Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tâm lý học trong khám phá pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197 KB, 6 trang )




Tâm lý học trong khám
phá

Bài viết này liên quan đến tâm lý học trong kinh doanh.
Tại sao những khám phá trên mạng xã hội lại có sức
mạnh hơn lịch trình công tác của bạn?

Sáng nay, như thường lệ, tôi kiểm tra email khi đang ngồi
trên tàu điện ngầm đến chỗ làm thì chợt phát hiện ra một
chức năng thú vị: “Mark As Unread”*.

Tại sao không? Tôi sẽ đánh dấu “Mark As Unread” và đọc lại
nó sau khi đến chỗ làm.

Sau đó tôi bước ra khỏi tàu, cảm giác như vừa có được một
khám phá nhỏ vậy. Tôi chắc rằng mình sẽ nhớ đọc lại và trả
lời email quan trọng đó hơn là khi tôi đánh dấu nó là
“Important”.

Điều đó thật kì lạ!

Tại sao tôi lại sẵn lòng đọc và trả lời cái email “Unread” hơn
là cái mà tôi cẩn thận đánh dấu là “Important”?

Tôi nghĩ rằng câu trả lời có 2 mặt:

Tính dễ quên: Đánh dấu email là “Important” cho thấy bạn
đã biết được nội dung và vì vậy biết phải làm gì với nó.


Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng suông sẻ như
thế. Nếu ngay lần đầu tiên đọc mà bạn không có kế hoạch sẽ
giải quyết cái email đó thế nào – hay đó là cái mà bạn chẳng
hề trông đợi – (một cách vô ý thức) bộ nhớ của bạn sẽ khích
lệ bạn quên đi phần việc phải làm đó không lâu sau.

Sự mong muốn: Sự thúc giục tìm kiếm những điều mới lạ thì
mạnh mẽ hơn là việc xem lại một ý tưởng hay một công việc
mà bạn đã hiểu rằng quan trọng. Hơn nữa, việc đọc một
email “mới” (dù trong thực tế bạn đã đọc nó và đánh dấu
“As Unread") sẽ làm tăng tính kết nối giữa bạn và thông tin
trong đấy.

Dù là chức năng nào đi nữa, “Mark As Unread” hay “Mark
As Important” cũng đều hướng đến cùng một mục đích: trả
lời email hay dẫn đến một hành động nào đấy.

Vậy, điểm khác nhau là gì? Đơn giản, đó là cách tiếp cận tâm
lý.

Khiến bạn đọc (hay đọc lại) email là một công cụ hiệu quả.
Thay vì (miễn cưỡng) giải quyết một việc “Important” đòi
hỏi sự tập trung, bạn được đọc một email hoàn toàn mới. Đọc
lại một lần nữa, để bạn tiếp xúc lại với vấn đề dưới một tâm
thế khác. Nó đem lại cho bạn cảm giác hăng hái và năng suất
(ít nhất là nhiều hơn khi bạn nghĩ rằng bạn đang phải làm
nhiệm vụ).

Các trang mạng xã hội hoạt động theo cách tương tự vậy.
Những trang web này không chỉ cho bạn cơ hội được tiếp xúc

với những thông tin hoàn toàn mới. Chúng dựa vào sự nhận
thức của bạn về con người, nơi chốn, sự kiện – và những sở
thích vốn có của bạn – để đưa ra những nội dụng mà bạn nghĩ
là “mới”, nhưng thực sự đó chỉ là cảm giác. Thậm chí chúng
để bạn khám phá lại những thông tin “cũ” bằng cách tạo ra
cảm nhận mới.

Chắc chắn bạn đã trải qua điều này trên Facebook, khi bạn
đăng lên một status hay hình ảnh. Sau đó, khi một người khác
tương tác lại với bạn – vẫn cùng một nội dung nhưng bạn lại
khám phá ra những điều mới trong đấy. Trên Pinterest, ý
tưởng chủ đạo là dựa trên khả năng khám phá những điều
mới lạ thông qua những mong muốn sẵn có. “Mới” là một
khái niệm rất cá nhân và theo bản năng.

Khi đưa ra những quyết định trong kinh doanh, hãy nhớ bài
học trên từ email: luôn khiến bản thân, nhân viên, khách hàng
của bạn tin rằng họ đang khám phá một thứ mới lạ. Có thể
điều đó thực sự mới với họ. Hoặc, nó đã tồn tại trong nhận
thức, tâm lý của họ từ trước nhưng họ vẫn có mong muốn
khám phá.

Một lời khuyên cho những ai quan tâm đến tâm lý học: bạn
sẽ hiểu bản thân và những người khác sâu sắc hơn nếu bạn
không ngại khám phá, biết quan sát và áp dụng nó.


×