Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Chinh sach cong chính sách phát triển nông lâm nghiệp của lào từ 2000 đến năm 2010 và khả năng hợp tác với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.16 KB, 36 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Nông lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trọng với tất cả các
nước đặc biệt là các nước đang phát triển với tỷ trọng nơng lâm nghiệp vẫn cịn
cao trong nền kinh tế . Hiện nay Lào đã và đang thực hiện quá trình mở cửa nền
kinh tế được bắt đầu từ đại hội IV năm 1986 trong đó Lào đặc biệt quan tâm tới
vấn về phát triển nông lâm nghiệp của đất nước.
Trong những năm qua Lào đã có sự phát triển nhanh chóng với tốc độ phát
triển nhanh cùng với đó là tốc độ tăng trưởng trung bình 7% một năm. Lào đã có
sự phát triển mạnh trên các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ du lịch góp phần vào q trình đổi mới mở của đất nước để hội nhập với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Lào là một quốc gia có lịch sử phát triển nông lâm nghiệp từ lâu đời, nông
lâm nghiệp có vai trị rất lớn đối với đời sống nhân dân Lào qua nhiều thời kỳ
khác nhau của đất nước.Trong thời điểm hiện nay nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc dân của Lào với 29,8% và có những ảnh
hưởng to lớn đối với đa số người dân sống ở nơng thơn.
Chính phủ Lào đã có những chính sách phát triển đối với tất cả các lĩnh
vực của nền kinh tế như các chính sách phát triển cơng nghiệp, chính sách phát
triển dịch vụ, chính sách hợp tác….Nhưng trong đó chính sách phát triển nơng
lâm nghiệp có vị trí và vai trị và tầm ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống của
toàn bộ nhân dân Lào với 70% dân số sống ở khu vực nông thôn.
Trong thời điểm hiện nay nước Lào vẫn là nước nơng nghiệp và đang
trong q trình phát triển kinh tế . Chính phủ Lào chú trọng tới phát triển cơng
nghiệp cho đất nước nhưng các chính sách phát triển nông lâm nghiệp được


2


Chính phủ hết sức chú trọng . Chính sách đó đã được thực hiện như thế nào? Nó
được các cơ quan nào phụ trách? Chính sách đó đã đạt được những kết quả như
thế nào? Và những vấn đề chưa đạt được của chính sách ? Đó là những câu hỏi
mà em quan tâm khi nghiên cứu về chính sách nông lâm nghiệp của Lào.Từ tầm
quan trọng đặc biệt của chính sách nơng lâm nghiệp của Lào và mong muốn làm
rõ hơn về chính sách này do vậy em chọn dề tài “Chính sách phát triển nơng
lâm nghiệp của Lào từ 2000 đến năm 2010 và khả năng hợp tác với Việt
Nam ”làm bài tiểu luận kết thúc môn học chính sách cơng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Chính sách nơng lâm nghiệp của Lào đã đựơc nghiên cứu tìm hiểu trên
nhiều khía cạnh với các thời kỳ khác nhau qua các giai đoạn phát triển. Các
chính sách đó đều đã nêu được các chính sách nơng lâm nghiệp với những đặc
trưng cụ thể và việc thực hiện chúng.
Trước đây đã có các bài báo, các đề tài nghiên cứu viết về đề tài nông
lâmnghiệp của Lào cũng như của Việt Nam, đây đều là những tài liệu không
những đem lại những thơng tin bổ ích mà cịn đưa lại cho người tìm hiểu có cái
nhìn tổng qt về nơng lâm nghiệp.Ta có thể kể đến một số đề tài như:
Nguyễn Minh Trang(2004)"Phát triển nông nghiệp tại các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long- thực trạng và giải pháp"Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện
chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,Hà Nội.
Lê Bích Thủy(2008)"Phát triển nơng lâm nghiệp ở tỉnh Điện Biên" Luận
văn Thạc sĩ kinh tế, Học việc chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Hồng Văn Hải(2009)"Thực trạng việc hợp tác phát triển nông nông các
tỉnh biên giới giáp Lào", Luận văn Kinh tế,Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.


3

Các cơng trình nghiên cứu này đều đã đi nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực

nông lâm nghiệp .Nhưng thông tin còn chưa được sâu sắc, do vậy em là người kế
thừa các cơng trình này để làm rõ hơn các vấn đề về nồn lâm nghiệp của Lào.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1.Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu này nghiên cứu không trùng lặp với các đề tài trước đó
mà với mục đích nhằm tìm hiểu về chính sách phát triển nơng lâm nghiệp của
Lào trong giai đoạn 2005 đến 2010. Đồng thời đề tài cũng tập trung đề cập tới
các chính sách được thực hiện trong từng lĩnh vực nơng lâm nghiệp. Từ đó thấy
được các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của Lào với Việt Nam.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu với nhiệm vụ là làm rõ các vấn đề về chính sách về lĩnh
vực nơng lâm nghiệp của Lào trong giai đoạn nhất định, đề tài này cũng làm rõ
tại sao nhà nước Lào phải thực hiện chính sách nông lâm nghiệp trong những
năm đầu của thế kỷ mới và vai trị của nó đối với đảm bảo cuộc sống cho người
nông dân tại các tỉnh của Lào.
4. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu.
4.1.Đối tượng nghiên cứu .
Đối tượng của đề tài hướng tới nghiên cứu đó là việc thực hiện chính
sách phát triển nơng lâm nghiệp ở Lào.
4.2.Phạm vi nghiên cứu.
Tiểu luận này nghiên cứu với phạm vi:
-Thời gian:tiểu luận nghiên cứu từ năm 2005đến năm 2010.
-Không gian: tiểu luận nghiên cứu tại nước Lào.
-Nội dung: Tiểu luận nghiên cứu về chính sách nơng lâm nghiệp.


4

5. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và dựa trên quan điểm của hai nước.
Cùng với đó tiểu luận này cũng sử dụng thêm các phương pháp riêng như
phương pháp riêng như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,logic lịch
sử cùng với đó là các phương pháp phân tích , tổng hợp.
6.Đóng góp của đề tài.
Tiểu luận này cung cấp cái nhìn tổng quan về việc phát triển kinh tế
trong lĩnh vực nơng lâm nghiệp và các chính sách về lĩnh vực đó ở những năm
vừa qua.
Tiểu luận này cung cấp thông tin cho các bạn đọc, các nghiên cứu về khả
năng hợp tác giữa Lào và Việt Nam về lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Đồng thời tiểu luận này cũng cho thấy những kết quả đạt được trong việc
hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa hai nước trong thời gian vừa qua.Và từ đó đưa
ra những phương hướng giúp cho việc hợp tác giữa hai nước về vấn đề nông lâm
nghiệp sẽ được thực hiện một cách tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cho cả hai
nước.
7. Kết cấu của tiểu luận.
Tiểu luận này gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận.Phần nội dung của tiểu luận gồm có ba chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách cơng và
thực hiện chính sách phát triển nơng lâm nghiệp ở Lào.
Chương 2 :Thực tiễn thực hiện chính sách phát triển nông lâm nghiệp ở
Lào từ năm 2005 đến năm 2010.


5

Chương 3 : Khả năng hợp tác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của Lào với
Việt Nam.

NỘI DUNG



6

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ CHÍNH SÁCH NƠNG LÂM NGHIỆP CỦA
LÀO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010.
1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CƠNG.

1.1.1.Khái niệm, vị trí thực hiện chính sách cơng trong quy trình
chính sách.
1.1.1.1.Khái niệm về chính sách.
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã
hội,khái niệm chính sách được thể hiện với các cách hiểu khác nhau:
Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục đích
nhất định dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế đề ra.
Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một
chính phủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
Chính sách là phương thức hành động được chủ thể khẳng định và thực
hiện nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống hiện tại.
1.1.1.2.Khái niệm chính sách cơng.
Chính sách cơng là một trong những vấn đề quan trọng của chính trị, tuy
nhiên cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhận thức về vấn đề này
vẫn chưa thực sự thống nhất.
Ở nước ta, chính sách cơng thường được hiểu là chính sách, với nghĩa hẹp
là những chủ trương cụ thể của Nhà nước trong một lĩnh vực nào đó. Một số
cơng trình đã cố gắng đưa ra quan niệm về chính sách: “Chính sách là những
chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách được thực hiện
trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội
dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối,



7

nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…”. Các nhà nghiên cứu có cách tiếp
cận cụ thể hơn: “Chính sách cơng là chương trình hành động hướng đích của
chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực cơng cộng…Đó là chương trình hoạt động
được suy tính một cách khoa học, liên quan với nhau một cách hữu cơ và nhằm
những mục đích tương đối cụ thể; chủ thể hoạch định chính sách cơng nắm
quyền lực nhà nước; chính sách cơng bao gồm những gì được thực sự thi hành
chứ không phải chỉ những là tuyên bố”.
Như vậy, về cơ bản, các định nghĩa về chính sách cơng tập trung vào chính
sách quốc gia – những chương trình hành động của nhà nước nhằm đạt được các
mục tiêu nhất định. Các chính sách khác nhau về phạm vi, tính phức tạp, mục
tiêu ra quyết định, cách lựa chọn và tiêu chuẩn quyết định. Các chính sách cũng
được đề ra và thực hiện ở những cấp độ khác nhau, từ những quyết định mang
tính tương đối ngắn hạn đến những quyết định có tính chiến lược có ảnh hưởng
đến quốc kế dân sinh. Vì vậy, chính sách cần được hiểu một cách uyển chuyển.
Theo nghĩa rộng, chính sách cơng bao gồm những việc Nhà nước định là
hoặc không định làm. Điều đó có nghĩa là khơng phải mọi mục tiêu của chính
sách cơng đều dẫn tới hành động, mà nó có thể là yêu cầu của chủ thể không
được hành động. Chính sách tác động đến các đối tượng của chính sách - là
những người chịu sự tác động hay điều tiết của chính sách. Phạm vi điều tiết của
mỗi chính sách rộng hay hẹp tùy theo nội dung của từng chính sách. Có thể chia
thành đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp. Chính sách cơng được Nhà
nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia, gắn
với việc phân phối và sử dụng các nguồn lực công của Nhà nước.
Khái quát lại, Chính sách cơng là quyết định của các chủ thể quyền lực
Nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định hành động của



8

những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội đặt
ra. Đó là tổng thể các chuẩn mực, biện pháp, thủ thuật mà Nhà nước sử dụng để
quản lí xã hội.
1.1.1.3.Khái niệm thực hiện chính sách cơng.
Thực hiện chính sách cơng là giai đoạn chính trong quy trình chính sách ,
giai đoạn các chính sách đi vào cuộc sống.Các chính sách được hoạch định xuất
phát từ yêu cầu khách quan của cuộc sống , từ những nhu cầu của xã hội và của
nhân dân.Thực hiện chính sách là q trình giải quyết những nhu cầu đó, đem lại
những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phục vụ lợi ích của
nhân dân. Đó là chuỗi các hành động và biện pháp cụ thể để thi hành một quyết
định chính sách đã được thơng qua.
Về thực chất đó là q trình chuyển những tuyên bố trên giấy tờ của chính
quyền về các loại dịch vụ, mục tiêu, đối tượng,phương thức thành những hành
động nhất định nhằm phân phối lợi ích từ tun bố .Trong q trình thực hiện
chính sách, các nguồn lực về tài chính cơng nghệ, con người được đưa vào sử
dụng một cách có định hướng . Nói cách khác đây là quá trình kết hợp giữa yếu
tố con người với các nguồn lực này một cách có hiệu quả theo những mục tiêu
đề ra.
Từ đó ta có thể có khái niệm thực hiện chính sách: Thực hiên chính sách là
giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thơng qua hoạt
động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước , nhằm đạt tới mục tiêu
đề ra.
1.1.1.4.Vị trí của thực hiện chính sách cơng.
Các chính sách là sản phẩm tư duy con người, bản thân chúng không thay
đổi được đời sống hiện thực. Nó chỉ phát huy tác dụng thơng qua hoạt động của



9

các chủ thể chính trị và hoạt động thực tiễn của quảng đại quần chúng nhân dân.
Một chính sách dù được hoạch định tốt nhưng nếu không đưa ra thực hiện , hoặc
thực hiện nhưng kết quả kém thì cũng khơng có ý nghĩa thực thi. Đối với nhân
dân kết quả thực tế của chính sách là quan trọng hơn ý định ban đầu của chính
sách .
Các chính sách được đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà
cuộc sống đặt ra và việc thực hiện các chính sách là nhằm tạo ra thay đổi trên
lĩnh vực theo hướng các mục tiêu chính sách đề ra . Vì vậy thực hiện chính sách
có ý nghĩa quyết định tới việc thành cơng hay thất bại của một chính sách.Giai
đoạn này quan trọng vì:
Đã là quá trình thực hiện thi nội dung chính sách dưới tác động của
nhiều yếu tố . Trong nhiều trường hợp những khó khăn nảy sinh trong quá trình
triển khai sẽ dẫn tới sửa đổi mục tiêu và nội dung chính sách . Các chính sách
cũng có thể bị biến dạng, thậm chí bị sai lệch hẳn với ý tưởng ban đầu thông qua
việc thừa hành của bộ máy hành pháp.
Thông tin nhận được trong quá trình triển khai chính sách sẽ giúp đánh giá
lại các mặt của quyết định chính sách và thay đổi nó sau này.Sự vận động của
chính sách từ lý thuyết sang giai đoạn triển khai cụ thể dẫn đến sự nhìn nhận lại
qua đánh giá và xây dựng lại chính sách.Trên thực tế thực hiện chính sách được
coi là giai đoạn tổng hợp của quy trình chính sách gồm hoạch định, thực hiện,
đánh giá.
Tóm lại thực hiện chính sách là việc tiếp nối và chịu sự quy định của gai
đoạn hoạc định chính sách , song khơng hồn tồn lệ thuộc vào kết quả của cơng
tác hoạch định mà có vị trí độc lập riêng và có ý nghĩa quyết định với tồn bộ
quy trình chính sách.


10


1.1.2.Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách cơng.
1.1.2.1.Lựa chọn cơ quan thực hiện chính sách cơng.
Cơ quan chủ chốt thực hiện chính sách: Các chính sách là phương tiện
quản lý của nhà nước , do đó việc thực hiện chính sách trước hết phải thuộc về
các cơ quan nhà nước. Mỗi chính sách cũng thường đề cập đến nhiều phạm vi và
chức năng quản lý xã hội nên sẽ có nhiều cơ quan đứng ra thực hiện.Để phát huy
tính hiệu quả của chính sách thì cần có một cơ quan được ủy quyền thống nhất
các hoạt động của chính sách . Cơ quan này có vai trị, trách nhiệm chính trong
việc thực hiện chính sách, đó là cơ quan có khả năng thực hiện chính sách có
hiệu quả hơn hoặc cơ quan có vị thế cao hơn so với các cơ quan khác.
Cơ quan phối hợp thực hiện chính sách: Đây là cơ quan góp phần thúc đẩy
hoặc loại bỏ những tiêu cực trong thực hiện chính sách.Để có thể hồn thành
được nhiệm vụ được giao các cơ quan này cần phải cóa đầy đủ các nguồn tài
chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai thực hiện chính sách; phải có đủ thẩm
quyền kỹ thuật chun mơn để biến các mục tiêu thành các chương trình hành
động cụ thể; cơ quan này phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình.
Mối quan hệ phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính
sách:Phân công và phối hợp hoạt động là nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản lý
nhằm phát huy vai trò của từng bộ phận cũng như hiệu quả tổng hợp của toàn bộ
hệ thống. Yêu cầu là phải vừa phân công vừa phối hợp . Phân công là để giữa các
cơ quan khơng có sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ nhưng khi thực hiện chức
năng nhiệm vụ đó lại cần có sự phối hợp nhằm đảm bảo tập trung tạo nên sự liên
kết nhịp nhàng, ăn khớp và đồng bộ trong hoạt động của cả hệ thống để đạt mục
tiêu chung.


11

Xác định đối tượng chịu tác động của chính sách:Đối tượng chịu tác động

của chính sách bao gồm cac cá nhân tổ chức mà việc thực hiện chính sách sẽ ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của họ. Chính sách nhà nước thường
có tác động trực thiếp hoặc gián tiếp đến một diện rất rộng các tầng lớp dân cư
trong xã hội theo các mức độ khác nhau. Các đối tượng có thể tán thành hoặc
khơng tán thành chính sách , cụ thể đối tượng của chính sách có thể phục
tùng,chấp nhận hoặc tích cực ủng hộ chính sách nào đó.
1.1.2.2.Tun truyền giải thích chính sách.
Các chính sách được ban hành đều có tác động đến nhận thức tư tưởng của
những người có liên quan từ đó hình thành thái độ của họ đối với việc chấp hành
chính sách.Trong nhận thức của mỗi một chủ thể đều khơng giống nhau vì vậy
nên đối với chính sách thì thái độ của các cá nhân cũng khác nhau.Trong chính
sách thì việc tuyên truyền để mọi người cùng đi theo một con đường chung là
yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện chính sách thắng lợi.Do đó các cơ
quan nhà nước phải tuyên truyền, chuẩn bị dư luận cho việc thực hiện chính sách
để mọi người hiểu và đồng tình ủng hộ .
Phải huy động được sự ủng hộ chính trị về mọi mặt để mọi người chấp
nhận nó với nhiệt tình cao. Phải hướng tới tun truyền vào các đối tượng thực
hiện, các bên có liên quan đến chính sách và nên tiến hành tuyên truyền cho các
đối tượng cịn nghi ngờ và hiểu sai chính sách.Ngồi ra phải lơi kéo những người
có khả năng cung cấp cơ sở vật chất cho việc thực hiện chính sách. Đồng thời kết
hợp các hoạt động tuyên truyền , phổ biến chính sách với việc vận động các đối
tượng.
1.1.2.3.Triển khai thực hiện chính sách.


12

Mục đích của giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách là biến ý đồ chủ
quan về chính sách thành thực tế khách quan, biến chủ trương đường lối, pháp
luật của nhà nước thành hành động tự giác của quần chúng. Để thực hiện được

tốt chính sách thì chúng ta cần làm tốt các yêu cầu sau:
Có kế hoạch thực biện chu đáo: để thực hiện chính sách một cách có hiệu
quả thì trước hết chúng ta phải xây dựng được kế hoạch một cách cụ thể ở tất cả
các nội dung cần triển khai . Đặc biệt kế hoạch này cần được phổ biến và phân
công cụ thể cho các đối tượng nhất định để hoàn thành tốt nhiệm vụ dề ra trong
chính sách.
Cần phát huy tính chủ động trong tổ chức thực hiện: trong q trình thực
hiện chính sách thì chúng ta ln có những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
chính sách . Do đó người lãnh đạo cần phải có sự chủ động trong việc thực hiện
chính sách ở các địa phương khác nhau.
Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực
hiện chính sách: trong giai đoạn này thì việc có ý nghĩa quan trọng là phải động
viên được cao nhất và sử dụng tổng hợp sức người, sức của để thực hiện chính
sách.Thực hiện chính sách là nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước
nhưng đó cũng là nhiệm vụ của các cá nhân và tổ chức có kiên quan đến lĩnh vực
mà chính sách điều chỉnh.
Triển khai thực hiện chính sách là giai đoạn tạo ra bước ngoặt cách mạng
thông qua các hành động thực tiễn nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp trong
thực tiễn, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của một chính sách: Giai
đoạn này là giai đoạn rất khó khăn do phải thực hiện chính sách này trong thực tế
với những điều kiện tại các địa điểm khác nhau.Đồng thời để đảm bảo chính


13

sách được thực hiện thì phải khơng ngừng đấu tranh chống mọi hành vi đi ngược
lại chính sách đã được coi là đúng.
Cần có sự phối hợp thực hiện các chính sách:để đạt được hiệu quả cao thì
chúng ta cần có sự liên kết các hoạt động của con người, bộ phận, phân hệ và hệ
thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu chung của tổ

chức.
Giải quyết mâu thuẫn trong quá trình thực hiện chính sách: các chính sách
được đề ra đều nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhóm người nhất định trong xã hội
đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích khác trong xã hội. Do
vậy mỗi chính sách đề ra cần phải tính đến các yếu tố đó để đảm bảo được sự ổn
định trong xã hội.
1.2CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG LÂM NGHIỆP CỦA LÀO TỪ NĂM
2005 ĐẾN 2010.

1.2.1.Khái niệm chính sách nơng lâm nghiệp.
1.2.1.1. Khái niệm chính sách nơng nghiệp.
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho
công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn ni, sơ chế nơng sản; theo nghĩa rộng, cịn bao gồm cả
lâm nghiệp, thuỷ sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi cơng nghiệp chưa phát triển.
Trong nơng nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nơng
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:


14

Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất
nơng nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia
đình của mỗi người nơng dân. Khơng có sự cơ giới hóa trong nơng nghiệp sinh
nhai.
Nơng nghiệp chun sâu: là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp được

chun mơn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn ni, hoặc trong q trình chế biến sản
phẩm nơng nghiệp. Nơng nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường
hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là
sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...
1.2.1.2.Khái niệm chính sách lâm nghiệp.
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân
có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế
biến lâm sản và phát huy các chức năng phịng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.
Để đi đến khái niệm về ngành lâm nghiệp, trên thực tế đã có nhiều quan điểm:


Quan điểm thứ nhất: Cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật

chất trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng.


15



Quan điểm thứ hai: Cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật

chất đặc biệt khơng chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có
chức năng khai thác sử dụng rừng.



Quan điểm thứ ba: Xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm

nghiệp và đứng trên giác độ khép kín của q trình tái sản xuất thì lâm nghiệp là
một ngành sản xuất vật chất ngoài chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ
rừng, khai thác vận chuyển và chế biến lâm sản.
1.2.2.Bối cảnh thực hiện hính sách phát triển nơng lâm nghiệp.
1.2.2.1.Bối cảnh trong nước.
Chính sách nơng lâm nghiệp của Lào trong năm 2005 đến năm 2010 được
thực hiện dựa trên bối cảnh của nền kinh tế trong nước Lào trong công cuộc mở
cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới một cách mạnh mẽ và đã đạt
được kết quả tích cực sau những năm đổi mới.
Từ năm 2000 Lào đã tự túc được lương thực trong nước sau nhiều năm
thiếu lương thực đối với các nhu cầu trong nước đồng thời Lào đã bắt dầu xuất
khẩu lương thực sang các nước trong khu vực và bắt đầu ra các nước tại các khu
vực khác trên thế giới.Cùng với đó là trong lĩnh vực lâm nghiệp sản lượng gỗ và
các loại lâm sản từ rừng cũng rất dồi dào trong khi nhu cầu về các loại mặt hang
này trong khu vực và trên thế giới liên tục tăng về nhu cầu mua .Chính điều này
đã làm cho lĩnh vực nơng lâm nghiệp của Lào đã có những bước đệm khởi đầu
trong việc thực hiện chính sách này trên cả nước.
Trong những năm trước đó và hiện nay tình phát triển nơng nghiệp khơng
có sự phát triển nhiều , người dân cịn khơng tận dụng được quỹ đất rộng lớn và
màu mỡ điều này làm cho đời sống của người nơng dân vẫn cịn nhiều khó
khăn.Trong lĩnh vực lâm nghiệp thì tình trạng khai thác tài nguyên rừng diễn ra


16

tràn lan khơng có sự quản lý, hoạch định rõ ràng về phương hướng khai thác bền

vững tài nguyên này của các cơ quan chức năng . Điều này đã làm cho rừng bị
tàn phá nặng nề, nhiều nơi không có khả năng khắc phục lại như trước.Đồng
thời các loại lâm sản cũng suy giảm nhanh chóng cùng với đó môi trường cũng
bị ảnh hưởng không chỉ với con người mà cịn đối với các lồi động thực vật
trong rừng, nó cũng làm giảm sản lược các loại lâm sản khai thác được trong các
cánh rừng.
1.2.2.2. Bối cảnh quốc tế.
Nền kinh tế thế giới có sự tăng trưởng bền vững trong những năm đầu của
thế kỷ mới cùng với đó là nhu cầu lương thực thực phẩm của các nước luôn tăng
để đảm bảo nhu cầu lương thực thiếu hụt của nước mình đồng thời phục vụ vào
sản xuất. Cịn đối với lĩnh vực lâm nghiệp thì các nước khác trên thế giới luôn
cần các nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất liên quan đến gỗ.
Trong những năm qua tại các nước khác trên thế giới tình trạng khai thác
cạn kiệt các nguồn tài nguyên rừng đã làm thiếu hụt các nguồn cung cho việc sản
xuất những lĩnh vực cần nhiều nhu cầu về gỗ. Trong khi đó Lào lại là nước có
nguồn cung khá lớn về lĩnh vực này.
Các nước trong khu vực cùng với Lào và các nước khác trên thế giới có
điều kiện gần giống với Lào đã tích cực thực hiện các chính sách phát triển nông
lâm nghiệp một cách bền vững để khai thác có hiệu quả cùng với q trình phát
triển cơng nghiệp của họ và đã thu được những thành tựu nhất định trong việc
thực hiện chính sách này.
Việt Nam là một nước giáp Lào và có những điều tương đồng trong điều
kiện tự nhiên, cùng với đó Việt Nam là một nước có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực nơng lâm nghiệp. Và Việt Nam cũng đã thực hiện các chính sách này có


17

hiệu quả trong q trình phát triển đất nước,chính vì vậy Lào và Việt Nam có
nhiều cơ hội hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này.

1.2.3.Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách nơng lâm nghiệp
đối với nước Lào .
1.2.3.1.Tầm quan trọng của chính sách đối với lĩnh vực nơng lâm
nghiệp.
Với chính sách được thực hiện hợp lý trên phạm vi cả nước điều này giúp
cho lĩnh vực nông lâm nghiệp có dược một con đường đúng đắn để phát triển
một cách bền vững và mạnh mẽ trong những năm đầu tiên của thế kỷ mới.Những
nơi sản xuất lương thực chủ yếu của Lào là vùng đồng bằng Viêng Chăn, đồng
bằng Savănnakhết và đồng bằng Chămpasắc với sản lượng thóc đạt khoảng 2,71
triệu tấn năm 2007.
Lĩnh vực nơng nghiệp sẽ được đẩy mạnh trong việc sản xuất lương thực
thực phẩm , các loại cây lương thực sẽ được phát triển hơn nhờ việc tăng số vụ
cây trồng, tăng cường việc áp dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực nơng
nghiệp.Đặc biệt trong đây là sự phát triển diện tích trồng lúa và ngô và tăng số
vụ trong một năm, điều này giúp cho lương thực của Lào được đảm bảo.Cùng
với đó là chăn ni cũng cũng chú trọng hơn với việc tạo điều kiện về vốn để
lĩnh vực này có thể đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của đất nước.
Lĩnh vực lâm nghiệp sẽ đuợc nhà nước và các cơ quan có chức năng cùng
với nhân dân có trách nhiệm hơn đối với việc bảo vệ chăm sóc, trồng mới và bảo
vệ những cánh rừng và các nguồn lợi lâm sản có được từ rừng. Và quan trọng
hơn là nó giúp cho lâm nghiệp có điều kiện phát triển với việc tiếp thu được
những kinh nghiệm từ Việ Nam trong việc phục hồi rừng.
1.2.3.2.Tầm quan trọng của chính sách này đối với kinh tế đất nước.


18

Nền kinh tế đất nước Lào vẫn đang trong quá trình phát triển với tỷ trọng
cịn cao của nơng lâm nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời với 80% người dân
sống ở nơng thơn thì chính sách này giúp cho người dân tham gia vào hoạt động

kinh tế nhiều hơn và tạo ra được năng suất ngày càng cao nhờ áp dụng nhiều
phương pháp tiên tiến trong sản xuất.
Chính sách này giúp cho Lào có điều kiện để bảo vệ các lĩnh vực được coi
là thế mạnh của Lào từ đó hướng tới phát triển bền vững nơng lâm nghiệp. Đồng
thời nó giúp cho Lào có nhiều điều kiện hơn nữa để có thể xuất khẩu các mặt
hang nơng sản, lâm sản , gỗ ra các nước có nhu cầu. Từ đây nó sẽ góp phần vào
việc phát triển kinh tế của đất nước sẽ năng động đa dạng hơn trong cơ cấu
ngành nghề.
Thực hiện chính sách thành cơng giúp cho nơng lâm nghiệp sẽ có những
đóng góp tích cực vào GDP đất nước từ đó tăng được thêm nguồn thu của các
lĩnh vực này cho nhà nước. Đồng thời phát triển chính sách này hợp lý với
những tính tốn thì những cánh rừng có thể là những địa điểm du lịch thu về
những nguồn lợi cho không chỉ đất nước mà cịn quảng bá hình ảnh đất nước để
thu hút thêm các nguồn viện trợ và dầu tư vào lĩnh vực nơng lâm nghiệp của
Lào.
1.2.3.3.Tầm quan trọng của chính sách này đối với xã hội.
Với 80% dân số sống ở khu vực nơng thơn trong đó có nhiều người phụ
thuộc vào nơng lâm nghiệp trong đó đặc biệt là có rất nhiều người dân tộc thiểu
số sống ở các khu vực thực hiện chính sách .Điều này cho thấy việc thực hiện
chính sách này giúp cho người dân có thể ổn định đời sống của mình và có thể
thu được những nguồn lợi của việc tham gia vào việc thực hiện chính sách này
đối với các cơ quan thực hiện.


19

Và đặc biệt quan trọng hơn là những người dân sống tại các vùng rừng núi
lại là các dân tộc thiểu số ít người. Những người dân tộc thiểu số này ln có
thói quen di chuyển từ nơi nay sang nơi khác cùng với việc đốt rừng làm nương
rẫy. Do vậy việc thực hiện chính sách này giúp cho những người dân tộc thiểu số

có thể định cư tại một địa điểm cố định. Giúp cho người dân có ý thức hơn trong
việc sản xuất, khia thác và bảo vệ rừng.
Chính sách nơng lâm nghiệp giúp nhân dân tăng việc trồng chọt , chăn
ni, khai thác có hiệu quả và bảo vệ những tài nguyên. Chính sách giúp người
dân chủ động trong các hoạt động sản xuất của mình khi đầu ra của sản phẩm đã
có đồng thời nó cũng tăng thu nhập cho người dân để đảm bảo tốt hơn đời sống
của người dân ngày một tốt hơn .
Môi trường của Lào được bảo vệ đặc biệt là vấn đề mơi trường tự nhiên
khi mà diện tích rừng được bảo vệ, diện tích rừng mới được phục hồi. Đồng thời
ngăn chặn các chận lũ tại các con sông do rừng đầu nguồn được bảo vệ.
1.2.4.Nội dung của chính sách nông lâm nghiệp của Lào trong giai
đoạn 2005 đến năm 2010.
Chính sách nơng lâm nghiệp của Lào được thực hiện trong thời gian các
năm đầu tiên của thế kỷ mới với các nội dung cơ bản :
Đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu hàng
nông sản và lâm sản ra thế giới và nâng cao đời sống cho nhân dân trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp.Giúp nhân dân đảm bảo cuộc sống của mình lâu dài trong
tình hình mới và đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo trật tự an tồn xã hội.
Hỗ trợ nơng dân trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp như xây dựng
hệ thống giao thông, xây dựng hệ thống thủy lợi trên các khu vực khó khăn về


20

nước tưới phục vụ cho sản xuất.Tìm kiến các đầu mối tiêu thụ sản phẩm để đảm
bảo cho việc sản xuất của nông dân không bị ảnh hưởng.
Hỗ trợ nông dân về giống cây trồng, giống các loại vật nuôi, đặc biệt là hỗ
trợ về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăm sóc hiện đại . Cùng với đó là cử các
chuyên gia có kiến thức xuống hướng dẫn nhân dân trong việc chăm sóc, ni
trồng và trong việc bảo quản .

Cung cấp vốn với lãi xuất thấp cho nông dân trong q trình đầu tư sản
xuất, cùng với đó là cung cấp các máy móc phương tiện để phục vụ nhân dân tốt
hơn trong hoạt động lao động.

Chương 2:THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NƠNG LÂM
NGHIỆP CỦA LÀO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010.
2.1.VÀI NÉT KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
NƯỚC LÀO

2.1.1.Điều kiện tự nhiên.
Nước Lào nằm ở bán đảo Trung Ấn thuộc Đông Nam châu Á , Lào là
nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp với biển. Nhưng Lào
lại là quốc gia có vị trí quan trọng trong lục địa với việc tiếp giáp với các nước


21

trong khu vực. Phía Bắc Lào giáp Trung Quốc, phía Tây Bắc giáp Myanma, phía
Tây Nam giáp Thái Lan, phía Nam giáp Campuchia, Phía Đơng giáp Việt Nam.
Lào có diện tích 236.000km2 với 70% là vùng núi và cao nguyên, cùng
với đó là có một số đồng bằng nhỏ. Địa thể đất nứơc Lào có nhiều núi non bao
phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích cịn lại là
bình ngun và cao ngun. Sơng Mê Kơng chảy dọc gần hết biên giới phía tây,
giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới
phía đơng giáp với Việt Nam.Khí hậu Lào là khí hậu lục địa chia làm hai mùa là
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 6 và mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11.
Diện tích của Lào với 47% là rừng với độ che phủ cao thì Lào có nguồn
thu từ rừng với sản lượng gỗ cao cùng với đó là các sản vật từ rừng, thực vật
động vật trong tự nhiên ở Lào tương đối phong phú, trong đó có nhiều lồi q
hiếm như voi, bị tót rừng….Lào khá phong phú về khống sản đặc biệt trong đó

có chữ lượng vàng,than, sắt khá lớn.
2.1.2.Điều kiện kinh tế.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh
tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai
thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột
phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trưởng GDP năm
2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm
2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt 546USD/người/năm, năm 2007 đạt
678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào
phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.2001.500 USD/năm.


22

Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước,
ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP.
Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
Đại hội đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII tháng 3 năm 2006 đề
ra mục tiêu đến năm 2020: xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân
dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật
tự an tồn xã hội; đưa đất nước thốt khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế phát
triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp
làm cơ sở, tạo tiền đề cho cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, tạo chuyển
biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát triển nhịp
nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế
tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. GDP tăng gấp 3 lần năm 2000;
chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.
Lào - một trong số ít các nước cộng sản còn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc
kiểm sốt tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm
1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng trung

bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian
tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ
sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đơ Vientiane (Lào) đến
tỉnh Nong Khai (Thái Lan), hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng
vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế cịn giới
hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.


23

Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được
sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ
đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nơng nghiệp và khai khống.
2.1.3.Điều kiện xã hội.
Lào có 49 dân tộc cùng sinh sống trong đất nước trong đó người Lào
chiếm 60% dân số cùng với các dân tộc thiểu số khác như người Mông, người
Thái, người Miến Điện, người KherMe. Tổng dân số của Lào 6.800.000( theo
điều tra năm 2009).Cấu trúc độ tuổi theo dân số của Lào là từ 0-14 tuổi chiếm
41.2%, từ 15 đến 64 tuổi chiếm 55.7%, từ 65 tuổi trở lên chiếm 3.1%.Với tỷ lệ
tăng dân số là 0,0237% và số dân ở tuổi lao động là 2,1 triệu người.
Tỷ lệ dân sống trong thành thị cịn ít, đa số người dân Lào theo đạo Phật
và đạo Phật cũng là quốc giáo của Lào. Ngồi ra cịn có một số bộ phận dân cư
theo đạo Kitô, đạo thiên chúa và một số đạo khác.
2.2.CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

2.2.1.Cơ quan thực hiện chính sách.
Chính sách nơng lâm nghiệp của Lào được thực hiện bởi cơ quan
cao nhất chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực này đó là Bộ nông lâm nghiệp.Bộ

nông lâm nghiệp của Lào là cơ quan chính trong việc tìm hiểu thực tế các điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lào. Cùng với đó là việc nhì nhận ra tầm quan
trọng của chính sách này đối với sự phát triển kinh tế bền vững của Lào trong
thời dại mới với nhiều khó khăn nhất định.
Đồng thời cùng với Bộ nông lâm nghiệp trong việc thực hiện chính
sách này cịn có các bộ khác cùng tham gia vào việc thực hiện chính sách như Bộ
Kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính… Các bộ này đã cùng với bộ nông nghiệp thực


24

hiện các chính sách nghiên cứu thực trạng, địa hình để có các kế hoạch xây dựng
cơ sở hạ tầng, cung cấp các nguồn tài chính cho chính sách này trong giai đoạn
thực hiện chính sách.
Ngồi ra Cơ quan quản lý đất đai Lào cũng góp phần rất lớn vào
việc thực hiện chính sách như thống kê diện tích đất canh tác, nghiên cưu các
loại đất khác nhau trong những vùng miền trên cả nước để cung cấp thông tin
cho Bộ nơng lâm nghiệp có thể triển khai trương trình trồng các loại cây phù hợp
với điều kiện đất đai của vùng đó.
Cùng với đó bộ tài ngun mơi trường cũng tham gia vào công tác
thực hiện với việc cử các cán bộ có trình độ chun mơn hướng dẫn các công ty,
người dân các kiến thức trong lĩnh vực sử dụng đất đai và việc bảo vệ môi
trường thuận lợi cho sự phát triển lâu dài.
2.2.2.Công tác tuyên truyền giải thích chính sách.
Chính sách nơng lâm nghiệp của Lào có ảnh hưởng rộng lớn đến khơng
chỉ người dân đang làm việc, sinh sống bằng nghề nông lâm nghiệp mà cịn có
ảnh hưởng lớn đến bộ phận người dân trong nước và các ngành khác trong đất
nước Lào. Đồng thời việc triển khai chính sách này Lào cần có sự giúp đỡ của
các nước về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm do vây việc tuyên truyền chính sách là
một việc rất quan trọng ảnh hưởng đến chính sách này.

Với tầm quan trọng của chính sách này nên nước Lào đã rất chú trọng đến
cơng tác tun truyền và giải thích chính sách cho người dân trong nước đặc biệt
là các dân tộc thiểu số đang sống trong những vùng đồi núi có hoạt động làm
nơng lâm nghiệp nhiều.
Cơng tác tun truyền được thực hiện bởi đài truyền hình quốc gia, đài
truyển hình tỉnh, các cơ quan báo chí trong cả nước, bộ nông nghiệp và phát triển


25

nông thôn, bộ kế hoạch và đầu tư, các tổ chức của xã hội.Việc tuyên truyền này
được thực hiện một cách lâu dài, liên tục với các hoạt động cụ thể trong những
giai đoạn khác nhau của q trình chính sách đặc biệt trong lúc thực hiện chính
sách này trong thực tế.
Bộ nông lâm nghiệp đã cử các cán bộ của mình xuống vận động người
nơng dân tham gia vào chính sách đồng thời giải thích cho người dân lợi ích mà
họ có được nhờ tham gia vào chính sách này đối với chính cuộc sống của họ và
sự phát triển chung cho cả lĩnh vực này và của sự phát triển đất nước.Việc tuyên
truyền này được triển khai trên tất cả 17 tỉnh của Lào với nhiều địa bàn khó khăn
phức tạp với địa hình khó khăn.
Bộ kế hoạch đầu tư cũng đã giải thích các chính sách vay vốn cho người
dân có nhu cầu muốn tiếp cận với các nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động
sản xuất và đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp nhằm để thu lợi nhuận.Bộ cũng
kết hợp với các tổ chức xã hội với đội ngũ các nhân viên của mình có cuộc sống
gần với nhân dân tham gia vận động họ.
2.2.3.Công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho thực hiện chính
sách.
2.2.3.1.Cơng tác huy động nguồn lực.
Chính sách nơng lâm nghiệp là một chính sách quan trọng trong q trình
phát triển của đất nước chính vì vậy các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách

này là rất quan trọng. Việc này có ảnh hưởng rất lớn đến thành cơng của chính
sách khi thực hiện. Việc huy động nguồn lực cho việc thực hiện chính sách gồm
nguồn lực tài chính và nguồn lực con người.
Nguồn lực tài chính: chính sách này được thực hiện trong cả nước do vậy
nguồn lực tài chính cần một lượng lớn, tài chính cho việc thực hiện chính sách


×