Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.31 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

HUỲNH THIỆN THẢO NGUYÊN

MỘT SỐ YẾU TỐ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC HÀNG
XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

HUỲNH THIỆN THẢO NGUYÊN

MỘT SỐ YẾU TỐ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC HÀNG
XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG

Chuyên ngành : Kinh Doanh Thương Mại
Mã số

: 60340121



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là cơng trình nghiên cứu của
bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian
qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn này là hồn tồn trung
thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
Tác giả

Huỳnh Thiện Thảo Nguyên

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................6
1.1

Một số khái niệm: ............................................................................................6

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh: .................................................................................6
1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh: .....................................................................8
1.1.3 Khái niệm về khả năng hay năng lực cạnh tranh: ...........................................8
1.2

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: .......................10

1.3

Một số quan điểm về chiến lược cạnh tranh: .................................................10

1.4

Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: ................13

1.4.1 Mơ hình hình thoi của Michael Porter: .........................................................13
1.4.2 Chuỗi giá trị: ..................................................................................................19
1.4.3 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may
mặc xuất khẩu tỉnh Bình Dương: ..............................................................................20
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................24
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NGÀNH MAY TỈNH BÌNH DƢƠNG ...................25
2.1


Thực trạng ngành may mặc tỉnh Bình Dương: ..............................................25

2.1.1 Về đầu tư: .......................................................................................................25

TIEU LUAN MOI download :


2.1.2 Về lao động: ...................................................................................................26
2.1.3 Máy móc thiết bị: ...........................................................................................30
2.1.4 Ngành công nghiệp hỗ trợ: ............................................................................31
2.1.5 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: ..................................................................................32
2.1.6 Thị trường tiêu thụ: ........................................................................................33
2.1.7 Tác động của các chính sách: ........................................................................36
2.1.8 Vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương: ............................................37
2.2

Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc gia công xuất

khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương: ..........................................................................38
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................42
Chƣơng 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................43
3.1

Quy trình nghiên cứu: ....................................................................................43

3.2

Nghiên cứu định tính:.....................................................................................45

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính: .......................................................................45

3.2.2 Kết quả của nghiên cứu định tính: .................................................................45
3.2.2.1 Kết quả khám phá và xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp may mặc: ..........................................................................45
3.2.2.2 Kết quả phát triển thang đo: .....................................................................48
3.3

Nghiên cứu sơ bộ: ..........................................................................................51

3.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu: ............................................................................51
3.3.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo:.........................................................51
3.3.3 Kết quả nghiên cứu sơ bộ: .............................................................................53
3.3.3.1 Kết quả Cronbach Alpha: .........................................................................53
3.3.3.2 Kết quả EFA: ............................................................................................54
3.4

Thiết kế nghiên cứu chính thức:.....................................................................57

3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu: ...............................................................................57
3.4.2 Thông tin mẫu nghiên cứu: ............................................................................58

TIEU LUAN MOI download :


Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................60
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................61
4.1

Kiểm định thang đo: .......................................................................................61

4.1.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha: .............................61

4.1.1.1 Kiểm định thang đo biến độc lập:.............................................................61
4.1.1.2 Kiểm định thang đo biến phụ thuộc:.........................................................62
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): ...............63
4.1.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập: .........................63
4.1.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc: ............................64
4.1.3 Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thiết: ..........................................65
4.2

Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thiết: ...........................................65

4.2.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc:......................................................65
4.2.2 Kiểm định các giả định hồi quy: ....................................................................66
4.2.2.1 Kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập: ..................66
4.2.2.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................ 67
4.2.2.3 Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau: ..............67
4.2.2.4 Kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn: ......................................67
4.2.2.5 Kiểm tra giả định khơng có tương quan giữa các phần dư:.....................67
4.2.3 Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính bội: ......................................................68
4.2.3.1 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình: ..........................................................68
4.2.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình:.........................................................68
4.2.3.3 Phương trình hồi quy tuyến tính bội:........................................................68
4.2.3.4 Kiểm định các giả thiết: ............................................................................70
4.3

Tổng kết kết quả nghiên cứu: .........................................................................71

Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................74
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................75
5.1


Kết luận: .........................................................................................................75

TIEU LUAN MOI download :


5.2

Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các

doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương ....................76
5.2.1 Kiến nghị về các chính sách: .........................................................................76
5.2.2 Kiến nghị về cơ sở hạ tầng: ...........................................................................78
5.2.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương: ..................................78
5.2.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ: ..................80
5.2.5 Kiến nghị về thị trường tiêu thụ: ....................................................................81
5.2.6 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh
Bình Dương: ..............................................................................................................82
5.3

Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................84

Tóm tắt chương 5 ......................................................................................................85
KẾT LUẬN ...............................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BHLĐ

: Bảo hộ lao động

CNCBCT

: Công nghiệp chế biến chế tạo

Ctg

: Các tác giả

DN

: Doanh nghiệp

DNMM

: Doanh nghiệp may mặc

ĐVT

: Đơn vị tính

GTSX

: Giá trị sản xuất

KN


: Kim ngạch



: Lao động

MM

: May mặc

NK

: Nhập khẩu

Pls

: Please

PTTH

: Phổ thông trung học

QM

: Quy mô

QMLĐ

: Quy mô lao động


SB

: Sơ bộ

XNK

: Xuất nhập khẩu

XK

: Xuất khẩu

VN

: Việt Nam

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Số DN MM tỉnh Bình Dương theo QMLĐ tại thời điểm 31/12/ 2011 ...26
Bảng 2.2: Nhập khẩu may mặc thế giới ....................................................................33
Bảng 3.1: Thang đo dùng trong nghiên cứu chính thức ............................................55
Bảng 4.1: Các hệ số hồi quy......................................................................................69
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định các giả thiết ................................................................70
Bảng 5.1: Giá trị trung bình thang đo vai trị của chính phủ ....................................76
Bảng 5.2: Giá trị trung bình của thang đo cơ sở hạ tầng...........................................78
Bảng 5.3: Giá trị trung bình của thang đo Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương ........79
Bảng 5.4: Giá trị trung bình của thang đo ngành công nghiệp hỗ trợ .......................80
Bảng 5.5: Giá trị trung bình của thang đo thị trường tiêu thụ ...................................81

Bảng 5.6: Giá trị trung bình của thang đo nội lực doanh nghiệp ..............................82

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1. 1: Khn khổ 4 hành động ...........................................................................12
Biểu đồ 2.1: Số lượng doanh nghiệp may mặc tỉnh Bình Dương .............................25
Biểu đồ 2.2: Số DN MM Bình Dương phân theo quy mơ vốn năm 2011 ...............26
Biểu đồ 2.3: Số lượng lao động trong ngành may mặc Bình Dương ........................27
Biểu đồ 2.4: Thiếu hụt số lượng và chất lượng lao động ..........................................28
Biểu đồ 2.5: Trình độ máy móc thiết bị ....................................................................31
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu .................................................................................44
Hình: 3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................47

TIEU LUAN MOI download :


1

PHẦN MỞ ĐẦU
May mặc là một trong những ngành kinh tế nổi bật của Việt Nam trong
những năm vừa qua, không những đã tạo một lượng lớn việc làm mà cịn là một
trong những ngành kinh tế đóng góp chủ yếu vào GDP của đất nước cũng như mang
về một lượng lớn ngoại tệ từ việc xuất khẩu. Trong thời gian qua, ngành này đã có
những cải thiện đáng kể như năng suất sản xuất tăng lên, năng lực sản xuất cũng cải
thiện đáng kể, chất lượng hàng hóa đạt yêu cầu của khách hàng nước ngoài,... Đặc
biệt với cung cách kinh doanh hướng tới khách hàng, các doanh nghiệp may mặc
Việt Nam đã tạo được lòng tin nơi khách hàng cũng như tạo cho hàng may mặc Việt
nam có một chỗ đứng tương đối trên thị trường thế giới và ngày càng có nhiều

người tiêu dùng biết đến và sử dụng hàng may mặc của Việt Nam. Điều này thể
hiện qua việc trong những năm vừa qua Việt Nam luôn là một trong 10 nước xuất
khẩu may mặc nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, khi môi trường kinh doanh thay đổi
theo chiều hướng ngày càng bất lợi cho các doanh nghiệp như chi phí ngày càng
tăng cao, yêu cầu của thị trường ngày càng cao, môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt thì địi hỏi các doanh nghiệp cũng phải có những bước chuẩn bị cũng như có
những chiến lược cho phù hợp để có thể tồn tại và phát triển. Do đó, nhu cầu cấp
thiết đặt ra cho các doanh nghiệp là phải xác định được năng lực cạnh tranh của
mình đang ở mức độ nào so với các doanh nghiệp khác trong nước cũng như ngoài
nước; những yếu tố nào tác động đến và làm thay đổi hay cải thiện được khả năng
cạnh tranh này để ngành may mặc Việt Nam vẫn còn là ngành kinh tế chính đối với
nền kinh tế trong nước và sản phẩm may mặc Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị
trường thế giới.
1.

Lý do chọn đề tài:
May mặc là một trong những ngành công nghiệp mang lại kim ngạch xuất

khẩu chủ yếu cho Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Với kim
ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, ngành công nghiệp này đã mang về cho Việt
Nam hàng tỷ USD mỗi năm, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất

TIEU LUAN MOI download :


2

khẩu của ngành dệt may đã đạt 7,89 tỷ USD (theo số liệu thống kê của cục Hải
quan). Không những thế, đây cũng là ngành công nghiệp giải quyết công ăn việc
làm cho một lượng lớn lực lượng lao động. Tuy nhiên, đằng sau những thành công

này, xuất khẩu may mặc của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng
đang lộ dần những yếu điểm cần phải khắc phục cũng như những thách thức cần
phải đương đầu.
Với hình thức kinh doanh chủ yếu là gia cơng hồn tồn hoặc có tiến hành
kinh doanh thành phẩm (sản xuất xuất khẩu) thì chỉ dừng lại ở khâu sản xuất dựa
trên mẫu mã yêu cầu của khách hàng với nguồn mua nguyên vật liệu chính yếu phải
được mua từ nguồn chỉ định của khách hàng hoặc ngay khi không phải do khách
hàng chỉ định thì các doanh nghiệp may cũng phải nhập khẩu đa phần nguyên vật
liệu do thiếu hụt nguồn cung nội địa cũng như chi phí nội địa lại cao hơn so với việc
nhập khẩu. Do đó có thể nói may mặc là một trong những ngành góp phần đáng kể
vào sản lượng cơng nghiệp của tỉnh Bình Dương nhưng lại chủ yếu được tạo ra từ
việc sử dụng thâm dụng lao động và tài nguyên hơn là các giá trị gia tăng mà ngành
này tạo ra, bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu mà ngành này tạo ra lại dựa vào chủ
yếu từ việc nhập khẩu nguyên vật liệu.
Mặc dù nhận được nhiều ưu đãi, hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương cũng
như của các bộ, sở, ban ngành; ngành may mặc của Việt Nam nói chung và của tỉnh
Bình Dương nói riêng cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các
nước khác như Bangladesh, Myanmar,… cũng như những áp lực nặng nề từ tốc độ
gia tăng chi phí ngày càng cao như hiện nay đặc biệt là chi phí nhân cơng, chi phí
ngun vật liệu đầu vào,…Bên cạnh đó, cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp may
mặc từ những vùng miền khác lên các doanh nghiệp may của tỉnh Bình Dương cũng
không phải nhỏ khi mà một lượng lớn lao động hiện đang làm việc tại các doanh
nghiệp may ở Bình Dương là đến từ các tỉnh thành khác đặc biệt là từ khu vực miền
Trung và miền Bắc, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp may mới mở ra đều đặt
tại những khu vực này sẽ thu hút một lượng lớn lao động quay ngược về quê hương

TIEU LUAN MOI download :


3


họ để làm việc. Điều này cho thấy lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp may mặc
Việt Nam nói chung và doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng
hiện nắm giữ đang mất dần đi. Câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp này làm thế nào
để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ bên
ngoài cũng như những áp lực từ bên trong như hiện tại đặc biệt là chi phí nhân cơng
ngày càng gia tăng với tốc độ “chóng mặt”, trong khi đó, đến thời điểm này vẫn cịn
khơng ít doanh nghiệp may vẫn tự cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp họ
chủ yếu vẫn dựa vào chi phí thấp, với quan điểm chủ quan như thế này thì liệu
doanh nghiệp của họ sẽ “trụ” lại được bao lâu. Thêm vào đó, để có thể phát triển
bền vững cho cả một ngành cơng nghiệp trong một địa phương, liệu rằng chỉ dựa
vào sự nổ lực hay chiến lược của mỗi một doanh nghiệp riêng rẽ sẽ mang lại thành
cơng hay cịn cần cả sự quy hoạch tổng thể và đồng bộ cũng như những chính sách
và hỗ trợ cụ thể từ phía sở ban ngành và chính quyền địa phương.
Bối cảnh trên cho thấy rõ ràng rằng tương lai của các doanh nghiệp may xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương khơng phải tồn là một màu hồng nếu như
khơng có một giải pháp nào được chuẩn bị và thực thi ngay từ bây giờ. Với nghiên
cứu “Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc
hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, tác giả mong rằng sẽ giúp được các
doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương tìm thấy một hướng đi mới để
có thể phát triển vượt bậc và bền vững hơn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay.
2.

Mục tiêu nghiên cứu:
 Xác định các nhân tố tác động hay quyết định đến năng lực cạnh tranh của

các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2013-2025


TIEU LUAN MOI download :


4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

3.

 Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc
xuất khẩu.
 Phạm vi nghiên cứu: doanh nghiệp may mặc gia cơng hàng xuất khẩu trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
 Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp may mặc gia cơng xuất khẩu trên địa
bàn tỉnh Bình Dương.
 Thời gian nghiên cứu:
-

Đối với các số liệu thứ cấp: dựa vào các số liệu thống kê trong giai đoạn

2009-2012, cũng như các báo cáo của các sở ban ngành.
-

Đối với các số liệu sơ cấp: thông qua cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi được

thực hiện trong năm 2013.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu:

 Phương pháp định tính: được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ.
 Phương pháp định lượng: được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ

và nghiên cứu chính thức.
5.

Tính mới của đề tài:
Trong thời gian qua, có một số nghiên cứu về ngành dệt may cũng như

ngành công nghiệp hỗ trợ cho dệt may nhưng chủ yếu ở cấp độ vĩ mô hoặc ở phạm
vi là cả nước như nghiên cứu “Phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của tiến sĩ Nguyễn Thị Dung Huệ trường Đại học
Ngoại thương (2013) hay Luận án tiến sĩ “Lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt
Nam” của Lê Anh Tuấn trường Đại học Thái Nguyên (2013) đã đưa ra những mơ
hình và phương pháp đo lường lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam cũng

TIEU LUAN MOI download :


5

như đánh giá các nhân tố quyết định đến lợi thế này từ đó đề xuất một số kiến nghị
về chính sách nhằm cải thiện lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam. Tuy
nhiên, nhìn chung nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu ở tầm vĩ mô và đề xuất dành
cho chính phủ là chủ đạo. Năm 2011, The Asian Foundation (Quỹ Châu Á) và
CIEM (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) cũng đã đưa ra báo cáo nghiên
cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành ở Việt Nam
trong đó có ngành may mặc. Báo cáo này đã nêu thực trạng hoạt động xuất khẩu
của ngành may mặc cũng như các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành này cũng như các

chính sách ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên phạm vi nghiên
cứu là cả nước. Trong khi đó, Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía nam, trong đó may mặc là một trong những ngành kinh tế quan trọng đối
với sự phát triển của tỉnh này với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm trên 10%
tổng kim ngạch xuất khẩu cùng ngành của cả nước, tuy nhiên đến nay chưa có một
nghiên cứu tồn diện nào về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc
hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh này. Do đó, với nghiên cứu này, tác giả mong
muốn sẽ mang lại cho đọc giả một cái nhìn tổng thể về năng lực cạnh tranh hiện tại
của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương, xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực này và đề xuất những giải pháp để giúp
các doanh nghiệp nâng cao năng lực canh tranh trong phạm vi ngành may mặc tại
khu vực tỉnh Bình Dương.
6.

Bố cục của đề tài:
Đề tài bao gồm 5 chương với kết cấu như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Thực trạng ngành may mặc tỉnh Bình Dương
Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị

TIEU LUAN MOI download :


6

Chƣơng 1:
1.1


CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một số khái niệm:

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh:
Thuật ngữ cạnh tranh được dùng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực trong đời
sống, do đó dẫn đến có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ này khi xem xét ở
những góc độ khác nhau. Dưới góc độ kinh tế có các định nghĩa sau:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 (Vũ Tùng Lâm, 2006, trang 13) ghi
nhận rằng “cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người
sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu
thụ, thị trường có lợi nhất”.
Tiếp cận dưới góc độ nhấn mạnh đến cách thức cạnh tranh, từ điển kinh tế
kinh doanh Anh – Việt (Nguyễn Đức Dy, 2002, trang 115) cho rằng “cạnh tranh là
sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều
khách hàng, do đó thu được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường bằng cách
bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất”.
Xem xét cạnh tranh dưới góc độ mục đích, giáo trình Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Nguyễn Viết Thông và cộng sự, 2012, trang 286)
viết rằng “cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản
xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao nhất”.
Tuy có sự khác biệt trong cách thức và phạm vi diễn đạt, nhưng các quan
niệm trên đều có những có những nét tương đồng về nội dung, đó là:
-

Chủ thể tham gia cạnh tranh là người sản xuất, người kinh doanh.

-


Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia cạnh tranh là mối quan hệ đối kháng.

TIEU LUAN MOI download :


7

-

Môi trường diễn ra cạnh tranh là thị trường mà các chủ thể tham gia.

-

Phương thức cạnh tranh nhằm vào giá cả và chất lượng hàng hóa.

-

Mục tiêu của cạnh tranh là giành được nhiều khách hàng về mình để thu
được nhiều lợi nhuận hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, khi điều kiện thị trường thay đổi chẳng hạn như những thay đổi

về hành vi người tiêu dùng, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự can
thiệp của chính phủ thơng qua các chính sách,… đã làm thay đổi quan niệm về cạnh
tranh cũng như phương cách mà các chủ thể sử dụng để cạnh tranh lẫn nhau. Nếu
theo quan niệm trên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau đơn thuần là thơng qua
giá cả thì chúng ta khơng thể giải thích được hiện tượng làn sóng Ipad của Apple,
mặc dù với chiến lược giá hớt váng nhưng Ipad vẫn chiếm lĩnh được thị trường thu
về lợi nhuận khổng lồ vì họ cung cấp được hàng hóa mà người tiêu dùng mong
muốn. Tương tự như thế, nếu cho rằng cạnh tranh phải là mối quan hệ đối đầu thì

cũng khơng giải thích được sự hình thành của những liên minh liên kết kinh tế, sự ra
đời của các cartel, các tập đoàn. Gần đây, Kim và Mauborgne với lý thuyết Chiến
lược đại dương xanh đã đưa ra một quan điểm cạnh tranh mới là vơ hiệu hóa cạnh
tranh thơng qua việc tìm những thị trường ngách hay những mãng thị trường mới
mà ở đó chưa có đối thủ cạnh tranh nào tham gia. Mặc dù lý thuyết này chưa hẳn là
hoàn hảo để có thể áp dụng trong mọi trường hợp, nhưng nó đã giải thích được
những hiện tượng mới nổi như Ipad cũng như phần nào phản ánh được bản chất và
phương thức cạnh tranh cần phải có sự thay đổi cho phù hợp.
Tóm lại, khi điều kiện mơi trường cạnh tranh thay đổi thì cũng cần phải có sự
thay đổi trong quan niệm về cạnh tranh. Chúng ta không hề phủ nhận những quan
niệm trước đây là cạnh tranh thì cần phải ganh đua và đối đầu nhằm tiêu diệt đối thủ
cũng như giá cả và chất lượng hàng hóa là những cơng cụ chủ yếu dùng để cạnh
tranh vì nó vẫn cịn tồn tại đâu đó trên thị trường cũng như vẫn có tác dụng trong
một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên, trong mơi trường có nhiều thay đổi so với

TIEU LUAN MOI download :


8

trước đây, thì cạnh tranh đang chuyển dần từ thế đối đầu sang cạnh tranh gắn liền
với sự liên kết và hợp tác đã và đang diễn ra; chuyển dần từ cạnh tranh chỉ đơn
thuần nhằm vào giá cả sang hướng cạnh tranh là tạo ra những giá trị mới nhằm thỏa
mãn những nhu cầu của khách hàng đang là xu thế mà các chủ thể kinh tế cần phải
nắm bắt và thích ứng để tồn tại và phát triển.
1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh:
Theo Michael Porter “nền tảng cơ bản để hoạt động của doanh nghiệp đạt
mức trên trung bình trong dài hạn là lợi thế cạnh tranh bền vững” (Lợi thế cạnh
tranh, Porter, 1985, trang 43) và “lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà
doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của

doanh nghiệp đã phải bỏ ra. Giá trị là mức mà người mua sẵn lịng thanh tốn, và
một giá trị cao hơn xuất hiện khi doanh nghiệp chào bán với các tiện ích tương
đương nhưng với mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc cung cấp các tiện
ích độc đáo và người mua vẫn hài lòng với mức giá cao hơn bình thường. Có hai
loại lợi thế cạnh tranh cơ bản: chi phí tối ưu và khác biệt hóa.” (Lợi thế cạnh tranh,
Porter, 1985, trang 33).
Như vậy theo Porter, với hai loại lợi thế chi phí tối ưu và khác biệt hóa các
doanh nghiệp sẽ thiết lập và theo đuổi chiến lược cạnh tranh tổng quát để đạt được
vị thế cạnh tranh cụ thể là đạt được hiệu quả hoạt động trên trung bình trong ngành,
đó là chiến lược chi phí tối ưu, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung.
1.1.3 Khái niệm về khả năng hay năng lực cạnh tranh:
“Năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có
thể hiện thực hóa các những nguồn lực tiềm tàng thành các lợi thế cạnh tranh. Nói
cách khác, năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia
có thể phát huy các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội, giảm thiểu các điểm yếu và
đối phó có hiệu quả với những thách thức, để tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh bền

TIEU LUAN MOI download :


9

vững” (Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, Bùi Thị Thanh và Nguyễn
Xuân Hiệp, 2012, trang 34).
Theo Michael E. Porter, khả năng cạnh tranh là khả năng tạo ra những sản
phẩm có quy trình cơng nghệ độc đáo, tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu
cầu của khách hàng, chi phí thấp và năng suất cao nhằm nâng cao lợi nhuận (Quản
trị chiến lược, Đoàn Thị Hồng Vân, 2011, trang 450).
Đồng thời, khả năng cạnh tranh vùng, theo Michael E. Porter (1985), ông coi
sức cạnh tranh của một quốc gia hay một khu vực một vùng địa lý phụ thuộc vào

sức cạnh tranh của ngành và cụ thể hơn là cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
ngành. Khơng có một nước nào hay khu vực nào lại có sức cạnh tranh hơn một
nước hay khu vực khác mà chỉ có các doanh nghiệp của nước hay khu vực này có sức
cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp nước khác hay khu vực khác.
Bên cạnh đó, trong tác phẩm “ Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Michael E.
Porter (1985) đã cho rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp không những
chỉ tồn tại bên trong doanh nghiệp mà nó cịn phụ thuộc vào những lợi thế bên
ngồi doanh nghiệp; đó là tổ hợp các doanh nghiệp, các nhà cung cấp, các thể
chế,…Cùng với chính phủ, khu vực tư nhân có vai trị đầu tư một số tài sản tập thể
hoặc hàng hóa cơng cộng ở một số địa phương nhất định, cũng như sự phụ thuộc lẫn
nhau khơng tránh khỏi giữa chính phủ và các doanh nghiệp trong việc quyết định
năng suất của quốc gia. Thêm vào đó, vai trị chủ động của các hiệp hội cơng nghiệp
và các thể chế kinh doanh khác cũng góp phần to lớn vào việc hình thành nên năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành hay trong vùng.
Như vậy, khả năng hay năng lực cạnh tranh được xem xét ở 3 góc độ:
 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ: được hiểu là khả năng vượt
trội của hàng hóa hay dịch vụ hơn so với các hàng hóa dịch vụ cùng loại trên thị
trường tại một thời điểm nhất định. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ
có thể đo lường bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường.

TIEU LUAN MOI download :


10

 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị
phần, khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh,…nhằm phát huy những thế mạnh, hạn
chế và khắc phục những điểm yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trước
đối thủ cạnh tranh từ đó thu về lợi ích cao nhất.
 Năng lực cạnh tranh quốc gia: là khả năng của một nền kinh tế hay một quốc

gia để tăng trưởng bền vững, thu hút được vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội, nâng
cao mức sống của người dân.
Trong nghiên cứu này, chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh hay khả năng
cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp.
1.2

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp ln tìm cách cải thiện năng lực cạnh tranh của mình vì

mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu hay làm hài lòng khách hàng nhằm thu về
doanh thu cao hơn, thị phần nhiều hơn và cuối cùng là lợi nhuận cao hơn. Như vậy
để xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nên đứng trên quan điểm của
khách hàng mà đánh giá xem doanh nghiệp đã thỏa mãn đến đâu yêu cầu của khách
hàng và khách hàng hài lòng như thế nào đối với doanh nghiệp. Theo Parasuraman
(1994) và Parasuraman và các cộng sự (1985) thì sự thỏa mãn của khách hàng là
tổng hợp của sự hài lòng về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và mức giá
phù hợp. Bên cạnh đó, cùng với các đặc điểm của ngành may mặc tỉnh Bình Dương,
thì bên cạnh yếu tố chất lượng và giá cả thì thời gian giao hàng cũng là một yếu tố
mà các khách hàng của các doanh nghiệp may mặc hiện đang cân nhắc khi lựa chọn
các nhà cung cấp cho mình.
1.3

Một số quan điểm về chiến lƣợc cạnh tranh:
Có nhiều quan điểm về chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao lợi thế lợi thế

cạnh tranh trước các đối thủ cạnh tranh, trong đó có thể kể đến:

TIEU LUAN MOI download :



11

Quan điểm của của Michael E. Porter: Michael E. Porter (1980, 1985) cho
rằng có 3 chiến lược cạnh tranh phổ quát có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua các
đối thủ khác trong ngành đó là: chiến lược tổng chi phí thấp, chiến lược đặc trưng
hóa khác biệt và chiến lược đặt trọng tâm vào một phân khúc thị trường hẹp.
Quan điểm của Scott Hoenig: khơng đồng tình với quan điểm chi phí thấp,
Scott Hoenig cho rằng hiện nay giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất trong
quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Tập quán hay thói quen mua sắm, uy tín
của thương hiệu, ảnh hưởng của quảng cáo,… có ảnh hưởng lớn hơn giá cả trong
quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Do đó, Scott Hoenig nhấn mạnh đến giải
pháp nhằm tăng doanh thu cao hơn để tạo ra lợi nhuận cao hơn là quan trọng hơn
việc giảm chi phí để làm ra sản phẩm.
Quan điểm của John Naisbitt: trong tác phẩm Nghịch lý tồn cầu (1995) ơng
cho rằng khuynh hướng chính của kinh doanh toàn cầu trong thế kỷ 21 là liên minh
chiến lược. Yếu tố cạnh tranh hoặc là mờ nhạt hoặc là đã thay đổi ý nghĩa và các
liên minh chiến lược đang cùng nhau căng thật rộng tấm lưới để hứng mọi cơ hội
đến trong tương lai. (Quản trị chiến lược, Đoàn Thị Hồng Vân, 2011, trang 454).
Quan điểm của Kim và Mauborgne: so với các lý thuyết cạnh tranh trước,
Kim và Mauborgne lại tiếp cận vấn đề cạnh tranh ở một góc độ rất khác, thay vì đối
đầu hay thỏa hiệp với các đối thủ cạnh tranh thì trong lý thuyết đại dương xanh,
Kim và Mauborgne (2005) đưa ra một khái niệm khá mới mẽ là các doanh nghiệp
tận dụng các lợi thế và nguồn lực của mình để tạo ra và chiếm lĩnh một đại dương
xanh - đó là tạo ra những khoảng trống thị trường mới mà ở đó chưa có đối thủ cạnh
tranh nào tham gia qua đó sẽ vơ hiệu hóa cạnh tranh hoặc cạnh tranh là khơng cần
thiết. Né tránh cạnh tranh hay tìm kiếm các thị trường ngách, những mãng thị
trường mà các đối thủ cạnh tranh chưa để ý hay chưa quan tâm đến vẫn đã và đang
là một trong những con đường mà nhiều doanh nghiệp vẫn đang lựa chọn. Điểm
khác biệt “mấu chốt”, theo quan điểm của Kim và Mauborgne là khơng phải tránh
né cạnh tranh và hay tìm góc khuất của thị trường mà chủ động tạo ra những mãng


TIEU LUAN MOI download :


12

thị trường mới mà ở đó khơng có cạnh tranh đó là những đại dương xanh trên thị
trường. Và nền tảng để tạo ra một đại dương xanh chính là sự đổi mới giá trị. Sự đổi
mới giá trị được tạo ra khi tổ chức tác động đến cả cơ cấu chi phí lẫn giá trị mang
lại cho người mua. Việc tiết kiệm chi phí được thực hiện bằng cách loại bỏ hoặc
giảm bớt các yếu tố cạnh tranh trong ngành. Giá trị mang lại cho người mua tăng
lên nhờ gia tăng và hình thành những yếu tố ít hoặc chưa xuất hiện trong ngành
(hình 1.1). Qua thời gian, chi phí sẽ ngày càng giảm nhờ khối lượng bán hàng tăng
lên kéo theo tính kinh tế của quy mơ.
Tuy nhiên, Kim & Mauborgne cũng nhấn mạnh rằng, các đại dương xanh
này khơng bao giờ tồn tại vĩnh cữu mà nó ln biến động và thay đổi, do đó các
doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới giá trị cho sản phẩm của mình.
Giảm bớt
Những yếu tố nào nên giảm xuống mức
thấp hơn mức tiêu chuẩn trong ngành

Loại bỏ

Hình thành

Những yếu tố nào từng được xem là tất
yếu trong ngành cần được loại bỏ

Đường
giá trị

mới

Những yếu tố nào chưa tồn tại trong
ngành và cần được hình thành

Gia tăng
Những yếu tố nào nên tăng lên mức cao
hơn mức tiêu chuẩn trong ngành

Hình 1. 1: Khuôn khổ 4 hành động
(Nguồn: Chiến lược đại dương xanh, Kim & Mauborgne, 2005, trang 64)

TIEU LUAN MOI download :


13

Như vậy, khơng có một chiến lược cạnh tranh nào được xem là hồn hảo để
có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh. Do đó, việc lựa
chọn và vận dụng một chiến lược phù hợp với mơi trường kinh doanh bên ngồi và
vừa sức với nội lực doanh nghiệp là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

1.4

1.4.1 Mơ hình hình thoi của Michael Porter:
Theo Michael E. Porter (1990), khả năng cạnh tranh quốc gia (cũng được áp
dụng cho vùng hay khu vực) được thể hiện ở sự liên kết của bốn nhóm yếu tố, mối
liên hệ này tạo thành mơ hình có tên là mơ hình hình thoi Porter. Tuy nhiên cũng
theo Michael E. Porter không phải là một quốc gia này cạnh tranh với một quốc gia

khác trên thị trường quốc tế mà chính là các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau trên
thương trường. Do đó, có thể nói các yếu tố tác động này cũng chính là các yếu tố
tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quốc gia đó.
Các nhóm yếu tố tác động bao gồm:
 Điều kiện về các yếu tố sản xuất: Các yếu tố sản xuất được quan niệm là tất
cả những gì khơng phải là „„đầu ra‟‟ cần thiết để cạnh tranh trong bất kỳ ngành công
nghiệp như lao động, tài nguyên thiên nhiên, đất đai vốn và cơ sở hạ tầng. Có nhiều
cách phân loại điều kiện các yếu tố sản xuất, trong đó có 3 cách cơ bản như sau:


Dựa vào nhóm các yếu tố sản xuất gồm có: nguồn nhân lực, nguồn tài sản

vật chất, nguồn kiến thức, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng.


Dựa vào thứ bậc thì các yếu tố sản xuất được chia ra làm hai nhóm: nhóm

yếu tố sản xuất cơ bản hay cịn gọi là các yếu tố chung bao gồm có nguồn tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nguồn lao động khơng có kỹ năng hoặc
bán kỹ năng và vốn; và nhóm yếu tố sản xuất cao cấp hay tiên tiến bao gồm cơ sở
hạ tầng thông tin kỹ thuật số hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo cao như các kỹ

TIEU LUAN MOI download :


14

thuật viên được đào tạo đầy đủ, những lập trình viên máy tính hoặc những nhà
nghiên cứu trong những lĩnh vực chun mơn tinh xảo.
Trong hai nhóm yếu tố trên đây, nhóm các yếu tố tiên tiến thường được hình

thành trên cơ sở nhóm các yếu tố cơ bản. Sự hình thành nhóm các yếu tố tiên tiến
chủ yếu thơng qua các hoạt động đào tạo và cơ chế khuyến khích sự sáng tạo, đổi
mới và phát triển.


Dựa vào đặc trưng, các yếu tố sản xuất được chia làm 2 loại: yếu tố sản

xuất phổ thơng đó là những yếu tố có thể được sử dụng trong nhiều ngành cơng
nghiệp và yếu tố sản xuất chuyên biệt hay chuyên môn hóa.
Theo lập luận của Porter, lợi thế cạnh tranh bền vững và có ý nghĩa nhất đạt
được khi có những yếu tố đầu vào cả cao cấp và chuyên biệt cần thiết cho cạnh
tranh trong một ngành công nghiệp nhất định. Sự sẵn có và chất lượng của các yếu
tố đầu vào này quyết định sự tinh vi của lợi thế cạnh tranh trong một ngành công
nghiệp nhất định. Ngược lại, lợi thế cạnh tranh dựa trên những yếu tố cơ bản hay
phổ thơng thì khơng tinh vi và thường khơng lâu bền. Nó chỉ kéo dài đến khi có một
vài nước mới, thường đang trong nấc thang phát triển, có thể bắt kịp chúng. Do đó,
để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp thường phải chủ động hủy bỏ hoặc
thay thế những lợi thế của các yếu tố cơ bản hiện có, thậm chí dù cho chúng vẫn
tiếp tục tồn tại. Nguồn yếu tố sản xuất sẽ ngày càng trở nên kém giá trị đối với lợi
thế lâu dài trừ khi nó liên tục được nâng cấp và chun mơn hóa.
Tuy nhiên, Porter cũng nhấn mạnh rằng khơng một quốc gia nào có thể tạo ra
và phát triển tất cả các loại yếu tố sản xuất. Loại nào được tạo ra và nâng cấp và
hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc vào các yếu tố quyết định khác như điều kiện
cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan hiện có, mục tiêu cơng ty, bản chất
cạnh tranh trong nước. Sự hiện diện của các yếu tố sản xuất chuyên sâu và tiên tiến
trong một quốc gia thường khơng chỉ là ngun nhân mà cịn là kết quả của lợi thế
quốc gia. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng những thuận lợi về các yếu tố đầu vào

TIEU LUAN MOI download :



15

sản xuất tạo nên vị thế cạnh tranh hiện tại nhưng những bất lợi lại là nền tảng cho
việc nâng cao vị thế cạnh tranh vì chính những bất lợi về yếu tố sản xuất sẽ tạo ra áp
lực cũng như kích thích các doanh nghiệp đổi mới. Thiếu sức ép nghĩa là ít tiến bộ,
nhưng q nhiều khó khăn lại dẫn đến tê liệt. Áp lực ở mức trung bình, bao gồm sự
cân bằng giữa lợi thế trong một vài khu vực và bất lợi ở những khu vực khác dường
như là sự kết hợp tốt nhất cho cải tiến và đổi mới.
 Điều kiện về cầu: được thể hiện trực tiếp ở tiềm năng của thị trường. Thị
trường là nơi quyết định cao nhất năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Thị trường
trong nước có những địi hỏi cao về sản phẩm sẽ là động lực thúc đẩy các công ty
thường xuyên cải tiến và đổi mới sản phẩm nếu các công ty này muốn tồn tại và
phát triển. Cũng tương tự như vậy, thị trường nước ngoài đặt ra những tiêu chuẩn
cao đối với các sản phẩm và các dịch vụ, đặt ra cho những công ty muốn thành công
trên thị trường quốc tế phải luôn đổi mới và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị
trường nước ngồi (để kinh doanh thành cơng thì phải biết bán cái gì người ta cần
chứ khơng phải bán cái gì mình có).
Đồng thời, thị trường trong nước đang tiến đến xu hướng quốc tế hóa nghĩa
là khơng cịn sự khác biệt giữa các thị trường nước ngồi, thị trường nội địa và nhu
cầu nội địa. Các sản phẩm được sản xuất ra được tiêu chuẩn hóa ngày càng cao và
có tính chất quốc tế. Vì vậy, các yêu cầu đặt ra đối với thị trường nội địa sẽ càng
ngày càng cao gắn với nhu cầu của thị trường quốc tế. Để nắm bắt thị trường thành
cơng thì không những phải nghiên cứu và nắm rõ kết cấu của cầu thị trường mà còn
phải hiểu thật sâu về quy mơ cầu, hình mẫu tăng trưởng của cầu và cả sự tương tác
của các điều kiện cầu.
 Các ngành cơng nghiệp phụ trợ và các ngành cơng nghiệp có liên quan: Khả
năng cạnh tranh của một ngành nói riêng và khả năng cạnh tranh của một quốc gia
hay một vùng nói chung phụ thuộc rất lớn vào các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và các
ngành cơng nghiệp có liên quan bởi vì các cơng ty này nằm trong ngành không thể

tồn tại một cách tách biệt với các công ty của các ngành công nghiệp khác. Các

TIEU LUAN MOI download :


×