc đẩy sự nghiệp tự do

ở Việt Nam như đã từng diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu trước đây. Chiến lược
chống phá bằng “DBHB” bao gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hố,
xã hội… nhưng cùng chung một mục tiêu hướng tới là xoá bỏ chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xố bỏ Đảng cộng sản, xố bỏ chế độ
XHCN, xoá bỏ thành tựu vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta, đưa Việt
Nam đi vào quỹ đạo của CNTB.
Các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài gồm:


17
Tổ chức Chính phủ Việt Nam tự do; tổ chức Mặt trận quốc gia thống
nhất giải phóng Việt Nam (Hồng Cơ Minh); tổ chức Đảng nhân
dân hành động; tổ chức Liên minh Việt Nam tự do; Đảng dân chủ
Việt Nam thế kỷ XXI của Hồng Minh Chính; Phong trào xây dựng
dân chủ (do Nguyễn Ánh Quỳnh - Nguyễn Đình Huy cầm đầu); Tổ
chức thơng luận; Nhóm diễn đàn; Tổ chức Mặt trận dân tộc giải phóng
Campuchia Krơm; Liên đồn Khme tự do (được thành lập năm 2003
do Thạch Sêtha cầm đầu hoạt động ở Mỹ - Pháp và Campuchia); Tổ
chức Uỷ ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam. Nhóm nguồn Việt;
Phịng thơng tin Phật giáo Ỷ Lan; Tạp chí Quê mẹ (do Võ Văn Ai cầm
đầu); Đài Á Châu tự do (Radio Free Asia - PFA) thành lập 1958 một
đơn vị đặc biệt của CIA theo quyết định của Tổng thống Eisenhower.
[6, tr.12-13].
Hiện có khoảng 413 tổ chức và nhóm phản động ở nước ngồi
(nhiều nhất là ở Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Canađa…và đang phát triển
sang các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây); 62 đài phát thanh và
truyền hình; 390 báo, tạp chí phản động và 88 nhà xuất bản ở hải ngoại
chống phá Việt Nam. Từ sau Đại hội X của Đảng, lực lượng an ninh
phát hiện 2 đài (Đài Tiếng nói Thanh niên dân chủ và Đài Hồn Việt); 5
tổ chức phản động mới; 20 chiến dịch phá hoại tư tưởng; 7.879 tài liệu

chiến tranh tâm lý và 44.030 thư ân xá quốc tế [5, tr.3].
Hiện nay, một số tổ chức đang ráo riết móc nối với số phần tử cơ hội
chính trị ở trong nước dựng lên những “ngọn cờ” chống phá Việt Nam, hình
thành tổ chức đối lập với Đảng cộng sản Việt Nam với các hình thức “nhóm
kết nối”, “tập hợp dân chủ đa nguyên” của Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Đình
Huy, Nguyễn Sĩ Bình. Một số tổ chức như “Chính phủ cách mạng Việt Nam
tự do” của Nguyễn Hữu Chánh, “Đảng nhân dân hành động” của Nguyễn Sĩ
Bình, “Hội đồng Việt Nam cho một Việt Nam tự do” của Lê Phước Sang…


18
tiếp tục đưa lực lượng thâm nhập về Việt Nam hoạt động phá hoại nhằm gây
tiếng vang cho tổ chức của chúng và gây mất ổn định an ninh chính trị trong
nước. Chúng đã lập ra “Chính phủ Đêga” lưu vong tại Mỹ do Ksor Kớt cầm
đầu, “Chính phủ Khơme tự do” do Thạch Sê Tha cầm đầu.
Về lực lượng: Chúng xây dựng một số tổ chức phản động lưu vong ở
nước ngồi, móc nối bọn phản động, bất mãn cơ hội chính trị, thúc đẩy các
khuynh hướng, nhân tố chống đối từ bên trong, tìm mọi cách tấn cơng, phân
hố, chia rẽ nội bộ ta. Lơi kéo những người có tư tưởng sai trái, bất mãn, hám
lợi. Thơng qua viện trợ, giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học giáo dục, tham
quan, du lịch để nắm tình hình và truyền bá tư tưởng tư sản, kích động chống
đối chế độ. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để xun tạc kích
động, móc nối, lơi kéo, tập hợp lực lượng đội lốt tôn giáo chống đối chế độ.
Khoét sâu những sơ hở, yếu kém trong chủ trương, đường lối, chính sách của
ta, gây rối, biểu tình, bạo loạn lật đổ...
Về thủ đoạn: Chúng tập trung tấn công phủ định nền tảng tư tưởng chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xun tạc q khứ hào hùng, bơi
nhọ lãnh tụ, tấn cơng vào những vấn đề có tính ngun tắc của Đảng. Chúng
thực hiện thủ đoạn "tiếp cận kẻ thù" để thâm nhập lôi kéo, mua chuộc, khống
chế thu thập tin tức, cài cắm nội gián. Lợi dụng diễn đàn tự do để tuyên

truyền tự do dân chủ, nhân quyền theo quan điểm tư sản, khuyến khích lối
sống thực dụng, suy đồi, chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Lợi dụng vấn đề tôn giáo,
dân tộc để can thiệp vào cơng việc nội bộ của ta, kích động các tín đồ đòi lại đất
đai, đòi dựng chùa chiền, nhà thờ. Chúng đi sâu vào một số dân tộc ít người, nơi
mà đời sống cịn thấp để kích động lơi kéo đồng bào chống lại Đảng, nhà nước
ta, gây mất ổn định và sẵn sàng khi có điều kiện tiến hành bạo loạn lật đổ. Thủ
đoạn của các thế lực thù địch là gây thanh thế ở nước ngồi, kích động gây
sức ép ở trong nước với chiêu bài: dân chủ, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền;


19
kích động địi thành lập nước Việt Nam tự do, phục hồi “Vương quốc Chăm
Pa”, “Vương quốc Mông”, “Nhà nước Đề Ga”.
Về phương thức chủ yếu: Để chống phá cách mạng Việt Nam, chúng đã
sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, các sách báo, tạp
chí, các ấn phẩm bằng tiếng Việt từ nước ngoài vào trong nước để tuyên
truyền xuyên tạc, kích động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Với luận
điểm “làn sóng điện đang thay thế thanh gươm, cây bút là phương tiện đi vào
trái tim, khối óc con người”, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng phương tiện
thông tin đại chúng để chống phá nước ta. Với hệ thống phương tiện đó,
chúng dùng chiến tranh tâm lý chiến nhằm tạo sự hỗn loạn về chính trị, hoang
mang, dao động trong nhân dân. Chúng tăng cường sử dụng mạng Internet và
sẵn sàng mở khoá cho các đối tượng truy cập những thông tin sai lệch, xuyên
tạc do chúng tung lên mạng. Bên cạnh đó, chúng dùng điện thoại phỏng vấn
trực tiếp, kích động, tâng bốc, lơi kéo một số người có quan điểm sai trái để
chống phá.
Các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng những phần tử đội lốt tơn giáo
để địi tơn giáo tách khỏi dân tộc, địi thành lập nhà nước Đềga, cho người
Thượng ở Tây Nguyên, đòi lập quốc gia Chàm tự trị, lập nhà nước Khơme
Krôm… Thông qua hợp tác kinh tế, chúng gây sức ép đòi ta phải mở rộng tự

do dân chủ, đòi để các đảng phái hoạt động công khai, thực hiện tư nhân hố
kinh tế quốc doanh. Tìm cách moi tin tức, tài liệu bí mật quốc gia, cài cắm
người vào tổ chức của ta. Tăng cường tài trợ, nuôi dưỡng bọn phản động là
người Việt lưu vong, xây dựng các tổ chức phản động gây ra các điểm nóng
nhằm lợi dụng để biến thành các cuộc bạo loạn chính trị, khi có thời cơ sẽ
cướp chính quyền. Đặc biệt chúng coi trọng truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ,
phản động, lối sống ích kỷ cá nhân, suy đồi đạo đức. Trung bình mỗi tháng,
chúng tuồn vào nước ta khoảng 1.500 tài liệu các loại với nhiều nội dung cực
kỳ phản động và ru ngủ thanh niên nhằm làm cho thế hệ thanh niên Việt Nam


20
phai nhạt lý tưởng cộng sản. Ngoài thủ đoạn trên, các thế lực thù địch còn tiến
hành gây sức ép đối với Đảng, Nhà nước ta trên mặt trận ngoại giao, kinh tế,
răn đe quân sự, bao vây, gây cho ta nhiều khó khăn trong q trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Những năm gần đây, các thế lực thù địch đẩy mạnh việc thực hiện
chiến lược “DBHB” đối với nước ta, mà Tây Nguyên là một địa bàn trọng
điểm. Các tổ chức phản động ráo riết giúp đỡ, chỉ đạo lực lượng FULRO định
cư ở Mỹ thành lập nhà nước “Đêga độc lập” do Ksor Kớt [Phụ lục 1]cầm đầu
nhằm kích động chia rẽ khối đại đồn kết tồn dân tộc trên địa bàn Tây
Nguyên; kích động, chỉ đạo các phần tử q khích lơi kéo, lừa bịp đồng bào
dân tộc thiểu số khiếu kiện, biểu tình và vượt biên trái phép; hỗ trợ đắc lực
cho các hoạt động trái phép của đạo Tin lành, tập trung ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số.
1.1.2.2. Sự phá hoại trên lĩnh vực tư tưởng của các thế lực thù địch
Hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch là một phương
thức, một thủ đoạn hoạt động “DBHB” nhằm phá hoại cơ sở tư tưởng và hệ
thống chính trị của các nước XHCN. Thực chất là xoá bỏ kiến trúc thượng
tầng (hệ tư tưởng và các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan Nhà nước tương

ứng với hệ tư tưởng đó) dưới chế độ XHCN; đồng thời xác lập kiến trúc
thượng tầng theo hình mẫu của chế độ TBCN. Có thể nói hoạt động phá hoại tư
tưởng là mặt trận hàng đầu trong cuộc tấn công chống phá CNXH hiện thực
bằng “DBHB” của các thế lực thù địch. Hoạt động phá hoại tư tưởng tạo ra
những tiền đề, nhân tố và điều kiện có tính chất quyết định cho việc xoá bỏ chế
độ XHCN từ bên trong, hướng các nước XHCN đi theo con đường TBCN.
Các thế lực thù địch xác định tấn công trên mặt trận tư tưởng là “mũi
đột phá”, “thọc sâu” nhằm làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư
tưởng, tạo ra “khoảng trống tư tưởng” để tạo điều kiện cho sự phục hồi, phát
sinh, phát triển các trào lưu, khuynh hướng tư tưởng chính trị đối lập, thù địch


21
CNXH, dần dần thâm nhập hệ tư tưởng tư sản, cuối cùng xoá bỏ hệ tư tưởng
XHCN. Nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh ý thức hệ do CNĐQ phát động
là tấn cơng vào lịng người, tấn cơng vào trận địa chính trị, tư tưởng - văn hố
của các nước XHCN. Các nhà tư tưởng của CNĐQ đã tổng kết: Một đài phát
thanh cũng có thể bình định xong một đất nước, một đơ la chi cho tun
truyền có tác dụng ngang bằng 5 đơla chi cho quốc phịng, kích động vấn đề
dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tơn giáo là bốn địn đột phá khẩu, bốn mũi xung
kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng, chính trị.
Trong cuốn sách viết năm 1999 “Chiến thắng không cần chiến tranh”,
Tổng thống Mỹ Ních-Xơn đã khẳng định: Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết
định nhất. Tồn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan
hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng. Ông
nhấn mạnh: cái sẽ có tác dụng quyết định đối với lịch sử là tư tưởng.
Mục tiêu cốt lõi chống phá trên lĩnh vực tư tưởng của các thế lực thù
địch là tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, nhằm làm chệch hướng con
đường phát triển của đất nước; phủ nhận các giá trị ưu việt của chế độ XHCN và
thành quả của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; phá vỡ sự thống

nhất về nhận thức, tư tưởng và ý chí trong tồn Đảng, tồn dân và tồn qn ta,
hịng làm cho nội bộ ta suy yếu và dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
Hoạt động phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch được thể hiện trong
các thủ đoạn và nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, tuyên truyền phản bác, phủ định hệ tư tưởng cộng sản, trước hết là
các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng
sản ở các nước XHCN, phủ nhận mọi thành tựu cách mạng của các nước XHCN.
Thứ hai, truyền bá các học thuyết chính trị xã hội cũng như các
khuynh hướng chính trị, tư tưởng, văn hố - xã hội đối lập, thù địch với chủ
nghĩa Mác-Lênin như chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa
xã hội dân chủ, chủ nghĩa thực dụng, thuyết xã hội công giáo... cũng như


22
các khuynh hướng tư hữu hoá trên lĩnh vực kinh tế; phi giai cấp, thương
mại hoá trên lĩnh vực văn hố, văn nghệ; tự do hố, chính trị hố tơn giáo,
ly tâm, ly khai trong các DTT; phi cộng sản hoá các cơ quan lập pháp, hành
pháp, tư pháp và đặc biệt là lực lượng vũ trang (quân đội, công an); “vọng
ngoại bài nội” kể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, đề cao những cái gọi là
“giá trị” của CNTB vào các nước XHCN.
Tuy nhiên, hoạt động phá hoại tư tưởng khơng chỉ diễn ra dưới hình
thức tun truyền thù địch mà cịn diễn ra dưới các hình thức khác như: điều
tra, thu thập tin tức, tình hình mọi mặt về các nước XHCN để phục vụ cho
hoạt động tuyên truyền phản cách mạng như điều tra về tình hình tư tưởng,
tâm lý của các tầng lớp xã hội, tình hình nội bộ Đảng, chính quyền, đồn thể
xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội...; tìm kiếm, móc nối
các phần tử phản cách mạng, mua chuộc, lôi kéo các phần tử đối lập, bất mãn
với chế độ XHCN, cán bộ, đảng viên, quần chúng lập trường tư tưởng khơng
vững vàng, thối hố, biến chất... ở trong các nước XHCN, kích động họ chống
lại Đảng cộng sản và Nhà nước XHCN; tạo dựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng

thành lập các tổ chức phản cách mạng ở cả bên trong và bên ngoài (trong
nước và ngoài nước, trong nội bộ và ngoài xã hội) để tiến hành các hoạt động
phá hoại có tổ chức như: khủng bố chính trị, phá rối an ninh, gây bạo loạn
nhằm lật đổ chế độ XHCN khi có điều kiện, thời cơ thuận lợi; bí mật đưa
người và các phương tiện vào các nước XHCN để phá hoại tư tưởng, sử dụng
tình báo viên, cộng tác viên, mật phái viên của các cơ quan tình báo chính trị
và các trung tâm phá hoại tư tưởng thuộc các nước đế quốc, phản động quốc
tế, cũng như của các tổ chức phản động lưu vong. Về phương tiện thường là
internet, sách báo, tạp chí, phim, ảnh, băng catset, băng video có nội dung
phản động, đồi truỵ và các tài liệu phản động khác như tâm thư, huyết thư,
giác thư, thông điệp, truyền đơn kích động quần chúng nổi dậy chống Đảng,


23
Nhà nước hoặc các phương tiện như máy ghi âm, ghi hình, thậm chí cả tiền
bạc, vũ khí, chất cháy, nổ...
Trong hàng loạt các mục tiêu các thế lực thù địch chống phá cách mạng
Việt Nam thì mục tiêu chính trị-tư tưởng được xác định là khâu then chốt và
mũi nhọn tấn công chủ yếu của chúng hiện nay, nhằm phá vỡ ý thức XHCN cốt lõi sức mạnh tinh thần của các tầng lớp nhân dân. “DBHB” trên lĩnh vực
tư tưởng, chính trị đã tác động xấu đến đời sống xã hội, gây nên những hậu
quả nghiêm trọng.
1.2. ĐẤU TRANH CHỐNG SỰ PHÁ HOẠI VỀ TƯ TƯỞNG CỦA CÁC THẾ
LỰC THÙ ĐỊCH

1.2.1. Quan niệm đấu tranh chống sự phá hoại về tư tưởng của các
thế lực thù địch
Đấu tranh tư tưởng là một bộ phận của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu
tranh giai cấp; và phản ánh cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp. Đấu
tranh tư tưởng bao gồm đấu tranh về quan điểm lý luận, tư tưởng chính trị,
cương lĩnh, đường lối..., diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn

hố, giáo dục, quân sự, ngoại giao,...); thể hiện dưới nhiều hình thức và được
thực hiện bằng nhiều phương tiện như: báo chí, xuất bản, văn hố - văn nghệ,
hội thảo, tiếp xúc trực tiếp, tuyên truyền miệng,...
Đấu tranh tư tưởng là cuộc đấu tranh khơng có tiếng súng nhưng cực kỳ
gay go, phức tạp, quyết liệt, địi hỏi phải có trình độ lý luận, trình độ trí tuệ
nhất định và phải huy động sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
Nó đóng vai trị quan trọng khơng chỉ trong việc củng cố vững chắc trận địa
tư tưởng hằng ngày, hằng giờ, mà cịn có tầm chiến lược, góp phần quyết định
trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, của Nhà nước, của chế độ; xây
dựng và bảo vệ cơ sở lý luận, đường lối cách mạng, xác định hướng đi và dẫn
dắt quần chúng nhân dân; làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch.
Trong giai đoạn mới hiện nay, các lực lượng phản động đang âm mưu


24
lật đổ sự lãnh đạo của Đảng, đưa nhân dân ta đi chệch khỏi con đường xã hội
chủ nghĩa, thực hiện âm mưu “DBHB”, “cách mạng màu”. Do đó, cuộc đấu
tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giữ vai trò cực kỳ quan trọng.
Đây là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt và phức tạp, không chỉ đơn thuần về
mặt nhận thức, mà cịn mang tính chính trị sâu sắc. Đảng đã sớm xác định và
chỉ đạo kịp thời cuộc đấu tranh này, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân thống nhất về tư tưởng và hành động. Chúng ta kiên định chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khơng chấp nhận đa nguyên, đa đảng
nhưng chúng ta không được chủ quan. Cuộc đấu tranh giữ vững nền tảng tư
tưởng của Đảng còn khá nặng nề. Những lực lượng thù địch, chống đối đang
tìm cách đưa những quan điểm sai trái của chúng vào đời sống xã hội ta. Hơn
nữa cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân không phải tất cả đã vững
vàng về tư tưởng. Tình hình này đã đặt ra cho chúng ta là phải tiếp tục chiến
đấu bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng.
Nhiệm vụ bao trùm của toàn Đảng, tồn dân ta trong lúc này là phải

đẩy mạnh cơng tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái góp phần bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng. Để thực hiện nhiệm vụ trên, điều kiện tiên quyết
là phải luôn giữ vững sự ổn định về chính trị và tư tưởng. Có ổn định về chính
trị và tư tưởng, mới có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, từng bước khắc
phục khó khăn và cải thiện đời sống nhân dân, tạo lòng tin trong nhân dân vào
Đảng, Nhà nước, qua đó tạo sức mạnh đấu tranh với các quan điểm sai trái
của các thế lực thù địch.
Điều quan trọng có ý nghĩa sống cịn, cốt tử nhất, quyết định thắng lợi
của cuộc đấu tranh tư tưởng là củng cố, phát triển hệ tư tưởng và lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giải đáp đúng đắn, kịp thời
hàng loạt vấn đề bức xúc đặt ra, nắm bắt chính xác diễn biến tư tưởng của các
tầng lớp xã hội, từ đó tăng cường cơng tác giáo dục, tuyên truyền, định hướng
tư tưởng nâng cao ý thức giác ngộ của họ để biến thành hành động thiết thực.


25
Như vậy, đấu tranh chống sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù
địch là toàn bộ hoạt động của cả hệ thống chính trị và nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng chống những hoạt động phá hoại về tư tưởng của các thế lực
thù địch nhằm bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ ta; khẳng định tính đúng đắn
của nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ
và nhân dân ta đã lựa chọn.
Ở cấp tỉnh, chủ thể chính tiến hành cuộc đấu tranh chống sự phá hoại
về tư tưởng của các thế lực thù địch bao gồm toàn thể cán bộ, đảng viên của
Tỉnh, trong đó các cấp uỷ đảng của Tỉnh - dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh
uỷ giữ vai trị chủ yếu. Tỉnh uỷ thơng qua các cơ quan tham mưu, các cơ quan
chức năng của mình như: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và các cơ quan tham mưu
khác để tiến hành công tác tư tưởng. Các cấp uỷ đảng của Tỉnh thông qua ban
tham mưu mà trọng tâm là Ban Tuyên giáo cấp uỷ để tiến hành công tác tư

tưởng đấu tranh chống sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch. Đội
ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Tỉnh là chủ thể tiến hành đấu tranh trên
mặt trận tư tưởng.
Công tác đấu tranh trên mặt trận tư tưởng chống lại sự phá hoại về tư
tưởng của các thế lực thù địch bao gồm những nội dung chủ yếu:
Một là, theo dõi, nắm bắt kịp thời âm mưu, hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng; nắm chắc tâm trạng xã hội, diễn
biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Hai là, đấu tranh tư tưởng bao gồm cả đấu tranh tư tưởng - lý luận, chống
quan điểm xuyên tạc học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chính sách của Đảng, gieo rắc hoài nghi về mục tiêu và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo phá hoại khối đại đồn kết toàn
dân, sự lãnh đạo của Đảng và mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Đối tượng tác động: Đấu tranh chống phá hoại về tư tưởng của các thế
lực thù địch gồm: Các luận điệu xuyên tạc của các tổ chức, các nhóm phản


×